Toàn cầu hóa và những mặt trái!!!

Kinh tế học và tri thức

V

Do vậy, chúng ta có thể nói về một trạng thái cân bằng tại một thời điểm cho một xã hội – nhưng chỉ với nghĩa là sự tương hợp giữa các kế hoạch khác nhau mà các cá nhân cấu thành xã hội đó xây dựng để hành động đúng lúc. Và một khi tồn tại sự cân bằng nó sẽ tiếp tục miễn là tồn tại sự tương ứng giữa các dữ liệu bên ngoài và các kỳ vọng chung của mọi thành viên của xã hội. Sự tiếp tục trạng thái cân bằng theo nghĩa này do vậy không phụ thuộc vào dữ liệu khách quan không đổi theo nghĩa tuyệt đối và không nhất thiết bị bó hẹp trong một quá trình ổn định (stationary process). Trên nguyên tắc phân tích cân bằng trở nên có thể áp dụng cho một xã hội thăng tiến (progressive society) và cho những mối quan hệ giá cả có yếu tố thời gian (intertemporal price relationships) mà đã gây ra cho chúng ta quá nhiều vấn đề trong thời gian gần đây.

Những suy xét này có lẽ hướng sự suy luận tới những mối quan hệ giữa cân bằng và viễn tuệ, mà đôi khi được tranh luận sôi nổi trong thời gian gần đây. Dường như khái niệm cân bằng chỉ đơn thuần hàm ý là sự viễn tuệ của các thành viên khác nhau trong xã hội theo một nghĩa hẹp sẽ trở nên chuẩn xác. Nó phải chuẩn xác theo nghĩa kế hoạch của bất kỳ người nào được xây dựng dựa trên kỳ vọng về những hành động được dự định thực hiện bởi những người khác và theo nghĩa tất cả những kế hoạch này được dựa trên kỳ vọng về cùng một tập các dữ kiện bên ngoài, sao cho dưới một số điều kiện nhất định không ai có bất kỳ lý do gì để thay đổi các kế hoạch của mình. Do vậy, như đôi khi được hiểu, sự viễn tuệ chuẩn xác không phải là một điều kiện ban đầu mà bắt buộc phải tồn tại để có khả năng xuất hiện sự cân bằng. Hơn thế nữa, đó là điểm đặc trưng của một trạng thái cân bằng. Mà với mục đích này cũng không cần sự viễn tuệ phải hoàn hảo theo nghĩa là cần phải mở rộng tới tương lai vô hạn hay là mọi người phải dự tính mọi thứ chuẩn xác. Thay vì vậy chúng ta nói rằng cân bằng sẽ tiếp diễn miễn là những dự tính tỏ ra chuẩn xác và rằng chúng chỉ cần phải chuẩn xác về những điểm liên quan tới các quyết định của những cá nhân. Nhưng vấn đề này, về nội dung của sự viễn tuệ hoặc tri thức liên quan, sẽ được trình bày ở phần áp chót.

Trước khi trình bày tiếp có lẽ tôi nên dừng lại một chút để minh hoạ bằng một ví dụ cụ thể cái tôi vừa nói về nghĩa của một trạng thái cân bằng và do đâu nó có thể bị nhiễu loạn. Xem xét quá trình chuẩn bị thực hiện diễn ra ở bất kỳ thời điểm nào trong lĩnh vực xây cất nhà cửa. Những người sản xuất gạch, lắp đặt hệ thống nước, và những người khác tất cả sẽ sản xuất các loại vật liệu mà trong mỗi trường hợp sẽ tương ứng với một số lượng nhất định những ngôi nhà mà khi xây dựng chỉ đòi hỏi những lượng vật liệu cụ thể này. Tương tự chúng ta có thể hình dung những người mua tiềm năng với những khoản tiết kiệm tích luỹ mà sẽ cho phép họ ở những thời điểm nhất định có khả năng mua một số hữu hạn những ngôi nhà. Nếu tất cả những hoạt động này thể hiện sự chuẩn bị cho quá trình xây dựng (và mua) cùng một số lượng ngôi nhà, chúng ta có thể nói là tồn tại sự cân bằng giữa những hoạt động này theo nghĩa mọi người liên quan nhận thấy họ có thể tiến hành các kế hoạch của mình. Điều này không nhất nhất phải diễn ra như vậy, vì các tình huống không thuộc kế hoạch hành động của họ có thể thay đổi khác với cái mà họ mong đợi. Một phần những vật liệu này có thể bị phá hỏng vì một sự kiện bất thường, điều kiện thời tiết có thể khiến cho không thể tiến hành việc xây dựng, hay một sáng chế có thể làm thay đổi tỷ lệ sử dụng các yếu tố sản xuất khác nhau. Đây là cái mà chúng ta gọi là một sự thay đổi trong dữ liệu (khách quan), mà làm nhiễu loạn cân bằng đã tồn tại. Nhưng nếu giả sử ngay từ lúc khởi đầu các kế hoạch khác nhau đã không tương hợp thì sự đổ vỡ và phải thay đổi kế hoạch của một vài người sẽ là điều không thể tránh khỏi và vì thế tổng thể các hành động trong thời kỳ sẽ không thể hiện những đặc điểm liên quan đó nếu tất cả hành động của mỗi cá nhân có thể được hiểu như là một bộ phận của một kế hoạch cá nhân đơn lẻ được anh ta xây dựng lúc bắt đầu.
 
Kinh tế học và tri thức

VI

Trong mọi vấn đề ở đây, khi tôi nhấn mạnh tới sự khác biệt giữa sự tương hợp lẫn nhau đơn thuần của các kế hoạch riêng lẻ và sự tương ứng giữa chúng với các dữ kiện thực tế bên ngoài hay dữ liệu khách quan, thì không có nghĩa là tôi cho rằng các dữ kiện bên ngoài không mang lại sự thoả thuận chủ quan lẫn nhau theo một vài cách nào đó. Tất nhiên, không có lý do gì khiến cho dữ liệu chủ quan của những người khác nhau phải luôn tương ứng lẫn nhau trừ phi chúng đã là như vậy do sự trải nghiệm với cùng các dữ kiện khách quan. Nhưng vấn đề là phân tích thuần tuý về cân bằng không đề cập tới cách thức dẫn đến sự tương ứng này. Trong quá trình mô tả trạng thái cân bằng đang tồn tại như là kết quả của sự tương ứng, đơn giản người ta giả thiết dữ liệu chủ quan giống hệt dữ kiện khách quan. Chúng ta không thể suy ra các mối quan hệ cân bằng chỉ đơn thuần từ các dữ kiện khách quan, vì việc phân tích cái mà mọi người sẽ làm chỉ có thể bắt đầu từ cái họ biết. Phân tích cân bằng cũng không thể bắt đầu đơn thuần từ một tập dữ liệu chủ quan cho sẵn, do dữ liệu chủ quan của những người khác nhau sẽ hoặc có khả năng tương hợp hoặc không tương hợp với nhau, nghĩa là, chúng đã xác định liệu đã tồn tại sự cân bằng hay chưa.

Chúng ta sẽ không gặt hái thêm được điều gì nữa ở đây trừ phi chúng ta muốn biết lý do tại sao chúng ta lại quan tâm tới trạng thái cân bằng mà chúng ta bắt buộc phải tưởng tượng ra. Dù các nhà kinh tế quá thuần tuý (over-pure economists) đôi khi có phát biểu điều gì đi chăng nữa thì có lẽ không còn nghi ngờ gì hết sự biện hộ duy nhất cho điều này là sự tồn tại được giả định (the supposed existence) của xu hướng tiến tới sự cân bằng. Chỉ với nhận định này kinh tế học sẽ không còn là một bài toán logic thuần túy và trở thành khoa học thực nghiệm; và nó phải là kinh tế học như là một ngành khoa học thực nghiệm mà bây giờ chúng ta đề cập đến.

Sự phân tích về nghĩa của một trạng thái cân bằng giúp chúng ta giải toả khỏi những lo âu khi muốn nói đến nội dung thực sự của nhận định về sự tồn tại của một xu hướng hướng tới cân bằng. Có thể nó hầu như không hàm ý gì cả ngoài chuyện dưới những điều kiện nhất định, chúng ta giả định tri thức và ý định của các thành viên khác nhau trong xã hội sẽ ngày càng tiến tới sự đồng thuận, hay nói một cách khác kém tổng quát và kém chính xác hơn nhưng cụ thể hơn, các kỳ vọng của mọi người và cụ thể của các doanh nhân sẽ ngày càng trở nên chuẩn xác. Ở dạng này nhận định về sự tồn tại của một xu hướng hướng tới cân bằng rõ ràng là một định đề thực nghiệm, nghĩa là, ít nhất trên nguyên tắc một nhận định về cái xảy ra trong thế giới hiện thực phải cho phép kiểm chứng. Và nó khiến mệnh đề khá trừu tượng của chúng mang một nghĩa phổ thông hơn nhiều. Có điều là chúng ta vẫn chưa làm sáng tỏ về (a) các điều kiện để giả định xu hướng này tồn tại và (b) bản chất của quá trình dẫn đến sự thay đổi của tri thức riêng lẻ.
 
Kinh tế học và tri thức

VII

Trong những cách trình bày thông thường về phân tích cân bằng nhìn chung những câu hỏi về sự cân bằng diễn ra như thế nào như thể đã được giải quyết. Nhưng, nếu để ý kỹ hơn, chúng ta nhanh chóng phát hiện ra rằng những cái tưởng như rõ như ban ngày này có giá trị không hơn gì việc chứng minh cho cái đã được giả thiết. Phương thức nói chung dùng cho mục đích này là giả thiết về một thị trường hoàn hảo tại đó mọi thành viên biết ngay tức thời tất cả các sự kiện. Ở đây cần phải nhớ rằng thị trường hoàn hảo vì mục đích thoả mãn các giả thiết về phân tích cân bằng phải không được bó hẹp trong các thị trường cụ thể của tất cả các hàng hoá riêng lẻ; toàn bộ nền kinh tế phải được giả định là một thị trường hoàn hảo trong đó mọi người biết mọi thứ. Giả thiết về thị trường hoàn hảo, do vậy chỉ có nghĩa đơn giản là mọi thành viên của cộng đồng, ngay cả khi không được giả định là hoàn toàn thông tuệ, ít nhất được giả định là phải tự động biết mọi việc liên quan đến quyết định của mình. Dường như nhân vật quái đản của chúng ta, “con người kinh tế”, kẻ mà chúng ta đã từng xua đuổi bằng ăn chay và cầu nguyện, đã trở lại qua lối cửa sau dưới lốt của kẻ gần như thông suốt.

Mệnh đề nếu mọi người biết mọi thứ thì họ ở trạng thái cân bằng đúng đơn giản bởi vì đó chính là cái mà chúng ta định nghĩa cân bằng. Giả thiết về một thị trường hoàn hảo theo nghĩa này chỉ là cách nói khác về sự tồn tại cân bằng nhưng không đưa chúng ta tới gần hơn điều cần phải giải thích là khi nào và bằng cách nào một trạng thái như thế sẽ đạt được. Rõ ràng nếu chúng ta muốn khẳng định, dưới những điều kiện nhất định, mọi người sẽ tiến tới trạng thái đó, chúng ta phải giải thích thông qua quá trình nào họ sẽ tiếp thu được tri thức cần thiết. Tất nhiên, bất kỳ giả thiết nào về quá trình tiếp thu tri thức trong thực tế bằng quá trình này cũng sẽ có đặc tính giả thuyết. Nhưng điều này không có nghĩa là mọi giả thiết như thế đều được phán xét bình đằng. Ở đây chúng ta phải giải quyết các giả thiết nhân quả sao cho cái được giả thiết phải không những chỉ được xem như là có thể (tất nhiên không phải cho trường hợp chúng ta coi mọi người thông suốt) mà cũng còn phải được xem như là có khả năng đúng; và ít nhất trên nguyên tắc, phải có khả năng minh hoạ nó đúng trong các trường hợp cụ thể.

Điểm quan trọng ở đây là những giả thuyết hay giả thiết dường như là phụ trợ này mà đề cập đến việc mọi người học từ kinh nghiệm, và về cách họ tiếp thu tri thức, lại cấu thành nội dung thực nghiệm của các định đề về cái xảy ra trong thế giới thực. Chúng thường ẩn nấp và biểu hiện một cách không trọn vẹn dưới dạng một sự mô tả về loại thị trường mà định đề của chúng ta đề cập đến; nhưng đây chỉ là một khía cạnh, mặc dù có lẽ là quan trọng nhất, của vấn đề tổng quát hơn là bằng cách nào tri thức được tiếp thu và truyền đạt. Điều quan trọng mà dường như các nhà kinh tế học thường không nhận thức được là trên nhiều phương diện bản chất của những giả thuyết này thực ra khác với các giả thiết tổng quát hơn để xây dựng Logic Thuần tuý về Lựa chọn. Với tôi có lẽ có hai khác biệt chính:

Thứ nhất, các giả thiết để hình thành Logic Thuần tuý về Lựa chọn là các dữ kiện mà chúng ta biết là chung cho tất cả suy nghĩ của mọi người. Chúng có lẽ được xem như là các tiên đề để xác định hay phân định lĩnh vực mà trong phạm vi đó chúng ta có thể hiểu hay có thể tái cấu trúc bằng tưởng tượng các quá trình suy nghĩ của những người khác. Do vậy chúng có khả năng áp dụng rộng rãi cho lĩnh vực chúng ta quan tâm - mặc dù, tất nhiên, các hạn chế của lĩnh vực này cụ thể ở chỗ nào là một câu hỏi thực nghiệm. Chúng đề cập tới một dạng hành động của con người (cái mà chúng ta thường gọi là lý tính, thậm trí đơn thuần là ý thức, phân biệt với hành động bản năng) thay vì tới các điều kiện cụ thể tại đó hành động này được tiến hành. Nhưng các giả thiết hay giả thuyết sẽ phải đưa ra để giải thích các quá trình xã hội lại liên quan tới mối quan hệ giữa sự suy nghĩ của một cá nhân với thế giới bên ngoài làm nảy sinh câu hỏi ở mức độ nào và bằng cách nào tri thức của anh ta tương ứng với các dữ kiện bên ngoài. Và các giả thuyết cần phải thể hiện dưới dạng các nhận định về các liên kết nhân quả, về kinh nghiệm tạo thành tri thức như thế nào.

Thứ hai, trong khi chúng ta có thể thực hiện việc phân tích một cách kín kẽ trong lĩnh vực Logic Thuần tuý về Lựa chọn, tức trong khi ở đây chúng ta có thể phát triển một hệ thống hình thức bao gồm mọi tình huống có-khả-năng-phán-đoán-được, thì các giả thuyết bổ trợ nhất thiết phải chọn lọc, nghĩa là, chúng ta phải chọn trong một số lượng không giới hạn các tình huống khả thể các dạng lý tưởng cho một vài mục đích nào đó mà chúng ta coi là có liên quan đặc biệt tới các điều kiện của thế giới thực. Tất nhiên, chúng ta cũng có thể xây dựng một ngành khoa học riêng biệt, mà chủ đề của nó xuất phát từ định nghĩa bị bó hẹp vào khái niệm “thị trường hoàn hảo” hay một số khách thể được định nghĩa theo cách tương tự, đúng như cách mà Logic Lựa chọn áp dụng chỉ cho những cá nhân phải phân bổ các phương tiện hữu hạn cho một loạt các mục đích. Và với ngành khoa học được định nghĩa theo cách như vậy các định đề của chúng ta sẽ lại trở nên đúng tiên thiên, nhưng với một cách thức như thế chúng ta thiếu hẳn sự phán xét, mà điểm cốt yếu lại nằm trong giả thiết, về vấn đề tình huống trong thế giới thực tương tự với cái chúng ta giả thiết về nó.
 
Kinh tế học và tri thức

VIII

Bây giờ tôi phải quay trở lại câu hỏi đâu là các giả thuyết cụ thể về điều kiện theo đó mọi người được giả định là tiếp thu tri thức liên quan và về quá trình mà họ được giả định là tiếp thu tri thức đó. Nếu giả sử chúng ta biết chút gì đó về cái mà các giả thuyết thường sử dụng trên phương diện này, chúng ta sẽ phải rà soát chúng trên hai khía cạnh: chúng ta phải xem xét liệu chúng đã cần và đủ để giải thích một chuyển động hướng tới cân bằng và chúng ta phải chỉ ra ở mức độ nào chúng được xác nhận bằng thực tế. Nhưng tôi e rằng tôi đang tiến tới một giai đoạn cực kỳ khó khăn để nói chính xác nội dung của các giả thiết mà chúng ta căn cứ vào đó để nhận định rằng sẽ có một xu hướng hướng tới cân bằng và để khẳng định phân tích của chúng ta có ứng dụng đối với thế giới thực. Tôi không thể giả bộ là tôi đã tiến xa hơn trên vấn đề này. Do vậy, tất cả cái tôi có thể làm là phải đưa ra một số câu hỏi để đi tìm một lời giải đáp nếu chúng ta muốn ý nghĩa của luận điểm của chúng ta trở nên rõ ràng.

Để thiết lập sự cân bằng điều kiện cần duy nhất mà các nhà kinh tế đã khá đồng thuận là sự “không đổi của dữ liệu”. Nhưng sau quá trình phân tích về sự mơ hồ của khái niệm “dữ liệu đã biết” chúng ta sẽ nghi ngờ, và đúng vậy, là điều này sẽ không giúp chúng ta đi xa hơn. Ngay cả khi chúng ta giả thiết – vì có thể chúng ta phải làm như vậy – là thuật ngữ được sử dụng ở đây theo nghĩa khách quan (cần lưu ý bao gồm các sở thích của các cá nhân khác nhau) thì rõ ràng không còn có cách nào khác ngoài việc điều này hoặc bắt buộc phải tồn tại hoặc đủ để mọi người thực sự tiếp thu được tri thức cần thiết hoặc điều này đã được ngụ ý như một mệnh đề về các điều kiện theo đó họ sẽ làm như thế. Lún sâu hơn nữa, tuỳ mức độ khác nhau, khi một số tác giả cảm thấy cần thiết phải thêm “tri thức hoàn hảo” như là một điều kiện bổ trợ và tách biệt. Và thực ra, chúng ta sẽ thấy rằng sự không thay đổi của dữ liệu khách quan chẳng phải là một điều kiện cần hay là một điều kiện đủ. Điều khiến nó không thể là một điều kiện đủ được suy ra từ thực tế, thứ nhất là, không ai muốn biên dịch nó theo nghĩa tuyệt đối không có cái gì bắt buộc phải luôn xảy ra trên thế giới, và thứ hai là, như chúng ta đã thấy, ngay khi chúng ta muốn đưa vào các thay đổi xảy ra định kỳ hoặc có lẽ ngay cả các thay đổi xảy ra với một tỷ lệ không đổi, cách duy nhất giúp chúng ta có thể định nghĩa không đổi là đề cập tới các kỳ vọng. Để điều kiện này có nghĩa thì tất cả cái cần phải có là phải có một mức độ đều đặn có-thể-phán-đoán-được trên thế giới khiến cho việc dự đoán các sự kiện chính xác trở nên khả thể. Nhưng, trong khi điều này rõ ràng không đủ để chứng tỏ rằng mọi người sẽ biết cách dự báo các sự kiện chính xác, thì nhận định này cũng đúng không kém ngay cả đối với sự không đổi của dữ liệu theo nghĩa tuyệt đối. Với bất kỳ một cá nhân nào, không có cách nào sự không đổi của dữ liệu lại hàm ý sự không đổi của tất cả các dữ kiện độc lập với anh ta, tất nhiên vì chúng ta chỉ có thể giả định các sở thích chứ không phải các hành động của những người khác là không đổi theo nghĩa này. Và do tất cả những người khác này sẽ thay đổi các quyết định của họ khi họ có kinh nghiệm về các dữ kiện bên ngoài và về hành động cuả những người khác, nên không có lý do gì khiến cho những quá trình thay đổi kế tiếp nhau này phải luôn luôn tiến về một hướng. Chúng ta đã biết rõ những khó khăn này và việc tôi đề cập chúng ở đây chỉ để nhắc lại cho các bạn là thực tế chúng ta biết ít ỏi như thế nào về các điều kiện để luôn có được một sự cân bằng. Nhưng tôi không có ý định tiếp tục cách tiếp cận này thêm nữa, dù là không phải bởi vì chúng ta không có những vấn đề thực nghiệm lý thú chưa được giải quyết liên quan đến mức độ tiếp thu của mọi người (nghĩa là, dữ liệu chủ quan đó sẽ trở nên tương ứng lẫn nhau và tương ứng với các dữ kiện khách quan). Có lẽ với tôi lý do thực ra là có một cách tiếp cận khác và hiệu quả hơn tới vấn đề trọng tâm.
 
Kinh tế học và tri thức

IX

Câu hỏi mà tôi vừa mới bàn luận liên quan tới các điều kiện và quá trình mọi người có khả năng tiếp thu tri thức cần thiết ít nhất đã nhận được một số quan tâm trong các nghiên cứu trước đây. Nhưng có lẽ với tôi vẫn còn một câu hỏi nữa cũng quan trọng không kém nhưng lại không được chú ý tới là các cá nhân khác nhau phải sở hữu bao nhiêu tri thức và loại tri thức nào để chúng ta có thể nói về cân bằng. Rõ ràng là, nếu khái niệm phải mang một ý nghĩa thực nghiệm nào đó thì chúng ta không thể giả định trước rằng là mọi người biết mọi thứ. Tôi đã phải dùng đến thuật ngữ chưa được định nghĩa “tri thức liên quan”, tức tri thức liên quan đến một người cụ thể. Nhưng tri thức liên quan này là gì? hầu như nó không thể mang nghĩa đơn giản là tri thức thực sự đã ảnh hưởng đến các hành động của anh ta, bởi vì các quyết định của anh ta có thể đã khác nếu như, ví dụ, tri thức anh ta sở hữu là đúng thay vì không đúng hoặc nếu như anh ta sở hữu tri thức về những lĩnh vực hoàn toàn khác nhau.

Rõ ràng ở đây có một vấn đề về sự Phân công Tri thức mà hoàn toàn tương tự và ít nhất quan trọng như vấn đề phân công lao động. Nhưng, trong khi vấn đề sau đã là một trong những chủ đề chính của các nghiên cứu ngay từ khi bắt đầu ngành kinh tế học, thì vấn đề trước hoàn toàn bị bỏ qua, mặc dù với tôi nó dường như là vấn đề hết sức trọng tâm của kinh tế học với tư cách là một ngành khoa học xã hội. Vấn đề chúng ta có ý định giải quyết là bằng cách nào các tương tác tự phát của một số người, mà mỗi một trong số họ sở hữu chỉ một phần nhỏ tri thức, mang lại một tình trạng (state of affairs) mà tại đó các mức giá tương ứng với chi phí, vv…, và tình trạng này giống như cái có thể được tạo ra bằng định hướng chủ tâm chỉ bởi một số người sở hữu tri thức tổng hợp của mọi cá nhân kia. Và kinh nghiệm cho thấy một số thuộc loại này xảy ra, vì quan sát thực nghiệm về xu hướng tương ứng của các mức giá so với chi phí đã là điểm khởi đầu của ngành kinh tế học. Nhưng trong phân tích của chúng ta, thay vì đưa ra được phần thông tin mà những người khác nhau phải sở hữu nhằm mang lại kết quả đó, thì chúng ta trên thực tế lại rơi vào giả thiết mọi người biết mọi thứ và vì thế lảng tránh giải pháp thực sự cho vấn đề.

Tuy nhiên trước khi có thể tiếp tục xem xét sự phân công tri thức giữa những người khác nhau, tôi cần phải nói rõ về loại tri thức liên quan đến chuỗi phân tích này. Việc chỉ nhấn mạnh đến vai trò của tri thức về giá cả đã trở thành thói quen giữa các nhà kinh tế hiển nhiên bởi vì – như là một hậu quả của những nhầm lẫn giữa dữ liệu khách quan và chủ quan – tri thức đầy đủ về các dữ kiện khách quan đã được đem ra làm giả thiết. Trong thời gian gần đây ngay cả tri thức về các mức giá hiện tại cũng đã được đem ra làm giả thiết đến nỗi loại phân tích duy nhất trong đó còn chứa đựng câu hỏi về tri thức là sự phỏng đoán các mức giá trong tương lai. Nhưng, như tôi đã chỉ ra ở phần đầu bài viết này, các kỳ vọng giá cả và thậm trí tri thức về các mức giá hiện tại chỉ là một phần rất nhỏ của vấn đề tri thức theo tôi biết. Mảng rộng hơn của vấn đề tri thức tôi quan tâm là tri thức về hiện tượng cơ bản bằng cách nào các mặt hàng khác nhau có thể được tiếp nhận và sử dụng, và ở những điều kiện nào chúng thực sự được tiếp nhận và sử dụng, nghĩa là, câu hỏi tổng quát tại sao dữ liệu chủ quan với những người khác nhau tương ứng với các dữ kiện khách quan.

Vấn đề tri thức của chúng ta ở đây chỉ là sự tồn tại của mối quan hệ tương ứng này mà đơn giản được giả định là phải tồn tại trong phần lớn những nghiên cứu cân bằng gần đây, nhưng chúng ta phải giải thích mối quan hệ tương ứng này nếu chúng ta muốn chỉ ra tại sao các định đề, mà nhất thiết đúng về thái độ của một người hướng tới những vật mà anh ta tin là có những giá trị nhất định, nên trở nên đúng về các hành động của xã hội liên quan đến những cái hoặc có những giá trị này hoặc thông thường, vì một vài lý do mà chúng ta sẽ phải giải thích, được các thành viên của xã hội sở hữu những giá trị này tin.

Nhưng, quay trở lại vấn đề đặc biệt tôi vẫn đang bàn, lượng tri thức mà các cá nhân khác nhau phải sở hữu để có thể xuất hiện sự cân bằng (hay tri thức “liên quan” họ phải sở hữu): chúng ta sẽ tiến gần hơn tới câu trả lời nếu chúng ta nhớ cách làm cho mệnh đề hoặc sự cân bằng đã không tồn tại hoặc nó đã bị nhiễu loạn có thể trở nên rõ ràng. Chúng ta thấy rằng các kết nối cân bằng sẽ bị nguy hại nếu một người nào đó thay đổi kế hoạch, hoặc bởi vì các thị hiếu của anh ta thay đổi (mà chúng ta sẽ không bàn đến đến ở đây) hoặc bởi vì các dữ kiện mới anh ta vừa biết. Nhưng hiển nhiên có hai cách khác nhau giúp anh ta có thể biết về dữ kiện mới dẫn đến sự thay đổi kế hoạch, mà vì các mục đích của chúng ta, nhìn chung có ý nghĩa khác nhau. Anh ta có thể biết các dữ kiện mới một cách tình cờ, nghĩa là, không phải là kết quả tất yếu của việc anh ta cố gắng thực hiện kế hoạch gốc, hoặc một điều không thể tránh khỏi là trong quá trình cố gắng anh ta sẽ thấy sự khác biệt giữa các dữ kiện và cái anh ta mong đợi. Rõ ràng là, để anh ta có thể thực hiện đúng theo kế hoạch, tri thức của anh ta cần phải chuẩn xác chỉ tại những thời điểm mà chắc chắn nó sẽ được xác nhận hay được hiệu chỉnh trong quá trình thực thi kế hoạch. Nhưng ngay cả nếu anh ta đã có loại tri thức này thì anh ta có thể vẫn không có tri thức về những cái mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch của anh ta.

Do vậy, kết luận chúng ta phải đưa ra là tri thức liên quan mà anh ta phải sở hữu để có thể đưa ra sự cân bằng là tri thức mà anh ta chắc chắn có được về xuất phát điểm và kế hoạch được thực hiện sau đó. Nếu giả sử anh ta tiếp thu chúng một cách tình cờ thì rõ ràng không phải mọi tri thức sẽ hữu dụng với anh ta và dẫn đễn một sự thay đổi trong kế hoạch của anh ta. Và do vậy chúng ta có thể có một vị trí cân bằng rất tốt chỉ bởi vì một số người không có cơ hội biết về các dữ kiện mà, nếu như họ biết chúng, sẽ khiến họ thay đổi kế hoạch. Hay, nói một cách khác, tri thức mà một người chắc chắn có được trong quá trình thực hiện kế hoạch ban đầu và các thay đổi tiếp theo để có khả năng đạt đến một sự cân bằng chỉ là tương đối.

Trong khi về một nghĩa nào đó một vị trí như thế thể hiện một vị trí cân bằng, thì rõ ràng nó không phải là một sự cân bằng với nghĩa đặc biệt theo đó cân bằng được đề cập như là một loại vị trí tối ưu. Để việc kết hợp các phần nhỏ tri thức đơn lẻ tạo ra kết quả có khả năng so sánh với các kết quả mà một nhà độc tài thông tuệ định hướng thì các điều kiện khác nữa rõ ràng phải được đưa vào. Và trong khi dường như hiển nhiên là chúng ta có thể xác định được lượng tri thức mà các cá nhân phải sở hữu để đạt được kết quả này, thì tôi biết không có một cố gắng thực sự nào đi theo hướng này. Một điều kiện có lẽ sẽ là mỗi phương án sử dụng khác nhau của bất kỳ loại nguồn lực nào cần được biết đối với chủ sở hữu của một số những nguồn lực như thế mà thực tế đã được sử dụng cho một mục đích khác và theo cách này tất cả phương án sử dụng khác nhau của những nguồn lực này có quan hệ, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, với nhau. Tuy nhiên tôi đề cập đến điều kiện này chỉ như là một ví dụ về bằng cách nào trong hầu hết các trường hợp điều kiện trong mỗi ngành luôn tồn tại một số lượng người nhất định sở hữu tất cả các tri thức liên quan sẽ trở thành điều kiện đủ. Chi tiết hoá điều này thêm nữa sẽ là một việc rất việc thú vị và quan trọng nhưng là một nhiệm vụ mà sẽ vượt quá xa phạm vi của bài viết này.

Mặc dù tới thời điểm này phần lớn cái tôi nói được thể hiện dưới dạng phê phán, nhưng tôi không muốn tỏ ra quá nản lòng về cái chúng ta đã đạt được. Ngay cả nếu chúng ta đã bỏ qua một mắt xích cốt yếu trong luận điểm của chúng ta, tôi vẫn tin rằng, với nội dung được ngụ ý trong phân tích của chúng ta, kinh tế học đã tiến tới gần hơn bất kỳ ngành xã hội học nào trong việc trả lời câu hỏi trung tâm của mọi ngành khoa học xã hội, bằng cách nào sự kết hợp các phần tri thức tồn tại trong những bộ óc khác nhau có thể đưa đến những kết quả mà, nếu như chúng được hình thành một cách có chủ ý, sẽ đòi hỏi thuộc về bộ óc định hướng (directing mind) mà không một người nào có thể sở hữu. Theo nghĩa này thực ra có lẽ đối với tôi việc chỉ ra rằng, dưới những điều kiện mà chúng ta có thể xác định, các hành động tự phát của các cá nhân sẽ đem đến một sự phân bổ các nguồn lực mà có thể được hiểu cứ như là nó đã được thực hiện theo một kế hoạch duy nhất mặc dù không ai hoạch định nó, là một câu trả lời cho vấn đề đôi khi được mô tả một cách ngụ ý dưới dạng “trí tuệ xã hội” (social mind). Nhưng chúng ta phải không được ngạc nhiên là những khẳng định như thế về phía chúng ta thường bị các nhà xã hội học bác bỏ vì chúng ta đã không xây dựng chúng trên những nền tảng đúng đắn.

Trong chuỗi phân tích này tôi chỉ muốn đề cập thêm một điểm nữa. Đó là, nếu xu hướng hướng tới cân bằng, mà chúng ta có lý do để tin là tồn tại trên các nền tảng thực nghiệm, chỉ hướng tới một sự cân bằng tương đối với loại tri thức mà mọi người sẽ có được trong quá trình hoạt động kinh tế, và nếu bất kỳ sự thay đổi tri thức nào khác cần phải được nhìn nhận như là một “sự thay đổi dữ liệu” theo nghĩa thông thường của thuật ngữ này, mà lại nằm ngoài phạm vi phân tích cân bằng, thì điều này sẽ có nghĩa là phân tích cân bằng thực sự không thể cho chúng ta biết gì về vai trò của những thay đổi như thế trong tri thức, và điều này cũng sẽ tiến tới giải thích việc phân tích thuần tuý dường như có quá ít cái để nói về các thể chế, như hệ thống báo chí, mà mục đích của nó là để truyền đạt tri thức. Thậm trí nó cũng có thể giải thích tại sao sự nghiên hẳn về phân tích thuần tuý lại thường tạo ra sự mù quáng kỳ quái về vai trò mà các loại thể chế như quảng cáo đóng góp trong đời sống thực.
 
Kinh tế học và tri thức

X

Với những lưu ý không hệ thống thêm vào này về chủ đề đáng ra phải được xem xét cẩn thận hơn nữa tôi phải kết thúc nghiên cứu của tôi về những vấn đề này. Chỉ còn một hoặc hai lưu ý nữa tôi muốn nói thêm.

Một là, trong khi nhấn mạnh đến bản chất của các định đề thực nghiệm mà chúng ta phải sử dụng nếu mục đích của hệ thống hình thức của phân tích cân bằng là để phục vụ cho việc giải thích về một thế giới thực, và trong khi nhấn mạnh rằng các định đề về cách thức mọi người sẽ học, mà liên quan đến chuỗi phân tích này, thuộc về một bản chất hoàn toàn khác với những cái của phân tích hình thức, tôi không định đề xuất là cái đó mở ra trước mắt một lĩnh vực rộng lớn cho nghiên cứu thực nghiệm. Tôi rất nghi ngờ liệu việc nghiên cứu như thế sẽ cho chúng ta biết thêm điều gì mới. Điểm quan trọng thực ra là chúng ta nên phân biệt rõ ràng đâu là những câu hỏi về dữ kiện mà khả năng ứng dụng luận điểm của chúng ta đối với thế giới thực phụ thuộc vào, hay, nói một cách khác, tại thời điểm nào luận điểm của chúng ta, khi được áp dụng cho các hiện tượng của thế giới thực, trở nên phụ thuộc vào sự kiểm chứng.

Điểm thứ hai mà tất nhiên tôi không hề có ý định nói là các loại vấn đề tôi đã đề cập là mới lạ so với những luận điểm của các nhà kinh tế thuộc những thế hệ trước. Điều duy nhất tôi có thể đưa ra để phản bác lại họ là họ đã quá lẫn lộn giữa hai loại định đề, tiên nghiệm và thực nghiệm, mà mọi nhà kinh tế thực dụng dùng tràn lan, đến nỗi chúng ta thường xuyên không thể biết loại hợp lệ nào họ đã viện đến cho một mệnh đề cụ thể. Những công trình gần đây hơn đã tránh được lỗi lầm này – nhưng chỉ dừng ở mức loại bỏ ngày càng nhiều những kiểu liên quan mơ hồ ẩn chứa trong những luận điểm của họ về các hiện tượng của thế giới thực. Tất cả những cái tôi đã cố gắng thực hiện là tìm đường đưa phân tích của chúng ta quay trở lại nghĩa thông dụng, mà tôi e rằng, chúng ta sẽ có khả năng mất phương hướng khi phân tích trở nên quá cụ thể và phức tạp. Bạn thậm trí có thể cảm thấy hấu hết cái tôi đã trình bày là cũ rích. Nhưng theo thời gian có lẽ cần phải tách cái tôi của một người ra khỏi các thuật ngữ chuyên môn của luận điểm và đặt một câu hỏi hoàn toàn chất phác tất cả mọi thứ là về cái gì. Nếu tôi chỉ đưa ra là trong một số khía cạnh việc trả lời câu hỏi này không chỉ là không hiển nhiên mà đôi khi thậm trí là chúng ta lại không biết rõ đó là cái gì, thì tôi đã đạt được mục đích đặt ra.

Bản quyền của V.I.J Economic library
 
Đoàn Trang đã viết:
Hưng thân mến của chị ĐT đâu rùi í nhỉ. Ra đây chị cho bài viết này hay phết mới nhặt nhạnh được này! :D :p Bàn tiếp về vấn đề Kinh tế và tiếp nhận tri thức. Đã định bốt bên topic Thế giới phẳng của chị rồi. Song lại thôi vì bên đấy phải scroll xuống lâu quá :(.

Bài này chị cũng chưa đọc. Vì thói quen của chị thường là paste bài sưu tầm trước (sau khi đã xem lướt qua nội dung) rồi sau đó mới làm việc đọc sau. Với lại là bài của anh Nguyễn An Nguyên - nghiên cứu sinh PhD Kinh tế học DH Rice, Texas, USA nên chị cũng có phần tin tưởng, yên tâm hơn. Bốt lên đây để 2 chị em mình và mọi người cùng tham khảo.
Hưng của chị đây nè! ;)
Bài chị post dài quá. 8-|
Dạo này vừa bận vừa lười, chị chịu đợi em xử lý xong mấy cái finals rồi tranh luận tiếp.0:)
 
Vừa mới tìm được bài báo này từ năm 2003 của anh Hồ Lê Việt Hưng pốt trong box Kinh tế. Giới thiệu sơ qua về ông Stiglitz và bình luận về quyển Toàn cầu hóa và những mặt trái của ông.

===========

Đọc Stiglitz

"Khi nhận báo cáo hàng năm của IMF về nước mình, bạn nên trả lời 'Xin cám ơn quý vị rất nhiều', rồi vứt nó ngay vào sọt rác."
J. E. Stiglitz​


Khoảng chục năm gần đây, có lẽ Joseph Stiglitz là nhà kinh tế gây nhiều sôi nổi dư luận nhất, đặc biệt là trong giới kinh tế tài chính và phát triển quốc tế. Với quá khứ hoàn toàn "chính thống tân cổ điển" (được đào tạo rồi trở thành giáo sư thực thụ trẻ tuổi nhất ở MIT, sau đó sang Yale, Oxford, Stanford, và Columbia hiện nay), với con đường thăng tiến công danh ít người bằng (chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế cho Tổng Thống Mỹ, phó chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới, rồi giải Nobel 2001(1)), Stiglitz -- trong con mắt của nhiều đồng sự -- đã trở thành một người "nghịch bướng", "bội phản", và những tên khác không tiện nói ra đây, đồng thời lại là thần tượng của đông đảo đã chưa từng nghe tên ông lúc trước. Đây là một hành trình trí thức đầy kịch tính, đề tài màu mỡ cho những người viết tiểu sử sau này.

Trong quyển sách vừa xuất bản " Toàn cầu hóa và những người bất đồng " (2) Stiglitz đã tập họp những nhận định về một số biến chuyển kinh tế thế giới trong thời kỳ ông làm phó chủ tịch kiêm kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới từ 1997 đến 2000. Hầu hết những nhận xét và đề nghị trong quyển này không là mới (đa số là khai triển những điều Stiglitz đã viết trong một bài khá nổi tiếng trên tuần báo The New Republic năm 2000), và đuợc nhiều nhà kinh tế khác chia sẻ (đáng kể là Dani Rodrik ở Harvard, Robert Wade ở London School of Economics). Song đây là một quyển sách quan trọng, mang dấu ấn một tác giả vinh danh Nobel, chắc chắn sẽ là cái mốc lớn trong những bàn cãi về cơ cấu kinh tế tài chính quốc tế từ rày về sau.

I

Quê quán ở thành phố thép Gary (bang Indiana) nhiều thất nghiệp, cha là người bán bảo hiểm, mẹ là giáo viên, từ thuở niên thiếu Stiglitz đã quan tâm đến tình trạng công nhân thất nghiệp, và sự khác biệt giữa nhu cầu của lao động (việc làm, lương bổng) và quyền lợi người có vốn (lợi nhuận, lạm phát). Tên tuổi Stiglitz bắt đầu được nhiều người biết qua một bài nghiên cứu (năm 1969) trong tạp chí chuyên ngành hàng đầu Econometrica, trong đó ông mở rộng mô hình kinh tế tân cổ điển (rất phổ thông lúc ấy), phân tích tác dụng qua lại giữa tốc độ tăng trưởng và phân bố thu nhập giữa tư bản và lao động. Sau khi tốt nghiệp MIT, Stiglitz sang Kenya làm vĩệc nhiều năm, và rõ ràng là những ấn tượng về châu Phi đã ảnh huởng sâu đậm sự nghiệp trí thức của ông từ đó đến nay.(3)

Cốt lõi lý thuyết kinh tế của Stiglitz là triển khai những phân tích về hiện tượng "thông tin không đối xứng" theo đó, trong các giao dịch kinh tế giữa hai phe, gần như bao giờ một phe (ví dụ người bán) cũng biết nhiều hơn phe kia (ví dụ người mua) về những đặc tính của giao dịch đó (chẳng hạn như chất lượng món hàng). Nhận xét này thực sự bắt nguồn từ quan sát của Stiglitz về cơ chế "tá điền" làm thuê ở Kenya (và đúng ra là mọi nơi). Đại để là, người chủ điền không bao giờ có thể quan sát hành động của người tá điền từng phút, từng giờ. Nói cách khác, người tá điền luôn luôn biết rõ về hoạt động của chính mình, cũng như công việc đồng áng, hơn người đứng thuê anh ta. Trong hoàn cảnh "thông tin không đối xứng này", tất cả những lý thuyết tân cổ điển về luơng lao động cần được xét lại. Và chỉ một phút suy nghĩ sẽ thấy ngay rằng hiện tượng này không chỉ có giữa chủ điền và tá điền ở Kenya, nhưng hầu như trong mọi giao dịch kinh tế khác. Đóng góp to lớn nhất của Stigtitz là áp dụng những phương pháp toán tinh xảo trong tiếp cận tân cổ điển để phân tích trường hợp này và những liên hệ khác, từ bảo hiểm, ngân hàng, cho đến công tác quản lý xí nghiệp....

Không kém quan trọng (dù ít người nhận thấy điều này trong Stiglitz), những năm ở Kenya đã cho Stiglitz thấy vai trò của thể chế như một giải pháp kinh tế cho tình trạng thông tin khiếm hụt và không đối xứng. Chẳng hạn như, vì sợ dèm pha của láng giềng (tức là thể chế xã hội), người tá điền phải siêng năng làm việc, dù chủ điền không có mặt để quan sát. Đồng thời, sự cần thiết của thông tin trong mọi hoạt động kinh tế chính nó là lý do căn bản cho sự thất bại của các nền kinh tế kế hoạch hoá chỉ huy. Song, cũng chính vì sự thông tin bất toàn, nền kinh tế thị trường thuần tuý sẽ không phân bố tài nguyên toàn hảo -- thậm chí nhiều mảnh thị trường có thể không đủ điều kiện xuất hiện.

Và do đó, với nhiều dè dặt, Stiglitz nhìn nhận vai trò của (1) nhà nuớc và (2) những thể chế cổ truyền (gia đình) là có ích cho hoạt động kinh tế vì nó cung cấp thông tin (ông đánh giá cao những thể chế "ngoại thị trường" hữu ích trong hoàn cảnh thông tin thiếu thốn và không đối xứng). Chính điểm thứ hai này là điều khác biệt căn bản giữa những người (chỉ trích kinh tế tân cổ điển từ bên trong, với ý muốn bổ sung nó) như Stiglitz và những người cánh tả hay chống đối buông lỏng thị trường vì lý do bóc lột giai cấp hay tương tự.

Nói cách khác, sự thiếu tin tưởng của Stiglitz vào lập luận thị trường dung tục (theo đó thị trường hoàn toàn tự do sẽ là liều thuốc vạn năng cho mọi vấn đề) là căn cứ vào những sự suy nghĩ và phân tích vượt trên và sâu hơn những người khác, không phải (như mác xít) dựa trên sự bài bác (gần như) trọn gói căn bản kinh tế học thị truờng. Chính điều này làm lý luận Stiglitz khó bị quật ngã bằng những đòn phân tích tân cổ điển sơ đẳng, trình độ đại học năm thứ nhất.

II

Sách (bản tiếng Anh) gồm 9 chương, 252 trang (không kể chú thích). Từ trang đầu đến trang cuối, Stiglitz cẩn thận lập đi lập lại : trên nguyên tắc, tiến trình toàn cầu hoá là tốt. Có gì hơn tự do buôn bán, tự do đầu tư, tự do đi lại, tự do du nhập tri thức, công nghệ ? Hơn nữa, kinh nghiệm cho thấy, dù chưa hoàn toàn, toàn cầu hoá đã nâng cao chất lượng đời sống của hàng trăm triệu người, nhất là ở các quốc gia Đông Á và Trung Quốc.

Song, vẫn trên thực tế, tự do thương mại, tự do đầu tư, và tư hữu hoá như kiểu hiện nay cũng đã làm cho hàng trăm triệu người (nhất là ở các quốc gia đang chậm tiến) bị nghèo nàn khốn khổ, vì thất nghiệp, vì phá sản, vì xã hội bất ổn, vì môi trường bị huỷ hoại. Nhìn cách khác, phần lớn tiến trình toàn cầu hoá hiện nay là nhằm phục vụ quyền lợi các nước giàu -- hay nói đúng hơn, một thiểu số (giới tài chính, những công ty lớn) trong các nước ấy.

Theo Stiglitz, chính "market fundamentalism" (chủ nghĩa thị trường cực đoan như đã nói ở trên) đã trách nhiệm phần lớn, nếu không là đầu mối, những hậu quả bi đát ấy. Ông chỉ trích sự cứng nhắc của cái gọi là "đồng thuận Washington".(4) Stiglitz lần lượt phân tích những vấn đề căn bản như (a) tư hữu hoá, (b) tự do hoá kinh tế, (c) vai trò của đầu tư nước ngoài, (d) lớp lang và nhịp điệu (sequencing and pacing) các cải cách kinh tế (e) kinh tế rỉ xuống (trickle down economics) và vạch ra rằng, xét đến tận gốc thì những chính sách của IMF(5), WTO(6) (và "đồng thuận Washington" nói chung) là thiếu tinh tế, quá đơn giản, thô lậu. Nổi bật, tổ chức nhận gần như trọn đầu dùi của Stiglitz là IMF, đến độ, như một nhà phê bình đã viết, tựa quyển sách đáng lẽ phải là "IMF và Những Sự Bất Mãn Của Tôi".

Theo Stiglitz, tất cả đều là lỗi của IMF, nhất là khi so sánh nó với Ngân Hàng Thế Giới mà ông là phó chủ tịch kiêm kinh tế trưởng. IMF thiếu dân chủ IMF kiêu căng. IMF hẹp hòi, vụng về và lạng quạng. IMF thật sự chỉ phục vụ cho quyền lợi giới tài chính ở các nước giàu.

Cáo trạng IMF của Stiglitz tập trung ở ba điểm chính. Một là, tác phong kiêu căng ngạo mạn, hầu như tân thực dân, của các quan chức IMF (làm việc giấu giếm, không đặt chuyên gia thường trú ở nước sở tại, ra tối hậu thư cho các quốc gia gặp khó khăn). Hai là, những báo cáo và đề nghị của IMF thường dựa vào kiến thức lý thuyết kinh tế thiếu sót và sai lầm. Ba là, mục đích không thích hợp vói hoàn cảnh địa phưong, chẳng hạn như đã đem kinh nghiệm (đúng phần nào) ở Mỹ La Tinh áp dụng mọi nơi khác.

Stiglitz xác nhận là những chỉ trích IMF về chính sách "điều chỉnh cơ cấu" (structural adjustment) của tổ chức này đã gây nghèo khổ tràn lan, rằng tự do thương mại chỉ có lợi cho nước giàu, rằng tư hữu hoá đã gây thảm hoạ ở nhiều nước, không phải là không đúng. Dưới ngòi bút của Stiglitz, IMF là một tổ chức vụng về, mà lại khắt khe kềm chế các quốc gia thành viên -- nhất là các thành viên kém phát triển. Cụ thể, IMF khăng khăng chủ trương "thắt lưng buộc bụng" (thăng bằng ngân sách, tăng lãi suất ...). Tin tưởng vào sự toàn thiện độc tôn của "thị trường", IMF nhất quyết ôm giữ mô hình này như một kẻ cuồng tín. Chưa hết, đòn đo ván của Stiglitz là IMF chỉ nghĩ đến quyền lợi của giới tài chính và ngân hàng, không đến phúc lợi của ai khác ngay trong các nước phát triển, đừng nói chi đến các nuớc nghèo.

Hơn nửa quyển sách là hai chương. Chương 4 nói về kinh nghiệm trong khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, và chuơng 5 phân tích trường hợp của Nga

Theo Stiglitz thì câu chuyện Đông Á khá dễ hiểu : (a) Các quốc gia trong khu vực đã phát triển vượt bực trong hai thập kỷ trước đó, chủ yếu là nhờ sự hướng dẫn khôn ngoan của nhà nước, trái với chính sách IMF (và do đó, cho đến 1997, IMF đã làm như không biết sự thành công này), (b) nguyên nhân khủng hoảng là vì tự do hoá quá sớm thị trường vốn, (c) can thiệp "cấp cứu" của IMF càng làm khủng hoảng trầm trọng thêm, (d) những nước không nghe lời IMF thì phục hồi sớm hơn những nước theo IMF.

Về trường hợp Nga, Stiglitz cho rằng nước này đã thất bại vì nghe lời IMF theo "liệu pháp sốc" (shock therapy) : buông thả giá cả quá nhanh và tư hữu hoá quá vội vàng (nhất là khi so sánh với Trung Quốc là nước theo "biện pháp từ từ" (gradualism)). Theo Stiglitz, đáng lẽ Nga phải chuẩn bị môi trường pháp lý và chính trị trước khi thả lỏng giá cả và tư hữu hoá.

Chương cuối cùng ("Con đuờng truớc mắt") là có nhiều phân tích khách quan và đề nghị chính sách tích cực nhất. Ông khẳng định tán dương toàn cầu hoá nói chung, chỉ chống đối cách thức toàn cầu hoá khư khư bám vào lý thuyết căn bản thị trường. Stiglitz cũng cực lực phê phán chính sách đầy tính đạo đức giả của các nước tư bản giàu : trong lúc hô hào thế giới mở cửa thị trường thì chính họ khép cửa thị trường, trong lúc hối thúc các quốc gia chuyển tiếp nhanh chóng tư hữu hoá thì các nước tư bản - hơn ai hết - còn đầy quốc doanh vì đã từng thất bại ê chề trong tư hữu hoá. Stiglitz đưa ra những đề nghịấ: cải thiện thể chế kinh tế tài chính toàn cầu, nhà nuớc cần can thiệp nhiều hơn để loại trừ những thất bại thị trường và đảm bảo công bằng xã hội. Không khác gì các đề nghị của những người xuống đường ở Seattle, ở Genoa!

III

Ưu thế của Stiglitz trong tác phẩm này là ở sự hiểu biết lý thuyết kinh tế tinh sâu và cao cường hơn chính những người chỉ trích ông (về sự thất bại của thị trường, về quỹ đạo của tiến trình thích ứng (dynamic adjustment path), v.v.) Ông phê phán tiến trình toàn cầu hoá hiện nay không phải từ quan điểm của cánh tả ("bóc lột giai cấp", chủ nghĩa thực dân mới, hay bảo vệ môi trường) nhưng trên lý tưởng "dân chủ" mà phương Tây hay tự hào, và tính đạo đức giả trong chính sách của IMF. Chỉ trích của Stiglitz "đau" vì nó vạch rõ những chính sách của IMF tối hậu chỉ là để phục vụ quyền lợi kinh tế một thiểu số, dù có được nguỵ trang bằng lý thuyết kinh tế màu mè. Và tệ hơn nữa, IMF đã theo những mục tiêu đó trong sự thiếu hiểu biết và lầm lẫn lý thuyết.

Stiglitz không là người đầu tiên chỉ trích IMF là không dân chủ và có hại cho người nghèo. Nhưng trước đây thì người chỉ trích như thế thường bị bác bỏ là không biết gì về lý thuyết kinh tế. Với sự xuất hiện của Stiglitz trong hàng ngũ này (cùng với Dani Rodrik ở Harvard, Robert Wade của London School of Economics, và nhiều kinh tế gia khá nổi tiếng khác) tiếng nói những người chỉ trích IMF được nặng ký hơn. Song, có người sẽ hỏi : chẳng lẽ đến khi làm cho Ngân hàng Thế giới thì Stiglitz mới phát giác rằng chính phủ các nước tư bản đã đặt quyền lợi thương mại trước quyền lợi của đông đảo dân chúng, của môi trường sinh thái ?

Tuy nhiên, những dẫn chứng của Stiglitz về kinh nghiệm thực tế có nhiều chỗ không ổn. Qua Stiglitz, người đọc có ấn tượng là thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu không có, hoặc không nghe lời IMF. Đây là một khẳng định không thể kiểm chứng. Nhìn lại quá khứ thì thị lực bao giờ cũng là 20/20. Chẳng hạn như Trung Quốc khác với Nga lúc bắt đầu thời kỳ chuyển tiếp. Một nuớc là nông nghiệp, chậm tiến, một nước là công nghiệp, tương đối hiện đại. Tính khả thi cũng như sự thành công của từng chính sách hiển nhiên là tuỳ vào điều kiện ban đầu. Ai có thể nói chắc rằng Nga không thành công như Trung Quốc chỉ vì Nga theo liệu pháp sốc ?

Chính Stiglitz cũng nhìn nhận rằng khó so sánh nước này với nước khác, chẳng hạn như giữa Mỹ La Tinh và Đông Á. Song ông không nói đến những nước theo biện pháp "từ từ" nhưng thất bại (như Rumania, Ukraine, Belarius ..) và những nước theo liệu pháp sốc nhưng thành công (như Ba lan, Hungary, Estonia).

Thực tế kinh nghiệm các nước chẳng trắng đen như trong bức tranh Stiglitz. Không khó đơn cử những con số cho thấy Nga không hẳn là thất bại, và Trung Quốc không hẳn là trọn vẹn thành công. Khủng hoảng Đông Á có nhiều nguyên nhân (nhất là ở chế độ tỷ giá bất hợp lý) không chỉ là vì sự thả lỏng thị trường vốn.

Để làm nổi bật lập luận của mình, Stiglitz có khuynh hướng "ma quỷ hoá" (demonize) đối thủ, thô tục hoá ý kiến của họ. Lắm lúc Stiglitz đi quá xa, nhất là ở chỗ đồng hoá IMF và trường phái tự do thị trường. Thực sự, nhiều người chủ chốt trong phái này cũng đã chỉ trích IMF không thua gì Stiglitz. Milton Friedman và Alan Metzler, chẳng hạn, đã từ lâu công khai kêu gọi dẹp bỏ tổ chức này, với lý do rằng chính sách cho vay cấp cứu của IMF sẽ gây một "hiểm nguy đạo đức" (moral hazard), liên hệ đến một lý thuyết về thông tin tinh tế không kém thuyết thông tin không đối xứng của Stiglitz.

Cũng vậy, Stiglitz đã cường điệu khi cho rằng tất cả những người theo "liệu pháp sốc" là không biết gì về sự quan trọng của thể chế. Stiglitz không thấy, hoặc không chịu nhận, rằng những nguời này có thể rất ý thức sự quan trọng đó, nhưng họ có thể nghĩ thêm rằng thực hiện trước những cải cách kinh tế (thị trường) là tốt vì chúng sẽ lôi theo (dù không phải là trơn tru) những cải cách chính trị và xã hội (chẳng hạn như : khi giai cấp trung lưu trở nên đông đảo thì những đòi hỏi dân chủ cũng sẽ mạnh mẽ hơn). Có thể là những người này lầm, song, tiên nghiệm, không phải họ hoàn toàn phi lý.

Quyển sách có một vết tì đáng tiếc, đó là Stiglitz lắm khi không công bình, có nhiều chỉ trích nặng tính cá nhân, gần như bôi lọ, đồng nghiệp lâu năm (như Stanley Fischer, Larry Summers...) chỉ vì không đồng ý với mình. Ngược lại, đa số những người chỉ trích Stiglitz là các quan chức trong Ngân hàng Thế giới và IMF (Wolfensohn, Fischer). Họ trách Stiglitz đã làm tổn hại uy tín và công hiệu của các tổ chức quốc tế mà chính Stiglitz đã lãnh đạo.

Vài nhà bình luận có thiện cảm với Stiglitz (như trên báo Business Week) đã so sánh ảnh hưởng quyển này với quyển Capitalism and Freedom của Milton Friedman, ở chỗ nó giúp đem lý thuyết kinh tế chuẩn mực vào các bàn cãi chính sách. Đúng là công trình của Stiglitz sẽ làm người đọc có ý thức rõ hơn về những hạn chế của kinh tế học tân cổ điển, song tác phẩm này -- vì nhắm đơn thuần vào IMF -- sẽ ít có triển vọng cách mệnh lối nhìn của chính sách kinh tế nói chung. Dù vậy, ông đã làm nhiều người nhìn IMF và các tổ chức quốc tế với con mắt khác, ít tốt đẹp hơn. Những chỉ trích như của Stiglitz đã gây áp lực IMF công khai nhìn nhận một số sai lầm trong chính sách cũng như trong mục tiêu của tổ chức này.

Đối với những kinh tế gia thuần tuý, quyển sách này của Stiglitz sẽ gây thất vọng, hầu như tiếc nuối, vì nó chỉ nhại lại những lý thuyết đã có 20-30 năm nay, không gì mới. Stiglitz là một nhà nghiên cứu siêu việt, còn tương đối trẻ (61 tuổi), và những phân tích của ông về vai trò thông tin đã đóng góp đáng kể cho kinh tế học. Song, tiếc thay, Stiglitz chưa bao giờ sắp xếp lại những lý thuyết, công trình lẻ tẻ của mình thành một hệ thống mạch lạc. Bây giờ, với Nobel trong tay, khó tưởng tượng Stiglitz sẽ bỏ thì giờ làm việc ấy. Thế nên, điều oái oăm là khi tên tuổi Stiglitz đang lên cực điểm trong dư luận đời thường thì tên tuổi Stiglitz, nhà lý thuyết kinh tế, đã một phần đi vào cái chạng vạng của hoàng hôn nghề nghiệp.



Trần Hữu Dũng







----------------

Chú thích:

1. Chia với George Akerloff và Michael Spence.

2. Tựa tiếng Anh : Globalization and Its Discontents, tiếng Pháp : La Grande Désillusion, tiếng Đức : Die Schatten der Globalisierung. Sách được phát hành ở Pháp và Đức trước khi ở Mỹ vì, theo Stiglitz, châu Âu để ý nhiều hơn đến vấn đề toàn cầu hoá.

3. Một chi tiết khá thú vị : George Akerloff (người nhận chung Nobel với Stiglitz) cũng đã lấy hứng nghiên cứu về vai trò kinh tế của thông tin qua những năm ông làm Peace Corps ở Ấn Độ.

4. "Washington Consensus" Cụm từ thường dùng để gọi một số quan điểm mà chính phủ Mỹ và các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Washington ngầm đồng ý về chính sách mà các nước đang phát triển, hoặc chuyển tiếp, cần theo. Ba quan điểm cốt lõi là : (a) tự do hoá thị trường, (b) tư hữu hoá, (c) không lạm chi ngân sách.

5. International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ Quốc tế).

6. World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới).
 
Đi lang thang trên mạng gặp bài này đọc thấy hay hay post vào đây.


We are globalised, but have no real intimacy with the rest of the world

Increased contact with other countries has led many to believe that the western model should be applied everywhere.
have just read Ruth Benedict's The Chrysanthemum and the Sword. It is a classic. Published in 1947, it analyses the nature of Japanese culture. Almost 60 years and many books later, it remains a seminal work. Like all great works of scholarship, the book manages to transcend the time and era in which it was written, ageing in certain obvious respects, but retaining much of its insight and relevance. If you want to make sense of Japan, Benedict's book is as good a place to start as any. Here, though, I am interested in the origins and purpose of the book.
In June 1944, as the American offensive against Japan began to bear fruit, Benedict, a cultural anthropologist, was assigned by the US office of war administration to work on a project to try and understand Japan as the US began to contemplate the challenge that would be posed by its defeat, occupation and subsequent administration. Her book is written with a complete absence of judgmental attitude or sense of superiority, which one might expect; she treats Japan's culture as of equal merit, virtue and logic to that of the US. In other words, its tone and approach could not be more different from the present US attitude towards Iraq or that country's arrogant and condescending manner towards the rest of the world.

This prompts a deeper question: has the world, since then, gone backwards? Has the effect of globalisation been to promote a less respectful and more intolerant attitude in the west, and certainly on the part of the US, towards other cultures, religions and societies? This contradicts the widely held view that globalisation has made the world smaller and everyone more knowing. The answer, at least in some respects, is in the affirmative - with untold consequences lying in wait for us. But more of that later; first, why and how has globalisation had this effect?

Of course, it can rightly be argued that European colonialism embodied a fundamental intolerance, a belief that the role of European nations was to bring "civilised values" to the natives, wherever they might be. It made no pretence, however, at seeking to make their countries like ours: their enlightenment, as the colonial attitude would have it, depended on our physical presence. In no instance, for example, were they regarded as suitable for democracy, except where there was racial affinity, with white settler majorities, as in Australia and Canada. In contrast, the underlying assumption with globalisation is that the whole world is moving in the same direction, towards the same destination: it is becoming, and should become, more and more like the west. Where once democracy was not suitable for anyone else, now everyone is required to adopt it, with all its western-style accoutrements.

In short, globalisation has brought with it a new kind of western hubris - present in Europe in a relatively benign form, manifest in the US in the belligerent manner befitting a superpower: that western values and arrangements should be those of the world; that they are of universal application and merit. At the heart of globalisation is a new kind of intolerance in the west towards other cultures, traditions and values, less brutal than in the era of colonialism, but more comprehensive and totalitarian.

The idea that each culture is possessed of its own specific wisdom and characteristics, its own novelty and uniqueness, born of its own individual struggle over thousands of years to cope with nature and circumstance, has been drowned out by the hue and cry that the world is now one, that the western model - neoliberal markets, democracy and the rest - is the template for all.

The new attitude is driven by many factors. The emergence of an increasingly globalised market has engendered a belief that we are all consumers now, all of a basically similar identity, with our Big Macs, mobile phones and jeans. In this kind of reductionist thinking, the distance between buying habits and cultural/political mores is close to zero: the latter simply follows from the former. Nor is this kind of thinking confined to the business world, even if it remains the heartland. This is also now an integral part of popular common sense, and more resonant and potent as an international language because consumption has become the mass ideology of western societies. The fact that television and tourism have made the whole world accessible has created the illusion that we enjoy intimate knowledge of other places, when we barely scratch their surface. For the vast majority, the knowledge of Thailand or Sri Lanka acquired through tourism consists of little more than the whereabouts of the beach.

Then there is the phenomenon of Davos Man, the creation of an overwhelmingly western-weighted global elite, which thinks it knows all about these things because it describes itself as global and rubs shoulders on such occasions with a small number of hand-picked outsiders. Nor should we neglect its media concomitant, the commentariat - columnists who wax lyrical on these things even if their knowledge of the world is firmly bounded by the borders of the west. A couple of days at a conference in Egypt, India or Malaysia makes instant experts of them. So is much of modern western opinion made.

The net effect of all this is a lack of knowledge of and respect for difference. Globalisation has obliterated distance, not just physically but also, most dangerously, mentally. It creates the illusion of intimacy when, in fact, the mental distances have changed little. It has concertinaed the world without engendering the necessary respect, recognition and tolerance that must accompany it. Globalisation is itself an exemplar of the problem. Goods and capital may move far more freely than ever before, but the movement of labour has barely changed. Jeans may be inanimate, but migrants are the personification of difference. Everywhere, migration is a charged political issue. In the modern era of globalisation, everything is allowed to move except people.

After three decades of headlong globalisation, the world finds itself in dangerous and uncharted waters. Globalisation has fostered the illusion of intimacy while intolerance remains as powerful and unyielding as ever - or rather, has intensified, because the western expectation is now that everyone should be like us. And when they palpably are not, as in the case of the Islamic world, then a militant intolerance rapidly rises to the surface. The wave of Islamophobia in the west - among the people and the intelligentsia alike - is a classic example of this new intolerance. When I wrote a recent article for these pages on the Danish cartoons, arguing that Europe had to learn a new way of relating to the world, I got nearly 400 emails in response. Over half of these were negative and many were frightening in their intolerance, especially those from the US, which were often reminiscent in their tone to the worst days of the 1930s.

We live in a world that we are much more intimate with and yet, at the same time, also much more intolerant of - unless, that is, it conforms to our way of thinking. It is the western condition of globalisation, and its paradox of intimacy and intolerance suggests that the western reaction to the remorseless rise of the non-west will be far from benign.

Martin Jacques
Monday April 17, 2006
The Guardian
Martin Jacques is a senior visiting research fellow at the Asia Research Institute, National University of Singapore.

Bản nguyên bản có thể xem ở đây: http://www.guardian.co.uk/comment/story/0,,1755110,00.html
 
Định nghĩa

Toàn cầu hóa có định nghĩa như sau:

Định nghĩa 1:
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.Toàn cầu hoá, theo nghĩa cổ điển, đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 15, sau khi có những cuộc thám hiểm hàng hải quy mô lớn. Cuộc thám hiểm lớn lần đầu tiên vòng quanh thế giới do Ferdinand Magellan thực hiện vào năm 1522. Cũng như việc xuất hiện các trục đường trao đổi thương mại giữa châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ không phải là hiện tượng gần đây. Ngoài những trao đổi về hàng hoá vật chất, một số giống cây cũng được đem trồng từ vùng khí hậu này sang vùng khí hậu khác (chẳng hạn như khoai tây, cà chua và thuốc lá).Do có hai khía cạnh kỹ thuật và chính trị, "toàn cầu hoá" sẽ có nhiều lịch sử khác nhau. Thông thường trong phạm vi của môn kinh tế học và kinh tế chính trị học, toàn cầu hoá chỉ là lịch sử của việc trao đổi thương mại không ngừng giữa các nước dựa trên những cơ sở ổn định cho phép các cá nhân và công ty trao đổi hàng hoá với nhau một cách trơn tru nhất.Thuật ngữ "tự do hoá" xuất hiện để chỉ sự kết hợp của học thuyết kinh tế về thị trường tự do tuyệt đối và sự hủy bỏ các rào cản đối với việc lưu thông hàng hoá. Điều này dẫn tới sự chuyên môn hoá không ngừng của các nước trong lĩnh vực xuất khẩu, cũng như tạo ra áp lực chấm dứt hàng rào thuế quan bảo hộ và các rào cản khác. Thời kỳ bắt đầu dùng vàng làm tiêu chuẩn của hệ thống tiền tệ (bản vị vàng) và tự do hoá trong thế kỷ thứ 19 thường được chính thức gọi là "thời kỳ đầu của toàn cầu hoá". Cùng với thời kỳ bành trướng của đế quốc Anh (Pax Britannica) và việc trao đổi hàng hoá bằng các loại tiền tệ có sử dụng tiền xu, thời kỳ này là cùng với giai đoạn công nghiệp hoá. Cơ sở lý thuyết là công trình của David Ricardo nói về lợi thế so sánh và luật cân bằng chung của Jean-Baptiste Say, cho rằng, về cơ bản các nước sẽ trao đổi thương mại một cách hiệu quả, và bất kỳ những bất ổn tạm thời về cung hay cầu cũng sẽ tự động được điều chỉnh. Việc thiết lập bản vị vàng bắt đầu ở các nước công nghiệp hoá chính khoảng giữa năm 1850 và năm 1880, mặc dù chính xác khi nào các nước này áp dụng bản vị vàng vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi."Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá" rơi vào thoái trào khi bắt đầu bước vào Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và sau đó sụp đổ hẳn khi xảy ra khủng hoảng bản vị vàng vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930.Trong môi trường hậu Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thương mại quốc tế đã tăng trưởng đột ngột do tác động của các tổ chức kinh tế quốc tế và các chương trình tái kiến thiết. Kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các Vòng đàm phán thương mại do GATT khởi xướng, đã đặt lại vấn đề toàn cầu hoá và từ đó dẫn đến một loạt các hiệp định nhằm gỡ bỏ các hạn chế đối với "thương mại tự do". Vòng đàm phán Uruguay đã đề ra hiệp ước thành lập Tổ chức thương mại thế giới hay WTO, nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại. Các hiệp ước thương mại song phương khác, bao gồm một phần của Hiệp ước Maastricht của châu Âu và Hiệp ước mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng đã được ký kết nhằm mục tiêu giảm bớt các thuế quan và rào cản thương mại. Từ thập kỷ 1970, các tác động của thương mại quốc tế ngày càng rõ rệt, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực.Thuật ngữ toàn cầu hoá xuất hiện vào những năm 1950, với sự phổ biến các phương tiện vận tải có động cơ và sự gia tăng các trao đổi thương mại; và được chính thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ thứ 20."Toàn cầu hóa" có thể có nghĩa là:Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu — dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các "công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh toàn cầu,Toàn cầu hoá kinh tế — "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệ giữa các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới (toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong phạm vi kinh tế.Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận — việc sử dụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua giới hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân công và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau.Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển.Khái niệm này cũng chia sẻ một số tính chất với khái niệm quốc tế hoá và có thể dùng thay cho nhau được, mặc dù có một số người thích dùng "toàn cầu hoá" để nhấn mạnh sự mờ nhạt của ý niệm nhà nước hay biên giới quốc gia.Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội.... Rõ ràng cần phân biệt toàn cầu hoá kinh tế với khái niệm rộng hơn là toàn cầu hoá nói chung.Khái niệm chủ nghĩa toàn cầu, nếu chỉ được sử dụng trong phạm vi kinh tế, có thể được xem là trái ngược hẳn với khái niệm chủ nghỉa kinh tế quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ. Nó có liên quan đến khái niệm chủ nghĩa tư bản không can thiệp và chủ nghĩa tân tự do.Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng, hầu hết các xu hướng đó bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong số đó có lưu thông quốc tế ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin và người; cùng với việc phát triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông này. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh sự tồn tại của một số xu hướng.Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo. Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo. Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của văn hoá. Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các giao dịch quốc tế Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. luật bản quyền Các rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai thông qua các hiệp ước như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Các đề xuất của GATT cũng như WTO bao gồm:Thúc đẩy thương mại tự do Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có Về tư bản:giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt chặt hơn) Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d. bằng sáng chế do Việt Nam cấp có thể được Mỹ thừa nhận) Có khá nhiều thảo luận mang tính học thuật nghiêm túc quanh việc xem toàn cầu hoá là một hiện tượng có thật hay chỉ là một sự đồn đại. Mặc dù thuật ngữ này đã trở nên phổ biến, nhiều học giả lý luận rằng các tính chất của hiện tượng này đã từng được thấy ở một thời điểm trước đó trong lịch sử. Tuy vậy, nhiều người cho rằng những dấu hiệu làm người ta tin là đang có tiến trình toàn cầu hoá, bao gồm việc gia tăng thương mại quốc tế và vai trò ngày càng lớn của các tập đoàn gia quốc gia, thực sự không rõ ràng như ta tưởng. Do vậy, nhiều học giả thích dùng thuật ngữ "quốc tế hoá" hơn là "toàn cầu hoá". Để cho đơn giản, vai trò của nhà nước và tầm quan trọng của các quốc gia lớn hơn nhiều trong khái niệm quốc tế hoá, trong khi toàn cầu hoá lại loại trừ vai trò các nhà nước quốc gia theo bản chất thực sự của nó. Chính vì vậy, các học giả này xem biên giới quốc gia, trong một nghĩa rộng, còn lâu mới mất đi, do vậy tiến trình toàn cầu hoá căn bản này vẫn chưa thể xảy ra, và có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra vì dựa trên lịch sử thế giới người ta thấy rằng quốc tế hoá sẽ không bao giờ biến thành toàn cầu hoá — chẳng hạn như trường hợp Liên hiệp châu Âu và NAFTA hiện tại.Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực (xem ảnh hưởng về khía cạnh chính trị phía dưới), quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ chức đa phương như WTO. Các tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại, và thông qua các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để điều chỉnh thương mại quốc tế.Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân hay dân tộc, mà kết cục thế nào đến nay cũng vẫn chưa ngã ngũ. Toàn cầu hoá sẽ tạo ra:Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá; Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá mạnh. Trên thực tế, thông tin tạo ra chính kiến và vì thế một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là phương Tây có thể tạo ra (và làm giả) thông tin đưa đến dân chúng. Sự độc quyền trong lĩnh vực văn hoá và thông tin này được xem như một sự " Mỹ hoá " thế giới. Mỗi người nhìn toàn cầu hoá theo một kiểu khác nhau. Có hai xu hướng chính:nỗ lực che dấu những khác biệt về bản sắc, thay vì để lộ ra.cảm giác toàn cầu hoá sẽ mang lại sự tự do cá nhân, ngay cả khi điều đó đi cùng với một sự đồng nhất hoá toàn cầu một cách tương đối. Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tới đồng nhất hoá việc dùng "tiếng Anh toàn cầu" ("globish", viết tắt của global English), một thứ tiếng Anh nghèo nàn do những người không phải là người Anglo-Saxon dùng khi họ ở nước ngoài.Sự phổ cập của tiếng Anh toàn cầu gắn với việc mất đi quyền lực chính trị ở cấp độ thế giới: thay vì một chính sách văn hoá quốc tế có sự phối hợp để có thể dẫn đến việc chọn một thứ tiếng có quy luật rõ ràng và ngữ âm học rõ ràng, phần lớn các nước đều chọn dạy tiếng Anh cho giới trẻ dựa trên lựa chọn của các nước khác! Do sự bắt chước một cách máy móc và sự trơ ì chính trị, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ của thế giới và được gọi là "tiếng Anh toàn cầu" ("globish") vì các yếu tố cơ bản của tiếng Anh Oxford đã bị biến dạng về phát âm, ngữ pháp, từ vựng, v.v.). Đối với một số những người nói tiếng Anh, "tiếng Anh toàn cầu" là kết quả của chủ nghĩa đế quốc về ngôn ngữ của nước họ. Vấn đề là liệu có thể dễ dàng cho rằng các nỗ lực hướng đến việc dạy tiếng Anh thay vì giảng dạy các thứ tiếng khác sẽ làm giảm chất lượng của các ngôn ngữ khác hay không (như tiếng Pháp lai Anh - franglais).Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới và cũng như các cơ hội cho từng người. Tuy nhiên nó đặt ra vấn đề là phải tìm ra một giải pháp thay thế cho hệ thống chính trị và hiến pháp hiện tại dựa trên khái niệm nhà nước-quốc gia. Các thực thể này đã từng gây ra những tác động tiêu cực trong suốt lịch sử do tính chất can thiệp mạnh bạo của nó. Ảnh hưởng của chúng giảm dần do sự toàn cầu hoá, và không còn đủ tầm xử lý nhiều thách thức mang tính toàn cầu ngày nay.Từ đó nảy sinh thách thức cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thể chế nào đó. Kiểu toàn cầu hoá này dựa trên khái niệm "công dân thế giới", bằng cách kêu gọi mọi người sống trên hành tinh này tham gia vào quá trình quyết định những việc liên quan đến họ, mà không thông qua một bức màn "quốc tế".Các tổ chức tổ chức phi chính phủ muốn thay vào khoảng trống này, tuy nhiên họ thiếu tính hợp pháp và thường thể hiện các tư tưởng đảng phái quá nhiều để có thể đại diện tất cả công dân trên thế giới.Các nhà hoạt động xã hội vì lợi ích cộng đồng coi một số khía cạnh của toàn cầu hoá là nguy hại. Phong trào này không có tên gọi thống nhất. "Chống toàn cầu hoá" là thuật ngữ mà báo chí hay dùng nhất. Ngay chính các nhà hoạt động xã hội như Noam Chomsky đã cho rằng tên này không có ý nghĩa gì cả vì mục tiêu của phong trào là toàn cầu hoá sự công bằng. Trên thực tế, có một tên phổ biến là "phong trào đòi công bằng toàn cầu". Nhiều nhà hoạt động xã hội cũng tập hợp dưới khẩu hiệu "có thể có một thế giới khác", từ đó ra đời những tên gọi như altermondisme hay altermondialisation, đến từ tiếng Pháp.Có rất nhiều kiểu "chống toàn cầu hoá" khác nhau. Nói chung, những phê phán cho rằng kết quả của toàn cầu hoá hiện không phải là những gì đã được hình dung khi bắt đầu quá trình tăng cường thương mại tự do, cũng như nhiều tổ chức tham gia trong hệ thống toàn cầu hoá đã không xét đến lợi ích cho các nước nghèo cũng như giới lao động.Các lý luận kinh tế của các nhà kinh tế theo học thuyết thương mại công bằng thì cho rằng thương mại tự do không giới hạn chỉ đem lại lợi ích cho những ai có tỷ lệ vốn lớn (v.d. người giàu) mà không hề đếm xỉa đến người nghèo.Nhiều nhà hoạt động xã hội "chống toàn cầu hoá" coi toàn cầu hoá là việc thúc đẩy chương trình nghị sự của những người theo chủ nghĩa tập đoàn, một chương trình này nhằm mục tiêu giới hạn các quyền tự do cá nhân dưới danh nghĩa lợi nhuận. Họ cũng cho rằng sự tự chủ và sức mạnh ngày càng tăng của các tập đoàn dần dần hình thành nên các chính sách chính trị của nhà nước quốc gia.Một số nhóm "chống toàn cầu hoá" lý luận rằng toàn cầu hoá chỉ đơn thuần là hình thức đế quốc, là một trong những lý do căn bản dẫn đến chiến tranh Irac và là cơ hội kiếm tiền của Mỹ hơn là các nước đang phát triển.Một số khác cho rằng toàn cầu hoá áp đặt một hình thức kinh tế dựa trên tín dụng, kết quả là dẫn tới các nợ nần và khủng hoảng nợ nần chồng chất không tránh khỏi.Sự phản đối chủ yếu nhắm vào sự toàn cầu hoá không kiểm soát (như trong các chủ nghĩa tân tự do và tư bản tự do tuyệt đối) do các chính phủ hay các tổ chức gần như chính phủ (như Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới) chỉ đạo và không chịu trách nhiệm đối với quần chúng mà họ lãnh đạo mà thay vào đó gần như chỉ đáp ứng lợi ích của các tập đoàn. Rất nhiều các cuộc hội thảo giữa các vị bộ trưởng tài chính và thương mại các nước trong trục toàn cầu hoá đã gặp phải những phản kháng rầm rộ, đôi khi cũng có bạo lực từ các đối tượng chống đối "chủ nghĩa toàn cầu tập đoàn".Phong trào này quy tụ nhiều thành phần, bao gồm các nhóm tín ngưỡng, các đảng phái tự do dân tộc, các đảng phái cánh tả, các nhà hoạt động vì môi trường, các hiệp hội nông dân, các nhóm chống phân biệt chủng tộc, các nhà chủ nghĩa xã hội tự do và các thành phần khác. Đa số theo chủ nghĩa cải cách (hay ủng hộ chủ nghĩa tư bản nhưng mang tính nhân bản hơn) và một thiểu số tương đối thuộc thành phần cách mạng (ủng hộ một hệ thống nhân bản hơn chủ nghĩa tư bản). Nhiều người đã chê trách sự thiếu thống nhất và định hướng của phong trào, tuy nhiên một số khác như Noam Chomsky thì cho rằng sự thiếu tập trung hoá kiểu này trên thực tế có thể lại là một sức mạnh.Những người phản đối bằng phong trào công bằng toàn cầu đã tổ chức các cuộc gặp mặt quốc tế lớn ở những thành phố nhỏ thay vì những trung tâm đô thị lớn như trước đây.Những người ủng hộ toàn cầu hoá dân chủ có thể được gọi là những người ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu. Họ cho rằng giai đoạn đầu của toàn cầu hoá là hướng thị trường, và sẽ được kết thúc bởi giai đoạn xây dựng các thiết chế chính trị toàn cầu đại diện cho ý chí của toàn thể công dân thế giới. Sự khác biệt giữa họ với những người ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu khác là họ không định nghĩa trước bất kỳ hệ tư tưởng nào để định hướng ý chí này, mà để cho các công dân được tự do chọn lựa thông qua một tiến trình dân chủ.Những người ủng hộ thương mại tự do dùng các học thuyết kinh tế như lợi thế so sánh để chứng minh thương mại tự do sẽ dẫn đến một sự phân phối tài nguyên hiệu quả hơn, với tất cả những ai tham gia vào quá trình tìm kiếm lợi ích từ thương mại. Thương mại tự do sẽ cho những nhà sản xuất tại các nước một thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Đồng thời tạo ra sự cạnh tranh giữa các nguồn tư bản, từ đó đem lại lợi ích cho người lao động trên toàn thế giới; cũng như cạnh tranh giữa nguồn nhân công trên toàn thế giới sẽ mang lại lợi ích cho các nhà tư bản và trên hết là cho người tiêu thụ. Nói chung, họ cho rằng điều này sẽ dẫn đến giá thành thấp hơn, nhiều việc làm hơn và phân phối tài nguyên tốt hơn. Toàn cầu hoá đối với những người ủng hộ dường như là một yếu tố dẫn đến phát triển kinh tế cho số đông. Chính từ điều này mà họ chỉ nhìn thấy trong sự truyền thông hoá khái niệm "toàn cầu hoá" một cố gắng biện minh đầy cảm tính và không duy lý của chủ nghĩa bảo hộ kinh tế.Những người ủng hộ chủ nghĩa tự do cá nhân và những người ủng hộ chủ nghĩ tư bản tự do tuyệt đối cho rằng mức độ tự do cao về kinh tế và chính trị dưới hình thức dân chủ và chủ nghĩa tư bản ở phần thế giới phát triển sẽ làm ra của cải vật chất ở mức cao hơn. Do vậy họ coi toàn cầu hoá là hình thức giúp phổ biến nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản.Họ phê phán phong trào chống toàn cầu hoá chỉ sử dụng những bằng chứng vụn vặt để biện minh cho quan điểm của mình, còn họ thì sử dụng những thống kê ở quy mô toàn cầu. Một trong những dẫn chứng này là tỉ lệ phần trăm dân chúng ở các nước đang phát triển sống dưới mức 1 đôla Mỹ (điều chỉnh theo lạm phát) một ngày đã giảm một nửa chỉ trong hai mươi năm [1]. Tuổi thọ gần như tăng gấp đôi ở các nước đang phát triển kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai và bắt đầu thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển nơi ít có sự cải thiện hơn. Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh đã giảm ở các khu vực đang phát triển trên thế giới [2]. Bất bình đẳng trong thu nhập trên toàn thế giới nói chung đang giảm dần [3].Nhiều người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cũng phản đối Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế với lý luận rằng những tổ chức này đều tham ô, quan liêu do các nhà nước kiểm soát và cung cấp tài chính, chứ không phải các tập đoàn kinh doanh. Nhiều khoản cho vay chỉ đến tay những lãnh đạo độc tài không thực hiện bất kỳ một cải cách nào, rốt cuộc chỉ dân thường là những người phải trả những khoản nợ này về sau. Một số nhóm đặc biệt như các liên đoàn thương mại của thế giới phương Tây cũng phản kháng sự toàn cầu hoá vì mâu thuẫn quyền lợi.Tuy nhiên, thế giới ngày càng chia sẻ những vấn đề và thách thức vượt qua khỏi quy mô biên giới quốc gia, nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên, và như vậy phong trào được biết đến trước đây với tên gọi phong trào chống toàn cầu hoá từ nay đã biến thành một phong trào chung của các phong trào vì toàn cầu hoá; họ tìm kiếm, thông qua thử nghiệm, các hình thức tổ chức xã hội vượt qua khỏi khuôn khổ nhà nước quốc gia và nền dân chủ đại diện. Do đó, cho dù các lý lẽ của phe chống toàn cầu hoá lúc ban đầu có thể bị bác bỏ thông qua các thực tế về quốc tế hoá như ở trên, song sự xuất hiện của một phong trào toàn cầu là không thể chối cãi và do đó chúng ta có thể nói về một tiến trình thực sự hướng tới một xã hội nhân bản ở quy mô toàn cầu của tất cả các xã hội.
Nguồn:Bách khoa toàn thư mở Tiếng Việt.

Định nghĩa 2:Cái chết của công nương Diana.
Giải thích:Một công nương Anh quốc, cùng với bạn trai Ai Cập, bị tông xe trong đường hầm Pháp. Họ được một tài xế Bỉ chở trên một chiếc xe Đức với động cơ Hà Lan, người này uống rượu whisky Scotland. Họ bị một đám paparazi Ý cưỡi xe moto Nhật theo sát gót.Sau đó, họ được các bác sĩ Mỹ điều trị, sử dụng thuốc men của Brazil.Bạn có thể đang đọc những dòng này trên máy tính Đài Loan hoặc Tàu,sử dụng hệ điều hành Windows của Microsoft,và bản quyền của Việt Nam..
Vui tí thôi,các bác thông cảm..
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Định nghĩa

Giới thiệu sách về Toàn Cầu Hóa
Theo BBC

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng mạnh vào nền kinh tế thế giới, thể hiện qua việc Việt Nam đã hoàn tất đàm phán với Hoa Kỳ để vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, các câu hỏi về toàn cầu hóa lại càng được đặt ra một cách cấp bách.

Nhà báo độc lập Lê Minh, người dịch cuốn 'Chiếc Lexus và cây Ôliu, Toàn cầu hóa là gì?' của tác giả Thomas Friedman sang tiếng Việt, cho BBC biết về những nét chính trong tác phẩm nổi tiếng này.

Theo nhà báo Lê Minh, có thể 'Việt hóa' hình tượng chiếc xe hơi hạng sang Lexus và cây Ôliu của vùng Trung Đông bằng hình ảnh 'xe Camry và vườn cây ao cá'.

Thực ra đó là hai xu hướng: Toàn Cầu Hóa triệt để hay tự do hóa thương mại tuyệt đối, với xu hướng bảo lưu bản sắc và truyền thống.

Trong cuốn 'The Lexus and the Olive Tree', Thomas Friedman tin vào sự dung hòa các xu hướng nhưng cổ vũ cho Toàn Cầu Hóa.

Theo ông, thế giới của Chiến Tranh Lạnh đã chấm dứt từ lâu, nước nào, xã hội nào không chấp nhận 'đu bay' trong Toàn Cầu Hóa sẽ chỉ thua thiệt.

Với Việt Nam, nhà báo Lê Minh cho rằng khái niệm Toàn Cầu Hóa đã được nói đến từ hơn 10 năm nay và cũng đã thẩm thấu vào giới trí thức và các nhà hoạch định chính sách.

Tuy nhiên, các 'hậu quả' của Toàn Cầu Hóa đang hiển hiện trong các vấn đề của Việt Nam như đình công của công nhân tại các khu chế xuất vì lương quá thấp và không ít giới vẫn lo ngại về tự do thông tin, một phần của Toàn Cầu Hóa.

Đó chính là một nét của chuyện đón nhận đầu tư nước ngoài nhưng không lường hết hậu quả về việc thiếu vắng an sinh xã hội cho người lao động.
Ngoài ra, theo nhà báo Lê Minh, sự phổ cập của tự do thông tin, tự do công nghệ và tự do thương mại, sớm hay muộn cũng tác động đến Việt Nam.

Tuy sống tạ̣i Sydney, Úc nhưng nhà báo Lê Minh thường có các chuyến về Việt Nam.

Bài Phỏng vấn Hàng tuần với dịch giả Lê Minh được phát về Việt Nam trên làn sóng AM1503 Khz và sóng ngắn 25, 41, 49 mét từ 21:300-22:00 thứ Bảy 03.06.2006. Phần ngắn hơn phát vào sáng thứ Tư 07.06.2006

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Back
Bên trên