Viet Nam khong vao` WTO

Phạm Ngọc Minh
(samiminh)

New Member
Việt Nam và WTO

Cho em hỏi , tin nay` đã hơi cũ (tư` may' tuần trước)
Theo cac' anh chị thi` rot' cuọc vi` sao Vn van~ bi tu` chôi' va`o WTO
Rôt' cuộc cân` cải thiên những gi` đây
Trở ngại gì vê` chinh' trị nào cũng như la` trở ngai gi` về mặt kinh tê'
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo em biết thì thực chất là mình chưa đàm phán xong chứ đâu phải là ko vào được đâu. Đấy cũng một phần là do những điều khoản thỏa thuận của các nước với VN quá cao so với khả năng thực hiện được của nước mình nên còn phải đàm phán lâu dài may ra thì ...
 
VN sẽ vào và chắc chắn vào mà .. lạc quan lên chứ. Năm sau chắc là OK. CHỉ còn Mỹ nữa thôi ... Cố lên nào các đòng chí ...
 
Đâu có, em nghe nói còn những hai mươi mấy nước nữa cơ mà. Nói thì dễ chứ chưa chắc đâu anh ah. Ah ko, vào thì chắc rồi nhưng mà cái wan trọng là bao nhiêu lâu nữa cơ.
 
Từ lâu em đã thấy việc VN vào WTO trong năm 2005 là chuyện không tưởng.
Trung Quốc là nước có nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới mà cũng mãi năm kia mới được vào thì VN làm sao giám nhoi.
Vào WTO, VN được khá nhiều ích lợi nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, phải nhượng bộ nhiều trong đàm phán, bị các nước giàu gây sức ép. VN cũng như TQ, do vấn đề chính trị mà chưa thể có vị thế đáng có của mình nên ảnh hưởng đến kinh tế, điều đó dễ thấy thôi.
 
VN không vào được WTO nhanh chóng vì tình hình kinh tế chính trị phải không, hỏi rằng ai làm ảnh hưởng ... Con người VN, con người VN là những ai .... nhiều lắm ... nhìn xung quanh bạn xem ... ;))
 
Yếu tố chính trị-xã hội là quyết định, ai bảo VN là nước XHCN chứ. Nhưng Mỹ mới là cửa ải cuối cùng, qua được Mỹ là xong.
 
chậc . Mỹ phải là cửa ải đầu tiên . Qua được Mỹ là coi như xong . Mấy ông VN ko muốn vào WTO nên mới đi đàm phán ở đẩu ở đâu chứ đàm phán với Mỹ đầu tiên thì đã xong rồi . Cứ tưởng tượng thằng Mỹ là 1 cái xe ủi . Có được nó rồi thì ủi những thằng khác nhanh thôi .
 
Thưa các bạn ! Nếu nói đàm phán với Mỹ trước mà thuận thì ai mà chẳng muốn. Vấn đề là sự lựa chọn không nằm ở trong tay chúng ta !
Với cả vào hay không vào, không quan trọng bằng việc chúng ta đàm phán thỏa thuận cái gì với từng đối tác. Điều quan trọng là chúng ta phải chơi như thế nào chứ không chỉ đơn giản được tham gia một giải đấu !
 
Bản chất là đàm phán với các nước thành viên WTO nhưng thực chất trở ngại chính của Việt Nam chỉ là Mỹ và các nước thân Mỹ. Hiện tại,VN chỉ còn phải kết thúc đàm phán với Mỹ là okie. WTO vẫn chịu một sự giật dây rất lớn từ Chính phủ Mỹ.
Mặc dù chúng ta được nghe rất nhiều về những lới hứa, những tin mừng, tin hy vọng đến từ US nhưng bản chất của Chính phủ Diều Hâu muôn đời không đổi. Có Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ mà xuất khẩu chiều Việt-Mỹ vẫn khó khăn thế cơ mà. Mỹ đang gây rất nhiều khó khăn và đặt nhiều yêu cầu cho Chính Phủ VN.
Tuy vậy, vẫn tin vào trình ngoại giao VN (đỉnh lắm b-), đỉnh truyền thống rồi). Hy vọng cuối năm nay sẽ có kết quả (iem là iem khoái dùng hàng hiệu giá rẻ lắm :)))
 
