Tin lá cải

Gần mẫu giáo chắc trưa ồn quá gây ảnh hưởng các bé,với lại chửi bậy đấy trẻ con học đc. ko tốt :-"
mà còn 2 quán mà anh,bị cắt thì chuyển ông chủ quán giàu bỏ m.
 
Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields!!!!!!!!!

Cả khán phòng ở Hyderabad, Ấn Độ, rộn ràng tiếng vỗ tay khi tên của giáo sư Ngô Bảo Châu được xướng lên là một trong bốn nhà toán học giành giải Fields hôm nay.

Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới - cho Ngô Bảo Châu lúc 12:55 hôm nay (giờ Hà Nội). Giáo sư Bảo Châu là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng danh giá này.

Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội Toán học Thế giới của Hiệp hội toán học quốc tế (IMU). Đại hội này được tổ chức 4 năm một lần. Nhà toán học Canada John Charles Fields là người sáng lập giải thưởng.

Cùng với Ngô Bảo Châu, ba nhà toán học khác đoạt giải Fields lần này còn có: Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnov (Nga) và Cedric Villani (Pháp).

Lễ khai mạc diễn ra trong buổi sáng nay tại thành phố Hyderabad. Ngồi trên hàng ghế ngay gần đầu trong hội trường có gia đình giáo sư Bảo Châu. Mẹ anh, phó giáo sư Trần Lưu Vân Hiền tươi tắn trong bộ áo dài truyền thống Việt Nam. Người cha - giáo sư Ngô Huy Cẩn - trang nghiêm trong bộ vest tối màu.

Con đường khoa học của Bảo Châu

Từ một học sinh chuyên toán ở Hà Nội những năm đầy khó khăn, giáo sư Ngô Bảo Châu đã trở thành nhà toán học tầm cỡ trong ngành toán thế giới.
1988964018-ngo-bao-chau-oat-giai-toan-hoc-fields.jpg


Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội Toán học Thế giới của Hiệp hội toán học quốc tế (IMU). Đại hội này được tổ chức 4 năm một lần. Nhà toán học Canada John Charles Fields là người sáng lập giải thưởng.

Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Anh là con duy nhất của Giáo sư tiến sĩ khoa học Ngô Huy Cẩn của Viện Cơ học và Phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Anh từng học tại trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội trước khi vào khối phổ thông chuyên toán của Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội.

Mùa hè 1988, Bảo Châu tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương vàng. Mùa hè năm sau anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Cũng trong năm 1989 Châu sang Pháp để học tại Đại học Paris 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này.
vne_ngobaochau.jpg
Ngô Bảo Châu cùng mẹ và các con gái.

Vào năm 1994, Bảo Châu kết hôn với người bạn gái từ thời phổ thông. Cũng trong năm đó anh và giáo sư Gerard Laumon - người thầy của anh - cùng nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay (Mỹ) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”. Mỗi năm chỉ có một đến hai người được trao giải và Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.

Sau khi nhận giải thưởng Clay, Bảo Châu được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton, Mỹ, mời sang làm giáo sư. Viện này là nơi quy tụ của nhiều nhà toán học và nhà vật lý hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giải Fields.

Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam. Hiện nay anh là giáo sư trẻ tuổi nhất ở Việt Nam. Một năm sau đó, anh được mời đọc báo cáo tiểu ban tại Đại hội Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Anh là người Việt Nam thứ ba có vinh dự này. Trước anh là hai người Việt Nam ở nước ngoài, giáo sư F. Phạm và giáo sư Dương Hồng Phong.

Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Công trình của anh đã được tạp chí đại chúng có uy tín Time Mỹ bình chọn là "một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009". Tháng 6 vừa qua, công trình của anh mang tên “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie” (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang đã được chính thức công bố trong tạp chí Publications Mathématiques de L'IHÉS do nhà xuất bản Springer phát hành.

Dù nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới, GS. Ngô Bảo Châu vẫn giành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam. Anh tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ bắt đầu làm việc tại khoa Toán của trường Đại học Chicago, Mỹ từ ngày 1/9/2010.

Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chính thức mời Ngô Bảo Châu về Việt Nam công tác và đóng góp cho chương trình nhằm đưa nước ta trở thành cường quốc về toán.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
http://docbao.vn/News.aspx?catid=29&id=60700
“Châu thi vào chuyên toán nhưng không đậu. Lớp 7 Châu mới thi đậu, nhưng khi vào lớp, cậu chiếm ngay vị trí số 1. Ở lớp, với sự kính trọng và trìu mến, chúng tôi gọi Châu là anh Bò”...

Trên đây là chia sẻ của anh Hoàng Gia Hiệp, một trong những người bạn thân nhất của Giáo sư Ngô Bảo Châu. Anh Hiệp hiện là phó Tổng giám đốc Công ty Tài chính Vinashin.

“Chúng tôi gọi Châu là anh Bò”

“Gia đình Châu thuộc loại khá giả trong lớp, được đi dép nhựa trong khi đa phần anh em chúng tôi đi dép cao su. Có lần, chơi ném ống bơ trong giờ, Châu bị bắt, còn tôi thì thoát”, anh Hoàng Gia Hiệp cho biết.

Chúng tôi cùng học với nhau hai năm cấp hai ở Trường Trưng Vương, là học sinh lớp chuyên toán. Lớp chúng tôi là khóa cuối cùng do thầy giáo Tôn Thân, một thầy giáo dạy toán nổi tiếng lúc bấy giờ, giảng dạy và chủ nhiệm.

Thời đó, các lớp chuyên toán cấp 1 và 2 của thành phố được tổ chức theo quận, bắt đầu từ năm lớp bốn. Riêng Bảo Châu học cấp 1 ở trường Thực Nghiệm, đến cấp hai mới vào lớp. Tiết lộ nhé, năm lớp sáu, Châu thi vào chuyên toán nhưng không đậu. Lớp 7 Châu mới thi đậu, nhưng khi vào lớp, cậu chiếm ngay vị trí số 1. Ở lớp, với sự kính trọng (dân chuyên toán chúng tôi từ bé đã tôn thờ học giỏi, kính trọng thật chứ không phải khách sáo đâu) và trìu mến, chúng tôi gọi Châu là anh Bò.

Gia đình Châu thuộc loại khá giả trong lớp, được đi dép nhựa trong khi đa phần anh em chúng tôi đi dép cao su. Có lần, chơi ném ống bơ trong giờ, Châu bị bắt, còn tôi thì thoát. Phải lên Phòng Hội đồng của trường làm kiểm điểm, cậu ấy bảo tôi đổi dép cho cậu ấy, vì sợ nhỡ bị nhà trường thu dép thì mất đôi dép cao su đỡ tiếc hơn đôi dép nhựa.

Sau đó, anh Bò đòi bằng được bố mẹ đổi dép cao su cho giống các bạn.

Ngoài ném ống bơ, chúng tôi cùng nhau đá cầu, đá bóng. Châu đá cầu giỏi (nhưng không bằng tôi), còn đá bóng thì dở.

Tôi chịu ảnh hưởng nhiều của Bảo Châu về âm nhạc, lúc đầu chúng tôi nghe Romina Power, nghe Paul Simon & Garfunkel, sau chuyển sang The Beatles, rồi Rolling Stones, Bob Dylan, Pink Floyd, rồi Queen. Sau này, Châu nghe Jimmi Hendrix, anh bảo đây là cây ghita số một thế giới, thì tôi không theo được nữa.

Nhờ Châu, tôi đã đỗ Trường Amsterdam

Kỷ niệm đẹp nhất của chúng tôi là năm đầu cấp 3, chúng tôi có ba anh em thân nhau nhất trong lớp là Châu, tôi và anh Hoàng, bây giờ làm bên World Bank (sau này tôi mới biết còn một người nữa là Bảo Thanh, vợ Châu bây giờ).

Hồi đó, hết cấp hai, Bảo Châu vào thi đỗ Khối trung học phổ thông Chuyên của Đại học Tổng hợp, Hoàng vào Amsterdam, còn tôi thì thi trượt, học ở trường Trung học phổ thông Hoàn Kiếm.

Thế nhưng chúng tôi lại gần gũi nhau hơn. Châu và Hoàng đã cố gắng động viên, kèm cặp bài vở và giúp tôi “phục thù” thi lại chuyên Toán trường Amsterdam. Điều kiện cần khi đó là phải đạt được giải toán của thanh phố, phải cạnh tranh với những người giỏi nhất trường Amsterdam. Và với sự giúp đỡ của Châu và Hoàng, năm lớp 11, tôi đàng hoàng bước vào lớp chuyên toán Amsterdam với số điểm cao nhất.

Đó là những ngày tháng đẹp nhất, chúng tôi cùng nhau học tập, cùng nhau nghe nhạc và cùng mơ ước. Khi đó, chúng tôi đã nói với nhau về Fields.

Vào lại được Amsterdam rồi thì tôi lại dở chứng, thích chơi hơn học, suýt nữa còn bị đuổi khỏi trường. Ngoài mặt, Châu nghiêm khắc phê bình, nhưng sau này, qua ông Hân (ông ngoại của Châu), tôi biết lúc đó anh đã khóc vì thương tôi.

Tôi nhớ hồi đó, Châu khuyên bảo tôi nhiều lắm, nhưng tôi đâu có nghe. Tôi cho rằng Châu chăm học chỉ vì thích học, cũng như tôi hồi lớp 10 cũng rất chăm học, vì lúc đó tôi có mục tiêu là phải quay lại bằng được chuyên toán, còn lúc này tôi thích chơi thì tôi chơi.

Khi đó, Châu có nói với tôi đại ý thế này: “Ai cũng thích chơi hơn học, nhưng phải học, Hiệp ạ.” Lúc đó, anh đã đoạt giải vàng toán quốc tế với số điểm tuyệt đối rồi. Câu nói của Châu đã làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều và đến giờ vẫn không thể quên. Tôi cũng không ngờ Châu sớm có những suy nghĩ chín chắn như thế.

May mà có anh, như một người uốn nắn những lúc tôi sai đường. Nhờ đó, tôi vẫn đậu đại học và đi nước ngoài.

Giản dị, nhân hậu và… si tình

Hết cấp ba, tôi và Hoàng đều được Nhà nước cho đi học ở Liên Xô cũ, Bảo Châu đi Hungary. Năm ấy là năm 1990, năm đánh dấu sự sụp đổ của bức tường Berlin, chúng tôi đi Liên Xô và cả Đức nữa thì đều được đi hết, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc bị cắt học bổng rất nhiều.

Bảo Châu được đi Pháp học. Có lẽ cũng là cái số, nếu không có biến cố lớn lao đó của lịch sử, Châu Bò ngoan ngoãn đi Hungary thì chưa chắc nhân loại đã có được một nhà toán học lớn như hôm nay.

Thời gian tôi và Hoàng học đại học ở Liên bang Xôviết, Bảo Châu cũng có vài lần sang thăm, vì cô Hiền, mẹ Châu lúc đó cũng ở đây. Đi đâu Châu cũng giành trả tiền. Anh chỉ nói giản dị: “Chẳng mấy khi tao giàu hơn chúng mày”. Đến bây giờ, mỗi lần giành trả tiền cho các nhân viên, tôi vẫn thường học anh: “Lương anh cao hơn lương các em cơ mà”.

Bảo Thanh học với tôi từ cấp 1 đến hết cấp 2. Châu và Thanh yêu nhau lúc nào tôi không biết. Hai người thật sự rất kín chuyện này. Nhưng qua mẹ Châu, tôi biết anh rất si tình, đến mức mà nhiều khi mẹ anh cũng cảm thấy xót con. Nghe đâu bố mẹ Châu bắt phải học xong đại học mới cho lấy vợ. Thế là cậu chỉ mất 3 năm là tốt nghiệp cử nhân, để còn lấy vợ.

Châu cưới năm 22 tuổi. Tôi rất tiếc vì năm ấy tôi không về dự đám cưới anh được.

Tỏa sáng trong khó khăn

Bây giờ thì Châu đã quá nổi tiếng. Thành tích của Bảo Châu thì mọi người biết rồi, có khi bây giờ nhiều người còn biết hơn cả tôi. Nhưng ít ai biết rằng, để có những thành công đó, Châu đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, cả về vật chất và tinh thần, đã từng bế tắc vì chẳng làm được bài toán nào.

Bây giờ anh ở trên đỉnh vinh quang, tôi lại lo cho anh, nhưng tôi tin anh, vì tôi biết giải thưởng đối với anh không phải là tất cả. Sau này nếu có lúc nào đó anh lại bế tắc (mà điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong khoa học) thì anh vẫn sẽ tiếp tục cố gắng, tiếp tục vượt lên để cống hiến cho nền toán học của nhân loại.

Con người như thế mà lại “mê tín” đấy. Tôi nhớ hồi ấy, trước mỗi kỳ thi của Bảo Châu, chúng tôi lại cùng nhau ra đền Ngọc Sơn để cầu may. Đến giờ, mỗi năm Xuân về, tôi vẫn dẫn các con tôi ra đây để cầu cho chúng học giỏi.

Bảo Châu không thích được gọi là Nhà toán học. Anh thích được gọi là người làm toán, thế thôi. Khả năng làm toán của anh là của nhân loại, hãy đóng góp cho nhân loại nhiều nhất về lĩnh vực đó. Tôi chỉ mong sau những thành công đạt được, với uy tín và ảnh hưởng của mình, anh sẽ làm được gì đó cho thế hệ trẻ Việt Nam, cho chúng tôi ở quê nhà và cả các bạn trẻ của Việt Nam chúng ta ở nước ngoài.

Theo Vietnamplus.vn

Vậy là có 1 Amser đang làm phó Tổng giám đốc Công ty Tài chính Vinashin ;))
 
hihi đây là GS Châu làm ở Việt Nam nên cũng đc. chú ý hơn chứ em nhớ hình như người Việt mình,ko phải quốc tịch mà gốc Việt thì cũng có nhiều người giỏi lắm =P~ làm ở mấy cục nghiên cứu bên Mỹ =P~
 
hihi đây là GS Châu làm ở Việt Nam nên cũng đc. chú ý hơn chứ em nhớ hình như người Việt mình,ko phải quốc tịch mà gốc Việt thì cũng có nhiều người giỏi lắm =P~ làm ở mấy cục nghiên cứu bên Mỹ =P~

Nhiều vô thiên lủng em ah :-"
Nhưng GS được tâng lên vì học hết cấp 3 ở VN :">
Và thành tích của GS thì cũng là vô tiền khoáng hậu :x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
“Susan Boyle 10 tuổi” gây chấn động nước Mỹ

Jackie Evancho có vẻ còn mạnh hơn, cuốn hút hơn cả Susan Boyle nước Anh, khi cô bé 10 tuổi này xuất hiện trong chương trình truyền hình thực tế Mỹ ngày 12-8.
Cô bé tóc vàng cất lời trong chương trình America’s got talent trên kênh NBC. Ngay sau phần trình diễn O mio babbino caro trích đoạn trong vở Gianni Schicchi của nhà soạn nhạc người Ý Puccini kết thúc, khán giả dành cho Evancho tràng pháo tay nể phục, phá tan nghi ngờ Evancho không thể hát trọn trích đoạn huyền thoại này.

Phản hồi của đông đảo khán giả qua mạng internet thể hiện sự kinh ngạc của người Mỹ, trước ngôi sao mới mọc. Đoạn video còn thu hút hơn 700.000 lượt xem trên Youtube.

Ngay sau chương trình, trên trang web cá nhân Facebook của Evancho, xuất hiện nhiều lời bình: “Làm sao cô bé có thể có được giọng hát như thế, giọng hát sẽ ra sao khi cô bé 20 tuổi?”.

Evancho tên đầy đủ là Jacqueline Marie Jackie Evancho, người gốc Pittsburgh, bang Pennysylvania (Mỹ) bắt đầu hát năm 8 tuổi. Có cảm hứng sau khi xem phim Bóng ma nhà hát, cô bé ra album Prelude to a dream năm 2009, hát lại những ca khúc cổ điển nổi tiếng.

Jackie Evancho hội tụ những tố chất để trở thành một giọng ca nữ opera tầm cỡ, bởi cô bé có dáng điệu rất thơ, kết hợp với giọng hát chuyên nghiệp. Nhiều người cho rằng nhìn thấy Jackie Evancho hiển hiện trong hình ảnh Lauretta trình diễn trong vở nhạc kịch nổi tiếng Gianni Schicchi.



[youtube]UFjdr2a7Sz0[/youtube]
Cuộc thi America's Got Talent - phần trình diễn của Jackie Evancho





America’s got talent (Nước Mỹ có tài năng) là chương trình độc lập với chương trình truyền hình thực tế được quan tâm ở Mỹ. Sau phần thể hiện xuất sắc trên kênh NBC, Jackie Evancho được chọn hát trong dịp cuối năm ở Carnegie Hall (New York). Đây là buổi biểu diễn truyền thống nhân dịp Noel, nơi hội tụ những gương mặt uy tín, danh tiếng nước Mỹ.
Theo Tiền Phong
 
Chỉnh sửa lần cuối:
nên post vào cái thread những hình ảnh đặc sặc, ấn tượng gì đó ý =)
chứ cái này là Tin lá cải mà lại toàn post tin nghiêm túc thế này :">
 
hnay đi qua thấy Đạt thanh lý máy =)) bán nhà =))

----------

chắc xuống ams mới chung vui ròi :X
 
Em bị kết cái anh đánh piano bằng chân các bác ơi =x. \m/

Còn mình thì đến ấn phím vẫn thấy khó khăn 8-} ak ak
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên