Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Hồ Đức Thắng đã viết:Nếu mà mình tự học ở nhà thi cũng có nhiều bất lợi lăm chứ.
1.K0 tập trung đươc ở trên lớp --> Điểm kém
2.Tự mầy mò thì rất tôn thời gian mà cũng chẳng có bằng cấp gì--->Chả ai công nhận.
Trong khi ct trên lớp thì quá la backward cho nên xu hướng chung bây giờ là học TA từ năm cấp 3 rồi sau đó đi du học,vừa lợi về bằng cấp,vừa
lợi về kiến thức,lại tránh đươc căng thẳng thi DH ở VN.
Nói chung la GD o VN bây giờ đúng là luyện thi suốt 12 năm để vào được DH.Vào đươc rồi cung chả làm đươc gì mấy.
Tran Viet Binh đã viết:Cai quan trong la minh gioi, bang cap khong la cai gi may dau Thang a.
Nguoi binh thuong thi o dau cung thua nhung nguoi gioi thi o dau cung thieu.
Nguyễn Thành Trung đã viết:Cuối cấp 2: DOS, Basic (Cai ngon ngu nay chac bay gio chang ai biet)- Chi hoc suông vi trường ko có máy=> có được khái niệm computer là 1 cái máy (tất nhiên là tinh vi hơn cái xe đạp)
Cấp 3: DOS, BKED,Pascal -chỉ học lớp 10 và 1-2 buổi thực hành với 4 cái máy cho cả khối => À, cái máy tính nó có cái màn hình như cái TV:razz:
Nhưng ấy là chuyện ngày xưa rồi, ngày ấy nước ta còn quá thiếu thốn
Nguyễn Thành Trung đã viết:(Hỏi chuyện ngoài lề 1 tẹo:
To anh Hung: khóa anh Hung có ông nào tên là Xuân Trung học Lý ko nhỉ?
Nguyễn Minh Châu đã viết:Theo em thấy cái nhìn của các bác còn nặng về kỹ thuật, không chỉ riêng IT mà muốn phát triển bất cứ ngành nào ta cũng cần có một chiến lược toàn diện. Cái chúng ta thiếu là những nhà hoạch định chính sách giỏi, ở mức thấp hơn là những nhà quản lý dự án, kiến trúc sư phần mềm giỏi. Có đội ngũ developers lành nghề mà không có những architects giỏi thì cũng chỉ đến làm gia công may thế kỷ 21 cho thiên hạ thôi. Em có thể khẳng định hơn 95% lập trình viên Việt Nam ở nước ngoài chỉ ở mức developers, và đa phần lập trình viên Ấn Độ cũng thế. Bây giờ các bác thử về Việt Nam mở công ty phần mềm xem có làm được hơn các loại FPT Tinh Vân không? Chưa chắc.
Như vậy có thể thấy bản chất của vấn đề không nằm ở khâu đào tạo. Với tốc độ phát triển chóng mặt của IT ngày nay, không có bất cứ một trường lớp nào trên thế giới có thể update kiến thức kịp thời cho sinh viên cả. Và nếu có làm thế được đi nữa thì cũng là phương pháp giáo dục hết sức thụ động. Nhà trường chỉ có thể trang bị kiến thức nền tảng cho sinh viên, thằng nào khá sẽ tự học được để nâng cao trình độ. Điểm mấu chốt là khả năng tiếp thu và vận dụng cái mới, chứ không phải anh biết bao nhiêu ngôn ngữ lập trình. Về mặt cơ bản học Pascal cũng như học C, ngôn ngữ chỉ là phương tiện để thông qua đó ta nắm được khái niệm gốc của computer science: data models, data structures, algorithms. Nếu một sinh viên có thể master được những khái niệm nền tảng với Pascal, việc học C/C++ hay Java sẽ không còn là vấn đề với anh ta, vấn đề còn lại chỉ là kỹ năng.
Như đã nói không chỉ trong IT, mà trong bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, nói rộng hơn ở tầm quốc gia, chúng ta thiếu những nhà lãnh đạo, nhà quản lý, những đầu tầu ở tầm cỡ thế giới. Việt Nam không thể bắt chước Ấn Độ hay Trung Quốc đi làm xuất khẩu phần mềm ồ ạt được, họ có 1 tỉ dân, chúng ta chỉ có 80 triệu, họ đã đi trước cả vài chục năm nay, trong khi chúng ta vẫn còn rất non trẻ. Nếu cần một tấm gương để học, thì đó phải là Israel. Quý hồ tinh bất quý hồ đa, chúng ta cần có những sản phẩm thể hiện trí tuệ thực sự, và đấy có thể được coi là một ưu điểm của Việt Nam. Hãy khoan nói đến Ấn Độ, chỉ mới Thái Lan thôi ngành công nghiệp phần mềm của họ đã hơn đứt ta. Mặc dù trình độ lập trình viên Thái Lan rất tầm thường, nhưng họ làm việc theo dây chuyền sản xuất phần mềm rất chuyên nghiệp và đồng bộ, đứng đầu là thằng kiến trúc sư thiết kế ra tất cả, bọn ở dưới chỉ việc cứ thế mà làm theo, thậm chí bọn này còn không được coi là lập trình viên nữa mà chỉ được gọi là thảo chương viên thôi.
Như vậy vấn đề không phải là lập trình viên của ta kém thế giới, mà là khoảng cách giữa đội ngũ lãnh đạo của ta với thế giới còn quá xa. Tất nhiên để đẩy mạnh IT industry thì cần phải mạnh toàn diện ở mọi khâu, nhưng nhân tố quan trọng nhất rõ ràng không phải là những sinh viên mới ra trường. Chảy máu chất xám không phải là vấn đề lớn, mà vấn đề là chúng ta mất đi những chất xám ở loại nào? Những chất không xám lắm và xám vừa vừa thì có ở nước ngoài suốt đời cũng chả thiệt gì cho đất nước. Và theo em biết những người giỏi nhất ở mọi lĩnh vực đã được mời về làm việc cho Chính phủ, những ai chưa về thì trước sau gì cũng sẽ về.
Nói chung các bác cứ việc bức xúc đi, những cái các bác thấy được không phải các bác ở nhà không hiểu, nhưng giải quyết thế nào thì không hề đơn giản. Thử hỏi các bác làm IT trong này có ai là tech. manager, software architect hay lead developer của một công ty lớn không? Đấy chính là những gương mặt mà ngành CNTT của Việt Nam đang thiếu. Và từ cái thiếu này nó dẫn đến hàng loạt nguyên nhân yếu kém khác. Bên cạnh đó cũng phải nói đội ngũ giảng dạy của chúng ta trình độ còn ở mức rất thấp, theo như lời một anh bạn kể, đến ngay như các bác giáo sư của một trường đại học hàng đầu về IT của Việt Nam còn chưa từng nghe qua OOD/OOA, không phân biệt nổi design patterns là gì, lại còn tưởng là patterns recognization trong AI thì đỉnh cao rồi.
Xin lỗi, anh Thắng nhầm nhọt thế nào chứ ai chẳng biết tin học là một môn self-study?Hồ Đức Thắng đã viết:Nếu mà mình tự học ở nhà thi cũng có nhiều bất lợi lăm chứ.
1.K0 tập trung đươc ở trên lớp --> Điểm kém
2.Tự mầy mò thì rất tôn thời gian mà cũng chẳng có bằng cấp gì--->Chả ai công nhận.