Trịnh Công Sơn

Giới thiệu album nhạc hòa tấu "ướt mi" do Trung tâm băng nhạc Lạc Vũ, gồm 10 ca khúc quen thuộc: Ướt mi, Biển nhớ, Đêm thấy ta là thác đổ, Ru ta ngậm ngùi, Diểm xưa, Hãy khóc đi em, Hạ trắng, Tưởng rằng đã quen, Lời buồn thánh, Cát bụi.

Các Bạn yêu Trịnh cố tìm mua bản tốt (xịn) vì nghe chuẩn hơn và đó cũng thể hiện tình cảm của mình đối với Trịnh mà.

Chào thân ái & Quyết thắng!
 
Album mới hả anh Nghĩa????THế nè thì phải ra hiệu sách muôn luôn thôi!Nó là DVD hay CD ạ?
 
Cái album nè là do nhìu ca sĩ hát hay là chỉ do 1 2 người thể hiện thui ah??
 
Trùi...Hỏi thông minh dữ vậy hả Hà?????Noob wa...Hớ hớ...Tất nhiên là nhiều rồi..Tí nữa mua đĩa bít liền
 
/:) [-x
Thế aMìn mua đĩa ah??!!! Cho em coi ké đc ko??!!! Em ko đủ tiền mua đĩa sờ lờ xịn để nghe :">
 
Trùi...Lợi dụng wa...Nhưng mà tuần sau thi rồi em????Sao đưa được bây giờ nhỉ????Khó ghê....
 
Ờh hén, thui, thế để tuần sau khi thi cũng đc mừ!! :D aMìn tốt ghê hén!
 
Đâu mừ,anh Mìn chỉ cho thuê thôi!TÍnh xiền cả đấy em ạ..A đang phải chắt chiu cho vụ khao ... bọn em còn rì nữa...

@ A.Nghĩa:Anh lấy các thông tin BillGATE và Trịnh ở đâu vậy.CHỉ cho em với
 
Lên đây mà toàn nói linh tinh ngại wa đi!! Để em đóg góp 1 chút cùng mọi người nha!!
QUỲNH HƯƠNG ( A LITTLE ROSE A LITTLE LOVE )


Ta mang cho em 1 đóa quỳnh
A flower here I've brought u

Quỳnh thơm hay môi em thơm
It smelt sweet or ur lip

Em mang cho ta một chút tình
A little love u've brought me

Mỉm cười khúc khích trên môi
A chuckle on ur lip

Đêm từg đêm buồn bã với nhữg môi hôn
Night after night go sad with kissin' lip

Trog vườn trăg vừa khép nhữg đóa mong manh
Moonlit night has just closed fragile thin'

Ta mag cho em một chút buồn
A little sorrow I brought u

Vì ta như sôg lênh đênh
cause I am like a river

Môi em cho ta một cánh hồg
Ur lips brought me a rose

Lụa là fút ấy chưa quên
Now I 4get that time

Thôi chào em
Bye to u

Về jữa phố xá thênh thang
I'm back to crowded town

Ko j vui thì hãy gắg nhớ đôi lần..
Nothin' much recall it 4 some time..
 
Uhm...
Xin trích bài "Người già em bé":http://nhacso.net/Music/Song/Nhac-Trinh/2006/02/05F605E2/

Ghế đá công viên, dời ra đường phố
Người già co ro, chiều thiu thiu ngủ
Người già co ro, buồn nghe tiếng nổ
Em bé loã lồ, khóc tuổi thơ đi

Ghế đá công viên, dời ra đường phố
Người già co ro, buồn trong mắt đỏ
Người già co ro, nhìn qua phố chợ
Khi chiến tranh về, đốt lửa quê hương

Người già co ro, em bé loã lồ
Từng hạt cơm khô, trong miếng hững hờ
Ruộng đồi quê hương, dấu vết bom qua

Từng bàn tay thô, lấp kín môi cười
Từng cuộn dây gai, xé nát da người
Đạn về đêm đêm, đốt cháy tương lai

Ghế đá công viên, dời ra đường phố
Từng hàng cây nghiêng, chìm trong tiếng nổ
Từng bàn chân quen, chạy ra phố chợ
Em bé loã lồ, giấc ngủ không yên

Ghế đá công viên, dời ra đường phố
Người già ho hen, ngồi im tiếng thở
Từng vùng đêm đen, hoả châu thắp đỏ
Em bé loã lồ, suốt đời lang thang

Nghe mà xúc động wa...Đặc biệt là với giọng của Hồng Nhung
 
Thế còn bài này nghe có xúc động ko :D

Tình ca người mất trí

Author: Trịnh Công Sơn


Tôi có người yêu chết trận Pleime
Tôi có người yêu ở chiến khu D
chết trận Đồng Xoài
chết ngoài Hà Nội
chết vội vàng dọc theo biên giới

Tôi có người yêu chết trận Chu-prông
Tôi có người yêu bỏ xác trôi sông
chết ngoài ruộng đồng
chết rừng mịt mùng
chết lạnh lùng mình cháy như than

Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
Ngày gió lớn tôi đi, môi gọi thầm
Gọi tên anh, tên Việt Nam
gần nhau trong tiếng nói da vàng

Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
Ngày mới lớn tai nghe quen đạn mìn
Thừa đôi tay giữ làn môi
Từ nay tôi quên hết tiếng người

Tôi có người yêu chết trận Asao
Tôi có người yêu nằm chết cong queo
chết vào lòng đèo
chết cạnh gầm cầu
chết nghẹn ngào mình không manh áo

Tôi có người yêu chết trận Baza
Tôi có người yêu vừa chết đêm qua
chết thật tình cờ
chết chẳng hẹn hò
không hận thù, nằm chết như mơ


Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
Ngày gió lớn tôi đi, môi gọi thầm
Gọi tên anh, tên Việt Nam
gần nhau trong tiếng nói da vàng

Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
Ngày mới lớn tai nghe quen đạn mìn
Thừa đôi tay giữ làn môi
Từ nay tôi quên hết tiếng người

Tôi có người yêu chết trận Asao
Tôi có người yêu nằm chết cong queo
chết vào lòng đèo
chết cạnh gầm cầu
chết nghẹn ngào mình không manh áo

Tôi có người yêu chết trận Baza
Tôi có người yêu vừa chết đêm qua
chết thật tình cờ
chết chẳng hẹn hò
không hận thù, nằm chết như mơ

Chết chẳng hẹn hò
không hận thù, nằm chết như mơ

Chết chẳng hẹn hò
không hận thù, nằm chết như mơ

Nghe nhạc Trịnh Công Sơn, chỉ nghe tình ca mà ko nghe nhạc phản chiến thì thật là phí.
 
