Thanh niên Việt Nam hiện nay có quan tâm đến vận mệnh quốc gia?

Muốn chứng minh có thể thống kê qua một số diễn đàn lớn nổi tiếng, xem số chủ đề, bài viết, số lượng đọc về các vấn đề đó. So sánh tỉ lệ với các vấn đề khác thì có thể chứng minh khá tốt (tuy mới chỉ bó hẹp trong những ng dùng Internet). Blog chỉ là nơi tán gẫu với bạn bè chứ ít ng dùng nó để nói lên quan điểm của mình, nhất là những vấn đề lớn kiểu này. Khả năng làm survey cũng hạn chế vì ko thể làm quy mô, mà như thế ko thể thuyết phục. Dù sao khoảng cách giữa nói (làm survey) và làm thực sự vẫn luôn khiến ng khác nghi ngờ, đây cũng ko phải chủ đề mà ai cũng muốn nói thật, để hạn chế tính sĩ diện thì nên dấu mục đích của survey. Nếu muốn dùng cách này hiệu quả thì phải lấy thông tin gián tiếp suy ra dc từ bảng câu hỏi, tức là phức tạp hơn cách đặt câu hỏi trực tiếp kia. Ví dụ:
1. Bạn thích xem chương trình nào hơn trên TV(xếp theo thứ tự giảm dần):
A: Thời sự, phim, game show, ca nhạc….
B: Phim, ca nhạc, GS…
….
2. Xếp các báo theo thứ tự yêu thích giảm dần:
A: HHT, GĐ&XH, ANTG…
B:…..
Từ đấy mới tự rút ra nhận xét.

Anh thuộc phe nghĩ là chỉ có một số ít thôi, nếu nghĩ một cách đơn giản theo tiêu đề topic. Tuy nhiên anh ko nghĩ là lên án hay cái gì cả, vì đấy là quyền của mỗi ng. Họ có đầy đủ quyền quyết định cuộc sống riêng, mưu cầu hạnh phúc là cái luôn phải dc tôn trọng. Cái này là kêu gọi chứ ko có quyền lên án. Còn mấy cái “thủ đoạn tuyên truyền”, anh đánh đồng với cái kiểu “phản động tuyên truyền xúi giục”, mấy cái đấy quan trọng gì đâu, nhìn vào cái kết quả mà đánh giá. Chưa nói nó có đúng hay ko, ừ thì thủ đoạn, thế thì đã sao, cái cần nhìn là hiệu quả cuối cùng, so với ko có những cái đó. Nếu so với ko có mà tốt hơn thì hết chuyện, còn nếu ko thì phản đối, cái đấy mới nên đặt là vấn đề cần nói.
 
Thôi rồi, thế ra là hiểu đúng khái niệm "vận mệnh quốc gia" mà hiểu sai khái niệm "quan tâm đến vận mệnh quốc gia" rồi :">.
Còn nếu như cho rằng người nào thích xem game show/ phim ảnh hơn xem thời sự là ko quan tâm đến vận mệnh quốc gia thì đúng là phần lớn là ko quan tâm :-s
 
Hic, anh ơi, thế là em bị đánh giá vào hạng không quan tâm đến tình hình đất nước rồi :-ss vì em ít xem thời sự lắm. Giờ đó em dành để ... online :-ss Cách tìm hiểu tình hình đất nước của em hơi khác :D Thôi, nhưng dù sao thì cái đó cũng không quan trọng.

@Trang: Anh nói là vậy, nhưng xem ý kiến mọi người thế nào đã chứ :D

Nói chung, anh nghĩ là em vẫn nên làm survey. Anh thấy cách của anh Quang hay đấy. Ví dụ như:

Bạn hay mua các báo nào? Kể tên: ....

Bạn có thường xuyên mua các báo sau?
1 - Các báo đa phần đưa tin về các vấn đề chính trị xã hội như Nhân dân, An ninh Thế giới v.v.
A) Rất thường xuyên
B) Khá thường xuyên
C) Thỉnh thoảng
D) Ít khi
E) Không bao giờ

2 - Các báo đa phần đưa tin về vui chơi giải trí như Hoa học trò v.v.
A) Rất thường xuyên
B) Khá thường xuyên
C) Thỉnh thoảng
D) Ít khi
E) Không bao giờ

3 - Các báo đa phần đưa tin về ...

Đại khái là như vậy. Nó sẽ khách quan hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ anh Quang : Rất cảm ơn ý kiến của anh ah. Em thấy nó đúng là rất hay. ^^
Nhưng cho em nói thế này. Đúng là như anh nói, dùng từ "lên án" thì mạnh thật. Em xin nói lại là thế này : Chúng em muốn sau chương trình này, ít nhiều thanh niên VN nhận thức đc rằng vận mệnh đất nc là quan trọng và nằm trong tầm tay mỗi ng, cần phải bỏ đi những thói xầu, những thói ăn chơi sa đọa của mình (có ng` có có ng` ko), hoặc hạn chế nó đi, thay vào đó thì hãy đứng lên và làm 1 điều gì đó. VN đã từng có ctranh, đã từng chiến thắng, nhưng ko ai đảm bảo đc rằng VN ko có chiến tranh nữa và nếu có thì chắc chắn chiến thắng . Nếu như mỗi ng ko tự nhận thức đc rằng mình cần phải quan tâm hơn đến cái gọi là "vận mệnh đất nc ", thì họ cứ thế sống trong cái hạnh phúc mà họ đang sống, và chẳng cần biết ngoài kia có bao nhiêu ng đang lo cho đất nc này ! họ cần phải hiểu và phải có hạn chế cho mình. Nhiều ng học vì bố mẹ, vì yêu cầu của gia đình mà ko hề có hứng thú, đơn giản vì họ nghĩ mình thành đạt thì bố mẹ mở mày mở mặt, mình có nhiều tiền và nổi tiếng, nhưng mấy ai nghĩ mình học vì tổ quốc, vì đất nc ? Nếu nghĩ theo 1 cách khác, họ sẽ hiểu đc mình cần phải làm gì .

Không nên chỉ nhìn qua chủ đề topik và đánh giá, cần hiểu sâu hơn 1 chút, nghĩ 1 chút. Em thấy đội em hoàn toàn có lí ! Đáng nói những ng ko quan tâm quá còn gì !
 
hơ đọc chán chê vẫn chưa thấy cái vận mệnh quốc gia mà mọi người nói nó chính xác là cái j` :| nếu vận mệnh đất nước = tương lai đất nước thì về chính trị mà nói thì ko thể quan tâm :| Đảng và Nhà nước chọn hết rồi , độ quan tâm của giới trẻ chỉ nằm ở mức đọc báo cho biết thì có cũng như ko ... cao hơn mức đấy chắc chỉ có mấy chú ứng cử vào hội đồng nhân dân ( trượt 100% ) vào QH ( ko có tiếng nói đủ để gây ảnh hưởng ) >>> cũng chả ra j`. Về mặt KT thì nói chung là làm giàu cho mình một cách chính đáng và ko trốn thuế :)) đã là quan tâm đến vận mệnh đất nước rồi :))
Bạn có thường xuyên mua các báo sau?
1 - Các báo đa phần đưa tin về các vấn đề chính trị xã hội như Nhân dân, An ninh Thế giới v.v.
A) Rất thường xuyên
B) Khá thường xuyên
C) Thỉnh thoảng
D) Ít khi
E) Không bao giờ

2 - Các báo đa phần đưa tin về vui chơi giải trí như Hoa học trò v.v.
A) Rất thường xuyên
B) Khá thường xuyên
C) Thỉnh thoảng
D) Ít khi
E) Không bao giờ
tao đố mày mua đc báo Nhân Dân =)) riêng mua đc báo này tao sẵn sàng trả cho mày 1tr mỗi tờ mua đc ở sạp báo bất kì trên cả nước :)) >>> đây là một kiểu ko quan tâm đến đời sống hàng ngày của đất nước chứ chưa nói đến vận mệnh đất nước nhé :))
 
Hơ, tao có bao giờ đọc báo đâu mà biết :"> Đối với tao, báo chí không thực sự cần thiết lắm. Tao hay đọc nhất là An ninh thế giới, mà cũng là bố tao mang về. Cả báo Nhân dân, Công an Nhân dân hay cái gì cũng thế. Tao có đi mua đâu mà biết :"> Hị hị.

Tao cũng chả biết nói thế nào :D Có lẽ, tao cần đi tìm hiểu đời sống dân tình hơn một tẹo nữa :"> Ngại quá, ngại quá :">
 
thay vào đó thì hãy đứng lên và làm 1 điều gì đó
Em có thể nêu ra 1 vài ví dụ thiết thực và có tính khả thi khi em sử dụng cụm từ "làm 1 điều gì đó" được không?
 
đứng lên đi WC và suy nghĩ về vấn đề ngày mai ai lên làm chủ tịch nước chăng :-<
 
Boss ngáng bạc thế >"< ( :-s ) . Người ta đang tử tế thế này >"<
Đứng lên làm 1 điều gì đó như là phát động mọi người đứng lên và phản đối những chính sách sai trái, những gì mà học sinh, sinh viên không đồng tình, vd như việc xin xỏ học hành trong các trg lớn của các đại gia, trong khi đó vẫn có n người chăm chỉ để đỗ đạt bằng chính khả năng của mình. Nhưng hình như cái này chắc ng ta chẳng chịu đứng lên mà phản đối đâu, vì rõ ràng bây h, tình trạng này diễn ra phổ biến quá, mà nếu làm thì ít nhiều ảnh hưởng đến bản thân hoặc đến gia đình, thì có muốn cũng chẳng làm đc. Mà như thế thì chẳng phải là ko quan tâm sao ? Thanh niên VN muốn đứng lên và phản đối, nhưng lại sợ này sợ nọ, thì đúng là vẫn còn e dè và hạn chế còn gì !
 
Mình sai chính tả nghiêm trọng mà chả ai nói :"> thôi chả sửa nữa :))

Ko phải thích phim, ca nhạc hàng đầu thì ko quan tâm, vì cái đấy chưa kết luận dc :)) Cứ theo thế nào logic nhất mà làm, sao em ko nghĩ sâu thêm mà lại dừng ở đấy [-x Vấn đề là nếu đa số xếp thời sự ở cuối cùng thì sẽ là cái cần nói. Tùy cách nhìn nhận mà kết luận.

Về cái đoạn lên án, anh nghĩ phải có sự tin tưởng, cũng là tôn trọng những ng khác. Mọi ng vẫn nói phải tin thế hệ trẻ, nhưng thể hiện cái đấy qua hành động thế nào? Có phải chính thế hệ trẻ vẫn thường nghĩ phải có ai đó dẫn dắt, phải chỉnh sửa suy nghĩ những ng cùng thế hệ mình? Sự khác biệt giữa lên án và kêu gọi là em làm cái tốt đi, và phải tin tưởng họ sẽ hiểu dc vấn đề. Khi họ ko nghĩ như vậy thì phải hiểu tại sao lại như thế, phải làm gì để thuyết phục, thậm chí phải xem xét lại chính mình. Bách đã ví dụ khá hay về cách các hội trước đây đã làm, học nó cũng phải hiểu. Trước đây các đảng, hội đó ko phải lên án tại sao ko ai nghĩ đến đất nước, mà thuyết phục bằng hành động và kích thích những cái từ bên trong, từ cái ý thức của những ng khác, và để họ tự nhận ra. Những ng ko tham gia các đảng thì thuyết phục cái gần gũi hơn, rằng làm để có cơm ăn áo mặc…. Ép buộc từ bên ngoài ko phải là cách thích hợp.

Về tại sao nói hiểu đơn giản, anh thấy nhiều ng nói rồi đấy. Ko phải cứ nghĩ đến những cái to tát mới là lo cho vận mệnh QG. Dân giàu thì nước sẽ mạnh. Mỗi ng làm sao phát huy hết dc sức mình thì sẽ làm dc nhiều nhất cho đất nước. Để phát huy tốt nhất thì phụ thuộc sở trường, đam mê… ko thể ép. Với cách nhìn đó thì nếu tất cả đều nghĩ đến VMQG thì sẽ là vấn đề chứ ko phải là cái may mắn đâu. Cái cần xem xét ko phải là mỗi ng có nghĩ đến VMQG ko, mà là họ có trách nhiệm với bản thân để có thể làm dc tốt nhất theo khả năng ko. Ko có cái gì quan trọng hơn cái gì cả, họa sĩ thì cần vẽ tốt, ca sĩ cần hát hay, còn có quan tâm đến chính sách ngoại giao hay ko thì ko quan trọng.
 
bác Quang nói đúng ý em rồi :D bài trên chỉ nhằm đả kích câu đứng lên và làm cái j` đó cho đất nước ;) sr chứ quá khẩu hiệu vớ vẩn :-j cho đến tuổi anh bây h vẫn thấy làm thế nào tự lo cho cái xác của mình ko để bố mẹ phải đi xin xỏ cậy cục ai đã là lo cho đất nước rồi ... và nói thẳng là càng lớn lên càng thấy lo cho mình còn chả xong chứ đừng nói là lo cho ng` khác :-< việc vận mện QG hãy để cho con ông cháu cha họ lo , chưa đến tuổi tính đâu =; vận mệnh bản thân quan trọng gấp tỷ lần
 
@ anh Quang : đâu đâu sai ở đâu anh ? :p
Như anh nói, họa sĩ thì vẽ tốt, ca sĩ hát hay, học sinh sinh viên thì học giỏi..., những cái đấy theo anh để làm gì ? Có phải là chỉ để cho cuộc sống của mình tốt hơn, cho mình 1 vị trí cao hơn trong xã hội không ? Vậy tất tần tật các nghề từ ca sĩ nhạc sĩ đến quét rác nhặt rác có phải là đều vì mưu sinh ko? Lại nói đến các nhà có chức q`, họ đứng ra tổ chức và điều hành bộ máy nhà nc, thì đúng là quan tâm đến đất nc rồi , nhưng phải khẳng định là trong số họ chẳng có ai là thanh niên, nên loại trg hợp này ra. Còn lại các nghề khác thì đấy, như em đã nói, có phải là họ chỉ làm để nâng cao đời sống thôi đúng ko? Những ng thành đạt trẻ tuổi hầu hết là những doanh nhân, ko mấy ai thành đạt trong việc bảo vệ xây dựng đất nc cả. Mà doanh nhân thì là kiếm tiền, trc là cho mình, sau mới là cho đất nc, mà cho đất nc thì là miễn cưỡng quá còn gì, đóng thuế thì có ai thik đâu. Hay là nếu nói họ làm ra, nghĩ ra các sản phẩm mới thì cũg là cho họ có tiếng trc, quảng cáo cho công ti trc, sau mới là cho ng tiêu dùng. Họ nói là làm ra để đáp ứng nhu cầu ng dân, nhưng thực chất, chẳng phải là càng nhiều ng mua họ càng lời sao ? Vậy thì có phải là họ đang nghĩ cho mình ko ? Như thế thì có j là cho đất nc, cho vận mệnh quốc gia ???

Còn cái vấn đề là sự dẫn dắt, đấy ko phải là lo cho đất nc. Nếu thanh niên chỉ làm theo sự dẫn dắt, thì chẳng phải họ chỉ là những con rối, những con tốt đen của nhà nc và chính phủ, của các nhà chức trách hay sao ? Ai ai cũng nói rằng :" Vận mệnh đất nc nằm trong tay tầng lớp thế hệ trẻ ", nhưng họ lại sử dụng cái sự năng động, sáng tạo của thanh niên như 1 công cụ để quảng bá cho sự dẫn dắt của mình. Thanh niên thì cứ đc dẫn dắt thì làm , ko thì thôi, thế thì chẳng phải là họ ko quan tâm, là thờ ơ vs đất nc sao ?

Anh nói sự khác biệt giữa lên án và kêu gọi là làm cái tốt và thuyết phục mọi ng thực hiện, nhưng có bao nhiêu ng dám đứng lên kêu gọi và làm cái điều đấy ? 1 thanh niên đứng lên kêu gọi dẹp bỏ cái đường tắt trong giáo dục, tức là cái xin xỏ như em nói, thì 1 thế lực đen khác lại từ đằng sau đánh ngã cái thanh niên ấy, như vậy có ai dám làm ko? Đừng nói là tại sao em ko là ng đứng lên mà chỉ biết nói. Nếu như họ thực sự quan tâm thì sẽ chẳng hỏi em là tại sao em ko làm. Như vậy chỉ càng chứng tỏ họ cũng đang sợ hãi và lo sợ. Nói thẳng ra, nếu làm 1 mình, em cũng sợ lắm chứ. 1 mình em, 1 con bé lớp 10 đứng lên nói những điều đấy, kêu gọi mọi ng dẹp bỏ cái đg tắt ấy, chẳng biết em còn sống đc đến ngày nào. Nhưng em có thể nói em đang làm cái việc đó là kêu gọi mọi ng, đánh thức những con ng đang lêu lổng, đua đòi ngoài kia bằng cách lên án họ. Có thể họ ko nghe, nhưng những biện pháp mềm mỏng, khuyên nhủ thì đã dùng hết rôi, thì phải dùng cái cách lên án, chỉ trích thì mới có tác dụng chứ ! Ko ai ép buộc ai cả, đơn giản chỉ là nói lên 1 hiện trạng chung là đa số tn VN hiện nay là ko quan tâm đến vận nc. Trong số tất cả những ng tham gia vào chủ đề em đang nói đến, có ai dám khẳng định mình có quan tâm đến đất nc ko ? Hay là hàng ngày, mọi ng lo ăn, lo mặc, lo học. lo tối nay đi chơi mặc bộ quần áo nào, hay lo cho nhân vật phim mình đang xem liệu có sống ko hay sẽ bị giết ? Bao nhiêu thanh niên tối tối bật TV chăm chú theo dõi ct thời sự? Thậm chí ngay đến website chính thức của ĐTH VN cũng toàn đưa tin về các GS giải trí ..., có mấy là đưa thời sự đâu . MÀ thành phần làm báo điện tử của ĐTH thì chủ yếu là thanh niên đấy nhé !

Trên đây em đã giải thích về các ý mà anh Quang đã nêu. Mời mọi ng xem xét !
 
Lại nói đến các nhà có chức q`, họ đứng ra tổ chức và điều hành bộ máy nhà nc, thì đúng là quan tâm đến đất nc rồi
Cái này là em suy nghĩ đơn giản rồi, họ suy nghĩ cho mưu sinh, lợi ích của họ có khi còn hơn giáo viên, bác sĩ, nhà báo ấy chứ ;;).

Cá nhân chị, qua thời gian đọc nhiều bài viết trong box này, chị thấy có nhiều người thật sự quan tâm đến vận mệnh đất nước. Ở tuổi chị, tiêu biểu chị thấy có bạn Nguyễn Lý Hiền Nga và bạn Trịnh Thịnh Trường An :D . Nhưng 2 bạn ấy đang làm gì nhỉ? Đứng lên kêu gọi à:-?. Ko, 2 bạn ấy đang học tập ở xứ người, đang lo cho tương lai của các bạn ;;). Thế tức là các bạn ko quan tâm cho tương lai của đất nước đâu nhỉ ;;).

Em đã quá phiến diện và áp đặt, khi cho rằng tất cả những thanh niên đang cố gắng học tập và rèn luyện, để nhìn nhận và thấu hiểu thế giới, để có cái nhìn về xã hội và đất nước mình một cách rõ ràng và chín chắn hơn là "chỉ chăm chăm lo cho lợi ích của chính mình". Mỗi người có 1 cách để thể hiện mối quan tâm.

Chị nghĩ rằng em có quan điểm của mình, và chị cũng có cảm giác rằng, thật khó để làm em thay đổi cái quan điểm đó, vì ở một khía cạnh nào đó, nó hợp lý và nó đúng. Có thể, khi em ở tuổi chị, quan điểm của em sẽ khác đi, nhưng cũng có thể không. Em hãy cứ giữ lấy quan điểm của em, chỉ đừng áp đặt nó lên người khác thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Lý Hiền Nga thì khỏi phải nói rồi, Dung ạ. Hồi xưa anh nhớ có một em thì phải, tên là Trịnh Trường gì gì ý nhỉ? Không nhớ có đúng là ít tuổi hơn mình không? Cũng là một người rất tích cực.

Mọi người có vẻ tranh luận nhiều. Mình thì có lẽ đến đây là hết ý kiến, không dám góp ý bình luận thêm nữa (nhất là sau vụ chú Thái Long cho một nhát, ngượng chín :">)

Chỉ khuyên em Trang một câu là: Dù cho em có suy nghĩ thế nào, đất nước ta vẫn có rất nhiều người quan tâm đến vận mệnh đất nước. Họ làm thế này hay thế khác để thể hiện sự quan tâm, chứ không phải chỉ là bằng lời nói hoặc hành động nơi công chúng.

Việc có người đứng lên nói hay không, không quan trọng, em ạ. Bởi vì, một người, hai người nói không thay đổi được điều gì. Nhưng có một thứ có thể thay đổi được tất cả. Đó là sự không còn phù hợp trong các mối quan hệ xã hội. Đến lúc nó cần phải thay đổi, nó sẽ tự thay đổi thôi.

Mặt khác, có nhiều khi, đứng lên nói đúng là thể hiện sự quan tâm thật, nhưng chưa đúng lúc và đúng chỗ. Cần thiết hơn là phải thể hiện đúng lúc đúng chỗ, thì người đó không những là quan tâm đến đất nước, mà còn hiểu được phải quan tâm đến đất nước như thế nào ;)

Mặc dù anh không thích cách nói của Thái Long, nhưng anh phải đồng ý rằng, đứng lên nói không phải là tất cả. Thể hiện bằng việc quan tâm đến bản thân quan trọng hơn.

Anh hỏi em thêm: em có định làm survey không? Nếu em định làm survey, em đưa lên cho mọi người xem qua được không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
trc tiên làm làm 1 cái phân loại nhé. về mặt ý thức chia ra làm 2 loại, loại có nghĩ đến và loại ko nghĩ đến. về mặt thực tiễn chia làm 2 loại, loại có hành động và loại ko có hành động. với 1 tư duy lôgic đơn giản thì ta sẽ chia thanh niên ra làm 4 loại:

1. có ý thức và có hành động. loại này thì tốt quá, nhưng đáng tiếc là tuyệt chủng rồi hay là chưa bao giờ xuất hiện.

2. ko có ý thức và ko hành động. loại này có, tỉ lệ là bao nhiêu chẳng biết nhưng mà cũng chẳng có gì để bàn.

3. ko có ý thức nhưng lại có hành động. loại này thì chịu, ko ý thức đc hành động của bản thân, hoặc vô tình hành động có lợi cho quốc gia nhưng mà ko ý thức đc.

4. có ý thức nhưng chưa hành động gì. mình nghĩ loại này là nhiều nhất hiện nay nên mình tập trung nói về loại này.

phần lớn thanh niên ngày nay đều có ý thức rõ ràng về việc "vận mệnh quốc gia", ít nhất cũng nhận thức đc. thế nhưng họ lại chẳng làm gì cả. lí do là tại sao?

con người, ai cũng lo cho bản thân mình trước khi lo cho ng khác. sự thực mà nói bây giờ làm gì còn ai lo cho ng khác hơn cả bản thân mình. muốn họ lo cho đất nước, đóng góp cho sự phát triển của đất nước thì trước tiên họ phải yên tâm về cuộc sống của bản thân và của gia đình rồi họ mới yên tâm để lao động và cống hiến cho đất nước. tức là đất nước phải đánh giá và trả công đúng mức cho cái mà mỗi cá nhân đóng góp cho xã hội. khi đó mỗi ng có thể lao động, làm việc theo cái mà mình đam mê. và khi đó lao động mới là vinh quang chứ lao động ko phải là nghĩa vụ.

Dân giàu thì nước sẽ mạnh. Mỗi ng làm sao phát huy hết dc sức mình thì sẽ làm dc nhiều nhất cho đất nước. Để phát huy tốt nhất thì phụ thuộc sở trường, đam mê… ko thể ép
tao rất đồng ý với mày Quang ạ.

Như anh nói, họa sĩ thì vẽ tốt, ca sĩ hát hay, học sinh sinh viên thì học giỏi..., những cái đấy theo anh để làm gì ? Có phải là chỉ để cho cuộc sống của mình tốt hơn, cho mình 1 vị trí cao hơn trong xã hội không ? Vậy tất tần tật các nghề từ ca sĩ nhạc sĩ đến quét rác nhặt rác có phải là đều vì mưu sinh ko?
thằng Quang nó nói, những ng ấy làm là vì đam mê, họ ham thích cái nghề của họ, họ làm vì họ thích thế chứ ko phải là vì đồng tiền bát gạo. nó giống như em chơi bóng rổ, em chơi vì em thích chứ nó chẳng kiếm về cho em đc 1 cốc nước chè.

Vận mệnh đất nc nằm trong tay tầng lớp thế hệ trẻ
cái này chẳng ai dám bảo sai. nhưng nói thẳng là cho đến bây giờ, nó vẫn chưa thể trở thành sự thật.

quan tâm đến vận mệnh quốc gia, nghe thì có vẻ to tát. nhưng thực ra khái niệm này ko thể dành cho tất cả mọi ng. những ai có điều kiện thì nên làm, còn những ai ko có điều kiện thì cũng phải chấp nhận thôi.

ví dụ như thời gian gần đây có nhiều Việt Kiều đầu tư hàng tỉ USD về VN, Đảng và nhà nước khen ko tiếc lời. như vậy là có đóng góp cho quốc gia, có quan tâm đến vận mệnh quốc gia đúng ko. thế có ai hỏi trước đây họ bỏ VN ra đi là vì sao, trong những năm trc họ ở đâu, làm gì. xin thưa là họ ra đi để tự xây dựng cuộc sống cho bản thân, trong những năm trc đó họ lăn lộn để kiếm đồng tiền bát gạo. bây giờ, khi cuộc sống của họ đã no đủ, họ sử dụng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của họ để giúp đỡ đất nước phát triển.

với thế hệ thanh niên hiện nay, chúng ta có gì trong tay để hành động, để quan tâm đến vận mệnh quốc gia. cái ta có là một thân thể sức khỏe thuộc loại trung bình, đi làm thợ xây dựng 1 ngày thì về nằm ốm 1 tuần. cái chúng ta có là những khoản tài chính ko lớn có đc từ những việc làm thêm, những nguồn tài chính ko ổn định có đc từ trợ cấp gia đình. chính chúng ta còn lo cho bản thân ko xong thì làm sao có thể hành động gì giúp ích cho quốc gia.

vậy phải chăng là ta ko quan tâm. câu trả lời là "chúng ta có quan tâm, nhưng quan tâm theo cách của chúng ta". đối với thế hệ trẻ bây giờ việc học tập, tiếp thu tri thức là cách làm hay nhất. bạn có đi học cực khổ 5 năm đại học bạn mới thấy thấm thía, mới thấy cần phải xóa bỏ hiện tượng dùng tiền mua bằng, xóa bỏ đc tiêu cực trong ngành giáo dục. có đi học, ta mới thấy thấm thía cuộc sống sinh viên ăn uống khổ sở thế nào và bỏ qua khái niệm an toàn thực phẩm vì đồng tiền ko cho phép. nhờ đó ta có ý thức tăng cường an toàn thực phẩm và hệ thống phúc lợi xã hội.

Vấn đề đặt ra bây giờ , là về phía nhà chức trách Việt Nam. Chính quyền có sẵn sàng cung cấp đầy đủ thông tin cho thanh niên không , có sẵn sàng tạo điều kiện cho thanh niên , như đã nói ở trên , có một môi trường thuận lợi để cùng chia sẻ quan điểm , đàm luận về tất cả các vấn đề thuộc về "vận mệnh quốc gia" (kể cả những chuyện vốn bị coi là nhạy cảm) hay không ? (chúng ta đều biết là Đoàn Thanh Niên từ trước đến nay chưa làm tốt công việc này)
Chưa hết , họ đã sẵn sàng lắng nghe và đánh giá cao tiếng nói của thanh niên chưa , hay vẫn coi chúng là lũ trẻ con vắt mũi chưa sạch , đòi nhúng tay vào chuyện người lớn ?
đúng là họ chỉ đưa ra các vấn đề cho chúng ta tranh luận, nghe chúng ta giải thik, nhưng vẫn hành động theo cách họ muốn. họ coi chúg ta là tương lai, ng gánh vác vận mệnh quốc gia nhưng lại những đứa trẻ con, bé tí biết gì mà ti toe.

trên đây là những ý kiến đưa ra để tranh luận. còn về cái cuộc thi của em Trang, có lẽ cái tên của chủ đề nó quá khó để tranh luận. nếu chỉ nói đến cái việc quan tâm, thì nó là ý thức ở trong đầu mỗi ng, nói ra cũng khó vì chẳng phải ai cũng nghĩ như ai. nhưng nếu lái nó đi 1 chút, tranh luận về "thanh niên Việt Nam hiện nay đã làm gì thể hiện sự quan tâm đến vận mệnh quốc gia" có lẽ dễ nói hơn vì cái hành động nó thể hiện rõ ràng hơn, nó hiện hữu hàng ngày trong cuộc sống.
 
uhm anh biết mình nói hơi quá nhưng đó là cách diễn đạt ngắn gọn và đủ ý nhất , sau khi đọc bài của em anh nhận thấy vấn đề nằm trong cách tư duy chứ của em chứ ko phải cách nói của anh
nếu cho anh 1 cơ hội đến trg` quay hoặc làm ng` phản biện thì tất cả các lí lẽ của em đảm bảo ko có cơ sở j` cả ... sr tất cả mọi ng` chứ vào đến box này anh/em đã dùng từ ngữ có phần bớt gay gắt rồi , BMT thì anh biết lâu rồi nhé ... anh ko lạ j` em và em ko lạ j` anh cả , bình thường nói chuyện với anh đã ko ưng rồi , anh nói thẳng là anh ko thik em , quá cố chấp và thiếu kiến thức nghiêm trọng cả về học thuật và thường nhật, thậm chí tư duy logic là = 0
Đặt vài câu hỏi nhé:
-vì sao tuổi bầu cử trên thế giới từ 16-21 tuổi ??
-vì sao nói tuổi trẻ hôm nay là tương lai đất nước ??
-em biết j` về chính trị ??
>> trả lời đơn giản nhé :
Thứ nhất , 16-21 tuổi mới đc coi là tuổi trg thành về tâm sinh lí ( chủ yếu là sinh lí ) có chính kiến riêng nên mới có quyền bầu cử , sr chứ em chưa đủ tuổi =; suy nghĩ có thế nào cũng chỉ là tư duy cố chấp lấy ý chí chủ quan để quyết định chứ ko phải suy nghĩ một cách khách quan
thứ 2 , ng` ta nói thế hệ trẻ là tương lai đất nước chứ ko nói là hiện tại của đất nước bao h , trẻ thì cùng lắm là 30 tuổi ... em thử nhẩm xem các quốc gia hàng đầu có bao nhiêu % ng` thành đạt dưới 30 tuổi /:) ( ngoại trừ mấy thằng sao giải trí ) bao nhiêu % ghế trong quốc hội VN dành cho U30 , ... có thể nói ở tầm U30 chưa bao nhiêu ng` có tiếng nói trong xã hội cả ... thay đổi vận mệnh quốc gia khi ko có tiếng nói à /:) em đang làm thằng hề thì có
thứ 3 ( support cho ý thứ 2 thôi ) muốn thay đổi đất nước hay nắm vận mệnh đất nước thì chỉ có chơi chính trị ... muốn làm chính trị thì cần có tiền , quan hệ và thủ đoạn ... nếu tiền và quan hệ có thể kế thừa theo kiểu cha truyền con nối thì thủ đoạn cần thời gian mà trẻ thì chưa có ... ok ;)
thứ 4 , các nước mạnh nhất thế giới có khả năng nắm quyền quyết định vì nó mạnh về kinh tế >>> phải xây dựng kinh tế đã trc' khi có quyền nói chuyện đến những cái lớn lao hơn

ngoài ra thì ng` ko vì mình thì trời tru đất diệt ... :| em quan tâm đến vận mệnh đất nước thì cứ 19 tuổi ra ứng cử hội đồng nhân dân đi :)) đảm bảo có chục cái danh hiệu găm vào mồm : ƯCV trẻ tuổi nhất , ngoài đảng , tự ứng cử , thiếu kiến thức nhất blah blah blah ... chung qui là ngựa non thì háu đá , nhưng em đá hơi nhầm chỗ ... phá đò
 
em nó quan tâm đến hiện tình đất nước , bác Long lại sỉ vả em nó thế bao giờ
 
1. vì sao tuổi bầu cử trên thế giới từ 16-21 tuổi ??

có nơi nào mà sau 21 tuổi ko đc bầu cử nữa à. chắc mày post nhầm hay sao ý chứ Boss. có lẽ là thiếu chữ bắt đầu. hơn nữa mỗi ng mỗi khác, mỗi nơi lại khác nhau nữa, cho nên việc tuổi nào đủ trưởng thành về tâm sinh lí, đủ chính chắn để có lập trường riêng để có trách nhiệm với lá phiếu của mình. có những ng trưởng thành trc tuổi, ng ta nhận thức đc sớm thì sao. lúc mày học lớp 10 mày chưa nhận thức đc thì cũng đừng đánh đồng với ng khác, tức là mày ko nên nói em Trang là chưa đủ tuổi.

2. vì sao nói tuổi trẻ hôm nay là tương lai đất nước ??

vì tương lai thì tuổi già ra đi hết rồi, tuổi trẻ ko làm chủ đất nước thì ai làm. có ai nói đến việc thay đổi vận mệnh quốc gia đâu. đây chỉ là một hình thức để giúp ng ta nhận thức thôi, nhận thức đc tầm quan trọng của vận mệnh quốc gia, chứ ko phải là hô hào ng ta cải tổ, cải cách. nếu ko thay đổi nhận thức của mỗi ng dân thì 100 năm nữa dân VN vẫn cứ nhổ nước bọt ra đường, ngồi vỉa hè rung đùi hút thuốc lào, vượt đèn đỏ và ti tỉ thói quen xấu khác.

3. em biết j` về chính trị ??

thú thật là mình cũng chẳng biết gì về chính trị cả. và trong bài trả lời của thằng Boss cũng chẳng nói gì đến câu trả lời cả. thực tế để thay đổi đất nước thì phải thay đổi trong suy nghĩ của từng ng dân, chứ nếu 1 thằng làm chính trị thành công, nó lên làm thủ tướng hay tổng thống, cũng chưa chắc thay đổi đc cái gì.

4. ............... ??

chả thấy câu hỏi mà vẫn thấy câu trả lời. cái ý của mày nói cũng đúng đấy, dân giàu thì nước mới mạnh đc. nhưng tao chưa thấy đc trong tất cả những bài post ở đây có ý kiến nào ngược lại ý kiến này, thì việc gì fải tranh cãi :D

em Trang em ý tham gia thi 1 cuộc thi về tranh luận, với chủ đề là "Thanh niên Vn có quan tâm đến vận mệnh quốc gia hay ko?" chứ có ứng cử cái của nợ gì đâu, mày ko hiểu tiếng Việt hay sao mà viết thế :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
trích dẫn của anh Quang :

Bách đã ví dụ khá hay về cách các hội trước đây đã làm, học nó cũng phải hiểu. Trước đây các đảng, hội đó ko phải lên án tại sao ko ai nghĩ đến đất nước, mà thuyết phục bằng hành động và kích thích những cái từ bên trong, từ cái ý thức của những ng khác, và để họ tự nhận ra. Những ng ko tham gia các đảng thì thuyết phục cái gần gũi hơn, rằng làm để có cơm ăn áo mặc…. Ép buộc từ bên ngoài ko phải là cách thích hợp.
theo em ,
nhìn từ góc độ lịch sử thì có lẽ việc thức tỉnh thanh niên thời nay , giáo dục và thuyết phục họ dấn thân cho lợi ích chung của quốc gia sẽ gặp nhiều khó khăn hơn là thời xưa.

Xưa kia , vấn đề được đặt lên hàng đầu của dân tộc là chống giặc ngoại xâm (thực dân Pháp ) , dành lại độc lập . Việc đất nước bị xâm lăng có tác động cực kỳ mạnh mẽ lên tâm thức của thanh niên thời đó , vì nó đánh vào lòng yêu nước và tự tôn dân tộc , vốn là ngọn lửa âm ỉ cháy trong lòng một dân tộc đã trải qua hàng ngàn năm giữ nước trước hiểm họa Đại Hán. Trong hoàn cảnh ấy , dấn thân vào các hoạt động tranh đấu trở nên một trào lưu trong phần đông giới thanh niên , học sinh sinh viên . Ngoài những khóa huấn luyện của VNTNCMDCH tại Trung Hoa , Nam Đồng thư xã (tiền thân của Việt Nam Quốc dân Đảng) cũng là nơi những thanh niên ưu thời mẫn thế tìm đến với nhau để cùng đọc ,tìm tòi , trao đổi kiến thức về các vấn đề của dân tộc , nổi bật là các tư tưởng dân quyền ( dân tộc tư sản) của phương Tây . Thời ấy , hầu như chỉ có những thanh niên con nhà quyền quý , quan lại , bắt tay với thực dân , vốn quen cuộc sống xa hoa , ngại gian khổ mới đứng ngoài cuộc ( qua truyện ngắn Dòng mực cũ của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn )
Mọi người nói chung đều dễ dàng hy sinh tư lợi , chấp nhận bỏ sang một bên những cơ hội để được thăng quan tiến chức , sống an nhàn , làm giàu trong chế độ thực dân .

Nhưng ngày nay , hoàn cảnh đã khác .Trong thời bình , con người ta sẽ có ít lí do hơn để dấn thân .Nỗi âu lo về chinh chiến , giặc giã không còn . Lòng tự tôn dân tộc không gặp được môi trường tốt để sinh sôi nảy nở . Chủ nghĩa cá nhân ( cũng chẳng phải là cái gì xấu xa tồi tệ ) , vốn là bản tính cố hữu trong mỗi người , nay khó để bị đè nén hơn trước . Dù Đảng có tiếp tục kêu gọi đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân thì nó sẽ mãi còn ở đó . Thanh niên cũng không nằm ngoài quy luật đó . Tốt nghiệp đại học , họ ngay lập tức phải tự nuôi lấy bản thân mình. Nhìn rộng ra xung quanh , họ thấy cả những gương tốt và gương xấu . Người thì miệt mài lo kinh doanh , xây dựng thương hiệu . Người thì sau khi du học ở nước ngoài, tìm mọi cách để ở lại ( ở lại luôn thì càng tốt !) . Người thì buôn lậu , trốn thuế , trốn quân dịch . Ngay cả nhiều vị lãnh đạo vốn luôn cao giọng , mở miệng ra là hô hào "chống chủ nghĩa cá nhân" , " vì dân phục vụ "... cũng chỉ là những kẻ tham nhũng , lo đấu đá để giữ cái ghế của mình càng lâu càng tốt , ăn tàn phá hại trên mồ hôi , xương máu của nhân dân ... Nhiều người tốt đã hiến kế cải tổ bộ máy chính trị theo chiều hướng dân chủ , đấu tranh với tiêu cực trong xã hội thì bị trù dập ,đe dọa , cấm đoán ,bao vây kinh tế , sách nhiễu , thậm chí đưa ra tòa với những cái án nặng nề như trong thời gian gần đây ( chắc khỏi phải nói mọi người cũng biết cả rồi ).

Hơn nữa , từ thơ ấu đến lúc trưởng thành, sự định hướng của cha mẹ cũng
có một tác động đáng kể. Cũng vì sống qua thời bao cấp , xếp hàng cả ngày, tranh chỗ , và cả thời buổi mới mở cửa , khi mà con người ta dành giật nhau từng miếng ăn , mà các bậc phụ huynh muốn con cái mình hãy chú tâm vào việc học hành , sống sung túc __thế là quá đủ rồi ! Chuyện quốc gia đại sự chẳng bao giờ được bố mẹ khuyến khích cả .

Trong hoàn cảnh ấy , lẽ dĩ nhiên , nhiều bạn trẻ dần dần hình thành một quan niệm trong đầu ( dẫu chẳng cần nói ra công khai những ai cũng ngầm hiểu với nhau) rằng : chỉ có những kẻ thừa hơi , gàn dở mới ôm việc nước non vào mình . Người tích cực thì chú tâm vào học tập để lo gây dựng sự nghiệp , sau này nếu có điều kiện thì sẽ cống hiến cho quôc gia theo cách của mình , miễn sao , không ảnh hưởng đến địa vị bản thân ( đương nhiên !) . Người tiêu cực thì điểm hẹn của họ sẽ là New Century , các động lắc , các cuộc đua xe trái phép ...

Muốn hóa giải một hiện tượng tâm lý đã hình thành do những nguyên nhân nằm ngoài trách nhiệm và tầm kiểm soát của giới trẻ và ăn sâu vào tâm thức của họ như vậy , thật sự là điều quá khó khăn .


Ai có thể kêu gọi và thuyết phục họ giống như các tổ chức yêu nước đấu tranh ngày xưa không ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ngày xưa kẻ thù rõ ràng :p, dễ kêu gọi hơn. Bây giờ kêu gọi mà không khéo léo là dễ thành phản động ấy chứ :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên