venezuela tiến lên CNXH

Chưa ai nói như Mĩ là sắp đạt CNXH nhỉ :D Hôm nọ post bên kia nhưng chả thấy ai trả lời, nhân tiện ở đây đang xôm post lại.

Cứ nói kiểu này rất oan cho Mác. Những cái kia là nói thời kì giữa thế kỉ 19, tại sao nó ko đến đc giải thích ở chỗ 2 cuộc chiến tranh thế giới đã làm thời điểm lùi lại, kết hợp với tiến bộ KHKT đã làm những cái đó chưa thể đến. Tuy nhiên nó vẫn đang lừ lừ tiến đến mà tôi đã có lần nói đến khi cái lãi suất ngân hàng =0 thì việc sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất chả có nghĩa lí gì nữa. Tuy nhiên cái ngày đó chưa đến, nó thuộc về tương lai. Lúc đó thì cân bằng là bền thực sự chứ ko phải ý muốn chủ quan của ai nữa.

Trước CTTG, một bên có thuộc địa để xuất vốn tìm lợi nhuận, một bên ko thể nên tranh giành nhau. Việc xuất vốn làm cho sự dư thừa vốn trong nước giảm xuống và tỉ suất lợi nhuận do vậy cao hơn. Nếu cả 2 phe đều ko thể xuất vốn ra nước ngoài thì cái ngưỡng đủ kia đã đến rất gần rồi (cái Mác dựa vào để nói là cái này). Chênh lệch này lớn là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh. Sau chiến tranh, cả 2 bên đều tổn thất, cùng với tiến bộ KHKT làm cho TLSX lại trở nên cách xa cái mốc dư thừa để có đủ cho mọi ng. Đó là lí do vì sao nó chưa xảy ra.

Tuy nhiên khi thế giới lại ổn định thì tư liệu sản xuất lại tăng nhanh hơn yêu cầu nâng cấp chính nó, bằng chứng là sự dư thừa vốn ở các nước phát triển ngày càng tăng. Tuy hiện nay có thể xuất ra nước ngoài (bây giờ các nước ko có phân biệt có thuộc địa hay ko mà đều có thể với tới các vùng thiếu vốn để đầu tư) nhưng cân bằng như vậy vẫn đang tiến về mức dư thừa ngày càng nhiều. Đến khi tất cả các vùng đều dư thừa thì biết xuất đi đâu? Đó cũng là lí do vì sao phải có trên toàn thế giới. Khi đó buộc phải chấp nhận thực tế lãi xuất =0 và việc có sở hữu cá nhân về TLSX (chú ý là vẫn tồn tại sở hữu cá nhân :D, cái này hình như rất nhiều ng nhầm) hay ko chả có ý nghĩa gì nữa (có vốn nhưng chả thể sinh lời thì để tiêu thôi). Như vậy sở hữu cá nhân về TLSX bị thủ tiêu là do chính sự phát triển chứ chả phải tại ai muốn hay không cả. Nếu ko có gì đặc biệt xảy ra thì cái ngày đó vẫn đang đến, có vẻ ko phải phản đối mà dc đâu, vì nó ko phải hệ tư tưởng nữa mà là khoa học. Và vì bây giờ phải đổi thành ở tương lai nên Phước nói hiện tại cái bạn nói mới đúng là chính xác, Mác ủng hộ hoàn toàn :)) Mác cũng cho rằng trước khi đến CNXH thì phải qua giai đoạn phát triển TLSX đến mức dư thừa là CNTB.

Cứ cãi nhau chứ Mĩ bây giờ thực ra có khi đã đến rất gần CNXH, mọi ng cứ để ý từ ngữ làm cho chẳng động gì đến bản chất cả. Có thể thấy các nước càng phát triển càng tiến gần đến CNXH vì vốn dư thừa càng lớn (tuy dịch chuyển ra nước ngoài nhưng rõ ràng vẫn thừa hơn, thực ra nói là gần đến mức đủ cho mọi ng thì chính xác hơn :-?). Tỉ suất lợi nhuận thấp của cổ phiếu cũng có nghĩa lãi suất ngân hàng thấp. Mọi ng có thể vay lãi gần =0 để làm ăn, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, cơ hội chia đều. Có thể thấy CNXH ở Mĩ chứ ko phải VN :)) Việc ở Mĩ còn nhiều ng nghèo thì cũng phải đổ tại khả năng của họ chứ ko thể đổ tại là vì bị bóc lột. “Làm theo năng lực hưởng theo lao động”, ko có bóc lột thực ra gần có ở Mĩ rồi. Còn việc chia đều cho mọi ng là CNCS chứ ko phải CNXH. Nó phải phát triển đến mức dư thừa sản phẩm rất lớn (ko chỉ TLSX nữa), mà cái này thì còn rất xa.

Mình thấy có một điểm ko rõ Mác có nhìn khác thời nay ko. Thời điểm của Mác thì khi TLSX đủ cho mọi ng thì nó nằm chủ yếu trong tay một số ng. Khi vốn nằm trong tay ít ng thì việc họ chấp nhận cho vay với lãi suẩt =0 là ko thể ngay cả khi họ dư thừa vì như vậy những cái họ đầu tư cũng bị giảm lãi suất theo. Cái này là một cân bằng ko bền. Tuy nhiên thời điểm hiện tại nó nằm trong tay nhiều ng hơn. Chính vì vậy ng ta sẵn sàng cho vay kể cả khi lãi suất rất gần 0. Liệu có phải vì thế thời của Mác cần đấu tranh phá vỡ cân bằng ko bền đó để những TLSX kia dc phân phối cho mọi ng, còn ngày nay thì nó tự động chia cho mọi ng mà ko cần đấu tranh :-/ (hiểu là có thể vay ngân hàng dễ dàng với lãi suất 0%) Liệu đây có phải nguyên nhân ko nhìn rõ giai cấp trong xã hội Mĩ và cũng ko thấy mâu thuẫn giai cấp sâu sắc ở đâu? Đáng lẽ phát triển như vậy thì CNXH đã phải rất gần và hiện rõ rồi chứ chả còn nói suông thế này, bởi CNXH là cái sẽ có theo quy luật :-??

Hy vọng ko ai thấy nó còn xa vời ở đâu nữa :D Tuy nhiên cái đấu tranh giai cấp thì mình ko nhìn thấy vì lí do ở trên.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ờ, chú nghĩ lại khoản 2 đi chú. Phải chú thích là "độc tài" mà không theo Mỹ thì mới bị can thiệp. Độc tài mà theo Mỹ thì vẫn khỏe ra thôi à. Còn dân chủ mà không theo Mỹ cũng vứt, cũng can thiệp như thường. Có cần dẫn chứng về các nhà nước dân chủ bị CIA lật đổ, rồi chính từ đó dựng lên độc tài không nhỉ
Chỉ nói ngắn gọn và dừng ở đây thì rất là misleading, dễ gây hiểu lầm. Những cái này diễn ra trong một context của chiến tranh lạnh, và khi không biết cả hai có làm như vậy không hoặc là có một nỗi sợ lớn ở hai phe, thì những việc làm đó là cần thiết.
Vậy là có người nhận có lúc không dân chủ là cần thiết rồi. Mà cần thiết ở đây là cần thiết cho cái gì thế ? Hay cần thiết cho Mỹ là chấp nhận được, cần thiết cho Việt Nam là không, cần phải bị trừ bỏ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chú cho anh dẫn chứng được không?

Xã hội Philippines, Nam Hàn, Đức, Nhật bây giờ là những bằng chứng sống. Mình vẫn không hiểu rõ bằng chứng mà bạn muốn hỏi ở đây là gì?

Vậy là có người nhận có lúc không dân chủ là cần thiết rồi. Mà cần thiết ở đây là cần thiết cho cái gì thế ? Hay cần thiết cho Mỹ là chấp nhận được, cần thiết cho Việt Nam là không, cần phải bị trừ bỏ?

Để một dân tộc phát triển thì người dân của dân tộc đó cần thiết dân chủ để phát triển. Nói rõ hơn một chút, mình là người Việt Nam, mình mong muốn và nghĩ là dân chủ ở VN là "cần thiết" cho sự phát triển của toàn xã hội; còn ở TQ, mình cũng mong muốn là TQ sẽ có dân chủ, còn cần thiết hay không thì mình không có ý kiến, miễn là nó trở thành một responisble state và một well-functioning market và tình trạng chính trị của nó có lợi nhất đối với VN.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
2. Mỹ vì tự do của các dân tộc em nói khi nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào?

Mỹ trả tự do cho Philippines và Nhật (quyền chính trị trong nước Nhật nằm hoàn toàn trong tay chính phủ Nhật). Cũng cùng năm 1989, vì Mỹ cảnh cáo chính quyền Nam Hàn cho nên họ mới không dám dùng xe tăng với thiết giáp để mà càn dân như đám TQ ở Thiên An Môn, từ đó mới có một chính phủ tự do dân chủ ở Nam Hàn cho đến bây giờ. Ở Đài Loan cũng tương tự vậy.

Năm 1992-1995, tụi serbia tụi nó tàn sát (genocide) Croats, Orthodox Serbs, and Muslim Slavs sống ở Bosnia and Herzegovina vì họ muốn giành độc lập của mình, thì Mỹ dẫn đầu NATO bomb cảnh cáo tụi Serbia. (bạn có thể google về bosnian war để biết rõ thêm).

Rồi năm 1999, người albanians ở Kosovo đấu tranh với tụi Serbia để giành độc lập của mình, một lần nữa tụi Serbia tàn sát (genocide) và Mỹ với NATO bomb Serbia một lần nữa để cảnh cáo tụi Serbs. (bạn có thể google về Kosovo war để biết rõ thêm).

1. "Mỹ thật sự" của em là Mỹ gì thế?

Mỹ thì cũng chỉ là một quốc gia, nó không có điên gì mà đem hết tài sản của nó đi giúp người ta, nó chỉ giúp được những nước nó giúp được thôi.

Và một quốc gia thì thế nào cũng có những "strategic positions", những nơi cần thiết thì nó lợi dụng, và nó cũng có "strategic rival" như LX hay Iran thì nó cũng cố gắng tranh đấu và nhiều phương pháp để đạt được những mục tiêu niều là "không sạch" (morally objectionable).

Tuy nhiên nói tóm lại, đối với khu vực đông á (và một phần rất lớn VN) thì lợi của Mỹ nhiều hơn hại (đặc biệt là sau chiến tranh lạnh). bởi vì nó tạo ra một common security (thường được gọi là Pax Americana) đã kiềm hãm sự arm race (chạy đua vũ trang) giữa các nước bự và giảm gánh nặng quân sự và nỗi lo ngại đối với nước bự như TQ của các nước nhỏ.

Về mặt kinh tế thì hệ thống toàn cầu hóa do Mỹ dẫn đầu đã tạo ra sự phát triển kinh tế vược bật của nhiều nước trong khu vực Châu Á, xóa đói giảm nghèo và tăng mức sống cho hàng trăm triệu người.
 
Bây giờ cứ cho là dân chủ là cần thiết cho sự phát triển nhưng còn vấn đề thời điểm (timing) nữa. Mở đường cho dân chủ là mở đường cho cạnh tranh. Liệu cạnh tranh sẽ diễn ra ở mức độ nào? Chính trị, khoa học, kinh tế, hay vũ lực? Cái cuối cùng ta muốn là lại có thêm một cuộc nội chiến nữa. Có gì đảm bảo là khi đa đảng thì không xảy ra chạy đua vũ trang giữa các đảng? Cân bằng giữa "tồn tại" và "phát triển" là một bài toán rất khó, đặc biệt với các nước mới ra khỏi chiến tranh, chim sợ cành cong, cái đó là tất nhiên.

Phước muốn trả lời bài này thì trả lời bên topic về diversity đi, để topic này nói về sự phát triển của XHCN, không nói về dân chủ nữa.
 
nếu nói rằng CHÍNH PHỦ Mỹ luôn luôn thực tâm là lực lượng chiến đấu (vô điêu kiện) vì tự do , dân chủ của các dân tộc khác thì câu này sai . Vì mọi chính phủ có lý trí đều phải đặt quyền lợi dân tộc mình lên trên hết , không ai hơi đâu đi lo chuyện người khác .
Tuy nhiên , xét trên bình diện lợi ích quốc gia thì tự do dân chủ ở các nước khác là có lợi cho Mỹ hơn .
Vì sao ?
Thứ nhất , Mỹ là nước có thể chế đa nguyên , có một xã hội dân sự , trong đó , vai trò của các hội đoàn , các NGOs , là lớn đối với chinh sách của chính phủ . Có những tổ chức PHI LỢI NHUẬN , vì tư do báo chí , vì tự do tôn giáo ... (nói chung là nhân quyền) như Human Rights Watch , Tổ chức ân xá quốc tế , tổ chức Phóng viên không biên giới ...do tư nhân lập ra , giám sát tình trạng nhân quyền trên thế giới , các tổ chức này ko chịu sự chi phối hay là chỉ huy của CIA hay các cơ quan ngoại giao nào của chính phủ Mỹ. Họ có những tiêu chí để đánh giá nhân quyền ở các quốc gia , và thường có các bản báo cáo đánh giá hằng năm . Chính vì tính chất đã nói ở trên của xã hội dân sự Mỹ , nên các tổ chức này có sức ảnh hướng đến chính sách của chính phủ .Đối với giới doanh nghiệp thì sao ? Họ cũng có sức ảnh hưởng nhất định với chính sách của chính phủ . Tự do ngôn luận còn biểu hiện ở sự thông suốt của thông tin , thông tin ko bị bóp méo , hay bưng bít , kiểm duyệt . Chuyện này giúp người dân có thể cất lên tiếng nói của mình , đấu tranh hiệu quả hơn chống nạn tham những , và những tiêu cực khác của nền kinh tế ở những nước đó . Và nếu các doanh nhân Mỹ đầu tư ở các nước này thì rõ ràng là sự cải thiện về tính minh bạch , chống tham nhũng nên trên , là có lợi cho việc là ăn của họ . Vì thế , họ tất sẽ muốn tình hình dân chủ nhân quyền ở các nước này được tôn trọng. Ngoài ra , các giáo hội cũng có sức ảnh hưởng của mình ,nếu việc truyền đạo của họ bị cản trở ở nước kia , thì họ sẽ ko thể ngồi yên . Họ (tức là các tổ chức phi chính phủ ở Mỹ đấu tranh vì dân chủ nhân quyền ,các doanh nghiệp Mỹ , các giáo hội nói trên) có thể phản ảnh nguyện vọng của mình đến thông qua các cử tri , và chính phủ có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của họ , thực hiện những đề xuất của họ nếu phù hợp ...Hơn nữa , chính phủ Mỹ luôn tự hào rằng , mình là thể chế dân chủ nhất thế giới , Mỹ là miền đất hứa cho những ai tìm kiếm tự do , nên nếu chính sách ngoại giao của họ mà mâu thuãn với đườing lối tư duy đó , ví dụ như yểm trợ các chế độ độc tài , thì dân Mỹ ai còn tin tưởng vào chính phủ nữa .Tóm lai , những nguyên nhân này thúc đẩy chính phủ Mỹ thiết lập (hay nói vui là "xuất khẩu") mô hình tự do dân chủ của mình trên khắp thế giới .

Bây giờ nói lại về thời chiến tranh lạnh một chút , tại sao chính phủ Mỹ lại phải yểm trợ cho các chế độ độc tài , nhất là độc tài quân phiệt như Nam Hàn , Đài Loan , Thái Lan , và một số nước Mỹ latin hồi đó , trong khi điều này nghe có vẻ đầy nghịch lý với những gì đã nói ở phần một ?

Lý do cực kỳ dễ hiểu , trong bối cảnh của chiến tranh lạnh , ở các nước , nhất là Á Châu, đều có sự giằng co quyết liệt giữa hai xu hướng : cộng sản và tư bản . Rõ ràng , nếu thể chế chính trị cộng sản lên ngôi , với ý thức hệ Marx_Lenin- thời đó được hiểu là tiêu diệt tư hữu , đánh đổ tư sản , địa chủ , bãi bỏ nền kinh tế thị trường...thì nó sẽ làm thu hẹp thị trường làm ăn của người Mỹ . Không chỉ có vậy , Mỹ đã có quyền lợi của mình (tài sản , đầu tư) ở một số nước , nhất là Mỹ Latin , nếu bây giờ cộng sản cướp được chính quyền thì chắc chắn số tài sản này của Mỹ (có thể là của chính phủ Mỹ hoặc là các doanh nghiệp Mỹ) sẽ bị quốc hữu hóa sạch , và Mỹ mất hết , như ở Cuba sau năm 1959 chẳng hạn . Tất nhiên ,những điều này là có hại với Mỹ nên chính phủ Mỹ phải ngăn chặn . Trong khi các chế độ độc tài khác , không cộng sản , thì lại ko có chính sách quốc hữu hóa nền kinh tế như thế , họ chỉ độc tài về chính trị thôi , chứ vẫn tạo điều kiện để nền kinh tế thị trường phát triển , thế thì sẽ ko gây tổn hại gì cho kinh tế Mỹ .
Nên nhớ rằng , Liên Sô cũng thực hiện chính sách can thiệp , yểm trợ các lực lượng cộng sản một cách quyêt liệt đấy , và Liên Sô cũng đâu có tôn trọng quyền tự quyết dân tộc , điển hình là vụ bánh xích xe tăng Liên Sô và khối hiệp ước Warsaw nghiền nát những thành tựu nhỏ nhoi về dân chủ mới giành được ở Hungary năm 1956 và ở Tiệp năm 1968 , sau này là xâm lược Afganistan , tất cả những cái đó vì ai , cũng là vì lợi ích của Liên Sô cả mà thôi , nhưng được ngụy trang dưới cái vỏ bọc hào nhoáng là "thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả ", "giải phóng nhân loại" . Thế nên , trong bối cảnh khốc liệt như vậy , Mỹ đương nhiên là phải dùng mọi cách để bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình , kể cả những biện pháp có vẻ trái với mong đợi của xã hội và nhân dân Mỹ , là yểm trợ cả các lực lượng độc tài quân sự , vì chỉ có lực lượng này mới có đủ khả năng chống lại làn sóng đỏ .

Cho một cái ví dụ nhỏ sau đây : ở bán đảo Triều Tiên , sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt năm 53 , Bắc Hàn liên tiếp cử điệp viên xâm nhập Nam Hàn , hòng phá rối ổn định chính trị và kinh tế của Nam Hàn . Trong tình trạng đe dọa thường trực như thế , nhân dân Nam Hàn có thể bị đánh lừa về những "thành tựu kinh tế vĩ đại " , về "thiên đường xã hội chủ nghĩa" ở Bắc Hàn , một giải pháp cực chẳng đã là Mỹ phải hỗ trợ cho phe quân đội nắm chính quyền : Lý Thừa Vãn , Phác Chính Huy , Toàn Đồ Hoán (Chun Do Hwan), tất nhiên là phe này hoàn toàn ko có ý định thủ tiêu kinh tế thị trường , xóa bỏ ngoại thương với Mỹ . Và thực tế cho thấy gì ? Sau một thời gian ổn định được chính quyền ( bao gồm cả các biện pháp bắt bớ , khủng bố) , đập tan được hiểm họa xâm lăng của cộng sản Bắc Hàn , trong khi nền kinh tế vẫn được tạo điều kiện để phát triển tốt , Nam Hàn đã sớm đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế , trở thành con rồng châu Á , và là một hình mẫu học tập của VN ngày nay .Và nền dân chủ Nam Hàn đã dần được khôi phục .
Vì thế , nếu chỉ nhìn ở bề nổi , sẽ thấy có vẻ như đôi khi , không dân chủ lại là có lợi , tuy nhiên , ở phần chìm của tảng băng , sự không dân chủ này phải được nhìn nhận một cách tương đối , tức là phải so sánh nó với các mô hình khác vào thời điêm đó . Và ở đây , ta thực hiện phép so sánh đó với mô hình "dân chủ" của Bắc Hàn . Nếu cái kiểu "dân chủ toàn diện " của Bắc Hàn mà được thiết lập ở Nam Hàn (điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong quá khứ ) , thì ngày nay , lấy đâu ra một thì trường xuất khẩu lao động dồi dào cho công nhân Việt Nam , lấy đâu ra phim Hàn Quốc cho giới trẻ Việt Nam say mê :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mỹ trả tự do cho Philippines và Nhật (quyền chính trị trong nước Nhật nằm hoàn toàn trong tay chính phủ Nhật). Cũng cùng năm 1989, vì Mỹ cảnh cáo chính quyền Nam Hàn cho nên họ mới không dám dùng xe tăng với thiết giáp để mà càn dân như đám TQ ở Thiên An Môn, từ đó mới có một chính phủ tự do dân chủ ở Nam Hàn cho đến bây giờ. Ở Đài Loan cũng tương tự vậy.

Năm 1992-1995, tụi serbia tụi nó tàn sát (genocide) Croats, Orthodox Serbs, and Muslim Slavs sống ở Bosnia and Herzegovina vì họ muốn giành độc lập của mình, thì Mỹ dẫn đầu NATO bomb cảnh cáo tụi Serbia. (bạn có thể google về bosnian war để biết rõ thêm).

Rồi năm 1999, người albanians ở Kosovo đấu tranh với tụi Serbia để giành độc lập của mình, một lần nữa tụi Serbia tàn sát (genocide) và Mỹ với NATO bomb Serbia một lần nữa để cảnh cáo tụi Serbs. (bạn có thể google về Kosovo war để biết rõ thêm).



Mỹ thì cũng chỉ là một quốc gia, nó không có điên gì mà đem hết tài sản của nó đi giúp người ta, nó chỉ giúp được những nước nó giúp được thôi.

Và một quốc gia thì thế nào cũng có những "strategic positions", những nơi cần thiết thì nó lợi dụng, và nó cũng có "strategic rival" như LX hay Iran thì nó cũng cố gắng tranh đấu và nhiều phương pháp để đạt được những mục tiêu niều là "không sạch" (morally objectionable).

Tuy nhiên nói tóm lại, đối với khu vực đông á (và một phần rất lớn VN) thì lợi của Mỹ nhiều hơn hại (đặc biệt là sau chiến tranh lạnh). bởi vì nó tạo ra một common security (thường được gọi là Pax Americana) đã kiềm hãm sự arm race (chạy đua vũ trang) giữa các nước bự và giảm gánh nặng quân sự và nỗi lo ngại đối với nước bự như TQ của các nước nhỏ.

Về mặt kinh tế thì hệ thống toàn cầu hóa do Mỹ dẫn đầu đã tạo ra sự phát triển kinh tế vược bật của nhiều nước trong khu vực Châu Á, xóa đói giảm nghèo và tăng mức sống cho hàng trăm triệu người.

Quan điểm và nhận thức của anh em mình khác nhau, về cơ bản không thể tranh luận được. Xin lỗi em nhé :)
 
Cho một cái ví dụ nhỏ sau đây : ở bán đảo Triều Tiên , sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt năm 53 , Bắc Hàn liên tiếp cử điệp viên xâm nhập Nam Hàn , hòng phá rối ổn định chính trị và kinh tế của Nam Hàn . Trong tình trạng đe dọa thường trực như thế , nhân dân Nam Hàn có thể bị đánh lừa về những "thành tựu kinh tế vĩ đại " , về "thiên đường xã hội chủ nghĩa" ở Bắc Hàn , một giải pháp cực chẳng đã là Mỹ phải hỗ trợ cho phe quân đội nắm chính quyền : Lý Thừa Vãn , Phác Chính Huy , Toàn Đồ Hoán (Chun Do Hwan), tất nhiên là phe này hoàn toàn ko có ý định thủ tiêu kinh tế thị trường , xóa bỏ ngoại thương với Mỹ . Và thực tế cho thấy gì ? Sau một thời gian ổn định được chính quyền ( bao gồm cả các biện pháp bắt bớ , khủng bố) , đập tan được hiểm họa xâm lăng của cộng sản Bắc Hàn , trong khi nền kinh tế vẫn được tạo điều kiện để phát triển tốt , Nam Hàn đã sớm đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế , trở thành con rồng châu Á , và là một hình mẫu học tập của VN ngày nay .Và nền dân chủ Nam Hàn đã dần được khôi phục .
Vì thế , nếu chỉ nhìn ở bề nổi , sẽ thấy có vẻ như đôi khi , không dân chủ lại là có lợi , tuy nhiên , ở phần chìm của tảng băng , sự không dân chủ này phải được nhìn nhận một cách tương đối , tức là phải so sánh nó với các mô hình khác vào thời điêm đó . Và ở đây , ta thực hiện phép so sánh đó với mô hình "dân chủ" của Bắc Hàn . Nếu cái kiểu "dân chủ toàn diện " của Bắc Hàn mà được thiết lập ở Nam Hàn (điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong quá khứ ) , thì ngày nay , lấy đâu ra một thì trường xuất khẩu lao động dồi dào cho công nhân Việt Nam , lấy đâu ra phim Hàn Quốc cho giới trẻ Việt Nam say mê
:| Đọc từ đầu topic đến giờ nhưng chả dám nói gì cả (Tự nhận mình trình chưa đủ :) ) nhưng thấy mấy câu này của Bách ... ko đỡ đc vào hỏi vài câu :|.
So sánh tình hình Việt Nam với Triều Tiên ứng vào thì tất nhiên là Miền Bắc = Bắc Hàn nhé :|... Miền Nam = Nam Hàn rồi :-<
Chẳng Phải Miền Bắc MÌnh Kí Hiệp Ước rồi vẫn phải ùn ùn kéo quân vào Miền Nam để có cái nhà nước bây giờ à !
...
Chắc cái nhà nước Việt Nam mình bi h ko nên tồn tại chăng :-<???
 
Chỉnh sửa lần cuối:
tôi nói đến Triều Tiên chứ ko hề có một chút nào nói đến Việt Nam hết , bạn nên đọc lại và hết sức tránh những cái liên tưởng kiểu như vậy , tình hình Việt Nam có nhiều cái khác biệt với Triều Tiên , vả lại nó nhạy cảm , ko hỗ trợ được gì cho luận điểm mà tôi đưa ra về chính sách ngoại giao của Mỹ , nên tôi ko nói một câu nào đến Việt Nam .

Nếu phần tôi nói về Bắc Hàn và Nam Hàn có gì sai thì xin bạn cứ góp ý thoải mái , ko nên nói lái câu chuyện sang hướng đó , và cũng xin nhắc bạn một lần nữa là nếu muốn tranh luận , thì bạn phải quote ra những ý nào của tôi nói , chứ còn những cái liên tưởng kia , thì nó là của bạn , và tôi ko chịu trách nhiệm !
 
Lý luận về 2 miền Triều Tiên của Anh Bách chắc mọi người chắc cũng nghe nhiều rồi. Cái đó thuộc về lịch sử, chả ai biết được nếu Triều Tiên ko có Bắc Hàn, cũng như VN ko có Bắc Việt thì sẽ ra làm sao.
Dù gì thì mấy cái "nếu" đó thì đúng là nói đến tối ko hết. Vì thế anh Bình cứ bình tĩnh, tất cả vẫn chỉ là giả thiết để mọi người hiểu thôi.:p
 
:p thì anh cũng chẳng có ý gì mà :">. Chứ ai chẳng biết Chân Lý Thuộc Về Kẻ Mạnh mà :-j ...
Thôi :-j Em ko dám bàn nữa :">. Mà Hình như mình thuộc phe Marxist :| +_+ Vào đây bị chửi vỡ mặt mất :">
 
Các bạn cứ cãi nhau Mỹ tốt hay xấu thế này thì đến Tết cũng không ra được cái gì đâu.

Thật ra Mỹ không tốt mà cũng không xấu. Tất cả những gì nó làm là vì lợi ích của người Mỹ (of course). Như bác nào đó đã nói không có kẻ thù vĩnh viễn, cũng không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn mà thôi. Trong những hoàn cảnh lợi ích nước Mỹ xung đột với quyền lợi của một số nước thì đối với những nước đó Mỹ là xấu, nhưng khi lợi ích của nước Mỹ lại trùng với quyền lợi của một số nước khác thì khi đó Mỹ lại là tốt (với những nước đó).

Ví dụ nhé, trong thế kỷ 20 Mỹ đã góp phần tạo sự phát triển cho rất nhiều nước (châu Âu, Nhật, Hàn ...) nhưng đồng thời cũng làm cho nhiều dân tộc sống khốn khổ (e.g. hậu thuẫn độc tài Pinochet, cấm vận Iraq, gây ra c/t VN, ... )

Có người đã nói lịch sử là history, tức là "his story" - câu chuyện của một ai đó mà thôi. Cùng một vấn đề lịch sử mỗi người đứng trên một quan điểm có những đánh giá khác nhau. Ví dụ như cùng một cuộc chiến tranh VN, nhìn từ một khía cạnh thì có thể nói đó là nội chiến. Nhìn từ một khía cạnh khác có thể bảo là đó là cuộc chiến của nhân dân VN chống lại sự can thiệp của Mỹ (bởi rõ ràng nếu không có Mỹ can thiệp thì sẽ không bao giờ có cuộc chiến tranh Đông Dương lần 2). Nhìn từ một khía cạnh khác nữa thì sẽ bảo đó là một cuộc chiến "proxy war" giữa Mỹ và Liên Xô.

Nói chung mình vẫn thích câu nói "không có kẻ thù vĩnh viễn, không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi là vĩnh viễn".
 
Lý luận về 2 miền Triều Tiên của Anh Bách chắc mọi người chắc cũng nghe nhiều rồi

thì cả bài post trên anh chỉ tổng hợp lại những gì chúng ta đều đã quen thuộc từ lâu , một cách hệ thống , coi như là để chấm dứt hẳn phần bàn luận mà một số anh ở trên kia đang có xu hướng lạc đề sang chuyện "Mỹ ủng hộ dân chủ hay độc tài ? "

Để trở lại chủ đề chính là "con đường đi lên CNXH của Venezuela và một số nước Mỹ La tinh " là có lẽ ngày mai anh sẽ cố gắng điểm lại một vài nét chấm phá về lịch sử của mấy nước trong khu vực này tính từ khoảng những năm 60 - 70s cho đến nay , có thể lấy cuộc CM Cuba năm 59 làm gốc cũng được .
 
Hì, nhớ cách đây hơn 20 năm thì Mỹ và Hồi giáo bắt tay cùng chống Cộng Sản. Bây giờ thì Hồi giáo và Cộng Sản lại bắt tay cùng nhau chống Mỹ. Đúng là thời thế thay đổi, giá trị đảo lộn hết cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vấn đề ko phải là ai bắt tay ai, mà là.....Mĩ ko bao h bắt tay CS.=))
 
tùy vào từng loại cộng sản thôi , trong quá khứ ,chẳng phải Mỹ đã từng bắt tay Trung Cộng để chống Liên Sô vào những năm từ khoảng 1972 đến hết chiến tranh lạnh đó sao ?
Cho nên , bắt tay hay không là đều phải nhìn nhận trên khía cạnh lợi ích của Mỹ , như anh đã phân tích ở post trên !
Venezuela lập quỹ này với Iran chẳng qua là đấu khẩu , "nắn gân" Mỹ , chứ đố nó dám tài trợ cho tham vọng hạt nhân của Iran đó ! Nên chú ý là dù rất hùng hồn tuyên bố đi lên cái gọi là "chủ nghĩa xã hội" , nhưng Hugo Chavez không có ý định , và cũng không có khả năng xóa bỏ những thành tựu về dân chủ của nước Venezuela đa nguyên , hòng tập trung quyền lực vào tay mình để muốn làm gì thì làm !
Thế nên , việc lập quỹ này sẽ ko ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới đâu ! (hihi)
 
Em chỉ sợ trong vòng 10 năm nữa, 2 nước này sẽ được Mỹ sờ gáy, nặng hơn là.....bùm %-( 8-X:
 
Back
Bên trên