Tin ho.c o+? Amsterdam

Dạ, xin thưa các bác, em thuộc thế hệ non trẻ của trường AMS, cũng có 5 năm gắn bó với trường, cũng học Software Engineering, nên cũng xin đóng góp chút ý kiến.
Thứ nhất, chú gì gì lớp Hóa hô hào thế là hơi bị láo (em xin lỗi trước các bác), bởi vì cái môn Pascal đấy rất hữu ích, nếu chú biết cách học, sau này kiến thức lập trình đấy của chú bằng cả tỉ của cái bọn Mã ở Malaysia này.
Thứ hai, đào tạo của ta quả thật hơi bị yếu, chương trình đã yếu rồi lại còn khập khiễng (hic hic, em chỉ mong được học assembly một lần mà chưa có cơ hội. toàn học 3Gen với cả 4Gen, chả biết gì về machine language cả). Các bác nói đúng, với xu hướng hiện giờ chúng ta lại chỉ tạo ra một loạt programmer (chưa được developer đâu ạ) thôi. Để tạo được chỗ đứng tầm cỡ, chúng ta cần có đầy đủ artist, developer, analist, designer, tester, engineer............ Cái này em dám chắc 20 năm nữa cũng chưa có được. Bởi vì đầu tư thì có, nhưng chưa đi đến đâu cả. Nhu cầu phần mềm trong nước không tạo ra được một siêu công ty phần mềm, bởi vì ta không có một công ty nào lớn để mà viết chương trình cho cả (ý em là công ty không thuộc lĩnh vực IT). Các công ty nước ngoài thì chẳng thằng nào thuê ta cả, vì ta................. Thôi em xin stop cái khoản cty, sợ lại lạm bàn chính trị.
Thứ ba, là những người có tài, chả ai chịu về nước làm cả. Em xin nói thẳng, cái bác đề ra cái topic này cũng có về nước đâu mà ngồi đấy hô hào. Bác hãy tự hỏi mình xem mình có ích kỷ khi không trở về tổ quốc hay không? Em không dám nói nhiều, nhưng ước mơ của em là lớn lên, làm về cái món này, phải xây dựng được một cái nhãn hiệu có chỗ đứng trên thế giới. Nhưng quả thật, em chỉ mong có được vài người tâm huyết và có tài để có thể biến ước mơ đấy thành hiện thực mà thôi.
Thứ tư, tin học ở AMS không thể đòi hỏi nhiều được, vì em thấy quả thật ở phổ thông không đâu đào tạo cao cả, phần lớn các anh tài thế giới đều tự học mà lên hết. Mọi người không bằng lòng với các thầy ở AMS thì đi kiếm sách về mà đọc. Em cũng đọc sách mà ra đấy, em nói thật, học Tin ở AMS không bằng em ngồi nhà cày 3 quyển sách: system analysis and design, software engineering, programming principles. Thế cho nên chả có gì để mà kêu cả.
Thứ năm, muốn thay đổi thì phải thay đổi ở cấp đại học kia kìa. Nhưng mà còn mua điểm thì còn lâu mới tiến bộ được. Cái chú gì gì lớp Hóa muốn thay đổi bộ mặt VN thì đi học cho giỏi vào, rồi về đào tạo cho anh một thế hệ kỹ sư chuyên nghiệp thế là anh mừng rồi, hiểu chưa?
 
oài , dài quá , hix , đọc hoa cả mắt , bác có thể tóm tắt lại dùm em là bác định nói gì đc không ạ ? :D :D :D :D
 
Hoàng Thu Hiền đã viết:
oài , dài quá , hix , đọc hoa cả mắt , bác có thể tóm tắt lại dùm em là bác định nói gì đc không ạ ? :D :D :D :D
chú con gái, quan tâm làm cái giè? j/k, chuyện này chú không nên quan tâm lắm, đến lúc chú đọc sẽ hiểu.
@Bác HV: hơ hơ, iem phản đối cách đóng góp ý kiến của bác HV, bác có gì xin cứ nói ra. "a" chả ai hiểu gì cả.
 
Dương Quỳnh đã viết:
chú con gái, quan tâm làm cái giè? j/k, chuyện này chú không nên quan tâm lắm, đến lúc chú đọc sẽ hiểu.

Nhưng mà thế cuối cùng là bác định nói gì ở đây vậy để em còn tiện theo dõi , hê hê .:D :D :D :D
 
Dương Quỳnh đã viết:
Hoàng Thu Hiền đã viết:
oài , dài quá , hix , đọc hoa cả mắt , bác có thể tóm tắt lại dùm em là bác định nói gì đc không ạ ? :D :D :D :D
chú con gái, quan tâm làm cái giè?
Nực cười nực cười thay!! Thiết tưởng ông ban này học IT ở Tây thì đâu óc phải hiện đại lắm rồi chứ? Sao lại có suy nghĩ phân biệt nam nữ kỳ lạ vậy chứ? (hy vọng là tôi nhầm, chứ học ở Tây kia mà, nhỉ)
 
Hồ Ngân Hương đã viết:
...Cả nhà thích thì update cả chương trình học của SV năm 3 CNTT DHQG HN

Introduction to Database systems
Algorithms + data structures = programs
Discrete maths
Foxpro (for Dos)
Oriented programming
Assembly
C++
LS ĐCSVN
Tư tưởng HCM

Chẳng lẽ lại đi paste bài Phở của Nguyễn Tuân :D

Chán! chương trình gì mà vẫn hệt như 6 năm trước. Giờ này còn dạy Foxpro với Assembly làm gì cho nó mệt học sinh ra. Hmm, mấy cái đó sinh viên nào say mê thì tự học, còn thì giới thiệu qua trong 4 tiết là đủ (phần lớn có đứa nào ưa đâu).
Ngay cả mấy ngôn ngữ lập trình cơ bản như Pascal hay C cũng chỉ nên chọn một ngôn ngữ để dạy năm đầu thôi, còn thì những năm sau giao bài tập lớn cho sinh viên làm, ai thích dùng ngôn ngữ nào cũng được (tự học lấy), miễn là chương trình chạy là được :)
Khoa CNTT nhà mình có lẽ nên bỏ bớt một số môn như vậy đi, thay vào đó là bổ sung các tiết cho các môn cơ bản như đại số tuyến tính và xác suất thống kê (khoa cực yếu mấy môn này), bổ sung các bài thực hành lớn cũng như các buổi trình bày, thảo luận của sinh viên... và cho tiền (hoặc giảm bớt tiền thu của) sinh viên để các em có điều kiện đi du lịch, dã ngoại, gọi nôm na là sinh hoạt ngoại khóa :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Môn foxpro được đưa vào dạy có lẽ là để chuẩn bị kiến thức cho moon database sau này. Tuy nhiên mình cũng đồng ý là nên bỏ nó đi. Còn môm asembly thì làm sao có thể bỏ được? Đành rằng chỉ dạy mỗi bộ lệnh của PC (chắc là 8086 hoặc là 80286, ko biết bây giờ đã dạy bộ xử lý hiện đại hơn chưa?), nhưng dù sao cũng là cơ sở để bà con biết thế nào là "ngông ngữ bậc thấp". Môn này rất quan trọng với những ai định học về phần cứng chả hạn, hoặc muốn nghiên cứu về chương trình dịch (compiler). Vấn đề là ở nhà chưa có đủ điều kiện để mọi người có thể tự chọn môn học mình thích (mọi người đềi học như nhau), cho nên ko thể bỏ qua một số môn cơ bản được. Tên môn học thì trong 6 năm ko đổi cũng là chuyện bình thường. Chủ yếu là người ta dạy cái gì trong đấy? Nội dung có thay đổi ko thôi. Bởi vì mấy lớp basic thì tên môn học ở bên này cũng ko thay đổi nhanh lắm.
 
trước viết rồi nhưng thế quái nào post lên nó bị như thế.
Em thì em nghĩ học cái gì cũng được, mà nếu chỉ muốn lập trình thì chả cần học Computer Sicence hay Software Eng làm cai gì. Mua quyển sách về, đọc là được. Còn ngôn ngũ thì cái nào cũng như nhau cả thôi, miễn là các bác hiểu cách nghĩ của máy tính và nghĩ như nó.
Vì những lí do như trên nên em thấy học trên trường thế nào cũng không quan trọng, cái chính cần phải có môi trường (đất) cho mình dụng võ. Chừng nào cntt ở nhà mình chưa phát triển (bây giờ thì rõ ràng chả có cái gì) thì lúc đó trình độ của dân học Hi-tech ở nhà mình còn rất chuối.
Đấy là em nói về software nói chung. Còn nếu nói về vấn đề phần cứng thì rất khác. Học lí thuyết suông ko được, mà lab dùng để nghiên cứu thìg cả chục triệu đô vẫn còn ít => môn này ở nhà mình ko có hy vọng phat triển <= mà cái này là core của ngành công nghiệp hi-tech...
định viết thêm nhưng luời quá, bác nào muốn discuss thêm thì làm cái post khác, topic cụ thể hơn, chứ kiểu này nói cả ngày cũng chả hết.
V
 
Anh đồng ý với chú Việt.

Hê nếu say mê học thì môn nào chẳng hay. Mất thời gian ngồi suy nghĩ chọn lựa làm gi cho mệt. Hồi học ĐH ở nước người ta chỉ tiếc là tiền học mắc quá nếu không tôi cũng cố mà học cho bằng hết các lớp chứ chẳng ra trường sớm làm gì.

À, hồi là SV kể ra cũng có nhiều lúc chán một số môn (vd như Software Engineer chẳng hạn) đến lúc ra đi làm lại thấy có ích phết. Các bạn nào đang học CS cứ chịu khó các bạn ạ. Không kiến thức nào là thừa đâu.

Thread này nói vè tin học ở trường AMS nay lại thành vấn đề bàn về cách học tin học mất rồi. Chắc phải mở một thread mới thôi.

Cheer,
ĐTrang
 
Ôi dòi ôi,nghe các bác nói mà em chả hiểu gì hết trơn,hic,đúng là ở Ams học chuyên Tin khoái quá trùi,bọn PĐP chúng em học cái pascal qua qua,còn mí cái khác chả thấy đụng đến--------------->học tốn thì giờ,hic,chả bít bao giờ mới khá lên được:(
 
PDP hình như lớp Tin học cũng đâu có đễn nỗi nào? (có giải quốc gia rồi thì phải)
Pascal là tốt chán rồi, chỉ cần nghiên cứu 1 cái thật sâu làm nền tảng, những ngôn ngữ khác tự học sẽ rất nhanh thôi.
 
hi hi , đc học là tốt rồi , còn phàn nàn gì nữa ? :D :D :D E-books , tuts đầy net , bác dow về mà học . :) :) :)
 
Nguyen Phi Hao đã viết:
Dương Quỳnh đã viết:
Hoàng Thu Hiền đã viết:
oài , dài quá , hix , đọc hoa cả mắt , bác có thể tóm tắt lại dùm em là bác định nói gì đc không ạ ? :D :D :D :D
chú con gái, quan tâm làm cái giè? j/k
Nực cười nực cười thay!! Thiết tưởng ông ban này học IT ở Tây thì đâu óc phải hiện đại lắm rồi chứ? Sao lại có suy nghĩ phân biệt nam nữ kỳ lạ vậy chứ? (hy vọng là tôi nhầm, chứ học ở Tây kia mà, nhỉ)
đọc cho kỹ rồi hãy comment, bác nhé:p;)
 
Chào cả nhà,

Mình cũng không biết bây giờ chương trình tin học ở trường ta dạy gì ( I love Hànội Am-sterdam, anyway :) ) nhưng hòi mình học (khóa chuyên tin đầu tiên của trường Ams) thì được học Bked, Pascal, và một số cơ sở toán cho tin học (một số thuật toán cơ bản như sorting, searching, lý thuyết đồ thị - chú ý là một chút thôi), sau đó mày mò thêm làm vài thứ vớ vẩn như lập trình interrupt cho DOS (đổi font, gõ tiếng Việt...), graphic... thấy sướng lắm. Sướng nhất là cuối năm lớp 10, đem kiến thức pascal và thuật toán học được đi làm thuê một chương trình tính toán thiết kế thông số hồ chứa cho công trình thủy điện được 500.000VND ( 1992) có tiền đập phá nhoè nhoẹt. Tuy nhiên cũng có thiệt thòi la đội ngũ giáo viên ở trường mình hồi ấy mỏng và ít tài liệu hơn các trường bạn nên đi thi đội tuyển vòng 2 thành tích không được tốt! ( đội tuyển Ams năm đó có 3 người, đều lớp tôi) đi thi toàn quốc vòng 2 (để chọn đọi tuyển đi thi tin quốc tế) thì có 2 người đứng ở vị trí khá cao (5,6 gì đó) nhưng tiêc thay năm đó mỗi nước chỉ được đem 4 học sinh đi thi quốc tế nên đều lỗi hẹn. Còn nhớ lần đó, tôi ngồi trong phòng thi ( thi tại viện tin học điện tử - tiền thân của khoa CNTT, trường DHTH), nghĩ mãi không ra được bài quyết định (vẫn còn nhớ là bài xoay rubic với số bước ít nhất), đến khi xong, ra nhà xe lấy xe về (lần đầu tiên được bà già cho đi xe máy ra đường ;) )thì chợt nghĩ ra, ngồi thụp xuống mà tiếc, không dắt nổi xe nữa :( bây giờ nhiều khi nghĩ lại vẫn còn "hận đời" hheheh về kỷ niệm "chua xót" cách đây đã hơn 10 năm j/k. Đấy là còn nhờ được vào TH luyện với đội tuyển tổng hợp được 1 tuần, học thêm được vài tricks nữa đấy!. Phải nói dân tổng hợp luyện ghê, trang bị bài bản các loại. Thế mà năm lớp 10 lại bỏ tổng hợp về học Ams cho gần nhà, tuy nhiên nghĩ lại vẫn không thấy tiếc 3 năm ở Ams. Gần đây thấy học sinh Ams đã đạt giải cao trong các ky thi tin học quốc tế, thấy mừng lắm!
Thôi lan man chuyên xưa cũ rích đã quá dài, xin chia xẻ với anh em vài quan điểm:
Theo mình ở mức cấp 2 hoặc cấp 3, nên trang bị cho học sinh các kiến thức tối cơ bản và đơn giản về vận hành máy tính, sự dụng các phần mềm như soạn thảo văn bản, tính toán đơn giản, internet và nhất là cấp 3 nên bắt đầu học thuật toán ( với ngôn ngữ Pascal, hay bây giờ là C/Java, I recommend). Mục đích là để học sinh làm quen với máy tính ( nếu chưa bao giờ sờ vào máy tính- nhưng chắc bây giờ thì hiếm có ai ở cấp 3 mà không biết máy PC) , tác dụng của máy tính với cuộc sống và bắt đầu có tư duy về thuật toán và cách giải quyết một vấn đề với máy tính. Còn muốn thi đội tuyển này kia thì phải nâng cao hơn về một số bài toán khác về toán rời rạc ( không liệt kê ra đây vì chắc không nằm trong issue thảo luận)

Bàn thêm về giáo dục tin học ở bậc DH với các bạn quan tâm:

Theo mình mục tiêu của đào tạo DH (và sau DH) có 3 mục đích

1. Mở mang dân trí, thỏa mãn mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho một số bộ phận người muốn đi học ĐH
2. Cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội
3. Phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài

Vì (những) mục tiêu này giáo dục ĐH nên được thiết kế chương trình đầy đủ và uyển chuyển.

Nói hẹp trong đào tạo tin học hay kỹ thuật máy tính. Ta cần có những core courses để trang bị kiến thức cơ sở (toán học cho máy tính, hệ điều hành chứ không phải dạy sử dụng hệ điều hành, network, software engineering, introduction to AI, database theory/practice, etc.) và các môn chuyên đề về công nghệ hay lý thuyết để các đối tượng quan tâm theo học. Ví dụ người muốn làm software engineerer thi sẽ quan tâm đến các course như software engineering, software process management (học mấy môn này thấy tòan "bốc phét" mà đi làm công ty thì cũng cần thiết phết), các môn hệ thống, người muốn theo system engineering sẽ chọn các môn khác v.v Còn ai muốn đi theo nghiệp nghiên cứu có thể học nhiều course về toán để trang bị kiến thức cơ bản vũng. Nói thêm trong nghiên cứu, cũng có nhiều kiẻu, có kiểu nghiên cứu chi chuyên về nghiên cứu lý thuyết, có kiểu nghiên cứu chuyên về thực nghiệm, có kiểu trộn lẫn 2 thứ. Kiểu nào cũng cần thiết và có miền (domain) chú ý riêng. Ví dụ hãng Akamai technologies (hãng này có anh rất giỏi chết trên chuyến bay đâm vào WTC năm ngoái :( )chuyên về thiết kế router cho internet, nhưng anh Bruce Maggs, phó chủ tich phụ trách nghiên cứu lại chuyên làm toán về combinatorics ( cụ thể hơn là network algorithms - các bài toán tối ưu trong graph theory). Vì sao, đó là vì mạng internet muốn hiệu quả, ngoài các processors chạy nhanh, giao thức ở mức vật lý hiệu quả ...vẫn cần tính toán xem nên đặt router ở đâu, cluster những nhóm máy tính và resource thế nào cho hiệu quả, khi bị nghẽn mạch thì làm gì. Để giải quyết những bài toán này phải cần toán học, mà cụ thể là combinatorial optimization (mà để biết làm cần kiến thức vững về đại số tuyến tính - linear algebra, qui hoạch tuyến tính-linear programming, xác suất thống kê- probability and statistics, lý thuyết đồ thị- graph theory, thuật toán xấp xỉ-approximation algorithms ...)Anh này cũng là ass prof trong CS deparment tại CMU. Hay ông chủ nghiêm khoa cũ của tôi tại Computer Lab ở Cambridge, tuy là giáo sư chủ nhiệm khoa nhưng chuyên nghiên cứu thực nghiệmvề các hệ điều hành và vẫn tự codding những hệ điều hành do nhóm của ông phát triển (mới có 40 tuổi dã làm head of deparment ở Cam)! Mối bận tâm của d/c này là tô chức bộ nhớ và job-scheduling thế nào ( ở mức implementation), giao thức cụ thể ra sao (ở mức thí nghiệm thật luôn). Hay tại Microsoft research bây giờ, có từ những nhà toán học nổi tiếng (Lovasz-theory group) đến những nhà công nghệ nổi tiếng như (M Jones - system group - chuyên về hệ điều hành thời gian thực).

Nói gì thì nói, những ngày ban đầu chập chững, tóan học vẫn là bài học quan trọng nhất, sau đó mới đến kỹ thuật cho một học sinh/sinh viên tin học :). Tất nhiên muốn phát triển ngành công nghiệp CNTT thì phải tích lũy và hội tụ nhiều yếu tố khác nữa mà bài viết này không có ý định thảo luận, nhưng không nên coi nhẹ vai trò cũng như "hậu quả" của giáo dục. Chắc tôi viết dã dài mà có phần lộn xôn chăng, vài suy nghĩ góp với anh em cho vui

Cheerio

To Hoàng Nhật Minh : Trường mình vẫn dạy Fox cho môn databases ah, thế này chỉ mệt (và sướng) lão Vinh gù ;). Sao không bảo mấy ông chuyển luôn sang SQL đi, có khó gì đâu.

To Điền Trang: Nghe nói em bây giờ làm ở MS, chắc công việc thú vị :). Thấy mấy chú MS quảng cáo, làm cho MS không cần biết lập trình, chỉ cần thông minh, giỏi toán và yêu thích công nghệ, C++,C#, VB hay whatever vào học sau cũng không muộn :)
 
Dương Quỳnh đã viết:
Nguyen Phi Hao đã viết:
Dương Quỳnh đã viết:
Hoàng Thu Hiền đã viết:
oài , dài quá , hix , đọc hoa cả mắt , bác có thể tóm tắt lại dùm em là bác định nói gì đc không ạ ? :D :D :D :D
chú con gái, quan tâm làm cái giè? j/k
Nực cười nực cười thay!! Thiết tưởng ông ban này học IT ở Tây thì đâu óc phải hiện đại lắm rồi chứ? Sao lại có suy nghĩ phân biệt nam nữ kỳ lạ vậy chứ? (hy vọng là tôi nhầm, chứ học ở Tây kia mà, nhỉ)
đọc cho kỹ rồi hãy comment, bác nhé:p;)

đọc kĩ rồi vẫn thấy ko thông., well- bạn DQ qua xem bài post của tớ ở thread Chúng tôi bị bom thư bên cạnh nhá, ở đấy bạn có quên 2 chữ j/k ko?

Mong có lời giải thích .
 
@tất cả: xin lỗi các bác, em mạn phép nói chuyện ngoài lề một tí, sẽ quay lại chủ đề ngay.

@LAnh: quả thật tớ không hiểu ý cậu, tớ có tham gia cái topic đấy đâu? Còn cái câu ở trên hả? Nói rõ ràng rồi đấy thôi, chú nhóc kia còn cấp 2, cứ để từ từ vài năm nữa chú ý đọc sẽ hiểu, bây giờ có giải thích cũng chỉ đâm lằng nhằng, không giải quyết được vấn đề.

@NVHung: bác nói hay quá, nhưng mà có ai thực hiện được như bác nói đâu? Ít nhất 10 năm nữa mới có hy vọng thay đổi bác ạ. Em với bác chỉ biết hy vọng thôi. Hay là sau này, bác với em ta đi dạy Tin, bác hỉ? Em không đùa đâu, cứ ngồi nhìn thì chỉ có mà mếu. Ta đi dạy hợp đồng cũng được, chủ yếu là truyền đạt kinh nghiệm, chứ đồng lương giáo viên sợ không đủ ăn.:( Hê hê, mà xem ra bọn MS thoáng ghê nhỉ? Bác có cái địa chỉ nào không cho em để mấy hôm nữa em về đi ngó một cái? Cảm ơn bác nhiều nhé.
 
To DQuỳnh:ấy mà diễn đạt rõ ràng như thế này từ đầu thì có phải là ko ai phải hỏi lại với trích dẫn ra rồi,phải ko nào? :)

cheers,
LA
p/s:a` quên, ấy đang nói chú nhóc nào thế, em ấy là con gái đấy ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyen Lan Anh đã viết:
To DQuỳnh:ấy mà diễn đạt rõ ràng như thế này từ đầu thì có phải là ko ai phải hỏi lại với trích dẫn ra rồi,phải ko nào? :)

cheers,
LA
p/s:a` quên, ấy đang nói chú nhóc nào thế, em ấy là con gái đấy ;)
con gái, nhưng mà mới có cấp hai, knông gọi là nhóc thì gọi là gì? gọi 'em' sợ mang tiếng....................35...................hihihi.
 
Các bác viết công nhận là hay, đọc thích lắm.
Chỉ có mỗi tội các bác chả hiểu cái gì về sinh viên Việt nam, cách đây cũng chả lâu la gì. Em thấy hồi em còn là sinh viên, hỏi bọn xung quanh, "Tại sao mày học nghành này? Sau này mày định làm gì?". Hầu hết trả lời ấm ớ, chả có định hướng gì cả, vi du nhu co bạn bảo vì chuyển giai đoạn (thời em vẫn còn) thấy chúng nó apply nhiều thì cũng apply;,...
Thế nhé, tiếp đến năm cuối làm luận văn/đồ án tốt nghiệp, nhiều chú chả hiểu mình thích làm cái gì; thầy giao cái gì thì làm cái ấy, em thấy quá thụ động. Em viết ko phải là kiêu căng nhưng em thấy cái cách học tin học nói chung & học các thứ khác nói riêng của sinh viên nhà mình bi đát lắm. Có nhiều bác cắm đầu cắm cổ học, điểm cao, nhưng chả biết mình học để làm gì. Ấy là chưa nói đến chuyện trước khi thi 1 tháng mới học bài sau đó quên hết.
Đương nhiên là có người giỏi thì không nói, vì ấy là cá nhân ngoại lệ.
Nói tóm lại là em thấy ngoài những cái chính sách này nọ, quan trọng nhất là phải "bơm máu" & định hướng cho sinh viên, có máu thì mới làm được chứ em thấy riêng làm CNTT mà ko máu làm ko ra hồn được; có biết hướng làm thì mới ko nản chí.

To: bác mà kêu là ko có vấn đề hay thị trường chưa phát triển, chứ em thấy đầy việc, chỉ sợ khó quá & tốn thời gian các bác chạy mất dép.
Ví dụ 1: VNDOCR phần mềm nhận dạng chữ Việt in; chả có đối thủ cạnh tranh. Vì sao? Vì chả có ai dám đầu tư vào làm 1 cái phần mềm khoai như thế. Thị trường thì to đùng. Hhaha, thế liệu có bác nào sau này làm 1 cái để cạnh tranh ko? Chưa nói tốt xấu gì cả nhưng đảm bảo lúc đó giá VNDOCR sẽ giảm
Ví dụ 2: Nhận dạng & tổng hợp tiếng Việt, cực khoai, kiểu gì cũng phải làm. Thế mà hiện giờ cả nước VN không biết có được 50 người làm cái này hay ko?
2 ví dụ trên là thuần Việt nhé, ko người Việt giải quyết thì ai làm?

To: bạn gì nói về chuyện ở nước ngòai nước trong:
Mình thấy chả có vấn đề gì về chuyện đó cả. Mình nghĩ càng có nhiều người ra nước ngoài học CNTT càng tốt, bất cứ môn gì đều bổ cả, 100 người đi mà 99 người ở lại được thì là đáng mừng chứ. Điều đó thứ nhất chứng tỏ người Việt tồn tại được trong môi trường làm việc nước ngoài, thứ hai nâng cao uy tín của người Việt. Mình có một kỉ niệm đau khổ khi apply vào một trường ơ nước ngòai, họ gạt mình ra và nhận 1 cậu Ấn độ vì rằng họ nghe nói nhiều đến người Ấn làm việc tốt chứ ở trường đó chưa nghe nói đến ông Việt nam nào cả, hic hic. Thế 99 người ở lại nước ngoài chỉ cần có tâm giúp đỡ CNTT Vietnam thôi, giúp bằng nhiều cách chứ, ví dụ mình thấy các giáo sư người Việt, các anh chị nghiên cứu sinh ở nước ngòai rất tận tình chỉ bảo cho mọi người trong nước về việc học hành cũng như cách xin học, thế là tốt rồi. Bạn gì về VN cũng được thôi nêu trước khi về bạn thấy việc về vừa giúp cho phát triển sự nghiệp cá nhân, vừa giúp cho đất nước. Ấn độ họ mạnh CNTT vì vài chục năm trứoc họ đã có làn sóng sang Mĩ học rồi, sau đó người ở lại làm người về xây dựng đất nước, đến bây giờ họ hùng mạnh đến như vậy. Trung quốc thì họ làm từ những năm đầu 80, mình đọc được là Đặng Tiểu Bình đã cho thành lập nhiều trung tâm luyện thi du hoc trên tòan Trung Quốc, thế nên mình nghĩ Trung Quốc cũng không thua Ấn nhiều đâu. Việt nam thì có lẽ giống Trung Quốc những năm 80, mình cảm nhận phong trào du học 1,2 năm gần đây bắt đầu nở rộ. Hy vọng 30 năm nữa mình được như Ấn độ bi giờ.

Về vấn đề tin học của Ams:
em thấy được đấy chứ, có chăng là yếu ở khâu giáo viên đại trà & trang thiết bị thôi. So với các trường khác thì là thiên đường rồi. Nhớ năm ngoái em còn khuân 12 cái PenII do 1 hãng nước ngoài tài trợ cho trường về lắp, thấy phòng máy trường khang trang lắm, thảm thiếc đàng hoàng, điều hòa samsung, 2 phòng cho khối chuyên rất thoải mái. Còn phòng cho khối thường thì chuối, vẫn còn thấy cái máy 386 hồi xưa em lập trình. Các bác chả phải kêu ca gì đâu đầy trường ở Hànoi còn chưa có nổi 1 phòng máy tính cho học sinh.

Đấy là vài ý kiến của em, nó có vẻ negative & arrogant quá, xin các bác đừng có mà vùi dập :))
Nguyen
 
Back
Bên trên