venezuela tiến lên CNXH

Võ Minh Thắng
(Võ Minh Thắng)

New Member
"Phát biểu trên truyền hình sau lễ tuyên thệ, Tổng thống Chavez khẳng định quyết tâm cải cách hiến pháp nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một nước Venezuela theo đường lối xã hội chủ nghĩa, với tên gọi mới là Cộng hòa XHCN Venezuela, thay thế tên gọi chính thức hiện nay là Cộng hòa Bolivar Venezuela.

“Đây là thời điểm sống còn đối với Venezuela. Đất nước sẽ tiến lên thành nước CH XHCN, không ai và không điều gì có thể ngăn cản việc đó” - ông nói. Ông cũng nêu quyết tâm của chính phủ mới trong việc quốc hữu hóa các ngành then chốt của nền kinh tế là điện lực, viễn thông và dầu khí trong thời gian tới."

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=181907&ChannelID=2
Mọi người nghĩ gì về xu thế mới này? Một số điều mà chúng ta có thể thảo luận về việc này:
1. Liệu đây nó đánh dấu sự trỗi dậy của CNXH hay chỉ là một hiện tượng nhất thời với dấu ấn của cá nhân Chavez.
2. Đây có phải là một cú đấm cho chủ nghĩa tự do kiểu Mỹ phản ánh có những vấn đề nó kô thể giải quyết được và CNXH sẽ là một giải pháp tốt hơn cho các vấn đề xã hội?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
"Phát biểu trên truyền hình sau lễ tuyên thệ, Tổng thống Chavez khẳng định quyết tâm cải cách hiến pháp nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một nước Venezuela theo đường lối xã hội chủ nghĩa, với tên gọi mới là Cộng hòa XHCN Venezuela, thay thế tên gọi chính thức hiện nay là Cộng hòa Bolivar Venezuela.

“Đây là thời điểm sống còn đối với Venezuela. Đất nước sẽ tiến lên thành nước CH XHCN, không ai và không điều gì có thể ngăn cản việc đó” - ông nói. Ông cũng nêu quyết tâm của chính phủ mới trong việc quốc hữu hóa các ngành then chốt của nền kinh tế là điện lực, viễn thông và dầu khí trong thời gian tới."

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=181907&ChannelID=2
Mọi người nghĩ gì về xu thế mới này? Một số điều mà chúng ta có thể thảo luận về việc này:
1. Liệu đây nó đánh dấu sự trỗi dậy của CNXH hay chỉ là một hiện tượng nhất thời với dấu ấn của cá nhân Chavez.
2. Đây có phải là một cú đấm cho chủ nghĩa tự do kiểu Mỹ phản ánh có những vấn đề nó kô thể giải quyết được và CNXH sẽ là một giải pháp tốt hơn cho các vấn đề xã hội?

1. Theo anh, hiện vẫn chưa xảy ra chuyện đó và từ lời nói tới hành động còn là một khoảng cách. Còn quá sớm để khẳng định.
2. Ko hiểu lắm. Tại sao lại là "những vấn đề ko giải quyết" của "CNTD kiểu Mỹ" ? CNTD kiểu Mỹ ở đâu và những vấn đề ko giải quyết nào?
 
1. Liệu đây nó đánh dấu sự trỗi dậy của CNXH hay chỉ là một hiện tượng nhất thời với dấu ấn của cá nhân Chavez.
2. Đây có phải là một cú đấm cho chủ nghĩa tự do kiểu Mỹ phản ánh có những vấn đề nó kô thể giải quyết được và CNXH sẽ là một giải pháp tốt hơn cho các vấn đề xã hội?

1. Sự trỗi dậy ở đây theo anh nói là của CNXH kiểu Đảng CS độc quyền chính trị đã tồn tại ở Đông Âu và đang tồn tại ở VN, TQ, Cuba? Nếu thế thì chắc chắn sẽ ko xảy ra, hiện tại ở Venezuela vẫn tồn tại đảng đối lập, trong bầu cử cũng giành tới hơn 30% số phiếu - một con số ko nhỏ. CNXH của Chavez có lẽ chỉ biểu hiện qua các hành động kinh tế, như đã làm trong thời gian gần đây, quốc hữu hóa các công ty tập đoàn lớn, thực hiện kinh tế tập trung. Nhưng thật sự trong thời đại toàn cầu hoá, cạnh tranh để hướng tới phát triển, thế giới ngày càng trở nên phẳng và các công ty tư nhân mới là động lực chính cho nền kinh tế thì có lẽ việc làm đó của Chavez là đi ngược lại thời đại?

2. No comment.

Cách đây vài năm Chavez đã suýt bị đảo chính, nếu lần này thực sự định đổi tên thành XHCN Venezuela chắc Mỹ cho Chavez đi luôn là điều khó tránh khỏi.
 
1. Theo anh, hiện vẫn chưa xảy ra chuyện đó và từ lời nói tới hành động còn là một khoảng cách. Còn quá sớm để khẳng định.

Theo em hiện tượng này là đáng lưu ý. Venezuela là nước lên tiếng mạnh mẽ nhất và trong thực tế rất nhiều nước Mỹ Latinh, phe cánh tả đang nắm quyền. Có thể kể tên gồm: Argentina, Brazil, Bolivia, Nicaragua, và mới đây là ở Ecuador.

Theo báo CAND có một số nguyên nhân cho hiện tượng này:
" Về khách quan, các cuộc khủng hoảng đa diện từng khuynh đảo Mỹ Latinh kể từ thập niên 90 của thế kỷ trước thúc đẩy tư tưởng cánh tả phát triển. Ở nhiều nước, các chỉ số xã hội quan trọng đều bị đẩy đến vạch báo động đỏ, thậm chí đến giới hạn của nguy cơ bùng nổ xã hội. Năm 2003, 40% dân số Mỹ Latinh phải sống dưới mức nghèo khổ. Chính hoàn cảnh bần cùng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các phong trào xã hội và sự củng cố sức mạnh của phong trào nhân dân.
Nhờ đưa ra những chính sách ưu việt hơn, cánh tả đã giành được thiện cảm của các tầng lớp xã hội thiệt thòi nhất. Một trong những chính sách được lòng dân mà các chính phủ cánh tả tiến hành là quốc hữu hóa các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước để chống đói nghèo bất chấp phản ứng tiêu cực của phương Tây. Venezuela và Bolivia là các trường hợp điển hình."

Theo em, các nước này khó có thể tạo thành một hệ thống CNXH đối trọng với CNTB như trước kia. Nhưng có thể là một ngọn lửa châm lại phong trào CNXH thế giới. <:p .
2. Ko hiểu lắm. Tại sao lại là "những vấn đề ko giải quyết" của "CNTD kiểu Mỹ" ? CNTD kiểu Mỹ ở đâu và những vấn đề ko giải quyết nào?

Có thể em dùng từ kô chuẩn lắm. CN tự do kiểu Mỹ có thể hiểu là mô hình xã hội của MỸ.
Những vấn đề ko giải quyết được theo em là CNTB khó có thể giải quyết tận gốc các vấn đề XH như nghèo đói, chênh lệch giàu nghèo, mức sống .....

Ý em là ở đây là sự ủng hộ CNXH ở các nước Mỹ la tinh đánh dấu một bước lùi của giá trị Mỹ, mô hình Mỹ, thứ mà nước Mỹ muốn áp đặt lên các nước Mỹ la tinh - nơi Mỹ luôn muốn dùng làm sân sau.

Mô hình đó đã kô đáp ứng được mong mỏi của những người dân nghèo, kô mang lại được sự cân bằng trong xã hội trong khi CNXH đã chứng tỏ nó có sự ưu việt hơn trong giải quyết các vấn đề xã hội, nghèo đói...

Và từ đó đặt ra vấn đề là : Phải chăng CNXH kiểu Venezuela (cái mà mang lại cảm giác dân chủ hơn - người dân tự do lựa chọn CNXH và CNXH thực sự mang lại lợi ích cho họ ) sẽ có thể thay thế CNTB đúng như tiên đoán của Mác?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1. Liệu đây nó đánh dấu sự trỗi dậy của CNXH hay chỉ là một hiện tượng nhất thời với dấu ấn của cá nhân Chavez.
Với tình hình hiện tại thì em nghx đây chỉ như 1 ánh sao băng. Chavez chưa chắc đã đủ công lực thâm hậu như Castro mà trụ đc.:-?
2. Đây có phải là một cú đấm cho chủ nghĩa tự do kiểu Mỹ phản ánh có những vấn đề nó kô thể giải quyết được và CNXH sẽ là một giải pháp tốt hơn cho các vấn đề xã hội?
Ý của anh có phải nói toẹt ra là: Cộng sản đang trỗi dậy?
Cái này em ko dám nói gì hơn, tình hình Venezuela nó khác các nước cùng khu vực, thế nên chẳng may nó mọc ra 1 Chavez thì cũng ko lạ gì. Tiếc rằng CNCS chưa chín muồi ở cái xứ Mỹ Latinh đó thôi.:)|
 
Tiếc rằng CNCS chưa chín muồi ở cái xứ Mỹ Latinh đó thôi

hic , Mỹ còn chưa tiến đến Chủ Nghĩa Cộng Sản (theo đúng ý nghĩa của nó) , thế mà mấy ông Cuba và Venezuela cứ ngồi đó mà mơ ?
đang yên đang lành cứ muốn làm loạn , chắc là vì ko nổ được quả nào to như là vụ thử hạt nhân của Bắc Hàn , nên mới nghĩ ra chiêu thức này để mị dân thôi .
 
Em cũng thấy anh Bách nói đúng đấy
Chưa có cái gốc cần có để tiến lên thì lấy đâu ra mà CNXH chứ?
 
hic , Mỹ còn chưa tiến đến Chủ Nghĩa Cộng Sản (theo đúng ý nghĩa của nó) , thế mà mấy ông Cuba và Venezuela cứ ngồi đó mà mơ ?.

Bách nên đọc lỹ lại Luận cương về L.V.Phoi-ơ-bắc của C.Mác đi, em chưa hiểu nhiều về câu của Mác mà mình dùng làm chữ ký lắm đâu. Mấy ông Cuba và Venezuela còn hơn nhiều nước khác ở chỗ họ ở gần Mỹ mà vẫn dám thách thức Mỹ, điều mà không phải quốc gia nào trong khu vực đó nói riêng, trên thế giới nói chung dám làm.

Phong kiến không tự động chuyển lên chủ nghĩa tư bản đâu, nó cần có một cái gì đó đấy.
 
Bách nên đọc lỹ lại Luận cương về L.V.Phoi-ơ-bắc của C.Mác đi, em chưa hiểu nhiều về câu của Mác mà mình dùng làm chữ ký lắm đâu.
Anh Cường ơi! Tại sao người ta lại chỉ để ý luận cương số 11 này mà ko để ý các luận cương khác của Marx về Feureurbach?:-/
 
Và từ đó đặt ra vấn đề là : Phải chăng CNXH kiểu Venezuela (cái mà mang lại cảm giác dân chủ hơn - người dân tự do lựa chọn CNXH và CNXH thực sự mang lại lợi ích cho họ ) sẽ có thể thay thế CNTB đúng như tiên đoán của Mác?

Điều đó không có đâu Thắng à, nếu cho rằng tiên đoán thiên tài của C.Mác một ngày nào đó sẽ xảy ra thì chắc chắn không phải do một nước cụ thể nào đó tiến hành thành công cách mạng xã hội chủ nghĩa mà có được. Một trong những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học là cách mạng xã hội chủ nghĩa phải trở thành vấn đề quốc tế, sự tấn công mạnh mẽ của nhiều quốc gia khác nhau vào hình thái kinh tế xã hội cũ (so với chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa tư bản). Hay nói cách khác, giai cấp công nhân không những tự giải phóng bản thân mình mà còn phải giải phóng toàn bộ nhân dân lao động, phong trào đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội cần lan rộng từ trong một quốc gia ra thành phong trào quốc tế.

Cách mạng tháng Mười vĩ đại như vậy, dân tộc Nga đã xây dựng chủ nghĩa xã hội bài bản như vậy mà sau 70 năm đã bị sụp đổ. Điều đó nói lên rằng, nước Venezuela có tiến hành thành công chủ nghĩa xã hội thì cũng khó có thể tạo ra được những chuyển biến lớn trên trường quốc tế. Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa không hề dễ dàng một chút nào.

Chủ nghĩa xã hội sẽ trở thành hiện thực và phủ định chủ nghĩa tư bản khi nó có năng suất lao động lớn hơn chủ nghĩa tư bản, nên không thể đi lên chủ nghĩa xã hội bằng khẩu hiểu được. Điều đó, trước đây ở nước ta đã có, một ví dụ điển hình là trong cơ chế cũ tồn tại câu nói: "Mo cơm, quả cà với tấm lòng cộng sản, chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội". Tuy nhiên, hiện nay, năng suất lao động của chủ nghĩa tư bản đang lớn hơn rất nhiều so với các nước đi theo chủ nghĩa xã hội, sự thật đó làm nhiều người nghi ngại tính hiện thực của chủ nghĩa xã hội.
 
Anh Cường ơi! Tại sao người ta lại chỉ để ý luận cương số 11 này mà ko để ý các luận cương khác của Marx về Feureurbach?:-/

Đáng lẽ anh sẽ để Bách trả lời trước, nhưng em đã hỏi thì anh đành trả lời vậy.

Không phải người ta chỉ chú ý đến luận cương thứ 11 này, cả 11 luận cương đều có giá trị như nhau. Trong đó có luận cương về bản chất của con người cũng rất hay và anh thấy đó là định nghĩa sâu sắc nhất trong nhiều định nghĩa khác nhau về con người. Tuy nhiên, luận cương thứ 11 chính là tuyên ngôn của Triết học Mác nói riêng và Chủ nghĩa Mác nói riêng.

Các triết học trước Mác và nhiều chủ nghĩa trước Mác đã dành nhiều giấy mực và công sức trong giải thích thế giới theo nhiều cách thức khác nhau, từ duy vật thô sơ, máy móc đến duy vật siêu hình, từ duy tâm chủ quan đến duy tâm khách quan,...Thế nhưng chả có triết học hay chủ nghĩa nào nói đến việc cải tạo cái thế giới hiện thực này, dường như triết học được xây dựng nên để phục vụ cho mục đích thể hiện sự uyên bác mà không phải là thứ khoa học có thể ứng dụng vào thực tiễn.

Ấy vậy mà, chàng hậu sinh C.Mác (tất nhiên so với các ông bành tổ trong triết học là Aristốt, Democristos, Heraclitus, Platon, T.De Aquinas, Phoi-ơ-bắc, Kant, Hegel,...) lại đưa ra vấn đề cải tạo thế giới. Để làm được chuyện đó phải đảo lộn toàn bộ trật tự của xã hội. Điều đó chỉ có thể được thực hiện bởi một giai cấp tiến bộ, dựa trên nền tảng của một lý luận cách mạng (ở ta thay vì từ đó có thể dùng từ ý thức hệ) và quan trọng hơn là giai cấp đó tổ chức được Đảng chính trị của mình. Do đó, đương thời, triết học Mác, chủ nghĩa Mác đã phải chịu sự công kích mạnh mẽ của các triết gia tư sản nhưng kết cục không ai có thể bác bẻ được triết học cách mạng này.
 
Em cũng thấy anh Bách nói đúng đấy
Chưa có cái gốc cần có để tiến lên thì lấy đâu ra mà CNXH chứ?
Thế cái gốc là cái gì vậy :D
Trần Xuân Bách đã viết:
hic , Mỹ còn chưa tiến đến Chủ Nghĩa Cộng Sản (theo đúng ý nghĩa của nó) , thế mà mấy ông Cuba và Venezuela cứ ngồi đó mà mơ ?.
Theo đúng ý nghĩa của nó là gì vậy ?
Muốn có Cách mạng XHCN thì phải có những điều kiện để thực hiện .

To anh Cường : bài của anh có nhiều ý thú vị lắm . Các triết gia tư sản đúng là chỉ cố gắng đấu khẩu và cố gắng làm thế nào để người dân "toại nguyện " với cuộc sống của họ, triệt tiêu động lực cách mạng .
 
thưa anh Cường , trước hết , xin cảm ơn anh đã góp ý cho em về luận điểm này .
Tại sao anh lại "biết" là em chưa hiểu lắm về cái ý đó của Marx ? Phải chăng là em chưa từng đọc tác phẩm nào của Marx và Engel , nên ko hiểu những gì ẩn đằng sau câu nói đó của Marx ?
Có chứ anh , em có phải "đầu óc bã đậu" đâu mà ko hiểu nổi những gì anh đang nói về luận điểm "cải tạo thế giới" theo quan niệm của Marx .Tuy nhiên , hiểu là một chuyện , đồng tình hay ko lại là một chuyện khác . Em không đồng tình chút nào với cái cách hiểu "ý thức hệ" hay là "lý luận cách mạng" để "cải tạo thế giới" của Marx và những hậu bối của ông ta . Chỉ đơn giản là em thích cái câu nói đó , và em có cách diễn giải riêng của mình , theo mục tiêu chung của nhân loại tiến bộ ngày nay , chứ em phản đối cái cách nhìn nhận về cải tạo XHCN , về giai cấp cách mạng này nọ , thành lập Đảng chính trị của mình , rồi "giải phóng nhân dân lao động toàn thế giới " ...
Em là người học về kinh tế , nên em luôn tâm niệm những vấn đề "cải tạo thế giới" này nọ , dưới góc độ là làm thế nào để người dân sống sung túc hơn , đỡ cơ cực hơn ,xã hội bớt đi những tệ nạn , tiêu cực (nhiều khi gây ra bởi cái "nghèo") , vậy thôi ! Em hoàn toàn ko có tham vọng "cải tạo thế giới" theo cái cách mà anh đang hiểu .

Trong quan niem cua em , ly luan ve CNXHKH cua Marx chi la cai gi do de tham khao thoi , chu ko nhat thiet phai la cai tuyet doi dung , duy nhat dung tren the gioi , con cac anh quan niem the nao ve no thi em ko tranh cai lam gi cho met , moi nguoi deu co quyen tu do tu tuong ma .


Theo cách hiểu đã nói ở trên , thì : việc Cuba hay Venezuela thách thức Mỹ hay thách thức CNTB hay ko , em cho rằng , nó chẳng có gì đáng hoan nghênh hết , cũng giống như Bắc Hàn , dám thách thức cả Nhật , cả Mỹ , dựa vào nền kinh tế "tuyệt vời" của nó ," thiên đàng XHCN "_ từ hiện đang dùng phổ biến ở Bắc Hàn ,chắc các anh cũng cho là đáng khen lắm nhỉ ? Thách thức nước này nước kia , rồi mặc cho đời sống nhân dân trong nước muốn ra sao thì ra ???
Nếu cứ cho rằng , phải dám thách thức "bọn đế quốc" ,mới là tốt , là đáng khen , là biểu hiện của ý chí cách mạng "giải phóng nhân loại" thì sao Việt Nam mình lại phải thay đổi chinh sách đối ngoại với Mỹ và Phương Tây cho mệt ? Sao ko giữ nguyên cái đường lối quan hệ quốc tế thời chiến tranh lạnh đi ?
Cuối cùng , kết lại một ý là , các nước Cuba , Venezuela ... cứ nhìn sang các đồng chí Việt Nam để tham khảo cái đã !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
To anh Cường : bài của anh có nhiều ý thú vị lắm . Các triết gia tư sản đúng là chỉ cố gắng đấu khẩu và cố gắng làm thế nào để người dân "toại nguyện " với cuộc sống của họ, triệt tiêu động lực cách mạng

Vậy xin hỏi Anh là mục đích của cách mạng là gì nếu không phải là tạo ra những phương tiện cải tạo cuộc sống của con người - cái mà bạn gọi là "toại nguyện" kia?

Bạn nói là các tư bản triết gia chỉ biết đấu khẩu, vậy bạn có biết mấy cái chính sách cải cách mà Ấn Độ, TQ, VN, Hong Kong, Đài Loan dùng để cải cách nền kinh tế của mình vược lên đói nghèo là lấy từ đâu không?
 
To Bách : Nói thật nhé, tư tưởng muốn mọi người được sống hạnh phúc thì có từ lâu rồi, từ lúc có chế độ chiếm hữu nô lệ cách đây nghìn năm rồi . Vấn đề là con đường đi đến như thế nào ? Đây mới là việc quan trọng nhất . Công việc của Mác là chỉ ra con đường đó . Chứ khẩu hiệu tự do bình đẳng bác ái thì bất cứ ai chả nói được .
Trần Thiên Phước đã viết:
Vậy xin hỏi Anh là mục đích của cách mạng là gì nếu không phải là tạo ra những phương tiện cải tạo cuộc sống của con người - cái mà bạn gọi là "toại nguyện" kia?

Bạn nói là các tư bản triết gia chỉ biết đấu khẩu, vậy bạn có biết mấy cái chính sách cải cách mà Ấn Độ, TQ, VN, Hong Kong, Đài Loan dùng để cải cách nền kinh tế của mình vược lên đói nghèo là lấy từ đâu không?
Hi Phước :D .
Đúng là có một số từ tôi phải xem lại về mặt ý nghĩa .
Thứ nhất : trong từ "toại nguyện" có rất nhiều ý . Bạn lại sử dụng nghệ thuật đánh đồng như các topic trước rồi .
Thứ 2 : ý của tôi nói về một mặt trong triết học của tư sản . Ví dụ như cố gắng chứng minh công nhân không bị bóc lột nữa ...

Trần Thiên Phước đã viết:
Bạn nói là các tư bản triết gia chỉ biết đấu khẩu, vậy bạn có biết mấy cái chính sách cải cách mà Ấn Độ, TQ, VN, Hong Kong, Đài Loan dùng để cải cách nền kinh tế của mình vược lên đói nghèo là lấy từ đâu không?
Nếu áp dụng cách lập l uận của bạn, tôi suy ra là chính sách kinh tế lấy từ triết gia tư sản ;;) .
 
Công việc của Mác là chỉ ra con đường đó

vậy theo anh thì công việc của các triết gia khác (ko theo trường phái Marxist )trong thời đại ngày nay là gì ? Phải chăng có mỗi Marx là người duy nhất trên thế giới biết vạch ra con đường để đi tới ấm no , hạnh phúc ? Trong khi các học giả "tư sản" thì mù tịt ?
Nói đi thì cũng phải nói lại , em thấy anh nên xem xét các quan điểm khác nữa thì mới khách quan , chứ nếu chỉ đọc Marx thì sẽ trở nên giáo điều đấy !
 
Theo em hiện tượng này là đáng lưu ý. Venezuela là nước lên tiếng mạnh mẽ nhất và trong thực tế rất nhiều nước Mỹ Latinh, phe cánh tả đang nắm quyền. Có thể kể tên gồm: Argentina, Brazil, Bolivia, Nicaragua, và mới đây là ở Ecuador.

Theo báo CAND có một số nguyên nhân cho hiện tượng này:
" Về khách quan, các cuộc khủng hoảng đa diện từng khuynh đảo Mỹ Latinh kể từ thập niên 90 của thế kỷ trước thúc đẩy tư tưởng cánh tả phát triển. Ở nhiều nước, các chỉ số xã hội quan trọng đều bị đẩy đến vạch báo động đỏ, thậm chí đến giới hạn của nguy cơ bùng nổ xã hội. Năm 2003, 40% dân số Mỹ Latinh phải sống dưới mức nghèo khổ. Chính hoàn cảnh bần cùng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các phong trào xã hội và sự củng cố sức mạnh của phong trào nhân dân.
Nhờ đưa ra những chính sách ưu việt hơn, cánh tả đã giành được thiện cảm của các tầng lớp xã hội thiệt thòi nhất. Một trong những chính sách được lòng dân mà các chính phủ cánh tả tiến hành là quốc hữu hóa các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước để chống đói nghèo bất chấp phản ứng tiêu cực của phương Tây. Venezuela và Bolivia là các trường hợp điển hình."

Theo em, các nước này khó có thể tạo thành một hệ thống CNXH đối trọng với CNTB như trước kia. Nhưng có thể là một ngọn lửa châm lại phong trào CNXH thế giới. <:p .


Có thể em dùng từ kô chuẩn lắm. CN tự do kiểu Mỹ có thể hiểu là mô hình xã hội của MỸ.
Những vấn đề ko giải quyết được theo em là CNTB khó có thể giải quyết tận gốc các vấn đề XH như nghèo đói, chênh lệch giàu nghèo, mức sống .....

Ý em là ở đây là sự ủng hộ CNXH ở các nước Mỹ la tinh đánh dấu một bước lùi của giá trị Mỹ, mô hình Mỹ, thứ mà nước Mỹ muốn áp đặt lên các nước Mỹ la tinh - nơi Mỹ luôn muốn dùng làm sân sau.

Mô hình đó đã kô đáp ứng được mong mỏi của những người dân nghèo, kô mang lại được sự cân bằng trong xã hội trong khi CNXH đã chứng tỏ nó có sự ưu việt hơn trong giải quyết các vấn đề xã hội, nghèo đói...

Và từ đó đặt ra vấn đề là : Phải chăng CNXH kiểu Venezuela (cái mà mang lại cảm giác dân chủ hơn - người dân tự do lựa chọn CNXH và CNXH thực sự mang lại lợi ích cho họ ) sẽ có thể thay thế CNTB đúng như tiên đoán của Mác?

Ừhm, thực ra anh nghĩ là quan niệm của chúng ta khác nhau thôi. Theo anh có vài điểm khác biệt quan trọng:

1. Cánh tả không phải là CNXH.
2. Theo anh nước Mỹ chỉ khai tác tài nguyên ở các nước Nam Mỹ chứ không xây dựng một "mô hình xã hội kiểu Mỹ" như em nói.

Hơn thế nữa, nói thẳng ra tuyên bố của ông Chavez là một kiểu tập hợp lực lượng, một "chiêu" hay được sử dụng trong chính trị. Còn quá sớm để nói rằng ông Chavez có thành lập một ĐCS Venezuela và đưa đất nước mình theo con đường CNXH hay không. Tất nhiên, không loại trừ khả năng "từ tia lửa sẽ bùng lên ngọn lửa" nhưng có vẻ xác suất giống như trúng sổ xố quá. :)Một điểm nữa, theo anh nhớ không nhầm, hình như trong tên nước của Libya cũng có từ CNXH thì phải, nhưng cũng lại "hình như" là chưa được chính "cộng đồng" công nhận. ;)
 
To Bách : Giáo điều hay không thì tự chú hiểu nhé, vì giáo điều là những thứ to tát mà không dùng được . Nói những thứ mà mình không hiểu mới là giáo điều , chú nên xem lại cách chú nói đi .Xin nhắc lại một lần nữa là đừng nghĩ chỉ có mình mới biết các triết thuyết khác , còn những người khác chỉ biết có Mác , lố thật .
Công việc của các triết gia thời đại ngày nay thì sao tôi biết hết được . Những người muốn bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản thì chắc chắn là muốn chống phá hệ tư tưởng Mác Lê nin rồi .
Còn về ấm no hạnh phúc, quan trọng là cho ai ? và bằng cách nào ? chứ nói chung chung thì cãi nhau dài .
 
Em cũng cho rằng các nước cứ hô hào đi lên CNXH nhưng đó là những cân bằng ko bền. Cái gốc của Duy vật lịch sử là LLSX phát triển mới dẫn đến thay đổi PTSX, vậy mà các nước đều đi ngược từ ngọn thì làm sao có dc. Việc xây dựng CNXH như vậy thực ra chỉ cần phát triển LLSX. Theo em nó chỉ có thể là cái giai đoạn quá độ, phát triển TLSX và con người thay vì đi qua TBCN chứ làm sao có CNXH với cái LLSX đó. Các nước CNXH hầu hết đã phải trả giá cho cái sự chủ quan duy ý chí này rồi. Theo em hiểu các giai đoạn quá độ này thực chất là tiến thẳng đến cái mốc cân bằng CNXH thay vì phát triển hết CNTB mới thay đổi về chất phải ko? Nếu thế thì nó có những mâu thuẫn với ngay Mác về những cái như biến đổi về lượng mới biến đổi về chất. Điều đó cũng đồng nghĩa các nước này sẽ phải chịu sức ép cực lớn từ quy luật tự nhiên mà chưa có tiền lệ. Đó có phải lí do các nước CNXH trước đây (thực ra mới là đang quá độ) không thể là một cân bằng bền, các nước còn đến ngày nay chỉ có Cuba là ko rõ chứ 3 ông còn lại thì Triều Tiên chỉ là chết sớm hay muộn, VN, TQ đều phải thừa nhận rất nhiều cái của CNTB để phát triển? Với những cái của Mác thì phải chăng những nước như VN càng lẩn tránh TBCN thì càng lâu đến CNXH? Tất nhiên phát triển TLSX để đến CNXH thì ko chỉ có TBCN những chắc cũng phải na ná nó vì theo như Mác thì đây là thời của nó :-?? Việc phải cả thế giới cùng đến CNXH thì em cũng có thấy nhưng riêng cái bạo lực đấu tranh giai cấp là hiện giờ ko nhìn dc :-?? Bốc phét thế thôi chứ chắc khi đấy mình ngỏm rồi :))

Bách nghĩ giống hệt anh cách đây 5 năm, khi mới học về Mác :)) Lúc đấy chỉ nghĩ sao cái ông dở hơi này chỉ nghĩ đến chia sao cho đều mà ko nghĩ đến làm thế nào để có cái bánh to hơn. Hồi đấy cũng có rất nhiều cái hoài nghi. Nhưng rồi dần dần cũng nhận ra nó ko đơn giản như vậy. Cái này ko phải dọa nhớ, nhưng em nên kiểm chứng lại khi có những tri thức mới. Hiện nay thì nhiều cái biết mình đã nhầm nhưng vẫn còn vài cái chưa thấy. Tuy vậy thua vài phát rồi thì cũng phải thận trọng suy nghĩ hơn :D
 
thôi , em nghĩ là em ko dám tranh cãi với anh Đức Anh nữa đâu , quan điểm của anh em ta khác nhau xa quá , ko có cùng những cách hiểu căn bản về "cách mạng" , "ý thức hệ tiến bộ" , "giải phóng" , "cải tạo"... nên cãi nhau nữa chắc là HAO thành cái bãi chiến trường mất , rồi có khi em lại bi warned nữa thì chán lắm ! Nhất là cũng ko nên vì những vấn đề này mà làm ảnh hưởng xấu đến tình ái hữu giữa các HAOers ! Hihi .


Nhưng rồi dần dần cũng nhận ra nó ko đơn giản như vậy. Cái này ko phải dọa nhớ, nhưng em nên kiểm chứng lại khi có những tri thức mới. Hiện nay thì nhiều cái biết mình đã nhầm nhưng vẫn còn vài cái chưa thấy. Tuy vậy thua vài phát rồi thì cũng phải thận trọng suy nghĩ hơn

anh Quang thử nói rõ chỗ này xem nào , em chưa hiểu anh định nói gì ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên