Tin ho.c o+? Amsterdam

oops heh hóa em Hồ Thắng học cao thủ nhỉ, khiếp nhìn điểm bọn CA hãi hùng con thạch thùng. Có đứa 9.2 mà nức nở ôm mặt khóc, YUCK!
 
Ai om mat khoc vay ha chi.
Em thấy mọi nguời bây giờ ồ ạt đi du học,nhiều kinh khủng luôn.Bây giờ kĩ sư tin học cũng nhiều lắm rồi,khó kiêm việc lắm.Cho dù mình có bằng DH loại ưu o VN thì cung chả thể nào sánh đươc ở bên Tây.Em còn nghe nói là kĩ sư VN ra trường hầu hết phải đào tạo lại hoặc đào tạo tiếp thì mới làm việc được.Nói chung la đào tạo DH của mình không được hiệu quả cho lắm.
Nếu mà mình tự học ở nhà thi cũng có nhiều bất lợi lăm chứ.
1.K0 tập trung đươc ở trên lớp --> Điểm kém
2.Tự mầy mò thì rất tôn thời gian mà cũng chẳng có bằng cấp gì--->Chả ai công nhận.
Trong khi ct trên lớp thì quá la backward cho nên xu hướng chung bây giờ là học TA từ năm cấp 3 rồi sau đó đi du học,vừa lợi về bằng cấp,vừa
lợi về kiến thức,lại tránh đươc căng thẳng thi DH ở VN.
Nói chung la GD o VN bây giờ đúng là luyện thi suốt 12 năm để vào được DH.Vào đươc rồi cung chả làm đươc gì mấy.
 
Tôi không học Networking chứ không được đào tạo để thành một lập trình viên nhưng cái gì gọi là căn bản vẫn cứ phải học . Đây là chương trình kì thứ 4 Diploma của bọn tôi .
Discrete maths
pascal
assembly
ngoai ra còn được học thêm một số môn nữa như
internet java
inteligent artificial
Unix
data struc

Tôi thấy không có lý do gì để từ chối không học bất cứ môn nào cả . Nó tạo cho ta một cơ sở vững chắc cho những gi tôi sẽ học sau này . Theo quan điểm của tôi , tự học là điều quan trọng nhất . Không phải bạn theo những môn gi ma là bạn có thể làm được cái gì . Khi tôi ra trường người ta nhận tôi không phải vì trong chương trình học của tôi có cái gì mà họ sẽ tống một đống công việc và xem tôi xử lý chúng thế nào .
 
Hồ Đức Thắng đã viết:
Nếu mà mình tự học ở nhà thi cũng có nhiều bất lợi lăm chứ.
1.K0 tập trung đươc ở trên lớp --> Điểm kém
2.Tự mầy mò thì rất tôn thời gian mà cũng chẳng có bằng cấp gì--->Chả ai công nhận.
Trong khi ct trên lớp thì quá la backward cho nên xu hướng chung bây giờ là học TA từ năm cấp 3 rồi sau đó đi du học,vừa lợi về bằng cấp,vừa
lợi về kiến thức,lại tránh đươc căng thẳng thi DH ở VN.
Nói chung la GD o VN bây giờ đúng là luyện thi suốt 12 năm để vào được DH.Vào đươc rồi cung chả làm đươc gì mấy.

Anh co quen mot anh hoc hoan toan o VN nhung da duoc Microsoft nhan :razz:.
Cai quan trong la minh gioi, bang cap khong la cai gi may dau Thang a.
Nguoi binh thuong thi o dau cung thua nhung nguoi gioi thi o dau cung thieu.
 
Tran Viet Binh đã viết:
Cai quan trong la minh gioi, bang cap khong la cai gi may dau Thang a.
Nguoi binh thuong thi o dau cung thua nhung nguoi gioi thi o dau cung thieu.

Chí lý, tự mình biết đâu cần bằng cấp. Bác Mai Thanh Hà làm quái gì có bằng tin học nhưng mày mò làm được nhiều cho web của AMS phết.

Bình à, bạn của em làm ở MS tên là gì vậy?

Cheer,
ĐTrang
 
Hi các bạn trẻ,

Thanks. Tui rời VN đến nay đã gần 14 năm, tuy hàng ngày đọc báo VN (on-line or imported newspapers from VN) và xem VTV4, nhưng vẫn thiếu rất nhiều necessary infor.
Tại sao lại CNTT ? Nếu các bạn chịu khó để ý thì sẽ thấy VNse ambition trở thành superpower of information technology chẳng có gì là original cả. In Asia, đi đầu là INDIE. Họ chú trọng vào đó từ thập kỷ 80, đến nay khả năng của họ thực sự là mạnh. Họ xuất khẩu programmers sang US, EU (Germany, GB, Finland, etc.), nhiều software companies lớn in US có 70% programmers gốc Ấn, vô khối software projects được thực hiện toàn phần or từng phần (eg. các modules) bởi indian software companies. Họ chứng minh khả năng của họ bằng spetacular successes, eg. fix bugs in 1 mil. lines of code trong vòng 48h, etc.
Sau INDIE là CHINA họ bây giờ đang làm mọi thứ neccesary, để becoming IT superpower. My estimation là China phải cần 20y để có thể
đe dọa the IT position of INDIE.
VN cũng có ambition đó, vì thấy phải đầu tư vào đó 0 quá nhiều, mà triển vọng làm giàu bằng con đường đó lại rất lớn. VN có ambition lớn như vậy, nên tui thấy ai đem so sánh IT của VN với các nước ASEAN như Malaysia, Thailand (tuy giàu hơn VN vài lần) - là 0 hiểu IT strategy for VN. Những tên smart của VN đem so với Thailand, Malaysian counterparts, tui cho là 1 điều hổ thẹn hơn la` vinh dự ! :))
VNse goverment làm nhiều việc đúng hướng, eg. mở high-tech, IT Parks, tax reduction, IT lobby, software copyright, etc. nhưng xem ra còn coi thường nhiều important factors, esp. education at Universities, chất lượng đào tạo IT specialists, 0 chú trọng phát triển information society. Những tên clever nhất của VN, studied CS abroad, 0 chịu về nước.
Thử xét xem khả năng hiện nay của Vnse IT industry ra sao nhé. Well, FPT biggest software (networking) company đã có product nào for export chưa ? Nghe nói cách đây 2 năm họ có nhận thầu small project vài triệu usd, sau 0 làm nổi đúng tiến độ, bỏ cuộc (check it). Vậy VNse national ambition có vượt quá khả năng hay không ?


To be continued ...,

Hưng

Nguyễn Thành Trung đã viết:
Cuối cấp 2: DOS, Basic (Cai ngon ngu nay chac bay gio chang ai biet)- Chi hoc suông vi trường ko có máy=> có được khái niệm computer là 1 cái máy (tất nhiên là tinh vi hơn cái xe đạp;))
Cấp 3: DOS, BKED,Pascal -chỉ học lớp 10 và 1-2 buổi thực hành với 4 cái máy cho cả khối => À, cái máy tính nó có cái màn hình như cái TV:razz:
Nhưng ấy là chuyện ngày xưa rồi, ngày ấy nước ta còn quá thiếu thốn

Thời bọn tui ở Ams còn chưa có cái Computer nào hết, biết algorithms nhưng 0 biết programming! Mãi lên Univ mới được nghịch games và ABC học programming. Còn nhớ lúc đó Don Knuth đã implemented (his life time achievement) Tex; sau đó ít lâu Linus cho ra đời Linux 0.1 - khỏang 1992 bọn tui đă gạt bỏ Dos chuyển qua Linux.
Tui chỉ mong các bạn trẻ có điều kiện tốt hơn nhiều so với bọn tui thời xưa, có thế thì mới ganh đua với IT thế giới được. Chứ còn chuyện leo lên assistant or asociate professor thì dễ, chẳng ăn nhằm gì đâu ! :))


Nguyễn Thành Trung đã viết:
(Hỏi chuyện ngoài lề 1 tẹo:
To anh Hung: khóa anh Hung có ông nào tên là Xuân Trung học Lý ko nhỉ?

Tôi không biết XT lớp Lý, thử hỏi bọn hủ Vật khóa đó trong forum xem, eg. đ/c Đỗ Đ Hùng.
Lớp Toán năm đó có 1 đ/c là Phạm Xuân Trung, sau bị đuổi khỏi Ams (1986) vì 1 chuyện tầy đình, tôi 0 muốn nhắc lại nó ở đây.
 
Hi all,

Phải công nhận từ hồi anh Hung rời khỏi VN (tổng cộng 14 năm) thì kỹ thuật máy tính của VN phát triển chậm thật. Nhưng thật ra mà nói thì VN mới bắt đầu phôi thai định hướng phát triển công nghệ thông tin từ năm 1995 mà thôi. Kể từ cuối năm 1997 khi mà VN mới bắt đầu mở 2 cổng ra Internet đến nay, sau khoảng 5 năm, những gì VN đang có ngày hôm nay là rất khả quan. CNTT không chỉ bàn đến phát triển phần mềm không thôi. Phần mềm chỉ là một phần nhỏ của CNTT. VN đã có tiến bộ rất nhiều trong mạng lưới viễn thông, thông tin đại chúng, và nhiều ứng dụng của CNTT khác. Bằng chứng là em ở nước ngoài 5 năm vẫn nắm bắt thông tin đầy đủ.

Chúng ta chưa thể so sánh với Ấn Độ nhưng tại sao chúng ta lại không hy vọng. Trí thông minh chỉ là một phần nhỏ trong yếu tố thành công. Dám nghĩ dám làm và khát vọng biến giấc mơ thành hiện thực đối với tôi quan trọng hơn cả.

Chỉ với 5 năm, VN đã đặt được một phần hạ tầng cho CNTT phát triển. Hy vọng trong 5 năm tới chúng ta sẽ có nhiều thành công hơn nữa. Cá nhân tôi cũng mong khoảng 5 năm nữa có mặt ở VN để bắt kịp làn sóng CNTT của VN.

Cheer,
ĐTrang.
PS: Be the happiest man by doing what you love. Always!
 
Hi all,

Cũng mới chỉ đọc lướt lướt một vài bài viết trong thread này, chắc không nắm được hết thông tin mọi người trao đổi, nhưng vẫn xin góp đôi ý như sau:

* Về giáo dục tin học thời bọn tôi:

- Hồi ở Ams: Chưa bao giờ được nhìn (chứ đừng nói là được sờ) đến cái máy tính. Học trên lớp thì hình như là cả 3 năm cũng chỉ có 1 học kỳ tin học, mà môn này cũng chỉ học chơi bời thôi thì phải, tức là không tính điểm. Học thì không học ngôn ngữ nào hết, mà là học vài cái thuật toán rồi viết mô phỏng chúng ra giấy bằng một cái ngôn ngữ gồm vài cái từ khóa và ký hiệu do thầy tự bịa ra.

- Lên ĐH: hồi bọn tôi Đông Âu vừa sập, và lúc đó hầu như cũng chưa có ai đi học ở Phương Tây cả (mà cũng hầu như không có khái niệm gì trong đầu về việc tự tìm đường đi học ở các nước tư bản Châu Âu; Mỹ - Việt thì chưa thiết lập quan hệ ngoại giao) -> gần như tất cả anh em đều học trong nước. Chuyên ngành Tin thì ĐHBK được coi như là thuộc nhóm dẫn đầu. Vậy thì khoa Tin (CNTT) ở đây học cái gì? Trong 2 năm đầu, chỉ có 1 học kỳ duy nhất học tin học, là môn Pascal. Cũng không bao giờ được sờ đến máy tính, mà là học chay, tức là lập trình trên giấy. Cả trường chỉ có một phòng máy duy nhất, gồm khỏang 8 - 10 cái rất cổ lỗ sỹ cho hàng trăm SV thuê chung để lấy tiền; chú nào muốn chạy thử chương trình thì phải cực kỳ nỗ lực mới có thể tranh được một suất thực hành 45'. Trong 3 năm sau thì cũng không khá khẩm lên được nhiều lắm. Tất nhiên, các môn DOS, Windows, C, C++, Foxpro,... thì không bao giờ có mặt trong chương trình rồi; mà thay vào đó, tỉ trọng các môn không thuộc CS lại khá cao, như lịch sử Đảng, kinh tế chính trị, tiếng Pháp (mặc dù 2 năm đầu học tiếng Anh), lý thuyết điện xoay chiều,... mà hệ số các môn này lại khá cao (có môn hệ số cao nhất thời ĐH). Trong khi đó, Toán thì hình như cũng chỉ học đến học kỳ 1 năm thứ 3 là vĩnh viễn chấm dứt. Các môn CS thì lèo tèo, học lý thuyết suông và nhiều môn dạy rất chán. So sánh với giáo trình của Berkeley mà bác Hung post lên thì thấy quả là một trời một vực. Tất nhiên, tự học là điều quan trọng nhất, và nó phải đi theo suốt đời người; nhưng nếu trường lớp không trang bị được những cái cần thiết, thì không hiểu đến trường để làm gì? Mà muốn tự học thì cũng phải có phương tiện. Thời đó, một cái PC 386 cũng khỏang $800 - $1000, phần lớn SV lấy tiền đâu ra để mua? Cho nên việc xin được những suất thực tập tại các công ty là một trong những cứu cánh tốt nhất. Nhưng đi làm, tham gia xây dựng các sản phẩm, tự học,... thì cũng phải cẩn thận, kẻo sẽ phải lĩnh điểm kém ở trường đối với các môn lịch sử Đảng, kinh tế chính trị, vẽ kỹ thuật,...
Bây giờ, tình hình ở ĐHBK chắc đã tốt hơn rất nhiều. Nhưng e rằng khỏang cách với thế giới vẫn không thu hẹp lại được; mà có khi còn tăng, vì họ tiến rất nhanh.

* Về các vấn đề khác:

Đọc thóang thấy chú nào đó nói rằng bọn CS của Mỹ cũng phải có đến khỏang 70% số thằng là chuôi chuối -> thế thì mới có đất cho anh em software nước ngoài vào chứ:D . Các anh em cứ thật nhiệt tình, năng động; nuôi nhiều hoài bão, ý tưởng; dấn thân ra nước ngoài du học hoặc làm việc; tích cực học hỏi và trau dồi kinh nghiệm, kiến thức và bản lĩnh; mạnh dạn, tự tin, dám nghĩ dám làm, thỏa chí tung hòanh vùng vẫy và nảy sinh ý tưởng, khẳng định được năng lực, trước hết đem lại lợi ích cho chính bản thân, và sau đó hy vọng sẽ có thể tham gia vào việc đem kinh nghiệm, tri thức, tài chính, công nghệ,... về giúp ích nước nhà.
 
Hi all !
Đo.c tu+` đa^`u Topic na`y đe^'n ba^y gio+`,to^i chi? ca?m nha^.n đu+o+.c mo^.t đie^`u ra(`ng nhu+~ng ba`i vie^'t nghie^m tu'c,chi'n cha('n va` nha^'t la` co' Lo`ng nhu+ cu?a Mr. Hu+ng ra^'t i't.Tu+. du+ng tha^'y tie^'c cho su+. quan ta^m vo+'i IT nu+o+'c nha` (?) cu?a anh.Co' le~ anh Hu+ng đa~ sai tu+` đa^`u khi go^.p chung mo^'i quan ta^m đo' vo+'i ti`nh ca?m (kho' tra'nh :)) vo+'i Amsers cha(ng ?
No'i gi` thi` no'i,14 na(m la` mo^.t tho+`i gian da`i la('m.Da`i đu? đe^? anh Hu+ng kho^ng bie^'t ra(`ng tru+o+`ng Am nga`y nay đa~ cha(?ng co`n nhu+ xu+a nu+~a.Vi` Admin Mai Thanh Ha` đa~ no'i ra(`ng đa^y kho^ng pha?i la` cho^~ cho nhu+~ng ngu+o+`i Critics (!?) đu+o+.c phe'p pha't bie^?u tha(?ng tha('n,to^i chi? da'm no'i vu vo+ nhu+ the^' na`y : Li~nh vu+.c co^ng nghe^. tho^ng tin la` mo^.t ca'i gi` đo' to lo+'n la('m thi` pha?i :),đo^i vai ga`y cu?a nhu+~ng Amsers la`m sao ma` ca'ng đa'ng no^?i đa^y? Chi? ca^`n anh Hu+ng bo? the^m chu't i't tho+`i gian ti`m hie^?u the^m,to^i tin anh se~ ti`m đu+o+.c kho^ng i't nhu+~ng ngu+o+`i kha'c o+? trong nu+o+'c co' kha? na(ng va` Thu+.c Ta^m. Chu'c anh may ma('n !

Tha^n.
H.T
 
Hi mọi người,

Phải công nhận là mọi người tham gia chủ đề này đều khá nghiêm túc, và không ít người phải nói là rất tâm huyết. Ở đây chỉ xin nêu lên một vài ý kiến nho nhỏ thôi:
- Nên tránh những lập luận một chiều. Còn nhớ hồi ở nhà đọc truyện Đôi mắt của Nam Cao, mọi người nghĩ xem mình có nên giống cái ông văn sĩ beo béo trong truyện ko nhỉ :).
- Các anh em ở nước ngoài nên khiêm tốn hơn một chút. Bản thân tôi cũng học ở nước ngoài, nhưng ko nghĩ rằng chúng ta là "những tên clever nhất của VN" đâu ạ. Ở trong nước nhiều người cũng giỏi lắm, và nhiệt tâm nữa. Tất nhiên những người ra nước ngoài phải nói là cũng đôi khi vươn tới được một cái gì đấy kha khá hơn nhờ có điều kiện tiếp xúc với trình độ công nghệ tiên tiến hơn trong nước.
- Một điều nữa xin góp ý là "tâm huyết" thì tốt rồi. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở chỗ "uất ức", "khổ tâm" thì có lẽ chưa đủ. Cách tốt nhất là bắt tay vào làm một cái gì đó thiết thực (mà những cái thiết thực thì thường là rất tầm thường, nhưng mà khả thi. Muốn như vậy thì cần phải nắm vững tình hình trong nước hơn một tí). Vậy bác nào đi lâu quá rồi thì nên thu xếp lúc nào đấy về thăm nhà một lần cho biết :). Bây giờ nước mình hội nhập khá tốt rồi, vấn đề Visa cũng dễ dàng hơn ngày xưa nhiều lắm đấy.
- Việc chú Hoàng Việt lưu ý mọi người thì cũng có phần đúng đấy :). Vì cũng có một số (hi vọng là ít) Việt Kiều củ chuối như thế thật.
- Về vấn đề tuổi tác, em thấy là mọi người cũng chưa nói gì tệ quá anh Hưng ạ :). Miễn sao lễ phép một chút là tốt rồi. Em nghĩ người nhiều tuổi thì đáng kính trọng ở chỗ có nhiều kinh nghiệm sống. Nhưng có lẽ cũng chỉ thế thôi (nhất là ở Mỹ :). By the way, a few of my students are older than you, too ;D. Nghe anh nói em camr thấy anh là người nhiều kiến thức, bọn em kính trọng anh là ở chỗ đấy :).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tôi không đồng ý!

Thật ra thì ở Vietnam dạy như vậy là phù hợp vì trình độ các bạn sinh viên không đồng đều,vả lại nếu muốn nâng cao bạn có thể tự mình học,nếu bạn có đủ khả năng,và đừng viện cớ này ,cớ nọ,quả thật những người đã và đang học ở nước ngoài họ đã làm được cái gì đâu,nhiều người cứ down mấy trình xem code về rồi họ edit lại mà nhiều khi còn lỗi bét nhè,vậy thôi,có nhiều người cứ cắm đầu cắm cổ vào viết cái này cái nọ trong khi thực tế thì công nghệ thông tin đã cách họ vài thế kỉ rồi,do đó nếu chúng ta không đủ khả năng thì hãy ,không nên nói là mình không được học cái này cái nọ.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
To Nguyen Chi Thanh : đọc cái này của U thế nào nhi?...:D

---> "Trying to keep up with you
And I don't know if I can do it!
Trying to keep an eye on you
Like a hurt lost and blinded fool!
What if all these fantasies
Come flailing around!
But that was just a dream
That was just a dream!"


hehe chưa thử hết cách sao biết được là ko có khả năng..

" You'll never know how high you can fly
Until the day you try"
(Limkokwing)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo em thấy cái nhìn của các bác còn nặng về kỹ thuật, không chỉ riêng IT mà muốn phát triển bất cứ ngành nào ta cũng cần có một chiến lược toàn diện. Cái chúng ta thiếu là những nhà hoạch định chính sách giỏi, ở mức thấp hơn là những nhà quản lý dự án, kiến trúc sư phần mềm giỏi. Có đội ngũ developers lành nghề mà không có những architects giỏi thì cũng chỉ đến làm gia công may thế kỷ 21 cho thiên hạ thôi. Em có thể khẳng định hơn 95% lập trình viên Việt Nam ở nước ngoài chỉ ở mức developers, và đa phần lập trình viên Ấn Độ cũng thế. Bây giờ các bác thử về Việt Nam mở công ty phần mềm xem có làm được hơn các loại FPT Tinh Vân không? Chưa chắc.

Như vậy có thể thấy bản chất của vấn đề không nằm ở khâu đào tạo. Với tốc độ phát triển chóng mặt của IT ngày nay, không có bất cứ một trường lớp nào trên thế giới có thể update kiến thức kịp thời cho sinh viên cả. Và nếu có làm thế được đi nữa thì cũng là phương pháp giáo dục hết sức thụ động. Nhà trường chỉ có thể trang bị kiến thức nền tảng cho sinh viên, thằng nào khá sẽ tự học được để nâng cao trình độ. Điểm mấu chốt là khả năng tiếp thu và vận dụng cái mới, chứ không phải anh biết bao nhiêu ngôn ngữ lập trình. Về mặt cơ bản học Pascal cũng như học C, ngôn ngữ chỉ là phương tiện để thông qua đó ta nắm được khái niệm gốc của computer science: data models, data structures, algorithms. Nếu một sinh viên có thể master được những khái niệm nền tảng với Pascal, việc học C/C++ hay Java sẽ không còn là vấn đề với anh ta, vấn đề còn lại chỉ là kỹ năng.

Như đã nói không chỉ trong IT, mà trong bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, nói rộng hơn ở tầm quốc gia, chúng ta thiếu những nhà lãnh đạo, nhà quản lý, những đầu tầu ở tầm cỡ thế giới. Việt Nam không thể bắt chước Ấn Độ hay Trung Quốc đi làm xuất khẩu phần mềm ồ ạt được, họ có 1 tỉ dân, chúng ta chỉ có 80 triệu, họ đã đi trước cả vài chục năm nay, trong khi chúng ta vẫn còn rất non trẻ. Nếu cần một tấm gương để học, thì đó phải là Israel. Quý hồ tinh bất quý hồ đa, chúng ta cần có những sản phẩm thể hiện trí tuệ thực sự, và đấy có thể được coi là một ưu điểm của Việt Nam. Hãy khoan nói đến Ấn Độ, chỉ mới Thái Lan thôi ngành công nghiệp phần mềm của họ đã hơn đứt ta. Mặc dù trình độ lập trình viên Thái Lan rất tầm thường, nhưng họ làm việc theo dây chuyền sản xuất phần mềm rất chuyên nghiệp và đồng bộ, đứng đầu là thằng kiến trúc sư thiết kế ra tất cả, bọn ở dưới chỉ việc cứ thế mà làm theo, thậm chí bọn này còn không được coi là lập trình viên nữa mà chỉ được gọi là thảo chương viên thôi.

Như vậy vấn đề không phải là lập trình viên của ta kém thế giới, mà là khoảng cách giữa đội ngũ lãnh đạo của ta với thế giới còn quá xa. Tất nhiên để đẩy mạnh IT industry thì cần phải mạnh toàn diện ở mọi khâu, nhưng nhân tố quan trọng nhất rõ ràng không phải là những sinh viên mới ra trường. Chảy máu chất xám không phải là vấn đề lớn, mà vấn đề là chúng ta mất đi những chất xám ở loại nào? Những chất không xám lắm và xám vừa vừa thì có ở nước ngoài suốt đời cũng chả thiệt gì cho đất nước. Và theo em biết những người giỏi nhất ở mọi lĩnh vực đã được mời về làm việc cho Chính phủ, những ai chưa về thì trước sau gì cũng sẽ về.

Nói chung các bác cứ việc bức xúc đi, những cái các bác thấy được không phải các bác ở nhà không hiểu, nhưng giải quyết thế nào thì không hề đơn giản. Thử hỏi các bác làm IT trong này có ai là tech. manager, software architect hay lead developer của một công ty lớn không? Đấy chính là những gương mặt mà ngành CNTT của Việt Nam đang thiếu. Và từ cái thiếu này nó dẫn đến hàng loạt nguyên nhân yếu kém khác. Bên cạnh đó cũng phải nói đội ngũ giảng dạy của chúng ta trình độ còn ở mức rất thấp, theo như lời một anh bạn kể, đến ngay như các bác giáo sư của một trường đại học hàng đầu về IT của Việt Nam còn chưa từng nghe qua OOD/OOA, không phân biệt nổi design patterns là gì, lại còn tưởng là patterns recognization trong AI thì đỉnh cao rồi.
 
Nguyễn Minh Châu đã viết:
Theo em thấy cái nhìn của các bác còn nặng về kỹ thuật, không chỉ riêng IT mà muốn phát triển bất cứ ngành nào ta cũng cần có một chiến lược toàn diện. Cái chúng ta thiếu là những nhà hoạch định chính sách giỏi, ở mức thấp hơn là những nhà quản lý dự án, kiến trúc sư phần mềm giỏi. Có đội ngũ developers lành nghề mà không có những architects giỏi thì cũng chỉ đến làm gia công may thế kỷ 21 cho thiên hạ thôi. Em có thể khẳng định hơn 95% lập trình viên Việt Nam ở nước ngoài chỉ ở mức developers, và đa phần lập trình viên Ấn Độ cũng thế. Bây giờ các bác thử về Việt Nam mở công ty phần mềm xem có làm được hơn các loại FPT Tinh Vân không? Chưa chắc.

Như vậy có thể thấy bản chất của vấn đề không nằm ở khâu đào tạo. Với tốc độ phát triển chóng mặt của IT ngày nay, không có bất cứ một trường lớp nào trên thế giới có thể update kiến thức kịp thời cho sinh viên cả. Và nếu có làm thế được đi nữa thì cũng là phương pháp giáo dục hết sức thụ động. Nhà trường chỉ có thể trang bị kiến thức nền tảng cho sinh viên, thằng nào khá sẽ tự học được để nâng cao trình độ. Điểm mấu chốt là khả năng tiếp thu và vận dụng cái mới, chứ không phải anh biết bao nhiêu ngôn ngữ lập trình. Về mặt cơ bản học Pascal cũng như học C, ngôn ngữ chỉ là phương tiện để thông qua đó ta nắm được khái niệm gốc của computer science: data models, data structures, algorithms. Nếu một sinh viên có thể master được những khái niệm nền tảng với Pascal, việc học C/C++ hay Java sẽ không còn là vấn đề với anh ta, vấn đề còn lại chỉ là kỹ năng.

Như đã nói không chỉ trong IT, mà trong bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, nói rộng hơn ở tầm quốc gia, chúng ta thiếu những nhà lãnh đạo, nhà quản lý, những đầu tầu ở tầm cỡ thế giới. Việt Nam không thể bắt chước Ấn Độ hay Trung Quốc đi làm xuất khẩu phần mềm ồ ạt được, họ có 1 tỉ dân, chúng ta chỉ có 80 triệu, họ đã đi trước cả vài chục năm nay, trong khi chúng ta vẫn còn rất non trẻ. Nếu cần một tấm gương để học, thì đó phải là Israel. Quý hồ tinh bất quý hồ đa, chúng ta cần có những sản phẩm thể hiện trí tuệ thực sự, và đấy có thể được coi là một ưu điểm của Việt Nam. Hãy khoan nói đến Ấn Độ, chỉ mới Thái Lan thôi ngành công nghiệp phần mềm của họ đã hơn đứt ta. Mặc dù trình độ lập trình viên Thái Lan rất tầm thường, nhưng họ làm việc theo dây chuyền sản xuất phần mềm rất chuyên nghiệp và đồng bộ, đứng đầu là thằng kiến trúc sư thiết kế ra tất cả, bọn ở dưới chỉ việc cứ thế mà làm theo, thậm chí bọn này còn không được coi là lập trình viên nữa mà chỉ được gọi là thảo chương viên thôi.

Như vậy vấn đề không phải là lập trình viên của ta kém thế giới, mà là khoảng cách giữa đội ngũ lãnh đạo của ta với thế giới còn quá xa. Tất nhiên để đẩy mạnh IT industry thì cần phải mạnh toàn diện ở mọi khâu, nhưng nhân tố quan trọng nhất rõ ràng không phải là những sinh viên mới ra trường. Chảy máu chất xám không phải là vấn đề lớn, mà vấn đề là chúng ta mất đi những chất xám ở loại nào? Những chất không xám lắm và xám vừa vừa thì có ở nước ngoài suốt đời cũng chả thiệt gì cho đất nước. Và theo em biết những người giỏi nhất ở mọi lĩnh vực đã được mời về làm việc cho Chính phủ, những ai chưa về thì trước sau gì cũng sẽ về.

Nói chung các bác cứ việc bức xúc đi, những cái các bác thấy được không phải các bác ở nhà không hiểu, nhưng giải quyết thế nào thì không hề đơn giản. Thử hỏi các bác làm IT trong này có ai là tech. manager, software architect hay lead developer của một công ty lớn không? Đấy chính là những gương mặt mà ngành CNTT của Việt Nam đang thiếu. Và từ cái thiếu này nó dẫn đến hàng loạt nguyên nhân yếu kém khác. Bên cạnh đó cũng phải nói đội ngũ giảng dạy của chúng ta trình độ còn ở mức rất thấp, theo như lời một anh bạn kể, đến ngay như các bác giáo sư của một trường đại học hàng đầu về IT của Việt Nam còn chưa từng nghe qua OOD/OOA, không phân biệt nổi design patterns là gì, lại còn tưởng là patterns recognization trong AI thì đỉnh cao rồi.


Hoàn toàn nhất trí với Châu từ A đến Z
 
Hoan hô đồng chí Châu.
Tôi đồng ý với những nỗ lực mà các công ty phần mềm trong nước đang đạt được. Nhưng cái kẹt của các công ty này là không có thị trường tiêu thụ. Làm ăn mà không có lãi thì đúng là chán thật. Không kể các ISP thu tiền từ phí truy cập, đa phần các hãng phần mềm đều không thể biến sản phẩm của mình thành mass production được. Thử hỏi có bao nhiêu người bỏ ra dù chỉ mấy chục ngàn để mua các phần mềm từ điển hay bộ gõ tiếng Việt??

Một nhân viên tin học được ngoi lên được chức manager, software architect hay lead developer ở các công ty nước ngoài không phải là dễ. Ngoài khả năng thực lực còn phải có tâm huyết với ngành và nhất là với công ty. Thử hỏi đang ở địa vị được làm những việc yêu thích có ai chịu từ bỏ không? Để thu hút được những nhân vật này thì ngoài môi trường làm việc ra còn cần sự ưu đãi nữa. VN tại thời điểm này đang thiếu cả hai. Hy vọng thêm vài năm nữa, các chú ở nước ngoài chán hết làm thuê cho bọn khác sẽ cùng về VN tôn một anh trong nước lên làm lead rồi tung hoành cho sướng.

Chú nào ở đâu làm gì đâu ai cấm, miễn là anh em vui vẻ là được. Lo gì!!

Cheer,
ĐTrang
 
Hồ Đức Thắng đã viết:
Nếu mà mình tự học ở nhà thi cũng có nhiều bất lợi lăm chứ.
1.K0 tập trung đươc ở trên lớp --> Điểm kém
2.Tự mầy mò thì rất tôn thời gian mà cũng chẳng có bằng cấp gì--->Chả ai công nhận.
Xin lỗi, anh Thắng nhầm nhọt thế nào chứ ai chẳng biết tin học là một môn self-study?

Như TGBinhf - giám đốc FPT đã từng nói:
"Bạn trẻ theo nghiệp IT muốn thành công cần nhất 2 khả năng:

1. Khả năng tự học - cái này quá là hiển nhiên rồi: khi IT phát triển vùn vút đến phát chóng mặt, ..buồn nôn :D như hiện này thì làm gì có trường lớp nào, kể cả ở những nc vốn tụ hào về IT đi, cập nhật kịp nổi? (VD như trường hợp của tui đây này: hì hục đầu tư tiền mua quyển Flash 5 về đọc, chưa kịp cày cục hết, Flash MX đã ra lò, Flash 5 lạc hậu, hay thê thảm hơn, hồi trc định tìm hiểu 3DMax, kiếm đc quyển 2.x thì bây giờ đã có đến 4 rùi, k0 tìm nổi hàng đĩa nào còn bán 2.0 về mà cài nữa.) Vậy đó, tự học còn chả kịp, nói gì đến chuyện lên thành ct giảng dạy.
Làm sao có chuyện học ở trg thì hiệu quả cao hơn đc, học ở nhà thoải mái và nhanh hơn nhiều chứ - tất nhiên phải có niềm đam mê làm chất doping kíck thích.

2. Vốn ngoại ngữ tốt : tiếng Anh, thậm chí thêm cả tiêng Đức, Pháp, Nhật, có vậy thì mới tự học đc..."
Du học thì tất nhiên ưu thế hơn ở nhà rùi, nhưng cái hơn có lẽ chỉ là đc tiếp xúc với fong cách và tư duy phương Tây thôi.
 
Vấn đề cơ bản nhất trong nước hiện nay có lẽ là bản quyền. Các Cty phần mềm ko phát triển được ko hoàn toàn là do ko có khả năng (cả về "vi mô" cũng như "vĩ mô" :). Chủ yếu là ko có thị trường phần mềm thực sự. Chính vì ko có thị trường phần mềm lành mạnh nên các Cty thường bị bế tắc đầu ra, dẫn đến đủ thứ "củ chuối", như thiều vốn để phát triển, ngại đầu tư trí óc nhiều quá (đầu tư nhiều để bị ăn cắp thì cũng đau). Do đó việc đầu tiên cần phải thực hiện ở trong nước là thực hiện luật bản quyền phần mềm nghiêm ngặt.
 
Về một mặt nào đấy thì "cho phép vi phạm bản quyền phần mềm vì ko đủ tiền mua" cũng giống như là "ko cấm ăn cắp nếu vì nghèo". Xin hãy nói qua về tác hại của việc ko có luật bản quyền:

- Nhiều người cứ thắc mắc tại sao trong thị trường mình ko có nhiều phần mềm tiếng Việt hay - câu trả lời hiển nhiên: Ko ai muốn viết. Một số phần mềm "được" một chút vừa viết ra (sau bao nhiêu năm tháng ấp ủ, trăn trở) liền bị sao chép tùm lum. Kết quả là ngưòi phát triển phầm mềm trở thành "nhà từ thiện bất đắc dĩ", có làm mà ko có hưởng.

- Một số người lại thắc mắc là trình độ lập trình viên chuyên nghiệp trong nước tại sao lại cứ "thế nào đó" - nghĩa là cứ ko chuyên nghiệp lắm (mặc dù chúng ta cũng thắng trong một số cuộc tranh tài cấp sinh viên). Câu trả lời là sau khi học xong đại học, nhiều sinh viên đã có một background khá tốt. Tiếc thay nhiều người trong số họ ko có đất thực hành --> ko phát triển được, cố ko bị mai một là may (còn phải dành thời gian để đi làm việc khác - liên quan đến "mắm tôm chả hạn"). Mà trong ngành công nghệ phát triển "như vũ bão" này thì đứng một chỗ tức là tụt lùi khá nhanh.

- Và nhiều thứ khác...

Cách đây 4 tháng mình về nước chơi, được gặp anh Tô ở công ty Tinh Vân (là một trong những người tham gia Cty từ ngày đầu - có lẽ anh là sáng lập viên). Khi mình cho anh biết ý định là sẽ về nước làm việc sau khoảng 5 năm nữa (khi đã học xong và làm ở đây khoảng 2 năm "lấy kinh nghiệm"), anh có bảo mình là sẽ gặp nhiều khó khăn đấy, vì hiện anh chưa thấy hướng đi nào cho phầm mềm VN. <---- Lý do đầu tiên chính là bản quyền. Xin các bạn lưu ý về vị trí của Tinh Vân hiện nay ở VN - đây hẳn là một trong những Cty thành công trong lĩnh vực phần mềm ở VN.

Lại nhớ lại cách đây vài năm hồi mình còn làm ở FPT. Trong các cuộc họp để duyệt dự án, rất nhiều dự án phần mềm đã được propose, nhưng khi nêu tính mục đích thì phần lớn mọi người đều nói là để "luyện quân", "chuẩn bị cho tương lai". Câu hỏi là tại sao ko có đề tài nào là "để bán" cả???

Về việc "ko thể bắt người dân mua phần mềm ..." thì xin có ý kiến như sau:
- Việc "người dân" ko mua phần mềm thì thôi có lẽ đành "thông cảm" phần nào. Thế nhưng các Cty mà ko mua phần mềm thì ko thể biện hộ kiểu gì được. Cần phải nghiêm túc coi việc đầu tư vào việc mua phần mềm như là một phần ko thể thiếu của chi phí đầu vào.
- Nạn ăn cắp bản quyền đúng là ko thể dẹp ngay trong sớm chiều, nhưng ít ra thì phải có văn bản pháp lý để quy định về việc này chứ??? Về lý mà nói, bạn bỏ công bỏ sức ra để phát triển phần mềm, bạn phải được trả công chứ??? Ca sĩ hát thì được tiền, nhạc sĩ sáng tác bài hát thì ai biểu diễn bài đó sẽ phải trả tiền cho ông ta, ko trả thì bị kiện. Vậy phần mềm cũng do người "sáng tác" ra, nếu ai dùng nó để kiếm tiền thì phải trả tiền cho tác giả chứ??? Một nhạc sĩ một năm còn có thể viết khoảng chục bài hát, chứ chục lập trình viên thì một năm có lẽ chỉ viết được 1 đến 2 phần mềm thôi.

Về chuyện xuất khẩu phần mềm: muốn xuất khẩu được phần mềm thì phải có lập trình viên giỏi. Thị trường trong nước chưa có thì lấy gì mà đào tạo nhiều lập trình viên giỏi đây?

Tóm lại là những lời biện hộ cho vi phạm bản quyền dù sao cũng chỉ là một sự biện hộ "lợi bất cập hại". Xin hãy nghĩ đến mồ hôi, nước mắt của những người sản xuất phần mềm!
 
Đây là topic về Tin học ở Ams chứ ko phải là topic nói về tin học nước nhà. Mọi người đọc kỹ lại tiêu đề của topic dùm cho.
Các bác cứ ngồi đấy mà chỉ trích, sao các bác ko tự lo mà hoàn thiện bản thân mình, tự nâng tầm trình độ của mình đi. (Sory các bác như bác Hưng nhé, các bác ko phải đọc những lời này vì chúng ko dành cho các bác) Thiếu chỗ làm à, cty nước ngoài ở VN đầy ra đấy! Apply vào đi xem có đáp ứng nổi yêu cầu của nó ko?
Công nghệ thông tin = Viễn thông + Tin học, chứ ko phải CNTT chỉ là tin học, chỉ là các coder, programmer hay developer... Mà trình độ mới chỉ đủ để làm những công việc như thế thì đừng có đòi hỏi gì nhiều, lo mà làm hoặc học những thứ cần học để nâng cao trình độ đi đã.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên