VỀ CHUYỆN ĂN THỊT CHÓ

Bài anh Linh viết ở trên rất hay :)
Theo em ăn thịt chó chẳng có vấn đề gì cả, thậm chí nó còn là phong cách riêng của ẩm thực dân tộc. Cũng không nên mang việc ăn cái gì ra để mà kết luận về văn minh văn hóa này nọ vì nó phụ thuộc vào truyền thống và đặc thù của từng dân tộc. Tây nó không ăn chẳng qua vì nó không dám thử, nó ăn thử vài lần lại chả nghiện hơn cả mình :)) Ông cụ nhà em dẫn mấy bác Úc đi Nhật Tân, lúc đầu các bác còn ngại ngại, ăn được vài miếng rồi thì chiến tất, còn khen là ngon hơn thịt cừu với thịt bò nhiều. Đấy, có ai dám đánh giá gì về văn minh ẩm thực của người mình đâu ! Cái gì thấy ngon thì ta chiến thôi, chẳng việc gì phải ngại :D

Nói đến tự nhiên thấy thèm quá =p~ ..... :)
 
:D nhớ hồi summer camp , cả hội giáo viên Mỹ đi ăn thịt chó thích bỏ xừ mà, có ý kiến gì đâu :D
 
Nguyen Khac Son đã viết:
Anh Thành cho em hỏi, theo anh, những dân tộc nào là kém văn minh khi đem so sánh với dân tộc Việt? Làm sao anh có thể so sánh "độ văn minh" của 2 dân tộc 1 cách triệt để hay là chỉ dựa vào sức mạnh kinh tế? Và cuối cùng, vị trí của nền văn minh Việt Nam trong nền văn minh nhân loại nếu đem xếp hạng cụ thể như anh thì nằm ở nhóm nào ạ?


Đối với câu hỏi của em anh đã cố gắng đi tìm hiểu, suy nghĩ và đặt ra khá nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng xét cho cùng nó đều không ổn. Nhưng quy lại anh đã tìm ra một giải đáp khá đơn giản - mới đầu nghe có vẻ nực cười, nhưng nếu suy xét kỹ thì không thể thấy nó sai được:

Một dân tộc này được coi là văn minh hơn dân tộc khác chính là ở chỗ họ sống sạch sẽ hơn các dân tộc khác

(khái niệm sạch sẽ ở đây nên được hiểu theo nghĩa rộng và nên nhìn nhận một cách khái quát chứ đứng xem xét từng cá thể trong dân tộc)

Mọi người đừng vội phản ứng đối với nhận xét này vì đây là một nhận xét mang tính chất vừa trung thực, nhưng lại thiếu tôn trọng :)

VN mình xếp ở vị trí nào thì điều đó không có gì khó, thực ra chỉ khó nói ra mà thôi. Việt Nam hiện đang đứng sau các dân tộc mà bản thân người VN thấy phải ngưỡng mộ.

Việc xác nhận chúng ta đứng sau ai trong thời điểm này không có điều gì xấu hổ cả. :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ngày xưa hay nghe thấy câu này: "ăn bẩn sống lâu người Tàu bảo thể" -> bọn tàu nó bẩn hơn mình -> kém sạch hơn mình -> kém văn minh hơn mình.
bây giờ nghe nói "bọn Mỹ chơi bẩn áp chống phá giá một nước nghèo như Việt Nam ta" -> bọn nó bẩn hơn mình -> .... -> kém văn minh hơn mình.
:D :)) ;) :p
 
Lưu Công Thành đã viết:
khái niệm sạch sẽ ở đây nên được hiểu theo nghĩa rộng và nên nhìn nhận một cách khái quát chứ đứng xem xét từng cá thể trong dân tộc
Anh Thành có thể giải thích rõ hơn về khái niệm sạch sẽ này không ạ?
 
Lưu Công Thành đã viết:
Đối với câu hỏi của em anh đã cố gắng đi tìm hiểu, suy nghĩ và đặt ra khá nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng xét cho cùng nó đều không ổn. Nhưng quy lại anh đã tìm ra một giải đáp khá đơn giản - mới đầu nghe có vẻ nực cười, nhưng nếu suy xét kỹ thì không thể thấy nó sai được:

Một dân tộc này được coi là văn minh hơn dân tộc khác chính là ở chỗ họ sống sạch sẽ hơn các dân tộc khác

(khái niệm sạch sẽ ở đây nên được hiểu theo nghĩa rộng và nên nhìn nhận một cách khái quát chứ đứng xem xét từng cá thể trong dân tộc)

Mọi người đừng vội phản ứng đối với nhận xét này vì đây là một nhận xét mang tính chất vừa trung thực, nhưng lại thiếu tôn trọng :)

VN mình xếp ở vị trí nào thì điều đó không có gì khó, thực ra chỉ khó nói ra mà thôi. Việt Nam hiện đang đứng sau các dân tộc mà bản thân người VN thấy phải ngưỡng mộ.

Việc xác nhận chúng ta đứng sau ai trong thời điểm này không có điều gì xấu hổ cả. :)

Có lẽ nên đổi "sống sạch sẽ" thành "sống dai" được chứ ạ? :)
 
uầy!!!!!!!!nhưng phải công nhận món thịt chó ngon thiệt---> gọi là đặc sản cũng đc---> nhất là món rựa chó seo mà ngon thía!!!!!!!!
ng` tây không ăn thịt chó vi` họ hoh thông minh = minh`:D
 
Phạm Quang Ngọc đã viết:
ngày xưa hay nghe thấy câu này: "ăn bẩn sống lâu người Tàu bảo thể" -> bọn tàu nó bẩn hơn mình -> kém sạch hơn mình -> kém văn minh hơn mình.
bây giờ nghe nói "bọn Mỹ chơi bẩn áp chống phá giá một nước nghèo như Việt Nam ta" -> bọn nó bẩn hơn mình -> .... -> kém văn minh hơn mình.
:D :)) ;) :p

bẩn nhưng tùy từng cách bẩn
 
To Thành: Ông định nghĩa một khái niệm khá trừu tượng là "mức độ văn minh" bằng một khái niệm cũng trừu tượng không kém là "sự sạch sẽ" :). Vấn đề ở đây là thế nào thì là sạch sẽ? Ngày tắm nhiều lần thì sạch hơn chăng? Bị ô nhiễm nhiều thì có là sạch sẽ không? Những tiêu chuẩn nào để đánh giá sự sạch sẽ đây?

Có lẽ có một tiêu chuẩn thiết thực hơn rất nhiều là tuổi thọ của con người hoặc là những cái gì đó tương tự (có thể đơn giản như là thu nhập bình quân chẳng hạn - những đại lượng này dễ đo đạc hơn rất nhiều so với "sự sạch sẽ" của ông. Văn minh hay không thì mục đích cuối cùng của nhân loại cũng là để sống thấy sung sướng hơn. Vậy tuổi thọ cao nhất định là một tiêu chuẩn. Chiều cao trung bình cũng có thể là một tiêu chuẩn tốt nữa. Rồi đến cân nặng trung bình - nếu cao quá thì thật ra sẽ là kém văn minh :).
 
Một dân tộc này được coi là văn minh hơn dân tộc khác chính là ở chỗ họ sống sạch sẽ hơn các dân tộc khác

(khái niệm sạch sẽ ở đây nên được hiểu theo nghĩa rộng và nên nhìn nhận một cách khái quát chứ đứng xem xét từng cá thể trong dân tộc)

Mọi người đừng vội phản ứng đối với nhận xét này vì đây là một nhận xét mang tính chất vừa trung thực, nhưng lại thiếu tôn trọng :)

Em hiểu ý anh Thành là "sạch sẽ" trong tư duy, "sạch sẽ" trong công việc, "sạch sẽ" trong quan hệ cộng đồng, với xã hội ... chẳng ? :-? Nếu là thế, em thấy không sai, nhưng có vẻ Tây quá :).

Hôm kia vừa qua nhà thầy Nghĩa (ai học chuyên Lý chắc biết thầy :) ), một lần nữa bọn em đề cập đến khái niệm "Thế nào là học ?" (câu hỏi này ngay từ buổi đầu tiên - tiết Lý đầu tiên học thầy khi bước chân vào Ams thầy đã đặt ra). Có ý là: UNICEF đưa ra 3 gạch đầu dòng của việc học, học để hiểu biết, học để làm việc và học để hòa nhập, nhưng như thế chưa đủ và mới chỉ xét đến khía cạnh xã hội của việc học. Học, theo tư tưởng phương Đông, phải là đi tìm sự hài hòa giữa cái vũ trụ cá nhân với vũ trụ bên ngoài, của tự nhiên. Có thế, con người mới bứt ra khỏi cái danh - lợi mà số đông vẫn đang quan niệm để tận hưởng những gì mình đang có. Từ đấy, em thấy, phải chăng, một xã hội văn minh là một xã hội có sự sống hài hòa giữa người với người, giữa người với tự nhiên ?
 
Nguyễn Minh Trung đã viết:
Em hiểu ý anh Thành là "sạch sẽ" trong tư duy, "sạch sẽ" trong công việc, "sạch sẽ" trong quan hệ cộng đồng, với xã hội ... chẳng ? :-? Nếu là thế, em thấy không sai, nhưng có vẻ Tây quá :).

Hôm kia vừa qua nhà thầy Nghĩa (ai học chuyên Lý chắc biết thầy :) ), một lần nữa bọn em đề cập đến khái niệm "Thế nào là học ?" (câu hỏi này ngay từ buổi đầu tiên - tiết Lý đầu tiên học thầy khi bước chân vào Ams thầy đã đặt ra). Có ý là: UNICEF đưa ra 3 gạch đầu dòng của việc học, học để hiểu biết, học để làm việc và học để hòa nhập, nhưng như thế chưa đủ và mới chỉ xét đến khía cạnh xã hội của việc học. Học, theo tư tưởng phương Đông, phải là đi tìm sự hài hòa giữa cái vũ trụ cá nhân với vũ trụ bên ngoài, của tự nhiên. Có thế, con người mới bứt ra khỏi cái danh - lợi mà số đông vẫn đang quan niệm để tận hưởng những gì mình đang có. Từ đấy, em thấy, phải chăng, một xã hội văn minh là một xã hội có sự sống hài hòa giữa người với người, giữa người với tự nhiên ?

Cần mượn sổ tay (nháp) của tớ không ;;) Có đầy đủ đấy :biggrin:

"Sạch" có đảm bảo "dai" không thế ;;)
 
Công nhận là việc lấy tuổi thọ để xét dân tộc nào văn minh thì... cũng chính xác. Nếu vậy, người Nhật là văn minh nhất chăng? Dù sao thì tuổi thọ hay sống giai cũng chỉ là hệ qua của việc sống sạch mà thôi. Khá khen cho em Tuấn Anh tìm ra được một tiêu chí khá chính xác và dễ xác định.

Còn nếu xét chiều cao - kể ra thì theo thuyết của Darwin thì hoàn toàn chính xác, nhưng không thể không tính đến yếu tố giống nòi và dinh dưỡng. Nếu coi chiều cao làm thước đo thì chẳng nhẽ người VN là kém văn minh nhất (nếu không kể người Pigme, Lào và Philippines)? Còn người Nigeria là văn minh nhất? :)

Còn về khái niệm sạch sẽ thì mình không nghĩ là nó là một khái niệm quá trừu tượng vì dù sao tất cả mọi người đều có thể xác định được thế nào là sạch, thế nào là bẩn. Trước hết, vấn đề "sạch" ở đây là "sạch" trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày - vấn đề giữ vệ sinh cá nhân, giữ gìn sạch sẽ cho nơi ăn chốn ở và nơi công cộng. Nếu cứ ngó qua nơi ăn ở của các sinh viên đến từ nhiều nước khác nhau, ta cũng có thể dễ dàng nhận ra là sinh viên của cùng một nước thường có mức độ sạch sẽ tương đối giống nhau, và mức độ sạch sẽ giữa các nước khác nhau là khác nhau - đặc biệt là giữa những nước có khoảng cách về văn hóa rõ rệt thì điều này càng dễ nhận ra. :) Ta cũng có thể dễ dàng nhận ra điều này khi đi du lịch, hay tới thăm cộng đồng của các dân tộc kém văn minh - cái cảm giác đầu tiên mà ta nhận thấy là sao mà ở đó bẩn thế, và luôn có ấn tượng rằng xung quanh đầy rẫy vi khuẩn và vi trùng. Còn khi ta đến một đất nước văn minh, cảm giác đầu tiên là sự sạch sẽ, sự bóng lộn của đường phố, cửa hàng, không khí trong lành... Vấn đề môi trường cũng có thể được đưa vào, cũng có thể không.

Một mặt khác, nếu như người dân VN mình ý thức cao được về việc giữ gìn sạch sẽ thì nước VN mình cũng sớm trở thành một đất nước văn minh và hệ quả của nó là sự tiến bộ trong nhận thức xã hội được đẩy nhanh.
 
vậy là cái sạch của anh Thành sử dụng ở đây đúng là mang nghĩa đen chứ không phải nghĩa bóng. Chắc hẳn anh cũng biết là sạch ở các nước phát triển nó cũng không phải chỉ được nhìn ở những sự sạch sẽ và bóng lộn đó. Nếu em nhớ không nhầm thì những nước có tỷ lệ ô nhiễm môi trường do công nghiệp cao nhất hiện nay lại là các nước có nền công nghiệp phát triển. Còn những nước đi theo hướng công nghiệp nhẹ chủ đạo như ở VN ta và các nước ứng dụng nhiều công nghệ chống ô nhiễm môi trường như ở các nước Bắc Âu mới là những nước được tổ chức môi trường thế giới khuyến khích. Như vậy cái sạch sẽ và bóng lộn mà anh nhìn thấy và đánh giá ấy chỉ là cái bề ngoài của sự sạch sẽ, chúng phải đánh đổi bằng những vùng công nghiệp cực kỳ ô nhiễm mà chắc anh cũng chả bao giờ giám ra đến nơi đó mà hít khí trời đâu.
Nếu anh dùng từ "sạch" theo nghĩa bóng như Nguyễn Minh Trung nói em thấy có vẻ hợp lý hơn chứ chỉ là nghĩa đen thì em thấy không hay lắm. Mỗi nước nên có cách đánh giá văn minh khác nhau. Nếu anh thực sự thích một cuộc sống bóng lộn, anh chọn nước ngoài văn minh, nêu ai đó lại thích một bầu không khí trong lành, có khi làng quê Việt Nam ta lại là điểm đến của họ.
Anh có thấy là nhiều chuyên gia phương Tây sang VN khi đủ điều kiện mua nhà họ thường mua nhà ngoại ô, có không khí trong lành và họ rất thích thú với căn nhà đó không? Như vậy bản thân cái việc ăn thịt chó nó cũng là một thứ rất hay, rất Việt Nam mà chẳng phải là cái gì đáng để đánh giá trình độ văn minh gì cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nếu anh thực sự thích một cuộc sống bóng lộn, anh chọn nước ngoài văn minh, nêu ai đó lại thích một bầu không khí trong lành, có khi làng quê Việt Nam ta lại là điểm đến của họ.
Anh có thấy là nhiều chuyên gia phương Tây sang VN khi đủ điều kiện mua nhà họ thường mua nhà ngoại ô, có không khí trong lành và họ rất thích thú với căn nhà đó không? Như vậy bản thân cái việc ăn thịt chó nó cũng là một thứ rất hay, rất Việt Nam mà chẳng phải là cái gì đáng để đánh giá trình độ văn minh gì cả.
Anh Ngọc nói thế cũng không hoàn toàn chính xác. Em không rành về lối sinh hoạt của nguời dân châu Âu hay châu Úc nhưng nếu giả sử những ông chuyên gia đó lớn lên và đã làm việc lâu dài ở Mĩ thì việc họ chọn địa điểm sống là vùng quê/ ngoại thành (suburban) chứ không tụ tập vào chốn thành thị (urban) như người Á Đông là 1 xu hướng đã được hình thành từ lâu chứ không phải vì 1 điểm đặc biệt nào đó về môi trường làng quê ở VN. Chuyện này hơi dài, nhưng em xin tóm tắt lại thế này, từ khi hãng Ford đi tiên phong trong việc sản xuất ô tô theo dây chuyền lao động, giá ô tô hạ, xe ô tô trở thành 1 thứ tiện nghi không thể thiếu với tầng lớp trung/ thượng lưu trong xã hội Mĩ. Sự tiện dụng của nó làm cho những người này có điều kiện sinh sống ở những vùng quê mà không bị ảnh hưởng đến công việc. Điều này dẫn đến sự di cư hàng loạt của tầng lớp trung/ cao ra ngoại ô/ vùng quê, vì những lợi điểm về mặt sinh thái của nó.
Ở trên anh Ngọc bảo vùng quê VN nhiều người thích vì nó "sạch". Việc điều kiện sinh thái của nông thôn VN so với các nước phát triển em không dám so sánh, nhưng bây h anh cho em đặt lại câu hỏi thế này: Việc nguời nước ngoài thích ở vùng quê VN có phải là do tình trạng ô nhiễm không khí ( bụi ) và âm thanh ( tiếng ồn ) đáng báo động ở các thành thị VN không ạ?
Nếu em nhớ không nhầm thì những nước có tỷ lệ ô nhiễm môi trường do công nghiệp cao nhất hiện nay lại là các nước có nền công nghiệp phát triển. Còn những nước đi theo hướng công nghiệp nhẹ chủ đạo như ở VN ta và các nước ứng dụng nhiều công nghệ chống ô nhiễm môi trường như ở các nước Bắc Âu mới là những nước được tổ chức môi trường thế giới khuyến khích.
Cái này em không rõ bác nói là TẤT CẢ "các nước phát triển" đều bị ô nhiễm nặng nề hay là chỉ miêu tả vài nước như Hồng Kông, Đài Loan?

@anh Thành: ý em hỏi là anh có thể tìm ra được 1 tiêu chuẩn TUYỆT ĐỐI hoặc KHÁCH QUAN nào để so sánh độ văn minh của các nhóm dân tộc khác nhau. Như anh Trung ở trên có nói, "sạch sẽ" là 1 khái niệm quá trừu tượng, không thể đo đếm được; còn theo lời giải thích và ví dụ của anh thì cách so sánh lại hoàn toàn mang tính chủ quan, vì những tiêu chí về độ "sạch sẽ" thay đổi qua từng nền văn minh, thậm chí là giữa người với người.
 
Nhân chủ đề này cũng nói một chút về hướng xử lý tạo các không gian "trong sạch" trong lòng những đô thị ô nhiễm của các kiến trúc sư và các nhà quy hoạch:
1- Quy hoạch các khu ở cao cấp: Trong lòng đô thị phát triển nhưng được bao bọc bởi những dãy tường thành to lớn là hệ thống các nhà văn phòng, chung cư cao tầng, khách sạn và những vành đai cây xanh, công viên, các khu biệt thự và nhà chi lô đan xen với các khu cây xanh nghỉ ngơi thư giãn tạo ra một môi trường sống rất trong lành nhưng vẫn đảm bảo giao thông với khu vực trung tâm thành phố chứ không phải ra xa ngoại thành.
2- Kiến trúc sinh thái: đưa môi trường thiên nhiên đến gần với con người của đô thị. Ba yếu tố chính để thiết lập kiến trúc sinh thái:
- ngăn ô nhiễm tiếng ồn, không khí bẩn
- tạo lập nhiều không gian mở, giao tiếp với thiên nhiên.
- đưa cây xanh, nước, động vật sống vào không gian sinh hoạt tạo lập môi trường vi khí hậu tốt nhất.
Và giải pháp của vật liệu chính là kính-thép: giảm thiểu tối đa các ô nhiễm ảnh hưởng tới môi trường sinh hoạt, làm việc
vật liệu tự nhiên trong các không gian mở và không gian nghỉ ngơi.
Giải pháp kiến trúc cảnh quan đưa vào các khu vực cây xanh thư giãn bên trong công trình đảm bảo môi trường làm việc thoải mái nhất
Đảm bảo các yếu tố thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên tốt nhất.
Chính những công trình hoàn toàn ốp kính tưởng chừng như nóng bức ở nước ngoài kia lại chính là những công trình có không gian làm việc lý tưởng và hiệu quả làm việc rất lớn.
3- Xây dựng các vành đai cây xanh, mặt nước của đô thị nhằm hạn chế ảnh hưởng lan rộng của ô nhiễm từ khu vực này sang khu vực khác, đặc biệt là giữa khu vực công nghiệp và khu vực sinh hoạt bình thường.
...
 
Back
Bên trên