Nguyễn Việt Anh
(Nguyễn Việt Anh)
Moderator
Nhưng đảm bảo giờ nó sút lại 10 quả miss 9 đấy mày ạ )
Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
quả đấy ko phải từ giữa sân à :|
Nguyễn Việt Anh đã viết:Quả đấy rùa thật ... nhưng cũng hơi tiếc cho Chel vì em thik Chel hơn Asr
hơn giữa sân có 1 tẹo :|
mày nghe đây này =))
Gần 50 năm sau thảm họa Munich, Sir Bobby Charlton vẫn bị những day dứt ám ảnh hằng ngày...
Huyền thoại bóng đá xứ sương mù phá vỡ sự im lặng kéo dài gần nửa thế kỷ qua về thảm họa máy bay ở Munich bằng cuộc phỏng vấn mới thực hiện với tờ The Times.
Chưa ngày nào Charlton vơi cơn đau khi nhớ về sự kiện thảm khốc ngày 6 tháng 2 năm 1958 - sự kiện lấy đi sinh mạng 23 con người, trong đó có 8 đồng đội của ông ở CLB Manchester United.
Cựu ngôi sao sân cỏ vừa bước sang tuổi 69 chia sẻ cảm xúc về tai nạn xảy ra năm ông 20 tuổi "Tôi như cảm thấy mình mắc lỗi. Thậm chí đến bây giờ, tôi vẫn còn nguyên cảm giác đó. Ngày nào tôi cũng day dứt về ý nghĩ này".
Charlton vẫn nặng một niềm đau
Việc ông sống sót trong khi các bạn đồng đội không qua khỏi vẫn là thực tế khiến Charlton đau lòng. Bobby tâm sự tiếp "Câu hỏi đầu tiên sau khi tôi tỉnh lại là hỏi về Tommy Taylor, David Pegg, Eddie Colman. Họ là những người bạn rất thân của tôi. Cho nên khi người ta cho biết họ đã mất, tôi không thể nào hiểu nổi tại sao mình lại chẳng hề hấn gì, ngoại trừ vài mũi khâu trên đầu.
Tại sao lại thế chứ? Tôi thì lành lặn còn các bạn tôi thì không qua khỏi - đó là điều tôi vẫn trăn trở hằng ngày. Chưa bao giờ tôi thấy sung sướng vì mình may mắn hay có một ý nghĩ nào tương tự thế. Tôi chỉ có cảm giác mắc lỗi, bây giờ vẫn còn lỗi".
Thảm họa Munich
Sự kiện tang thương xảy ra ngày 6 tháng 2 năm 1958. Phi cơ Airspeed Ambassador G-ALZU gặp nạn khi dừng nạp nhiên liệu ở Munich. Trong 43 hành khách trên chuyến bay này, đáng chú ý nhất là các chàng trai "Busby Babes" trong đội hình Manchester United (đang trở về nước Anh sau trận hòa Sao Đỏ Belgrade 3-3 trên sân khách trong khuôn khổ cúp C1 châu Âu).
Tiếp thêm nhiên liệu xong, chiếc phi cơ này hai lần liên tiếp cất cánh bất thành (trước đó cũng đã phải cất cánh ở Belgrade muộn một giờ đồng hồ vì cầu thủ Johny Berry mất passport). Đến lần cất cánh thứ ba, lúc 3 giờ 4 phút chiều giờ địa phương, máy bay mất thăng bằng rồi đâm vào rào chắn quanh sân bay.
Chiếc Airspeed Ambassador G-ALZU trước khi gặp nạn
Như một định mệnh, sau hai lần cất cánh bất thành đầu tiên, các hành khách đã bắt đầu lo lắng. Chính Tommy Taylor và David Pegg đã xin đổi chỗ cho Charlton và Dennis Violet. Taylor và Pegg cho rằng chỗ ngồi phía cuối máy bay sẽ an toàn hơn. Không ngờ đó lại là một quyết định phải trả giá bằng cả sinh mạng của họ.
Lúc thủ thành Harry Gregg thoát ra ngoài an toàn và tìm thấy Charlton, ông tưởng chàng tiền vệ tấn công của MU đã chết. Gregg đưa "xác" Charlton ra ngoài vì sợ máy bay sắp nổ. Sau đó, Gregg rất bất ngờ khi thấy Charlton tỉnh lại.
Vết thương ở đầu khiến Bobby phải nằm viện một tuần. 7 đồng đội khác của ông qua đời ngay khi xảy ra tai nạn, gồm đội trưởng Roger Byrne, Mark Jones, Billy Whelan, Eddie Colman, Geoff Bent cùng hai người đã đổi chỗ cho Charlton là Taylor và Pegg. Duncan Edwards thì mất sau đó hai tuần. Hai cầu thủ khác phải giải nghệ vì những vết thương khác nhau.
Mãi là niềm đau
Charlton là người sống sót đầu tiên ra viện. Ông trở lại Manchester ngày 14 tháng 2 năm 1958, 8 ngày sau thảm họa. Chàng trai 20 tuổi trở thành một trong những nhân tố chủ chốt gây dựng lại MU.
Nhưng những tổn thất nghiêm trọng cả về lực lượng và tinh thần khiến Charlton và các đồng đội phải dừng bước ở bán kết cúp C1 (thua AC Milan bằng tỷ số 2-5 chung cuộc) và thất trận 0-2 trước Bolton Wanderers ở chung kết cúp FA mùa giải đó.
Chartlon cùng MU vô địch cúp C1 năm 1968
Phải đến 10 năm sau, Charlton mới có thể cùng thế hệ tài năng thứ hai của "Busby Babes", trong đó có George Best, đánh bại Benfica trong trận chung kết cúp C1 năm 1968. Bobby Charlton và Bill Foulkes chính là hai người hùng còn trụ lại trong đội hình đăng quang của Quỷ đỏ Manchester sau thảm họa Munich.
Ngoài chiếc cúp C1 kể trên, Bobby cũng sưu tập được rất nhiều danh hiệu cao quý như chức vô địch World Cup 1966, Quả bóng vàng châu Âu 1966 hay kỷ lục ghi 49 bàn cho đội tuyển Anh. Năm 1994, ông được phong tước hiệu Hiệp sĩ.
Có thể nói, Bobby Charlton đã chinh phục thành công hầu hết các đỉnh vinh quang trong sự nghiệp cầu thủ. Nhưng còn một điều ông chưa tìm được, và có lẽ sẽ không bao giờ tìm được. Đó là sự thanh thản, điều đã bị "đánh cắp" gần 49 năm trước ở Munich...