Ý anh Phước là khoảng cách giàu nghèo gia tăng là do nước giàu làm giàu nhanh hơn nước nghèo, đúng ko ạ?
Nhưng nước giàu toàn làm giàu ở nước nghèo đó thôi.
Hơn 90% Capital Investment của Mỹ là đầu tư vào Châu Âu, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Taiwan, South Korea, miền ven biển của Trung Quốc, Malaysia vv.
Ngược lại, phần lớn vốn đầu tư của Nhật, Nam Hàn, Tây Âu,Taiwan là vào Mỹ. Hơn nữa phần lớn hàng xuất khẩu và nhập khẩu của các nước có nền kinh tế phát triển là cho lẫn nhau, ngoại trừ Trung Quốc, tuy nhiên phần lớn các hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc đều phát triển ở phía đông ở những vùng Special Economic zones với nền kinh tế rất phát triển.
Những vùng này đều là nền kinh tế phát triển. Thị trường đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển bị thổi phồng lên quá nhiều. Muốn có đầu tư thì cần có rất nhiều điều kiện, như cấu trúc hạ tầng như đường xá, điện, vật tư, rồi các vấn đề xã hội như nguồn nhân công, trình độ nhân công, rồi luật lệ. Các nước nghèo đều thiếu những điều kiện này.
Lấy ví dụ ở Việt Nam, da phần đầu tư nước ngoài đều đầu tư vào các khu vực phát triển như Bình Dương, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, nói theo ngôn ngữ của Lộc là vùng "giàu" chứ không phải những vùng nghèo như Kiên Giang vv.
Tuy nhiên đầu tư mạnh thì cũng chỉ là mấy nền công nghiệp nhẹ như dệt may, giầy, da dụng vv đa phần các nền công nghiệp tiên tiến như chế tạo các bộ phận máy bay, máy vi tính, semeconductors, microchips, xe hơi đa phần đều nằm ở các nước có trình độ kỹ thuật tiên tiến ("giàu") như Tây Âu, Taiwan, South Korea, Malaysia vv.
Hơn nữa không phải chỉ có nước giàu làm giàu nhanh hơn mà một số nước nghèo, nghèo hơn. Một lần nữa là do họ không tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, nói một cách khác họ tự cô lập nền kinh tế của mình (mình muốn nhấn mạnh một lần nữa, một nền kinh tế cành cô lập và khép kín thì sự phát triển của nền kinh tế đó sẽ bị ảnh hưởng rất đáng kể). Cái này các bạn có thể tìm hiểu thêm "the vicious circle of poverty," một cuốn sách có nêu đến vấn đề này và đưa ra phương pháp là cuốn "the end of poverty" của Jeffrey Sachs.
Nói một cách đơn giản, thường các nước có nền kinh tế tiên tiến, tức là có cấu trúc hạ tầng tiên tiến, như đường xá, nhà máy, hệ thống luật pháp công khai, trình độ nhân công cao thường sẽ được đầu tư nhiều, bởi vì lợi nhuận có tính an toàn và sustainable (bền vững) trong thời gian dài. Chính vì họ được có nhiều tiền phát triển cấu trúc hạ tầng của họ hơn, nâng cao trình độ học thức, cải tiến luật pháp vv, làm cho nền kinh tế của họ tiên tiến hơn để rồi thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư. Có nhiều lý thuyết gọi đó là "circle of prosperity" -> nước giàu sẽ càng giàu hơn.
Ngược lại nước có nền kinh tế thấp sẽ không có tính cuốn hút cao cho nên không nhận được tiền đầu tư nhiều. Chính vì không có tiền đầu tư nhiều cho nên họ không thể phát triển nền kinh tế họ nhanh để thu hút đầu tư (circle of poverty).
Đương nhiên đó chỉ là một cách nói tóm tắc và đơn giản, bởi vì trên thực tế còn rất nhiều yếu tố khác như khí hậu, địa lý, geopolitics vv ảnh hưởng, tuy nhiên nó cũng khá chính xác.