Trịnh Công Sơn

Nguyễn Hoài Nghĩa
(HanoiYeu)

Điều hành viên
Chào các Bạn Thân thương!
Ai yêu Quý Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn xin tham gia.
Thanks!

Trân trọng giới thiệu Bài:

NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM
Trịnh Công Sơn

1. Người con gái Việt Nam da vàng
Yêu quê hương như yêu đồng lúa chín
Người con gái Việt Nam da vàng
Yêu quê hương nước mắt lưng giòng

Người con gái Việt Nam da vàng
Yêu quê hương nên yêu người yếu kém
Người con gái ngồi mơ thanh bình
Yêu quê hương như đã yêu mình

Em chưa biết quê hương thanh bình
Em chưa thấy xưa kia Việt Nam
Em chưa hát ca dao một lần
Em chỉ có con tim căm hờn
2. Người con gái một hôm qua làng
Đi trong đêm đêm vang ầm tiếng súng
Người con gái chợt ôm tim mình
Trên da thơm, vết máu loang dần
Người con gái Việt Nam da vàng
Mang giấc mơ quê hương lìa kiếp sống
Người con gái Việt Nam da vàng
Yêu quê hương nay đã không còn

Ôi cái chết đau thương vô tình
Ôi đất nước u mê ngàn năm
Em đã đến quê hương một mình
Riêng tôi vẫn âu lo đi tìm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hihi...Em cũng mê nhạc Trịnh lém...Nghe Hồng Nhung hát nhạc Trinh cũng được..
em xin post 1 số lời bài hát trong www.nhacso.net
Biển nhớ
Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về
Gọi hồn liễu rủ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya
Ngày mai em đi, đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ
Sỏi đá trông em từng giờ, nghe buồn nhịp chân bơ vơ
Ngày mai em đi, biển nhớ em quay về nguồn
Gọi trùng dương gió ngập hồn, bàn tay chắn gió mưa sang
Ngày mai em đi, thành phố mắt đêm đêm mờ
Hồn lẽ nghiêng vai gọi buồn, nghe ngoài biển động buồn hơn

Hôm nào em về, bàn tay buông lối ngõ
Đàn lên cung phím chờ sầu lên dây hoang vu
Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về
Chiều sương ướt đẫm cơn mê
Trời cao níu bước sơn khê

Ngày mai em đi, cồn đá rêu phong rũ buồn
Đèn phố nghe mưa tủi hồn, nghe ngoài trời giăng mây luôn
Ngày mai em đi, biển có bâng khuâng gọi thầm
Ngày mưa tháng nắng còn buồn, bàn tay nghe ngóng tin sang
Ngày mai em đi, thành phố mắt đêm đèn vàng
Nữa bóng xuân qua ngập ngừng, nghe trời gió lộng mà thương
[-x [-x
 
Nhân kỷ niệm Ngày mất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Giới thiệu một đoạn Bài viết của Bửu Chỉ (Vỹ Dạ, 25-4-2001)

Lúc 12 giờ 45, ngày 01 tháng 4 năm 2001, Trịnh Công Sơn đã ra đi. Trái tim nhân ái và nhạy cảm ấy đã ngừng đập ; bộ óc đầy mỹ cảm và sáng tạo ấy đã thôi vận động. Anh đã để lại cho bạn bè và những người hâm mộ anh một nỗi tiếc thương vô hạn. Một sự mất mát lớn, một khoảng trống không gì bù đắp nổi cho nền âm nhạc hiện đại Việt Nam. Một nhạc sĩ nổi tiếng cùng thời đã nhìn nhận một cách vô tư rằng Trịnh Công Sơn là người viết tình ca hay nhất thế kỷ của Việt Nam. Nói về sự ra đi của anh, những người mến mộ còn ở lại cái cõi trần ai này đã bày tỏ bằng nhiều cách với nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhưng nói bằng cách gì và với ý nghĩa nào thì cũng không thể làm vơi đi được nỗi đau thương và mất mát ấy. Rõ ràng là có một sự biến mất về hình hài vật chất mà cha mẹ anh đã tạo nên anh. Quy luật tự nhiên của vũ trụ vô tình vốn hữu sinh thì hữu diệt, hữu hình thì hữu hoại. Nhưng mà thật ra anh vẫn ở lại, ở lại mãi mãi với nền âm nhạc, với nền văn minh và văn hóa nước nhà. Cả một đời lao động sáng tạo cật lực anh đã góp được vào trong sự nghiệp nghệ thuật chung của cả nước hơn 600 ca khúc. Một sự nghiệp đồ sộ. Và đây chính là cái phương tiện, cái quyền năng đã giúp anh chống lại định mệnh. Cái định mệnh của đời người vốn khắc nghiệt và độc ác đã chưa từng bao giờ cho phép ai sống đến tận cùng niềm vui và nỗi khát vọng sống như chính mình mong muốn.
Đối với cộng đồng xã hội, một khi anh nằm xuống, anh đã thanh thỏa hết mọi " trái khoản" một cách sòng phẳng với trần gian. Một đời mình anh đã làm hết mọi điều mà anh mong muốn, và đã ra đi đúng lúc. Còn tất cả những gì mà anh đã để lại cuộc đời nó sẽ cứ tồn tại một cách hiển nhiên và minh bạch. Không có gì đáng trách và cũng không có gì phải hồ nghi cả.
Thiên tài ư ? Anh đâu cần cái hư danh ấy. Anh là anh, chính điều này mới lớn lao. Vả lại, chính hậu thế vốn rộng lòng và trong sáng hơn đương thời sẽ quyết định điều này. Nhưng dù gì thì gì, đấy vẫn là hư danh. Cái hư danh khiến cho những con người đầy tham vọng sẽ vật lộn, tranh giành nhau một cách đau khổ. Mà thật ra chưa khi nào, dù một lần anh đã thầm ước mơ đến cái tên gọi đầy sân hận đó.
Nhân cách của anh ? Tôi sẽ trả lời rằng Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ đầy nhân cách. Còn lớn hay nhỏ ư ? So với ai ? - Người đời vốn hay chấp về hình tướng, mà hình tướng thì thường làm cho con người mê.
Tôi nói nhân cách của Trịnh Công Sơn nó đầy đủ ở trong thái độ nghệ thuật của anh. Thái độ nghệ thuật này luôn nhất quán ở trong sáng tạo nghệ thuật của mình mà chưa hề khi nào vong thân hay thoái hóa biến chất cho đến phút cuối cùng. Khẳng định về một điều như thế đối với một người đang còn sống thật khó. Nhưng đối với một người đã nằm xuống ta sẽ không còn phải lo sợ rằng họ còn có thể tốt hay có thể xấu, còn có thể đúng hay có thể sai, xứng đáng hoặc không xứng đáng nữa.
********
Một con đường dẫn nhập vòng quanh như vậy đối với tôi là cần thiết, để dọn đường vào vấn đề mà tôi đã tự đặt ra cho mình : Trịnh Công Sơn và nhạc phản chiến của anh. Trong quá trình trình bày vấn đề này, tôi sẽ cố gắng làm toát ra cái tài năng và nhân cách hiếm có đó nổi bật lên trên cái bối cảnh Việt Nam máu và nước mắt, khói lửa và nỗi kinh hoàng trong cuộc chiến dai dẳng và khốc liệt thời bấy giờ. Một cuộc chiến tranh mang tính tất yếu lịch sử của một dân tộc bị áp bức ; nhưng sự chọn lựa và quyết tâm ấy đã không ít đau thương. Và Trịnh Công Sơn đã xuất hiện trong bối cảnh đó như lương tâm của một con người mang trái tim nhân ái nhạy cảm, chỉ biết nói lên những cảm xúc nồng nhiệt của mình đối với quê hương dân tộc, dù thiếu vắng một thái độ chính trị, nhưng trung thực. Nghĩa là tự đáy lòng mình thì mình nói.
Tôi sẽ không nói đến những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn với tư cách một nhà phê bình văn học về lời nhạc, cũng như không phải trong tư cách của một nhà nghiên cứu âm nhạc đối với nghệ thuật âm thanh của anh. Mà với tư cách của một người chứng, sống cùng thời và từng sinh hoạt với anh, tôi sẽ nói về thái độ dấn thân bằng âm nhạc của Trịnh Công Sơn trong công cuộc vận động hòa bình cho đất nước đầy tuyệt vọng ; nhưng cũng đầy ý nghĩa và giá trị nhân bản đó. Nghĩa là nói về một Trịnh Công Sơn nghệ sĩ đích thực, một con dân nước Việt mang tình yêu chân thực đối với quê hương vào cuộc. Khẳng định anh trong ý nghĩa này là khẳng định chính sự đóng góp của anh vào trong những giá trị văn hóa, văn minh của cả nước. Một Việt Nam luôn xây dựng trên nền tảng con người và hòa bình.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
À!Em đã xem chương trình nói về Trịnh Công Sơn rồi!!
NGười ta còn nói về căn nhà ở Huế nơi hội tụ của các nhà thơ ,nhạc sĩ.....Nơi chia sẽ mọi điều về Trịnh công Sơn....
Anh có biết thông tin gì về căn nhà đó không ạ???
Cho em post bài hát của Trịnh nhé.Hihi:
Đóa hoa vô thường

Tìm em tôi tìm mình hạc xương mai
Tìm trên non ngàn một cành hoa khôi
Nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối
Một bờ môi thơm, một hồn giấy mới
Tìm em tôi tìm, nhủ lòng tôi ơi
Tìm đêm chưa từng, tìm ngày tinh khôi
Tìm chim trong đàn ngậm hạt sương bay
Tìm lại trên sông những dấu hài

Tìm em xa gần, đất trời rộn ràng
Tìm trong sương hồng, trong chiều bạc mệnh
Trăng tàn nguyệt tận chưa từng tuyệt vọng đâu em
Tìm trong vô thường có đôi dòng kinh, sấm bay rền vang
Bỗng tôi thấy em dưới chân cội nguồn
Tôi mời em về đêm gội mưa trong
Em ngồi bốn bề thơm ngát hương trầm
Trong vườn mưa tạnh, tiếng nhạc hân hoan
Trăng vàng khai hội một đóa hoa quỳnh

Từ nay tôi đã có người có em đi đứng bên đời líu lo
Từ nay tôi đã có tình có em yêu dấu lẫy lừng nói thưa
Từ em tôi đã đắp bồi có tôi trong dáng em ngồi trước sân

Mùa đông cho em nỗi buồn, chiều em ra đứng hát kinh đầu sông
Tàn đông con nước kéo lên, chút tình mới chớm đã viên thành

Từ nay anh đã có nàng biết ơn sông núi đáp đền tiếng ca
Mùa xuân trên những mái nhà có con chim hót tên là ái ân

Sen hồng một nụ, em ngồi một thuở
Một thuở yêu nhau có vui cùng sầu
Từ rạng đông cao đến đêm ngọt ngào
Sen hồng một độ, em hồng một thuở xuân xanh
Sen buồn một mình. Em buồn đền trọn mối tình

Một chiều em đứng cuối sông gió mùa thu rất ân cần
Chở lời kinh đến núi non, những lời tình em trối trăn
Một thời yêu dấu đã qua gót hồng em muốn quay về
Dù trần gian có xót xa cũng đành về với quê nhà

Từ đó trong vườn khuya
Ôi áo xưa em là một chút mây phù du
Đã thoáng qua đời ta
Từ đó trong hồn ta ôi tiếng chuông não nề
Ngựa hí vang rừng xa vọng suốt đất trời kia
Từ đó ta ngồi mê để thấy trên đường xa
Một chuyến xe tựa như vừa đến nơi chia lìa

Từ đó ta nằm đau ôi núi cũng như đèo
Một chút vô thường theo từng phút cao giờ sâu
Từ đó hoa là em một sớm kia rất hồng
Nở hết trong hoàng hôn đợi gió vô thường lên
Từ đó em là sương rụng mát trong bình minh
Từ đó ta là đêm nở đóa hoa vô thường.
 
Chào Chu Đức Hà! Thật tiếc là mình chưa được xem chương trình đó nên không biết chắc là Người ta đang nói về căn nhà nào ở Huế.

Những nơi nào Trịnh (nói hay viết về Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hình như mọi người yêu Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều gọi rất thân mật, triều mến:Trịnh!? hay Sơn!?) đã đi qua, những bài hát Trịnh viết đều để lại những kỹ niệm khó quên...

Mình biết có vài địa chỉ mà các Bạn yêu Trịnh hay thăm viếng, sinh hoạt:

1. Có một căn nhà mang nhiều kỷ niệm của Trịnh Công Sơn, nhất là tháng ngày sau giải phóng. Khi cả gia đình Sơn đã ở tại căn nhà mới xây không lâu trước 75, 47C Duy Tân, nay là Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM. Chính tại căn nhà này Sơn đã viết bài Diễm Xưa, ghi một dấu mốc cho ca từ đầy chất huyền thoại của Sơn "...Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau".


Kế hoạch cho căn nhà: Anh Trịnh Xuân Tịnh và Chị Trịnh Vĩnh Trinh cho biết: Dự định dùng số tiền tác quyền (TTBVQTG đang giữ, khoảng 100 triệu)... được dùng để xây dựng và hoàn thành nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn tại số 47C Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM. Hiện ngôi nhà vừa được sửa chữa, tôn tạo. Nơi đây nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng sống và sáng tác phần lớn tác phẩm âm nhạc và hội họa. Phần tiền còn lại, chúng tôi dùng để trao giải thưởng ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn hay nhất trong năm do công chúng bình chọn mà chúng tôi đã có dịp công bố từ năm ngoái và lập quỹ học bổng cho các sinh viên nghiên cứu về đề tài âm nhạc Việt Nam. Tất cả những thủ tục, chúng tôi đang thực hiện và chờ sự đồng ý của Sở VHTT TP.HCM. Số tiền này sẽ lấy được từ TTBVQTG Bởi hiện Hai người Đại diện chính thức về mặt pháp lý về tác quyền của Gia tài Trịnh là: Trịnh Xuân Tịnh và Trịnh Vĩnh Trinh, là đại diện duy nhất của nhạc sĩ trong việc giải quyết chuyện tác quyền. Giấy ủy quyền này đã được Phòng công chứng số 2 TP.HCM chứng nhận ngày 9.4.2002, số công chứng 011828, quyển số 04/TP/CC-SCC/HĐGD do công chứng viên Nguyễn Quang Thắng ký. Luật sư Đại diện cho gia đình nhạc sĩ Phan Trung Hoài.

Mong điều đó sớm thực hiện để Người yêu Trịnh viếng thăm không gian dành cho khách sẽ là phòng ngồi chơi, phòng ngủ và phòng làm việc của Trịnh Công Sơn và nhiều vật dụng trong cuộc sống hằng ngày của nhạc sĩ sẽ được trưng bày. Tất cả vật dụng đều được giữ đúng vị trí như lúc nhạc sĩ sinh thời để người hâm mộ có thể hình dung một cách chân thực nhất về đời sống của ông. Quần áo, sách vở... của Trịnh Công Sơn được gia đình nhờ những cơ quan chuyên môn giúp đỡ trong việc bảo quản lâu dài.



2. "Hội Quán Hội Ngộ" do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chọn đặt tên khi còn sinh thời và chính thức trở thành "Nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn" kể từ sau ngày mất của nhạc sĩ. Ngôi nhà mang tên Hội Ngộ, tọa lạc trong khuôn viên Làng Du Lịch Bình Qưới 1 ( Số 1147, đường Bình Qưới, Phường 28, Quận Bình Thạnh. Đây là nơi lưu giữ những kỷ niệm của bạn bè và người hâm mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn , và là điểm sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật của công chúng

Vào năm 1999, theo nhã ý của bạn hữu, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đồng ý chọn phần đất rợp bóng cây, cạnh dòng kênh Sở Nhật, trong một không gian tĩnh lặng ven sông Sài Gòn để làm nơi gặp gỡ của những người yêu âm nhạc, hội họa, văn thơ.... Và Hội Quán Hội Ngộ đã được các bạn hữu phối hợp cùng Saigon Tourist xây dựng, dành cho nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. Khởi công từ tháng 9 năm 2000, khu nhà khách của Hội Quán đã hoàn thành vào tháng 1 năm 2001. Hội Quán do Kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất thiết kế như một món quà riêng tặng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Kể từ ngày đi vào hoạt động đến nay, Hội quán hội ngộ thường xuyên tổ chức những đêm nhạc tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và đã nhận được sự hưởng ứng, cổ vũ nhiệt tình của công chúng. Khoảng trên hai mươi chương trình "Đêm nhạc Trịnh Công Sơn" đã diễn ra nơi đây, và hòan tòan là những đêm nhạc miễn phí, không bán vé, dành cho công chúng và hội viên Hội quán Hội Ngộ. Ban tổ chức cũng nhận được sự nhiệt tình, tham gia tình nguyện của các nhạc sĩ, ca sĩ chuyên nghiệp và và không chuyên dành cho hội quán.

Bên cạnh những đêm nhạc Trịnh Công Sơn thu hút từ hàng ngàn người cho đến năm, sáu ngàn người như "Nối vòng tay lớn", "Vết lăn trầm", "Cho trái đất đừng cô đơn", "Diễm xưa", "Hãy yêu nhau đi", "Tiêng hát Lan Ngọc với những tình khúc vượt thời gian", "Ca khúc Da vàng", "Tuổi đời mênh mông", "Người về bỗng nhớ"... Hội quán còn tổ chức những đêm nhạc của các nhạc sĩ khác: "Mãi mãi là tình yêu" giới thiệu các ca khúc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, giới thiệu về nhạc sĩ Bảo Phúc, nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn ... Đặc biệt còn có sự tham gia biểu diễn nhạc cụ dân tộc của Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Lộc.

"Hội Quán Hội Ngộ" là một tổ chức văn hóa của những người yêu văn hóa - nghệ thuật, hội quán hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc Làng Du Lịch Bình Qưới, tuân theo pháp luật và những quy định quản lý của ngành Văn hóa thông tin. Hội quán là nơi hội viên hưởng thụ và phát triển khả năng văn hóa, nghệ thuật với hội viên và công chúng.

Hội Quán chính thức thành lập ngày 17/ 8 năm 2000, và đi vào hoạt động cho đến nay, đã tập hợp được lực lượng hội viên khá đông đảo (gần 400 hội viên) bao gồm những người yêu mến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tình nguyện tham gia, chấp hành theo điều lệ hội, thực hiện nhiệm vụ chính của Hội là xây dựng Hội quán vững mạnh về chất lượng, đúng nghĩa là một tổ chức tập hợp những người có tấm lòng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thể hiện sự tri ân người nhạc sĩ tài hoa đã để lại cho đời những tác phẩm âm nhạc bất hủ.

3. Trịnh Công Sơn học khóa I thường xuyên trường Sư phạm Qui Nhơn (1962-1964). Năm 1964 mãn khóa được bổ lên Blao cùng một số bạn cùng quê, cùng khóa, trong đó có Lê Thị Ngọc Trinh - người trong ban đồng ca của trường Sư phạm Qui Nhơn đã từng lĩnh xướng trường ca Dã Tràng của Sơn. Nhà trọ của Trịnh Công Sơn tại Blao là một ngôi nhà kiểu biệt thự mới xây trên khu đất khoáng đạt ở gần Ty Công chính Lâm Đồng. Chủ ngôi nhà là cô Phi - trưởng phòng kế toán Ty Công chính. Trịnh Công Sơn thuê nhà cùng với ba đồng nghiệp họ Nguyễn là Thanh Ty (Nha Trang), Hảo Tâm và Văn Ba (Sư phạm Sài Gòn). Mỗi người phải trả tiền nhà 300$/tháng. Bà chủ nhà có dáng người mảnh dẻ, hơn ba mươi tuổi, cùng với đứa con gái ở chung trong nhà. Nhờ thế các thầy giáo trẻ sống xa nhà đỡ bớt khô khan.


Còn nhiều địa điểm sinh hoạt liên quan đến Trịnh năm 2006:

* Hội quán Hội Ngộ (làng du lịch Bình Quới, TP.HCM):3.000 vé mời (mỗi vé hai người) của chương trình ca nhạc đặc biệt "Hàng cây thắp nến" (vào đêm 31-3) kỷ niệm năm năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sẽ được phát miễn phí cho những ai yêu nhạc Trịnh từ 8g sáng 28-3. Khoảng lặng của chương trình là các tiết mục đặc biệt Em là hoa hồng nhỏ do các em trường mù biểu diễn... Thực tế số lượng người hâm mộ lên đến gần 10.000 người.

* Một số tụ điểm khác ở TP.HCM cũng tổ chức những đêm nhạc Trịnh Công Sơn: phòng trà M&Tôi với Một cõi đi về vào hai đêm 29 và 30-3.

- Phòng trà Yesterday có "Những bài ca không năm tháng" vào ngày 1 và 2-4.

- Phòng trà 112 Coffee tổ chức ba đêm với ba chủ đề khác nhau: Góp lá mùa xuân (31-3), Cho đời chút ơn (1-4) và Nối vòng tay lớn (2-4).

- Phòng trà ATB ngoài nhạc Trịnh Công Sơn vào tối thứ sáu hằng tuần có dàn dựng ba đêm nhạc Trịnh (31-3 đến 2-4) với nhan đề "Có một ngày như thế anh đi".

- Tại Coffee Bar Bụi (39/2 Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP.HCM) vào các đêm 2 và 3.4.2006, theo phong cách flamenco (chủ yếu bằng đàn guitar thùng và bộ gõ) do Bảo Phúc biên tập và hòa âm.

- Phòng trà Đồng Dao ...

Chu Đức Hà tham khảo sơ về Tiểu sử Trịnh Công Sơn để biết thêm những nơi mà Trịnh đã kinh qua.

Trịnh Công Sơn quê làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
Ông sinh vào giờ Thìn, ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Mão tức ngày 28 tháng 2 năm 1939, tại Daklak.
Ông mất vào 12:45 trưa ngày 1 tháng 4 năm 2001, tại Saigon. Ông an nghỉ tại nghĩa trang Gò Dưa chùa Quảng Bình, tỉnh Bình Dương bên cạnh mộ của thân mẫu.
Năm 1943 từ Daklak ông theo gia đình chuyển về Huế. Ông học trường tiểu học Nam Giao (nay là Trường An), vào trường Pellerin, theo học trường Thiên Hựu (Providence). Ông tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Học trường Sư Phạm Quy Nhơn khoá I (1962-1964). Sau khi tốt nghiệp ông lên dạy học và làm Hiệu trưởng một trường Tiểu học ở Bảo Lộc (Lâm Đồng). Sau 1965, ông bỏ hẳn nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Saigon.
Sau 1975 ông sống ở Huế một thời gian dài và sau đó vào ở hẳn tại Saigon.
Ngoài Âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực như: Thơ, Văn và Hội Họa.
Ông tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (Nhà Xuất Bản An Phú in năm 1959). Cho đến nay nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu – Quê Hương – Thân Phận.
Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ Đi Con" (trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly phát hành trên 2 triệu bản.
Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội Lỗi Cuối Cùng
Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới"
Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ"
Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu", "Em Đi Bỏ Lại Con Đường"
Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển Bách Khoa Pháp "Encyclopédie de tous les pays du monde" (Coll. Les Millions)...
Quan niệm sáng tác: "Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."
Quan niệm sống: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để… gió cuốn đi!
Các tuyển tập ca khúc nổi tiếng: Ca Khúc Trịnh Công Sơn,Tình Khúc Trịnh Công Sơn, Tuổi Đá Buồn, Khói Trời Mênh Mông, Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời, Phụ Khúc Da Vàng, Như Cánh Vạc Bay, Tự Tình Khúc, Lời Đất Đá Cũ,Thần Thoại Quê Hương Tình Yêu và Thân Phận, Một Cõi Đi Về, Huyền Thoại Mẹ, Cỏ Xót Xa Đưa, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, Những Bài Ca Không Năm Tháng.
Khi nghe tin ông mất ca sĩ Khánh Ly đã phát biểu: "Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đã thành danh, và quan trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng, và sống với người bằng sự tử tế. Ông là một nửa đời sống của tôi."

Tin tức:
- Ở Đà Lạt có Tượng Trịnh Công Sơn cao 2,5 m, ngang 0,8 m, được tạc ở tuổi chừng 40, với khuôn mặt đăm đăm nhìn xuống cuộc đời để tìm kiếm "đóa hoa vô thường" cùng buồn vui trần thế, trên đầu là những cánh chim hoà bình ríu rít gọi bầy. Sau lưng bức tượng là lời nhạc một ca khúc của Trịnh Công Sơn: "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ".
- Đạo diễn Lê Dân đang chuẩn bị làm phim Trịnh Công Sơn - sống và yêu (tên dự kiến)...
Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ặc...EM cám ơn anh nhiều lăm....Anh đã update cho em nhìu infor wa...Hihi....
Anh lấy ở đâu vậy????
 
Oài, cái box nè hay wa, hum nay mới fát hiện ra! Em cũng khoái nhạc Trịnh lắm! Ko ngờ aMìn cũng thế ah!!
Nhưg sao aNghĩa cug cấp toàn địa chỉ trog Nam vậy?? Anh có biết địa chỉ nào ngoài Bắc, cụ thể là Hà Nội mình ko???
Ở trog fần Văn học nghệ thuật cũng có 1 chị post rất nhiều về Trịnh Công Sơn đó! Nhữg bài viết trog đó cũng rất hay!
 
Thế cô Hà cũng vào đây cơ à???Haha...Dạo chơi ở tiền sảnh mà cũng biết vào đây....
Lời mẹ ru
Lời mẹ ru con đến những khu vườn
Ru con trưa nắng
Trong mộng cười ngon
Ru mộng con thơm
lời mẹ ru con
nghe ra nỗi niềm
Ru con nghiêng nghiêng nằm
con ngủ giấc tròn
cho mẹ ngồi trông

Thuở mẹ ru
mẹ ru con ngủ
Con ngủ trên mây
con ngủ trên mây
Tiếng khóc ban đầu
ban đầu
còn đau
còn đau
còn đau

Lời mẹ ru đêm vắng ngón tay hồng
Ru con khôn lớn con Rồng
Rồng Tiên con ngủ cho yên
Một đời ru con
nên mắt ưu phiền
đôi khi cũng ưu phiền
con ngủ giấc hiền
Mưa nhỏ ngoài đêm
lá đổ ngoài sân
Lá đổ ngoài sân
để ru mẹ ngủ

Lời mẹ ru như tiếng hát trên trời
Ru con ru mãi
Nên người mẹ vui
Ru bạc tóc thôi
Đời mẹ ru con mây kia cũng buồn
Nên mây xa đường trần
con ngủ giấc hồng
cho mẹ tròn lưng

Thuở mẹ ru
Mẹ ru con ngủ
Con ngủ trên mây
Con ngủ trên mây
Tiếng khóc ban đầu
ban đầu
còn đau
còn đau
còn đau

Rồi một mai con đã lớn khôn rồi
con thôi thơ ấu
Mẹ rời thật mau
Mẹ rời chiêm bao
Đời mẹ ru con bao lâu mỏi mòn
Nên lâu cũng mỏi mòn
Bây giờ mẹ nằm
Lá đổ ngoài sân
 
:) Nhiều ca sĩ, nghệ sĩ đã thể hiện thành công những ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhưng em lại yêu thích những bản ca mà ca sĩ Vĩnh Trinh hát nhất. ^_^Thích nhất mấy bài: "Chiều một mình qua phố", "Đêm thấy ta là thác đổ", "Biết đâu nguồn cuội"..etc...
 
????Có 2 ca sĩ thể hiện gọi là ổn nhất tâm trạng trong mỗi bài của Trịnh...Đó là Hồng Nhung và Thanh Lam....
 
Cả Khánh Ly nữa chớ!! Nhữg bài tâm trạg, nặg suy tư nghe Khánh Ly hát wa hay còn j! Hồng Nhung thì hợp với nhữg bài mag âm điệu zui 1 chút; còn Thanh Lam thì nói chung là rất ổn! Còn về..Vĩnh Trinh...hichic ko bít cho lắm...
 
Lần đầu tiên nghe thía cái tên nè,không biết thế nào
 
Chào Dương Thúy Hà! Vì mình không phải người ngoài này nhưng mình cũng rất cố gắng tìm hiểu những nơi mà Người yêu Trịnh hay sinh hoạt.
Nhưng thật tiếc hiện nay như mình biết Người yêu Trịnh ngoài nay chưa thành Hội quán mà sinh hoạt có tính chất tự phát thôi? .

Ví dụ như:
- Nhân ngày mất của Trịnh, Người yêu Trịnh tập trung ở một quán cafe nào đó rồi đàn, hát cho nhau nghe, rồi lặng lẽ đi về...
- Hay như Hoạ sĩ Đinh Quang Tỉnh và dịch giả Đoàn Tử Huyến tại Thư viện - Cafe Đông Tây (thuộc Trung Tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây) trên đường Cầu Giấy - Hà Nội, một nhóm bạn bè gặp nhau để tưởng nhớ 5 năm mất Trịnh Công Sơn.
- Còn các Bạn khác thì thông qua Báo chí, internet chia sẻ với nhau trên các Diễn đàn.

Còn đây là tình yêu của Hoạ sĩ Đinh Quang Tỉnh: Ông cho biết mình không phải là người quen thân của Trịnh Công Sơn lúc sinh thời nhạc sĩ, nhưng rất yêu quí tài năng và con người Trịnh Công Sơn nên đã vẽ hơn chục bức chân dung họ Trịnh. Nghe tin Trịnh Công Sơn mất, mấy tối liền Đinh Quang Tỉnh ngồi uống rượu buồn với bạn bè tại Hà Nội rồi đến ngày thứ tư lặng lẽ lấy vé máy bay vào Sài Gòn dự lễ tang.

Ông kể:
- Năm Trịnh Công Sơn mất, tôi đã 56 tuổi, đã từng dự nhiều đám tang lớn, nhưng chưa thấy đám nào khác thường, lạ lùng và siêu phàm như vậy. Nếu những đám khác đều có lớp lang, trên dưới, trước sau, thì đám tang này chẳng có thứ bậc gì cả. Các nhà lãnh đạo, quản lí chen vai cùng các sư sãi, với những người đạp xích lô, em bé bán vé số; già trẻ gái trai chen vai nhau...

Mọi người không phân biệt (mà có muốn phân biệt thì cũng chẳng ai để ý) cùng vào viếng Sơn rất trật tự, thành kính...và cùng hát những bài hát của Anh. Quanh chỗ Anh nằm biến thành một thế giới quần chúng rộng lớn, tự nguyện, kết nối bằng tình yêu dành cho âm nhạc Trịnh Công Sơn. Quả là một quang cảnh rất siêu phàm!

Rồi từ đó, cứ đến ngày mất của nhạc sĩ, ông và một số bạn bè, chẳng phải họ hàng, chẳng phải thân thích của người quá cố, lại ngồi với nhau bên chén rượu “làm giỗ” Trịnh Công Sơn. Lần này là lần thứ năm...Tranh chân dung Trịnh Công Sơn của Đinh Quang Tỉnh không bán, chỉ để tặng cho những ai thực sự yêu quí Trịnh Công Sơn, ngoài mấy bức ông giữ lại làm triển lãm...

Còn với dịch giả Đoàn Tử Huyến, Chủ tịch Trung Tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, người tham gia làm hai cuốn sách về Trịnh Công Sơn:

Tôi không phải người “cùng giới” (âm nhạc) với Trịnh Công Sơn, không am hiểu và thú thực cũng chẳng phải người mê âm nhạc. Trước 1976 (học ở Nga về), tôi chưa hề nghe tên Trịnh Công Sơn và nhạc của ông. Nhưng một lần Chiều một mình qua phố, tôi nghe có tiếng hát gì rất lạ, thuộc loại “chưa thấy bao giờ”, vang ra từ một cửa hàng bán catxet, thế là tò mò và thích thú mua thử một băng (bản sao, chẳng có nhãn mác gì cả). Mãi về sau mới biết đó là Khánh Ly và Trịnh Công Sơn (Sơn ca 7).

Dần dần, nghe, đọc thêm, tìm hiểu “thế giới” Trịnh Công Sơn, tôi gần như bỏ qua phần nhạc (nó “tự nhiên” quá; hơn nữa ngoài Khánh Ly, tôi không thích nghe người khác hát “nhạc Trịnh”, vậy thì cái hay của nhạc Trịnh, với tôi, một phần khá lớn nằm trong tiếng hát Khánh Ly). Nhưng tôi rất thích ca từ của Trịnh Công Sơn. Đây mới là của riêng ông. Và đó đã là thơ, văn chương, triết học, tư tưởng rồi, chứ không còn âm nhạc đơn thuần nữa. Nên tôi muốn làm sách về ông, liên quan đến phần đời, phần chữ của ông.

Đến khi ông mất, tôi vẫn chưa được một lần thấy ông, nhưng tôi nỗ lực cùng Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy‏ Kha, là những nhà thơ, nhạc sĩ và có quen biết với người quá cố, làm xong tập Trịnh Công Sơn - một người thơ ca, một cõi đi về trong thời gian thật ngắn - là cuốn sách đầu tiên về Trịnh Công Sơn sau khi ông qua đời. “Công trình” đã phản ánh, đáp ứng phần nào lòng yêu mến của quần chúng đối với người nghệ sĩ hiền tài nên được bạn đọc rộng rãi đón nhận.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Thân tặng các bạn yêu nhạc Trịnh & Giang Hương Lê, bản dịch Tiếng Anh!