Nghe Nhạc Trịnh khoái nhất là cảm nhận đc chút "fản độg" :D trog đó!!
Mỗi lời ca đều có chút j đó rất cay đắg mà vẫn lạc quan. Đặc biệt nghe chất jọg của Khánh Ly, cảm thấy có chút j đó muốn jiễu cợt, muốn đả kích cái thực tại tồi tàn đc bao bọc trog cái vẻ ngoài bóg loág!! Cũng cảm thấy yêu hơn nhữg con người bình thườg, nhữg con người nhỏ bé mà sức sốg fi thườg!!!
Chết chẳng hẹn hò
không hận thù, nằm chết như mơ

....=> yêu sao cái tinh thần lạc quan mãnh liệt, yêu sao sức sốg tinh thần....

Nhiều người nói Nhạc Trinh nghe nặg nề và u ám nhưg em lại ko nghĩ vậy, mỗi lần nghe NT là mỗi lần em thấy yêu đời hơn, thấy mình nghị lực hơn rất nhiều, đôi lúc còn muốn vứt bỏ mọi thứ để chan hòa trog cái tự do rộg lớn....Hihi, chẳg biết nó ở đâu, chẳg biết sẽ fải vứt bỏ mọi thứ thế nào, chỉ biết là mình thấy mình như đã làm đc điều đó :D

Xin lỗi mọi người ah, hôm nay đầu óc em hơi fơn fớn...khi nào hết em sẽ del bài nè đi ngay ah. :">
 
Dương Thúy Hà đã viết:
Nghe Nhạc Trịnh khoái nhất là cảm nhận đc chút "fản độg" :D trog đó!!
Mỗi lời ca đều có chút j đó rất cay đắg mà vẫn lạc quan. Đặc biệt nghe chất jọg của Khánh Ly, cảm thấy có chút j đó muốn jiễu cợt, muốn đả kích cái thực tại tồi tàn đc bao bọc trog cái vẻ ngoài bóg loág!! Cũng cảm thấy yêu hơn nhữg con người bình thườg, nhữg con người nhỏ bé mà sức sốg fi thườg!!!
Chết chẳng hẹn hò
không hận thù, nằm chết như mơ

....=> yêu sao cái tinh thần lạc quan mãnh liệt, yêu sao sức sốg tinh thần....

Nhiều người nói Nhạc Trinh nghe nặg nề và u ám nhưg em lại ko nghĩ vậy, mỗi lần nghe NT là mỗi lần em thấy yêu đời hơn, thấy mình nghị lực hơn rất nhiều, đôi lúc còn muốn vứt bỏ mọi thứ để chan hòa trog cái tự do rộg lớn....Hihi, chẳg biết nó ở đâu, chẳg biết sẽ fải vứt bỏ mọi thứ thế nào, chỉ biết là mình thấy mình như đã làm đc điều đó :D

Xin lỗi mọi người ah, hôm nay đầu óc em hơi fơn fớn...khi nào hết em sẽ del bài nè đi ngay ah. :">

Bài này có gì mà phải del, đây cũng chỉ là cảm giác của một người nghe nhạc Trịnh Công Sơn mà thôi. Chia sẻ cảm giác, đặc biệt là với những cùng sở thích, cũng là một điều rất hay đó chứ. :D
 
Ghê!Thúy Hà mà cũng biết yêu đời cơ đấy...haha....
Có 1 lý do rất đơn giản mà mọi trang webs nghe nhạc đều có 1 mục riêng là Nhạc Trịnh Công Sơn........Rất đơn giản thôi!
Khi nghe bài hát nè,có thể bạn hoặc tôi sẽ hiểu điều đó:http://nhacso.net/Music/Song/Nhac-Trinh/2006/04/05F60CFC/

"Huế Hà Nội Sài Gòn"
Huế Sài Gòn Hà Nội Quê hương ơi sao vẫn còn xa
Huế Sài Gòn Hà Nội bao nhiêu năm sao vẫn thờ ơ
Việt Nam ơi còn bao lâu những con người ngồi nhớ thương nhau
Triệu chân em triệu chân anh
Hỡi ba miền vùng lên cách mạng
Đã đến lúc nối tấm lòng chung
Tuổi thanh niên hãy đi bằng những bước tiền phong
Từ Trung Nam Bắc chờ mong nung đốt
Những bó đuốc reo vui tự do
Đường đi đến những nơi lao tù
Ngày mai sẽ xây trường hay họp chợ
Dân ta về cày bừa đủ áo cơm no
Bàn tay giúp nước bàn tay kiến thiết
Những dấu căm hờn xưa nhạt mờ
Nhà ta xây mái vườn ta thêm trái
cho em ra đầu núi ca tình vui
Bắc Nam Trung ơi đoàn kết một miền
Phá biên thuỳ mở rộng đường thêm
Dựng nước bình yên

Huế Sài Gòn Hà Nội hai mươi năm tiếng khóc lầm than
Huế Sài Gòn Hà Nội trong ta đau trái tim Việt Nam
Đạn bom ơi lòng tham ơi khí giới nào diệt nổi dân ta
Việt Nam ơi bừng cơn mơ cho mắt nhìn sạch tan căm thù
Hãy xóa hết dấu tích buồn xưa
Ngày mai đây những con đường Nam Bắc nở hoa
Bàn tay thân ái lòng không biên giới
Anh em ơi lắng nghe tình nhau
Ngày vui lớn sẽ qua trăm cầu
Mẹ dâng miếng cau rồi dâng ngọn trầu
Cho hai miền trùng phùng lòng thấy nao nao
Ngày-Nam-Đêm-Bắc tình chan trong mắt
sẽ thấy trăm bình minh ngọt ngào
Ngựa bay theo gió lòng reo muôn vó
cho dân ta bừng lớn trong tự do
Bắc Nam Trung ơi tình nghĩa mặn nồng
Bước ra ngoài một lần, diệt vong
Dựng mái nhà chung
 
Trịng Công Sơn hầu như chỉ sáng tác cho Khánh Ly, bất công thật , các bài hát cho nam thì cực hiếm , em chỉ biết bài Này em có nhớ
Nghe nhạc Trịnh thì em chỉ thích nghe Khánh Ly hát , trình độ + chất giọng đặc biệt mang nhiều cảm xúc rất thật ... Còn những Hồng Nhung , Thanh Lam đều rất ít thành công với nhạc Trịnh bởi cách hát mới nhằm thoát ra khỏi cái bóng Khánh Ly không thể biểu đạt hết ý và tình của nhạc Trịnh , các bài hát này hầu như chỉ dành cho chất giọng của Khánh Ly
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ai bảo thế đâu nhỉ?Chẳng wa tại mấy nữ sĩ hát nhìu nên mọi người nghe thía quen rồi chứ đâu phải chỉ sáng tác cho nữ đâu?
 
Xin chào Nguyễn Hoàng Linh & Dương Thúy Hà, Hai Bạn yêu Trịnh thân mến!

Nguyễn Hoàng Linh: "Nghe nhạc Trịnh Công Sơn, chỉ nghe tình ca mà ko nghe nhạc phản chiến thì thật là phí."

Dương Thuý Hà: "Nghe Nhạc Trịnh khoái nhất là cảm nhận đc chút "fản độg" trog đó!!"

Thật chí lý như Hoàng Linh nói. Bỏi tất cả những tình khúc mà Trịnh Công Sơn đã sáng tác được trong suốt cuộc đời mình cho đến lúc qua đời, số lượng của những ca khúc phản chiến tương đối ít. Nhưng chính những ca khúc này đã làm cho danh tiếng của anh sáng lên một cách chói lọi. Phải nói là độc sáng. Và chính trong cái vầng hào quang làm nền này, tình khúc của Trịnh Công Sơn tiếp tục sáng giá cho đến hôm nay và mai sau. Chính những ca khúc phản chiến thời bấy giờ đã chắp cánh cho danh tiếng của anh bay ra khỏi biên giới Việt Nam để đến với thế giới, đặc biệt là Nhật Bản.

Còn Dương Thúy Hà: Phản động ư?!? Phản bên nào? Việt Minh hay Cộng Hoà? Không đâu Thúy Hà ạ, Trịnh Công Sơn chỉ "Phản chiến" không hề phản động.

Thúy Hà vui lòng quay lại khái niêm: "Phản chiến"

Thế nào là nhạc phản chiến, và phản chiến như thế nào ?

Phản chiến ở đây là bày tỏ thái độ của mình không tán thành chiến tranh, và sự không tán thành này có nghĩa là một sự đồng cảm, chia sẻ với những con người đang phải gánh chịu những nỗi mất mát, đau thương trong chiến tranh. Đồng cảm mà không đứng ở ngoài, đứng ở một bên; mà đứng ở cái thế chung cùng một số phận, một định mệnh. Sơn không nhân danh một " Isme " nào cả; cũng như không chủ trương chống lại một " Isme " nào cả. Hoặc có chăng là anh nhân danh cái gọi là " humanisme ", xu hướng nhân bản. Mà thật ra cũng chỉ là một cách gọi đấy thôi. Nói cho cùng, đó là tất cả những gì mình cảm xúc, tất cả những gì vang vọng trong tâm khảm của mình từ một thực tại máu xương như thế của đồng bào thì mình nói ngay ra. Nói không do dự, nói như một lời khẩn báo. Đỗ Phủ ngày xưa ở bên Tàu làm thơ bày tỏ sự xót thương đối với hàng vạn con đỏ đang bị dìm trong máu lửa chiến tranh mà người đời sau cho rằng ông có tinh thần chống chiến tranh là vậy. Thật ra ông chỉ muốn nói lên niềm xúc động sâu xa của mình đối với thời thế, mà ở bên sau cái nỗi niềm này không tiềm chứa một ý thức, một tinh thần cơ hội nào.

Tắt một câu, trong dòng nhạc phản chiến của mình, Trịnh Công Sơn đã chẳng có một toan tính chính trị nào cả. Mà tất cả là làm theo mệnh lệnh của con tim mình, một con tim thương đời, thương người, để nói lên tiếng nói của con tim đó đối với quê hương, dân tộc một cách trung thực và chân thành. Và một khi anh đã vĩnh viễn nằm xuống yên nghỉ thì câu khẳng định này đã trở nên hùng hồn hơn.

Ta sẽ thấy mệnh lệnh của trái tim này đi xuyên suốt trong tất cả các sáng tác thuộc dòng nhạc phản chiến này của anh. Trước hết ta có thể tạm sơ lược về con đường sáng tác các ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn như sau :

- Ý thức phản chiến trong ca khúc của Trịnh Công Sơn đã manh nha vào những năm 1965, 1966. Trong giai đoạn này anh đã cho ra đời tập ca khúc Ca khúc Trịnh Công Sơn (Thần thoại quê hương, tình yêu và thân phận) do An Tiêm xuất bản 1966. Sau đó phát triển dần trong tập Ca khúc da vàng vào cuối 1966 và đầu 1967, tập Kinh Việt Nam năm 1968, tất cả đều do anh tự ấn hành lấy. Cùng với những cuộc xuống đường rầm rộ của thanh niên, sinh viên, học sinh ở đô thị miền nam Việt Nam chống Mỹ và chế độ cũ đòi hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước, anh đã cho xuất bản tập ca khúc Ta phải thấy mặt trời vào năm 1970 (Tự ấn hành dưới cái tên Nhà xuất bản Nhân Bản). Năm 1972, khi tình hình chiến sự ở miền nam Việt Nam ngày càng leo thang đến độ khốc liệt nhất, anh đã cho ra đời tiếp tập Phụ khúc da vàng (tự ấn hành dưới cái tên Nhà xuất bản Nhân Bản). Đây là tập cuối cùng của dòng nhạc phản chiến của anh. Tổng kết tất cả gồm 5 tập, với 58 ca khúc, chưa kể những bài rời được sáng tác ngay trong những cuộc xuống đường cùng thanh niên, sinh viên, học sinh Huế.

Những ca khúc phản chiến tại Nhật Bản. Nơi xứ sở này anh đã từng có những " Đĩa Vàng ". Và lưu danh trong bộ tự điển Bách Khoa Pháp Encyclopédie de tous les pays du monde.

Thật vậy, vào những năm 58, 59, 61, 62, những tình khúc như Ướt mi, Thương một người, Nhìn những mùa thu đi, Biển nhớ v.v... đã bắt đầu nổi tiếng trong những phòng trà ca nhạc ở miền Nam. Nhưng phải chờ đến những năm 65, 66, 67 khi tiếng hát của Trịnh Công Sơn cất lên trong các giảng đường Đại Học Sài Gòn và Huế, trước hàng ngàn sinh viên học sinh cuồng nhiệt, với những ca khúc trong các tập Ca khúc Trịnh Công Sơn và Ca khúc Da vàng, cái tên Trịnh Công Sơn đã trở thành một hiện tượng. Hiện tượng Trịnh Công Sơn.

Những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn được chép để chuyền tay, được in ra băng cassette, hoặc băng từ loại lớn, còn gọi là băng Akai... Nghĩa là mọi hình thức phổ biến, phương tiện phổ biến đều được tận dụng. Người ta nghe nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn trong quán cà phê, người ta nghe trong những cuộc sinh hoạt tập thể của thanh niên, thậm chí người ta nghe trong khuê phòng và nghe ở cả những tiền đồn heo hút...

Dàn trải trên nền một điệu Blue buồn đau và uất nghẹn, với nhịp hát kể Recitativo, ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn vút lên :
"... Ôi chinh chiếnđã mangđi bạn bè
ngựa hồngđã mỏi vó chết trênđồi quê hương
còn có ai không còn người, ôi nhân loại mặt trời
và em tôi nàyđôi môi xin thương người
ôi nhân loại mặt trời trong tôi..."
(Xin mặt trời ngủ yên - ca khúc Trịnh Công Sơn)
Và,
"... Giọt nước mắt thương con, con ngủ mẹ mừng
Giọt nước mắt thương sông ấp ủ rêu rong
Giọt nước mắt thươngđất,đất cằn cỗi bao năm
Giọt nước mắt thương dân, dân mình phận longđong"
(Nước mắt cho quê hương - Ca khúc Trịnh Công Sơn)
Rồi,
" Mẹ ngồi ru con đongđưa võng buồn năm qua tuổi mòn. Mẹ nhìn quê hương nghe con mình buồn giọt lệăn năn. Giọt lệăn nănđưa con về trần tủi nhục chung thân..."
(Ca dao mẹ - Ca khúc Trịnh Công Sơn)
Hay từ một hiện thực vừa mới xảy ra trong thành phố :
" Ghếđá công viên dời rađường phố.
Người già co ro chiều thiu thiu ngủ.
Người già co ro buồn nghe tiếng nổ.
Em bé lõa lồ khóc tuổi thơđi..."
(Người già em bé - Ca khúc Trịnh Công Sơn)

Và với Phúc âm buồn, Tuổi đá buồn v..v... Tiếng hát Trịnh Công Sơn như một sợi dây vô hình đã nhanh chóng nối kết những tâm trạng riêng, những số phận riêng của người dân đô thị miền Nam vào trong một tâm trạng chung, một số phận chung. Tâm trạng và số phận này là gì ? Đó là tâm trạng và số phận của những con người Việt Nam đã từng bị lừa, họ là nạn nhân của bạo lực vô minh, mà niềm tin và hy vọng của họ đã trải qua bao lần bể dâu. Đối với họ, mọi khát vọng, mọi dự phóng đều là hư vô. Họ đang vẫy vùng trong một cảnh sống đầy máu xương, mất mát tang tóc của một cuộc chiến tranh phi lí mà lối thoát chưa một lần thấy lóe sáng ở cuối con đường hầm cuộc đời tăm tối đó.

Tôi cho rằng, bằng một khả năng cảm nhận sắc bén bẩm sinh anh đã dễ dàng biến những cảm nhận riêng của mình thành của chung. Bằng một phương cách biểu hiện rất khéo do ở chỗ sử dụng những ẩn dụ, những hình tượng rất mới, anh đã gây được những ấn tượng mạnh cho người nghe, và đặc biệt khi cần phải đối kháng với một thực tại mà anh không thể nào vãn hồi được, anh dựng một thần thoại. Nhờ thế mà tiếng nói của anh dễ dàng lọt vào lòng người, và dễ dàng được đồng cảm.
" Người nằm co như loài thú khi mùađông về
Người nằm yên không kêu than buốt xương da mình
Từng tiếng người nhiều tiếng người gọi hoài giữađêm
. . .
Người còn đó nhưng lời nói rơi về chânđồi
Người ngồi đó nhưng trong tim máu tuôn ra ngoài
Nhuộmđất này nhuộm cho hồng hạt mầm trót vay."
(Phúc âm buồn - Ca khúc Trịnh Công Sơn)

Bằng một định hướng, cũng như một phương pháp sáng tác như đã được trình bày ở trên, Trịnh Công Sơn đi vào giai đoạn "Ca khúc da vàng". Ở đây, những cảm nhận về quê hương và thân phận đã trở nên mãnh liệt hơn, quặn thắt hơn và đôi khi dẫn đến sự phẫn nộ. Từ Ngày dài trên quê hương, Người con gái Việt Nam, Đại bác ru đêm cho đến Tôi sẽ đi thăm, Tình ca người mất trí, Hãy nói giùm tôi, Gia tài của mẹ... đã nói lên điều đó.
Ta hãy nghe :
" Người nô lệ da vàng ngủ quên ngủ quên trong căn nhà nhỏđèn thắp thì mờ ngủ quên quênđã bao năm ngủ quên không thấy quê hương. Bao giờđập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc ta bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc tự do..."
(Đi tìm quê hương- Ca khúc Da vàng)
"Hãy sống giùm tôi hãy nói giùm tôi hãy thở giùm tôi thịt da này dành cho thù hận cho bạo cường cho tham vọng của một lũđiên..."
(Hãy nói giùm tôi - Ca khúc Da vàng)

Tiếng hát đã tạo nên những hiệu quả trong đời sống xã hội thật sự. Nó đã làm cho một số không ít thanh niên nhìn ra cái bản chất phi nhân và tàn bạo của cuộc chiến khiến họ đi đến hành động trốn lính hay đào ngũ. Dưới con mắt của những người cầm quyền thuộc chế độ cũ Sơn là một kẻ phá hoại tinh thần chiến đấu của anh em binh sĩ. Ở miền Nam lúc bấy giờ cường độ của cuộc chiến càng lúc càng gia tăng. Người Mỹ ra sức củng cố chế độ cũ và đẩy mạnh cuộc chiến. Chiến tranh càng lan tràn khắp nơi một cách khốc liệt. Năm 1968, với cuộc tổng công kích xuân Mậu Thân, nhiều thành phố ở trên khắp miền Nam đã trở thành bãi chiến trường. " Con người trong tôi " của Trịnh Công Sơn lại tiếp tục lên tiếng mỗi lúc một khẩn thiết hơn :
" Xác người nằm trôi sông phơi trên ruộngđồng
Trên nóc nhà thành phố trên nhữngđường quanh co
Xác người nằm bơ vơ dưới mái hiên chùa
Trên giáođường thành phố trên thềm nhà hoang vu..."
(Bài ca dành cho những xác người - Ca khúc da vàng 2)
Và trong cái cảnh tượng trần gian là một lò sát sinhđó,đã có những người mẹ, những người chịđã lâm vào trong một trạng thái tâm thần bệnh lý :
"...Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh chị vỗ tay hoan hô hòa bình người vỗ tay cho thêm thù hận người vỗ tay xa dầnăn năn. "
(Hát trên những xác người - Ca khúc da vàng 2)

Và sau đó nhiều năm, người dân ở trong các thành phố miền Nam vẫn tiếp tục chịu đựng những cuộc nổ mìn, những trận pháo kích gây thương vong không ít cho đám dân lành vô tội. Ngày ngày không dứt tiếng súng tiếng bom. Và hằng đêm trong ánh hỏa châu vàng vọt ghê rợn, người dân thành phố nín thở, nơm nớp đợi chờ những điều không may có thể xảy đến cho mình. Mỗi ngày, từ chiến tuyến những chiếc quan tài phủ cờ được đưa về thành phố, trên đầu những trẻ mồ côi, những góa phụ, khăn tang cứ bay như phướn.

Từ 1968 cho đến những năm 1969, 1970, 1971, thỉnh thoảng người ta lại nghe phong thanh đâu đó về một giải pháp hòa bình cho Việt Nam. Rồi tất cả lại tắt ngấm. Người dân Việt khát khao hòa bình như kẻ đi trong sa mạc khát đến cháy bỏng cổ họng mà ốc đảo xanh tươi hiện ra trước mặt mình chỉ là những ảo ảnh. Cuộc chiến khốc liệt cứ tiếp diễn. Phong trào đấu tranh hòa bình Việt Nam ở các đô thị lại bùng lên mãnh liệt. Đặt biệt là phong trào thanh niên sinh viên học sinh, bây giờ lập trường đã kiên định : Mỹ cút, ngụy nhào, hòa bình đến. Tôi, kẻ viết bài này đã quyết định, đã chọn lựa đứng vào phong trào đó. Nhưng chọn lựa nào cũng có những đau đớn. Tôi phải đứng về phía dân tộc theo cách của tôi. Để có hòa bình thì dân tộc phải có quyền tự quyết, mà quyền tự quyết thì phải đấu tranh mà dành lấy chứ chẳng ai cho. Nhưng càng đấu tranh thì càng chồng chất đau thương. Những kẻ dễ quên thì dễ sống, còn tôi thì không thể quên điều này. Và phải nói một cách thành thật rằng chính những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn trong những năm đầu tiên đã đánh thức trong tôi tình tự dân tộc, sau đó thì tôi chọn một thế đứng quyết liệt hơn, âu cũng là do tánh khí riêng của mình. Nhưng về sau tôi vẫn thường tiếp tục hát những ca khúc phản chiến của anh. Vì tôi thấy nó mang lại cho đầu óc mình sự " mát mẻ ", khi mà mình không thể thường xuyên chịu đựng mãi một sự căng thẳng sắt máu. Và đôi khi nó cũng khiến cho mình mơ mộng về một nền hòa bình có thể thế này mà không phải thế kia... Đó là con đường tự do đi đến hòa bình mà không phải đổ máu. Tôi sợ máu!

Trịnh Công Sơn trong giai đoạn cực đoan này thì sao ? - Vẫn trung thành với con đường mà tự anh đã vạch ra từ trước, anh tiếp tục đi, đi theo tiếng gọi của dân tộc mà anh đã nghe thấy theo cách của mình. Có khi anh đi một cách mạnh dạn hơn, và anh kêu gọi, anh hô hào. Và tinh thần của anh, tùy mỗi hoàn cảnh khác nhau mà hy vọng, hào hứng hay tuyệt vọng... hoặc ngược lại. Kết quả là hai tập ca khúc kế tiếp nhau ra đời Kinh Việt Nam (1968), Ta phải thấy mặt trời (1970) (anh tự ấn hành dưới tên NXB Nhân Bản). Ở giai đoạn này anh cùng xuống đường với thanh niên, sinh viên, học sinh. Anh hát :
"Nơi đây tôi chờ.
Nơi kia anh chờ.
Trong căn nhà nhỏ mẹ cũng ngồi chờ.
Anh lính ngồi chờ trênđồi hoang vu.
Người tù ngồi chờ bóng tối mịt mù...
... Chờ tin mừng sông chờ núi cũng chờ mong
Chờ trên vừng tráng mẹ thắp lên bình minh
Chờ khô nước mắt chờđá reo ca
Chờ áo cơm nuôi cho những trẻ con không nhà
Chờ ngày Việt Nam thống nhất cho những tình thường vỡ bờ.
(Chờ nhìn quê hương sáng chói - Kinh Việt Nam)
Hay :
" Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Tađi vòng tay lớn mãiđể nối sơn hà..."
(Nối vòng tay lớn - Kinh Việt Nam)
Hoặc :
" Ta bước bướcđi, bước bước hoài, trên quê hương dấu yêu này.
Còn bao nhiêu người nhìn nhau hôm nay.
Đôi mắt bóng tôi trái tim nghi ngại còn ai quanhđây
chưa góp tiếng nói chưa nối lại nắm tay..."
(Chưa mòn giấc mơ - Ta phải thấy mặt trời)
Và:
" Huế - Sài Gòn - Hà Nội quê hươngơi sao vẫn còn xa. Huế - Sài Gòn - Hà Nội bao nhiêu năm sao vẫn thờơ. Việt Namơi còn bao lâu những con người ngồi nhớ thương nhau..."
(Huế - Sài Gòn - Hà Nội - Ta phải thấy mặt trời)
Sang đến năm 1972, cục diện chiến tranh trên toàn miền nam vô cùng ác liệt, một cuộc " Việt Nam hóa chiến tranh " dưới mắt người Mỹ. Bằng con đường phản chiến lấy trái tim nhân ái mà giải quyết mọi điều, trên cơ sở tình tự dân tộc, Trịnh Công Sơn đến đây thì đã mệt nhoài, và tuyệt vọng. Anh cho ra đời tập ca khúc Phụ khúc da vàng, mà anh đã cho rằng đáng lẽ không nên viết. Đây là tập ca khúc cuối cùng của dòng nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn.
Anh hátđể kết thúc cho một nỗ lực vô vọng của chính mình :
"...Đường anh em saođi hoài không tới
Đường văn minh xương cao cùng với núi
Đường lương tâm mênh mông hoài bóng tối
Tráiđau thương cho con mới rađời..."
(Hãy nhìn lại - Phụ khúc da vàng)


Sau 1975, có một sự im lặng đè nặng lên những ca khúc phản chiến từng một thời nổi tiếng lẫy lừng của anh. Và chính anh cũng giữ sự im lặng cho đến ngày qua đời.

Nếu hôm nay ta nhìn nhận và đánh giá cao những tình khúc của anh, chúng ta không thể nào bỏ qua được những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn. Vì chính những ca khúc này đã tạo cho anh có được một tầm cỡ như ngày nay, cho dù những tình khúc của anh vốn đã rất tài hoa.

Có người sẽ cho rằng không phải nói đến những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn nữa, vì chữ thời đã qua rồi. Nghĩa là không còn thời tính nữa. Cũng có người sẽ góp ý thêm rằng các ca khúc phản chiến của anh vốn lừng khừng, dễ dãi, nếu không muốn nói là ngây thơ, hoặc thiếu logique lịch sử, chính trị hay là cái gì đó...

Tôi thì cho rằng, đến ngày nay, qua những trò dâu bể của cuộc thế, thời tính của những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn vẫn còn. Nó còn trong ý nghĩa của tiếng nói lương tâm và nhân ái. Qua tác phẩm của mình chưa từng ai nói dến lương tâm và lòng nhân ái đậm đà như anh. Tiếng nói này còn phải luôn luôn được tôn trọng trước khi ta bắt tay vào một công việc, mà công việc đó sẽ có ảnh hưởng trên hàng vạn, hàng triệu sinh linh.

Con đường anh đã chọn và anh đã đi suốt cuộc đời mình là một con đường không dễ chọn. Nếu từ thời điểm hôm nay để nhìn lại thời bấy giờ thì rõ ràng là anh đã đi giữa hai làn đạn. Mà bất kỳ khi nào một viên đạn từ một hướng nào đó có thể kết liễu cuộc đời anh. Anh có lý của riêng anh. Là một nghệ sĩ chân chính, anh đã chọn cái logique của quả tim, và bằng trực giác nghệ thuật anh đã dựng nên sự nghiệp của mình. Đừng bắt anh phải làm chính trị, cũng đừng bắt anh, làm một " con buôn thời thế ". Anh sẽ không dại gì đầu cơ, cũng như đầu tư tài năng và tâm huyết của mình cho một cuộc chơi ngắn hạn như vậy, mà kết cục thua lỗ là một điều tất nhiên. Anh chỉ biết sống và rung cảm bằng một quả tim trung thực, và dùng tài năng của mình để nói lên điều mà con tim muốn nói. Vì anh là Trịnh Công Sơn, một nghệ sĩ lớn, một nghệ sĩ của mọi người, và sống giữa mọi người. Chính sự ngưỡng mộ của mọi người đối với anh lúc anh còn sống, và đoàn người đông đảo tiễn đưa anh lúc anh qua đời đã nói lên rằng trong sứ mệnh nghệ thuật đối với dân tộc anh đã thành công.

Trong những ca khúc phản chiến anh còn để lại, phản chiến chẳng qua là một cách gọi, đừng chấp, vẫn có nhiều ca khúc có thể hát đơn hay đồng ca vào thời bấy giờ.

Hãy tiếp tục hát lên những khúc hát về lương tâm và lòng nhân ái của anh. Vì hơn bao giờ hết, hôm nay chúng ta vẫn đang cần đến lương tâm, lòng nhân ái cho những việc lớn lẫn việc nhỏ. Và chúng ta đừng bao giờ nhìn về bi kịch con người bằng một cái nhìn đơn giản.


Và đây là giải Âm Nhạc Hòa Bình Thế Giới.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được hội Âm Nhạc Hòa Bình Thế Giới trao giải "Cuộc Đời của Hòa Bình" (Life of Peace) cùng với những nghệ sĩ khác trên thế giới đã dùng âm nhạc để tranh đấu cho hòa bình như Joan Baez, Bob Dylan, Harry Belafonte. Đây là một vinh hạnh không những cho gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà còn là một hãnh diện chung cho mọi người Việt Nam.

Năm 2004 là lần thứ hai giải Âm Nhạc Hòa Bình Thế Giới được thực hiện. Buổi trao tặng giải Âm Nhạc Hòa Bình Thế Giới đầu tiên được tổ chức tại Bali . Ban tổ chức đã chọn Hà Nội là nơi cho buổi trao giải lần thứ hai vào tháng 6 năm 2004 nhưng phải hủy bỏ.

Buổi trao giải Âm Nhạc Hòa Bình Thế Giới kỳ hai được tổ chức ở San Francisco . Em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh đại diện nhận giải cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trịnh Vĩnh Trinh và Khánh Ly cũng trình diễn trong dịp này .

PS: Đọc đến đây Thúy Hà có thỏa mãn không!? Giải Âm Nhạc Hòa Bình Thế Giới chưa phải là tất cả nhưng khẳng định 1 điều: Trịnh Công Sơn không "phản động"

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
À....Trước đây,em cứ tưởng nhạc phản chiến là giống như thứ nhạc chế bây giờ......Bây giờ em đã hiểu ra một phần không phải như vậy.....Nó mang ý nghĩa hoàn toàn trong sáng là không tán thành chiến tranh!!!!
 
Chào Đoàn Duy!

Bạn thích Khánh Ly hát nhạc Trịnh cũng phải thôi. Bởi ngoài Trịnh hát nhạc Trịnh ra thì đến thời điểm này mình cũng thật thà mà nói rằng chỉ Khánh Ly là người biểu diễn những nốt nhạc Trịnh có hồn nhất... cô thổi được cái hồn vào nhạc Trịnh, Cô bước ra và cất tiếng hát của mình, một giọng hát trời cho, thật giản dị như những ca từ của Trịnh nhưng lại thấm đẫm lòng người. Cô chẳng cần phải phô diễn, chẳng cần phải “gào thét” thế nhưng những từ tự tình của Trịnh Công Sơn lại có một sức “gào thét” ghê gớm từ chính giọng hát đó. Ai đã từng nghe Cát bụi lại không thấy được thân phận con người, ai đã từng hát Nối vòng tay lớn mà không cảm thấy yêu quê hương hơn.

Trịnh Công Sơn viết nhạc để mọi người được hát và được thưởng thức. Có lẽ ông chưa bao giờ nghĩ rằng nhạc của mình chỉ dành riêng cho Khánh Ly hát mặc dù Khánh Ly hát nhạc Trịnh rất hay, rất Trịnh Công Sơn.

Những người yêu thích nhạc Trịnh sẽ là những người đánh giá đúng nhất và chọn lựa những gì mà họ cho là thích hợp với nhạc Trịnh.

Có một điều nên nói với những ca sĩ trẻ là: “Nếu yêu nhạc Trịnh xin hãy hát lên. Còn nếu không yêu nhạc Trịnh thì thôi xin đừng. Những kiểu “phá cách” nhạc Trịnh nhưng không xuất phát từ tấm lòng luôn làm chói tai người nghe nhạc”.

2. Bạn không thích một số ca sĩ hát nhạc Trịnh hiện nay cũng không sai, bởi họ phá cách (Điều này Bộ Văn hóa đã chỉ thị)

Âm nhạc Trịnh Công Sơn gần đây đang có hiện tượng trở thành thời trang khi nhiều ca sĩ liên tục phát hành album để chứng tỏ mình cũng... sang trọng, kể cả những live show hoành tráng mang tham vọng đưa nhạc Trịnh lên một tầm cao mới.

Như qua hai đêm thần thoại cuối tuần qua (23 và 24-10-2005) tại Nhà hát Hòa Bình do Công ty Phương Nam tổ chức. Hầu như các kênh thông tin đều dè dặt nhìn nhận về sự thành công của chương trình, khi nghe đến những con số treo lơ lửng: hơn 1 tỉ đồng đầu tư, giá ngất ngưởng 200-400 ngàn/vé, 3.000USD mời Trần Thu Hà bay từ Mỹ về hát. Hoặc tên tuổi của ê-kíp dàn dựng: Phạm Hoàng Nam (đạo diễn), Quốc Bảo (viết kịch bản), NS. Quốc Bảo, Võ Thiện Thanh (hòa âm)...

Được giới thiệu là một cuộc trình diễn nhạc Trịnh bằng lối tiếp cận hiện đại kết hợp thanh xướng kịch với các thủ pháp ánh sáng và sân khấu. Hơn 20 ca khúc của Trịnh đã hát trên phông nền trắng, ở đó nhiều hình ảnh đẹp hiện lên và liên tục thay đổi bằng máy chiếu: khi là ngôi nhà cổ, lúc là những que diêm cháy, những chiếc lá vàng - đỏ rơi rơi và bên khung cửa có người phụ nữ ngồi chơi đàn harp (hạc cầm)... Với dàn nhạc giao hưởng, dàn hợp xướng trong trang phục nghi lễ nhà thờ, những thiếu nữ hóa thân thành bướm trong các vũ khúc ballet... và ca sĩ Quang Dũng, Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Hồ Ngọc Hà, Hồ Quỳnh Hương, Anh Bằng, Đức Tuấn, nhóm 5 Dòng Kẻ, AC&M... đều dốc sức mang đến cho khán giả một góc nhìn khác về âm nhạc Trịnh. Nhưng, chính trong không gian đẹp thần thoại đó, ca sĩ và cả âm nhạc của Trịnh dường như quá đỗi xa lạ - xa lạ như chính cây đàn harp đối với người Việt vậy! Cũng trong thứ cảm giác ấy và những áp lực hát nhạc của một tên tuổi lừng lẫy như thế, nên hầu như các ca sĩ đã bị... khớp và hát rất dở. Một Hồ Quỳnh Hương điệu đàng và lả lướt thái quá trong bài Quỳnh hương khiến cô mất tập trung, hát trật nhịp. Hồ Ngọc Hà ăn vận diêm dúa, gào sướt mướt những ca khúc không có gì là bi lụy cả (Hoa vàng mấy độ, Một cõi đi về), dường như cô không cảm được tinh thần của nhạc Trịnh. Nhóm 5 Dòng Kẻ và AC & M phối bè tốt, tiếc là lối diễn xuất đầy kịch tính khiến các ca khúc (Xin cho tôi, Đêm) nặng về phần nhìn, giảm đi sự biểu cảm cần có. Đây gần như là những “tân binh” hát nhạc Trịnh, nên có tệ thì coi như... thử nghiệm.

Cây đinh của chương trình là Trần Thu Hà, chị đằm thắm, đẹp và nữ tính hơn so với hồi còn ở Việt Nam. Sự lột xác đó khiến nhiều người hy vọng một thần tượng mới hát nhạc Trịnh, nhất là sự o bế và kỳ vọng lộ liễu của ban tổ chức khi dành cho chị 6 ca khúc. Tuy nhiên, không hiểu cớ gì mà Trần Thu Hà hát sai ca từ những bài vốn đã rất quen thuộc (Lời thiên thu gọi, Nắng thủy tinh), gây phản cảm cho không ít Người yêu Trịnh. Do đó, khán giả đã dành trọn cảm tình khi Quang Dũng và Hồng Nhung rất đỗi giản dị trình bày: Tình xa, Bên đời hiu quạnh, Này em có nhớ, Thuở Bống là người. Đặc biệt, giọng nam Đức Tuấn xuất thần với Tôi ru em ngủ và Chiếc lá thu phai.

Một cuộc biểu diễn âm nhạc và thị giác, nâng nhạc Trịnh lên một tầm cao mới - như cách những người dàn dựng chủ trương, trở nên kệch cỡm. Vì những gì gọi là sân khấu ảo, trình diễn theo kiểu thanh xướng kịch, có nhân vật, có tâm trạng, múa ballet, hát opera, dàn đồng ca nhà thờ... là gout thưởng ngoạn của người châu Âu, càng lạ lẫm với không gian âm nhạc của Trịnh. Thậm chí, hình thức dàn dựng được gọi là sáng tạo trong Đêm thần thoại đều được học hỏi từ ý tưởng của chương trình nhạc kịch hiện đại khá đình đám tại Pháp, kỷ niệm 300 năm xây dựng Nhà thờ Đức Bà Paris - một địa điểm lừng danh và ấn tượng hơn nữa trong tiểu thuyết của đại văn hào Victor Hugo với nhân vật “Thằng gù” đầy tính nhân bản. Không kệch cỡm sao được khi có những nhân vật chẳng biết gọi là gì, như ca sĩ Anh Bằng thỉnh thoảng lại xuất hiện, mang mặt nạ cách điệu, y phục như hiệp sĩ khoác áo choàng đen, miệng hát opera “Hohooooo...” rồi biến mất, khiến khán phòng vỡ òa vì cười. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn sống, ắt cũng... botay.com!

Gần đây, một số ca sĩ phát hành album nhạc Trịnh: Đàm Vĩnh Hưng, Phương Thanh, Thanh Lam... như thể ca khúc của Trịnh đang trở thành thứ nhạc thời thượng. Có ca sĩ hát Biển nhớ mà người nghe xong chỉ muốn xô họ xuống... biển vì không biết nhớ kiểu gì mà gào rú khủng khiếp(!). Một trong những album gây chú ý vì sự không giống ai nhất hiện thuộc về Này em có nhớ của Thanh Lam (Viết Tân sản xuất - 2005). Với 7 ca khúc quen thuộc: Em hãy ngủ đi, Một cõi đi về, Này em có nhớ, Biển nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Phôi pha, Lặng lẽ nơi này... qua phần phối khí của Trần Mạnh Hùng và Lê Minh Sơn. Có nhiều bài phê bình âm nhạc xung quanh album này, nhưng ồn ào nhất là có nhà bình luận đã so sánh Thanh Lam một cách dí dỏm với “Kim Mao Sư Vương” Tạ Tốn - một nhân vật trong Ỷ thiên Đồ Long Ký (Kim Dung) có thần lực... hống khiến giang hồ ù tai, tắt thở. Còn Trần Mạnh Hùng được xem như “Lục Chỉ Cầm Ma” có tài biến hóa các nhạc cụ piano, guitar, đàn đáy, đàn tranh, sáo trúc, violon, viola, violoncelle... thành các tiếng binh khí nghe loảng xoảng. Và, quan trọng là hai bên đấu với nhau bất phân thắng bại. Nhạc đi đằng nhạc, lời đi đằng lời!

Người Việt Nam, gần như ai cũng biết nhạc Trịnh, hoặc ít hoặc nhiều, nhưng đều công nhận rằng: bản chất âm nhạc của ông là đơn giản. Ca khúc Trịnh có thể hát cho vài người nghe, cho một nhóm nghe, hay hát trước quảng đại quần chúng. Chính vì đại chúng, cho nên quá sang trọng hay khác người, đều không phải là Trịnh Công Sơn!

Đó là tâm sự của Những người yêu Trịnh

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Back
Bên trên