Việt Nam - Thực Trạng và giải pháp

Hoàng Đặng Nghĩa
(hoangdangnghia)

Active Member
Đã có nhiều bài post trong box này nhà cháu đọc được nói về những sự phê bình của các cá nhân đối với thực trạng xã hội ngày nay. Nay nhà cháu làm cái topic này, hi vọng được mọi người ủng hộ đưa ra vài nhóm biện pháp cho những diễn biến hiện nay ở Việt Nam.

Vấn đề nổi cộm nhất ở VN có lẽ mọi người thấy là tham nhũng. Mặc dù nhà cháu ko thấy đây là vấn đề nổi cộm nhất nhưng mà cứ nói về vấn đề này trước.

Đầu tiên xuất phát từ lý do của sự tham nhũng. Nhà cháu có dịp tìm hiểu và được biết lương của 1 nhân viên nhà nước bình thường hiện nay là khoảng 2.5 triệu/tháng. 1 thành viên bộ chính trị cũng 1 tháng chỉ được phụ cấp thêm 450k, 1 bữa ăn của đại biểu quốc hội đi họp quốc hội là 40-50k. Lương của 1 cục trưởng 1 bộ là khoảng 4-6 triệu/tháng (tùy theo bộ ngành). Việc thu nhập thấp đến mức ko đủ ăn như vậy là lý do thứ nhất của tham nhũng.

Lý do thứ hai của tham nhũng là do những cán bộ cao cấp đã phải trải qua 1 quá trình đến vài chục năm phấn đấu trong bộ máy chién quyền, trải qua biết bao nhiêu thăng trầm mới được lên vị trí ngày nay (ví dụ này ko mang tính minh họa cho các quan tham nhũng: thủ tướng Ng Tấn Dũng cống hiến cả tuổi xuân của mình cho cách mạng, làm bộ đội liên lạc, nghe đồn rằng gia phụ của đồng chí từng là bảo vệ của trung ương cục miền nam, đã hi sinh tính mạng để bảo vệ các đồng chí trong trung ương cục, hòa bình lập lại đồng chí lăn lộn ở Hà Tiên rồi Hà Nội...) Nói chung hầu hết các quan chức ngày nay đã "thử lửa" trong bộ máy nhiều năm, nếu ko muốn nói đến là rất nhiều năm. Trong thời gian này nếu mà đi buôn (ngày xưa ai cũng buôn lậu) thì có lẽ ko ít người nếu ko cống hiến từng ấy năm cho bộ máy đã phất lên. Đến bây giờ họ lên rồi họ muốn "lấy lại những gì đã mất". Nhà cháu ko nói rằng động cơ của họ đúng hay sai, chỉ đấy là 1 phần sự thật thôi.

Đấy, trước thực trạng tham nhũng, nguyên nhân tham nhũng, các bác đưa ra giải pháp đi ạ.

Giải pháp nhà cháu có thể nghĩ ra:
Tăng lương: Chắc chắn ko khả thi. VN giành 1 khoản GDP đến 6-7% nuôi quân đội đến nửa triệu người vì luôn có thù trong giặc ngoài, xây đường xá cũng rất tốn kém, còn chi phí cho giáo dục... Nếu tăng lương nữa thì sẽ dẫn đến... lạm phát chắc phải 3 con số.


Vần đề thứ hai của VN hiện nay cũng e rằng khá nổi trội mà mọi người hay ca thán là vấn đề dân chủ. Mọi người muốn dân VN dân chủ, có quyền được bầu bán các kiểu.

Nhưng thưa các bác, ở các nước "dân chủ", mỗi người đi ứng cử (chỉ đơn cử là cạnh tranh trong 1 đảng như bà HC và ông BO) đã mất toi hàng chục triệu đô vận động cử tri, xong rồi sẽ mất thêm hàng chục triệu nữa đẻ vận động trong chiến dịch tháng 11 tới này. Ở đâu cũng vậy, muốn dân bầu thì phải bỏ tiền, và ở đâu cũng tốn như nhau, ở Vn thì có lẽ còn tốn hơn do các phương tiện thông tin đại chúng khó tiếp cận được 1 bộ phận dân chúng. Thế nếu bầu cử sẽ có 2 hoạt cảnh xảy ra:
1) 1 chú dùng bom tiền do tư bản nước ngoài đổ cho để thu hút cử tri rồi biến VN thành thuộc địa kiểu mới.
2) Ko ai có đủ bom tiền để vận động, mỗi người tự lực của mình chỉ có thể vận động được 1 phần, cục diện Vn chia thành quần hùng cát cứ như miền nam năm 54 có Bình Xuyên Bảy Viễn nắm 1 vùng Sài Gòn Gia Định, Cao Đài, Hòa Hảo chiếm miền tây, ở tây nguyên thì có mấy ông người thượng chiếm, đảng cần lao của ông Diệm sau về giành được 1 số vùng đất đông giáo dân. Như thế ko loạn là may.

Đấy, thưa các bác, mong các bác đưa ra giải pháp khả thi cho vấn đề "dân chủ" này thay vì chỉ đả kích.


Nhà cháu tạm đưa ra 2 vấn đề, đợi nhà cháu phân tích tiếp các vấn đề còn lại...
 
1. Tham nhũng:

Thực trạng mà nói ấy, thì tham nhũng và lãng phí còn một cái đau nữa, là hình như nó ăn vào máu người mình rồi các anh ạ.
Em nghe chuyện mẹ em kể, cứ bao giờ cơ quan bộ xuống địa phương là kể cả lãnh đạo lẫn địa phương đều chẳng máu me gì (đi ô tô 4 tiếng đồng hồ ai chả mệt chết đi ấy) mà vẫn phải có các thủ tục chiêu đãi, nói chuyện, biếu xén. Mà thật sự là những khoản như thế là gánh quá nặng cho đphg, mà lãnh đạo ăn cũng không thoải mái được nổi, nhưng tất cả nó thành như một sự "đồng lòng nhất trí" rồi, ko đi trệch đc cái khuôn khổ ấy.

Tham nhũng cũng thế, anh nào mà không tham nhũng 1 phần để đưa những người ở trên thì không thể nào mà tiến được. Nó thành như một cái kịch bản rồi ấy, bi kịch hiển nhiên mà ai cũng phải chấp nhận để tiến thân. Nói về bác Nguyễn Tấn Dũng, nói thật là em ko có bằng chứng căn cứ gì, nhưng em nghĩ kể cả bố bác ấy có làm được bằng mười như thế mà bác ấy không tham một ít để làm cái nền cho mình thì không thể nào mà đứng được như thế đâu.

Về nguồn gốc của cái này, em nghĩ cũng một phần phải đổ cho bản sắc dân tộc. Nói một cách tích cực thì đây là sự tri ân, là đức tính đáng quý mà con người nên có với nhau. Cấp dưới tri cấp trên vì giúp đỡ mình là chuyện bình thường có khi có từ mấy thời Triệu Đinh Lý Trần các thể loại rồi :-j ban đầu đấy chỉ là về nghĩa thôi, nhưng khi đã thành norm rồi thì không thể tránh nổi nữa.

Mà muốn tri ân thì có phải là cứ lấy đồng lương của mình ra mà làm được đâu... Vậy là, tham nhũng!

Vì cái nguồn gốc như thế thành ra em nghĩ rằng tham nhũng là một cái mà không thể dùng biện pháp kiểu điền vào chố trống "thôi các anh được ... rồi thì còn cần tham nhũng làm gì" nổi. Đơn giản nhất (lý thuyết) và phức tạp nhất (thực tiễn) là tăng cường sức mạnh của luật lên, phải viết cho chặt chẽ tránh các khoản mập mờ. Thêm nữa có khi là tăng hình phạt :-s nghe hơi ghê :-s


2. Dân chủ


Theo ý em mà nói thì dân chủ là cách để cho cái bộ máy lãnh đạo không cần sử dụng các hình thức mị dân, đàn áp (tất nhiên là một mức nào đó thôi :-j) mà vẫn nhận được sự ủng hộ cao nhất có thể của nhân dân. Chính xác hơn là chỉ cái hệ thống nào được dân ủng hộ mới lãnh được.

Về lý thuyết thì như thế mới là một bộ máy mạnh, phần nào tránh được phản đối âm ỉ. Giả dụ thôi nhé, nước mình mà ko dân chủ xong dân cứ rập rình than vãn, xong thỉnh thoảng lại réo lên mấy anh dân oan thì có gọi là yên được không. Dần nếu bạo động mạnh quá thì đứng làm sao được.

Cái bầu cử ở các nước dân chủ ấy, lãng phí thật, nhưng chính là MUA cái sự ủng hộ ấy đấy. Kết quả là chừng nào còn tiền thì chính quyền còn được sự giúp đỡ quý báu. Kể cả nếu nói là "bom tiền của tư bản nước ngoài để mua cử tri" thì cũng có nghĩa là cử tri (phần nào) hạnh phúc với bộ máy đúng ko? Mà hạnh phúc thì, ôi ổn quá, chính quyền cứ gọi là đứng vững. Đến lúc ấy thì những ng` thấy xấu hổ về việc "thành thuộc địa kiểu mới" cũng thành thiểu số rồi.

Tóm lại ấy, là thực sự thấy bọn phương Tây nó dùng cái sự dân chủ một cách rất hợp lý. Nó có sẵn tiền thì nó mua, mua được đa số thì thiểu số không còn là vấn đề nữa.

Bây giờ em giả định ra con đường dân chủ cho Việt Nam nhé. Bắt đầu là việc sửa đổi điều 4 của Hiến Pháp, rồi các đảng bắt đầu mọc lên như nấm. Lúc này để tránh tình trạng kiểu cát cứ mỗi đảng một tí phiếu thì tốt nhất là chơi kiểu absolute majority như Mỹ ấy, dần dần rồi số đảng ít dần ít dần (những đảng nào yếu bị gục hết rồi) còn lại vài đảng tiêu biểu

Thế là cứ khóa này đến khóa khác, mỗi lần bầu cử thì mỗi ng` dân lại được làm vài phép cân đo đong đếm lợi lộc, xem bên nào mua sự ủng hộ của mình cao hơn. Mua ở đây có thể bằng tiền, nhưng cũng có thể là chính sách, xét cho cùng thì cũng là trao đổi. Bên đảng nào thông minh hơn đặt ra các chính sách hướng đến tầng lớp nào tốt hơn thì ăn. Mà nếu đã ăn rồi, có nghĩa là đa phần ng` dân hưởng ứng. Yeah, vậy là chúng ta đã có 1 chính quyền được dân hưởng ứng.

Thế nhưng ai bảo là sau vài năm thì tỷ lệ ủng hộ còn như cũ, cứ loạn cào cào một hồi là lại thay chính quyền mới. Đến lúc này chính sách lại đảo ngược lộn hết cả lên, không ra đâu vào đâu cả. Bắt đầu có chia rẽ nội bộ, phía miền Nam với phía miền Bắc đấu nhau, Tây Nguyên không ủng hộ nhà nước, các thứ bla bla bla. Vậy là loạn.

Nếu muốn dân chủ, có lẽ theo em chỉ nên áp dụng dân chủ nửa vời. Tức là, cho phép bầu cử các đảng khác, nhưng o bế chúng nó 1 chút, chính quyền tuyên truyền 1 chút. Nếu kết quả mà vẫn trên 60% phiếu cho đảng cầm quyền là OK rồi :)

Những cái trên chỉ là giả định em đưa ra với quan điểm lợi ích từ phía "các nhà cầm quyền". Còn dân, ờ, chính ra dân chủ chúng nó đấu đá nhau mỗi lần như thế lại ăn được đáng kể đấy chứ.

Mà cũng về đa số, hình như tham nhũng vẫn trụ được là vì có một "đa số" trong xã hội vẫn ngày ngày hưởng lợi từ tham nhũng nhỉ? số đông mà có quyền lợi thì cứ gọi là vững, nên cái tham nhũng này nếu thế khó đánh lắm...
 
Hơ hơ, muốn giữ con đường xã hội chủ nghĩa thì luật pháp phải nghiêm ! Cái này phải học tập thằng TQ, bên nó tử hình quan chức xoành xoạch ấy đâu như VN mình: tố ko dám tố, tố dc cũng ko dám giết, lĩnh án chung thân vào tù dăm năm cải tạo tốt lại ra trại :))...Kẻ khác mất ghế, giáng chức năm nay, năm sau đã thấy chễm chệ ghế khác to hơn...Hỏi sao xã hội ko đi xuống, tham nhũng mọc đầy !

Thứ nữa là phải tách toà án, báo trí ra cho nó đứng độc lập vì 2 cái này quan trọng nhất để bảo vệ tính nghiêm minh của luật pháp, chứ cứ biến nó thành cái công cụ giật dây cho 1 số người thì sớm muộn cũng sẽ phản tác dụng thôi !
 
...nếu mà bây giờ chống tham nhũng mạnh tay thì chẳng ai dám làm quan chức nữa,đói nhăn răng ra...muốn tiền lương lên thì nền kinh tế phải đi lên,việc đầu tiên là phải biết điểm mạnh của dân tộc mình là gì,sau đó trau dồi nhân tài để phát triển tối đa mặt mạnh đó,từ đó mới kéo theo các ngành khác tiến lên dc,
..thứ 2 là công khai hóa về các vấn đề thu chi ngân sách của nhà nước...
..thứ 3 là phải tránh lãng phí,rất nhiều tiền đổ vào các công trình nhưng lợi ích của 1 số công trình là hầu như không có...
...phải có những con người làm kinh tế giỏi lèo lái nền kinh tế đất nước,tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài,xã hội hóa giáo dục,..
..tạo điều kiện cho nhân tài phát triển,điều kiện ở đây là không nhất thiết phải là nhà lầu,biệt thự,xe hơi...mà đồng lưong phải đủ sống,trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu phãi dc nâng cao lên hàng năm,có cơ hội giao lưu học hỏi bạn bè quốc tế,và đặc biệt là phải biết đem những thành quả nghiên cứu ứng dụng vào cuộc sống,hàng năm nước ta có rất nhiều phát minh,có rất nhiều bài luận văn tốt nghiệp xuất sắc,nhưng hầu như bị bỏ xó..đó là tình trạng chảy máu chất xám rất đáng tiếc..
...mỗi năm nhà nước bỏ ra từ 5-6 tỷ đô để nâng cao quân đội,như vậy là gần 10% gdp của cả nước,1 số tiền không hề nhỏ...
...điều quan trọng nhất là ở con người...
 
mình thì thấy trở ngại lớn nhất của Việt Nam không phải tham nhũng mà là cái học thuyết Mác-Lênin. Biết nó sai rành rành mà làm gì cũng phải điều chỉnh hoặc giải thích sao cho phù hợp với học thuyết Mác-Lê.
Chính cái đó khiến người ta ngại "xé rào", ngại làm việc này việc kia mâu thuẫn với lí luận của các cụ, vô phước bị gọi là phản động, chống phá chế độ thì bỏ xừ.
Thực trạng thì như thế còn giải pháp thì không có vì Đảng Cộng sản mà không gắn với Marxism thì khác gì trọng tài không có còi. Thôi thì đành lờ nó đi vậy ;))
 
Hơ hơ, muốn giữ con đường xã hội chủ nghĩa thì luật pháp phải nghiêm ! Cái này phải học tập thằng TQ, bên nó tử hình quan chức xoành xoạch ấy đâu như VN mình: tố ko dám tố, tố dc cũng ko dám giết, lĩnh án chung thân vào tù dăm năm cải tạo tốt lại ra trại :))...Kẻ khác mất ghế, giáng chức năm nay, năm sau đã thấy chễm chệ ghế khác to hơn...Hỏi sao xã hội ko đi xuống, tham nhũng mọc đầy !

Thứ nữa là phải tách toà án, báo trí ra cho nó đứng độc lập vì 2 cái này quan trọng nhất để bảo vệ tính nghiêm minh của luật pháp, chứ cứ biến nó thành cái công cụ giật dây cho 1 số người thì sớm muộn cũng sẽ phản tác dụng thôi !
Đi từ dân chủ hình thức đến dân chủ thực chất là một quá trình dài, không chỉ có giải quyết ngọn như vậy là xong đâu :D

Bản thân việc thực hiện dân chủ hay không không hẳn là chỉ do ý muốn cá nhân mà thành được. Kể cả để không dân chủ cũng không phải chỉ vì vài bác muốn mà được đâu. Xét trong tiến trình cải cách thì còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng như khả năng thực hiện của đội ngũ hành pháp và đặc biệt là lập pháp, là tiến trình thực hiện dân chủ có thể được khai thác hết và hợp lí hay không. Đâu là cội nguồn? Với vấn đề này, tại VN mình không nghĩ giải pháp là cái nhiều người nói đến, đa nguyên, có lẽ là không.

Tuy các bạn ghét TQ nhưng mình là mình thích câu của bác Đặng Tiểu Bình (năm 197x nào đó) "Trung Quốc 100 năm nữa mới đa nguyên được". Vấn đề này động chạm đến vấn đề dân trí cũng như bản thân nền văn hóa. Để đạt đến trình độ như công xã paris tại Pháp, về trình độ giác ngộ của người dân, mình nghĩ ngay năm 2008 này, vẫn còn một quãng đường dài. Bên cạnh đó người Phương Tây thực hiện dân chủ và đa nguyên hiệu quả mình nghĩ một phần lớn do tư tưởng duy lí phương Tây. Đó là thứ mà người phương Đông rất thiếu. Có một học giả cho rằng tương đương với Duy lí phương Tây là Duy ý chí ở TQ và ở ta là Duy tình. Duy (coi trọng) lí (cái lí,cái logic) là nền tảng của một xã hội dân chủ, khái niệm xây dựng trên nền móng tin tưởng vào sự sáng suốt của bản thân mỗi cá nhân trong xã hội. Cái văn hóa đó, có lẽ không đến một sớm một chiều.

Ngoài ra có rất nhiều điều không phải là không muốn mà nhiều khi là lực bất tòng tâm. Nghị nước ta hơi nghị gật? Nhưng có những vấn đề không nhất thiết nằm trong tầm chỉ đạo của Đ, ĐBQH hoàn toàn có thể làm theo ý mình, có điều không thể làm được vì nói cho thật là trình độ làm chính trị vẫn còn yếu. Dân chủ hay không được thể hiện rất lớn qua cơ quan lập pháp, nhưng không chỉ có những người chỉ đạo cản trở sự hoạt động hiệu quả của cơ quan này, mặt khác còn có những yếu tố chưa tiên tiến của bộ máy chính trị (hoàn toàn không liên quan đến dân chủ hay không) cản trở họ cũng như chính khả năng chưa tới của họ trong việc đại diện cho cử tri dẫn đến những điều ta tưởng như là có người không muốn mà cản trở.

Tư tưởng vị dân chủ hiện đại cho rằng dân chủ là cội nguồn của mọi giải pháp cho các vấn đề. Nhưng dân chủ thực chất là gì? Để tranh luận về dân chủ thì nên có một hiểu biết cũng như định nghĩa đầy đủ về hai chữ này. Dân chủ không chỉ là và không tương đương với đa nguyên, dân chủ còn rất nhiều yếu tố khác (sự minh bạch hóa, cơ chế quyết định, cơ chế kiểm tra blahblah), cũng như có nhiều loại hình dân chủ khác nhau (dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện) cũng như có nhiều mức độ để ta chọn cho phù hợp với tình hình của mình :D


Về tham nhũng mình nghĩ vấn đề vẫn là sức mạnh của hệ thống cũng như sự minh bạch hóa (thứ đang dần phát triển do yêu cầu của thời đại) hơn là vấn đề của một vài bác. Mình có hơi buồn cười khi có quá nhiều bạn kêu ca về vấn đề này mà không đưa ra một giải pháp hay nguyên nhân nào xác đáng :D Toàn bảo do ông này ông nọ ngồi ăn. Hỏi xóc 1 tí, nhìn quanh mình ai dám nói họ hàng mình , những người thân quen mình không hay chưa từng có ai tham nhũng? Tất nhiên là hiểu theo nghĩa rộng :D Tham nhũng là lợi dụng quyền lợi trục lợi không chính đáng. Ai ạ? 8->

Hi vọng topic này không bị lock và anh em bàn luận đúng mực là được bác Hà nhỉ.
 
mình thì thấy trở ngại lớn nhất của Việt Nam không phải tham nhũng mà là cái học thuyết Mác-Lênin. Biết nó sai rành rành mà làm gì cũng phải điều chỉnh hoặc giải thích sao cho phù hợp với học thuyết Mác-Lê.
Chính cái đó khiến người ta ngại "xé rào", ngại làm việc này việc kia mâu thuẫn với lí luận của các cụ, vô phước bị gọi là phản động, chống phá chế độ thì bỏ xừ.
Thực trạng thì như thế còn giải pháp thì không có vì Đảng Cộng sản mà không gắn với Marxism thì khác gì trọng tài không có còi. Thôi thì đành lờ nó đi vậy ;))
Cội nguồn của vấn đề xã hội sâu xa luôn là con người. TQ cũng Marxism TQ có nghèo như ta không? VN Marxism của những năm 70 có khác bây giờ không ạ? Không chỉ nói thế được đâu :D Hơn nữa nếu nghiên cứu thực sự chủ nghĩa Mác, mình không nghĩ là nói đơn giản ngay được một câu "sai rành rành" thế đâu. Học giả phương Tây cũng phải công nhận thế, kể cả những người mâu thuẫn với chủ nghĩa này :D Vấn đề ở đây là cách diễn giải nó, nếu diễn giải nó mà vị kỉ thì nó sẽ mất đi giá trị thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ông Nghĩa nói thấy hợp lý phần nào !

"Dân chủ" ở nước nhỏ rất dễ bị các nước lớn chi phối vì bằng cách bơm tiền giúp những đảng kiểu thân Mỹ, thân Anh hoặc thân Tàu..v...v...v.. lên nắm chính quyền họ đạt được một số mục đích chính trị đơn cử như việc gián tiếp tác động đến đối nội và đối ngoại của nước đó ! Điều này cũng là lẽ thường tình thôi, chỉ e gặp 2 vấn đề sau:

Vấn đề 1: Đấu đá ! 2 nước lớn cùng nhìn nhận thấy lợi ích to lớn ko thể từ bỏ khi có 1 chính quyền "thân thuộc" ở nước thứ 3. Họ cùng bơm tiền, cùng vận động cho "thân" Đảng thắng cuộc nhưng khổ nỗi ngang tài ngang sức quá làm sao phân định thắng thua ? Tỷ lệ phiếu bầu sàng sàng ngang nhau nhưng dek đủ để lên nắm quyền; bên này lên dc, bên kia lập tức kiện "gian lận bầu cử"; Kiện ko dc thì kéo dân dàn hàng ngang biểu tình gây ách tắc giao thông, đình trệ sản xuất.....Dĩ nhiên hệ luỵ kéo theo sau đó sẽ là bất ổn chính trị, xã hội sâu sắc ngay trong lòng nước thứ 3.

Vấn đề 2: Cái chính quyền dc nước ngoài "bơm" lên ko dc bình thường, kiểu độc tài như Khơ-me-đỏ hay chính quyền quân sự Myanmar (do TQ "đỡ đầu") thì coi như xong hẳn ! Dân chủ đâu chẳng thấy chỉ thấy đói nghèo, giết chóc, độc tài !

Ngoài 2 vấn đề này ra những cái khác chẳng đáng lo lắm, phải "gật" 1 số thứ thôi chứ chưa đến mức trở thành thuộc địa con cho nước ngoài. So với việc bị TQ ức hiếp bao năm trời vẫn phải khom mình chịu đựng thì có quá đáng hơn là bao đâu.
 
1.Tham nhũng : Cho hỏi em Nghĩa là có phải Bùi Tiến Dũng , Nguyễn Việt Tiến cũng có công với cách mạng và muốn "lấy lại những gì đã mất" ?
Cách mạng là công sức của toàn dân, hàng triệu người đã hy sinh đấu tranh để thống nhất đất nước, trong khi các bác lãnh đạo ngồi nhà lầu, đẩy con ra nước ngoài tránh bom. Nay chỉ các bác ý có quyền lấy lại những gì đã mất, còn nhân dân thì không mất gì chắc? Em nói thế là phỉ báng nhân dân đấy nhé.

2. Các em tranh cãi thì phải có ví dụ dẫn chứng chứ cứ lý luận suông kiểu tư tưởng HCM là sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác Lê thì không đi đến đâu.
Một số em nói dân chủ ở nước nhỏ sẽ dễ bị nước lớn lợi dụng. Mời các em đưa ví dụ về việc đó dẫn đến "hậu quả tai hại" như thế nào?
Anh lại hỏi thêm thế có gì đảm bảo là một chính phủ không do dân bầu thì sẽ không bị nước ngoài lợi dụng. Thay vì phải bơm tiền vận động bầu cử thì nó chỉ việc đút lót cái thằng cầm đầu, đỡ tốn hơn nhiều lần. Ví dụ những thằng ít tiền hơn như TQ thì nó chỉ việc cho tiền mấy thằng đứng đầu ở Miến điện, Bắc triều chứ chả phải chi tiền xóa đói giảm nghèo cho toàn dân ở đó làm gì.
Và cũng mong mấy em đưa ra ví dụ về các nước nghèo đã dân chủ hóa thành công như Đài Loan, Hàn Quốc, hiện nay là các nước Đông Âu sắp gia nhập EU.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình có nói gì đến đa nguyên đa đảng với dân chủ trong bài viết đầu tiên đâu mà Nam Anh quote vào rồi nói 1 thôi 1 hồi thế :))

Đa nguyên đa đảng tạo ra 1 cơ chế loại trừ tích cực kiểu như 1 người công nhân nếu ko tích cực làm việc có hiệu quả thì ngay lập tức anh ta sẽ bị thay thế bởi người khác, cái này đơn Đảng hoàn toàn ko có. Ừh thì nước mình XHCN ko đa nguyên đa đảng cũng dc nhưng ít ra phải tự tạo ra 1 bộ máy tự kiểm soát-kiểm điểm bản thân có hiệu quả (báo trí và pháp luật nghiêm minh) để thay thế chứ ? Thử hỏi xem 1 người công nhân làm tốt dc, làm xấu cũng xong chẳng bao giờ phải lo đến việc mình bị thải loại, mặt khác anh ta còn rất hời hợt ko tự nghiêm khắc với bản thân thì về lâu về dài hậu quả sẽ là gì ? Có thể trong tương lai "dây truyền" do anh ta phụ trách sẽ gánh chịu "hậu quả nặng nề" trước khi đạt dc cái mốc "100 năm" để đổi mới cũng nên !
 
Vấn đề thứ ba nhà cháu muốn nói đến là lạm phát.

Đầu tiên nói đến lý do lạm phát.
1) Nhập siêu - Cái này trách thằng tầu khựa liên tục tuồn hàng vào biên giới làm thâm hụt thương mại của ta tăng cao. Giải pháp: Đường tuần tra biên giới đang gấp rút được xây dựng. Còn việc tăng thuế má các kiểu cũng chả thấm vào đâu vì nó ko phải là biện pháp lâu dài khi mà lộ trình giảm thuế đã ký.

2) Đầu cơ - Chính vì VN có quá nhiều thằng đầu cơ nên cái gì cũng gây ra những hiện tượng thiếu ảo. Việc này cần có một bộ luật chống đầu cơ. Khi phát hiện chú nào đầu cơ cần phải nghiêm trị theo pháp luật làm gương.

3) Thiên tai, dịch bệnh - Cái này khó. Thiên tai lớn là do phá rừng, có lẽ cũng phải trang bị Ak 47 và nhiều đạn cho kiểm lâm trước việc lâm tặc hoành hành như vậy, cũng phải làm thêm 1 bộ luật bảo vệ rừng và trồng lại diện tích rừng bị phá mấy chục năm nay. Dịch bệnh thì nhà cháu chả biết lắm về nông nghiệp với y tế nên chả biết giải pháp thế nào giờ.

4) Cái này quan trọng nhất, cơ mà ko có cách nào làm gì được. Số là VN 1 năm có đến 10-20% GDP là nguồn vốn kiều hối nước ngoài gửi vào. Người dân ko làm ra được nhiều của mà tự nhiên có thêm tiền, cho nên hậu quả tất yếu của nó sẽ là lạm phát.

5) Chi tiêu chính phủ - Cái này dù cố mấy cũng khó mà tiết kiệm được nhiều. May ra thì được 5-7% là căng, do có quá nhiều thứ cần phải chi tiêu (quân sự, quốc phòng 1 năm ăn 6-7% GDP, mà ko thể ko chi), điện đường, trường, trạm cũng ko thể ko làm, rồi tiền nuôi bộ máy... Cái này nước nào cũng gặp phải thôi, chả thế mà Mẽo giờ nợ nước ngoài hơn nghìn tỷ đô, TQ, Nhật, Nga ngố cũng vậy thôi.

6) Chỉ đạo kém. Hẳn các bác còn nhớ ông Vũ Đăng Ninh nói gì khi thị trường chứng khoán đỏ sàn. Ngài bộ trưởng nói thế này lúc VN Index ở mức 600: "Đây là thời cơ để mua vào, nếu tôi có tiền tôi cũng mua cổ phiếu lúc này". Và bây giờ Vn Index ở mức 400. Sau đó khi chứng khoán ở mức 500 ngài bộ trưởng nói: "Khi dân được chứng khoán có ai cho tiền chính phủ ko mà khi chứng khoán xuống giá đòi chính phủ giúp đỡ" =)). Ko biết ngài có hiểu tiền lương của ngài là do dân đóng thuế mà có ko? Muốn chửi thằng nhà báo vì nó ko hỏi lại bộ trưởng "Sao chính phủ vô dụng vậy mà vẫn đòi dân đóng thuế để nuôi". Ngoài ông Ninh ra trong thành phần chính phủ bây giờ lại còn ông Nghèo (Phạm Văn Giầu) - thống đốc cũng có những chỉ đạo rất ngu ngốc làm tiền Vn mất giá trầm trọng, lãi suất ngân hàng khiếp khủng thế này, bọn tư bẩn nước ngoài mà nó thi nhau gửi tiền vào thì mấy năm nữa ngân hàng trả nợ vỡ mặt. Trong bối cảnh đấy, CP phải gọi lại ông Thúi (Lê Đức Thúy) làm chủ tịch ủy ban giám sát nhà nước, hi vọng tài năng của ông này có thể làm nền kinh tế phục hồi. Chính sự điều động này cho thấy ko phải tham nhũng làm hại nền kinh tế VN (điển hình là ông Thúi) mà là sự ngu dốt (ông Nghèo, ông Ninh). Cho nên thà tham nhũng mà giỏi 1 tí còn hơn trong sạch mà dốt là nhận định của nhà cháu.
 
1.Tham nhũng : Cho hỏi em Nghĩa là có phải Bùi Tiến Dũng , Nguyễn Việt Tiến cũng có công với cách mạng và muốn "lấy lại những gì đã mất" ?
Cách mạng là công sức của toàn dân, hàng triệu người đã hy sinh đấu tranh để thống nhất đất nước, trong khi các bác lãnh đạo ngồi nhà lầu, đẩy con ra nước ngoài tránh bom. Nay chỉ các bác ý có quyền lấy lại những gì đã mất, còn nhân dân thì không mất gì chắc? Em nói thế là phỉ báng nhân dân đấy nhé.

Nhà cháu thấy thế, ông Bùi Tiến Dũng nhà cháu lên wiki thì thấy
Bùi Tiến Dũng là con trai thiếu tướng Bùi Bá Bổng, từng chiến đấu ở chiến trường Tây Nam.

Bùi Tiến Dũng đã đi bộ đội, sau khi giải ngũ thì đời sống rất khó khăn, phải làm thêm vất vả. Cuộc đời ông thay đổi từ khi được vào làm việc tại Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, rồi được điều sang Ban Quản lý dự án 18 (PMU-18) thuộc Bộ này. Ông thăng tiến rất nhanh, làm phó văn phòng, rồi phó tổng giám đốc. Từ năm 1998 ông là tổng giám đốc PMU-18.

Đấy cũng là tâm lý thường thấy của mấy bác giải ngũ. Năm 1980 ở gần TP HCM có 1 quân y viện chuyên chữa bệnh cho các thương binh ở chiến trường K về, các thương binh này hay có trò trả tiền bằng ... lựu đạn da láng. Đây là 1 hiện tượng tâm lý thừong thấy ở những người lính, họ hi sinh 1 phần xương máu của mình xong khi về lại phố phường sung túc với thân thể bị thương họ bất chợt thấy tủi thân và muốn phá đời. Có lẽ ông Dũng lúc đó gia cảnh tủi thân gây nên tâm lý bất mãn muốn phá muốn tham nhũng cho quên đi quãng đời éo le. Em ko nói ai cũng vậy, em nói một số có tâm lý như vậy chứ em có phỉ báng nhân dân đâu.


Anh lại hỏi thêm thế có gì đảm bảo là một chính phủ không do dân bầu thì sẽ không bị nước ngoài lợi dụng. Thay vì phải bơm tiền vận động bầu cử thì nó chỉ việc đút lót cái thằng cầm đầu, đỡ tốn hơn nhiều lần. Ví dụ những thằng ít tiền hơn như TQ thì nó chỉ việc cho tiền mấy thằng đứng đầu ở Miến điện, Bắc triều chứ chả phải chi tiền xóa đói giảm nghèo cho toàn dân ở đó làm gì.
Và cũng mong mấy em đưa ra ví dụ về các nước nghèo đã dân chủ hóa thành công như Đài Loan, Hàn Quốc, hiện nay là các nước Đông Âu sắp gia nhập EU.
Thằng Mỹ bơm tiền cho thằng Diệm, thằng Diệm mới lật được 7 Viễn, Cao Đài, Hòa Hảo. Xong thằng Diệm phát biểu "Biên giới Mỹ kéo dài đến vĩ tuyến 17".

Thằng Hàn Quốc nội các vừa đệ đơn xin từ chức vì thịt bò Mỹ. Suy rộng ra thì ko chỉ vì thịt bò Mỹ mà nội các phải từ chức. Dân chúng thấy phẫn nộ vì cái policy của nó dạo này thân Mỹ quá nên cả nội các phải từ chức thôi. Đấy, một tay thằng Mỹ nuôi mà giờ nó còn thế, cho nên em mạo muội phát biểu 1 câu: "Thà chết ko quay lại đời nô lệ", "Ko làm nô lệ trên chính mảnh đất của mình".

Hiện nay thằng Gruzia nó được Mỹ "bơm" cho, và thằng này đang ở vào một thế rất khó, lơ mơ thằng Nga nó xuống nó làm thịt luôn (2 tháng trước vừa bị Nga bắn rụng 1 cái máy bay), thằng Ukraina được Mỹ "bơm" cho, iritate thằng Nga luôn, cắt luôn dẫn dầu dẫn ga, cả nước khóc. Giờ thằng Mỹ "bơm" thằng VN thì ko biết thằng Vn đc mấy ngày yên ổn với thằng khựa, mà thằng khựa "bơm" thằng VN thì ko biết là dân VN được mấy ngày còn nói tiếng Việt.

Về vấn đề dân chủ đúng thằng Nam Anh nói phải có ý thức của người dân. Em cũng dám mạo muội nói giờ mà dân được bầu có lẽ đồng chí Phan Thị Bích Hằng là 1 ứng cử viên sáng giá cho vị trí cao nhất, thật!
 
Vụ khủng hoảng kinh tế của VN cuối thập kỉ này đã được một người dự đoán từ năm 2006, khi mà đại hội đảng 10 vừa mới thành công tốt đẹp :-?

Đại khái là có bác bác ý đăng trên blog cá nhân một số bài " góp ý với Đảng cộng sản VN ", chả biết giờ đã bị bắt chưa. Nhưng mà hôm nọ bà già em mang về cái bài đấy, đọc cũng có nhiều điểm khá sắc bén, tuy có vài chỗ hơi lủng củng, để hôm nào em tìm lại post lên cho a e tham khảo :D

Đây rồi :"> Nhớ nhầm, bài này bác ý viết tháng 4 năm 2007

Sắp đến ngày 30 tháng 4 lịch sử, đại hội X của đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã kết thúc được một năm, cũng là lúc Quốc hội khóa 12 sắp ra đời. Và cũng là lúc mà đất nước đang đứng trước những nguy cơ thực sự đáng lo ngại và báo động.

Những hình ảnh tốt đẹp được liên tục nhắc tới trên các phương tiện tuyên truyền trong cả nước sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới làm người ta quên đi những nguy cơ quốc gia đang chực chờ. Những lời khen ngợi của các tổ chức nước ngoài đối với thành tích tăng trưởng kinh tế đang khéo léo che đậy những kế hoạch thôn tính Việt Nam đầy tham vọng. Nhưng nguy hiểm hơn là chính những lời đó được dùng như những minh chứng để củng cố uy tín của chính quyền.

Hệ thống quốc tế mới

Ngày xưa các nước mạnh vất vả mang vũ khí và tính mạng của chiến binh đi xâm lấn các nước yếu hơn để khai thác nguyên liệu và nhân công rẻ mạt, áp đặt thị trường và hủy hoại các nền văn hóa bản địa để khẳng định văn minh vượt trội của mình. Ngày nay họ chỉ cần tác động vào con người bằng những động lực tự nhiên để người ta tự nguyện mở cửa thị trường và hoan nghênh những nhà đầu tư sử dụng lao động rẻ, tài nguyên sẵn có; làm người ta vô tình từ bỏ bản sắc của mình để được xem là văn minh. Đó không còn là những hoạch định lý thuyết, nó đã trở thành một hệ thống quốc tế mới, đang hiện hữu và được gọi là toàn cầu hóa. Xu thế của nó là không thể đảo ngược cũng giống như không thể ngăn cản sự phát triển khủng khiếp của hệ thống thuộc địa trước đây.

John Perkins đã thú nhận như sau trong quyển Lời thú tội của một sát thủ kinh tế: "Ngày nay chúng ta có thể thấy những kết quả mà cái hệ thống này sản sinh ra bắt đầu quay cuồng. Các vị lãnh đạo ở những công ty được kính trọng nhất đang thuê nhân công với mức lương gần như cho nô lệ để làm quần quật trong những điều kiện làm việc phi nhân đạo tại những xí nghiệp chuyên bóc lột công nhân hết sức tàn tệ ở châu Á. Các công ty dầu lửa cố tình đổ chất độc hại xuống các dòng sông trong vùng rừng rậm nhiệt đới, giết chết con người, động vật và thực vật một cách có chủ ý, và hủy diệt các nền văn hóa cổ xưa." (trang xiii).

Vận mệnh của mỗi quốc gia dân tộc chậm phát triển trong những giai đoạn lịch sử như vậy tùy thuộc vào cách ứng xử của chính quyền nước họ trước những xu thế quốc tế đó. Chọn cách chủ động theo trào lưu để khai thác những thế mạnh và cơ hội của nó, chấp nhận thách thức và hy sinh quyền lợi cá nhân để thành kẻ thôn tính như trường hợp của nước Nhật hay là thụ động, co cụm, bảo thủ và tư lợi hài lòng với chính quyền bảo hộ bù nhìn, nhìn đất nước mình bị thôn tính, dân mình bị bóc lột như trường hợp của đa số các nước chậm tiến cùng thời với Nhật lúc đó. Những bài học này vẫn còn mang tính thời sự cho giai đoạn lịch sử hiện nay.

Vị trí của Việt Nam

Đất nước Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt như vậy. Dù đã chọn con đường hội nhập nhưng chúng ta chỉ chấp nhận nó như trào lưu kinh tế mà không nhìn nhận các tác động khốc liệt của nó trên tất cả các khía cạnh từ xã hội đến chính trị để xây dựng các chiến lược và giải pháp toàn diện. Sự mất đồng bộ này không chỉ tạo ra các vấn đề xã hội mà còn sinh ra những lỗ hổng kinh tế rất nguy hại. Chúng được dùng như gót Achile để điều khiển các quyết định vĩ mô có lợi cho thành phần kinh tế nước ngoài. Nếu các yêu sách này không đạt được kết quả thì lỗ hổng kinh tế sẽ biến thành khủng hoảng kinh tế, các vấn đề xã hội sẽ trở thành rối loạn xã hội và cuối cùng dẫn đến biến động chính trị để dựng lên các lực lượng chính trị mới đại diện cho quyền lợi của các thế lực từ bên ngoài đất nước.

Cuối tháng 2 vừa rồi, khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang lên giá phi mã tại những phiên giao dịch sau Tết Nguyên đán và các nhà đầu tư nước ngoài bán ra rất mạnh thì có tin sẽ có những biện pháp hạn chế thị trường và kiểm soát dòng vốn. Sự thật là chỉ mới có sự thảo luận giữa ngân hàng Nhà nước và bộ Tài chính về tình trạng quá nóng của thị trường chứng khoán, thế nhưng báo chí ngoài nước dẫn lời các ngân hàng, các tổ chức tài chính lớn của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam khẳng định rằng sắp có những biện pháp như vậy và cảnh báo về những hiệu ứng xấu có thể. Trong vòng 3 ngày sau đó lần lượt phó thủ tướng thường trực rồi đến thủ tướng chính phủ phải xuất hiên trên đài truyền hình VTV để khẳng định rằng sẽ không có biện pháp nào can thiệp để làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với chứng khoán Việt Nam.

Trong tình hình như vậy, các chuyên gia và tổ chức có trách nhiệm trong và ngoài nước lên tiếng cảnh báo về những nguy cơ rủi ro quá lớn của bong bóng chứng khoán Việt Nam, người chơi chứng khoán trong nước có phần chựng lại quan sát nên giảm mua vào làm giá chứng khoán sụt giảm nhẹ. Các quan chức của ủy ban Chứng khoán lại lên tiếng khẳng định các cảnh báo này là không chính xác, cùng lúc đó một đại diện của một tập đoàn tài chính khổng lồ tung tin rằng có 1 tỷ đô-la Mỹ đã được huy động từ ngoài nước chuẩn bị đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Giá chứng khoán lại lên chóng mặt, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán. Rồi gần đây điểm VN-Index sụt giảm xuống dưới 1000 điểm, sẽ không ngạc nhiên nếu biết rằng một lượng rất lớn cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa sẽ được tung lên thị trường trong thời gian ngắn sắp tới. Tất cả đều được giải thích rằng đó là những sự điều chỉnh tự nhiên theo qui luật của thị trường.

Những lỗ hổng kinh tế

Hiện trạng nền kinh tế Việt Nam có quá nhiều những lỗ hổng dễ dàng bùng phát thành các ngòi nổ được kích hoạt đồng loạt một khi quả bong bóng chứng khoán nổ tung châm ngòi. Tham nhũng làm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư quá thấp nhưng tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng tăng đầu tư làm tham nhũng càng thêm trầm trọng; bất động sản đóng băng làm chôn một lượng vốn rất lớn của các ngân hàng nên buộc phải gia tăng lãi suất huy động để giữ chân người gửi tiết kiệm làm lạm phát ngày càng cao; giá trị gia tăng hàng xuất khẩu quá thấp nên càng tăng xuất khẩu càng đẩy áp lực lên nguy cơ nhập siêu; nhập siêu càng lớn thì khả năng dự trữ ngoại tệ càng giảm trong khi xuất khẩu vẫn phải tăng tạo nguy cơ lệch cán cân thanh toán nghiêm trọng.

Đó chỉ là những lỗ hổng nhìn thấy được từ những con số thống kê do nhà nước công bố chính thức. Trên thực tế đang tồn tại nhiều nguy cơ hơn như thế, cả về số lượng lẫn mức độ trầm trọng. Hiện trạng này làm cho việc đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào dòng ngoại hối và đầu tư nước ngoài, điều này lại càng làm tăng khả năng mặc cả và ra điều kiện của các thế lực nước ngoài.

Các nguy cơ và lỗ hổng này không phải mới xuất hiện, chúng đã có quá trình hình thành từ nhiều năm nay do chính sách tập trung tăng trưởng kinh tế theo thành tích mà thiếu các hoạch định mục tiêu theo chiều sâu, những kiến tạo chiến lược dài hạn và sự quan tâm cần thiết đến các tác động xã hội một cách toàn diện. Thực ra chính quyền cũng đã nhận ra và ngay từ đầu năm 2006 đã cố gắng đưa ra một số biện pháp để tháo ngòi nổ. Thúc đẩy thị trường chứng khoán để tạo ra một kênh huy động vốn hiệu quả nhằm giảm rủi ro huy động vốn của các ngân hàng và áp lực tăng lãi suất huy động để giảm lạm phát; thúc đẩy thật mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để gia tăng năng lực cạnh tranh và tăng nguồn vốn ngân sách để có thêm dự trữ quốc gia là những chính sách vĩ mô đúng đắn được đưa ra.

Và những kẻ cơ hội

Nhưng thật trớ trêu, thị trường chứng khoán bị biến thành nơi rửa tiền, để đầu cơ trục lợi ngắn hạn, vốn thực sự được huy động để đưa vào nền kinh tế chẳng bao nhiêu, nguy cơ rủi ro cho các ngân hàng không hề giảm đi mà còn trầm trọng hơn vì người ta vay vốn ngân hàng đổ vào chứng khoán; cổ phần hóa bị biến thành cơ hội rất tốt để bán rẻ tài sản toàn dân cho nước ngoài để các quan chức tham nhũng trục lợi. Năng lực thực thi các chính sách vĩ mô của chính quyền các cấp, từ trung ương đến địa phương đang thực sự bị thách thức bởi những kẻ cơ hội. Lực lượng này phát triển kinh khủng kể từ sau đại hội X nhưng lại không dễ bị nhận dạng vì bọn họ không hình thành nên những phe nhóm riêng rẽ cụ thể nào cả, mà len lỏi có mặt ở tất cả mọi nơi từ cơ quan đảng đến nhà nước, chính phủ đến quốc hội, trung ương đến địa phương, cơ quan hành chính đến các doanh nghiệp.

Cũng không có một thỏa thuận liên minh nào được cam kết nhưng bọn họ phối hợp hành động rất ăn ý và đồng bộ nhờ có một mục tiêu chung là trục lợi. Có lẽ chỉ có một đặc tính nhận dạng những kẻ cơ hội là bọn họ không thể hiện chính kiến riêng và luôn hoan nghênh tất cả các nghị quyết của đảng, chỉ thị của chính phủ, dự luật của quốc hội và các quyết định của chính quyền địa phương cho dù là chúng mang tính bảo thủ hay cấp tiến. Sau đó những kẻ cơ hội sẽ âm thầm, khéo léo và thừa năng lực để biến chúng thành những đảm bảo pháp lý an toàn cho bọn họ trục lợi. Nhưng điều tồi tệ và nguy hại nhất ở đây chính là những kẻ cơ hội này đang được các thế lực nước ngoài hỗ trợ và nuôi dưỡng vì quan hệ cộng sinh và vì những kế hoạch dài hơn.

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh trong thời gian qua – ai cũng nhìn thấy. Nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều những lỗ hổng tạo nguy cơ khủng hoảng nặng – không quá khó để nhìn thấy. Nhưng các tổ chức nước ngoài hầu như chỉ khen tặng và đưa ra những dự báo cổ vũ khích lệ cho Việt Nam tiếp tục theo đuổi những thành tích tăng trưởng bằng con số cao hơn. Muốn đạt được thành tích đó thì phải đầu tư nhà nước mạnh hơn nữa, nếu thiếu vốn thì nước ngoài sẵn sàng cho vay với điều kiện rất ưu đãi. Tai hại hơn nữa là gần đây nhà nước đứng ra phát hành trái phiếu quốc tế để vay nợ lấy tiền đổ vào các doanh nghiệp quốc doanh, các chủ nợ nước ngoài vẫn mua ào ạt các trái phiếu này dù thừa biết rằng các doanh nghiệp đó làm ăn rất kém hiệu quả. Bộ tài chính vừa trình cho thủ tướng chính phủ đề án phát hành tiếp 1 tỷ đô la Mỹ trái phiếu quốc tế để tiếp tục vay nợ cho các doanh nghiệp nhà nước, nghe đâu thủ tướng cũng sắp phê duyệt. Và còn nhiều đề án tương tự sắp được trình duyệt. Sự vỡ nợ là không thể tránh khỏi.

Cứ cho là nhà nước xác định các chương trình đầu tư đó là chiến lược để thực thi kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu vậy sao không bán ra các cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá mà tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang sở hữu? Chỉ tính riêng các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán thì SCIC đã kiểm soát khoảng 3 tỷ đô la Mỹ giá trị vốn hóa vào thời điểm thị trường lên cơn sốt, vậy mà họ đã án binh bất động để cho các nhà buôn chứng khoán nước ngoài với vài ba tỷ đô la đã có thể làm mưa làm gió trên thị trường. Giá trị cổ phần của các doanh nghiệp chưa niêm yết hoặc chưa cổ phần hóa còn lớn hơn hàng chục lần nhưng vẫn phải nằm chờ các nhà tư vấn danh giá nước ngoài lựa chọn "các cổ đông chiến lược". Các mục tiêu cổ phần hóa đúng đắn ban đầu đã bị bóp méo, thay vì gia tăng dự trữ thì lại tăng thêm gánh nặng quốc gia. Giờ đây nó đã bị những kẻ cơ hội biến thành cơ hội để không những trục lợi mà còn giúp cho các thế lực nước ngoài cầm chắc thêm phần cán.

Sự khủng hoảng kinh tế

Một cuộc khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là lúc nào? Cuối năm 2008. Những cam kết của Việt Nam gia nhập WTO và hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ sẽ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được phép sở hữu đa số chi phối các doanh nghiệp trong nước ở hầu hết các lĩnh vực vào thời điểm đó. Kế hoạch đã được định đoạt. Trước đó vài tháng quả bóng chứng khoán sẽ cho nổ tung, người dân tháo chạy khỏi thị trường sẽ tạo hiệu ứng đô mi nô lên các ngân hàng – dân chúng ùn ụt rút tiền ra, xã hội sẽ rối loạn, dân nghèo sẽ bị bần cùng. Đầu năm 2009 hệ thống tài chính có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào nên đòi hỏi sự cứu trợ khẩn cấp. Những điều kiện kinh tế và chính trị ép buộc sẽ được đưa ra và dễ dàng đạt được thỏa thuận. Các khoản vay bằng trái phiếu sẽ được chuyển thành cổ phần cho các trái chủ mà không cần chờ hết thời hạn ban đầu 10 – 20 năm, không cần đến điều khoản chuyển đổi từ đầu. Tài sản quốc gia bị thâu tóm với giá rẻ mạt.

Các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ có những ông chủ mới, những kẻ cơ hội sẽ ra mặt làm chủ (đảng viên đã được phép làm kinh tế) cùng với những "cổ đông chiến lược nước ngoài". Đồng vốn nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vào để phát triển các doanh nghiệp này nên tạo thêm công ăn việc làm, tầng lớp lao động nghèo đang túng quẫn sẽ mang ơn những ông chủ mới. Một lượng vốn nữa sẽ lại được mồi vào chứng khoán để kích giá cổ phần của chính các doanh nghiệp này làm thị trường chứng khoán hồi phục, tầng lớp trung lưu sẽ vui vẻ và thán phục các nhà doanh nghiệp tài ba. Đó là thời điểm cuối năm 2010. Tiềm lực kinh tế đã nắm, lòng dân đã được thu phục, còn lúc nào tốt hơn lúc này để dựng lên một lực lượng chính trị đại diện cho mình. Còn ai xứng đáng, phù hợp và trung thành hơn những kẻ cơ hội để đại diện cho thế lực thôn tính. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12 sẽ bị rút xuống 4 năm để đồng bộ với nhiệm kỳ của Trung ương đảng và bộ Chính trị, do vậy nửa đầu năm 2011 sẽ diễn ra 2 sự kiện quan trọng: đại hội XI của đảng Cộng sản Việt Nam và bầu Quốc hội Việt Nam khóa 13. Còn ai sáng giá hơn những kẻ cơ hội để kiểm soát chính trường.

Khủng hoảng không thể không xảy ra. Nếu lực lượng cấp tiến của đảng Cộng sản giành được nhiều vị trí quan trọng trong chính phủ sau bầu cử Quốc hội khóa 12, sau đó đề ra thực hiện các biện pháp chống khủng hoảng thì thế lực thôn tính sẽ cho khủng khoảng xảy ra sớm hơn, trước khi các biện pháp này có thể phát huy tác dụng. Thời gian khủng khoảng sẽ dài hơn, công sức để xử lý nó sẽ lớn hơn, chi phí sẽ tốn kém hơn nhưng vẫn đáng để làm so với mục tiêu mà họ đạt được. Nguyên nhân và các tác nhân gây khủng hoảng sẽ được qui trách nhiệm cho lực lượng cấp tiến để triệt hạ uy tín của họ, làm nền cho những kẻ cơ hội tỏa sáng.

Tác động đến chính trị

Nhưng đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Nếu thế lực thôn tính xét thấy khả năng áp đặt và ra điều kiện của họ tăng mạnh và hoàn toàn có thể kiểm soát được thì thời điểm châm ngòi nổ khủng hoảng sẽ được dời qua năm 2009 để chi phí và công sức bỏ ra sẽ ít hơn. Và thời gian cũng ngắn hơn để các lực lượng cấp tiến mang tính dân tộc không đủ sức hình hành và liên kết lại để gây khó khăn cho các đại diện cơ hội trong đợt bầu cử. Lúc ấy, cái vỏ bọc cộng sản và chủ nghĩa xã hội cũng sẽ không còn cần thiết nữa vì chẳng còn uy tín gì, sẽ bị thay bằng một vỏ bọc khác.

Đó là những biến động đã được phán xét. Cách duy nhất giúp đất nước thoát khỏi sự thôn tính là dân chủ, thực sự dân chủ để tập hợp sức mạnh toàn dân tộc chiến thắng thế lực thôn tính. Nhưng người dân bây giờ không được thông báo và chia sẻ về những nguy cơ đối với vận mệnh dân tộc, người ta thậm chí còn ngại khi nói đến vì cho rằng đó là những điều cấm kỵ làm ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền. Ngày xưa nhà Trần đã đưa Đại Việt không phải trở thành một nước nô lệ vì không những đã thông báo cho toàn dân biết nguy cơ xâm lược từ nhiều năm trước, mà còn tổ chức một hội nghị Diên Hồng để hỏi ý kiến các bô lão – những đại diện của dân đánh hay hòa.

Những viên đạn ma túy

Cũng có một số đại biểu quốc hội có trách nhiệm và chuyên gia tâm huyết đã lên tiếng cảnh báo những nguy cơ này trên diễn đàn quốc hội và rải rác trên một vài tờ báo, nhưng tất cả đều bị lọt thỏm và che lấp bởi cả rừng lời lẽ ca ngợi, tâng bốc. Hễ có những nhận xét đánh giá tốt đẹp của nước ngoài là đồng loạt báo, truyền hình, phát thanh trên cả nước đưa tin, dẫn lời kèm những bình luận tán dương thêm vào. Nhiều người cho rằng có một sự chỉ đạo xuyên suốt từ trên xuống cho những chiến dịch tuyên truyền như vậy, nếu như thế vẫn còn may. Chẳng cần chỉ đạo, những kẻ cơ hội biết cách thỏa mãn các lãnh đạo chính quyền bằng những sản phẩm báo chí như vậy. Những sản phẩm văn hóa đó còn thâm độc hơn cả ma túy được dùng trong các cuộc xâm lăng thuộc địa trước đây. Nó dùng làm thuốc an thần để lãnh đạo quên đi những "cảnh báo bi quan", nó ru ngủ dân chúng, đánh lừa chính quyền vào mê hồn trận tiếp tay cho thế lực thôn tính. Thật ứng với một đoạn sấm Trạng Trình:

Cơ trời xem đã mê đồ

Đã đô lại muốn mở đô cho người

Suy giảm sức đề kháng

"Tai họa sẽ đến nếu bạn để cho cuộc sống cộng đồng và tập thể bị chi phối bởi các thế lực nằm bên ngoài nền chính trị của đất nước bạn" (Chiếc Lexus và cây ô liu – trang 319). Chỉ một thiểu số ở nước ta được hưởng lợi ích từ sự tăng trưởng kinh tế trong khi đa số dân chúng phải gánh chịu hậu quả nặng nề của lạm phát. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng tỷ lệ thuận với bất công xã hội. Chỉ cần tạo điều kiện công bằng cho người dân tiếp cận với các cơ hội và nguồn lực quốc gia để phát triển thì không cần phải vất vả lo phân phát đặc quyền và xóa đói giảm nghèo. Niềm tin của dân chúng bây giờ là: muốn vươn lên thì phải kiếm nhiều tiền, muốn nhiều tiền thì phải tranh thủ được sự ủng hộ của quan chức. Đáng lẽ chính quyền phải tạo ra động lực cho dân chúng thì lại hướng động lực của dân chúng vào chính quyền. Tham nhũng sẽ không thể bị đẩy lùi đến khi nào mà những niềm tin và động lực kiểu ấy chưa được thay đổi tích cực, khi đó động cơ vì tiền bạc và quyền lợi sẽ chi phối xã hội – nhiều người kiếm tiền bất chấp những hệ quả tai hại tạo ra cho người khác. Những điều này chính là sự suy giảm hệ miễn nhiễm quốc gia mà thế lực thôn tính rất mong muốn. Tai họa sẽ ập đến là đương nhiên .

Các biện pháp xây dựng sức đề kháng cho xã hội bị tham nhũng biến thành những khẩu hiệu suông. Người ta hô hào xây dựng một chính quyền gần dân, nhưng với phần đông dân chúng cái gần gũi nhất với họ là tiêu cực và tệ nạn xã hội và phải chung sống với nó mà chẳng còn cách nào khác. Nhưng bằng một ít lợi lộc người ta đã làm cho một số lượng không nhỏ thuộc tầng lớp trung lưu tin rằng cứ tập trung phát triển kinh tế thì các vấn đề xã hội tự nhiên sẽ được giải quyết và sau đó sẽ dẫn đến một nền chính trị tốt đẹp. Cách này đã tỏ ra hiệu quả trong việc ngăn cản đáng kể sự đòi hỏi chính đáng của dân chúng thông qua tầng lớp xã hội quan trọng này. Người nghèo phải hèn đã đành, kẻ giàu giờ đây cũng hèn không kém.

Cũng có những người dám lên tiếng với tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng nhưng họ đã bị trấn áp vì bị cho là những nhân tố làm bất ổn xã hội và vi phạm pháp luật. Cần tỉnh táo nhìn nhận rằng các nguy cơ của quốc gia và của cả đảng cầm quyền hiện nay không đến từ lực lượng này mà nó đến từ bên ngoài và được trải thảm đỏ, nguy kịch hơn nữa là nó đến từ chính những kẻ cơ hội – một lực lượng nằm trong lòng của đảng Cộng sản nhưng lại không dễ nhận ra. Những ý kiến trái chiều, chính kiến bất đồng là sự phản biện cần thiết cho xã hội và cho đảng cầm quyền nếu nó có được một không gian hoạt động hợp pháp. Nó giúp phát hiện những lỗ hổng về mặt xã hội và chính trị vốn còn nguy hại hơn nhiều lần các lỗ hổng kinh tế, đóng góp tốt cho sự phát triển, và góp phần ngăn chặn bớt những tệ nạn xã hội – cái mà đảng cầm quyền nào cũng cần để nâng cao uy tín.

Một xã hội chỉ phát triển mạnh khi nào ý chí của số đông đươc thực thi thông qua quyền lực của nhà nước nhưng xã hội đó chỉ có thể thực sự ổn định lâu dài khi nào các ý kiến của một thiểu số dù rất nhỏ vẫn phải được lắng nghe. Những nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam hiện nay không có mục tiêu lật đổ chính quyền tuy vẫn có những ý kiến cực đoan, có muốn thì cũng chẳng đủ sức để làm. Việc bắt bớ họ chỉ tạo cho các thế lực thôn tính những cái cớ và điều kiện tốt để có thể mặc cả nhiều quyền lợi hơn trên đất nước Việt Nam và ghi điểm với dân chúng mà thôi.

Sự lệ thuộc vật chất

Đáng lo là những kẻ dấu mặt hoặc ngụy trang bằng những vỏ bọc danh giá. Những thế lực thù địch ra mặt, những kế hoạch diễn biến hòa bình đều có những tổ chức công khai hoặc dễ phát bị hiện chẳng ăn thua gì trước sức mạnh của ngành an ninh Việt Nam. Phương thức thôn tính mới này không có tổ chức rõ ràng để mà phát hiện, nó đến từ mọi ngóc ngách, tấn công vào mọi tầng lớp bằng hai "cánh quân": kinh tế - văn hóa và chính trị - xã hội. Một khi phát hiện một nước nào đó có dấu hiệu của sự suy giảm hệ miễn nhiễm quốc gia thì các doanh nghiệp của nó sẽ dùng các sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng văn hóa để kiếm lời nhanh và tạo ra các lỗ hổng kinh tế, xã hội ở đó. Tiếp theo là chính quyền của nó sẽ khai thác các lỗ hổng này để ra các điều kiện áp đặt tạo thêm quyền lợi cho các doanh nghiệp của nó, khoét sâu thêm các vấn đề xã hội và tăng thêm gánh nặng nợ nần của nước đó. Đến thời điểm chín mùi nó sẽ cho vỡ nợ và hoàn tất quá trình thôn tính. Hãy nghe lời thú nhận của một người trong cuộc:

"Một số người đổ lỗi cho việc chúng tôi mắc phải những vấn đề như hiện này là do một âm mưu có tổ chức. Tôi ước gì nó chỉ đơn giản như vậy. Các thành viên của một âm mưu có thể bị phanh phui và đưa ra xét xử. Song, những gì thực sự đang nuôi dưỡng hệ thống này còn nguy hiểm hơn cả âm mưu. Nó không chỉ do một nhóm người nhỏ lẻ nào điều khiển mà nó chịu sự chi phối của một khái niệm đã được coi là chân lý: đó là ý tưởng cho rằng mọi sự tăng trưởng kinh tế đều có lợi cho loài người và rằng càng tăng trưởng thì lợi ích càng lớn… Tất nhiên các khái niệm này hoàn toàn sai lầm. Chúng ta biết rằng ở rất nhiều nước, tăng trưởng kinh tế chỉ đem lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ người dân và thực ra là đẩy đa số những người còn lại đến bờ tuyệt vọng… Khi con người được thưởng vì lòng tham thì sự tham lam sẽ trở thành một động lực tồi tệ" (Lời thú tội của một sát thủ kinh tế - trang xiv)

Dù quá trình thôn tính chưa hoàn tất nhưng xã hội ta đã là một xã hội lệ thuộc. Người nghèo lệ thuộc người giàu, người giàu lệ thuộc quan chức, quan chức thì bị chi phối bởi những kẻ cơ hội. Người ta bị điều khiển bởi đồng tiền và những động lực vật chất, thật đúng như Rousseau nói trong Khế ước Xã hội: "làm theo kích thích của dục vọng là nô lệ". Sự lệ thuộc vật chất dẫn đến ý thức lệ thuộc và ích kỷ. "Thôi, lo làm mà kiếm tiền, để ý chi đến những việc đó, gặp phiền phức bây giờ" là câu nói mà nhiều người bật ra khi nghe ai đó bức xúc về những vấn đề của xã hội và chính quyền. Những ý thức và suy nghĩ độc lập ngày càng hiếm hoi làm sức đề kháng của xã hội ngày càng xuống thấp. Khi mà thế lực thôn tính nhận thấy rằng nó có thể dẫn dắt các hành động của số đông bằng những tin đồn liên quan đến quyền lợi của họ, đó là lúc mà nó ra sẽ đòn quyết định. Một vài phép thử đã được thực hiện như cơn sốt vàng năm trước và gần đây là chứng khoán.

Đáng lo hơn nữa là sự lệ thuộc suy nghĩ như vậy làm rất nhiều người, từ dân nghèo đến cả tầng lớp trung lưu hy vọng thụ động vào một sự thay đổi từ bên ngoài sẽ mang đến cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn cả về vật chất lẫn tinh thần và quyền lợi chính trị, mà không ý thức rằng chính mình mới là nhân tố quyết định những kết quả đó. Tác động từ bên ngoài là khách quan, dù muốn hay không muốn nó vẫn tồn tại, nhưng chính sức mạnh của nội lực mới quyết định kết quả của sự tác động đó là tốt hay xấu. Với sức đề kháng của xã hội như Việt Nam hiện nay, kết quả đó sẽ là một thảm họa. Chỉ cần nhìn vào thị trường thuốc chữa bệnh thì sẽ thấy quyền lợi và tính mạng của đại đa số dân ta đang bị hy sinh để phục vụ cho một nhóm lợi ích tư rất nhỏ trầm trọng đến mức nào. Các tập đoàn dược phẩm thao túng hoàn toàn thị trường nhờ sự tiếp tay của những kẻ cơ hội, đẩy giá thuốc lên khủng khiếp và liên tục nhiều năm qua bất chấp những nỗ lực của báo chí và những cố gắng của một số quan chức có trách nhiệm. Không cẩn thận thì thị trường xăng dầu sắp tới cũng sẽ bị lũng đoạn.

Vấn nạn và tâm linh

Các vấn nạn xã hội chưa bao giờ được nhìn nhận và phân tích khách quan theo qui luật nhân quả để tìm ra bản chất của nó mà chữa trị hiệu quả. Giai đoạn đầu sau khi mở cửa người ta đổ lỗi cho chúng là do kinh tế thị trường, còn bây giờ phát triển kinh tế thuần túy được xem là cứu cánh để giải quyết chúng. Nhũng nhiễu cửa quyền, tham nhũng, thiếu dân chủ và minh bạch, tai nạn giao thông nghiêm trọng, môi trường bị hủy hoại trầm trọng, v.v… được cho là do dân trí còn thấp, trình độ phát triển kinh tế chưa cao, chúng sẽ tự cải thiện khi mà kinh tế phát triển hơn nữa. Nền kinh tế Việt Nam sau khi Pháp thuộc phát triển hơn nhiều thời tự chủ phong kiến trước đó, nhưng dân ta đã được hưởng những gì? Ai cũng thấy rằng nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang phát triển nhanh liên tục thời gian qua, nhưng nhanh bao nhiêu thì các vấn nạn xã hội lại phát triển mạnh hơn bấy nhiêu lần.

Sao không chịu nhìn nhận rằng chúng là sản phẩm của sự mất cân đối giữa các chính sách kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội; chúng chẳng do kinh tế thị trường mà do chính cái cơ chế tạo động lực cho xã hội đã bị vật chất hóa. Khi nào vật chất còn quyết định ý thức thì khi đó sự suy thoái xã hội là không thể tránh khỏi.

Tấm gương làm giàu của những kẻ cơ hội đã tạo ra một tâm lý lao vào kiếm tiền một cách thiếu trách nhiệm. Bây giờ quá nhiều kẻ giàu nhờ thế lực, nhờ ăn may và liều lĩnh mà không nghĩ đến những tai họa mình tạo ra cho cộng động. Đầu cơ nhà đất để trục lợi mặc cho nhiều người chưa có nhà, nông dân bị mất đất mà chưa có việc làm mới; thầy thuốc tiếp tay đẩy giá thuốc mặc cho bệnh nhân của mình rơi vào cảnh khốn cùng; nạn mãi lộ và ăn tiền để cấp phép giao thông kém chất lượng mặc cho hàng chục nghìn người chết vì tai nạn; tạo sự khan hiếm giả nhằm kích giá chứng khoán lên rồi bán ra cổ phần riêng của mình để trục lợi thay vì phát hành thêm nhiều nữa để huy động vốn phát triển, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, v.v… chỉ là một vài trong hàng ngàn kiểu kiếm tiền bất chấp đạo đức. Những người làm giàu bằng trí tuệ nhờ mục tiêu tạo ra lợi ích cho cộng đồng thật đáng trân trọng nhưng còn quá hiếm hoi.

Thay vào đó, những kẻ giàu thể hiện tấm lòng với cộng đồng bằng cách bỏ ra ít tiền để làm từ thiện, rồi dùng từ thiện để quảng bá hình ảnh của mình bằng những chiến dịch rầm rộ kêu gọi chung tay góp sức vì người nghèo. Để tự trấn an mình thì họ ra sức cúng bái, lễ chùa và thuê thầy thực hành các nghi lễ tâm linh; rồi thông qua lễ để cầu xin quan lộc. Họ hứa với thánh thần rằng nếu được thì họ sẽ cúng lễ nhiều hơn. Nhưng trớ trêu là rất nhiều người trong họ cho rằng làm thế là mình sống có tâm đạo. Chính quyền thì cho rằng đó đã là sự tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Những giá trị thuần khiết như tâm linh giờ đây cũng bị biến thành công cụ để kinh doanh kiếm tiền.

"Dân sính lễ là điềm suy xã tắc, dân ngộ đạo là điềm thịnh quốc gia". Xã hội giờ đây đã thực sự suy thoái trầm trọng.

Chấn đạo thì quốc hưng

Chính quyền bất lực với vấn nạn này vì các giải pháp và mệnh lệnh hành chính đều bị vô hiệu, bóp méo và lợi dụng. Giờ đây người ta nghĩ đến các cuộc vận động kêu gọi đạo đức, nhưng sự thất bại là có thể đoán trước. Những kẻ cơ hội sẽ tán dương và rồi sẽ lợi dụng và bóp méo nó để trục lợi, thậm chí là dùng nó để loại trừ đối thủ. Xã hội bây giờ không có những động lực tinh thần để hưởng ứng những cuộc vận động như vậy. Hãy chờ xem những hậu quả tạo ra từ cuộc vận động chống tiêu cực trong ngành giáo dục sẽ nặng nề đến thế nào.

Nhà nước cần tập trung chấn đạo cho quốc gia. Đạo không phải là tôn giáo, các tôn giáo là những phương pháp hiệu quả để tải đạo. Đạo là những qui luật vận động thiên nhiên khách quan của trời đất mà khi ngộ đạo con người sẽ hiểu rằng trên có trời, dưới có đất và ở giữa cái không gian ấy con người cần sống với nhau bằng lòng nhân nghĩa. Chỉ khi đó cuộc sống của người dân mới có được sự cân bằng giữa đời sống vật chất, đời sống tinh thần và đời sống tâm linh mà không bị rơi vào các thái cực của đam mê vật chất, độc đoán hoặc lệ thuộc tư tưởng và mê cung tôn giáo. Sự cân bằng như vậy sẽ làm cho xã hội thăng hoa. Khi đó sức miễn nhiễm và đề kháng của xã hội sẽ rất cao nhờ ý thức độc lập tự chủ và tương trợ cộng đồng của mỗi công dân.

Đó là điều kiện cần thiết để xây dựng một quốc gia độc lập và cường thịnh. Đó cũng là lúc mà các doanh nghiệp trong nước có đủ sức mạnh để cùng với nhà nước điều tiết các hoạt động kinh tế hướng đến lợi ích của người dân, cùng làm dân giàu nước mạnh.

Cả nước hãy góp phần đừng để tham nhũng trở thành quốc đạo.

Ngõ thoát hẹp duy nhất

Trong tình trạng nguy cấp hiện nay, vẫn còn một ngõ hẹp duy nhất để thoát khỏi sự thôn tính. Dùng khủng hoảng để chống khủng hoảng; dùng biến để hóa biến; dùng kẻ cơ hội để chống tham nhũng; dùng tham nhũng để chống thôn tính. Muốn làm được như vậy phải có hiền tài, nếu không làm cho Quốc hội thực sự trở thành một nơi tập hợp các hiền tài để thúc đẩy ý chí dân tộc, phát triển trí tuệ của toàn dân thì cho dù chính quyền theo thể chế chính trị nào đi nữa thì đất nước đó cũng sẽ bị thôn tính. Càng không thể đóng cửa lại mà bảo vệ chủ quyền như nhà Nguyễn đã từng làm rồi chuốc lấy thất bại. Bài học cùng thời của nước Nhật vẫn còn nguyên giá trị để mở cửa thành công.

Những vấn đề biên giới lãnh hải vẫn luôn nóng. Không phải mà ngẫu nhiên Trung Quốc vừa lên tiếng về Trường Sa trong lúc Chủ tịch Quốc hội nước ta đang viếng thăm họ. Họ biết rằng đang có một sự sắp xếp khó khăn trong nước để chọn người làm Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư – mô hình mà họ khuyến nghị. Và xin đừng bao giờ quên là những kẻ cơ hội luôn chực chờ ra đòn vào lúc quyết định. Những vấn đề gây tranh cãi về hiệp định biên giới Việt Trung 1999 vẫn còn đó.

Và trên hết, việc hòa hợp dân tộc cần được chú trọng hơn bao giờ hết để tập hợp sức mạnh quốc gia thì mới có thể hy vọng vào một ngày cường thịnh không xa của Việt Nam. 32 năm đã trôi qua, thiết nghĩ ngày 30 tháng 4 cần được đổi thành ngày hòa hợp dân tộc thì sẽ chứa đựng bao nhiêu ý nghĩa và sức mạnh. 32 năm qua diện mạo của đất nước đã thay đổi tốt hơn rất nhiều, đó là những bề nổi dễ nhìn thấy. Nhưng cũng 32 năm rồi mà chỉ có nửa triệu người Việt Nam đã được đi máy bay, chắc phải đến 70 triệu người chỉ được cảm nhận và thụ hưởng sự thay đổi của đất nước qua những hình ảnh và lời nói. Đó là những con số rất cần được nhìn vào chiều sâu nếu muốn Việt Nam thực sự cường thịnh.

Trần Đông Chấn

Mùa xuân tháng 4, 2007
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thằng Hàn Quốc nội các vừa đệ đơn xin từ chức vì thịt bò Mỹ. Suy rộng ra thì ko chỉ vì thịt bò Mỹ mà nội các phải từ chức. Dân chúng thấy phẫn nộ vì cái policy của nó dạo này thân Mỹ quá nên cả nội các phải từ chức thôi. Đấy, một tay thằng Mỹ nuôi mà giờ nó còn thế, cho nên em mạo muội phát biểu 1 câu: "Thà chết ko quay lại đời nô lệ", "Ko làm nô lệ trên chính mảnh đất của mình".

Cái đó là nằm trong một cái trade deal (đàm phán kinh tế giữa hai nước). Có qua thì phải có lại, Nam Hàn chịu nhượng bước thì Mỹ cũng nhượng bước, mở rộng thị trường cho hàng electronics với xe hơi của Nam Hàn hơn.

Hơn nữa chính phủ Nam Hàn chấp nhận nhập khẩu Mỹ dưới điền kiện là thịt bò Mỹ phải được kiểm chứng một cách kỹ lượng. Và những kiểm chứng cho thấy là thịt bò của Mỹ không hề nguy hại gì hơn thịt bò của các nước khác. Vậy là đã công bằng lắm rồi.

Tuy nhiên thế, dù thế, suốt 40 ngày, hàng trăm ngàn nhân dân Nam Hàn biểu tình phản đối. Cả chính phủ của ông Lee phải từ xin từ chức để cứu cho ông ta (ý họ là họ muốn tự đổ trách nhiệm lên mình để cứu vãn cho cả chính phủ). Và bây giờ ông Lee cũng đã gửi người tới Washington để mà đàm phán lại.

http://www.nytimes.com/2008/06/13/world/asia/13korea.html?ref=asia

Mình thấy Nam Hàn nó rất độc lập đó chứ, dân mở miệng là chính phủ im re liền...chứ có như chính phủ VN mình đâu, đã bán đất cho Tàu, rồi để nó cướp đảo...mình yếu mình không giữ được thì cũng khó tránh...nhưng đằng này cũng bịt miệng dân không cho người dân lên tiếng. Ai độc lập hơn ai?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lạm Phát

Lạm phát hiện nay của Việt Nam có nhiều nguyên nhân và được đánh giá là do phía tổng cầu gây nên (demand-side). Theo em đọc thì các nguyên nhân chính có bao gồm:

1. Sự tăng trưởng mạnh của tín dụng: Hay nói khác là tăng trưởng cung tiền tệ. Các bác nào học Ngoại Thương Kinh Tế thì biết rồi, khi cung tiền tăng (MS) thì hạ lãi suất, tăng tiêu dùng (C) và tăng đầu tư (I). Hai cái này tăng làm tổng cầu (aggregate demand-AD) trong nền kinh tế tăng lên, đường AD chuyển dịch sang bên phải, tạo cân bằng mới ở mức giá cao hơn và tổng sản lượng sản xuất cũng cao hơn. Mức giá cao hơn chính là lạm phát. Tổng sản lượng tăng là sự tăng GDP. Đó là vì sao năm 2007 VN có tăng trưởng GDP cao nhưng lạm phát cũng cao. Tăng trưởng cung tiền của VN năm 2007 là tầm 70%, như vậy là rất cao. Nguyên nhân chính là do Ngân hàng nhà nước (NHNN) không kịp thời kiểm soát siết chặt tín dụng.

2. Sự thiếu hiệu quả của hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư công: liên tục các năm vừa qua, đầu tư tư nhân (I) và đầu tư công (nằm trong chi tiêu ngân sách nhà nước-G) tăng trưởng liên tục và chiếm 1 phần quan trọng trong sự tăng GDP. Khi I và G tăng thì tổng cầu tăng như phía trên và tăng cả GDP lẫn lạm phát. Nếu đầu tư có hiệu quả, I và G tăng thì sẽ có tác động mạnh để phát triển khoa học kĩ thuật, năng lực sản xuất, vân vân. Khi đó tổng cung AS cũng tăng lên, đường AS dịch chuyển về bên phải. Nếu được như vậy, tức là nếu đầu tư hiệu quả, thì cả đường AS (cung) và AD (cầu) đều dịch bên phải, làm tăng GDP nhưng không tăng lạm phát đáng kể.
Tuy nhiên ở trường hợp VN là đầu tư vô cùng kém hiệu quả, nên chỉ có cầu tăng mà cung thì ko, do năng lực sản xuất vẫn hạn chế. Nói nôm na là cầu tăng mạnh trong khi năng lực sản xuất hạn chế thì tất yếu là giá cả tăng cao.

3. Sự tăng mạnh trong chi tiêu của chính phủ: như đã mô tả ở trên phần 2.

4. Sự giảm sút tăng trưởng nói chung và sự tăng giá của kinh tế thế giới

Chính vì các nguyên nhân này, chúng ta thấy các nhóm giải pháp của Chính Phủ tập trung vào 3 vấn đề: siết chặt tăng trưởng tín dụng; siết chặt đầu tư công; giảm chi tiêu chính phủ; tăng cường sản xuất, xuất khẩu (cái này là nhằm thúc đẩy tổng cung AS)

Cháu đề nghị các bác như bác Hoàng Nghĩa không gán việc lạm phát, nhập siêu của Việt Nam cho các yếu tố kiều hối, đầu tư nước ngoài gián tiếp. Xin thưa với bác, không có các luồng vốn này thì cán cân thanh toán tài khoản vãng lai (current account balance) của VN đã bị thâm hụt nặng từ lâu rồi. Nói nôm na là cân đối VND-USD bị thâm hụt, thiếu USD trầm trọng do VN nhập siêu rất cao. Phần nhập siêu này được các vốn kia bù vào nên tỉ giá VND - USD mới giữ ở mức ổn định. Nêu không thì stability vĩ mô của VN không biết giờ này đang ở đâu.

Năm 2007, chứng khoán, nhà đất sôi động, vốn gián tiếp đổ vào (vốn USD). Ngân hàng NN tung tiền VND ra mua số USD này để giữ tỉ giá VND - USD ổn định. Đáng lẽ việc này phải đi kèm với tung trái phiếu chính phủ, tăng dự trữ bắt buộc để hút cái đống VND kia về từ lưu thông. Nhưng NHNN lại "quên" không làm thế, buông lỏng quản lí, dẫn đến cung tiền VND quá nhiều, và lạm phát như giải thích ở trên. Đó là lỗi NHNN, không phải lỗi các nhà đầu tư, việt kiều.

Như đã phân tích ở trên, sự thất thoát trong đầu tư, chi tiêu công là một trong các ng nhân chính gây lạm phát hơn 20% per year hiện nay. Vấn đề hiệu quả đầu tư công không phải bi giờ mới nói. Cách đây 2-3 năm, khi cháu còn học phổ thông, đã đọc 1 bài trên báo của tiến sĩ Lê Đăng Doanh phân tích lạm phát VN (lúc đó đã cao, trên 7-8%) và ông đã chỉ ra thất thoát ngân sách là thủ phạm. Nhưng không ai nghe thì phải, và ai cũng đổ lỗi cho ng nhân khách quan là giá dầu tăng.

Thế thì tại sao lại thất thoát? Câu trả lời lại là "khổ lắm biết rồi nói mãi", tham nhũng. Ng ta cứ nghĩ tham nhũng là tiền chùa, có lấy cũng chả hại ai. Nhưng hiện nay thì cái hại của tham nhũng đã hiện thực hóa bằng lạm phát 20-25% của VN. Nước ta đặc biệt thất thoát xây dựng cơ bản, ở những bộ như Giao thông, Xây dựng, toàn tiền ngân sách, tiền WB, ODA, tham nhũng thả cửa. Ai tham nhũng thì chả có bằng chứng công khai nhưng hiệu quả các dự án của 2 cái bộ này thấp bậc nhất cả nước. Thế bảo sao không lạm phát.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bài viết của em thế phong ở trên hay vcl, recommend mọi người đọc tiếp rồi mới thảo luận, đọc hết đấy nhé, em đọc qua 1 đoạn thấy bàng hoàng+sợ :-ss, rồi đọc tiếp ngay :-ss, nhớ là cái đoạn tiên đoán ấy nhé.
đừng tưởng rằng xung quanh không có gì xảy ra là không có gì xảy ra, có rất nhiều cái đang xảy ra, và nhất là đừng coi thường bất kỳ ai, nhất là kẻ địch.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đọc 1 thôi 1 hồi cuối cùng lại nhìn thấy Trần Đông Chấn :( Bài này viết hơn lần trước kia nhưng vẫn như viết văn :( Trả lời Minh trước.

Cái vụ bảo tham nhũng gây ra lạm phát là một cái nghe có vẻ có lý nhưng thực ra là ko nắm dc bản chất. Em đọc lại trong topic “lựa chọn thành công”, bài của các tác giả đó viết cũng có nói đến cả tham nhũng và lạm phát nhưng ko hề nói đến mối liên hệ giữa 2 cái (mình định tìm để phản biện nhưng ko thấy :D). Cần giải quyết tại sao đầu tư công ko hiệu quả thì dẫn đến lạm phát, và tham nhũng có dẫn đến điều đó ko. Đầu tư ko hiệu quả là ném nhiều vật chất vào 1 dự án nào đó nhưng thu lại ít sản phẩm (chú ý ko phải là tiền, tiền chỉ là giấy để lưu thông hàng hóa thôi). Chính vì tiêu nhiều hàng nhưng đem lại ít hàng nên mới gây ra thiếu hụt hàng hóa (cũng có thể chỉ là tạm thời) dẫn đến lạm phát. Còn tham nhũng thì khác, tuy nó làm chi phí đầu tư cao lên, nhưng thực chất chỉ là tờ giấy (tiền) chuyển từ túi dự án sang túi ai đó, còn xi măng sắt thép ko hề bị hao hụt đi. Vì thế đầu tư công ko hiệu quả do tham nhũng thì lại ko gây ra lạm phát. Nếu ng tham nhũng mang đi tiêu xài thì sẽ gây lạm phát, nhưng thường chả mấy ai tiêu hết dc, cũng để vào vàng , BĐS, hoặc đầu tư thì ko liên quan. Cái này mà cứ nắm hời hợt là dễ nhầm lắm ;)

NHNN ko khờ như em tưởng đâu, nói 1 cách chính xác thì VN chỉ bị thế này vì NHNN khá tỉnh táo. Dự trữ bắt buộc tăng từ 5% lên 10% từ cuối tháng 5 2007 chứ ko phải bây giờ mới làm. Nếu ko có các biện pháp hành chính thì bong bóng CK và BĐS ko chỉ có thế này đâu. Về chuyện đầu tư nước ngoài nhiều gây đột biến thì nên nhìn khách quan hơn. 9 tỉ $ ko hề nhỏ so với GDP của VN, nó thực sự là một cú sốc. Việc hút tiền về thực ra dc làm liên tục, chứ ko thể quên dc, nhưng nó đâu có đơn giản. Sai sót có thể có, nhưng ko ai ngốc đến mức ko biết cả. Minh nói ko có kiều hối, đầu tư nước ngoài gián tiếp thì cán cân đã khủng hoảng là ko có cơ sở. Chính sự đầu tư mới dẫn đến nhập khẩu nhiều, nếu ko có đầu tư thì có chắc mức nhập khẩu đã lên đến chừng đó ko? Nếu ko có nhiều vốn, tăng trưởng kì vọng của mọi ng lên rất cao thì làm gì có tiêu sài thoải mái, căn hộ cao cấp mọc như nấm, ô tô nhập khẩu tăng vèo vèo, thép cũng làm sao mà nhập ăn theo dc... Ko thể nói tách bạch dễ dàng như vậy. Lượng vốn đó vào đột ngột ko chỉ làm cầu tăng mà còn tác động mạnh đến kì vọng tương lai nữa. Với nền kinh tế quy mô còn nhỏ và đang tăng trưởng mạnh như VN thì vai trò kì vọng lớn hơn bình thường, cần quan tâm cao hơn.

Nhân ví dụ này thì làm 1 phát về dân chủ để các bạn bớt thắc mắc nhỉ ;;)

Cách đây hơn 1 năm, cho vay đầu tư CK là một miếng ngon béo bở của các NH. Tuy nhiên lịch sử thế giới đã chứng minh nếu CK hoặc BĐS dc bơm bởi hệ thống NH thì sẽ tạo bong bóng. Thậm chí ngay cả NH cũng ko lường hết dc rủi ro, hoặc biết nhưng cố tình tiếp tay vì nếu có rủi ro thì nó hầu như chỉ thuộc về ng vay. Bài học này trên thế giới đã có, cũng ko ít, nhưng với ng dân VN thì ..... mọi ng cũng hiểu.... Khi NHNN phải dùng lệnh hành chính khống chế thì các NH lẫn ng dân chửi rủa ko thương tiếc (ng dân ở đây toàn loại giàu sụ ấy, chứ ko phải kém hiểu biết, NH thì ko cần bình luận rồi). Bạn nào cứ đòi dân chủ thì muốn thế nào? Muốn VN làm 1 quả 1930 ở Mĩ nữa hay là kém dân chủ tí nhưng khủng hoảng nhẹ nhẹ coi như bài học thôi? Xin lưu ý VN gồm gần 90 tr dân chứ ko phải chỉ có mấy bạn đâu. Chính các bạn đòi dân chủ kiểu đó cũng ko lường dc nếu đúng như thế thì các bạn cũng chỉ là hạt cát trong 90 tr ng này, các ý kiến của các bạn lúc đó có đúng đến đâu chăng nữa cũng đừng hòng vượt qua 50%. Cái điều kiện để đạt cái đó ko phải là giàu nghèo, mà là dân trí. Khi có cái đó thì chả cần ai phải đòi cả. Để có những bước đi dài thì cần biết chấp nhận những thiệt thòi trước mắt (kiểu đầu tư phải bỏ tiền rồi vài năm mới thu lãi lớn), nhưng nhìn sang các nước bất ổn chính trị thì có đi nổi kiểu đó ko, chẳng lẽ suốt ngày đi ăn xổi.... Ai thích thì nghe, nói cái này chán rồi...

Lịch sử các TTCK đã chứng minh ở đâu cũng sẽ có bong bóng khi lần đầu ng dân lao vào. Chính phủ VN có là thánh thì cũng phải đối đầu với điều đó. Nếu ko có khủng hoảng lần này, liệu CP có thể cấm NH cho vay kiểu tạo bong bóng ko, có thể cấm ng dân vay tiền đổ vào CK, BĐS ko? Nếu có cố đấm ăn xôi thì chỉ là đến bao giờ cái sức ép lên CP đó nổ thôi. Cái này ng ta gọi là “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Nếu ko có con đường nào khác, lựa chọn tốt nhất có thể là dạy cho ng ta 1 bài học ở mức vừa phải ngay khi còn chưa nghiêm trọng.

Thực tế thì 2 bong bóng này ở VN chưa đến mức quá lớn, nên hậu quả ko đến mức như những ng đứng ngoài tưởng tượng. TTCK (tạm chỉ xét CP) mới chỉ niêm yết một lượng nhỏ các cty. Những cty lớn nhất thực ra chưa nhập cuộc. Giá trị vốn hóa lúc phình nhất mới cỡ 40% GDP. Vì vậy nó có phình ra gấp 2-3 cũng chưa đến mức kinh khủng lắm. Bong bóng BĐS sản mới ở thời kì đầu nên vốn đổ vào BĐS thực ra chưa nhiều. Bong bóng BĐS cần xét đất và các công trình trên đất. Nếu chỉ giá đất tăng thì ko phải vấn đề quá lớn, vì thực ra chỉ là tiền từ túi ng nọ sang túi ng kia. Vấn đề là khi giá đất tăng nóng sẽ đẩy nhu cầu xây dựng lên cao, lúc này mới là vốn đổ vào BĐS (chú ý tiền chỉ là 1 cái để đo lường, vốn thực phải quy về vật chất đầu tư). Vốn đổ vào BĐS là đầu tư dài hạn, phải mất nhiều năm mới thu hồi dc, nếu trong quá trình đó mà nhà đầu tư nước ngoài rút ra thì ko khác gì đem vốn ngắn hạn mà cho vay dài hạn. Chưa kể bong bóng làm quá trình đầu tư bị lệch lạc, có thể đầu tư vào dự án kém hiệu quả mà cứ tưởng là lãi lớn. Những cái đó làm Thái ko gượng dc khi NĐT rút ra nhưng tất cả những cái đó đều chưa có ở VN (“lựa chọn thành công” cũng nhầm chỗ này :D). Vì vậy hậu quả cho nền kinh tế ko quá lớn, nhưng bài học nó đem đến cho ng dân thì ko kém gì bài học 1930 cho dân Mĩ.

Túm gọn lại là 1 cái ko thể tránh, thì vấp nhẹ nhàng nhất là cái tốt nhất có thể làm, các bạn đừng than vãn. Mình ko chắc điều này có nằm trong tính toán của ai đó ko, nhưng hiện tại thì vẫn là cái tốt nhất có thể. (chú ý là có thể có vô số ông nhìn thấy, và bây giờ ngồi mỉa mai CP, nhưng ko phải ai cũng biết thực ra NHNN cũng nhìn thấy nhưng ko thể làm như thế. Khi điều hành 1 đám đông thì ko phải lúc nào làm đúng- theo nghĩa ngắn hạn- cũng là tốt nhất)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình có nói gì đến đa nguyên đa đảng với dân chủ trong bài viết đầu tiên đâu mà Nam Anh quote vào rồi nói 1 thôi 1 hồi thế :))

Đa nguyên đa đảng tạo ra 1 cơ chế loại trừ tích cực kiểu như 1 người công nhân nếu ko tích cực làm việc có hiệu quả thì ngay lập tức anh ta sẽ bị thay thế bởi người khác, cái này đơn Đảng hoàn toàn ko có. Ừh thì nước mình XHCN ko đa nguyên đa đảng cũng dc nhưng ít ra phải tự tạo ra 1 bộ máy tự kiểm soát-kiểm điểm bản thân có hiệu quả (báo trí và pháp luật nghiêm minh) để thay thế chứ ? Thử hỏi xem 1 người công nhân làm tốt dc, làm xấu cũng xong chẳng bao giờ phải lo đến việc mình bị thải loại, mặt khác anh ta còn rất hời hợt ko tự nghiêm khắc với bản thân thì về lâu về dài hậu quả sẽ là gì ? Có thể trong tương lai "dây truyền" do anh ta phụ trách sẽ gánh chịu "hậu quả nặng nề" trước khi đạt dc cái mốc "100 năm" để đổi mới cũng nên !
Mình viết không để trả lời bạn, chỉ có ý đầu thôi. Mình viết vào trọng tâm topic :D Bạn đừng nhầm thế :-h

Đồng ý tiếp với ý kiến anh Quang về vấn đề dân trí gắn liền với dân chủ. Với người vị dân chủ thì họ có thể nói dù có ý muốn thế nào thì ý muốn của nhân dân là ultimate. Cá nhân mình không hoàn toàn ủng hộ tư tưởng này, trong những giai đoạn khác nhau thì có những hình thức thể hiện dân chủ khác nhau. Chừng nào ta chưa tiến được tới utopia, thì hình thức dân chủ đại diện và có leaders vẫn là tốt hơn. John Lennon có lẽ nên đợi tiếp đến 1 vài thế kỉ nữa để đến thời "no leaders".

Có lẽ nên tranh cãi về một giải pháp thực tế hơn hoặc cội nguồn của vấn đề ở ngay tại ta hơn là tiếp tục mơ mộng về dân chủ không tưởng vậy.
 
Bạn nào cứ đòi dân chủ thì muốn thế nào? Muốn VN làm 1 quả 1930 ở Mĩ nữa hay là kém dân chủ tí nhưng khủng hoảng nhẹ nhẹ coi như bài học thôi? Xin lưu ý VN gồm gần 90 tr dân chứ ko phải chỉ có mấy bạn đâu. Chính các bạn đòi dân chủ kiểu đó cũng ko lường dc nếu đúng như thế thì các bạn cũng chỉ là hạt cát trong 90 tr ng này, các ý kiến của các bạn lúc đó có đúng đến đâu chăng nữa cũng đừng hòng vượt qua 50%. Cái điều kiện để đạt cái đó ko phải là giàu nghèo, mà là dân trí. Khi có cái đó thì chả cần ai phải đòi cả. Để có những bước đi dài thì cần biết chấp nhận những thiệt thòi trước mắt (kiểu đầu tư phải bỏ tiền rồi vài năm mới thu lãi lớn), nhưng nhìn sang các nước bất ổn chính trị thì có đi nổi kiểu đó ko, chẳng lẽ suốt ngày đi ăn xổi.... Ai thích thì nghe, nói cái này chán rồi...

Nói chuyện như bạn Quang thì giáo sư đại học Yale Harvard cũng cười méo xệch giơ tay xin hàng, thôi tao thua mày rồi :)).
Mình thấy người Việt Nam là sáng tạo nhất thế giới, hơn hẳn người Mỹ. Thực ra bọn Mỹ là chỉ thực dụng, hữu dũng vô mưu, có gì tài giỏi hơn người đâu. Tự do dân chủ kiểu Mỹ là một thứ hết sức tầm thường, không đáng gọi là học thuyết, nó đơn giản là tôn trọng những cái quyền cơ bản nhất của con người, trong đó bao gồm tự do ngôn luận, tự do báo chí, dân được quyền chỉ trích chính phủ. Chính phủ phải là của dân do dân và vì dân. Nhân dân bầu lên chính phủ và cũng có quyền phế truất. Hiến pháp Mỹ cũng từ đó mà xây dựng lên, mấy trăm năm rồi mà không thay đổi, có phải suy nghĩ dùng nhiều chất xám, "dân trí" gì đâu, hết sức đơn giản.
Chỉ có người Việt Nam là thích vận dụng trí tuệ, triết học duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác Lê Nin, học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học. Dân trí người Việt Nam là cao nhất thế giới, vì quần chúng nhân dân được "giác ngộ" cách mạng, được học thuyết Mác Lê Nin soi đường, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Mình có thấy người dân nước nào được diễm phúc như thế đâu. :D Đã thế lại rất hay "vận dụng sáng tạo" các thuyết trên vào nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Đổi mới chỉ có ở Việt Nam chứ các nước tư bản làm gì có đổi mới, vì bọn nó làm gì có óc sáng tạo siêu đẳng như người Việt?
Bây giờ thì ngay cả khi Đảng còn chưa tuyên bố lý do tại sao không thể dân chủ, rất nhiều bạn đã sáng tạo ra lý do, dân trí Việt Nam còn thấp nên dân chủ sẽ dẫn đến loạn. Điều này chắc chắn là một khám phá vượt tầm thời đại, vì mình chưa đọc được từ bất kì một tài liệu, học thuyết chính trị nào hiện nay có nói đến dân chủ sẽ gây ra bất ổn chính trị. Người Việt Nam sắp có người đạt giải Nobel rồi. Mỗi tội hệ quả của nó hơi buồn : Dân trí Việt Nam thua dân trí người Mỹ vào thế kỉ 17?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cá nhân mình/em thấy giọng văn đá xoáy không mang tác dụng cho thảo luận tại đây trừ tác dụng self-comfort :D
 
Back
Bên trên