Bài 1:
BIẾT ĐÂU NGUỒN CỘI
Em đi qua chuyến đò thấy con trăng đang nằm ngủ
Con sông là quán trọ và trăng tên lãng du
Em đi qua chuyến đò ối a con trăng còn trẻ
Con sông đâu có ngờ ngày kia trăng sẽ già

Em đi qua chuyến đò ối a trăng nay đã già
Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra
Em đi qua chuyến đò lắng nghe con sông nằm kể
Trăng ơi trăng rất tệ mày đi nhớ chóng về

Em đi qua chuyến đò ối a vui như ngày hội
Tôi xin làm quán đợi buồn chân em ghé chơi
Em đi qua chốn này ối a sao em đành vội
Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài

Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đâu nguồn cội
Cây trưa thu bóng dài và tôi thu bóng tối
Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đâu nguồn cội
Tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời.

WHO KNOWS THE SOURCE

I pass by on a boat, I see the moon asleep
The river is an inn the moon's a traveler
I pass by on a boat, I see the moon still young
The river doesn't know the moon will be old.

I pass by on a boat, I see the moon just old
The moon is e'er in debt that the river doesn't know
I pass by on a boat the river tells me its tale
Do come back again O moon that bad guy

You pass by this place as cheerful as a feast
I serve as an inn for you to stop in
You pass by this place why don't you stay longer?
I would make a small stone to move with your steps

I'm at play in life whose source is just an unknown
Shadows shrink at noon and I darkness shrink
I'm at play in life whose source is just unknown
I shrink into rain and melt in the sky

Bài 2:

CHIỀU MỘT MÌNH QUA PHỐ

Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em,
Có khi nắng khuya chưa lên, mà một loài hoa chợt tím.
Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em,
Gót chân đôi khi đã mềm gọi buồn cho mình nhớ tên.

Chiều qua bao nhiêu làn môi cười,
Cho mình còn nhớ nhau.
Chiều qua bao nhiêu làn tay mời,
Nghe buồn ghé môi sầu.
Ngày nào mình còn có nhau, xin cho dài lâu.
Ngày nào đời thôi có nhau, xin người biết đau.

Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em,
Gió ơi, gió ơi bay lên, để bụi đường cay lòng mắt.
Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em,
Áo xưa chưa quen phong trần đợi mùa thu vàng áo thêm.

Chiều một mình qua phố, nghe dòng nước vẫn vây quanh,
Bước chân nghe quen cũng buồn, lạy trời xin còn tuổi xanh.
Còn một mình trên phố, âm thầm nhớ nhớ tên em,
Ngoài kia không còn nắng mềm, ngoài kia ai còn nhớ tên.

GOING DOWNTOWN ALONE IN THE EVENING
(Translated by Frank Duong)

Evening, going down the roads alone, quietly I remember remember your name
Midnight heat was not up yet, a type of flower turns purple
Evening, going down the roads alone, quietly I remember remember your name
My heels are tender and weak, sadly calling so I can remember the name

Last evening, how many smiles on the lips
So we could still remember each other
Last evening how many hands inviting
Sorrow hearing the sad lips
Whenever we still had each other, please give the eternity
Whenever we cease to have each other, do understand the pains

Evening, going down the roads alone, quietly I remember remember your name
Oh wind do rise, do let the dust on the road make my eyes sore
Evening, going down the roads alone, quietly I remember remember your name
The clothes of the past had not grown accustomed to the dust of the world, waiting for autumn to make them yellower

Evening, going down the roads alone, listening to the waters still flowing around
The footsteps are so familiar and sad, praying to god let me keep my youthgoing downtown alone in the evening, quietly I remember remember your name
Out there there is no more soft heat, out there who will remember the name

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Chu Đức Hà: Lần đầu tiên nghe thía cái tên nè, không biết thế nào???

Chào Hà! chưa nghe về Khánh Ly hả?

Mỗi lần nhắc đến Trịnh Công Sơn không thể không nhắc đến "Những Người tình của Trịnh" ("Tình": người yêu Trịnh hiểu chữ tình có 1 chút gì đó màu nhiệm ?!?). Tất cả "Những Người tình" đã qua đời Trịnh, mỗi lần nhắc đến Trịnh bằng một sự trân trọng, cảm mến, thân thương... Về chủ đề này nếu có thời gian sẽ bàn tiếp Đức Hà nhé! Trong đó có Khánh Ly, tuy Trịnh không dành nhiều ưu ái cho Cô nhưng nhạc Trịnh là gạch nối Trịnh Công Sơn - Khánh Ly.

Giới thiệu về Khánh Ly:

Khánh Ly sinh ngày 6 tháng 3 năm 1945, tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai. Hiện cư ngụ tại Cerritos California, Hoa Kỳ. Phu quân của Khánh Ly là cựu ký giả, nhà văn, nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan. Khánh Ly có 4 người con, 2 trai 2 gái, đều đã trưởng thành.

Năm 1954, lúc 9 tuổi - trước khi theo mẹ di cư vào Nam - trong một Kermesse được tổ chức ở Hà Nội, Khánh Ly đã leo lên sân khấu tham dự cuộc thi hát được dựng lên theo kiểu tuyển lựa ca sĩ bây giờ. Ngày ấy, bé Lệ Mai hát bài "Thơ Ngây" học lóm từ những cửa hàng trên con phố Hàng Bông, nhưng bé không được giải gì cả.

Cuối năm 1956, dù mới khoảng 11-12 tuổi nhưng với niềm đam mê ca hát có được từ bé, một lần nữa Lệ Mai quyết định đi thi hát. Lệ Mai chuẩn bị đến với cuộc thi quan trọng của mình bằng cuộc quá giang xe rau chở bắp cải đi từ Đà Lạt về Sài Gòn để ghi danh dự buổi tuyển lựa ca sĩ nhi đồng do đài Pháp-Á tổ chức tại rạp Norodom. Em bé Lệ Mai hát bài "Ngày Trở Về" của nhạc sĩ Phạm Duy và đoạt giải nhì, sau thần đồng Quốc Thắng.

Năm 1962, Khánh Ly thật sự bước vào cuộc đời ca hát của mình. Cô bắt đầu trình diễn ở phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện, Sài Gòn. Khoảng cuối năm 1962, Khánh Ly rời Sài Gòn lên hát cho một Night Club ở Đà Lạt và cô ở lại đó suốt 6 năm.

Năm 1964, tại Đà Lạt, Khánh Ly gặp một người nhạc sĩ nghèo. Anh đến với cô bình thản như cơn mưa dầm của Đà Lạt vào đêm hôm đó. Qua vài câu chuyện, cô và nhạc sĩ trở thành hai người bạn. Người bạn ấy không ai khác, đó là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Rất nhiều lần Trịnh Công Sơn đề nghị Khánh Ly về Sài Gòn đi hát với ông nhưng cô đều từ chối bởi cô yêu Đà Lạt, sự yên tĩnh thanh bình của Đà Lạt đã quyến luyến bước chân cô, không như Sài Gòn vốn đông người và luôn nhộn nhịp. Nhưng nếu tin vào định mệnh thì cuộc gặp gỡ của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn tuy bình thản, giản dị là thế song đã trở thành định mệnh của cuộc đời Khánh Ly, là khoảnh khắc lịch sử không riêng của Khánh Ly mà còn của nền âm nhạc nước nhà.

Bởi định mệnh nên đến năm 1967, như một sự tình cờ, Khánh Ly gặp lại nhạc sĩ Trịnh Công Sơn giữa giòng người đi lại trên đường Lê Thánh Tôn, Sài Gòn, vào một buổi chiều êm ả. Từ một đêm mưa của Đà Lạt đến một buổi chiều trên đường phố Sài Gòn, tất cả đã bắt đầu. Ngay chiều ấy, trên nền gạch đổ nát có một quán lá sơ sài được dựng lên với cái tên là Quán Văn. Ca sĩ Khánh Ly bắt đầu hát với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại đây.

Kể từ năm 1967, Khánh Ly chính thức đi hát với Trịnh Công Sơn. Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã có những buổi trình diễn ngoài trời cho sinh viên tại Quán Văn nằm trên bãi đất rộng sau trường đại học Văn Khoa Saigon. Qua giọng hát khàn đục và quyến rũ của Khánh Ly với những tình khúc và ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn đã làm bàng hoàng ngây ngất cả một thế hệ trẻ vào hai năm cuối của thập niên 60 và tiếp tục như thế ở những năm đầu của thập niên 70, đánh dấu sự thành công tuyệt đỉnh vinh quang của giòng nhạc Trịnh Công Sơn-tiếng hát Khánh Ly. Sau đó, họ tiếp tục trình diễn khắp nơi trên đất nước Việt Nam và nhất là trong sân cỏ trường đại học - nơi Khánh Ly được mệnh danh là "Nữ Hoàng Chân Đất" hay "Nữ Hoàng Sân Cỏ".

Từ năm 1967 đến 1975, Khánh Ly hợp tác với nhiều băng nhạc tại Sài Gòn, thâu âm nhiều bài hát trong các cuộn băng của Chương trình Phạm Mạnh Cương, Trung tâm Trường Sơn, Băng nhạc Sơn Ca, Hoạ Mi, Băng nhạc Jo Marcel, ....

Năm 1968, Khánh Ly mở Hội Quán Cây Tre ở Đakao, số 2bis đường Đinh Tiên Hoàng, Sài Gòn. Đây là nơi tụ họp của các văn nghệ sĩ và các sinh viên học sinh yêu văn nghệ yêu tiếng hát Khánh Ly, và đây cũng là nơi tổng phát hành những cuốn băng nổi tiếng "Trịnh Công Sơn-Khánh Ly hát cho Quê Hương Việt Nam".

Năm 1969, Khánh Ly và Trịnh Công Sơn được mời đi lưu diễn tại Âu Châu. Khánh Ly là nữ ca sĩ Việt Nam đầu tiên trình diễn tại đây cũng như các nước trên toàn cầu.

Cuối năm 1970, Khánh Ly trình diễn tại Hoa Kỳ, Gia-Nã-Đại và Nhật Bản. Lúc bấy giờ, Nippon Columbia đã mời Khánh Ly trực tiếp cộng tác tại Nhật Bản để trình diễn ở Osaka Fair. Khánh Ly đã thu vào đĩa vàng tại Nhật hai nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn đó là "Diễm Xư" và "Ca Dao Mẹ" được chuyển dịch sang tiếng Nhật. Tiếp tục cuộc "du ca" với cây đàn của Trịnh Công Sơn, họ đã có những buổi trình diễn trong các trường đại học lớn. Những buổi này, Khánh Ly trở thành "Nữ Hoàng có giọng ca nhừa nhựa".

Trong những lần trình diễn như thế, có khi kéo dài đén cả 4-5 giờ đồng hồ, Khánh Ly đã hát say mê hơn 45 nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn để đáp lại lời yêu cầu của giới thưởng ngoạn.

Năm 1970, ngọn lửa chiến tranh bắt đầu lan tràn khắp mọi nơi. Trịnh Công Sơn đã viết lên những bản "Phản Chiến Ca" để nói lên niềm hy vọng cho hoà bình, cho đất nước và con người Việt Nam. Với tâm huyết của một Người Con Gái Việt Nam Da Vàng, Khánh Ly yêu quê hương như yêu đồng lúa chín, và để chia sẻ nỗi niềm khao khát hoài bình, tự do chung cho cả một dân tộc bằng những ca khúc đấu tranh đầy phẩn nộ "Khánh Ly hát cho Quê Hương Việt Nam".

Ngoài ra, Khánh Ly còn đóng góp rất nhiều công sức trong việc trình diễn của mình cho các hội đoàn, hội công giáo Việt Nam bằng những buổi ca nhạc để gây dựng công quỹ cho các chương trình như: xây chùa, nhà thờ, trại mồ côi, trại tị nạn ở khắp mọi nơi.

Năm 1972, Khánh Ly đã mở riêng cho mình một phòng trà ca nhạc mang tên Khánh Ly trên đường Tự Do, số 1214 tại thành phố Sài Gòn.

Năm 1975, Khánh Ly cùng gia đình rời Việt Nam tìm tự do và định cư tại Hoa Kỳ, thành phố Cerritos, CA cho đến bây giờ.

Khánh Ly, tuy phải theo đời cơm áo, mai ra cùng phố xôn xao, bỏ lại những yêu dấu tan theo nhưng Khánh Ly cũng không ngưng phát triển Kiếp Cầm Ca. Trung tâm băng nhạc Khánh Ly đã thành lập, cho ra đời những đĩa nhạc châu ngọc quý báu để đóng góp trong làng âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại. Khánh Ly Productions đã phát hành hơn 50 đĩa nhạc, 4 cuốn băng video. Ngoài ra, Khánh Ly còn thu băng cho các trung tâm băng nhạc nổi tiếng khác như Asia Productions, Thuý Nga Paris, Mây Productions, ..vv..vv.

Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia đã mời Khánh Ly thu băng lần thứ nhì qua các nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Lần này, đĩa vàng được ấn bản hơn 2 triệu đĩa tại Nhật.

Năm 1987, Khánh Ly một lần nữa đến thăm Nhật Bản và thực hiện một chương trình cho Thuyền Nhân Vượt Biển "Boat People", qua nhiều nhạc phẩm khác nhau, trong đó có bài "Đêm Chôn Dầu Vượt Biển" của Châu Đình An.

Năm 1988, Khánh Ly được mời đến Vatican cho một buổi lễ "Xưng danh 117 vị mục sư Việt Nam" và lần này niềm vinh dự lớn dành cho Khánh Ly, người con ngoan đạo đã được gặp Đức Giáo Hoàng Pope John Paul đệ nhị.

Năm 1989, sau khi bức tường Bá Linh bị phá bỏ, Khánh Ly và bạn là ca sĩ Thanh Tuyền đã hát trong chương trình nhạc đầu tiên ở Đông Đức.

Năm 1990, Khánh Ly là ca sĩ đầu tiên hát ở những quốc gia như Nga, Ba Lan và Tiệp Khắc, ...

Năm 1992, Khánh Ly được mời tới dự ngày Hội Thiếu Niên Thế Giới được tổ chức ở Denver, Colorado. Khánh Ly đã trình diễn cho buổi thánh lễ trong dịp này. Đây là lần thứ hai Khánh Ly được gặp Đức Giáo Hoàng Pope John Paul đệ nhị và là niềm vinh dự lớn lao cho người con ngoan đạo như Khánh Ly.

Năm 1996, cuối mùa Thu, Khánh Ly nói lên cho toàn thế giới, trái tim nhân loại, cho mọi người cùng nghe bằng một nhạc phẩm "Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng" của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng để cảm ơn một tình thương nhân loại. Chính phủ Phi Luật Tân đã chấp nhận cho người Việt tị nạn ở lại ngay trên đất nước của họ trong "Làng Việt Nam" được xây bên ngoài Việt Nam... Tạ ơn trên Người đã cứu người.

Cũng năm 1996, Đài truyền hình NKH ở Nhật Bản đã chọn Khánh Ly là một trong 10 nhân vật nổi tiếng để làm phim tài liệu về cuộc đời và gia đình Khánh Ly. Cuốn phim tài liệu này dài 50 phút, được đạo diễn bởi Hideo Kado.

Năm 1997, NKH chọn cuốn phim tài liệu cuộc đời Khánh Ly, người đầu tiên trong 10 nhân vật nổi tiếng như Gandhi, Gucci, Martin Luther King Jr's wife... đề chiếu trên đài truyền hình Nhật Bản ngày 29 tháng 4 năm 1997.

Vào tháng 9 năm 1997, quyển sách về cuộc đời của Khánh Ly, dày 270 trang, viêt bằng tiếng Nhật được đài truyền hình NKH phát hành và bán tại Nhật Bản.

Về phần mình, từ năm 1976, ngoài phần ca hát, Khánh Ly thường chia sẻ tâm tình của cô với với khán-thính giả qua những bài viết hàng tuần đã được đăng trên những tờ tạp chí quen thuộc ở hải ngoại như tờ Hồn Việt, Thời Báo, Báo Mai, Văn Nghệ Tự Do, Văn Nghệ magazine...vv. Dù Khánh Ly không bao giờ nhận mình là nhà văn nhà báo nhưng trong giới văn bút, có lẽ Khánh Ly được coi là người cầm bút "đột xuất" duyên dáng nhất. Những bài viết "Bên Đời Hiu Quạnh" của cô viết về những vui buồn của đời nghệ sĩ rất vui và rất dễ thương. Khánh Ly viết dễ dàng như Khánh Ly hát đã đem đến cho người đọc một cảm giác thật nhẹ nhàng và thích thú.

Khánh Ly... đời vẫn hát...hát mãi cho người mua vui.

Cuối mùa Xuân năm 2001 - ngày 1 tháng 4, tại quê nhà, một người đã vĩnh viễn ra đi. Ông ra đi để lại nỗi nhớ mênh mang cho bao người ở lại, để lại gia tài nghệ thuật vô giá cho người, cho đời. Vậy mà, với một người, một nửa đã mất đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời vào ngày 1 tháng 4 năm 2001. Hồn lìa khỏi xác người ta có còn sống được không. Bóng và Hình chia lìa nhau như thế.

Khánh Ly bày tỏ nỗi đau thương, lòng biết ơn qua từng lời ca, giọng nói. Bao năm rồi, những bài hát ấy chất chứa nhiều kỷ niệm của cô và nhạc sĩ. Bất cứ nơi nào, buổi hát nào cô cũng hát bài nào đó của ông vậy mà sao lời ca quen thuộc lại đứt quãng nửa chừng, "cổ họng bằng vàng" không vượt qua nổi những cái nấc âm thầm, lặng lẽ....

Dẫu tuổi không còn trẻ, sức không còn dài như ngày xưa đã có, Khánh Ly vẫn sống cùng những ngày tháng của mình bằng tình cảm chân thành, trân quý, niềm tri ân với những người ơn, người bạn và với khán-thính giả khắp nơi dành cho Khánh Ly tình yêu thương vô bờ bến. Ngày 27 tháng 9 năm 2003, Phố Xưa ra đời - cũng là một trong những điều như thế.

Khánh Ly... đời mãi hát... hát cho đời, cho người - hát với người, cùng người... mãi hát...

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Uầy...Cám ơn anh nhìu....Công nhận là công viết cung phu wa.Hihi.
2 bài nè là bản dịch các tác phẩm của Trịnh à?????
Sau đây là tác phẩm cũng làm nổi danh ca sĩ Khánh DŨng...

CÒn ai với tôi..

Không có em còn tôi với ai
Không có em lạnh giá đường vui
Không có em ngồi đứng nơi này
Không có em còn ai có ai
Em đã đi chìm khuất đã theo , em đã như ngọn gió quạnh hiu
Không có em đường cũ tiêu điều em đã xa lìa trong nỗi đau
Em đi biền biệt muôn trùng quá
Từng cơn gió và từng cơn gió
Em đi gió lạnh bến xa bờ
Từng nỗi nhớ trùng trùng nỗi nhớ
... À ...a... ơi ...í .. a
Không có em đường xa quá xa
Em đã thôi cười giữa chiều mưa
Em đã đi đời có đâu ngờ , mang trái tim mùa xuân héo khô
Không có em buồn vui với ai
Không có em lụa gấm nhạt phai
Ai đã chia người mãi xa người
Ai giết đi tình đang lứa đôi
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hiện nay rất nhiều các tác phẩm của Trịnh được dịch ra nhiều thứ tiếng (Anh, Pháp, Nhật, Đức...). Và cũng không ít tác giả: Vô danh.
Nếu Hà thích, thỉnh thoảng mình sẽ gửi.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
dạ..Cám ơn anh nhìu....Vậy thì anh gửi cho em nhé...Cả cái Hà lớp 10S nữa...hihi
 
Bạn Hà nào zậy!? Anh chưa được biết.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên