Về những thầy cô giáo chỉ quan tâm đến tiền

Lê Hoài Thu đã viết:
@ Trang: chị nhầm, chị tưởng đấy là lương Nhưng mà chị nhớ hồi chị đi học, khoảng 10 nghìn 1 buổi/ 1 đứa, thầy giáo thường ở TT, nên nộp cho TT 3-4 đồng ===> còn lại 6-7 nghìn / buổi/ 1 đứa. 20 ngàn ===> chỉ có giáo viên nào đặc biệt, hoặc dạy như kiểu cô Hồng Anh trường mình thôi. Nhưng mà kiếm được người như thế cũng khó lắm
Uhm, lương 20k/buổi là bt mà! /:) Em học thêm do lớp tổ chức cũng toàn 20k, còn có những thầy cô 30-50k, thậm chí cả 100k cũng có...
 
===> ặc ặc, mình "xưa" quá rồi. Thế thì không hiểu 2 đứa em mình (chị có 2 thằng em sinh đôi mà) về nhà sẽ học hành kiểu gì đây? :(
 
Xét cho cùng các em muốn nói đến cái không "công tâm" của giáo viên chứ gì?

Thực ra, vấn đề là giữa quyền lợi và trách nhiệm, cũng như cách quản lý từ nhà nước dưới góc độ luật pháp và chính sách, cho đến nhà trường.

Các em thử nhìn nhận bản thân mình đã thực sự "công tâm" chưa? Lấy ví dụ điển hình là cái vụ Miss HAO, khi vote các em vote cho ai? Có thực sự là các em vote cho những người xứng đáng (ở đây là xinh đẹp)? Hay các em lại vote cho bạn bè hay "thần tượng" gì đấy?

Vì thế nên cơ chế đóng một vai trò rất quan trọng.
 
:D Rất may là mình không có bạn bè nào cả nên vote hoàn toàn công minh :D

Tất nhiên chuyện cơ chế là hoàn toàn quan trọng, khó ai có thể bơi ngược con thác đang đổ. Song cái cơ chế đấy từ đâu mà ra??? Từ chính chúng ta mà ra thôi...
 
Nguyễn Minh Nga đã viết:
Kể chuyện về 2 thầy cô này, mọi người thử nói xem mọi người nghĩ gì về hai người đó nhé:
1. Thầy dạy Lý năm lớp 10. Thầy chưa già lắm, nhưng nhiều khi nghiêm khắc một cách đột ngột với một số hs và ưu ái với một số khác. Mình không đi học thêm lớp của thầy. Rất nhiều người trg lớp có đi. Cả 2 học kỳ, có 1 lần cúp tiết của thầy bị ghi vào sổ. Cuối năm, thi học kỳ, bài làm của mình chắc chắn phải được 7 là ít. Thầy ko đến lớp dạy nữa. Thầy cũng ko đến lớp thầy chủ nhiệm. Bài thi hk mình bị 2. Bài thi ko được trả lại cho học sinh xem. Thầy ko có ở trường, ko một lúc nào. Thầy ko có ở nhà, gọi điện đến ai cũng nói vậy. Không làm cách nào lấy được bài thi để xem xem vì sao mình 2 điểm. Vì sao???
(cuối năm, họp phụ huynh, không chỉ 1, 2 người mà hầu hết các phụ huynh đều đồng tình, thầy không fair tí nào)

2. Cô giáo dạy văn lớp 11. Trung niên. Tóc nhuộm, áo ngắn, quần bó, lên lớp với một quyển sách trên tay và một cái sắc. Cô chưa bao giờ cười với học sinh. Nổi tiếng với việc có khi chẳng thèm lên lớp, đưa lớp trưởng hay thầy cô nào khác đề kiểm tra, cả lớp tự làm bài ko có giáo viên trông coi, mà kt Văn thường 2 tiết. Đến khi trả bài, vẫn 7, 8. Lí do: tôi ko thể cho thầy tôi điểm kém được. (vì hs toàn coi cọp chép từ sách ra). Cô là người thế nào đây?
Nga em, cấp III em học Việt Đức hả? thày dạy Lý mà em nói đến có phải là thầy Ích không em? thế em có biết cô Tuyết tổ trưởng tổ Văn của trường VĐ không? cô ý là người như thế nào hả em? hề hề
à em có biết thầy Ngọc Anh dạy toán không? có biết vụ nhà thầy suýt bị học sinh kéo đổ vì thầy "chơi không đẹp" không? (hì hì xin lỗi anh dùng từ hơi xã hội tý)
nhưng nói chung trường VĐ vẫn còn nhiều thày cô có tâm. không phải ngại.
 
Ehe đúng là... anh đoán đúng tên thầy rồi đó, hmm, chắc thế, chả bao giờ nhớ tên thầy cả. Lớp em dính mỗi 2 ng đó, ko hiểu năm lớp 12 thì thế nào. Còn các thầy cô còn lại ai cũng fair mà nhiệt tình lắm.
 
Khong^ phai? tot' nghiep roi quay lai. noi' xau^" gi` giao vien^ chu*' giao' vien^ truong` ams anh nghi~ lam an, cai` cam(" co* so*? kinh doanh co khi la` kinh nhat^" trong cac doi^. ngu~ giao' vien^ o? Hanoi y chu*'. Xin lay 1,2 vi du., hoi day ho.c van( ong^ L, con trai lop co 7 thang(` thi di hoc them^ 6 thang(`, tien hoc 1 thang dong' 8 tram( , mot nhom khac cung 7 dua con gai' ho.c them^ van cua ong^? dong 7 tram( ca? nhom' den khi thi het^" ho.c ki` thi may thang(` con trai dong' 8 tram( thi` duoc 8 diem, may em gai' kia thi duoc 7 diem^?, dia diem ho.c them thi` o? nha` mot thang(` trong lop', moi khi co kiem tra 1,2 tiet thi truoc do' bo^" no lai be^ mot cai mam^ toan ga`, chim quay, long lon, doi^` + may lit ruou len tam^ su voi thay^`, thanh` ra buoi hoc hom day^" thay^` lai~ ca? 2 duong` vi mot la ko phai day ma van phai dong tien^` cho thay, 2 la` thay^` lai duoc them^ bua~ nhau^.

Noi chung nhu the la song` phang(? thay chang can^ tao ra mot cai image la mot ong thay^` chi cong^ vo tu, dao. duoc lam cai gi`, cu cam tien roi cho diem? theo mu'c do^. nang nhe. cua? phong bi` thi` hoc sinh cung~ yen^ tam^ ma` dong' gop them^, khong biet bay gio` thay` the^" nao` roi, chac van manh gioi? :)) :))
 
Em thấy giáo viên dạy văn là bức xúc nhất đấy vì ko biết là mình đúng ở chỗ nào sai ở chỗ nào. Ông thầy dạy văn lớp em còn nhìn tên chấm điểm cơ, ông ý bảo chỗ nào hay ông ý đánh dấu + vào thế mà bài em có 5 dấu cộng được 4 điểm, còn bài con bạn được 3 dấu + lại được 7 điểm. Ông này có cái kiểu là chấm 1 bài rùi từ đấy về sau là cứ thế mà cho điểm --> thế thì liệu hỏi là học sinh có tiến bộ được ko khi mà những bài mình tâm huyết mà vẫn điểm thấp như là mình ko học gì cả :(

Chuyện tiền lương của giáo viên thấp là vì nhà nước vẫn còn bao cấp nhiều lắm, như mình đi học thế này, mỗi tháng chỉ phải đóng gần 35k thế nên là lương của giáo viên thấp --> sinh ra tình trạng đi học thêm --> rùi thành ra là tăng tiền học ( theo như lý luận là tiền đi chợ, rau dưa còn tăng nữa là tiền học :)) ) Chứ như trường của nước ngoài cũng thía, trường công bao h cũng ko tốt bằng trường tư ( đấy là đa số chứ ko phải tất cả ), ko những tốt về cơ sở vật chất mà cả về chất lượng giáo viên nứa. Nguyên nhân là gì chính là họ có tiền, có tiền thì thuê được giáo viên giỏi, toàn tiến sĩ

Chuyện giáo viên này là chuyện muôn thuở rùi, cách giải quyết cũng khó lắm.
 
Ôi đúng rùi đó, ông dạy Văn lớp 10 của chị cũng thế, buồn cười lắm. Lớp học chiều, thế nên hôm nào thầy cũng tê tê sau bữa trưa nhậu nhẹt bia rượu. Thế là bắt đầu giảng tía lia, chịu chả ai hiểu nổi. được cái thầy cứ tây tây như thế nên chả kiểm tra bài cũ mà cũng dễ dãi vô cùng. Chỉ khổ bọn con trai, đứa nào cũng toàn 4 với 5, con gái thì cứ tằng tằng 7, 8. Đến cuối học kỳ con trai trong lớp hầu hết toàn dưới 5.0 môn Văn, chúng nó cú lắm, cứ chửi thằng Nhật Minh con gái hay sao mà toàn được 7. Nhưng mà rồi thầy nâng hết, nâng hết ko cần xin xỏ, thằng nào cũng 5 phẩy Văn.
 
Hội con trai lớp em điểm văn cũng thấp vô cùng, mà em cũng bị điểm thấp chẳng khác gì bọn nó mới cú chứ. Ông ý cứ nói là ko biết cách làm 1 bài văn, thế rồi đến lúc chữa bài kiểm tra 2 tiết thì chữa lan man, bảo ý này ko được cho vào bài ý kia thế này thế nọ rùi có đứa lớp em thắc mắc là nếu làm thế này là hoàn toàn ko lạc đề như thầy bảo thì ông ý quay 180 độ bảo là uh, các em làm thế cũng được --> bó tay :(
 
Em thấy giáo viên dạy văn là bức xúc nhất đấy vì ko biết là mình đúng ở chỗ nào sai ở chỗ nào. Ông thầy dạy văn lớp em còn nhìn tên chấm điểm cơ, ông ý bảo chỗ nào hay ông ý đánh dấu + vào thế mà bài em có 5 dấu cộng được 4 điểm, còn bài con bạn được 3 dấu + lại được 7 điểm. Ông này có cái kiểu là chấm 1 bài rùi từ đấy về sau là cứ thế mà cho điểm --> thế thì liệu hỏi là học sinh có tiến bộ được ko khi mà những bài mình tâm huyết mà vẫn điểm thấp như là mình ko học gì cả
em yến à, có phải em học thầy ngọc anh hoặc thầy cát không, em ạ, hai thầy đó đều rất tốt em ạ. Có lẽ anh nói thế này hơi xa, nhưng phải đến lớp 12 em ạ, em mới thấy các thầy cô thật tuyệt vời, có lẽ em phải bật khóc khi nhìn thấy các thầy cô. Lúc đầu năm, anh còn bị thảm hơn em nhìu, thí dụ nhé
1. kt đầu năm: hai đứa bọn anh chép bài của nhau, một đứa bảy một đứa 10
2. kt: hai đứa bị phê làm bài giống nhau: 1-7, 1-8
3. Kt: hai dua chep bai, 1 đứa phê thừa , một đứa phê thiếu
4. kt miệng : có 2 cách để đạt điểm 10
a. học thuộc lòng tất cả các bài thơ từ đầu năm
b.đọc diễn cảm

Nhưng rùi, em cứ để xem, phải là cuối năm cơ em ạ
 
Ko phải anh ạ, nhưng anh thử giải thích coi, phải đến cuối năm là thế nào ạ???
 
Mai Hoàng Yến đã viết:
Em thấy giáo viên dạy văn là bức xúc nhất đấy vì ko biết là mình đúng ở chỗ nào sai ở chỗ nào. Ông thầy dạy văn lớp em còn nhìn tên chấm điểm cơ, ông ý bảo chỗ nào hay ông ý đánh dấu + vào thế mà bài em có 5 dấu cộng được 4 điểm, còn bài con bạn được 3 dấu + lại được 7 điểm. Ông này có cái kiểu là chấm 1 bài rùi từ đấy về sau là cứ thế mà cho điểm --> thế thì liệu hỏi là học sinh có tiến bộ được ko khi mà những bài mình tâm huyết mà vẫn điểm thấp như là mình ko học gì cả :(

Ông này có phải bố L... ko em?
 
các anh các chị không phải thế, muốn nói là liêm thì cứ nói thẳng ra, đừng bắt tôi phải nhờ cháu tôi lên kiểm tra ntn
Cô yến, cô Hạnh , hai cô cứ liệu đấy
 
Mẹ em làm giáo viên, nên em hiểu là giáo viên đồng lương ít ỏi như thế nào, nhiều lúc cứ như bị bóc lột sức lao động ấy 8-|
Bây giờ thì mẹ dạy Cao đẳng rồi, nên cũng có thảnh thơi nhàn nhã hơn, đỡ mệt hơn, nhưng mà so với nhiều nghề khác, vẫn mệt lắm.
Có lẽ tại mẹ làm giáo viên nên em thề là sau này không thi vào sư phạm :))
Thực ra thì bây giờ, giáo viên dạy vì tiền nhiều lắm, rất nhiều, dạy cho có, như nhân viên nhà nước đến văn phòng cho có, rồi lĩnh tiền và về thôi. Học sinh thời nay, không chỉ chọn bạn mà chơi mà còn phải biết chọn thầy mà học:D. Hơn nữa, bên cạnh rất nhiều người dạy một cách hời hợt và vô trách nhiệm, vẫn có rất nhiều giáo viên, dù họ dạy thêm cũng là để kiếm sống, nhưng vẫn làm việc rất tận tình và chu đáo, rất quan tâm đến học sinh.
Giáo viên cũng là một nghề thôi, nhưng nghề nào cũng thế, làm việc không chỉ để sinh lợi cho mình mà còn cho mọi người, và nghề nào cũng thế, cứ phải làm việc có trách nhiệm và cho xứng đáng với những gì mà mình đạt được... Chẳng cứ gì giáo viên, kể cả nhiều người làm những nghề khác, cũng cứ vô trách nhiệm và ích kỉ thôi.
Cũng may là mẹ em làm giáo viên, mẹ hiểu được cái tốt cái xấu của cái "thế giới nghề" ấy, chẳng đến mức coi thầy cô là thần thánh, khi em có gì bức xúc và không hài lòng về thấy cô thì có thể nói với mẹ, và em có quyền chọn người để học, nếu em không thích học thì mẹ không ép, nếu muốn học thì mẹ sẽ đi xin và lo chuyện học phí cho, và còn giúp em "chọn thầy mà học nữa". yêu mẹ nhất :x
 
mình cũng có cùng suy nghĩ như em dung, thực sự, chúng ta đã quan tâm đến nghề giáo đúng mức chưa, chúng ta chỉ biết ngồi đánh giá cách dạy, nói rộng là khả năng chuyên môn của một nghề, chứ không cần bít rằng, trước hết họ cũng là những con ngừoi, so với việc đi làm kinh tế, quả thực công việc của họ không hề đơn giản hơn, thi vào trường sư phạm cũng thật là khó, nếu như trả một đồng lương thực sự xứng đáng, chúng ta mới có quyền yêu cầu một sự tận tụy xứng đáng, cũng như một câu danh ngôn nổi tiếng của pháp ntn: là một nghệ sĩ hoàn hảo, bạn không được phép yêu cầu một đồng lương, nhưng là một nghệ sĩ hoàn hảo, bạn xứng đáng nhận những đồng lương hoàn hảo. Thật đơn giản phải không
 
Nguyễn Vĩnh Nam đã viết:
mình cũng có cùng suy nghĩ như em dung, thực sự, chúng ta đã quan tâm đến nghề giáo đúng mức chưa, chúng ta chỉ biết ngồi đánh giá cách dạy, nói rộng là khả năng chuyên môn của một nghề, chứ không cần bít rằng, trước hết họ cũng là những con ngừoi, so với việc đi làm kinh tế, quả thực công việc của họ không hề đơn giản hơn, thi vào trường sư phạm cũng thật là khó, nếu như trả một đồng lương thực sự xứng đáng, chúng ta mới có quyền yêu cầu một sự tận tụy xứng đáng, cũng như một câu danh ngôn nổi tiếng của pháp ntn: là một nghệ sĩ hoàn hảo, bạn không được phép yêu cầu một đồng lương, nhưng là một nghệ sĩ hoàn hảo, bạn xứng đáng nhận những đồng lương hoàn hảo. Thật đơn giản phải không


Thực sự mà nói đây là điều bức xúc nhất của Việt Nam hiện nay không chỉ riêng trong ngành giáo dục mà của toàn bộ hệ thống cơ quan nhà nước. Đồng lương thấp là nguyên nhân của tiêu cực và trì trệ. Trong một bữa tiệc mình có trao đổi với ông giám đốc USAID ở VN về chủ đề này, ông ấy nói là ông ta đang xây dựng một chiến lược hỗ trợ phát triển năng lực điều hành của chính phủ và hẹn sẽ đi ăn trưa với mình để thảo luận thêm. :D

Theo mình thì nguyên nhân chính vẫn là thu/chi ngân sách không rõ ràng, bao cấp tràn lan và nhà nước can thiệp nhiều vào cuộc sống :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lương giáo viên quá rẻ mạt, nếu chẳng may ốm đau vào bệnh viện rồi trông vào mấy cái bảo hiểm thì đảm bảo là... chết đói!!

Thực ra bây giờ, ai chẳng tìm mọi cách để kiếm thêm, thầy cô chứ ko phải là thánh thần gì, đừng nói là những thầy cô giáo quan tâm đến tiền, ai mà chẳng quan tâm. Chẳng qua là đôi lúc thái độ của thầy cô làm mình bất nhẫn quá!!
Giả thử như những đứa nào có lòng thì quan tâm hơn thôi, còn những đứa khác vẫn cứ làm đủ trách nhiệm với chúng nó thì mình cũng ko nói làm gì, đằng này... có lúc... thật là * sign *

Có ông dạy Anh 1 buổi 300, kêu học 1 mình, được vài buổi thì thành 4,5 mình, vừa học vừa ăn vừa chơi, thầy trò lộn tùng phèo. T__T
 
Back
Bên trên