Về những thầy cô giáo chỉ quan tâm đến tiền

Bùi Huyền Trang
(Trang-RRR)

New Member
Em thực sự rất bức xúc trước tình trạng các thầy cô giáo ngày càng bị đồng tiền cám dỗ. Có nhiều người, mang tiếng là đi dạy thêm nhưng chỉ đến lớp 30 phút cho đề kiểm tra trước. Học sinh tuy không thích nhưng vẫn phải đi học vì muốn có được đề kiểm tra, lại sợ mất lòng thầy cô. Nhiều thầy cô thì dựa vào "phong bì" của phụ huynh để cho điểm học sinh, nhất là trong môn Văn, khi không có 1 barem điểm cụ thể nào để học sinh có thể biết mình đúng, sai ở đâu. Một số thầy cô cũng dựa vào "sự nhiệt tình" của phụ huynh mà phân biệt đối xử với học sinh. Với 2 học sinh mắc lỗi như nhau nhưng lại có cách xử lí hoàn toàn khác nhau...
Tình trạng này bây h ở đâu cũng thấy, không ít thì nhiều. Điều đó thực sự làm học sinh thất vọng và không chuyên tâm học hành nữa, chỉ lo đến các dịp lễ Tết là đến nhà thầy, chuẩn bị phong bì cho thật "dầy" là có thể an tâm "sống" qua học kì. Thất vọng thay...
 
wai`
thia' ne^n nhiu` nguo`i cu' nghi~ la` tha^y` co^ to^t' lem', la` thien tha^n` ko =
nhung cung~ co' 1 so' ng` bien' cha^t'
thay` co^ thi` cung~ chi la` con nguoi` thui
 
Uh, đối với 1 số phụ huynh thì thầy cô là "thiên thần", là "tín ngưỡng" (tớ nghe bọn lớp tớ nói thế), tức là thầy cô nói gì cũng đúng, phụ huynh luôn nghe. Là con người, tất nhiên, nhưng làm như vậy có nghĩa là họ từng bước đưa nền giáo dục Việt Nam tụt hậu so với thế giới...
 
tâm lý trọng thầy có từ vài nghìn năm rồi, giống như "Ngũ luân Tứ Đức Tam tòng" thôi, để thay đổi thì khó lắm.
Mình cái gì cũng dở dang.
Khó mà giữ được.
 
Đúng là các thầy cô giáo chỉ quan tâm đến tiền thì đáng trách thật.
Nhưng để em kể mọi người nghe xem liệu đây có phải là lí do không nhé: Chế độ đãi ngộ của chúng ta với các thầy cô giáo còn quá tồi tệ. Ví dụ như: Tiền thường tết của công nhân công ty may trung bình là 1 triệu đồng, có người còn hơn. Tiền thưởng tết của công nhân vệ sinh đô thị là hơn 500 ngàn đồng... Trong khi đó, tiền thưởng tết của một giáo viên tiểu học đứng lớp 2 buổi là 150 -> 200 ngàn đồng. Điều này đã gây nhiều bất bình cho các giáo viên và ngay cả với hiệu trưởng các trường.
Hơn nữa, trong thời gian qua, nhà nước có chính sách tăng lương cho các cán bộ công nhân viên chức, thế nên lại xảy ra nghịch lí: Mọi khi sở giáo dục hỗ trợ 40% lương trợ giảng cho GV đứng lớp -> lương là 140% bây giờ lấy cớ là GV được tăng 30% lương, Sở GD cắt luôn số tiền đó -> GV chỉ còn 130%. Như vậy là lương thực tế giảm trong khi tiền phí sinh hoạt lại tăng vòn vọt.
Muốn đạt được lương nhà nuớc thì các GV hợp đồng phải thi công chức. 1 năm một trường thường chỉ có hạn định là 2 -> 5 biên chế mà một năm có đến cả trăm sinh viên sư phạm ra trường thì thử hỏi làm sao mà GV chịu cho thấu. Việc chạy sô kiếm tiền là điều đương nhiên, mà chắc chắn chất lượng không thể tốt được.

Việc nhiều GV tối mắt vì tiền cũng một phần do tâm lí phụ huynh luôn cho thầy là nhất, tìm bằng được thầy tốt cho con và trả mọi giá. Chính điều này đã làm tha hoa một số GV giỏi, khiến họ lao vào con đường kiếm tiền này. Và lẽ dĩ nhiên, tiền có sức mạnh rất lớn, làm sao mà những GV này còn có thể đối xử công bằng với HS của mình được nữa.

Chúng ta nên xem lại chính những gì chúng ta đã làm...
 
Giáo viên trường Ams trung bình được 20k/tiết dạy :|, đúng là ko dạy thêm ko sống được :|
 
Thực ra về việc dạy thêm thì cũng không có gì để phàn nàn, nhưng việc các thầy cô đến lớp học thêm có phải để DẠY không lại là chuyện khác. Nhiều thầy cô chỉ đến 30' để cho đề kiểm tra trước trên lớp, hay đến buổi nào cũng chỉ cho học sinh làm bài kiểm tra, rồi lấy điểm đấy thay vào điểm 15' hay miệng trên lớp. Học sinh đi học chỉ mong được đề kiểm tra trước và được lòng thầy cô chứ biết hoàn toàn là không thể có thêm kiến thức từ những buổi học này...

Nhưng việc bức xúc nhất của em không phải là việc các thầy cô dạy thêm để kiếm tiền mà là việc dựa vào "phong bì" của phụ huynh mà đối xử với học trò. Có những học trò học hành be bét, nghịch ngợm, nói chuyện, phá trường phá lớp không ai chịu nổi, tưởng chừng như chắc chắn bị đuổi học nếu đến tay thầy cô chủ nhiệm. Nhưng thầy cô lại dửng dưng, làm như không có chuyện gì xảy ra, hoặc cùng lắm cũng chỉ bắt viết bản kiểm điểm. Hay về việc cho điểm, cho hạnh kiểm...Việc đối xử như vậy đã tạo tâm lý không tốt cho học sinh, giết chết sự ganh đua trong học tập mà thay vào đó là sự ganh đua tiền bạc. Như vậy điểm có được trên lớp còn ai quan tâm, còn ai tôn trọng nữa??????

EM không nói tiền là không quan trọng, nhưng các thầy cô giáo liệu có nên làm thế không?
 
Hm. Số GV nt chỉ là 1 số rất rất nhỏ. Thế nên, bức xúc thì bức xúc, chứ đọc bài của em, thấy cứ như tất cả đều vì tiền. 8-} Nếu đã phải chịu hoàn cảnh như vậy thì đành chấp nhận, chứ ko thì cũng làm đc gì. :-/ Bây h phấn đấu, suy nghĩ rằng nếu về sau mình làm GV thì sẽ ko vì đông tiền đi. :D
 
Có một số giáo viên thật sự xấu. Tạm thời chưa nói.
Nhưng nói về giáo dục hiện nay. Theo 1 cách nào đó, nó cũng là 1 ngành kinh tế, dịch vụ. Chi phí cho GV không cao thì chất lượng chưa thể tốt. Đó là điều hiển nhiên mọi người hiểu. Và không thể lấy đạo đức ra đi trái quy luật này, bởi thầy cô cũng là con người. Nhưng ngược lại không thể lấy cái này mà che đậy cho sự hủy hoại đạo đức giáo viên. Nghịch lí nhỉ :D Mọi việc càng rối tung khi người có trách nhiệm không định hướng được cho luồng tư tưởng của giáo viên và XH về GD. Lo thay :(
 
Rốt cục, người vẫn là người thôi ! Bây giờ đên mấy ông sư đi tu mà còn nhiều chuyện, huống hồ giáo viên ! Nhưng mà xét cho công bằng thì vẫn còn người tốt người xấu
Có ông thầy dạy toán , Tết đến học sinh đến thăm, biếu xén quà cáp, còn lấy sổ ra ghi tên học sinh và quà học sinh tặng. ( biết ông này )
Có cô giáo dạy văn, chuyên nâng điểm cho học sinh có bố là sếp của chồng cô. ( từng học cô này - nó chép bài của mình mà bài nó 9, bài mình 7 )
Có cô dạy Lý toàn cho đề trước ở lớp học thêm ( cô lớp 7 )
Có cô GDCD ưu ái cho học sinh có mẹ là cấp trên của cô ở một nơi làm việc khác
Có giáo viên trù học sinh vì ko chịu đi học thêm ( gv bên VĐ )
 
Cứ từ bài của NA mà suy ra, thì chung qui mọi thứ trái khoáy trong cái XH VN này đều tại nhà nước mình hết ! mà đúng thật ! Cuộc sống là cái đẩy con người ta đến tội lỗi, chứ đâu có ai muốn thế ? :D
 
tiền không phải mọi vấn đề đâu, cải cách tiền lương cho nhân viên hành chính đã xong đâu?
cái chính là lương tâm, educated và trình độ dân trí thôi.
các chỗ khác lừa đảo ầm ầm thì nói chuyện thường như cơm bữa, còn cô giáo đánh học sinh như bố mẹ đánh con thì lại đòi sửa đổi :)).
 
Chẳng nhẽ dòng đời xô đẩy thì cứ phải chịu như thế? Cứ phải làm trái lương tâm mình như thế sao? Biết là tiền quan trọng, nhưng chẳng nhẽ chỉ có cách đấy để kiếm thêm thu nhập? Mà khi nhận đồng tiền ấy, chắc các thầy cô cũng biết mình phải "bù" lại cho học sinh thế nào. Mệt mỏi lắm chứ!

Có lẽ chuyện này không còn là rất hiếm nữa rồi, thậm chí phổ biến là khác!
 
Thứ nhất, không có nhiều cách để giáo viên kiếm tiền.
Thứ hai, có vẻ như em Trang chỉ tập trung lấy mỗi ví dụ tường hợp của mình và áp vào mọi cái. Như thế là phiến diện đấy :p Việc tiền bạc anh chỉ đơn cử 1 ví dụ thường thấy. Lớp nào có lòng với giáo viên hơn ( chuyện biếu xén 1 chút) thì giáo viên có nhiệt tình hơn. Chuyện đó là bình thường. Nó chỉ không công bằng với người không thể biếu xén thôi. Đó là tính con người trong mỗi thấy cô, không thể bỏ được.

Còn những giáo viên như bạn Châu nói, đó là không có lương tâm giáo dục chứ không chỉ ảnh hưởng bởi đồng tiền. XH bao giờ chả có người tốt kẻ xấu. Trước đây ai cũng nghĩ giáo viên phải thế nọ thế kia. Nhưng hãy xem lực lượng giáo viên đông đảo như thế nào, làm sao có thể tránh được những hạt sạn.

tiền không phải mọi vấn đề đâu, cải cách tiền lương cho nhân viên hành chính đã xong đâu?
Câu này ko hiểu thằng Long nói gì?

Vấn đề nhà nước quả thật có nhiều người nói rồi, đó là chế độ đãi ngộ, định hướng giáo dục và phương pháp đào tạo giáo viên... Nhưng nói đi cũng phải nói lại, người làm hư hỏng giáo viên chính là HS và gia đình HS. Tiền bạc quà cáp nhiều thành quen, lúc đó không có sẽ trở thành khó chịu. Và HS và PH thì cũng chẳng ai dám đứng lên nói thật. Việc đó quả thật khó khăn và nguy hiểm nhưng biết cách thì sẽ được.
Đơn giản 1 trường hợp, lớp có GV dạy kém chất lượng. HS lúc ở lớp kêu ca đòi đổi nhưng chẳng dám nói với bố mẹ. Bố mẹ biết nhưng lúc họp chẳng ai tán thành. Năm sau lớp đó lại tiếp tục học GV đó . Ai thật sự đáng trách ở đây nếu trình độ GV đó là chưa thể thay đổi. Chính là bản thân HS và PH đó. Không phản ánh, không yêu cầu thuyên chuyển thì ai kiểm tra được chất lượng giảng dạy đó.
 
Nói thật tất cả những gì giáo viên và phụ huynh làm tất cả đều "vì tương lai con em chúng ta" cả thôi.
GV làm để lấy tiền củng cố cho con cái mình sau này, và cũng lấy tiền đó hiến cho các thầy cô giáo dạy con mình nữa. GV thì cũng có lúc làm phụ huynh mà.
Phụ huynh không dám lên tiếng kêu gọi phản đối vì ai cũng sợ như ai cả. Nhỡ không ai hưởng ứng thì con mình coi như đi chắc.

Nói chung hầu hết các tiêu cực đều liên quan đến tiền bạc. Người ta quá lo lắng cho con cái của mình nên cố tình lờ đi những điều chướng tai gai mắt ngay trước mặt.
 
hùi đầu năm, cả cấp ll lẫn cấp lll vào lớp, đều fai đóng xiền mua quà cho thầy cô. nào là trung thu, Tết, còn 20-11 thì đóng riêng
chả hỉu làm thía để làm rì
 
thì thầy cô cũng là "con người", mà con người thì ai chả muốn sống,muốn tồn tại??. Ko cứ gì nghề giáo viến, các nghề khác cũng thế.
mà ở cấp 2, cấp3, cấp 1, mới chỉ là 20-11, 8-3, hay lễ tết thôi, chứ lên đại học, các thầy cô còn kinh khủng hơn:-&. ngoài các dịp "bắt buộc " ra, cứ mỗi lần có dịp là sv lại, phong bì đi các cô thầy, mà tầm cũng phải 500 là ít nhất. Ở trường DH KT QD , nổi tiếng 1 cô giáo, mà sv ai học cô cũng đều biết. SV làm bài tốt đến mấy cũng chỉ đc 7 là cùng,--> đi cô. cứ hôm trc thi thì hôm sau lớp như cái chợ, ai cũng" bao nhiêu, mày bao nhiêu?". Mà ngay cả con cháu trogn trường cũng ko ngoại lệ, ko đi pb nhưng quà cũng phải tương đương thì mới may có cơ đc 7,8 :-&. Đây chỉ là điển hình thôi, còn chìm nổi trong các trường thì ko biết là bao nhiêu nữa????
 
Trời....
EM biết tình trạng này không còn là hiếm, nhưng rộng rãi đến mức này thì đúng là...
Nhiều khi cảm thấy khó chịu thật nhưng vì tương lai mình, còn có thể tồn tại trong lớp thì đành "..." vậy. Mà hình như em thấy mọi người có vẻ ủng hộ hành động đó của các thầy cô giáo với lý lẽ "là con người". Nếu vì lương ít mà kiếm tiền kiểu này thì thành triệu phú là cái chắc! Bây h em thấy chẳng thầy cô nào là nghèo cả. Thực ra 1 thầy cô đi dạy thêm tầm 20k/buổi ngoài giờ dạy chính trên lớp là có thể sống khá đầy đủ rồi.
 
Lương ít thì chưa hẳn đã đúng em ạ. Giáo viên lương bây h cũng tương đối, nhưng mà ko hẳn là cao hay thấp. Giáo viên cấp 3 thì lương là đa phần hơn giáo viên cấp 2, lương giáo viên cấp 1 cũng hơn cấp 2. lí do là vì cấp 3 và 1 thì đc chú trọng hơn. Nhưng mà tiền thì ko bao h là nhiều cả, các thầy cô cũng chỉ là muốn tăng thu nhập thôi mà, Tuy nhiên tệ nạn xảy ra chủ yếu ợ các trường cấp 3 , đại học lớn, có tên tuổi. Chứ các trường mà be bé , nhỏ thôi thì cũng ko tệ nạn mấy
 
trần hồng nhung đã viết:
Lương ít thì chưa hẳn đã đúng em ạ. Giáo viên lương bây h cũng tương đối, nhưng mà ko hẳn là cao hay thấp. Giáo viên cấp 3 thì lương là đa phần hơn giáo viên cấp 2, lương giáo viên cấp 1 cũng hơn cấp 2. lí do là vì cấp 3 và 1 thì đc chú trọng hơn. Nhưng mà tiền thì ko bao h là nhiều cả, các thầy cô cũng chỉ là muốn tăng thu nhập thôi mà, Tuy nhiên tệ nạn xảy ra chủ yếu ợ các trường cấp 3 , đại học lớn, có tên tuổi. Chứ các trường mà be bé , nhỏ thôi thì cũng ko tệ nạn mấy
Chị nhầm rồi chị ạ, Lương của GV cấp 1 là nghèo nàn nhất. Bậc lương cao nhất của cấp 1 chỉ bằng bậc TB của cấp 2 thôi. Đơn giản là vì cấp 1 trực thuộc phường, cấp 2 trực thuộc quận, cấp 3 trực thuộc thành phố, đại học trực thuộc quốc gia.
 
Back
Bên trên