Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Điều đó không có đâu Thắng à, nếu cho rằng tiên đoán thiên tài của C.Mác một ngày nào đó sẽ xảy ra thì chắc chắn không phải do một nước cụ thể nào đó tiến hành thành công cách mạng xã hội chủ nghĩa mà có được.
1. Cánh tả không phải là CNXH.
2. Theo anh nước Mỹ chỉ khai tác tài nguyên ở các nước Nam Mỹ chứ không xây dựng một "mô hình xã hội kiểu Mỹ" như em nói.
Nhưng rồi dần dần cũng nhận ra nó ko đơn giản như vậy
Chú sửa nhanh nhỉ ? :-" Nếu là tranh luận về mặt lý luận thì tôi chả nể ai vì tình hữu ái giữa HAOers đâu .thôi , em nghĩ là em ko dám tranh cãi với anh Đức Anh nữa đâu , quan điểm của anh em ta khác nhau xa quá , ko có cùng những cách hiểu căn bản về "cách mạng" , "ý thức hệ tiến bộ" , "giải phóng" , "cải tạo"... nên cãi nhau nữa chắc là HAO thành cái bãi chiến trường mất , rồi có khi em lại bi warned nữa thì chán lắm ! Nhất là cũng ko nên vì những vấn đề này mà làm ảnh hưởng xấu đến tình ái hữu giữa các HAOers ! Hihi .
1.Cánh tả kô phải là CNXH . Okie. Nhưng mà nó có xu hướng ủng hộ CNXH.
2. Còn về mô hình Mỹ thì em nghĩ Mỹ luôn muốn xây dựng ở bất cứ đất nước nào họ có sự can thiệp (ví dụ: Iraq, Af..) một chế độ dân chủ theo mô hình của họ. Mỹ la tinh chắc kô phải ngoại lệ.
Thế à, em hiểu về cánh tả như thế nào, định nghĩa cho anh với.
.Cánh tả kô phải là CNXH . Okie. Nhưng mà nó có xu hướng ủng hộ CNXH.
đúng như anh Thắng nói , phe tả ko hẳn là XHCN hay Cộng sản , mà phe tả BAO GỒM trong nó cánh XHCN và cộng sản . Thời buổi ban đầu khi mà phong trào cánh tả (tức là có cái gì đó liên quan đến phong trào công nhân _đấu tranh vì lợi ích của các tầng lớp dưới trong xã hội) mới xuất hiện thì trong lòng của nó có nhiều khuynh hướng , tức là bị chia rẽ . Theo sách vở chính thống tại Việt Nam , thì các phe phái có tính CÁCH MẠNG (chủ trương bạo lực cách mạng để lật đổ chính quyền tư sản ) gọi là Cộng Sản (sau này ở các nước XHCN , người ta nói là CNXH là giai đoạn đầu của CNCS , tuy nhiên , ở phương Tây , phe hữu thường có xu hướng coi Cộng sản và Xã hội chủ nghĩa là một) . Phe thứ hai trong phong trào công nhân trong giai đoạn đó , có cương lĩnh khác với phe cộng sản . Phe này chủ trương "cải lương" , "thỏa hiệp" với tư sản , phủ nhận "bạo lực cách mạng" (tất nhiên , tốt hay xấu thì ta ko bàn ở đây ) .Sau này , ở một số nước , bằng nhiều cách , phe cộng sản nắm được chính quyền và đều xóa bỏ đa nguyên chính trị , thực hiện "độc đảng" _ở giai đoạn nào đó họ gọi là thực hiện "chuyên chính vô sản" . Còn ở các nước tư bản , thì phe "cải lương" phát triển mạnh hơn phe CS vì mục tiêu của nó là cải tạo dân sinh , công bằng xã hội , theo phương thức đấu tranh nghị trường . Các Đảng tiêu biểu cho phe "cải lương" này thường là Đảng Xã hội dân chủ . Phe này cũng có lúc nắm được chính quyền , tuy nhiên , vì theo phương thức đấu tranh nghị trường (chứ ko phải bằng bạo lực "cách mạng" ) nên họ vẫn duy trì một thể chế đa đảng . Còn một chi tiết nhỏ đáng lưu ý là ở các nước dân chủ , phe cánh tả "cải lương" (thường ko dùng học thuyết Marx-Le làm ý thức hệ cho mình thường) được gọi là "trung tả" , còn phe cộng sản được gọi là "cực tả" (extreme left)
Tuy thế , phe tả ( Xã hội dân chủ) ko bao giờ châp nhận mô hình chính trị độc đảng như ở các nước Cộng sản . Đó là điều quan trọng nhất !
Những vấn đề ko giải quyết được theo em là CNTB khó có thể giải quyết tận gốc các vấn đề XH như nghèo đói, chênh lệch giàu nghèo, mức sống
Mô hình đó đã kô đáp ứng được mong mỏi của những người dân nghèo, kô mang lại được sự cân bằng trong xã hội trong khi CNXH đã chứng tỏ nó có sự ưu việt hơn trong giải quyết các vấn đề xã hội, nghèo đói
Còn về ấm no hạnh phúc, quan trọng là cho ai ? và bằng cách nào ? chứ nói chung chung thì cãi nhau dài
Công việc của các triết gia thời đại ngày nay thì sao tôi biết hết được . Những người muốn bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản thì chắc chắn là muốn chống phá hệ tư tưởng Mác Lê nin rồi
Tuy nhiên, bây giờ sự phát triển của công nghiệp nặng đã dẫn tới một thời kỳ mới. Vốn tư bản và những lực lượng sản xuất đã được mở rộng tới một mức độ chưa từng có, và các phương tiện đã có để multiply them without limit in the near future. Hơn nữa, những lực lượng sản xuất đã được tập trung chỉ trong tay một số ít nhà tư bản trong khi quần chúng đang dần dần trở thành vô sản mà cuộc sống rất bần hàn khi so sánh với sự giàu có nhanh chóng của giai cấp tư sản. Những lực lượng sản xuất vĩ đại và dễ dàng đựoc mở rộng này gần đây đã phát triển nhanh hơn sở hữu tư nhân và tư sản đến nỗi mà chúng đe dọa một sự xáo động mạnh mẽ nhất của trật tự xã hội. Hiện nay, dưới những điều kiện này, sự thủ tiêu của sở hữu tư nhân đã trở nên kô chỉ là có thể mà là cần thiết
anh ko đồng ý chỗ nào có thể nêu ra để em rút kinh nghiệm được ko ạ ?
Câu này mới là mị dân . Đây cũng là một kiểu triệt tiêu động lực của người dân .Thứ nhất không có chế độ nào mà có thể giải quyết "tận gốc" (kiểu như 100%) vấn đề nghèo đói được cả, nên nói như thế là mị dân.
Anh bạn cũng đừng chụp mũ người khác .Xin bạn đừng nói chụp mũ vậy, mình chẳng quan tâm Marx với Lenin, mình chỉ quan tên đến kết quả và thực tế. Chính sách nào tốt thì mình ủng hộ, và không tốt thì phản đối, và chính sách Marx-Lenin chỉ có gây hại nhiều hơn là lợi cho nền kinh tế của một nước và mức sống của người dân. Cái này mình có nói rõ hơn ở Toàn Cầu Hóa và Chuyển Biến Về KTXH Và Đảng.
1. Thế à, em hiểu về cánh tả như thế nào, định nghĩa cho anh với.
2. Anh thì lại ko nghĩ thế. Anh không nghĩ "thực dân" (kiểu gì đi nữa) lại muốn tạo ra những người - tự do - giống mình. Em có thể thấy trong lịch sử. Người Mỹ chắc quá đủ khôn ngoan để không làm chuyện này. Hơn nữa, hình như đa số những nước "bị can thiệp" đều có chế độ "độc tài" - theo báo chí phương Tây - thì phải. Em thử nghĩ xem, độc tài dễ lợi dụng hơn hay dân chủ dễ lợi dụng hơn.
Câu này mới là mị dân . Đây cũng là một kiểu triệt tiêu động lực của người dân .
Chú Phước lại nói nhăng nữa. Marx làm gì có "chính sách" gì? Lê nin thì còn họa may.
Okie. Nothing is perfect. Nhưng khi người dân một nước chọn CNXH (họ free để chọn ) thì nghĩa là họ đã chọn chế độ mà theo họ có thể giải quyết vấn đề tốt hơn.Thứ nhất không có chế độ nào mà có thể giải quyết "tận gốc" (kiểu như 100%) vấn đề nghèo đói được cả, nên nói như thế là mị dân.
Sorry, mình đang nói về CNTB chứ kô nói gì đến toàn cầu hóa cả. MÌnh dùng từ CNTB với tư cách là một hệ thống kinh tế xã hội mà có thể định nghĩa vắn tắt là: economic system of private ownership (theo answer.com). Chả mắc mớ gì đến toàn cầu hóa cả .Thứ hai, mình đã nói đi và nói lại, CNTB mà bạn dùng là không chính xác với hệ thống toàn cầu hóa hiện nay.
Thứ ba, chính hệ thống toàn cầu hóa hiện nay đã xóa đói giảm nghèo cho hơn 1 tỉ dân ở các nước theo đường lối XHCN như TQ, Ấn Độ, Đông Âu, VN. Cái này thì trong thread toàn cầu hóa mình có nói.
Xin đừng nói như kiểu may mà có Toàn cầu hóa kô thì chúng mày chết đói .
Toàn cầu hóa bắt đầu từ đâu và vì lợi ích của các nước nào đầu tiên thì mình đã nói trong thread Toàn cầu hóa .
Có nên chăng chúng ta nên nhìn lại Japan, South Korea, Taiwan, Hong Kong, Singapore, Malaysia, TQ, VN những đất nước dùng mô hình mà bạn nói thất bại đó mà thành công rực rỡ rồi hãy kết luận là "Mỹ Latin thất bại là vì Mỹ, hay mô hình của Mỹ?"
Xin hỏi bạn một câu: Bạn có nghĩ rằng mô hình xã hội Mỹ hiện nay là tối ưu hay kô? Tức là lựa chọn tốt nhất rồi, hay là vẫn còn có thể tốt đẹp hơn?
Lấy VN làm ví dụ, có thật là rất nhiều người dân tỉ lệ đói nghèo đã giảm xuống đáng kể, mức sống của người dân tăng cao một cách rất rỗng rãi trong dân số, và ngay cả nông thôn.
Còn bằng cách nào, thì mình cũng đã có nói qua ở Toàn Cầu Hóa, chính vì chuyển từ chính sách kinh tế CNXH sang chính sách Toàn Cầu Hóa, thực tế chứng minh (ở Ấn Độ, TQ và VN), đã đẩy mạnh nền kinh tế của toàn quốc gia (real growth) và tăng mức sống của người dân (living standards).
Nếu bạn đã đọc phần trích dẫn Anghen của mình thì có thể thấy rõ là sự thay đổi chính sách là bắt buộc, và đúng theo tiến trình để tiến lên CNXH.
Cái này thì toàn khẩu ngữ, hô hào mị dân không bởi vì nếu người dân ngày càng bần hàn đi, tại sao mức sống của nhiều người dân VN, TQ, Ấn Độ, Malaysia, rồi trước kia nữa Nam Hàn, Taiwan, Hong Kong, Singapore lại tăng và đang tăng?
Đoạn này Enghen viết từ thế kỉ 19 bạn ạ, những dẫn chứng có thể đã lạc hậu nhưng mình đưa ra chỉ muốn nói về luận điểm của ông :khi sản xuất đã phát triển đến một mức nào đó thì sở hữu tư nhân có thể bị thủ tiêu và CNXH có thể hình thành.
Mình đưa ra đoạn này vì nhận ra rằng nhiều suy nghĩ của chúng ta về CNXH còn sai lệch.
Chúng ta chỉ biết phê phán ví dụ: CNXH thủ tiêu quyền sở hữu cá nhân --> một điều rất ngu ngốc, phi logic, bất hợp lý, tại sao con người lại kô có quyền sở hữu cơ chứ? Sao lại có cái ý kiến dốt nát và phi lý thê cơ chứ?
Nhưng thực ra, cách đặt vấn đề của Mác Enghen lại hoàn toàn khác. Họ nhấn mạnh là đến một lúc nào đó khi lực lượng sản xuất phát triển đến mức sản xuất đủ và dư thừa cho mọi người thì sở hữu tư nhân có thể bị thủ tiêu và CNXH có thể được xây dựng. Hoàn toàn trái ngược với việc đùng đùng đi tịch thu hết tài sản của người ta, cấm buôn bán vì nhà buôn bị coi là bóc lột và như thế được coi là tiến lên CNXH như trước kia.
"chính sách Marx-Lenin chỉ có gây hại nhiều hơn là lợi cho nền kinh tế của một nước và mức sống của người dân."
Nên chăng khi bạn phê phán chính sách Mác Lê đặc biệt là chính sách kinh tế nên tìm hiểu kĩ hơn. Đừng đem những điều phi logic mà gán cho họ , mà cách hiểu đơn giản và lầm lạc về luận điểm thủ tiêu sở hữu tư nhân ở trên là một điển hình.
Cũng xin nói thêm là nhiều luận điểm của Mác Lê là đúng (ví dụ: giá trị thặng dư, đấu tranh giai cấp....) nhưng các thế hệ sau lại áp dụng một cách sai lầm hoặc vi phạm một cách ngu ngốc. Luận điểm về thủ tiêu sở hữu tư nhân ở phía trên cũng lại là một điển hình khi những người sau Mác Lê đã lầm lạc như thế nào khi đánh tư sản, địa chủ ... một cách vô lối và tưởng thế là thủ tiêu sở hữu tư nhân và thế là lên CNXH. Vì vậy, cái gì của thế hệ sau, của thứ CNXH đã sụp đổ thì hãy dành cho họ, đừng vơ cái đó cho Mác Lê. Nếu phê phán Mác Lê hãy đọc luận điểm của họ, và phê phán nó, đừng nhìn vào cái gì thế hệ sau đã làm và lấy đó phê phán Mác Lê, coi như là lỗi của Mác Lê. Thế thì kô công bằng lắm.
Ờ, chú nghĩ lại khoản 2 đi chú. Phải chú thích là "độc tài" mà không theo Mỹ thì mới bị can thiệp. Độc tài mà theo Mỹ thì vẫn khỏe ra thôi à. Còn dân chủ mà không theo Mỹ cũng vứt, cũng can thiệp như thường. Có cần dẫn chứng về các nhà nước dân chủ bị CIA lật đổ, rồi chính từ đó dựng lên độc tài không nhỉ?
Nói cho cùng độc tài hay dân chủ cũng đều khó mà lợi dụng. Dễ lợi dụng nhất là chính quyền do mình dựng lên mà thôi.
P.S. Chú Phước lại nói nhăng nữa. Marx làm gì có "chính sách" gì? Lê nin thì còn họa may
Ờ, chú nghĩ lại khoản 2 đi chú. Phải chú thích là "độc tài" mà không theo Mỹ thì mới bị can thiệp. Độc tài mà theo Mỹ thì vẫn khỏe ra thôi à. Còn dân chủ mà không theo Mỹ cũng vứt, cũng can thiệp như thường. Có cần dẫn chứng về các nhà nước dân chủ bị CIA lật đổ, rồi chính từ đó dựng lên độc tài không nhỉ