em sợ rang` viec ta vao` duoc WTO thi` minh` van` chiu su ap' dat cua cac' nen` kinh te' lon', nhat' la` My~
Boi thuc te' WTo ko phai la` môt tổ chuc' thuc sự hoan` hảo, no' thuc ra van~ la` to chưc' cua cac' nươc' giau`.Điển hinh` la` vu Mexico bi thua thiet rat' lon' trong cac' thoa thuan voi' USA sau khi da~ gia nhap voi' My`.Trung quoc' co' loi hon hon nuoc' ta nhieu` khi nen` kinh te' cua ho da~ cong nghiep hoa' kha' nhieu`, lai co' vi tri' dia ly', dan so' dang' ke tren the' gioi'.
Nhung noi' đi noi' lại thì vào WTO vẫn là một co hôi tôt' nêu' cac' doang nghiep Việt biêt' tận dụng tôt' cơ hoi de hoat dong hieu quả (nhât' là hiêu qua canh tranh)
 
con` như anh gì noi' là ta nên đi dam` phan' thằng My~ truoc' tiên tthi` em nghhi~ la` ko ổn lam'
em nghi~ dân ngoai giao Vn thuc hien kha' hieu wa khi dam` phan' voi' cac' nuoc' khac' truoc'.Em nghi~ đo' la` su lua chon kha' hơp li' khi vi tri' va` kha năng cua nuoc' ta la` thâp', ro~ rang` khong thể lay' xe đạp đi ui? thang` Mỹ đươc.Nên đam` phan' voi' nhung` thăng` co~ tâm` tầm , hoăc ta co' lơi the'(nhu EU, Japan ta co' moi' quan he thuong mai kha' tot' hay la` cac' nuoc' trong nền Kinh tê' khu vưc ASEAN nhu Thai' Lan, hay con ho chau A' Singapor
Chinh' cac' nuoc' nay` se~ la` mot phân` lơn' suc' ep' lên quyêt' đinh cua My~, cũng han chê' kha nang rui ro vao` môt đôi' thu wa' kho' như Mỹ.(ko loai tru kha nang My~ van~ tu` chôi' Vd nhu truong` hop chien tranh Ỉaq hay hiep dinh môi trương` Kyoto
 
Chúng ta sắp vào được rồi cả nhà ạ,tầm cuối năm nay hoặc đầu năm sau.Thực ra thì những thứ vướng mắc quan trọng nhất là bảo vệ sở hữu trí tuệ và chống sự can thiệp của nhà nước thôi.Mà những cái này VN ta chưa làm được thật
 
mình chậm dc vào thế cơ ạ
năm ngoái thì bảo năm nay, năm nay thì lại bảo năm sau :((
 
Cũng tại thực tế là mình trình độ thấp,toàn ăn cắp bản quyền,nên cũng phải từ từ,chứ vào ngay khác j đang ở Lai châu ra Hà nội buôn oto
 
Việt Nam - WTO! Tin Tức

VIỆT NAM TRIỂN VỌNG VÀO WTO

Việt Nam hy vọng có thể gia nhập WTO trước cuối năm nay
Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển hôm nay (12/04/2006) trả lời phỏng vấn của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Bruxelles rằng, Việt Nam có thể gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới trước cuối năm nay, nếu sớm giải tỏa được những vấn đề còn tồn tại.
Kết quả các cuộc đàm phán gần đâu cho thấy, nhiều khả năng Việt Nam có thể trở thành thành viên của tổ chức quốc tế này trước khi Hội nghị Thựơng đỉnh APEC diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11 tới đây.Ông Trương Đình Tuyển nhìn nhận là quá trình đàm phán giữa Việt Nam với các đối tác khác khá gay go, phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức và thời gian.Kinh nghiệm cho thấy Trung Quốc phải bỏ ra 14 năm đàm phán mới được kết nạp vào WTO.Riêng đối với Việt Nam thì các cuộc đàm phán song phương và đa phương với các thành viên WTO cũng đã kéo dài suốt 11 năm qua.Ông Tuyển nhắc lại nguyên tắc của Việt Nam là không phải gia nhập WTO với bất cứ điều kiện nào, mà cần phải bảo đảm cho sự phát triển của nền kinh tế hầu dễ dàng hội nhập với thế giới.Bộ trưởng thương mại Việt Nam cũng cho biết là theo ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, thì quá trình xin gia nhập của Việt Nam đã đến gần thời điểm kết thúc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Việt Nam - WTO! Tin Tức

Chào Bạn Phạm Ngọc Minh! Chịu khó đọc vài Bài sau, hy vọng sẽ trả lời được thắc mắc của Bạn.

Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO cả thập kỷ trước. Tuy nhiên, việc trở thành hội viên của tổ chức quốc tế này mới chỉ trở nên cấp thiết trong đôi ba năm trở lại đây, khi nền kinh tế đã có những bước phát triển tốt song song với yêu cầu hội nhập vào thế giới ngày càng cấp thiết hơn.Để tìm hiểu quá trình Việt Nam xin gia nhập WTO cùng những vấn đề liên quan đến việc gia nhập ấy, trao đổi với Tiến sĩ Trần Văn Hiển, giáo sư đại học và CPA ở tiểu bang Texas, Hoa kỳ. Giáo sư Hiển hàng năm đi công tác ở Việt Nam cho đại học của ông.
Sơ lược như sau:
Bài 1: Yếu tố con người trong phát triển kinh tế
Mục đích những bài phân tích kinh tế của tôi về việc Việt Nam gia nhập WTO là giúp người Việt trong và ngoài nước hiểu rõ một vấn đề rất quan trọng và phức tạp cho tương lai đất nước. Sự hiểu biết này sẽ giúp người Việt chúng ta cùng nhau giúp đất nước thay đổi để có một chính quyền pháp trị hơn, minh bạch hơn, hợp lý hơn trong sự quản lý nền kinh tế, để tạo một môi trường lành mạnh cho sự phát triển kinh tế vững bền ở cấp bậc cao.Trong ý hướng ấy, tôi xin trình bày 7 đề tài sau đây: Quốc gia nào có nhiều tổ chức kinh tế lớn với năng suất cao, sẽ là một quốc gia giàu có, còn ngược lại sẽ nghèo đói. Để tạo dựng được những tổ chức kinh tế lớn, giàu và mạnh, quốc gia phải có con người nhiều khả năng. Do đó, điều cực kỳ quan trọng cho mọi quốc gia là phải tạo ra được một môi trường lành mạnh cho sự phát triển con người trước. Con người với nhiều khả năng sẽ là động lực đẩy đất nước đi lên.Yếu tố con người trong sự phát triển kinh tế.
- Cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam.
- Tại sao Việt Nam cần phải nhập vào WTO
- WTO là gì và Việt Nam đang ở đâu trong tiến trình gia nhập tổ chức này.
- Sự gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam giải quyết một số thử thách kinh tế trầm trọng như thế nào?
- Người nước ngoài có thể giúp Việt Nam thay đổi, để tiến lên qua mô hình WTO.
- Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cần phải làm gì để trở thành một quốc gia phú cường?Nước giàu và nước nghèoSự khác biệt rất lớn giữa nước giàu và nước nghèo, nằm ở yếu tố con người. Ví dụ như vùng đất tên gọi là California chạy dài từ nước Mỹ qua đến Mễ tây cơ. California phía bên Mỹ thì trù phú thịnh vượng, trong khi đó California bên Mễ thì nghèo nàn lạc hậu. Chổ giàu có nhiều tổ chức kinh tế lớn với năng suất cao. Chổ nghèo thì chẳng có tổ chức kinh tế nào lớn cả.Sở dĩ những tổ chức kinh tế lớn đạt được năng suất cao, vì họ thấu hiểu khách hàng cần gì, họ phục vụ khách hàng tận tâm, chuyên môn hoá công việc, có tổ chức chặt chẽ gắn liền lợi ích của công ty với lợi ích của nhân viên. Thêm vào đó tổ chức kinh tế lớn có nhiều vốn, có thể làm những chuyện lớn và lâu dài được.Quốc gia nào có nhiều tổ chức kinh tế lớn với năng suất cao, sẽ là một quốc gia giàu có, còn ngược lại sẽ nghèo đói. Để tạo dựng được những tổ chức kinh tế lớn, giàu và mạnh, quốc gia phải có con người nhiều khả năng. Do đó, điều cực kỳ quan trọng cho mọi quốc gia là phải tạo ra được một môi trường lành mạnh cho sự phát triển con người trước. Con người với nhiều khả năng sẽ là động lực đẩy đất nước đi lên.Ðộng lực đưa đất nước tiến lênTrần Văn Hiển: Về vấn đề đào tạo con người, có tất cả là năm lảnh vực đào tạo như sau:Người Việt Nam rất thông minh và chịu khó, nhưng nước Việt Nam rất nghèo. Sự nghèo khó này cho thấy là yếu tố con người ở Việt Nam vẫn còn rất kém. Đây là lỗi chung của xã hội vì đại đa số các nước Á châu và Phi châu là thế. Yếu tố cơ bản - gồm có sức khỏe; hiểu biết tổng quát về khoa học, về mối tương quan giữa con người với môi trường, với xã hội và với thế giới; có tinh thần trách nhiệm; có lòng tự tin; năng động; có thể suy nghĩ và hành động độc lập; thành thật và đạo đức; tôn trọng mọi người; can đảm nói lên sự thật; can đảm nhận và thực hiện những thử thách mới, có tinh thần lạc quan; có chí ganh đua cao.Yếu tố chuyên môn công việc - gồm có những chuyên môn cần khi làm việc kiếm sống như bác sĩ, dược sĩ, kế toán, thợ nề, thợ mộc, v.v… Chuyên môn đòi hỏi nhiều về trí tuệ và nền kinh tế đang cần, thường được lương cao.Yếu tố giao tiếp - gồm khả năng làm việc chung một cách hòa giải với mọi người, được nhiều người tin, ít kẻ chống đối, có nhiều bạn, có khả năng giải quyết những tranh chấp, có thể thuyết phục người khác, v.v..Yếu tố sáng tạo - gồm những khả năng tạo nên được những gì mới lạ mà xã hội cần như sản phẩm mới, dịch vụ mới, tư tưởng hay ý kiến mới, tổ chức kinh tế mới, thị trường mới, phong cách làm việc hữu hiệu mới, v.v…Yếu tố lãnh đạo - gồm có khả năng liên kết những cá nhân riêng rẽ thành một tổ chức kinh tế vững chắc hữu hiệu; có tầm nhìn cao, xa, rõ rệt; tạo được mối quan hệ với những tổ chức kinh tế trong và ngoài nước một cách hữu ích, hòa giải, đạo đức, ngay thẳng, và có nhiều lợi ích; xác định rõ các mục tiêu có thể đạt được và truyền bá cho nhân viên; hiểu rõ được những nhu cầu của nhân viên và gắn liền nhu cầu này vào mục tiêu của tổ chức kinh tế; tạo sự gắn bó, trung thành và nhiệt tâm lâu dài của nhân viên với tổ chức kinh tế, biết cách tăng cường năng suất chung của tổ chức kinh tế.Con người của nước nghèo thường thiếu những yếu tố quan trọng này, hay là những người có yếu tố này, không được dụng vào những vị trí tương ứng.Vai trò của nhà nướcVấn đề phát triển con người và phát triển kinh tế là chuyện chung của cá nhân, gia đình, chính quyền và xã hội. Ai cũng có thể tham gia vào sự phát triển này. Tuy nhiên vai trò của nhà nước rất là quan trọng như sau:- Chính quyền tạo một môi trường chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định cho mọi người làm việc.- Chính quyền giáo dục người dân những yếu tố con người nêu ra trong bài này.- Chính quyền có thể làm gương sáng cho cá nhân bằng cách trung thực, đạo đức, tôn trọng sự thật, công bằng, có tinh thần trách nhiệm với người dân, dùng người dân đúng chỗ, dựa trên tài năng của họ hơn là dựa trên bè phái, v.v..- Chính quyền tạo một môi trường pháp lý lành mạnh trong đó người dân có thể phát huy mọi yếu tố con người, được tự do hội họp để tạo nên tổ chức kinh tế mới, và được tự do buôn bán với mọi người xa gần.Người Việt Nam rất thông minh và chịu khó, nhưng nước Việt Nam rất nghèo. Sự nghèo khó này cho thấy là yếu tố con người ở Việt Nam vẫn còn rất kém. Đây là lỗi chung của xã hội vì đại đa số các nước Á châu và Phi châu là thế. Nếu chúng ta muốn hiểu được sự yếu kém của chính quyền Việt Nam ra sao trong sự đào tạo con người, chúng ta có thể nhìn vào ba dữ kiện sau:Hệ thống giáo dục của Việt Nam ra sao? Việt Nam không có những tổ chức kinh tế lớn, năng suất cao và giàu mạnh, cho thấy rằng hệ thống giáo dục của Việt Nam trong 70 năm qua không đào tạo người dân với những yếu tố con người cao như giao tiếp, sáng tạo và lãnh đạo hay những ngưòi tài không được dùng đúng chỗ.Chính quyền có minh bạch không? Theo Transparency International, sự minh bạch của chính quyền Việt Nam rất kém. Năm 2004 bị xếp thứ ba từ chót đếm lên trong khu vực, hơn được Indonesia và Miến Điện. Do đó, chính quyền Việt Nam cần phải thay đổi nhiều lắm trước khi được làm gương sáng cho người dân.Người dân có được tự do phát triển không?Theo tổ chức Freedom House, chính quyền Việt Nam hạn chế rất nhiều tự do cho sự phát triển con người. Năm 2004 bị xếp thứ nhì từ chót đếm lên trong khu vực, hơn được Miến Điện. Một lần nữa chính quyền Việt Nam còn rất nhiều việc lớn phải làm trong sự nâng cao yếu tố con người cho phát triển kinh tế.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Việt Nam - WTO! Tin Tức

Bài 2: Cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam

Năm 2004, Việt Nam có 82 triệu dân, GDP là 42 tỉ đô la, và GDP đầu người là 550 đô la. Chúng ta có thể nhìn cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam theo hai góc độ khác nhau: 1) theo ngành chuyên môn và 2) theo quyền sở hữu.Theo góc độ chuyên môn, kinh tế Việt Nam chia làm 3 khu vực: 1) nông nghiệp, 2) kỹ nghệ và xây dựng và 3) dịch vụ.Khu vực kinh tế nhà nước sản xuất 38% của GDP. Đây là khu vực tập trung những công ty lớn và những kỹ nghệ trọng điểm của Việt Nam. Khu vực này vẫn tăng trưởng đều về số lượng từ 1986, sau khi Việt Nam chuyển hướng qua kinh tế thị trường. Tuy nhiên sự tăng trưởng này không đem lại công ăn việc làm cho người dân bao nhiêu, trong khi cần rất nhiều trợ cấp từ chính quyền.Khu vực nông nghiệp sản xuất 22% của GDP, dùng 2/3 dân số.
- Khu vực kỹ nghệ và xây dựng sản xuất 40% của GDP, dùng 13% dân số
- Khu vực dịch vụ sản xuất 38% của GDP, dùng 21% dân số.Theo góc độ ai làm sở hữu, kinh tế Việt Nam được chia làm 3 khu vực: 1) nhà nước, 2) nước ngoài, và 3) tư nhân.Khu vực kinh tế nhà nước sản xuất 38% của GDP. Đây là khu vực tập trung những công ty lớn và những kỹ nghệ trọng điểm của Việt Nam. Khu vực này vẫn tăng trưởng đều về số lượng từ 1986, sau khi Việt Nam chuyển hướng qua kinh tế thị trường. Tuy nhiên sự tăng trưởng này không đem lại công ăn việc làm cho người dân bao nhiêu, trong khi cần rất nhiều trợ cấp từ chính quyền.Khu vực kinh tế nước ngoài sản xuất 14% của GDP. Khu vực này phát triển rất nhanh vào đầu thập niên 90. Nhưng sau đó chậm lại nhiều.Khu vực kinh tế tư nhân sản xuất 48% của GDP. Khu vực này bắt đầu phát triển mạnh sau chính sách đổi mới vào năm 1986, tăng vọt sau khi Việt Nam ký hiệp ước song phương với Mỹ (gọi tắt là BTA) và thông qua luật đầu tư trong nước vào năm 2001.Trong thập niên 90, kinh tế Việt Nam phát triển khoảng 4.8%, thua nếu so với mức phát triển trung bình của khu vực là 5.8%. Những năm gần đây, nhất là sau BTA, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam bắt đầu cao hơn khu vực. Tuy nhiên vẫn thua Trung Quốc chừng 2% đến 3% mỗi năm.Khi đọ thu nhập trên đầu người của Việt Nam, 550 đô la, với các nước nghèo trong khu vực như Trung Quốc, Philippines và Indonesia, GDP đầu người của Việt Nam dưới ½ của họ.Hạ tầng cơ sởChính quyền Việt Nam không thu thuế từ người giàu. Đa số thu nhập của người giàu ở Việt Nam là tiền mặt, và hầu như họ không đóng thuế. Vì không thu đủ thuế, chính quyền Việt Nam không đủ tiền xây hạ tầng cơ sở.Về hạ tầng cơ sở thì Việt Nam rất là kém cho nhu cầu hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước. Một vài ví dụ như sau:Ví dụ 1. Đất nước không có những hệ thống vận chuyển tối tân để vận chuyển người và hàng hóa giữa hai miền Nam Bắc, giữa thôn quê và thành thị, giữa vùng xa với các trung tâm thương mại.Ví dụ 2. Ô nhiễm môi trường rất nặng trong những thành phố lớn, và hiểm họa y tế như SARS và cúm gà hoành hành Việt Nam.Ví dụ 3. Trong những thập niên qua, Việt Nam đạt được nhiều kết quả tốt trong giáo dục phổ thông, và đại đa số người dân biết đọc biết viết. Tuy nhiên bậc đại học của Việt Nam vẫn kém xa các nước trong khu vực.Tôi nhìn thấy một số lý do như sau:Chính quyền Việt Nam không thu thuế từ người giàu. Đa số thu nhập của người giàu ở Việt Nam là tiền mặt, và hầu như họ không đóng thuế. Vì không thu đủ thuế, chính quyền Việt Nam không đủ tiền xây hạ tầng cơ sở.Chính quyền Việt Nam ít khả năng huy động vốn của người dân. Khi chính quyền Việt Nam bán công khố phiếu cho người dân, không có mấy ai tình nguyện mua. Vì vậy chính quyền Việt Nam không có thêm một phương cách hữu hiệu khác thu tiền cho xây dựng hạ tầng cơ sở.Chính quyền với minh bạch thấp đưa đến nhiều công trình xây dựng bị đình trệ, hay xây dựng với chất lượng rất kém.Khu vực kinh tế quốc doanh, về vấn đề buôn bán với những công ty hoặc cá nhân khác, thì vẫn bình thường thôi, nghĩa là thị trường định giá cho sản phẩm của họ. Sự khác biệt lớn nhất giữa họ và những công ty khác là: 1) liên hệ với nhà nước, 2) phong cách làm việc, 3) thành tựu.Khu vực kinh tế quốc doanh
Khu vực kinh tế quốc doanh, về vấn đề buôn bán với những công ty hoặc cá nhân khác, thì vẫn bình thường thôi, nghĩa là thị trường định giá cho sản phẩm của họ. Sự khác biệt lớn nhất giữa họ và những công ty khác là: 1) liên hệ với nhà nước, 2) phong cách làm việc, 3) thành tựu.Về liên hệ với nhà nước, đây là những điều quan trọng:- Công ty nhà nước là những công ty nắm những ngành trọng điểm mà nhà nước ấn định. Có nhiều cơ hội được độc quyền.- Được cấp giấy phép nhanh chóng. Đây là một lợi điểm rất lớn vì xin giấy phép ở Việt Nam là một chuyện khó khăn và tốn kém không lường được.- Có thể được trợ cấp/đầu tư từ ngân sách nhà nước. Mỗi năm nhà nước dùng gần một nửa ngân sách để trợ cấp những công ty quốc doanh.- Được cho đất, hay thuê đất với giá rất hạ. Đất ở Việt Nam đắt như vàng, được cấp đất như được cấp vàng.- Được ngân hàng nhà nước cho vay dễ dãi.Nhìn vào cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam, khu vực kinh tế nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân là hầu như 80%-90% là kinh tế thị trường. 10%-20% không thị trường là do sự khó khăn trong việc xin giấy phép từ nhà nước Việt Nam và điều này đưa đến nền kinh tế Việt Nam kém tính cạnh tranh hơn những nền kinh tế thị trường khác mà việc xin giấy phép dễ dàng hơn.- Được các cơ quan nhà nước khác giúp đỡ, không bị vòi vĩnh.Về phong cách làm việc, có 3 điều chính:- Lương rất thấp và lợi nhuận của công ty không gắn liền với lợi nhuận của nhân viên đưa đến nhân viên làm việc kém năng suất.- Công ty thường vướng bận bởi những thủ tục hành chính phức tạp- Đảng ủy của Đảng CS (không phải giám đốc công ty) quyết định mọi chuyện quan trọng như về nhân sự và hành chính như là chọn lãnh đạo, đầu tư, sa thải nhân viên, v.v.Về thành tựu, có bốn điều quan trọng:- Vẫn tăng trưởng đều đều về số lượng trong hai thập niên qua mặc dù nền kinh tế đang chuyển hướng qua kinh tế thị trường.- Năng suất thấp. Vì ít quyền lợi đưa đến nhân viên làm hết giờ hơn là làm hết trách nhiệm.- Chi phí đầu tư rất cao. Theo bài nghiên cứu của David Deprice của ĐH Harvard, cho thủ tướng Phan Văn Khải, thì Việt Nam cần đầu tư 3 dollars để tạo ra một dollar mới cho GDP khi đầu tư vào khu vực tư nhân, nhưng cần đến 5 dollars, hay 80% hơn, khi đầu tư vào khu vực quốc doanh.- Không tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân, mặc dầu được nhà nước ưu đãi.Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Nhìn vào cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam, khu vực kinh tế nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân là hầu như 80%-90% là kinh tế thị trường. 10%-20% không thị trường là do sự khó khăn trong việc xin giấy phép từ nhà nước Việt Nam và điều này đưa đến nền kinh tế Việt Nam kém tính cạnh tranh hơn những nền kinh tế thị trường khác mà việc xin giấy phép dễ dàng hơn.Khu vực kinh tế quốc doanh chiếm 38% của GDP. Khu vực này chỉ là kinh tế thị trường 10%-20% vì giá cả được định bởi thị trường. Còn tất cả những gì còn lại thì chẳng khác gì khu vực kinh tế quốc doanh của các nước xã hội chủ nghĩa khác.
 
Re: Việt Nam - WTO! Tin Tức

Bài 3: Sự cần thiết phải gia nhập WTO của Việt Nam

Một nền kinh tế cân bằng là một nền kinh tế trong đó có nhiều ngành công nghiệp khác nhau, chế tạo nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau, và trao đổi lẫn nhau. Người chế tạo một sản phẩm này, bán đi lấy tiền mua sản phẩm khác. Ví dụ như người làm nông bán gạo mua xe, người làm xe bán xe mua gạo.Đa số người Việt Nam làm nông nghiệp và sản xuất quá thừa nông phẩm như gạo, cá basa, café, hạt điều, v.v... Trong khi đó Việt Nam không có công nghiệp đa dạng đủ để nông dân có thể trao đổi nông phẩm còn thừa. Việt Nam cần phải bán nông phẩm hay nguyên liệu thừa cho nước ngoài, và mua sản phẩm công nghiệp từ nước ngoài.Một nền kinh tế cân bằng là một nền kinh tế trong đó có nhiều ngành công nghiệp khác nhau, chế tạo nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau, và trao đổi lẫn nhau. Người chế tạo một sản phẩm này, bán đi lấy tiền mua sản phẩm khác.Việt Nam cần gia nhập WTO để buôn bán với nhiều nước trên thế giới một cách hữu hiệu và thu được nhiều lợi nhuận như sau:Bán sản phẩm nông nghiệp thừa. Từ ngày đổi mới, Việt Nam sản xuất nhiều nông phẩm hơn, và dư dùng cho cả nước. Vào WTO, Việt Nam sẽ mở rộng thị trường cho nông phẩm như cá basa, gạo, hạt điều, v.v…Mua máy móc và dịch vụ cao từ bên ngoài để hiện đại hóa và kỹ nghệ hóa đất nước.Tạo công ăn việc làm cho công nhân trẻ. Dân số Việt Nam tăng thêm mỗi năm chừng 1 đến 1 triệu rưỡi người. Việt Nam cần những công ty nưóc ngoài đến, tạo công ăn việc làm cho người dân, mặc dầu những công việc này trả rất ít tiền.Tạo công ăn việc làm cho những người nông dân không việc làm. 2/3 dân số của Việt Nam tức khoảng 54 triệu người sống bằng nghề nông. Nếu Việt Nam thành công trong sự hiện đại hóa đất nước, thì chừng bốn phần năm (4/5) nông dân sẽ không có việc làm, và phải chuyển qua kỹ nghệ hay dịch vụ. Việt Nam cần công ty nưóc ngoài vào, tạo việc làm mới cho những nông dân này.Thu hút đầu tư nước ngoài: Việt Nam vẫn là một nước nghèo, không đủ vốn đầu tư cho phát triển, và do đó cần rất nhiều đầu tư từ nước ngoài. Trong đầu thập niên 90, Việt Nam và Trung Quốc có khả năng thu hút đầu tư nước ngoài như nhau. Trong mười năm vừa qua, đầu tư vào Việt Nam giảm đi rất nhiều và đầu tư vào Trung Quốc tăng vụt lên. Một phần vì Trung Quốc được vào WTO. Việt Nam cần phải vào WTO để tăng uy tín đối với giới đầu tư nứơc ngoài và nhờ thế thu hút được nhiều đầu tư hơn.Những bất lợi cho nền kinh tế
Khi Việt Nam bắt đầu buôn bán với Phưong Tây, Việt Nam gặp nhiều trở ngại lớn với những bạn hàng mới. Vào WTO, Việt Nam sẽ tránh được rất nhiều trở ngại.Việt Nam là một nước xã hội chủ nghiã. Hai thập niên trước, Liên Xô và Đông Âu là đồng minh chính trị, quân sự và vừa là bạn hàng mậu dịch của Việt Nam. Sự sụp đổ của Liên Xô và tan rã của Đông Âu làm nền kinh tế Việt Nam mất chỗ dựa. Khi Việt Nam bắt đầu buôn bán với Phưong Tây, Việt Nam gặp nhiều trở ngại lớn với những bạn hàng mới. Vào WTO, Việt Nam sẽ tránh được rất nhiều trở ngại như sau:WTO bỏ quota/hạn ngạch về may mặc cho hội viên. Vào năm 2005, WTO bắt đầu bỏ quota trên hàng may mặc cho hội viên. Nếu Việt Nam không gia nhập WTO được sớm, thì Việt Nam không cạnh tranh được với những nước hội viên. Điều này có thể ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hàng triệu công nhân.Mậu dịch với Mỹ bấp bênh vì luật Jackson-Vanik tu chính.Trong năm 2004, Việt Nam xuất cảng qua Mỹ trên 5 tỉ dollars. Đây là một con số rất lớn cho Việt Nam. Thị trường Mỹ là một thị trường rất quan trọng cho Việt Nam.Nếu Việt Nam muốn giao thương với Mỹ được bền vững, Việt Nam cần được quốc hội Mỹ chấp nhận quy chế “Quan hệ mậu dịch bình thường lâu dài” với Mỹ. Tiếng Anh gọi là “permanent normal trade relations.” Trước đây người ta thường dùng từ tối huệ quốc, “most favored nation” thay vì “normal trade relations.”Quan hệ mậu dịch bình thườngNhững nước có Quan hệ mậu dịch bình thường lâu dài được 3 điều lợi: 1) thuế nhập cảng vào Mỹ thấp, 2) ngân hàng Mỹ được phép cộng tác trong việc mua bán, 3) không cần Tổng thống hay quốc hội Mỹ phê duyệt hàng năm và tránh bị lôi kéo bởi chính trị trong nước của Mỹ.Jackson-Vanik tu chínhNếu không được “Quan hệ mậu dịch bình thường lâu dài” thì cần có “Quan hệ mậu dịch bình thường tạm thời” hay là quan hệ mậu dịch bình thường từng năm một. Hiện giờ Việt Nam đang được quy chế mậu dịch này.Việt Nam nằm trên danh sách của Jackson-Vanik và trước đây không được Quan hệ mậu bình thường với Mỹ. Nghĩa là hàng Việt Nam bị thuế cao và ngân hàng Mỹ không cộng tác trong mậu dịch.Jackson-Vanik tu chính ra đời vào năm 1974 với mục đích tạo thay đổi chính sách nhân quyền của những nước xã hội chủ nghiã, có nền kinh tế không thị trường, và thưòng tạo khó khăn cho những người dân muốn di dân qua Phưong Tây. Việt Nam nằm trên danh sách của Jackson-Vanik và trước đây không được Quan hệ mậu bình thường với Mỹ. Nghĩa là hàng Việt Nam bị thuế cao và ngân hàng Mỹ không cộng tác trong mậu dịch.Mỗi năm tổng thống Mỹ phải phê duyệt tình hình nhân quyền của Việt Nam. Nếu không có vi phạm trầm trọng và quốc hội không chống đối, tổng thống tạm không áp dụng luật Jackson-Vanik, và Việt Nam được quy chế mậu dịch bình thường thêm một năm nữa. Đây là một bấp bênh lớn cho Việt Nam, vì chính trị Mỹ Việt có nhiều điều mâu thuẫn.Trong tiến trình gia nhập WTO, Việt Nam có thể giải quyết được sự khó khăn này.Làm sao giữ được lòng dânPhương tây không chấp nhận những nền kinh tế không thị trường. Ví dụ, Mỹ dùng lý do kinh tế không thị trường để đánh thuế cá basa nhập vào Mỹ. Trong sự gia nhập WTO, Việt Nam đang tìm cách thay đổi mô hình kinh tế quốc doanh để sẽ không còn bị gọi là kinh tế không thị trường trong tương lai. Làm sao giữ được lòng dân. Cái thành công nhất của đảng CS Việt Nam trong 6 thập niên qua là những chiến thắng quân sự. Đảng CS Việt Nam đang noi gương Trung Quốc và Singapore để giữ lòng dân. Chính quyền hai nước ấy là chính quyền một đảng, và được dân ủng hộ vì Kinh tế của họ càng ngày càng tốt hơn.Khi Việt Nam đàm phán với Mỹ về hiệp ước song phương, nhiều người cho rằng Việt Nam sẽ không đủ sức cạnh tranh với Mỹ. Việt Nam hiện rất thành công trong giao thương với Mỹ và Đảng CS Việt Nam hy vọng là Việt Nam sẽ thành công ít nhất là tương tự như thế sau khi gia nhập WTO. Sự thành công kinh tế này sẽ giúp ĐCS giữ được lòng dân.
 
Back
Bên trên