Triều Tiên thử hạt nhân...

Phạm Vũ Lộc
(pvloc90)

Active Member
Hôm qua Bắc Hàn thử hạt nhân rồi.
Theo các huynh thì họ làm thế mục đích gì?
Tác dụng của nó với thế giới ra sao?
Liệu sẽ có chiến tranh, sẽ có thêm mấy quả bom nguyên tử nữa hay ko?
.....
 
1. Để tăng cường ảnh hưởng trên trường quốc tế cho các mục đích của họ. Ví dụ như đòi Mỹ xây cho nhà máy điện hay là trao đổi lương thực.
2. Mỹ đang lo ngại N.Korea sẽ bán các công nghệ hạt nhân cho các nước như Iran.
3. Các nước xung quanh đương nhiên rất lo ngại nếu có chiễn tranh xảy ra. Nhật Bản ko muốn gánh chịu thêm nuclear sau thế chiến thứ 2. Hàn Quốc cung ko dám vì họ ko có vũ khí hạt nhân. TQ mặc dù là bạn thân nhất của Bắc Hàn cũng rất lo ngại vì họ ko muốn hàng triệu dân bắc hàn di cư sang.

Cuối cùng, anh nghĩ Việt Nam nên tập trung đầu tư làm mấy quả đặt mẹ ở Cảng Hải Phòng. Trường Sa và Hoàng Sa sẽ là của chúng ta. :))
 
Hàn Quốc đương nhiên ko dám ,ngoài ra còn ko muốn nữa , vì chính sách "ánh dương" ,chẳng ai lại muốn nã bom hạt nhân vào đồng bào miền Bắc của mình , dù là chế độ thù địch , dân Hàn Quốc sẽ phản đối ngay.
Nhật thì nếu muốn phát triển vũ khí hạt nhân lúc này thì sẽ mất đi cái ô bảo vệ bấy lâu nay của Mỹ , đây cũng là một điểm chính mà họ phải cân nhắc .
Iran lại có cớ vênh mặt lên với phương Tây , không chỉ vì mối quan tâm và e ngại của thế giới được chuyển sang Bắc Hàn , mà còn vì cái lý lẽ của họ là chương trình phát triển hạt nhân của họ ko thiên về mục đích quân sự như Bắc Hàn .
Một nước khác trong khu vực sẽ lấy chuyện này làm cái cớ để phát triển vũ khí hạt nhân là Đài Loan , tất nhiên lý do thực sự của họ là để làm đối trọng với lực lượng quân sự hùng mạnh của Bắc Kinh có thể đe dọa , xâm lược bất cứ lúc nào .


Qua những phản ứng ngoại giao về vụ này của VN , ta mới thấy rõ một lần nữa là mối quan hệ đồng minh cộng sản truyền thống giữa Hà Nội và Bình Nhưỡng(dù chỉ còn là trên bình diện ngoại giao) đã đến hồi kết(sau vụ ta hợp tác với Mỹ để điều tra và xóa xổ những tài khoản của Bắc Hàn trong các ngân hàng VN mấy tháng trước ).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lý do:

1) Theo mình thấy, mục đích của N Korea là có vẻ hơi rõ ràng, cũng như Bình đã nói, họ sẽ dùng con cờ này, hoàn toàn là chính trị, ép buộc Mỹ phải nhượng bộ và ngồi vào bàn đàm phán song phương, hy vọng có thể mở rộng thêm cách cửa cho tương lai N Korea như là dỡ bỏ financial sanction, hợp tác kinh tế vv. Cái này cũng là con cờ duy nhất mà N Korea có.

2) Theo phát ngôn viên của N Korea, họ muốn có vũ khí hạt nhân bởi vì lo sợ regime change policy của Mỹ. Với nhiều lý do họ tự đưa ra, họ tin tưởng rằng, chỉ có vũ khí hạn nhân mới giúp họ ngăn chặn một cuộc tấn công của MỸ.

Mỹ có chịu thỏa hiệp hay không thì rất khó nói, bởi vì sự việc tương tự đã xảy ra 1994, và tổng thống Clinton với sự giúp đỡ của cựu tổng thống Carter cũng đàm phán 1 cái deal như cung cấp thêm lương thực và xây dựng nhà máy điện. Chính quyền Mỹ tạm thởi rất phản đối chính sách đó, tuy đã thay đổi nhiều trong nhiệm kỳ hai, chính sách của họ vẫn rất là cứng rắn.

Chỉ có một điều đó là, trong thời gian hiện thời, military action vẫn chưa được xem là một khả năng bởi vì tổng thống Bush phát biểu là ông ta sẽ tiếp tục theo sát với chính sách six-parties talk, và cả lầu năm góc cũng phát biểu rằng họ không có một bản kế hoạch cho tấn công N Korea.

Hậu quả:

1) Hậu quả nghiêm trọng nhất sẽ là một arm race và proliferation, các nước khác có thể viện lý do này để phát triển vũ khí hạc nhân nếu việc này không được giải quyết tốt. Nam Hàn đã từng phát triển vũ khí hạt nhân năm 70s, Taiwan 80s, tất nhiên là phải từ bỏ bởi vì sự phản đối của Mỹ. Tuy nhiên Nhật Bản hiện nay là một vấn đề hoàn toàn khác, với nationalism (tinh thần dân tộc) tăng cao như hiện nay, nguy cơ mà Nhật fully rearm (phát triển quân đội độc lập không dựa vào Mỹ) là rất khả thi mặc dù trên tính toán thì Nhật sẽ có lợi hơn nếu không phát triển vũ khí hạt nhân. Nhưng tinh thần dân tộc là một động lực rất mạnh, chúng ta không thể nào xem thường nó được. Và Trung Quốc sẽ thật sự không muốn Nhật phải fully rearm. Nói tóm lại, nếu việc này không được giải quyết ổn thỏa, thì một cuộc chạy đua vũ trang tăng tốc (nó thật sự đã diễn ra suốt thập niên 90s) bây giờ, thì tình thế sẽ rất hỗn loạn. Mấy cái này mình cũng đã nói hình như ở thread bức tường berlin.

2) Như Bình đã nói, khả năng N Korea bán cho bọn khủng bố là rất nguy hiểm, và có thể cho Iran.

3) Nhưng việc này trong ánh mắt Iran sẽ là một cuộc thử nghiệm, để xem hậu quả của việc này thế nào để mà quyết định có nên tiếp tục hoặc là đàm phán về chương trình hạt nhân của họ.


Về việc này, Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng nhất và khó nhất. Bởi vì Trung Quốc không muốn có một resurgent Nhật với vũ khí hạt nhân, (và khả năng là Triều Tiên với cả Đài Loan, hơn nữa việc tấn công Đài Loan kô phải là dễ, và chính quyền TQ thì cũng không muốn chuyện này xảy ra bởi vì hậu quả về chính trị, kinh tế và quân sự sẽ rất lớn; nhưng động lực có thể dẫn đến viễn cảnh này là áp lực của sự tăng cường tinh thần dân tộc ở TQ - the rise of nationalism) bởi vì như thế sẽ làm nguy hại đến vị trí chính trị và quân sự của TQ trong Châu Á Thái Bình Dương.

Hơn nữa, kinh tế của Trung Quốc cũng rất phụ thuộc và tình hình hiện thời, cho nên họ sẽ có gắng gìn giữ status-quo của cả vùng.

Dù muốn sự việc không trở thêm khó khăn, nhưng sự lựa chọn của Trung Quốc rất hạn chế, một đằng thì họ muốn pressure N Korea ngừng việc phát triển vũ khí hạt nhân, tuy nhiên N Korea bỏ ngoài tai. Một đằng thì Trung Quốc không muốn pressure quá lớn vì lo sợ sự sụp đổ của N Korea. Cái Bình đã nói có phần đúng, bởi vì có thể sẽ có hàng triệu người di dân, tuy nhiên cái này có thể quản lý được bởi Mỹ và Nam Triều Tiên; cái Trung Quốc lo lắng nhất là chính quyền loại gì sẽ thây thế cho N Korea, bởi vì nó có thể sẽ thay thế cả bàn cờ geopolitics của Châu Á Thái Bình Dương, và đi khác với dự tính của TQ. Tuy nhiên gần đây, TQ cũng đã bắt đầu chuẩn bị gấp rút cho viễn cảnh đó.

Tuy nhiên vấn đề rất phức tạp và nghiêm trọng nếu không giải quyết một cách ổn thỏa và nhanh chóng.
 
Việc chạy đua vũ trang có lẽ (hay chắc chắn) là sẽ không xảy ra, ít nhất với những diễn biến hiện tại. 2 nước bị nguy hiểm nhiều nhất nếu BTT có vũ khí hạt nhân là Nhật và HQ, tuy nhiên họ đã có cái ô quá lớn là Mỹ. Giả sử tình huống xấu nhất 2 nước trên có bị tấn công hạt nhân (khả năng 0.00001% - bệnh khùng của đồng chí Kim Chính Nhật ko kiểm soát nổi) thì kể cả có sở hữu vũ khí hạt nhân, Nhật và Hàn cũng vẫn ko chống được. Còn nếu muốn đáp trả thì đã có Mỹ, hay nói đúng hơn là cả cộng đồng thế giới (nếu BTT s/d hạt nhân thì chắc chắn TQ sẽ vào cuộc, biết đâu lại mang quân sang lật đổ Kim Chính Nhật ko chừng :D). Việc phát triển vũ khí hạt nhân nếu đánh đổi với quan hệ đồng minh thân thiết với Mỹ thì thật sự là quá đắt. Như anh Phước nói, tinh thần dân tộc của Nhật (hay kể cả Hàn) có cao, nhưng họ cũng thừa đủ thông minh và sang suốt để hiểu cái nào quan trọng hơn. Thời gian gần đây quan hệ của họ với TQ, HQ đã rất xấu, tất nhiên họ không muốn điều tương tự xảy ra với Mỹ, đồng minh quan trọng nhất đối với họ trong thời điểm này. Vì vậy nên có lẽ lo ngại về arm race sẽ bị loại bỏ.

Việc bán (công nghệ sx) vũ khí cho nước ngoài thì hoàn toàn là có thể, và theo một số thông tin thì trước đây BTT đã từng làm. Nguy cơ này là càng cao nếu họ bị cấm vận hoàn toàn, sự tức giận và khó khăn đến cùng cực (với một nền kinh tế vốn đã kiệt quệ, chẳng có gì) sẽ khiến BTT bán công nghệ hạt nhân (hay kể cả vũ khí) cho những nước đối đầu với Mỹ - như Iran, hay thậm chí cả những tổ chức khủng bố để kiếm lời và trả thù. Nếu điều này xảy ra thì mới thực sự là một thảm hoạ, nếu một kể như bin Laden có trong tay bom hạt nhân hay vài tấn vũ khí sinh – hoá học thì hậu quả sẽ ntn chắc chẳng cần tuởng tượng. Chính vì thế việc phản ứng cứng rắn với Bình Nhưỡng lúc này tuy rất cần thiết nhưng có lẽ cũng ko nên quá gay gắt dẫn tới phản ứng ngược, một thằng khùng cố cùng liều thân thì cái gì cũng dám làm.

Iran, chắc chắn là nước hưởng lợi nhất từ vụ này :D. Sau cuộc xung đột Libăng – Israel thì đây có lẽ là điều mà tổng thống Iran (tên như thế nào chịu ko viết nổi 8-}) mong đợi nhất. Sự chú ý của quốc tế sẽ bị giảm bớt và quan trọng hơn, Iran càng có lý do để biện minh cho chương trình hạt nhân của họ. Nếu LHQ và Mỹ nhẹ tay với BTT thì cũng đồng nghĩa với việc đồng ý cho Iran phát triển hạt nhân – một chương trình ít ra còn mang danh nghĩa “hoà bình”.

TQ rơi vào tình thế khá khó xử, tuy nhiên họ cũng không thể tách rời khỏi cộng đồng quốc tế và thiên vị BTT vì vũ khí hạt nhân là một vấn đề quá nghiêm trọng, kết quả là TQ đã đồng ý cấm vận BTT (tất nhiên trong giới hạn nào đó).

Cuối cùng xét tới hậu quả đối với bản thân BTT thì có lẽ đây là một thất bại thảm hại. Họ càng bị cô lập hơn với thế giới, bị lên ánh mạnh mẽ từ mọi phía, kể cả từ đồng minh thân cận nhất (hay đúng hơn là duy nhất) là TQ, còn Mỹ và HQ thì đã quá quen với lối hăm doạ kiểu này. Nhìn bề ngoài thì như vậy nhưng đối với một thằng điên như Kim Chính Nhật thì có chúa mới biết ông ta nghĩ gì. Thỉnh thoảng cứ nghĩ, sao mấy thằng khùng như thế ko bao giờ bị nhồi máu cơ tim hay đứt mạch máu não nhỉ :D.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Việc chạy đua vũ trang có lẽ (hay chắc chắn) là sẽ không xảy ra, ít nhất với những diễn biến hiện tại. 2 nước bị nguy hiểm nhiều nhất nếu BTT có vũ khí hạt nhân là Nhật và HQ, tuy nhiên họ đã có cái ô quá lớn là Mỹ. Giả sử tình huống xấu nhất 2 nước trên có bị tấn công hạt nhân (khả năng 0.00001% - bệnh khùng của đồng chí Kim Chính Nhật ko kiểm soát nổi) thì kể cả có sở hữu vũ khí hạt nhân, Nhật và Hàn cũng vẫn ko chống được

Trung nói đúng, tuy nhiên vấn đề ở đây là North Korea kô muốn tấn công Nhật hay Nam Hàn, từ đầu đến cuối đây là một political move nhằm ép Mỹ thỏa mãn những nguyện vọng của họ, và chính các nước đó cũng biết điều đó.

Điều nguy hiểm nhất là Nam Hàn, Đài Loan và đặc biệt nhất là Nhật sẽ dùng việc này làm pretext để mà phát triển quân đội của họ. Với những dẫn chứng gần đây về sự tăng cường tinh thần dân tộc, cùng với những đường lối độc lập của mình, và quan trọng hơn là đã đưa quân tham gia vào cuộc chiến Iraq (tuy chỉ là hậu phòng), nhưng đây là bước tiến xa nhất của Nhật so với Hiến Pháp của họ (nhằm ngăn cản sự phát triển của quân đội Nhật).

Cái pretext này sẽ tạo cơ hội cho những phe phái ở Đài Loan hay Nam Hàn giành thêm tiếng nói đòi hỏi tăng cường quân đội của mình, có khi còn phát triển vũ khí hạt nhân. Và sức ảnh hưởng của Mỹ sẽ suy giảm rất nhiều nếu như việc Bắc Triều Tiên không được giải quyết một cách nhanh chóng và ổn thỏa.

Politics có rất nhiều động cơ khác nhau tác động, dùng lý trí không để giải thích vấn đề thì sẽ dẫn đến nhiều thiếu xót. Trong vấn đề này cũng vậy. Tình hình geopolitics Châu Á Thái Bình Dương cũng giống như Europe trước World War I (đệ nhất thế chiến), khi mà tinh thần dân tộc rất cao, các quốc gia có tiềm năng quân sự, chính trị và kinh tế ngang nhau, không có một security organization để mà giải quyết các sự tranh chấp. Cho nên nếu có cơ hội thì một nước sẽ tăng cường sức mạnh của mình để nhằm giành được upper-hand, với nhiều động lực khác nhau, mà trong tình trạng này là "danh dự" (national pride). Vì thấy nước A phát triển mạnh thì các nước khác cũng sẽ phát triển để mà cân bằng.

Cho nên, vấn đề không đơn giản như vậy.



Hay lấy một ví dụ cho dễ hiểu, nếu bảo VN mình từ bỏ hết quân đội của mình, để cho Mỹ bảo kê, cho Mỹ vài hòn đảo để nó đóng quân. Về lý lẽ và lợi ích, mình sẽ được rất nhiều lợi, tiết kiệm khoảng 600 triệu dollars tiền chi quân sự (số tiền quốc phòng 2005), vừa được bảo vệ tốt hơn bởi Mỹ (chắc chắn), không chừng có thể giữ được quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, kinh tế càng được lợi vì có quan hệ mất thiết với Mỹ. Trung nghĩ xem, đa số thanh niên học sinh, trí thức người Việt sẽ nghĩ thế nào? Mình thiết nghĩ, thanh niên học sinh, trí gia người Nhật, Nam Hàn cũng nghĩ tương tự như thế, và những chính trị gia có cùng tư tưởng đó hay có mục đích riêng tận dụng những tư tưởng đó để thúc đẩy những chính sách của họ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vấn đề đâu có trầm trọng đến vậy. Hiện nay năng lực hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên chỉ đủ sản xuất 1 quả bom 1 năm thôi.
Hồi xưa sau khi CHDCND Triều Tiên kí hiệp định cam kết ngừng chương trình Uranium thì Mĩ cũng không thực hiện đúng cam kết viện trợ.
Không biết dân Triều Tiên như thế nào nhỉ. Liệu họ có tinh thần dân tộc cao ngút trời như người Iran hay không ? Chỉ biết rằng họ đang sống nghèo khổ trong khi đất nước của họ đã là cường quốc hạt nhân.
Thế giới đối xử quá bất công với CHDCND Triều Tiên rồi. Cả trước khi CHDCND Triều Tiên chưa có vũ khí nguyên tử họ cũng đã bị thế giới cô lập. Tại sao vậy?
 
Hay lấy một ví dụ cho dễ hiểu, nếu bảo VN mình từ bỏ hết quân đội của mình, để cho Mỹ bảo kê, cho Mỹ vài hòn đảo để nó đóng quân. Về lý lẽ và lợi ích, mình sẽ được rất nhiều lợi, tiết kiệm khoảng 600 triệu dollars tiền chi quân sự (số tiền quốc phòng 2005), vừa được bảo vệ tốt hơn bởi Mỹ (chắc chắn), không chừng có thể giữ được quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, kinh tế càng được lợi vì có quan hệ mất thiết với Mỹ.

Tư tưởng dựa dẫm vào các cường quốc không bao giờ có thể khiến đất nước khá lên được. Hợp tác thì còn được.
Có 1 "quốc gia", từng có quân đội đứng thứ 4 thế giới, hiểu rất rõ bài học này.
 
Chưa có ai chứng mình được là Bắc TT đã thử hạt nhân thật :)
Chõ thử ở sâu dưới lòng đất hằng trăm mét. Cũng có thể là B-TT cho 1 lượng thuốc nổ lớn xuống đấy thì sao? :)
Mình chả ủng hộ B-TT làm việc này, nhưng mà xét cho cùng, Mỹ là nước thử bom nguyên tử và vũ khí nguyên tử nhiều nhất TG :)
 
Vấn đề ở đây không phải quan trọng là Nam Triều Tiên thật sự có vũ khí hạt nhân hay không, mà là cách nhìn nhận của các quốc gia khác về vấn đề này, họ sẽ làm thế nào, và hậu quả của những hành động đó.

Cũng giống như Đế Chiến I, sự tranh chấp ở Balkan không phải là quan trọng, cái quan trọng là cách nhìn nhận của các nước lân cận (Russia and Austro-Hungary empire), hành động của họ (gây chiến với nhau), và hậu quả của họ (lôi theo đồng minh vào). Đó là geopolitical chain of reaction.

Asia-Pacific cũng giống như Europe lúc trước World War I vậy, các quốc gia có tiềm năng quân sự, chính trị và kinh tế ngang nhau, không có một security organization để mà giải quyết các sự tranh chấp, tinh thần dân tộc rất cao và hiếu chiến (aggressive).

Đương nhiên là khả năng dẫn đến một conflict lớn như World War I thì ít hơn rất nhiều bởi vì International cooperation bây giờ tốt hơn thời đó rất nhiều, nhưng một cuộc chạy đua vũ trang hết tốt độ của Nhật, TQ (2 nước chính) rồi các nước nhỏ ở xung quanh sẽ rất là destabilizing (làm hỗn loạn) cả khu vục Châu Á Thái Bình Dương. Và ảnh hưởng của nó đến VN sẽ không nhỏ.

Tư tưởng dựa dẫm vào các cường quốc không bao giờ có thể khiến đất nước khá lên được. Hợp tác thì còn được.
Có 1 "quốc gia", từng có quân đội đứng thứ 4 thế giới, hiểu rất rõ bài học này.

Mình chỉ lấy đó làm ví dụ để giải thích tại sao Nhật và Nam Hàn có thể sẽ tự phát triển quân sự và tách ra khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ. Vấn đề này là một emotional issue - national pride, lòng tự hào dân tộc, chứ kô có ý nói VN là nên làm thế

Dù tốc hay xấu, chính vì tư tưởng này của thanh niên và những thế hệ sau Nhật và Nam Hàn, họ sẽ thúc đẩy nền quân sự của họ và thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ. Nếu thật sự vậy thì sẽ làm rối loạn tình hình ở Châu Á Thái Bình Dương. Điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra là một nationalistic Japan fully armed (tự tạo dựng quân đội độc lập, không phụ thuộc vào Mỹ),sẽ làm cho tình hình rất bất ổn, bởi vì cái này sẽ có thể kéo theo China để mà chạy đua với Nhật, khi China phát triển quân sự, thì bắt buộc Philippines, Vietnam, Indonesia, Malaysia cũng phải chạy theo, rồi những nước nhỏ này tăng thì ảnh hưởng ngược lại tới TQ và họ cũng tăng theo, cứ thế mà escalating
 
Chỉnh sửa lần cuối:
cái này thì hay đấy , thế chắc là vụ eo biển Đài Loan và Biển Đông ( Biển Đông nói chung bao gồm cả Trường Sa , Hoàng Sa) sẽ càng nóng hơn ?
 
Bởi vì tự họ cô lập chính mình. Dưới cái nhìn của TQ thì 1 nước XHCN xót lại gần như nguyên vẹn như BH, sống đc bằng chính sách đóng cửa thì cũng ko đáng là một đồng minh quan trọng phía Đông nữa rồi. Đợi chục năm nữa mà TQ đủ mạnh thì BH có hay ko cũng chẳng quan trọng nữa. TQ bây h và hứa hẹn là trong tương lai sẽ là đối thủ số 1 của Mỹ trên bản đồ thế giới.
Cánh tay quân sự của Mỹ đã vươn trở lại Đông Á từ sau thất bại ở VN, cán cân quân sự Đông Á đã cân bằng chục năm nay. Bây h lại có 1 thế lực nguyên tử nổi lên làm đảo lộn tất cả. Đương nhiên là ảnh hưởng đến toàn khu vực.
Mỹ và Nhật là 2 thằng đứng mũi chịu xào, tình thế bây h cũng đúng là khó cựa. 1 mặt sợ bị ăn bom, muốn làm mấy quả như thế làm đối trọng; 1 mặt lại ko dám đá đít Mĩ đi mà tự lo lúc này. Thế nên đúng là họ chỉ đc thêm 1 bước trong việc đẩy mạnh phát triển quân đội riêng. Rồi sẽ có lúc Mĩ ko có đất ở chỗ này nữa đâu.
Nhưng tình thế Nhật + NH còn dễ thở hơn vì quả bom của BH ko nhằm vào họ, mà có nhằm thì Mĩ ít ra cũng ko [-( xem họ toi. Đúng là thằng Tàu mới khổ. Ai dè ông đệ bất trị nhà mình lại quá đáng, định nhoi ngay sát nách mình 1 quả bom, ai mà chịu nổi. Nhưng đệ này mà bỏ đi thì TQ cũng gay (như nói ở trên đó). Chứ quân Tàu phẩy tay 1 phát là tuần sau đã uống rượu ở tượng đài Kim Jong Il rồi.:D
Nói về Iran, Mahmoud Ahmadinejad cũng có vẻ vui sau vụ này. Mình chưa động thủ gì, lại đang bị quốc tế bám riết, bây h lại có thằng ra thí mạng thử, lại chả vui... Lão xem Bình Nhưỡng làm ăn cơm cháo ra sao rồi cũng tuỳ cơ mà liệu, gió chiều nào xoay chiều ấy. Chứ cứ khư khư ôm cục Uranium mà doạ đời như BH thì có ngày nổ cùng nó thôi.:|
Nhận thấy rằng hạt nhân là công nghệ đẻ ra từ đòi hỏi chiến tranh nhiều hơn là từ mục đích công nghiệp. Có nước nào tự làm đc vũ khí hạt nhân mà lại đi làm công nghiệp, bỏ mặc quốc phòng ko? Có nước nào tự mình nghiên cứu, phát triển công nghệ hạt nhân chỉ để làm năng lượng ko thôi đâu? Mà ngoài mấy nước phát triển làm hạt nhân ra, các nước đang phát triển làm hạt nhân chẳng qua là vì bị chèn ép quá, làm liều thôi. Đã đói lại càng đói.
Lại nói biện pháp:
Nếu Mĩ làm căng, ép BH tới số ̣̣̣̣̣(mà cấm vận gì cái BH chứ), có khi đúng là nó lại đi cho Bin laden mấy quả bom nghịch chơi. Lúc này thì Hitle có sống lại cũng ko bì đc.:-s
Nếu Mĩ làm hoà, cho BH tiền, lương thực, v.v... BH lại đòi hơn, cái kiểu gian ngoan đó thì có khi nó lại làm ngầm thêm mấy quả nữa, Mĩ làm gì đc./:)
Thực ra Mĩ muốn nhổ cái gai này từ lâu rồi nhưng còn ngại TQ. Bé tí mà cứ to kèn, doạ nạt, "chơi với trẻ con mặt nào cũng thiệt" mà.:(
Nói chung, BH làm việc này có thể coi là ko-làm-khác-đc, chỉ để cứu vãn chút hơi tàn của 1 chế độ. Nó đã đặt BH vào thế cô lập hoàn toàn với 1 bửu bối duy nhất trong tay, kiểu như 1 thằng cầm súng bị vây bởi 1 đống cuốc thuổng gậy gộc ấy.:)) Sự sụp đổ của chính quyền Kim Jong Il lại càng rõ hơn. Nhưng ít ra thì họ có lòng dân, có tinh thần đoàn kết dân tộc từ bên kia vĩ tuyến 38.
Cái này chưa thể nói gì hơn đc, chưa biết Mĩ với Tàu định làm trò gì đây. Cứ như canh bạc ấy, phải quyết, nhưng chậm cũng toi.:-s
 
Trần Xuân Bách đã viết:
cái này thì hay đấy , thế chắc là vụ eo biển Đài Loan và Biển Đông ( Biển Đông nói chung bao gồm cả Trường Sa , Hoàng Sa) sẽ càng nóng hơn ?
Sẽ nóng đó!
Cái gì muốn nó thay đổi thì phải cho nó nóng lên như rèn kiếm ấy.:D
Nhưng thanh niên VN đã sẵn sàng chưa? Hay là lại để mất nốt mấy cái hòn này hòn nọ bé tẹo ấy nữa?:-?
 
Thế giới đối xử quá bất công với CHDCND Triều Tiên rồi. Cả trước khi CHDCND Triều Tiên chưa có vũ khí nguyên tử họ cũng đã bị thế giới cô lập. Tại sao vậy?

Để biết rõ hơn anh nên lên google search “Kim Chính Nhật”, “Kim Nhật Thành” hoặc vào wikipedia search Bắc Triểu Tiên, gg gl hf. :D

Politics có rất nhiều động cơ khác nhau tác động, dùng lý trí không để giải thích vấn đề thì sẽ dẫn đến nhiều thiếu xót. Trong vấn đề này cũng vậy. Tình hình geopolitics Châu Á Thái Bình Dương cũng giống như Europe trước World War I (đệ nhất thế chiến), khi mà tinh thần dân tộc rất cao, các quốc gia có tiềm năng quân sự, chính trị và kinh tế ngang nhau, không có một security organization để mà giải quyết các sự tranh chấp. Cho nên nếu có cơ hội thì một nước sẽ tăng cường sức mạnh của mình để nhằm giành được upper-hand, với nhiều động lực khác nhau, mà trong tình trạng này là "danh dự" (national pride). Vì thấy nước A phát triển mạnh thì các nước khác cũng sẽ phát triển để mà cân bằng.

Theo em thì dù bề ngoài có giống nhưng rõ ràng thế giới bây giờ đã khác xa so với cách đây 100 năm, như anh cũng nói hồi đó ko có một security organization nào thì bây giờ đã có một cái to uỳnh là security council của UN, chưa nói đến hàng loạt tổ chức khác nữa (IAEA, v.v…) giám sát, toàn cầu hoá diễn ra từng ngày và chính vì thế nên sẽ rất khó có kiểu mạnh ai nấy làm, thích phát triển thì phát triển, thấy thằng kia mạnh thì mình cũng ghen ăn tức ở nên phải mạnh theo như thời đó. Vì vậy nên dù tình hình châu Á hiện tại có giống trước WWI (theo em thì cũng ko giống lắm :D) thì việc chạy đua vũ trang xảy ra gần như là ko thể, ít nhất là trong khoảng chục năm nữa. Ngoài Nhật và Hàn ra như anh nói còn có Đài Loan, nhưng việc Đài Loan tham gia chạy đua vũ trang, hoặc cao hơn là muốn chế tạo bom hạt nhân thì có lẽ nên loại bỏ, điều này có thể chắc chắn 100% vì TQ sẽ không đời nào dễ dãi như vậy. Nếu Đài Loan dù chỉ có một biểu hiện muốn chế tạo bom hạt nhân thì gần như chắc chắn mấy đồng chí Tàu khựa sẽ đánh phủ đầu trước ngay, dù điều này có tạo căng thằng trong quan hệ với Mỹ thì cũng mặc kệ. Việc này thì ai cũng nhìn thấy được.

Hay lấy một ví dụ cho dễ hiểu, nếu bảo VN mình từ bỏ hết quân đội của mình, để cho Mỹ bảo kê, cho Mỹ vài hòn đảo để nó đóng quân. Về lý lẽ và lợi ích, mình sẽ được rất nhiều lợi, tiết kiệm khoảng 600 triệu dollars tiền chi quân sự (số tiền quốc phòng 2005), vừa được bảo vệ tốt hơn bởi Mỹ (chắc chắn), không chừng có thể giữ được quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, kinh tế càng được lợi vì có quan hệ mất thiết với Mỹ. Trung nghĩ xem, đa số thanh niên học sinh, trí thức người Việt sẽ nghĩ thế nào? Mình thiết nghĩ, thanh niên học sinh, trí gia người Nhật, Nam Hàn cũng nghĩ tương tự như thế, và những chính trị gia có cùng tư tưởng đó hay có mục đích riêng tận dụng những tư tưởng đó để thúc đẩy những chính sách của họ.

Như em đã nói, thế giới bây giờ đã rất khác so với cách đây 60 năm (thời điểm Mỹ bảo kê cho Nhật, HQ và hàng loạt các quốc gia Tây Âu khác sau WWII) nên việc một nước lớn đi bảo kê cho một nước bé chắc chắn sẽ ko xảy ra (trừ trường hợp khá hy hữu, như kiểu Mỹ đứng đằng sau xúi giục đảo chính tại VN chẳng hạn :D), và một nước bé đi cầu cạnh một nước lớn như vậy thì đương nhiên cũng ko nên, chẳng một người VN nào muốn thế cả. Nhưng như anh gì đã nói ở trên, hợp tác thì hoàn toàn đúng đắn (mặc dù sự hợp tác ấy đôi khi dẫn tới nước bé bị phụ thuộc, thằng mạnh nó bao giờ cũng được lợi hơn – đó là chân lý rồi phải chấp nhận thôi). Bây giờ nói thật, chọn đồng minh với Mỹ hoặc đồng minh với TQ nếu đem ra cho chưng cầu dân ý chắc khỏi cần nói anh cũng biết dân mình đa số sẽ chọn thằng nào, và anh chắc cũng biết chọn thằng nào thì có lợi hơn cho sự phát triển của VN. Và sự thật là chính sách của VN hiện nay cũng đang xích lại gần với Mỹ hơn, tuy với TQ thì vẫn là quan hệ “anh em, hữu nghị, hợp tác..v.v..” (mặc dù bọn nó chiếm nước mình cả nghìn năm, gần như thế kỷ nào cũng sang gây chiến 8-}). Tư tưởng cầu cạnh, dựa dẫm vào nước lớn là sai nhưng thiết lập quan hệ đồng minh với họ thì là điều nên làm (và phải làm) nếu ko muốn bị nước lớn khác chèn ép. Phải nhìn nhật một sự thật là VN quá nhỏ bé so với TQ và đôi khi chúng ta phải bỏ qua tính tự hào dân tộc (thái quá), đặt lợi ích của cả đất nước lên hàng đầu.

Mình chả ủng hộ B-TT làm việc này, nhưng mà xét cho cùng, Mỹ là nước thử bom nguyên tử và vũ khí nguyên tử nhiều nhất TG

Sự khác biệt ở chỗ: khi trao con dao cho người bán thịt thì nó trở thành công cụ lao động, còn khi trao nó cho thằng giết người thì nó trở thành công cụ phạm tội :D.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sự khác biệt ở chỗ: khi trao con dao cho người bán thịt thì nó trở thành công cụ lao động, còn khi trao nó cho thằng giết người thì nó trở thành công cụ phạm tội .
:) Lâu rồi cũng ko dám post linh tinh ở những box này.
:) nhưng mà thấy câu này có vẻ ...chẳng đúng rì cả :p ;) Sự khác nhau ở chỗ, Công lý nằm trong tay kẻ mạnh ;).
Oài, nước Việt Nam ta có ngày to như thế thì tốt. :D
Còn chuyện bảo kê của các nước lớn thì ko phải là ko có thật đâu :)). Như Việt Nam ta, nói thật, làm gì cũng phải liếc mắt sang hỏi anh TQ :)). Hay chuyện giật dây đảo chính của Mỹ & Phương Tây thì cũng đầy rẫy ra đấy. Nhưng, công lý nằm trong tay kẻ mạnh mà :D ;) BIết sao được ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
để xem trong những ngày tới rồi chế độ Bắc Hàn sẽ sống ra sao ?
Mình chỉ cầu mong cho dân họ sớm được có ngày giải phóng , khổ quá rồi .
 
Nhưng vấn đề đặt ra bây h đúng là ko phải chuyện BH sống hay chết, mà là chết rồi thì thành con ma gì: Ma bay về phương Tây hay về phương Đông, bay theo búa liềm nữa hay ko.:-/
 
@ em Trung:
Hì, chị cũng định nói như Bình :D
Thực ra, trong bài viết trên kia của chị có nhiều chỗ để nói thêm và mổ xẻ. Chị chỉ muốn nói 1 góc nhìn khác thôi ý mà... Chứ thực sự, cái đề tài này nói nhiều đau đầu lắm :D
 
@Lộc : nếu như còn búa liềm mà bay theo quỹ đạo của Trung Quốc hay VN mình còn chấp nhận được , chứ bay thẳng về phương Tây thì e ko đủ sức đâu , xa quá , mặt khác , có muốn bay thì người anh em Phương Bắc của chúng ta sẽ có cách điều chỉnh lại đường bay của "con ma" này cho hợp lý .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hì, điều đó thì ai cũng biết và em cũng đã viết ở trên rồi:

thằng mạnh nó bao giờ cũng được lợi hơn – đó là chân lý rồi phải chấp nhận thôi

Còn ở đây em muốn nói đến khía cạnh khác: Mỹ, Nga, TQ, Pháp v.v… có vũ khí nguyên tử không có nghĩa là Bắc Hàn, Iran, Syria – hay thậm chí Al Queda có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân (để cho nó công bằng :D), phỏng ạ? Khác biệt trong việc con dao nằm ở trong tay ai chính là ở chỗ đó.
 
Back
Bên trên