venezuela tiến lên CNXH

Trần Thiên Phước;[QUOTE đã viết:
1453316]Mỹ trả tự do cho Philippines và Nhật (quyền chính trị trong nước Nhật nằm hoàn toàn trong tay chính phủ Nhật). Cũng cùng năm 1989, vì Mỹ cảnh cáo chính quyền Nam Hàn cho nên họ mới không dám dùng xe tăng với thiết giáp để mà càn dân như đám TQ ở Thiên An Môn, từ đó mới có một chính phủ tự do dân chủ ở Nam Hàn cho đến bây giờ. Ở Đài Loan cũng tương tự vậy.

Năm 1992-1995, tụi serbia tụi nó tàn sát (genocide) Croats, Orthodox Serbs, and Muslim Slavs sống ở Bosnia and Herzegovina vì họ muốn giành độc lập của mình, thì Mỹ dẫn đầu NATO bomb cảnh cáo tụi Serbia. (bạn có thể google về bosnian war để biết rõ thêm).

Rồi năm 1999, người albanians ở Kosovo đấu tranh với tụi Serbia để giành độc lập của mình, một lần nữa tụi Serbia tàn sát (genocide) và Mỹ với NATO bomb Serbia một lần nữa để cảnh cáo tụi Serbs. (bạn có thể google về Kosovo war để biết rõ thêm).
Một cách tương tự có thể nói: Pháp đến giúp "khai hóa" văn minh cho Việt Nam. Nhật vì tình anh em, nhảy vào giúp đỡ Việt Nam đánh Pháp, hay gần đây hơn, Mỹ mang dân chủ, hòa bình , công bằng, thịnh vượng đến cho đất nước Iraq . Cũng chỉ là tuyên truyền.


Tuy nhiên nói tóm lại, đối với khu vực đông á (và một phần rất lớn VN) thì lợi của Mỹ nhiều hơn hại (đặc biệt là sau chiến tranh lạnh). bởi vì nó tạo ra một common security (thường được gọi là Pax Americana) đã kiềm hãm sự arm race (chạy đua vũ trang) giữa các nước bự và giảm gánh nặng quân sự và nỗi lo ngại đối với nước bự như TQ của các nước nhỏ.
Nước nào đơn phương rút khỏi hiệp ước ABM , tự do phát triển hệ thống tên lửa đánh chặn ?
Và đây nữa: The current (2005) United States military budget is larger than the military budgets of the next fourteen biggest spenders combined, and nearly seven times larger than China's. (Wiki)

Mỹ kô hề là tấm gương để bảo vệ hòa bình hay ngăn chặn chạy đua vũ trang. Còn cấm các nước khác làm , và mình thì mặc sức phát triển thì ai chả muốn thế. Nhớ hồi trước, khi Mỹ chỉ trích ngân sách quốc phòng cửa TQ tăng, ông đại sứ Trung Quốc đã chửi luôn: Shut up. It is high time to shut up, nói rằng Mỹ kô có tư cách để lecture China.

Về mặt kinh tế thì hệ thống toàn cầu hóa do Mỹ dẫn đầu đã tạo ra sự phát triển kinh tế vược bật của nhiều nước trong khu vực Châu Á, xóa đói giảm nghèo và tăng mức sống cho hàng trăm triệu người.
Và có cái này hôm nay vừa đọc đươc:
President George W. Bush refusing to limit greenhouse gas emissions despite growing pressure from the Democrat-led Congress and around the world.

Nên nhớ rằng : The US spews forth one quarter of all greenhouse gases in the world considered a major component of global warming.
http://news.yahoo.com/s/afp/20070119/sc_afp/uspoliticsenvironment_070119095926

Mỹ có những cái tốt không thể chối cãi được, nhưng cũng có những cái xấu kô thể nào chối cãi. Bài này kô để nói xấu Mỹ, chỉ để làm cân bằng thôi. Mình vẫn cảm phục nước Mỹ vì những thành tưu tuyệt vời họ đã đạt được và thậm chí mơ được đến Mỹ một lần 8-> .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Một cách tương tự có thể nói: Pháp đến giúp "khai hóa" văn minh cho Việt Nam. Nhật vì tình anh em, nhảy vào giúp đỡ Việt Nam đánh Pháp, hay gần đây hơn, Mỹ mang dân chủ, hòa bình , công bằng, thịnh vượng đến cho đất nước Iraq . Cũng chỉ là tuyên truyền.

Về Bosnia và Kosovo thì bạn nên đọc một chút sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề, còn về Philippines thì mình nói đến khoảng Mỹ nó "trả tự do" cho Philippines. Nếu bạn không biết rõ thì không nên so sánh bừa như vậy.

Nước nào đơn phương rút khỏi hiệp ước ABM , tự do phát triển hệ thống tên lửa đánh chặn

Cái này đối với Đông Á, nếu có hại thì chỉ có hại đối với TQ với Nga...còn những nước còn lại...gần như không có ảnh hưởng và khác biệt gì cả.

Với lại cái ABM đó, cái treaty đó buồn cười, rút ra là phải. Cái treaty đó là giữa LX với Mỹ nhằm giảm căng thẳng giữa hai nước về vấn đề hạt nhân. Bây giờ hòa bình rồi, thì tình thế khác. Lỡ như một "rouge state" nào đó nó có tên lửa hạt nhân, nó bắn vào Mỹ hay Nhật, như Bắc Hàn thì sao. Cái Mỹ muốn phát triển là một hệ thống chống những tình trạng như thế, không chỉ ở Mỹ mà còn ở Tây Âu, Nhật, và có thể Australia và New Zealand. Như vậy thì có gì sai? Cái này đâu phải là một vũ khí tấn công, chỉ là vũ khí phòng vệ.

Còn cái luận điểm là Mỹ rút khỏi ABM sẽ tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang thì không có cơ sở chút nào. Mỹ có khoảng 40,000 đầu đạn hạt nhân, Nga cũng có một số lượng tương tự như vậy, TQ thì cũng có khoảng vài ngàn cái. Cho dù Mỹ có phát triển hệ thống tối tân thế nào đi chăng nữa, cũng không thể nào mà chống đỡ hết được. Mà Nga với TQ sợ cái gì, Mỹ dùng vũ khí hạt nhân tấn công Nga và TQ à?

Và đây nữa: The current (2005) United States military budget is larger than the military budgets of the next fourteen biggest spenders combined, and nearly seven times larger than China's

Thì sao nào? Vấn đề là nó đem tàu với máy bay tới VN, hay Indonesia hay Malaysia rồi bắt mình triều cống cho nó kô? Hay ngược lại, nhờ tàu của Mỹ mà VN, Indonesia, Malaysia và Philippines kô bị tụi TQ nó chiếm thêm máy cái đảo Trường Sa (nó chiếu mấy chục cái hồi năm 1996 của Philippines rồi, cả đám ASEAN im re luôn) rồi mấy trăm Km vuông ở biển, mình nhớ có một cái thread về quyền kiểm soát của Tàu trên biển, rất là hà hiếp những nước nhở ASEAN. Vậy Thắng nghĩ xem, lợi nhiều hại nhiều.

Mình là nước nhỏ, thế nào cũng bị ức hiếp, cho nên chúng ta phải khôn khéo để mà bài trừ những thằng nó muốn ức hiếp mình, thằng Tàu thì vì địa lý (nằm sát bên mình) thế nào nó cũng ức hiếp mình (geopolitical reality), thằn Nga thì nó chẳng quan tâm lắm về Đông Nam Á và lợi ích của nó với TQ lớn hơn nhiều, tụi Anh, Pháp hay Đức thì chỉ biết nói miệng kô, chẳng so nổi với Tàu, chỉ có thằng Mỹ là dùng được thôi.

Đó là lý do tại sao mình nói "Tuy nhiên nói tóm lại, đối với khu vực đông á (và một phần rất lớn VN) thì lợi của Mỹ nhiều hơn hại (đặc biệt là sau chiến tranh lạnh)."

Mỹ kô hề là tấm gương để bảo vệ hòa bình hay ngăn chặn chạy đua vũ trang. Còn cấm các nước khác làm , và mình thì mặc sức phát triển thì ai chả muốn thế. Nhớ hồi trước, khi Mỹ chỉ trích ngân sách quốc phòng cửa TQ tăng, ông đại sứ Trung Quốc đã chửi luôn: Shut up. It is high time to shut up, nói rằng Mỹ kô có tư cách để lecture China.

Mình có nói là Mỹ nó "đúng" ở Đông Á đâu, mình chỉ nói là nó "tốt" ở Đông Á, đặc biệt là đối với VN nếu bạn đọc kỹ. Hai từ này hoàn toàn khác nhau.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Câu kết luận của Thắng đã thể hiện sự công bằng nhất có thể rồi, không biết Phước còn nói nữa để làm gì. Phước hay bênh Mỹ chằm chặp, không tốt lắm. Mình cũng ở Mỹ 3 năm rồi, có tốt có xấu cũng chỉ như nhiều quốc gia khác mà thôi. Theo Phước thì trên 50 bang của Mỹ hiện nay, có bang nào "đáng nhẽ" không thuộc Mỹ không?

Vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa rất là phức tạp, mình đọc nhiều bài viết mà đến giờ vẫn chưa bao giờ dám nói câu nào về vấn đề đó.

Nói ngắn gọn là, topic nào bàn về chính trị ở chân trời dưới bể nào đi nữa, cuối cùng cũng nhảy về Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc.... Trong hai bài viết tranh luận ở trên tuyệt nhiên không thấy chữ Venezuela hay là CNXH đâu cả -__-!
 
Câu kết luận của Thắng đã thể hiện sự công bằng nhất có thể rồi, không biết Phước còn nói nữa để làm gì. Phước hay bênh Mỹ chằm chặp, không tốt lắm. Mình cũng ở Mỹ 3 năm rồi, có tốt có xấu cũng chỉ như nhiều quốc gia khác mà thôi.

Nếu bạn đọc những bài trước, có người nó xấu, thì mình nói tốt là "công bằng nhất thể rồi," gì mà bạn cứ châm chích Mỹ hoài thế. "Không tốt lắm" bởi vì " nó có tốt có xấu cũng chỉ như nhiều quốc gia khác mà thôi. "

Theo Phước thì trên 50 bang của Mỹ hiện nay, có bang nào "đáng nhẽ" không thuộc Mỹ không?

Nói như thế kô nhẽ đám Việt chiếm đất tụi Chàm ngày xưa, đúng hay sai mình không cần biết, chẳng lẽ bây giờ phải trả đất lại cho nó à?

Vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa rất là phức tạp, mình đọc nhiều bài viết mà đến giờ vẫn chưa bao giờ dám nói câu nào về vấn đề đó.

Bạn kô dám nói kô có nghĩa là mình kô có quyền nói, mình đọc cũng không ít đâu.

P/s: Chỉ có kiến thức thật sự mới là bằng tính thuyết phục, chứ nếu chỉ nói khơi khơi "mình sống ở Mỹ 3 năm", thì không có giá trị gì cả. No offense.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái này đối với Đông Á, nếu có hại thì chỉ có hại đối với TQ với Nga...còn những nước còn lại...gần như không có ảnh hưởng và khác biệt gì cả.

Với lại cái ABM đó, cái treaty đó buồn cười, rút ra là phải. Cái treaty đó là giữa LX với Mỹ nhằm giảm căng thẳng giữa hai nước về vấn đề hạt nhân. Bây giờ hòa bình rồi, thì tình thế khác. Lỡ như một "rouge state" nào đó nó có tên lửa hạt nhân, nó bắn vào Mỹ hay Nhật, như Bắc Hàn thì sao. Cái Mỹ muốn phát triển là một hệ thống chống những tình trạng như thế, không chỉ ở Mỹ mà còn ở Tây Âu, Nhật, và có thể Australia và New Zealand. Như vậy thì có gì sai? Cái này đâu phải là một vũ khí tấn công, chỉ là vũ khí phòng vệ.

Còn cái luận điểm là Mỹ rút khỏi ABM sẽ tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang thì không có cơ sở chút nào. Mỹ có khoảng 40,000 đầu đạn hạt nhân, Nga cũng có một số lượng tương tự như vậy, TQ thì cũng có khoảng vài ngàn cái. Cho dù Mỹ có phát triển hệ thống tối tân thế nào đi chăng nữa, cũng không thể nào mà chống đỡ hết được. Mà Nga với TQ sợ cái gì, Mỹ dùng vũ khí hạt nhân tấn công Nga và TQ à?
Ngụy biện! Cái ABM hoàn toàn không hề buồn cười, nó có ý nghĩa và mục đích rất đơn giản và rõ ràng, không có gì phức tạp cả. Mỹ đơn phương rút ra tức là Mỹ đã phá hủy ý nghĩa của nó. Bây giờ cứ tưởng tượng như là một người đang ở trong một hàng xóm hòa bình, không có băng nhóm bắn giết gì cả. Có một người trong khu đó cứ tích trữ súng đạn năm nay qua năm khác. Hàng xóm hỏi thì bảo "chỉ tích trữ để phòng vệ thôi :-j". Hài hước, phòng vệ chống cái gì nếu mà mọi người đồng ý không bắn nhau? Quy trình chiến tranh ai chẳng biết là trước chiến tranh thì các nước tăng cường phòng thủ rồi rèn luyện thêm quân đội, chẳng ai khi không làm thế bao giờ.

Nói thẳng ra thì Mỹ tự thân đóng góp vào sự leo thang chiến tranh của Bắc Hàn và khu vực Trung Đông. Nếu không vì tự mình rút ra khỏi ABM xong phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa thì bọn Bin Laden cũng chả làm vụ Tháp Đôi (và dẫn tới chiến tranh xâm lược Iraq, hơn 300,000 người chết mà chưa đến đâu cả) và Bắc Hàn cũng chả phát điên lên như thế. Đừng bảo là ABM là buồn cười và vô nghĩa tới sự hòa bình thế giới, đó chỉ là ngụy biện thôi. Thực tế rất rõ ràng, vừa hủy cái là toán loạn lên ngay.



Tuy nhiên cũng phải đồng ý rằng là sự có mặt của quân đội Mỹ ở Đông Nam Á có tác dụng cân bằng về mặt quân sự của các phe, sẽ giảm bớt kiểu chơi luật rừng của Trung Quốc.
 
Ngụy biện! Cái ABM hoàn toàn không hề buồn cười, nó có ý nghĩa và mục đích rất đơn giản và rõ ràng, không có gì phức tạp cả. Mỹ đơn phương rút ra tức là Mỹ đã phá hủy ý nghĩa của nó

Vậy phải xem cái "ý nghĩa" của nó có còn hợp thời hay không. Hơn nữa Mỹ ký với "LX" chứ không phải Nga. Về luật thì nó không có gì sai cả.

Bây giờ cứ tưởng tượng như là một người đang ở trong một hàng xóm hòa bình, không có băng nhóm bắn giết gì cả. Có một người trong khu đó cứ tích trữ súng đạn năm nay qua năm khác. Hàng xóm hỏi thì bảo "chỉ tích trữ để phòng vệ thôi ". Hài hước, phòng vệ chống cái gì nếu mà mọi người đồng ý không bắn nhau? Quy trình chiến tranh ai chẳng biết là trước chiến tranh thì các nước tăng cường phòng thủ rồi rèn luyện thêm quân đội, chẳng ai khi không làm thế bao giờ.

Chief of the Staff of the United States Army nói với Senate đó là dù có phát triển cái Missle-defense system đi chăng nữa, cũng không thể nào mà cản nổi khoảng 40,000 nuclear warheads của Nga, và cái "mutual destruction" vẫn applicable. Nói Mỹ phát triển Missle-defense system để chuẩn bị cho chiến tranh hay dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang thì không có cơ sở.

Hơn nữa, có vị lãnh đạo của quốc gia nào mà nỡ để dân mình total vulnerable (hoàn toàn bị nguy hại) bởi một thằng terrorist hay một tên điên như Kim Jong Il, rồi mà mạo hiểm tin rằng những tên này sẽ có "đầu óc" mà kô dám tấn công mình (september 11 là bằng chứng). Mà cái Missle defense này Mỹ không phải là nước đầu tiên và phát triển nhất, Nhật mới là nước đầu tiên và phát triển nhất bởi vì Bắc Triền Tiên.

Mình nghĩ ví dụ của Tâm rất là tạo ra sự hiểu lầm và xuyên tạc, ở đây Nhật không tích trữ "súng ống", để mà thằng nào xông vào nhà thì tấn công, tuy nhiên cái này cũng có thể dùng để mà hâm dọa và tấn công người khác. Mà cái Missle Defense system này thì giống như "chuông báo động" với "cửa điện giực" vậy, nó chỉ để phòng thủ để bảo vệ dân mình, chứ không phải tấn công.

Bây giờ nếu bên cạnh VN có một thằng điên như Kim Jong Il, lên TV nào là khoe khoan quân đội nước mình mạnhn, phát triển xe tăng rồi còn bắn tên lửa qua lãnh thổ mình dưới cái cớ là "thử bắn" (Bắc Triều Tiên đã thử tên lửa, đi ngang qua lãnh thổ Nhật), thì mình ít nhất cũng phải đặt "chuông báo động" hay là "cửa điện giựt" chứ, hay trong thực tế thì xây vài chục cái lô cốt ở biên giới, hay ở Nhật thì xây một hệ thống missle-defense của mình để mà phòng ngừa thôi.

Nếu không vì tự mình rút ra khỏi ABM xong phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa thì bọn Bin Laden cũng chả làm vụ Tháp Đôi

Nếu bạn kô biết thì xin đừng nói bừa, Osama Bin Laden đã từng tấn công tòa tháp đôi đó trước khi Mỹ rút khỏi hiệp ước đó kìa (1996). Nếu nói vì Mỹ rút khỏi ABM --> Bin Laden tấn công Mỹ là không có cơ sở khoa học chứng minh.

Đừng bảo là ABM là buồn cười và vô nghĩa tới sự hòa bình thế giới, đó chỉ là ngụy biện thôi. Thực tế rất rõ ràng, vừa hủy cái là toán loạn lên ngay.

Tâm đã nghe câu chuyện bác sĩ và bệnh ở Nga chưa, ông vua ông làm một bản thống kê, thấy chỗ nào có bệnh nhiều thì có bác sĩ nhiều, ông ta rút ra là bệnh là do bác sĩ gây ra và ra lệnh giết hết bác sĩ để trị bệnh (trong statistics thì gọi là comfounded factor). Cái bạn đang nói cũng vậy, không có một bằng chứng thuyết phục (strong correlation) giữa việc Mỹ rút khỏi ABM và "thế giới bây giờ loạn" cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ngụy biện! Cái ABM hoàn toàn không hề buồn cười, nó có ý nghĩa và mục đích rất đơn giản và rõ ràng, không có gì phức tạp cả. Mỹ đơn phương rút ra tức là Mỹ đã phá hủy ý nghĩa của nó

--->Vậy phải xem cái "ý nghĩa" của nó có còn hợp thời hay không. Hơn nữa Mỹ ký với "LX" chứ không phải Nga. Về luật thì nó không có gì sai cả.

anh Phước nói rất đúng , trên phương diện pháp lý thì chuyện đó chẳng có gì sai cả . Thử hỏi anh Tâm , bây giờ ,ví dụ Mỹ ký một hiệp ước nào đó với Việt nam cộng hòa chẳng hạn , rồi ngày 30/4 , miền Nam đổi chủ , chẳng lẽ cái hiệp ước đó sẽ còn tồn tại ??? Nó chỉ là hiệp ước , chứ có phải nợ nần gì đâu mà có tính kế thừa giữa các chính phủ ?



Ở trường hợp này cũng thế thôi , về bản chất , chế độ ở Nga ngày nay hoàn toàn khác với chế độ Liên Sô ngày xưa , vả lại , chiến tranh lạnh đã kết thúc , những di sản của nó có lẽ cũng không còn giá trị nữa !


Mà chán thật đấy , chính anh Tâm là mod mà cứ làm lạc chủ đề thế này , lẽ ra anh phải ngăn chặn chứ , bọn em đang muốn nói về con đường đi lên CNXH ở Mỹ Latin cơ mà
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình nghĩ ví dụ của Tâm rất là tạo ra sự hiểu lầm và xuyên tạc, ở đây Nhật không tích trữ "súng ống", để mà thằng nào xông vào nhà thì tấn công, hoặc cũng có thể dùng để mà hâm dọa và tấn công người khác. Mà cái Missle Defense system này cũng giống như "chuông báo động" với "cửa điện giực" vậy, nó chỉ để phòng thủ để bảo vệ dân mình, chứ không phải tấn công.
Vẫn ngụy biện. Đừng so Mỹ với Nhật với Bắc Triều Tiên, vị thế, tiềm lực hoàn toàn không tương đương. Không có ai bỏ thật nhiều tiền vào quân sự chỉ để phòng ngự một nguy cơ không hề có cả. Từ lúc LX sụp đổ, Mỹ đã là siêu cường số một về quân sự rồi, không có lý do nào phải sợ ai (nhóm nào) tấn công nữa cả. Khối Châu Âu và Trung Quốc đều không có xu hướng đối đầu thẳng thừng như LX trước. Đừng bảo Mỹ lo bị các nước khác tiến đánh, xâm chiếm, nghe buồn cười lắm. Hơn nữa ai chả biết là bắn tên lửa thì bắn đâu chẳng được, trong Mỹ hay ngoài Mỹ chẳng thế, nói là phòng thủ nhưng chỉ người ngây thơ mới nghĩ vậy. Hỏi mua súng làm gì, bảo "tôi chỉ mua súng để phòng về có đứa vào nhà thôi" nhưng trên thực tế là súng thì mang ra ngoài bắn cũng có làm sao đâu mà. Hay là Mỹ tự làm cái treaty thề là không bao giờ mang tên lửa đó đi bắn người khác, độ 10 năm nghĩ lại bảo thôi, tao tự rút thôi, ABM với người khác tao còn rút được, huống gì là tự thề.

Vậy phải xem cái "ý nghĩa" của nó có còn hợp thời hay không. Hơn nữa Mỹ ký với "LX" chứ không phải Nga. Về luật thì nó không có gì sai cả.
Nga với LX tuy không là 1 về mặt chính trị nhưng quân sự, chiến lược vẫn thế, ai cũng biết là vậy. Bảo là rút cũng chẳng phạm luật chẳng qua là biện minh (self - justified)

Tâm đã nghe câu chuyện bác sĩ và bệnh ở Nga chưa, ông vua ông làm một bản thống kê, thấy chỗ nào có bệnh nhiều thì có bác sĩ nhiều, ông ta rút ra là bệnh là do bác sĩ gây ra và ra lệnh giết hết bác sĩ để trị bệnh (trong statistics thì gọi là comfounded factor). Cái bạn đang nói cũng vậy, không có một bằng chứng thuyết phục (strong correlation) giữa việc Mỹ rút khỏi ABM và "thế giới bây giờ loạn" cả.
Cái này cũng ngụy biện nốt, lập luận vụ bác sĩ kia hoàn toàn không tương đương để so sánh, chiều nhân quả ngược lại hẳn với nhau. Trên thế giới gần đây sự thay đổi về thể chế quân sự lớn nhất chỉ có vụ Mỹ rút khỏi ABM. Đừng nói chưa chắc là Mỹ đã tạo nên cục diện căng thẳng hiện nay, nhỡ là việc khác tạo nên :-j. Có thể không phải là nguyên nhân 100% nhưng mà cũng phải một phần lớn. Giống kiểu bảo Alan Green giảm lãi suất cơ bản chưa chắc đã làm thị trường tiền tệ thế giới thay đổi, cũng có thể là do nguyên nhân khác được.
 
Venezuela ???????????????????????? Em spam tí thôi vì topic này lạc đề rồi :D
 
Điều đáng nói không phài là Mỹ tốt hay là Nga tốt. Phải tỉnh táo mà nhìn nhận rằng Mỹ, hay Nga chỉ tốt với một nhóm người nào đó mà họ tin rằng có lợi cho họ mà thôi. Mỹ mang lại tự do cho một số nước nhưng lại thủ tiêu dân chủ ở một số nước khác. Cho thấy họ không phải vì tự do, mà chỉ vì lợi ích của họ mà thôi. Phát biểu điều này cũng không nhằm mục đích nói Mỹ là "ác quỉ", vì Phước thật ra nói đúng, Mỹ cũng giống "các nước khác" mà thôi. Cái này thì đồng ý với Phước. Điều không đồng ý là ở chỗ nếu tìm cách bảo vệ Mỹ nói rằng họ "ủng hộ độc tài" ở một số nước trong hoàn cảnh nào đó là "có thể chấp nhận". Phải nói rõ là điều này ko thể chấp nhận được đối với những nước bị can thiệp. Bởi vì làm như Phước thì nói rộng ra LX can thiệp vào Afghan có lẽ cũng thành chuyện "chấp nhận được", rồi thậm chí Stalin đàn áp đối thủ cũng sẽ có cách mà nói rằng "chấp nhận được" nốt.

Về ABM có một nghi ngờ nhỏ muốn mọi người tìm hiểu:

- Tuy Nga và LX là hai thực thể khác nhau nhưng theo mình hiểu khi LX sụp đổ thì Nga kế thừa nhiều vị trí của LX. Ví dụ Nga thay thế LX trong LHQ (chứ không ai dám nói vì Nga khác LX nên Nga không phải là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An cả). Do đó có khả năng Nga cũng thừa kế vị trí của LX trong hiệp ước ABM. Cái này chí là nghi vấn, những người có chuyên ngành chính trị như Phước nên check lại vấn đề.

- Nhân tiện nói về VNCH và CHXHCNVN: theo tôi hiểu không phải mọi hiệp ước của VNCH ký thì CHXHCNVN cũng phải theo, mà còn thùy vào thảo luận của VN với các đối tác ký với VNCH. Một số cái thì CHXHCNVN tự mình hủy bỏ, một số thì phía đối tác tự hủy. Một số nữa thì hai bên đồng ý là CHXHCNVN sẽ kế thừa vị trí của VNCH trong hiệp định.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Về ABM có một nghi ngờ nhỏ muốn mọi người tìm hiểu:

- Tuy Nga và LX là hai thực thể khác nhau nhưng theo mình hiểu khi LX sụp đổ thì Nga kế thừa nhiều vị trí của LX. Ví dụ Nga thay thế LX trong LHQ (chứ không ai dám nói vì Nga khác LX nên Nga không phải là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An cả). Do đó có khả năng Nga cũng thừa kế vị trí của LX trong hiệp ước ABM. Cái này chí là nghi vấn, những người có chuyên ngành chính trị như Phước nên check lại vấn đề.

- Nhân tiện nói về VNCH và CHXHCNVN: theo tôi hiểu không phải mọi hiệp ước của VNCH ký thì CHXHCNVN cũng phải theo, mà còn thùy vào thảo luận của VN với các đối tác ký với VNCH. Một số cái thì CHXHCNVN tự mình hủy bỏ, một số thì phía đối tác tự hủy. Một số nữa thì hai bên đồng ý là CHXHCNVN sẽ kế thừa vị trí của VNCH trong hiệp định.

Chính xác, thưa bác Trung. Các em tranh luận hăng quá nên em ko dám nhảy bừa vào. :D Cái này trong luật quốc tế có ghi rất rõ. Một chính thể mới có quyền lựa chọn "thừa kế" các điều khỏan chính thể cũ đã kí hay không (khác với các chính phủ thuộc một chính thể). Việc LX mới ra đời tuyên bố không trả nợ của Sa hoàng là một ví dụ. Trong trường hợp này Nga được công nhận là quốc gia thừa kế LX.
 
Không có ai bỏ thật nhiều tiền vào quân sự chỉ để phòng ngự một nguy cơ không hề có cả. Từ lúc LX sụp đổ, Mỹ đã là siêu cường số một về quân sự rồi, không có lý do nào phải sợ ai (nhóm nào) tấn công nữa cả.

Chắc Tâm đã quên 9/11. Như mình đã nói ở trên, cái "missle defense" program này rất là "limited", với khả năng "chỉ có thể chống lại một số lượng nhỏ tên lửa", mục tiêu chủ yếu là nhằm bảo vệ người dân Mỹ từ những rouge state như Bắc Triều Tiên, và đặc biệt hơn nữa là những tổ chức khủng bố như Al Qedea. Tâm nhìn world politics hơi 20th century (overly state-centric perspective), nghĩa là chỉ nhìn thấy có "quốc gia" ở chính trường thế giới ngay khi mà rất nhiều các tổ chức không thuộc chính quyền ngày càng có quyền lực hơn như Greenpeace, IMF, HRW, và nguy hiểm hơn như Al Qedea, Hezbollah etc

Câu hỏi đặc ra là như mình đã nói ở previous post, thật sự có ai dám tin tưởng rằng Al Qedea hay bất kỳ một tổ chức cực đoan nào sẽ có đủ "tầm nhìn xa" đến mức kô dùng vũ khí hạt nhân để mà chống đối Mỹ hay không (một lần nữa 9/11, rồi vụ bombing ở London làm những tiền lệ), với một cái giá phải trả, nếu thất bại, là tánh mạng của hàng triệu người dân? Nếu Tâm nói mình là ngây thơ, thì cái này, Tâm có quá tự tin và lạc quan không và dám chắc là sẽ không có một tình trạng như thế xảy ra?

Trên thế giới gần đây sự thay đổi về thể chế quân sự lớn nhất chỉ có vụ Mỹ rút khỏi ABM. Đừng nói chưa chắc là Mỹ đã tạo nên cục diện căng thẳng hiện nay, nhỡ là việc khác tạo nên . Có thể không phải là nguyên nhân 100% nhưng mà cũng phải một phần lớn.

Nếu muốn nói đến những "major events" (sự kiện lớn) gần đây mà làm cho thế giới loạn như bây giờ thì đầu tiên là 9/11, thứ hai là The War in Iraq, Bush Doctrine tiếp sau kô xa thì có radicalization ở Trung Đông và phương tây do những cái trên tạo ra, rồi vụ Iran, North Korea vv. Cái ABM đó kô có mặt mũi nào trong cái top-10 cả, bởi vì nó chẳng có gây ra một "major rearrangements" trong geopolitics cả, nói một cách khác hơn nó chẳng tạo ra sự thay đổi lớn nào cho phần lớn các quốc gia cả. Hai người đáng quan tâm nhất thì chỉ có Nga với China, nhưng như đã nói ở trên, nỗi quan tâm của họ chỉ là về chính trị (mặt mũi), chứ về tính thực tiễn của việc này như security concerns thì về căn bản không có thay đổi gì đáng nhắc đến.

Tuy nhiên, nếu Tâm biết những thông tin cụ thể có thể "nối trực tiếp" (mấu chốt là ở đây, còn không thì chỉ là comfounded factors) giữa việc Mỹ rút khỏi ABM và "loạn lạc" ngày nay, thì mình xin lắng nghe.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên