Thanh niên Việt Nam hiện nay có quan tâm đến vận mệnh quốc gia?

Có thể là do em chả biết cách nào để trình bày ý tưởng theo một ngôn ngữ nghiêm túc hơn , nhưng mà ý tưởng hoàn toàn nghiêm túc chứ anh , sao lại game giếc gì ở đây ?
 
@ a.Long: Anh ơi giống thằng Hùng là sao ạ?:-ss
@ a.Nghĩa: Thì topic em nó lập ra là để tìm quest mà.=))
 
Có nghĩa là em viết hơi thiếu nghiêm túc trong một chủ đề nghiêm túc thế này, và thể hiện cái tôi của bản thân hơi cao.
 
Em vừa trúng tuyển ct all connek và đang cần 1 vài ý kiến đóng góp ! ^^ Em tham gia chủ đề : "thanh niên VN hiện nay có quan tâm đến vận mệnh quốc gia? " Em ở phe phản đối, tức là thanh niên VN hiện nay ko quan tâm đến vận mệnh quốc gia ! Đúng là vs em chủ đề hơi khó nên em rất cần ý kiến và thông tin từ mọi ng ! Mời mọi ng vào thảo luận ! Thx mọi ng nhiều ! (ai ko có nik trên HAO đọc đc bài này mà có ý kiến plz pm em nik maitrang0307 ! Thx mọi ng nhiều !

@Lộc: ko hiểu tiếng Việt hả cu :D nhận sai béng đi cho nhanh, cãi làm gì :D
@Bách: ờ anh sorry là đính thêm tên em vào, tại em để phần giải pháp tít ở dưới, muốn xem bộ phận 1 là bộ phận nào lại phải scroll lên trên, mà scroll anh hỏng :"> (đã sửa lại bài)

:O sửa bài là mất cái tick bài hay rồi :(( em Dung tick lại cho anh :p
(jk ôi mình trẻ con quá 8-> )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
A big bro : Em gái luk nào cũng tik nhá ! :))
Tuần sau ghi hình rồi, mah bây h bọn em đang loạn hết cả lên. Hôm nay training buổi 3, các ý kiến, các luận điểm đều bị bác bỏ >"< . Rối quá !!!!
 
@ a.Long: Em tiếp thu liền.:p
@ a.Nghĩa: Tại em thấy em nó cần mấy chiêu để lên hình thôi chứ đã phải bàn chuyện to tát thật đâu.:D
@ Trang: Ý kiến, luận điểm nào bị bác bỏ?:-/
 
Đang chuyển sang 2 luận điểm khác . 1 là Thanh niên Vn đang vô trách nhiệm vs bản thân và vs xã hội
2 là thanh niên vn vs những nhận thức sai lầm. Chỉ cần mỗi ng là 1 thanh niên tốt, đã là quan tâm rồi .
 
Ah, tức là đưa về 2 hướng. 1 là thanh niên VN ko tốt, 2 là tốt nhưng mà nhầm hướng. Để cho vấn đề đỡ nhạy cảm thì em có thể đi vào hướng 2, mặc dù rủi ro bị bẻ gãy nhiều hơn.
Nếu cùng đường thì tìm cách tách nhỏ các nhóm thanh niên ra, rồi xoáy lại vào hướng cũ đấy, mình chỉ cần chứng minh rằng cái mình nói có tồn tại là đủ.:D
 
chị thấy 2 cái luận điểm của em mang tính đáng đồng quá:
1 là Thanh niên Vn đang vô trách nhiệm vs bản thân và vs xã hội
2 là thanh niên vn vs những nhận thức sai lầm. Chỉ cần mỗi ng là 1 thanh niên tốt, đã là quan tâm rồi .
Đây là 1 vấn đề theo chị nghĩ là rất nhạy cảm. Mà nói chung là mọi vấn đề trên Allconnect đều rơi vào tình trạng hoặc là 1 cái là hiển nhiên đúng ( nhưng không phải ai cũng theo), hoặc là chả đáng quan tâm, có hay không cũng chả ảnh hưởng đến đời sống, cuối cùng là những vấn đề như kiểu vấn đề này: mang tính bộ phận, không được đánh đồng cho toàn bộ.
Nếu luận điểm của em nói là toàn bộ thì em hoàn toàn sai lầm và làm ý kiến của em mang tính tiêu cực. Còn nếu chỉ dừng lại ở một bộ phận, thì không sai, nhưng sẽ thiếu tính thuyết phục.

Thanh niên ngày nay chưa có điều kiện góp tiếng nói vào những sự kiện lớn của đất nước. Có thể ra đường hỏi nhiều người chẳng biết tên các ông bộ trưởng, thứ trưởng, có khi là thủ tướng, tổng bí thư,..., không rõ các kì họp quốc hội diễn ra thế nào, không đi bỏ phiếu,... nó là không hay nhưng cũng chưa đáng để quy vào "thờ ơ với VMQG".
Bởi vì VN rõ ràng chưa tạo cho thanh niên một nơi để đóng góp ý kiến trực tiếp. Tiếng nói của thanh niên có chăng hay thì được lên báo, còn trái luồng thì không được xem xét. Khá là bất cập.
=> ko thể trách thanh niên đứng ngoài trong việc này được.
Song nếu thu hẹp vận mệnh quốc gia lại trong phạm vi xã hội, đời sống của từng người thì có thể thấy rõ, một bộ phận thanh niên ngày nay có 1 lối sống hưởng thụ, thiếu trách nhiệm.
Tội phạm ngày nay rất nhiều mà chủ yếu là lứa tuổi thanh niến từ 18 đến 30 tuổi. Hàng ngày đọc qua các báo có thể thấy rất nhiều tin về những người còn rất trẻ đã bỏ học, phạm pháp, cướp bóc, hút chích,... Đó là bộ phận có thể gọi hơi thái quá là thành phần cặn bạ của xã hội mà không một nước nào không có, không 1 xã hội nào không tồn tại. Không thể lấy đó để nói là "thanh niên ngày nay thờ ơ với VMQG"

Cái em cần đề cập là bộ phận thanh thiếu niên có học thức, có giáo dục và có đời sống lành mạnh. Bởi nếu lôi những đứa thiếu nhận thức kia ra mà làm ví dụ chứng minh thì cái nhìn quá phiến diện, tăm tối.

Vấn đề này thực ra cũng khá là khó nói vì chẳng ai được hỏi lại bảo, "VMQG á? Nó là cái gì? Ko quan tâm"

Ở đây em lại phải xác định lại 1 lần nữa VMQG là gì.

Nếu là chăm lo cho đời sống cá nhân thì nói thực, chỉ có đứa nào ngu mới không lo cho thân mình.
Nếu là quan tâm đến xã hội thì em phải dẫn giải ra các hoạt động mà thanh niên có thể làm, rồi từ đó mới xem là có khoảng bao nhiêu thanh niên tham gia vào các hoạt động đó, tham gia thế nào, mục đích thực sự là ra sao.

Chứ như cái bạn Thủy kia, lôi chuyện chống Mỹ cứu nước từ đời tám hoánh nào ra ví dụ thì cũng đến pó tay. Rồi nữa, cái chuyện học hành cũng là vấn đề ấm thân thôi, ko học thì thiệt, chứ biết đâu được cái danh quốc tế rồi các bạn lại chả lon ton ra nước ngoài làm việc hết.

Nên theo chị thì em Trang ban đầu cần xác định đối tượng xem xét, định nghĩa thế nào là "không thờ ơ với vận mệnh quốc gia", không thì sẽ bẹp dí dưới mớ luận điểm y như sách giáo dục công dân của bạn Thủy đấy :((
P/S: vì cuộc thi này nó cứ củ chuối thế này nên dù cần tiền lắm, em cũng chẳng tha thiết lắm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thôi ai có điều kiện thu lại up lên du-tuýp hộ mình cái :D Nhà mình không có VTV6. Luận điểm chúng ta đưa ra là khá nhiều rồi, liệu xem em ý có tiếp thu không :p Để hôm nào đăng kí đi all connect mới đc, xem mớ lí thuyết suống của mình làm gì đc =))
 
Ai biết bật mí hộ tôi cái cái gì là Allconnect và mục đích của nó là gì thế? Có phải nó là cái "kết nối trẻ" k? tvshow? vậy mục đích của topic là hỗ trợ đội nhà dành chiến thắng hay là bàn luận chuyện "vận mệnh quốc gia"?

Nếu câu cuối cùng của tôi đúng thì tôi chỉ nghĩ đơn giản như thế này:

"TN VN hiện nay có quan tâm đến vận mệnh quốc gia?" = TN VN hiện nay có quan tâm đến các vấn đề chính trị? = có ý thức được những vấn đề/bài toán mà giới chính khách hiện giờ đang trăn trở tìm lời giải? Còn từ việc ý thức vấn đề đến tự trau dồi bản thân để có được một định hướng đúng, một lời giải đúng hay chỉ đơn giản là có 1 lá phiếu bầu đúng là còn 1 khoảng cách xa.

Để trả lời cái này chỉ có 1 cách là phát phiếu điều tra xã hội. Có thể thiết kế nhiều loại câu hỏi với mức độ cân não khác nhau để ước lượng được xã hội thông qua kết quả kiểm phiếu. Vấn đề là bạn có thể xin phép you_know_who xem được "hỏi" những câu nào trong phiếu và câu nào thì k.
 
Nhìn ra một nước Châu Á có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam chúng ta, đó là hàn Quốc. Sau khi chiến tranh kết thúc (1952), Hàn là một nước nghèo đói, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề, trình độ Khoa học & Công nghệ rất thấp. Tóm lại là Hàn Quốc lúc đó "kém" toàn diện. Vì vậy, người Hàn đã lao vào làm việc như "trâu bò". Và những thành tựu mà Hàn Quốc đạt được như ngày hôm này là do đã có hơn một thế hệ người Hàn làm việc ngày đêm không biêt mệt mỏi trong suốt 30 năm trời, tạo tiền đề cho nhưng thế hệ tiếp sau của Hàn Quốc tiếp tục phát huy như ngày nay.

Việt Nam mình từ sau khi độc lập đến giờ, chúng ta thực sự chưa có được một thế hệ chỉ biết làm việc và cống hiến như người Hàn đã từng có. Một thế hệ mà ngày làm việc trung bình 12+ giờ, mỗt tuần 6 ngày (không nghỉ thứ 7 như VN mình). Tất nhiên chúng ta cũng có rất nhiều những con người hiện đang làm việc ngày đêm tuy nhiên số lượng những con người như vậy quá ít, không đủ để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ. Việt Nam cần cả một thế hệ với 30 triệu sức lao động, những con người mà chúng ta vẫn quen gọi là thế hệ 7x, 8x, 9x làm việc cật lực như người Hàn đã từng thì chắc chắn VN sẽ có hy vọng đuổi kip Trung Quốc vào năm 2045 như thông tin được đề cập trong bài báo dưới đây.

Một chút thông tin về tình hình và xu thế phát triển của Việt Nam:
Đột phá từ triết lý phát triển http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/04/689189/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mọi người ạ, thứ nhất đọc bài viết của tất cả mọi người ở đây, thấy ai cũng hay, sắc xảo, đầy hoài bão ước mơ, lập luận vô cùng chặt chẽ khúc chiết. Thế nhưng tất cả mọi người thử nghĩ xem, các anh/chị/bạn/em, đang lập luận về cái gì : thanh niên việt nam với vận mệnh quốc gia hay thanh niên tri thức Việt Nam với vận mệnh quốc gia. Em thấy thanh niên mình (ngay cả thanh niên tri thức) đều có điểm chung là có cái tính bộp chộp, đọc đề cái làm luôn, có ai trong này đọc văn kiện Đoàn chưa, văn kiện hội liên hiệp thanh niên việt nam chưa. Thử cho em cái định nghĩa phân loại thanh niên xem nào, ai thử nói thanh niên được qui định là lứa tuổi từ bao nhiêu đến bao nhiêu, phân loại thế nào. Ngay một định nghĩa như thế mọi người còn không hay, cứ ào ạt xông ra tổng xỉ vả, có phải là quá sức mất tỉnh táo không. Cái đấy đã thấy thanh niên hiện nay luôn luôn nghĩ là mình hay mình giỏi, chẳng bao giờ thèm quan tâm đến cốt lõi vấn đề, luận điểm sôi nổi, nhưng nhằm vào cái gì, nó phản biện cho một câu theo bạn thanh niên nông thôn và thanh niên vùng kinh tế mới có quan tâm đến vận mệnh quốc gia không thì há mõm ra mà tịt à. Bọn ở chợ lao động trên đường giảng võ, nghĩa tân, cũng thanh niên đấy, bọn tẩm quất matxa trên quán thánh, cũng thanh niên đấy, họ làm được gì, họ quan tâm được gì cho vận mệnh quốc gia, nếu biết xoáy vào cái đống đấy, thì chẳng cần đến 8X thác loạn, 9X đua đòi cũng thừa sức thắng được bọn yes
 
luận điểm của anh Nam rất chí lý ,

tuy nhiên em thấy , thanh niên trí thức (nhất là học sinh cấp 3 , sinh viên đại học) được coi là thành phần elite của thanh niên toàn quốc rồi .
Trước hết ta cứ khảo sát bộ phận này đã , đó là bộ phận có nhiều điều kiện và lí do nhất để quan tâm đến VMQG .

Nếu kết quả cho thấy bộ phận này mà không quan tâm , thì ta còn hi vọng gì ở những bộ phận như là thanh niên ở nông thôn , thanh niên ở vùng sâu vùng xa ,vùng biên giới hải đảo , vùng kinh tế mới ...?
 
luận điểm này của em là rất không ổn, người ta có thể cãi là em hoàn toàn phân biệt đối xử đấy em ah
 
sự thật vẫn cứ là sự thật thôi anh ạ
em có thể bị chê trách là phân biệt đối xử , cái đó tùy vào quan điểm của mọi người !

nhưng đấy là cái mà em chứng kiến , "sự thật mất lòng"
 
Khái niệm thanh niên nói rộng hơn một chút, đó là thế hệ trẻ. Vậy nên phân thế này nhé:
0 - 18 tuổi = trẻ con hay gọi là tiền trẻ đi :D
18 - 38 = thế hệ trẻ
38 - 50 = thế hệ hậu trẻ
Trên 50 = thế hệ già

Bác tớ đã nói "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình"!

Suy rộng ra, bon trẻ con thì lo việc học hành đi. Không chiu học thì đến lúc muốn cống hiến cho đất nước mà trong đầu không có kiến thức thì cũng pó tay đấy. Do vậy, ở cái tuổi này thì cứ "học giỏi, chăm ngoan", không "thuốc lắc hay đua xe" là các bạn đã và đang làm tốt phần việc của mình rồi đấy.

Thế hệ trẻ, gồm cả sinh viên đang "mài đũng quần" trên giảng đường cho tới những kỹ sư, cử nhân đang "đấu đá" trên công trường và thương trường. Hễ còn đủ sức lao động là bạn có thể cống hiến cho Xã hội. Mỗi người chỉ có 20 năm tuổi trẻ thôi nhé, cố mà sử dụng cho hiệu quả!

Thế hệ hậu trẻ, sức lực có ít đi chút ít nhưng kinh nghiệm lại "đầy mình". Vậy các bác này vừa có thể làm việc, vừa có thể truyền đạt kinh nghiêm, giúp đỡ thế hệ trẻ. Ở cái tuổi này, các bác đều là bố mẹ trẻ con cả nên sẽ còn phải đảm nhận luôn cái trách nhiệm giáo dục bọn "trẻ con" cho tốt vào vì tụi này là tương lai của đất nước đó.\:d/

Chốt lại, muốn đất nước đi lên thì cả dân tộc từ bây giờ phải cắm đầu vào mà học và làm trong 20-30 năm tới đi. Cả thế giới họ đều đang đi lên cả. Vậy nếu Việt Nam chỉ đi lên cùng tốc độ như họ thì 30 năm nữa, khoảng cách vẫn không thay đổi. Ví dụ một cái cho nó trực quan: Việt Nam sẽ bằng Thái Lan bây giờ, Thái Lan sẽ ngang với Trung Quốc, Anh Tàu lúc đó sẽ bằng với Korea bây giờ, chú Nam Hàn sẽ tiến lên bằng Nhật Bản hiện nay, còn đại ca Nhật thì không có đối tượng để so sánh ;)) Vậy muốn rút ngắn khoảng cách thì Việt Nam phải tăng tốc. Vậy tăng tốc bằng cách nào? Vấn đề này chú tớ cũng đã nói rồi => "Phát huy nội lực".

Chính phủ mới vừa mới ra mắt ngày hôm này. Thủ tướng: "Quyết đưa đất nước tiến cùng thời đại" http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/08/725233/

Mình tin rằng chính phủ mới sẽ có các sách lược phát triển đất nước toàn diện. Nhưng mệnh lệnh đưa ra có được thực hiện tốt hay không lại phụ thuộc vào khả năng của "cơ cấu chấp hành", chính là thế hệ trẻ chúng ta đó!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
tuy nhiên em thấy , thanh niên trí thức (nhất là học sinh cấp 3 , sinh viên đại học) được coi là thành phần elite của thanh niên toàn quốc rồi .
Trước hết ta cứ khảo sát bộ phận này đã , đó là bộ phận có nhiều điều kiện và lí do nhất để quan tâm đến VMQG .

Nếu kết quả cho thấy bộ phận này mà không quan tâm , thì ta còn hi vọng gì ở những bộ phận như là thanh niên ở nông thôn , thanh niên ở vùng sâu vùng xa ,vùng biên giới hải đảo , vùng kinh tế mới ...?
Xét thế này là đúng đấy chứ.
Ko phải vì thanh niên trí thức quan tâm mà trả lời bụp là có.
Ko phải vì thanh niên lao động ko quan tâm mà phán là ko.
Thực ra vấn đề, khi thoát khỏi cái mục đích phải tranh luận kia, ko còn là trả lời có hay ko nữa, mà là trả lời câu hỏi: Thanh niên Việt Nam hiện nay quan tâm đến vận mệnh quốc gia như thế nào?
Hay là: những thanh niên nào quan tâm, chiếm tỉ lệ nào và với mức độ nào?
 
mỗi một tầng lớp thanh niên phải được xem xét dưới 1 cái nhìn khác nhau, mức độ khác nhau.
Ko có cái gì có thể làm đại diện hết! Vì ở đây các biến không bình đẳng:D
 
Theo mình thì câu trả lời là không.

Thứ nhất: Không có điều kiện để quan tâm, còn chưa đủ tuổi.
Các bác lãnh đạo nhà ta chẳng bảo là gì: Thanh niên là TƯƠNG LAI
của đất nứơc, chứ không phải hiện tại

Mà trước hết phải định nghĩa thế nào là vận mệnh quốc gia chứ.
Nếu có thể gọi là vận mệnh quốc gia thì chỉ có chính trị, đường lối tư tưởng mới có ảnh hưởng sâu đậm được.
Thanh niên phần đông thì có tư tưởng gì ngoài mục tiêu Đầu Tiên. Thế nên cấu trả lời là K, hoàn toàn không có, và cũng k được phép
 
Back
Bên trên