Toàn cầu hóa và những mặt trái!!!

Đọc kỹ lại thì thấy đã có người giới thiện "the lexus and the olive tree."

Cám ơn anh Hoàng Linh về thông tin của quyển sách đó (Thế giới phẳng). Rất hay và dễ hiểu.
 
Hoàng Long đã viết:
Đây là một cuốn sách popular của Stiglitz nhưng không phải một cuốn sách hay của ông ấy. Do đây là một cuốn viết cho public chứ không cho giới academia, Stiglitz viết một cách khá là mị dân, dùng một thủ thuật mà người ta gọi là "selective memory" để hướng những người không biết nhiều tới điểm tán đồng với luận điểm của ông ấy.
Luận điểm của ông ấy là gì: IMF là một tổ chức khốn nạn, không làm ăn được gì cả. cho vay tiền rồi đặt điều kiện không theo phân tích kinh tế mà theo yếu tố chính trị. Theo như Stiglitz phân tích thì IMF xâm phạm quyền tự chủ về kinh tế của các nước đang phát triển và chịu trách nhiệm lớn trong việc các nước Đông Nam Á không thoát ra khỏi được khủng hoảng 97-98.
Nếu đọc Stiglitz, người ta sẽ thấy là IMF làm gì cũng sai... trước tiên là vì nó vi phạm những economic principle của Stiglitzian information economics. người ta đồng thời sẽ thấy là những ai cãi nhau với Stiglitz đều sai lầm nghiêm trọng (những người trong US Treasury và Fed) còn Stiglitz và World Bank thời ông ấy thì không bao giờ sai.
Nếu đọc và tin Stiglitz, người ta sẽ không nhận thấy là, cho dù có bao nhiêu bất cập trong chính sách thì IMF cũng đã giúp đưa các nước Đông Nam Á ra khỏi khủng hoảng phần nào (Indonesia chẳng hạn, là một ngoại lệ.) Khủng hoảng tài chính ĐNA trước tiên không do chính sách can thiệp từ bên ngoài gây ra mà là do nội loạn. Tình hình tham nhũng lên tới mức nghiêm trọng, hệ thônng ngân hàng, tài chính lạc hậu và làm ăn không theo tín dụng mà theo quan hệ. Lỗi đầu tiên là do cơ cấu bên trong chứ không phải do IMF làm ăn bặm trợn từ bên ngoài.
Một điểm nữa mà Stiglitz phổ biến tới người dân trong lời chỉ trích IMF của ông là chuyện IMF xâm phạm tự chủ kinh tế của các nước vay nợ. Đây đã trở thành một luận điểm phổ biến tới mức giờ ai nói tới IMF cũng nói tới cái này. thế nhưng có luật nào nói rằng IMF không được làm vậy không? IMF xét cho cùng là một kẻ đi cho vay... đổi lại nó đòi phải được đưa ra những điều kiện riêng của mình. Xét về diện common sense, IMF làm cái mà kẻ đi cho vay nào cũng làm.... về mặt đạo đức thì kô biết đúng sai ra sao nhưng có ai quan tâm tới vấn đề đạo đức ở đây đâu. về diện học thuật, càng ngày các nhà kinh tế học càng than phiền về IMF ngược theo hướng của Stiglitz, tức là kêu ca rằng IMF đặt ra QUÁ ÍT ĐIỀU KIỆN.
Tóm lại cuốn này là cuốn nên đọc cho vui thôi. Chủ yếu là toàn propaganda của Stiglitz. mà tớ chẳng phải là ghét bỏ gì Stiglitz đâu nhé, hơi bị quý là khác vì bác ấy học trường tớ ra.

Nói là Stiglitz mị dân thì hơi quá anh nhỉ. Vì ông ấy mị dân làm gì cơ chứ? Chẳng lẽ ông ấy mị dân để bị đuổi ra khỏi IMF?!
Mà ông ấy từng là chủ tịch cái hồi đồng kinh tế gì đó của IMF, nên chắc cái ông ấy nói cũng có lý của nó. Chẳng qua ông ấy hơi phiến diện chút thôi. Với lại ông ấy lý thuyết rất hay nhưng chính sách lại dở nên càng làm mọi người khó chịu thôi.
Nếu nói đến mị dân thì Thomas Friedman còn mị dân gấp mấy. Sau khi viết được mấy quyển sách nổi nổi thì suốt ngày lên Newsweek viết bậy viết bạ.:nono:
 
Đọc Globalization & its discontent cũng thấy tài mị dân thật :D. Bác Stiglitz cũng nói rõ là "this book is based on my experiences. there aren't nearly as many footnotes and citations as there would be in an academic paper."

Mọi người đọc kĩ bài post của anh Hoàng Long, đặc biệt là cái speech by Thomas C. Dawson.
 
Nguyen Xuan Phuong đã viết:
Đọc Globalization & its discontent cũng thấy tài mị dân thật :D. Bác Stiglitz cũng nói rõ là "this book is based on my experiences. there aren't nearly as many footnotes and citations as there would be in an academic paper."

Mọi người đọc kĩ bài post của anh Hoàng Long, đặc biệt là cái speech by Thomas C. Dawson.
Stiglitz mị dân ở điểm nào? Thử nêu vài ví dụ xem.:|
 
Bảo là Stiglitz mị dân thì quá đáng, đấy là nói chơi thế thôi. nhưng nói đúng ra thì là "misleading." quảng đại quần chúng nói chung là ngu dốt, Stiglitz thì lại được Nobel cho nên bố viết gì thì 90% thằng nào đọc là tin sái cổ vì có biết gì đâu. nói chung là viết có cái đúng, có cái sai, nhưng mà giọng điệu hơi tinh tướng kẻ cả và thỉnh thoảng còn thêu dệt mắm muối tí cho nó hấp dẫn. do sách không phải là viết cho giới academia nên cái này cũng là dễ hiểu.
Chú Tom Friedman cũng thế, chuyên trị viết sách cho quần chúng ngu dốt đọc. chú này cũng phét nhiều - ít ra theo như tớ đọc qua quyển lexus olive thì thế. flat world tớ chưa đọc. nói chung là ko khoái chú này.
@ chú gì: chú Tom là columnist cho NY Times. không phải có sách thì mới được lên báo nhiều. chú thích đọc chú này viết thì cứ mua NY Times về. op-ed thường xuyên có chú này viết.
 
Hoàng Long đã viết:
Bảo là Stiglitz mị dân thì quá đáng, đấy là nói chơi thế thôi. nhưng nói đúng ra thì là "misleading." quảng đại quần chúng nói chung là ngu dốt, Stiglitz thì lại được Nobel cho nên bố viết gì thì 90% thằng nào đọc là tin sái cổ vì có biết gì đâu. nói chung là viết có cái đúng, có cái sai, nhưng mà giọng điệu hơi tinh tướng kẻ cả và thỉnh thoảng còn thêu dệt mắm muối tí cho nó hấp dẫn. do sách không phải là viết cho giới academia nên cái này cũng là dễ hiểu.
Chú Tom Friedman cũng thế, chuyên trị viết sách cho quần chúng ngu dốt đọc. chú này cũng phét nhiều - ít ra theo như tớ đọc qua quyển lexus olive thì thế. flat world tớ chưa đọc. nói chung là ko khoái chú này.
@ chú gì: chú Tom là columnist cho NY Times. không phải có sách thì mới được lên báo nhiều. chú thích đọc chú này viết thì cứ mua NY Times về. op-ed thường xuyên có chú này viết.

:) Nghe các "cụ" nói mà sợ: Tây toàn lũ "mỵ dân", "phét", chuyên viết cho "quần chúng ngu dốt"...

Quần chúng Tây dĩ nhiên là dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ, ko đến mức "thiên tài", nhưng nếu xét về độ "ngu dốt" của họ, e là Việt Nam mình còn phải học dài dài mới "ngu dốt" được như thế :)

L.
 
Hê, em thấy bác Long cũng hơi bị cực đoan của nó :D (chắc tại bác chuyên ngành Economics nên tiêu chuẩn cao).

Thầy giỏi giành cho trò giỏi. Thầy bình thường giành cho trò bình thường.

Dưng mà thầy nào thì cũng đáng quí cả vì đem lại tri thức (dù ít dù nhiều) cho các trò của mình. Phỏng ạ.


TB. có lẽ nên dùng từ dân 'ngoại đạo' thay vì 'ngu dốt' sẽ chuẩn xác hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đoàn Trang đã viết:
Hê, em thấy bác Long cũng hơi bị cực đoan của nó :D (chắc tại bác chuyên ngành Economics nên tiêu chuẩn cao).
Thầy giỏi giành cho trò giỏi. Thầy bình thường giành cho trò bình thường.
Dưng mà thầy nào thì cũng đáng quí cả vì đem lại tri thức (dù ít dù nhiều) cho các trò của mình. Phỏng ạ.
TB. có lẽ nên dùng từ dân 'ngoại đạo' thay vì 'ngu dốt' sẽ chuẩn xác hơn.

Chính xác Trang à. Anh chỉ mạo muội sửa lại cái "dành" thôi nhé :)

L.

TB. Anh thấy sách phổ cập kiến thức cho người "ngoại đạo" bên này, Tây họ viết rất hay, đơn giản, dễ hiễu nhưng hàm súc và chính xác, mà vẫn ko nhảm nhí. Và rất cần thiết loại sách ấy, vì ko mấy ai là "nội đạo" được trên mọi phương diện. Như anh thạo Toán, vẫn có thể dốt Sử như thường :)
 
Đoàn Trang đã viết:
Hê, em thấy bác Long cũng hơi bị cực đoan của nó :D (chắc tại bác chuyên ngành Economics nên tiêu chuẩn cao).

Thầy giỏi giành cho trò giỏi. Thầy bình thường giành cho trò bình thường.

Dưng mà thầy nào thì cũng đáng quí cả vì đem lại tri thức (dù ít dù nhiều) cho các trò của mình. Phỏng ạ.


TB. có lẽ nên dùng từ dân 'ngoại đạo' thay vì 'ngu dốt' sẽ chuẩn xác hơn.
Theo quan điểm của em thà không có kiến thức còn hơn tiếp thụ kiến thức sai lầm.
Quyển The World is flat dù sao em cũng chưa đọc nên không dám nói gì nhưng nói chung em đồng ý với anh Long là bác Tom thích nói cho sướng miệng là chủ yếu ít khi suy nghĩ.
 
Trần Thanh Hưng đã viết:
Theo quan điểm của em thà không có kiến thức còn hơn tiếp thụ kiến thức sai lầm.
Quyển The World is flat dù sao em cũng chưa đọc nên không dám nói gì nhưng nói chung em đồng ý với anh Long là bác Tom thích nói cho sướng miệng là chủ yếu ít khi suy nghĩ.

Chị không biết là em đang nói chung chung, hay đang nói cụ thể về chị, hay cả 2.
Nên nếu là Hưng đang nói với chị. Thì chị trả lời em thế này:

Chị có thể là dân ngoại đạo nhưng chị không ngu dốt. Kiến thức sai lầm hay đúng đắn là còn tùy thuộc vào các nguồn thông tin nhiều chiều khác mà chị sẽ đọc và đối chiếu.

Về ông Thomas Friedman, chị xem lướt qua quyển Thế giới phẳng của ông ấy. Và chị cũng không thấy khoái mấy.
 
Đoàn Trang đã viết:
Chị không biết là em đang nói chung chung, hay đang nói cụ thể về chị, hay cả 2.
Nên nếu là Hưng đang nói với chị. Thì chị trả lời em thế này:

Chị có thể là dân ngoại đạo nhưng chị không ngu dốt. Kiến thức sai lầm hay đúng đắn là còn tùy thuộc vào các nguồn thông tin nhiều chiều khác mà chị sẽ đọc và đối chiếu.

Về ông Thomas Friedman, chị xem lướt qua quyển Thế giới phẳng của ông ấy. Và chị cũng không thấy khoái mấy.
Chị Trang nhạy cảm quá rồi :) Em chẳng phải là đã ám chỉ về chị mà chỉ mượn lời chị chút thôi.
Nếu chị không phiền cho em hỏi một chút: Em thấy chị có vẻ rất tích cực trên HAO ở tất cả các lĩnh vực. Thế mục đích của chị là gì? 0:)
(Chị và mọi người đừng make assumption. Em tò mò thì hỏi thôi)
 
Chị nhạy cảm không phải về ý tứ, mà về câu chữ của em. Em viết câu không có chủ ngữ, chị không biết đường nào mà lần. Nên trả lời em vậy phòng trừ thôi.


QUOTE
Nếu chị không phiền cho em hỏi một chút: Em thấy chị có vẻ rất tích cực trên HAO ở tất cả các lĩnh vực. Thế mục đích của chị là gì?


Chị không có mục đích.
Diễn đàn HAO như nhà của chị, thành viên HAO như anh em của chị, chị rất quí. Mỗi khi thư giãn, đọc tin chị đều chui vào HAO: chị thích không khí ấm cúng, thanh bình, quen thuộc của HAO. Vậy thôi em :).
 
Đoàn Trang đã viết:
Chị không có mục đích.
Diễn đàn HAO như nhà của chị, thành viên HAO như anh em của chị, chị rất quí. Mỗi khi thư giãn, đọc tin chị đều chui vào HAO: chị thích không khí ấm cúng, thanh bình, quen thuộc của HAO. Vậy thôi em :).

Sao lại ko có mục đích? Mục đích là về với gia đình của mình, để có thêm niềm vui, hay... nỗi bực bội :)

L.
 
các cô các chú ngộ nhỉ. anh nói ngu là anh nói tất, 90% các thằng ở trên đời này nếu đem ra so với các chú như Stiglitz thì đều là thằng dân ngu cu đen hết. anh đã từng ngồi trực tiếp nghe Stiglitz nói chuyện trong 1 cái phòng chỉ có hơn 20 người rồi. bố ý nói gì là mình gật đầu lia lịa, nghe sái cổ luôn. bởi vì nghĩ gì thì nghĩ, người ta đứng ở trên mình không biết bao nhiêu bậc, Nobel laureate nói ra lời nào phải vàng ngọc bằng tỉ lần cái luận văn đại học của mình... đấy là anh nghĩ thế và anh nghĩ là hầu hết bọn dân ngu cu đen đều nghĩ thế. các cô các chú thấy bị xúc phạm vì bị gọi là ngu, cho rằng mình chả ngu... ấy là các cô các chú có tài + tự tin, anh xin lỗi vậy. anh thì chắc là anh thuộc vào loại ngu rồi.
còn anh chả phân biệt Việt ngu với Tây ngu nhé. đấy là chú gì thích bênh Tây mà tự phân ra đấy nhé.
anh chả học kinh tế kinh teo gì cả. chẳng qua là đọc chơi chỗ này chỗ kia cho biết thôi. nói thế không các cô các chú lại cứ khăng khăng bảo là anh cậy học này học kia nên tinh tướng không chịu đứng cùng vào hàng ngũ dân ngu cu đen.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh Long ạ, ngôn ngữ thảo luận của anh trong bài viết này làm tôi cảm thấy bị xúc phạm và thất vọng tràn trề.

Hoàng Long đã viết:
các cô các chú ngộ nhỉ. anh nói ngu là anh nói tất, 90% các thằng ở trên đời này nếu đem ra so với các chú như Stiglitz thì đều là thằng dân ngu cu đen hết. anh đã từng ngồi trực tiếp nghe Stiglitz nói chuyện trong 1 cái phòng chỉ có hơn 20 người rồi. bố ý nói gì là mình gật đầu lia lịa, nghe sái cổ luôn. bởi vì nghĩ gì thì nghĩ, người ta đứng ở trên mình không biết bao nhiêu bậc, Nobel laureate nói ra lời nào phải vàng ngọc bằng tỉ lần cái luận văn đại học của mình... đấy là anh nghĩ thế và anh nghĩ là hầu hết bọn dân ngu cu đen đều nghĩ thế. các cô các chú thấy bị xúc phạm vì bị gọi là ngu, cho rằng mình chả ngu... ấy là các cô các chú có tài + tự tin, anh xin lỗi vậy. anh thì chắc là anh thuộc vào loại ngu rồi.
còn anh chả phân biệt Việt ngu với Tây ngu nhé. đấy là chú gì thích bênh Tây mà tự phân ra đấy nhé.
anh chả học kinh tế kinh teo gì cả. chẳng qua là đọc chơi chỗ này chỗ kia cho biết thôi. nói thế không các cô các chú lại cứ khăng khăng bảo là anh cậy học này học kia nên tinh tướng không chịu đứng cùng vào hàng ngũ dân ngu cu đen.
 
Hoàng Long đã viết:
các cô các chú ngộ nhỉ. anh nói ngu là anh nói tất, 90% các thằng ở trên đời này nếu đem ra so với các chú như Stiglitz thì đều là thằng dân ngu cu đen hết. anh đã từng ngồi trực tiếp nghe Stiglitz nói chuyện trong 1 cái phòng chỉ có hơn 20 người rồi. bố ý nói gì là mình gật đầu lia lịa, nghe sái cổ luôn. bởi vì nghĩ gì thì nghĩ, người ta đứng ở trên mình không biết bao nhiêu bậc, Nobel laureate nói ra lời nào phải vàng ngọc bằng tỉ lần cái luận văn đại học của mình... đấy là anh nghĩ thế và anh nghĩ là hầu hết bọn dân ngu cu đen đều nghĩ thế. các cô các chú thấy bị xúc phạm vì bị gọi là ngu, cho rằng mình chả ngu... ấy là các cô các chú có tài + tự tin, anh xin lỗi vậy. anh thì chắc là anh thuộc vào loại ngu rồi.
còn anh chả phân biệt Việt ngu với Tây ngu nhé. đấy là chú gì thích bênh Tây mà tự phân ra đấy nhé.
anh chả học kinh tế kinh teo gì cả. chẳng qua là đọc chơi chỗ này chỗ kia cho biết thôi. nói thế không các cô các chú lại cứ khăng khăng bảo là anh cậy học này học kia nên tinh tướng không chịu đứng cùng vào hàng ngũ dân ngu cu đen.

--Anh Long có biết chuyện nhà khoa học Nga Mendeleev hồi trẻ tranh luận với 1 viện sĩ hơn ông ta không biết bao nhiêu bậc không nhỉ? :D Người ta kể là vị viện sĩ nọ khăng khăng nói là quan niệm của Mendeleev sai nhưng k0 chứng minh được nó sai nên Mendeleev tức giận, bẻ bút, buông miệng thề độc: "Từ nay tôi đ... làm khoa học nữa". Uh thì anh chị em ở HAO sẽ công nhận đây là chuyện 1 thằng ngựa non háu đá đi gân cổ cãi 1 viện sĩ hơn hắn ta không biết bao nhiêu bậc. Nhưng điều hài hước hơn cả là vị viện sĩ kia sau đó nghĩ lại và thấy ý tưởng mới của Mendeleev là đúng, thế là ông ta xin lỗi, 2 bên làm hòa và Mendeleev rút lại lời thề "đ... làm khoa học nữa":D

--Cái này em k0 tìm được nguồn nên cứ coi là chuyện của dân khoa học tán phét cho vui. Nhưng chắc chắn là các giáo sư đại học Mĩ cũng có tư tưởng thoáng, sẵn sàng chấp nhận tranh luận và chấp nhận cái mới như vị viện sĩ nọ:D Anh Long làm việc ở môi trường tốt thế mà cứ áp dụng kiểu học thụ động ở Việt Nam thì đàn em thật lấy làm tiếc lắm. :D
 
Hưng thân mến của chị ĐT đâu rùi í nhỉ. Ra đây chị cho bài viết này hay phết mới nhặt nhạnh được này! :D :p Bàn tiếp về vấn đề Kinh tế và tiếp nhận tri thức. Đã định bốt bên topic Thế giới phẳng của chị rồi. Song lại thôi vì bên đấy phải scroll xuống lâu quá :(.

Bài này chị cũng chưa đọc. Vì thói quen của chị thường là paste bài sưu tầm trước (sau khi đã xem lướt qua nội dung) rồi sau đó mới làm việc đọc sau. Với lại là bài của anh Nguyễn An Nguyên - nghiên cứu sinh PhD Kinh tế học DH Rice, Texas, USA nên chị cũng có phần tin tưởng, yên tâm hơn. Bốt lên đây để 2 chị em mình và mọi người cùng tham khảo.
 
Kinh tế học và Tri thức
Bản dịch thảo - 25/04/2002

Bản tiếng Việt này được Đinh Tuấn Minh và Nguyễn An Nguyên dịch từ nguyên bản tiếng Anh in trong Economica, Vol. IV, 1937, pp. 33-54. Đây mới chỉ là bản dịch thảo vì vậy các bạn chỉ nên đọc tham khảo chứ không nên trích dẫn. Mọi góp ý về bản dịch xin gửi về [email protected]


I

Sự mơ hồ của tiêu đề bài báo này không phải là vô tình. Dĩ nhiên chủ đề chính của nó là vai trò mà các giả thiết và định đề về tri thức do các thành viên khác nhau trong xã hội sở hữu trong phân tích kinh tế. Nhưng không có nghĩa điều này không hề liên can gì tới một câu hỏi khác có thể được bàn luận với cùng tiêu đề, câu hỏi ở chừng mực nào phân tích kinh tế hình thức truyền tải một lượng tri thức nào đó về cái xảy ra trong thế giới thực. Thực ra, luận điểm chính của tôi sẽ là những định đề hình thức (tautologies), mà nhất thiết phải sử dụng trong phân tích cân bằng hình thức trong kinh tế học, có thể chuyển đổi được thành các định đề mà sẽ cho chúng ta biết một cái gì đó về quan hệ nhân quả trong thế giới thực chỉ khi chúng ta có khả năng thổi đầy những định đề hình thức đó bằng các mệnh đề xác định về cách thức tiếp thu và truyền đạt tri thức. Nói ngắn ngọn, tôi sẽ cho rằng yếu tố thực nghiệm trong lý thuyết kinh tế – phần duy nhất liên quan không chỉ đơn thuần tới các ngụ ý mà tới các nguyên nhân và kết quả và do vậy dẫn tới kết luận cho phép kiểm chứng ở một mức độ nào đó trên nguyên tắc – chứa đựng các định đề về sự tiếp thu tri thức.

Có lẽ tôi nên bắt đầu bằng cách nhắc lại cho các bạn một thực tế thú vị là rất nhiều các cố gắng gần đây ở các lĩnh vực khác nhau nhằm đưa việc nghiên cứu lý thuyết xa hơn phạm vi phân tích cân bằng truyền thống đã nhanh chóng dẫn đến câu trả lời về sự cần thiết phải quay trở lại một câu hỏi mà nếu không hoàn toàn đồng nhất với thuật ngữ của tôi thì ít nhất cũng là một phần của nó, câu hỏi về viễn tuệ (foresight). Tôi nghĩ, cũng như những người khác, lý thuyết về rủi ro là lĩnh vực đầu tiên thu hút rộng rãi việc tranh luận về các giả thiết liên quan tới sự viễn tuệ. Công trình nghiên cứu của Frank H. Knight trong lĩnh vực này có lẽ là một kích thích có ảnh hưởng sâu sắc vượt ra ngoài phạm vi chuyên ngành của nó. Không lâu sau đó các giả thiết liên quan tới sự viễn tuệ đã thể hiện vai trò nền tảng đối với lời giải đáp cho các vấn đề hóc búa về lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo, các vấn đề về lưỡng độc quyền và độc quyền. Và từ đó ngày càng hiển nhiên là các giả thiết về viễn tuệ và “những phỏng đoán” đóng vai trò quan trọng không kém trong nghiên cứu về các vần đề “động” (dynamic) liên quan tới tiền tệ và dao động ngành (industrial fluctuations) và cụ thể những khái niệm đã được đưa vào trong các lĩnh vực này từ sự phân tích cân bằng hình thức, như những cái về mức lãi suất cân bằng, có thể được định nghĩa chính xác chỉ với sự hiện diện của các giả thiết liên quan tới sự viễn tuệ. Tình huống ở đây có lẽ là, trước khi có thể giải thích tại sao con người phạm sai lầm, chúng ta trước tiên phải giải thích tại sao họ nên luôn luôn đúng.

Nói chung, dường như đã tới điểm mà tất cả chúng ta đều nhận thấy là bản thân khái niệm cân bằng chỉ có thể được xác định và làm rõ ràng với sự hiện diện của các giả thiết liên quan tới viễn tuệ, mặc dù có lẽ tất cả chúng ta vẫn chưa hoàn toàn nhất trí các giả thiết cốt yếu này chính xác là gì. Đây là câu hỏi khiến tôi phải tốn nhiều giấy mực ở phần sau của bài viết. Nhưng hiện tại mối bận tâm duy nhất của tôi là chỉ ra dù chúng ta có muốn xác định ranh giới cho việc phân tích tĩnh kinh tế (economic statics) hay là muốn đi xa hơn nữa thì chúng ta vẫn không thể tránh khỏi vấn đề gây tranh cãi về vị trí chính xác của các giả thiết liên quan tới viễn tuệ trong lập luận của chúng ta. Chẳng lẽ đây chỉ đơn thuần là một nhiệm vụ mà chúng ta miễn cưỡng phải giải quyết?

Như đã trình bày, đối với tôi lý do của công việc này có lẽ là chúng ta chỉ mới phải giải quyết ở đây một khía cạnh rất nhỏ của một vấn đề rộng lớn hơn nhiều mà chúng ta đã gặp phải ở thời điểm trước đây. Trên thực tế ngay khi chúng ta áp dụng hệ thống các định đề hình thức – các chuỗi định đề chắc chắn đúng vì chúng chỉ đơn thuần là những biến đổi các giả thiết mà chúng ta xuất phát để hình thành nội dung chính của phân tích cân bằng - cho tình huống một xã hội gồm một số người độc lập thì các câu hỏi, về cơ bản tương tự như những câu hỏi đã được đề cập, sẽ nảy sinh. Trong một thời gian dài tôi cảm thấy rằng bản thân khái niệm cân bằng và các phương pháp được sử dụng trong phân tích thuần tuý chỉ có nghĩa rõ ràng khi chúng ta giới hạn chúng trong phân tích hành động của một người đơn lẻ và rằng chúng ta thực sự đang bước sang một lĩnh vực khác và lặng lẽ đưa ra một nguyên lý mới với đặc điểm hoàn toàn khác khi chúng ta áp dụng nó để giải thích các tương tác của một số cá nhân khác nhau.

Tôi tin rằng có nhiều người không còn đủ kiên nhẫn và tin tưởng vào xu hướng chung xuất hiện trong tất cả các phân tích cân bằng hiện đại là chuyển kinh tế học thành một bộ môn logic thuần tuý, một tập các định đề hiển nhiên, tương tự như toán học hay hình học, có sự nhất quán nội tại, không phụ thuộc vào các kiểm nghiệm. Nhưng dường như, nếu chỉ dừng ở quá trình này, nó sẽ mang trong mình khiếm khuyết của chính bản thân nó. Trong quá trình chắt lọc những phần thuần tuý tiên thiên từ lý luận về các dữ kiện trong đời sống kinh tế, chúng ta chẳng những chỉ cô lập phần lý luận thành một dạng Logic Thuần tuý về Lựa chọn (Pure Logic of Choice) vào trong một toà pha-lê thuần khiết mà chúng ta còn cô lập và làm nổi bật vai trò của một bộ phận khác vốn chẳng được ai nhòm ngó đến. Phê phán của tôi đối với những xu hướng gần đây về xây dựng lý thuyết kinh tế ngày càng hình thức không phải là ở chỗ chúng ta đã đi quá xa mà là chúng ta vẫn chưa làm đủ để hoàn thiện quá trình phân tách bộ môn logic này và để khôi phục việc nghiên cứu các quá trình nhân quả vào đúng vị trí của nó thông qua việc sử dụng lý thuyết kinh tế hình thức như là một công cụ theo cách của toán học.

II

Nhưng trước khi tôi có thể chứng minh luận điểm của tôi là các định đề hình thức (tautological propositions) về phân tích thuần tuý về cân bằng như vậy không có khả năng áp dụng trực tiếp để giải thích các quan hệ xã hội, trước tiên tôi phải chỉ ra rằng khái niệm cân bằng có một nghĩa rõ ràng nếu nó được áp dụng cho những hành động của một cá nhân đơn lẻ và nghĩa này là gì. Để phản bác lại luận điểm của tôi người ta có thể nói rằng chính tại đây khái niệm cân bằng không có ý nghĩa, bởi vì, nếu một ai muốn áp dụng nó, tất cả những cái mà một người có thể nói có lẽ là một người riêng lẻ luôn luôn ở trạng thái cân bằng. Nhưng mệnh đề cuối cùng này, mặc dù là một sự thật hiển nhiên, không cho ta biết bất cứ điều gì khác hơn là cách mà khái niệm cân bằng thường bị sử dụng sai. Vấn đề không phải là ở chỗ liệu một người như thế có ở trạng thái cân bằng hay không mà là những hành động nào của anh ta thể hiện các mối quan hệ cân bằng với nhau. Tất cả các định đề phân tích cân bằng, như định đề cho rằng các giá trị tương đối sẽ tương ứng với các chi phí tương đối, hay một người sẽ cân bằng các lợi ích biên của bất kỳ một yếu tố nào trong những cách sử dụng khác nhau của yếu tố này, là các định đề về các mối quan hệ giữa các hành động. Các hành động của một người có thể được coi là ở trạng thái cân bằng chỉ ở chừng mực khi chúng có thể được xem như là bộ phận của một kế hoạch. Chỉ có như thế, tức là chỉ khi tất cả các hành động này đã được quyết định tại cùng một thời điểm và với cùng một tập các hoàn cảnh, thì các mệnh đề của chúng ta về mối quan hệ lẫn nhau giữa các hành động được rút ra từ các giả thiết về tri thức và sở thích của người này mới có một ứng dụng nào đó. Cần phải nhớ rằng cái gọi là “dữ liệu” (data), mà chúng ta dùng để sắp đặt trình tự phân tích, là (một phần xuất phát từ các sở thích của anh ta) tất cả những dữ kiện (facts) được đưa đến cho người đang được xem xét, những cái mà anh ta biết (hay tin) là tồn tại, và theo bất kỳ nghĩa nào, không phải là các dữ kiện khách quan. Chỉ với điều này các định đề mà chúng ta rút ra chắc chắn hợp lệ tiên thiên (necessarily a priori valid) và tính nhất quán của luận điểm được đảm bảo .

Hai kết luận chính rút ra từ sự suy luận này là, thứ nhất, do các quan hệ cân bằng tồn tại giữa các hành động kế tiếp của một người chỉ khi chúng là một phần của quá trình thực thi của cùng kế hoạch, bất kỳ sự thay đổi nào về tri thức liên quan (relevant knowledge) của người này, tức bất kỳ thay đổi nào khiến anh ta thay đổi kế hoạch, đều dẫn đến sự phá vỡ mối quan hệ cân bằng giữa các hành động được anh ta thực hiện trước và sau khi có sự thay đổi về tri thức. Nói cách khác, mối quan hệ cân bằng chỉ bao gồm các hành động trong giai đoạn mà các dự tính của anh ta tỏ ra là đúng. Thứ hai, do cân bằng là mối quan hệ giữa các hành động, và do các hành động của một người dứt khoát phải xảy ra liên tiếp theo thời gian, nên dòng thời gian hiển nhiên là thiết yếu hầu mang lại một ý nghĩa nào đó cho khái niệm cân bằng. Điều này đáng để bàn do nhiều nhà kinh tế dường như không đủ khả năng tìm ra một vị trí cho thời gian trong phân tích cân bằng và đã dẫn đến việc đưa ra ý tưởng cân bằng phải được nhìn nhận như là không chịu ảnh hưởng của thời gian. Với tôi có lẽ đây là một mệnh đề vô nghĩa.
 
Kinh tế và tri thức

III

Dù trước đây tôi đã nhắc đến việc phân tích cân bằng theo nghĩa này (tức mối quan hệ cân bằng giữa các hành động - chú thích của người dịch) sẽ có nghĩa mơ hồ khi áp dụng cho hoàn cảnh của một xã hội cạnh tranh, tất nhiên tôi không phủ nhận việc đưa ra khái niệm này ban đầu chính là để mô tả ý tưởng về một số loại hài hoà (balance) nào đó giữa các hành động của các cá nhân khác nhau. Tất cả những điều tôi đã biện luận trước đây là nghĩa của khái niệm cân bằng được sử dụng để mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hành động khác nhau của một người không ứng dụng ngay được cho các mối quan hệ giữa các hành động của những người khác nhau. Thực sự vấn đề là chúng ta áp dụng nó như thế nào khi nói về cân bằng cho một hệ thống cạnh tranh.

Cách trả lời đầu tiên mà xem ra tiếp nối từ phương pháp tiếp cận trên của chúng ta là sự cân bằng trong quan hệ này tồn tại nếu các hành động của tất cả các thành viên trong xã hội ở một giai đoạn là toàn bộ sự thực thi các kế hoạch riêng lẻ mà mỗi trong số họ đã quyết định ngay tại điểm khởi đầu của giai đoạn. Nhưng, khi chúng ta muốn biết thêm điều này ngụ ý chính xác cái gì, thì dường như cách trả lời này tạo ra nhiều khó khăn hơn cái nó giải đáp. Việc áp dụng khái niệm cho trường hợp một người tách biệt (hay một nhóm người được chỉ đạo bởi một trong số họ) hành động trong một giai đoạn theo một kế hoạch định trước sẽ không vấp phải một khó khăn thực sự nào. Trong trường hợp này, việc thực thi kế hoạch sẽ có khả năng phán đoán được mà không cần phải thoả mãn bất kỳ điều kiện đặc biệt nào. Dĩ nhiên, kế hoạch có thể được xây dựng dựa trên các giả thiết không đúng về các dữ kiện bên ngoài và do vậy nó có thể cần phải được thay đổi. Nhưng sẽ luôn có một tập các dữ kiện bên ngoài có-khả-năng-phán-đoán-được khiến cho kế hoạch có thể được tiến hành như đã được nhận thức lúc ban đầu.

Tuy nhiên tình huống sẽ khác khi có một số người quyết định kế hoạch dù đồng thời nhưng độc lập với nhau. Trước tiên, để có thể tiến hành tất cả các kế hoạch này, chúng cần được xây dựng dựa trên kỳ vọng về cùng một tập các sự kiện bên ngoài, vì nếu giả sử những người khác nhau xây dựng các kế hoạch của họ dựa trên các kỳ vọng xung đột, thì sẽ không thể có tập sự kiện bên ngoài nào làm cho việc thực thi tất cả các kế hoạch này khả thi. Và thứ hai, trong một xã hội dựa trên trao đổi thì ở một chừng mực nào đó các kế hoạch sẽ dựa trên các hành động mà yêu cầu các hành động tương ứng từ phía các cá nhân khác. Điều này có nghĩa là, theo một nghĩa hẹp, các kế hoạch của các cá nhân khác nhau phải có khả năng tương hợp nếu thậm chí chúng ta phải tưởng tượng rằng họ sẽ có khả năng thi hành tất cả chúng. Hay nói một cách khác, vì một số "dữ liệu" mà một cá nhân bất kỳ sẽ sử dụng để xây dựng kế hoạch của mình sẽ là kỳ vọng để những người khác hành động theo một cách riêng, các kế hoạch khác nhau cần thiết phải tương hợp để sao cho các kế hoạch của một người bao gồm chính xác những hành động tạo thành các dữ liệu cung cấp cho các kế hoạch của những người khác.

Trong phương pháp truyền thống về phân tích cân bằng một phần khó khăn này hiển nhiên tránh được bằng cách giả thiết là dữ liệu, dưới dạng các lịch trình về cầu (demand schedule) thể hiện thị hiếu cá nhân và các dữ kiện chuyên ngành (technical facts), sẽ được cung cấp bình đẳng cho mọi cá nhân và hành động của họ dưới cùng một tập các giả thuyết bằng cách này hay cách khác sẽ dẫn đến sự thích ứng lẫn nhau giữa các kế hoạch. Chúng ta dễ dàng chỉ ra được phương pháp này thực tế không giải quyết ổn thoả những khó khăn phát sinh bởi việc các quyết định của một người là dữ liệu của người khác và do vậy ở một mức độ nào đó nó liên quan tới lý luận vòng vo. Tuy nhiên, dường như chúng ta vẫn còn bỏ sót một vấn đề là toàn bộ phương pháp này liên quan tới sự nhầm lẫn về một đối tượng tổng quát hơn nhiều, theo đó điểm vừa mới được đề cập chỉ là một ví dụ đặc biệt, mà nguyên nhân là do sự mập mờ nước đôi của thuật ngữ “dữ liệu đã biết” (datum). Dữ liệu mà được giả định ở đây là các dữ kiện khách quan và giống nhau cho tất cả mọi người hiển nhiên không còn là cùng một thứ như dữ liệu đã tạo nên điểm khởi đầu cho các quá trình biến đổi logic thuần tuý của Logic Thuần tuý về Lựa chọn. Ở đấy “dữ liệu” có nghĩa là tất cả những dữ kiện, và chỉ những dữ kiện, mà hiện hữu trong tâm trí của người thực hiện, và chỉ với sự diễn giải chủ quan này về khái niệm “dữ liệu đã biết” làm cho các định đề đó cần thiết đúng. “Dữ liệu đã biết” khi đó có nghĩa là được cho sẵn, đã biết đối với người đang được phân tích. Nhưng trong quá trình chuyển tiếp từ việc phân tích hành động của một cá nhân sang tình huống của một xã hội khái niệm “dữ liệu đã biết” đã có sự thay đổi ngầm về ý nghĩa.
 
Kinh tế học và tri thức

IV

Sự nhầm lẫn về khái niệm “dữ liệu đã biết” là căn nguyên của rất nhiều khó khăn chúng ta gặp phải trong lĩnh vực này nên có lẽ chúng ta cần phải nhìn nhận nó ở mức độ chi tiết hơn. Tất nhiên, dữ liệu đã biết có nghĩa một cái gì đó đã cho sẵn, nhưng câu hỏi, mà vẫn còn để ngỏ, và trong khoa học xã hội có thể có hai câu trả lời, là với ai các dữ kiện được coi là cho sẵn. Trong tiềm thức các nhà kinh tế học dường như luôn băn khoăn về điểm này và đã tự chấn tĩnh chống lại linh cảm họ thực sự không biết với ai các sự kiện này được cho sẵn bằng cách nhấn mạnh thực tế chúng đã được cho sẵn, thậm trí bằng cách sử dụng những cách biểu đạt thừa thãi như “dữ liệu cho sẵn” (given data). Nhưng cách này không giải quyết được vấn đề liệu các dữ kiện đề cập được coi là cho sẵn đối với nhà kinh tế học đang quan sát hay đối với những người có các hành động mà nhà kinh tế học muốn giải thích, và, nếu là trường hợp sau thì chúng ta nên giả định hoặc tất cả những người khác nhau trong hệ thống biết đến cùng một tập các dữ kiện hay là “dữ liệu” cho những người khác nhau có thể khác nhau.

Không còn nghi ngờ gì nữa hai khái niệm “dữ liệu” này, một mặt, theo nghĩa các dữ kiện thực tế khách quan, được giả định là biết đối với nhà kinh tế đang quan sát, và mặt khác, theo nghĩa chủ quan, như là những cái được biết bởi những người mà hành vi của họ chúng ta cố gắng giải thích, là khác nhau thực sự về nền tảng và phải được lưu ý cẩn thận. Và rồi chúng ta sẽ thấy, câu hỏi tại sao dữ liệu theo nghĩa chủ quan của thuật ngữ nên luôn luôn tương ứng với dữ liệu khách quan là một trong những vấn đề chúng ta phải trả lời.

Tính hữu ích của sự phân biệt này ngay lập tức trở nên rõ ràng khi chúng ta áp dụng nó để tìm ý nghĩa cho khái niệm về một xã hội ở trạng thái cân bằng tại một thời điểm nào đó. Hiển nhiên có hai nghĩa người ta có thể nói về việc sự tương hợp giữa dữ liệu chủ quan, cho sẵn với những người khác nhau, và các kế hoạch riêng lẻ, mà cần thiết phải xây dựng dựa trên các dữ liệu này. Chúng ta có thể chỉ hàm ý đơn thuần là những kế hoạch này tương ứng lẫn nhau và do đó chúng ta cũng có thể nói có một tập các sự kiện bên ngoài có-khả-năng-phán-đoán-được cho phép mọi người tiến hành kế hoạch của họ và không gây ra bất kỳ sự thất vọng nào. Nếu giả sử sự tương hợp lẫn nhau giữa các ý định không được cho sẵn, và vì thế nếu không có tập sự kiện bên ngoài nào có thể thoả mãn toàn bộ các kỳ vọng, rõ ràng chúng ta có thể nói rằng đây không phải là trạng thái cân bằng. Có một tình huống chúng ta không thể tránh khỏi, đó là tồn tại sự điều chỉnh một vài nội dung của các kế hoạch của ít nhất một vài người, hay, dùng một mệnh có nghĩa mơ hồ trước đây, nhưng có lẽ hoàn toàn phù hợp với trường hợp này, đó là tồn tại các nhiễu loạn nội sinh (endogenous disturbances).

Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi khác là liệu có tồn tại các tập dữ liệu chủ quan riêng lẻ tương ứng với dữ kiện khách quan và vì thế liệu các kỳ vọng mà các kế hoạch nương vào sẽ được các dữ kiện xác nhận. Nếu giả sử sự cân bằng đòi hỏi cần có sự tương ứng giữa các dữ liệu theo nghĩa này, thì tại thời điểm kết thúc giai đoạn hoạch định sẽ không bao giờ có thể xác định được cái gì khác ngoài việc xem xét lại quá khứ liệu tại điểm khởi đầu xã hội đã ở trạng thái cân bằng hay chưa. Trong trường hợp này có lẽ để phù hợp hơn với cách dùng thông thường chúng ta nói cân bằng, theo định nghĩa với nghĩa thứ nhất, có thể bị nhiễu bởi một sự mở rộng không-thể-dự-báo-trước của dữ liệu (khách quan) và chúng ta mô tả điều này như là một sự nhiễu loạn ngoại sinh. Thực tế, khái niệm được dùng rất nhiều để mô tả một sự thay đổi dữ liệu (khách quan) hầu như không thể có bất kỳ một nghĩa xác định nào trừ phi chúng ta phân biệt được những sự phát sinh bên ngoài tương hợp với những kỳ vọng chung và những cái khác với những kỳ vọng chung, và định nghĩa “sự thay đổi” là bất kỳ sự khác biệt nào giữa cái phát sinh thực tế và cái phát sinh theo kỳ vọng, không quan tâm đến việc liệu “sự thay đổi” có mang một nghĩa tuyệt đối hay không. Nếu giả sử sự thay đổi mùa bỗng dưng ngừng lại và sau một ngày nhất định thời tiết không thay đổi, thì dĩ nhiên điều này vẫn thể hiện một sự thay đổi dữ liệu theo cách của chúng ta, nghĩa là, một sự thay đổi tương đối so với kỳ vọng, mặc dù theo nghĩa tuyệt đối, nó không biểu hiện sự thay đổi mà là sự vắng mặt sự thay đổi. Dù thế nào điều này có nghĩa là chúng ta chỉ có thể nói về một sự thay đổi dữ liệu nếu như cân bằng theo nghĩa thứ nhất tồn tại, tức là, nếu các kỳ vọng hội tụ. Nếu giả sử chúng đối nghịch, bất kỳ sự phát sinh các dữ kiện bên ngoài nào có thể xác nhận kỳ vọng của một số người và làm thất vọng kỳ vọng của những người khác, và việc xác định đâu là sự thay đổi trong dữ liệu khách quan sẽ không thể.
 
Back
Bên trên