Hoàng Kim Hùng
(WinnieThePooh)
New Member
)kệ ) thói quen )
Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Nếu như Tổng hợp coi nhẹ các môn phụ thì các em trường Ams nên thừa nhận đó là một cải tiến ưu việt của trường bạn . Học các môn phụ mất thời gian, mà cũng kô làm cho học sinh "toàn diện" hơn chút nào. Học lệch như thế là tốt, đáng hoan nghênh.
)kệ ) thói quen )
Hôm nay em thi thử đại học khối B được 17,5 điểm rồi ),cố gắng hết lớp 12 kiếm thêm khoảng 10 điểm nữa là hoàn thành chỉ tiêu =))Trường anh, do đặc thù đào tạo, không có lớp cử nhân tài năng. Bọn anh phân đều vào các lớp và học cùng một chương trình như nhau. Mặt khác, từ "cử nhân" được dùng cho các trường không đào tạo nghề, còn các trường đào tạo nghề như bọn anh, thì gọi theo nghề. Chằng hạn trường anh, nếu có, sẽ gọi là lớp "Bác sĩ tài năng", hi hi
Học ở Y khá vất vả, nhưng vẫn có thời gian đi ăn chơi sa đọa đấy em ạ. Điển hình là chủ nhật tuần này, bọn anh sắp sửa có một vụ phè phỡn, mà thành viên là từ Y1 đến Nội trú (đấy nhá, cả Nội trú, bận thế nhưng cũng quyết tâm phè phỡn)
Còn về điểm số, cái này nó cũng là tình hình chung thôi. Trường anh có đặc điểm là rất khó vào vì môn Sinh khó. Cho nên một năm, sẽ có rất ít người đăng kí vào và như vậy, nếu chỉ tiêu nhiều, cộng đề thi hơi khó, thì điểm chuẩn sẽ xuống (điển hình là năm vừa rồi). Năm sau năm đó, nhiều người thấy béo quá, lại đăng kí vào, chỉ tiêu vẫn vậy, đề hầu như không đổi, thì điểm chuẩn tự nhiên cao vọt lên, làm bao nhiêu đồng chí ngất xỉu. Sau đó, nó lại tụt xuống do người ta sợ cứ thế, cứ thế, điểm chuẩn nó dao động qua các năm. Nên thi vào Y, tốt nhất là em nên tự tin vào bản thân, không nên nghĩ rằng vì điểm chuẩn cao hay thấp mà không dám vào. Như anh, đã thi trường nào là chắc trường đó. Anh chỉ làm hồ sơ cho đúng 2 trường là Bách Khoa và Y. Thi 2 khối. Không như bọn lớp anh, có lo lo sợ sợ, làm đến 10 bộ, nộp vào 10 trường, rồi đến gần ngày thi mới bắt đầu nghĩ nghĩ xem mình nên thi trường này hay trường kia.
À quên, cho anh hỏi, ở đây có em nào định thi Y không Biết đâu, các năm sau, anh lại gặp được em nào ở đây trở thành tân sinh viên Y1 Nếu thích, cứ ôn tập thật kĩ, rồi thi thật tốt. Gì chứ, Y hay Bách Khoa, nếu cố gắng, các em đều có khả năng thi vào hết. Hãy nghĩ đến điều kiện của các em đã khá hơn các bạn ở tỉnh khác rất nhiều rồi. Rồi từ đó mà phấn đấu.
Chú chửi kinh thế,làm bạn tôi-1 đứa chửi giỏi nhất SP cũng phải giật mình =))em vừa làm 1 bài chửi trên edu.net.vn. Xong về Kỳ 1 roài, chuẩn bị sang kỳ 2 )
--------------------------------------------------------------------------------------
Thực sự tôi ( một học sinh chuyên cấp 3 ) không hiểu tại sao và vì lý do gì mà mọi người đều hay kêu ca về hệ thống các trường chuyên như vậy. Đọc ở đây, tôi thấy quá nhiều ý kiến chê của người ngoài cuộc ( ko thuộc trường chuyên hoặc không trực tiếp học ở đó) và những ý kiến ngược lại của người trong cuộc. Đây chỉ là 1 ý kiến nhỏ của tôi, ai thích đọc thì đọc, ai không thích đọc thì thôi.
Kỳ 1: Quá khứ, hiện tại, nhìn ra thế giới
I/ Nguồn gốc trường chuyên dưới chế độ XHCN ( các chế độ cũ ko xét tới)
Có thể tạm coi rằng trường chuyên , hay nói chính xác hơn là lớp chuyên, được xây dựng đầu tiên vào khoảng những năm 1955- 1960 với tên gọi là khối A0 , do các Giáo sư Toán hàng đầu của đại học tổng hợp hà nội ( nay là đại học KHTN) giảng dạy, mục đích chính là đào tạo và truyền sự đam mê môn toán học cho các em học sinh có năng khiếu. Hồi đó , không có sự thi thố để vào lớp, sự đào thải thực chất là do tự các học sinh thấy mình không đủ sức học mà thôi. Chính vì thế mà trường chuyên vào thời điểm đó thực sự là một môi trường học cực tuyệt vời. Nó hoàn toàn đi đúng bản chất về trường chuyên, không như những trường tự nhận là "chuyên" nhan nhản ở các tỉnh và thành phố hiện nay
II/ Trường chuyên hiện nay:
Nhìn tổng quan hiện nay, có quá nhiều trường chuyên, với đủ đẳng cấp từ thượng vàng hạ cám, với đủ cách giảng dạy. Học sinh chuyên nếu được đào tạo không đúng phương pháp thì sẽ bị coi là học lệch , " đầu to mắt cận", "gà tồ ". Vâng, đúng , có rất nhiều trường hợp như thế. Nhưng tại sao ? Trường chuyên bây giờ , không giống như xưa, vẫn tiếp tục đào tạo theo hình thức là một trường THPT thường , không được coi là một hệ thống riêng biệt. Vì thế, những học sinh đã vào là phải theo, chuyện đào thải rất hiếm, và vì thế, các em phải gồng mình học, được hiểu là học "trâu bò" để cố gắng theo kịp bạn bè. Cũng do căn bệnh thành tích mà nhiều người không xứng đáng cũng "chui " vào được, và kết quả cũng tương tự.
Thực tế, nếu học ở trường chuyên đúng đẳng cấp, học sinh sẽ được tiếp thu theo phương pháp tiên tiến hơn, giáo viên giảng, học trò hiểu và về tự nghiên cứu thêm nếu muốn. Còn không thì thích làm gì thì làm. Không gò bó. Không ép buộc. Ngoại trừ môn chuyên phải học cao hơn bình thường, các môn còn lại học theo SGK hoặc giảm tải hơn. Học chuyên KHTN không có nghĩa là không biết gì về văn sử địa. Có chăng là nhìn những cái đó dưới góc nhìn khác mà thôi.
Ở trường chuyên , năng khiếu của học sinh được biểu lộ rõ ràng, vì thế, nếu thực sự có năng khiếu, việc học sẽ rất nhàn nhã, có thể nói nhiều khi "học như chơi" ( trừ phi học đội tuyển )
Nhắc đến chuyên là nhắc đến đội ngũ "gà nòi". Tôi cũng từng thuộc nhóm đó ( từng bởi do quy chế mới, hạn chế số người thi nên ko thể đi tiếp được ). Đây mới thực sự là chiến trường của học sinh. Mọi người học thật lực, hết sức mình, học trên lớp không đủ, phải tự nghiên cứu và tìm tòi thêm vì kiến thức hầu hết lên đến đại học năm 1 hoặc 2. Đó mới chỉ là về HSG QG ( tôi chưa được thấy HSG QT học nên ko giám phát biểu, nhưng sẽ là một cuộc chiến cam go hơn rất nhiều)
Chương trình học của trường chuyên, hầu hết là giống của học sinh thường, nhưng những môn quan trọng theo từng khối như KHTN thì toán lý hóa sinh đều được coi trọng hơn. Không có nghĩa là chúng tôi không biết gì cả. Những ví dụ được nêu ra về học sinh chuyên không biết gì thì có 2 lý do : 1/ trường đó tự nhận là chuyên ( nói thẳng ra là đú ), 2/ thằng học sinh đó đú theo bè bạn, đòi vào chuyên, trong khi "Trình" không đủ. Không có chuyện học sinh chuyên " gà ", chỉ có học sinh không phải là chuyên ngồi nhầm chỗ.
Các vị ca thán trường chuyên, thế có bao giờ các vị nghĩ chúng tôi học ra sao chưa, cơ sở của chúng tôi có cái gì chưa. Đây là lấy ví dụ ở trường tôi:
-Không tên trường ( chỉ được biết đến cái tên chung là HUS, còn lại thì không có, đến khi bạn bè quốc tế hỏi :" tên trường mày là gì ? " chúng tôi cũng chịu, khôngnói lên lời
-Không sân trường
-Không hiệu trưởng
-Không trang thiết bị
-Không có chỗ học coi ra chỗ học
-Học phí cao nhất trong các trường công lập
Chúng tôi không có tiền, không có cơ sở vật chất , không có trang thiết bị. Chúng tôi hàng năm đem về cho việt nam hàng đống huy chương quốc tế. Từ đâu ra?? Chúng tôi phải đem hết sức và trí lực ra, dưới sự hướng dẫn của các giáo sư, tiến sĩ hàng đầu của đất nước này ra, để kiếm được điều đó. Và chúng tôi nhận lại không cái gì cả. Đến xếp hạng, chúng tôi cũng bị xếp chung với các trường " miền núi", "vùng sâu vùng xa", liệu có công bằng ??
Cơ sở vật chất trường chuyên nước ta, có thể nói là kém nhất thế giới. Thử hỏi một phòng thí nghiệm của chuyên hóa mà đổ acid HCl vào nhôm mà không có khí bay lên thì do đâu?? Một năm chúng tôi được thực hành bao lần ? tại sao ? Tất cả tại vì cơ chế, không cho chúng tôi tiền , không quan tâm đúng mức tới chúng tôi.
III/ So sánh chuyên việt nam với chuyên các nước tiên tiến trên thế giới
Tôi thực sự may mắn khi được là 1 trong nhóm 6 học sinh việt nam được mời sang Singapore tham dự Singapore International Science Challenge cho học sinh cấp 3 chuyên của toàn thế giới ( bộ giáo dục singapore tổ chức ) Đây là 1 cuộc thi về các đề tài nghiên cứu khoa học cấp học sinh , do học sinh của nhiều nước tham gia. Tôi thật sự bất ngờ, thật sự ( mặc dù đã chuẩn bị trước từ nhà về mặt tinh thần) trước trình độ khoa học của học sinh các nước. Tôi sang đó, đề tài được chuẩn bị trước trong 2 tuần ( thực tế là đề tài đi mượn), được đánh giá là khá. Nhưng khi tôi sang đó, thấy mình chả khác gì " con tép trên mép con mèo", kém xa đề tài của các nước khác. Thử hỏi liệu đã từng bao giờ học sinh việt nam có điều kiện và có đề tài nghiên cứu những vấn đề như : chống khuẩn cầu E.Coli, thuốc chống ung thư , chế tạo robot tự động hoặc điều khiển chưa ? Những cái đề tài như : lọc nước, bơm khí vào cái chai cho nó bay, hay là về thuốc thử hàn the liệu có thể so sánh không , thế mà báo chí đã rùm beng , khoe ra chỉ tổ xấu mặt việt nam. Chúng ta nghèo đã đành, nhưng không có nghĩa là chúng ta hạn chế khả năng của học sinh. Những học sinh chuyên của ta không được đầu tư gì hết. Nói ra một câu chuyện hài mà tự thấy nhục như sau : Quang phổ là 1 cái nằm trong chương trình chuyên của nước ta, nhưng thực sự học sinh chuyên của ta còn chưa được sử dụng và tiếp xúc với nó bao giờ, chứ đừng nói là được làm việc. Muốn có quang phổ, tôi phải gửi mẫu lên viện khoa học và công nghệ việt nam. Tôi đã nói như vậy trước mặt 1 vị giám khảo chấm đề tài của tôi, và kết quả, ngay buổi trưa hôm đó, tôi được đi tham quan phòng thí nghiệm của trường chuyên cấp 3 được xếp hạgn 3 hay 4 gì đó của họ, và học cho tôi xem 3 cái máy hiện đại nhất đứng cạnh nhau. Đừng cho rằng mình nghèo nên không có tiền, thực sự thì ngay cả những thứ rẻ tiền nhất , bèo nhất chúng tôi cũng không có, chứ đừng nói là máy móc.
Tôi sang, được tham quan và tìm hiểu về học sinh các nước: học sinh chuyên của họ, học cũng rất nặng, cũng có thi học sinh giỏi, cũng có luyện đội tuyển. Nhưng họ còn được có thời gian , điều kiện , tiền bạc để làm. Nực cười, chúng tôi có $100 để làm đề tài, trong khi đó, họ sẵn sàng bỏ ra $1000 chỉ để làm mô hình cho đề tài đó. Tôi được tiếp xúc với chuyên hóa Nga, họ đem sang 1 đề tài về Hóa mà về việt nam được đánh giá là " cử nhân hóa hữu cơ cũng ko nghĩ ra được ". Đấy là 1 đề tài không được giải mà đã thế, đủ sức đánh giá về sức mạnh của học sinh chuyên. Ở Việt Nam thì bị coi thường , rẻ rúm. Trong 1000 tỷ VND bộ dành cho nghiên cứu, liệu có 1 xu nào cho học sinh không. Tôi cá là không.
----------------------------------------------------------------------------------
Đây chỉ là một số thiển ý của tôi, ý kiến của học sinh chuyên. Ai không thích thì đừng reply cho mất công. Kỳ 2 sẽ là : Hãy nghe học sinh chuyên chửi
---------------------------------------------------------------------------------------------------
em nhìn cái bảng xếp hạng 100 trường kiểu đó thì thấy đấy đúng là lá cải, khối THPTchuyên của ĐHQGHN mà xé lẻ ra kiểu đấy thì đúng là về lượng không bằng thật ) nhưng mà thử lấy gộp đủ 5 chuyên + chuyên ngoại ngữ ghép lại, thử hỏi trường nào bằng ( kể cả HN- Ams )
mà nhắc đến đại học, em hôm trước được gặp mấy anh chuyên hóa nhà mình ở cử nhân tài năng khoa hóa, thấy mấy ông đấy giỏi thật. Anh biết Vũ Việt Cường không, trước anh em mình lâu lắm, 1 bạc 1 đồng, siêu khủng... 8-x ước gì mình được như các anh 8->
.Nếu có nghiên cứu về mức độ thành đạt của học sinh các trường thì đó mới chính là rank. Mà với tiêu chí ấy thì rõ ràng Ams thuộc hàng top ( ko nói là nhất và cũng ko nhắc đến TH nhé)
Hành động thôi nào