Theo luật thì không cấm. Chỉ cần xin phép trước thôi.
anh Trung thừa biết rằng trong vấn đề này ,luật bất thành văn vẫn quan trọng hơn mà !
ở trên toàn bộ lãnh thổ nước ta đã hơn 30 năm nay ( miền Bắc từ sau vụ biểu tình ở Quỳnh Lôi phản đối sự tàn ác dã man của cải cách ruộng đất , và miền Nam từ sau 1975 ) ai dám nghĩ đến chuyện biểu tình ( trừ mấy bác nông dân bị mất đất không biết sống bằng gì nữa , khốn khổ cùng cực rồi thì đi một nhẽ )
còn lại , ai dám xin phép ? Và xin phép chắc gì được chấp nhận ? họ sẽ lại đem những cái luật nhân danh "an ninh trật tự nơi công cộng" ra để xua đi hết , mặc dù có thể những người muốn tổ chức biểu tình không bao giờ chọn đường lối bạo động , phá phách , la ó , chửi bới .
---> thế thì nói làm gì nữa ?
Bên cạnh đó có một số bộ phận khác, không thể bảo là không quan tâm nhưng lại nhìn vấn đề này với một cái nhìn rất lệch lạc, tiêu cực , không có tính xây dựng và hầu như chỉ là kết quả của việc biết một vài thông tin một chiều (và chính xác là ngược chiều, nội dung trái ngược với những gì gọi là tuyên truyền một chiều ở ta, nhưng lại tiếp nhận nó theo cách một chiều không kém), kết hợp nó với đầu óc thiếu logic và tính thích chê bai nói chung của dân tốc ta (?!!). Đám này nói cho cùng tuy quan tâm đến chuyện chính trị/kinh tế/việc nước nhưng chẳng giúp/quan tâm gì cho vận mệnh quốc gia cả.
Điều này Nam Anh nói hoàn toàn đúng với ý của tôi . Tôi xin bổ sung một chút thôi .
Đối với những người không quan tâm đến VMQG ( đại đa số ) thì tôi đã phân tích khá rõ về nguồn gốc lịch sử và diễn biến của tâm lý này ở bài post trên trang số 2 và 3 rồi .
Bây giờ chuyển qua bộ phận quan tâm mà lại quan tâm không đúng cách mà Nam Anh vừa nhắc đến ở trên .
Bộ phận này đầu tiên , cũng như mọi thanh niên khác , đã từng hấp thụ nền giáo dục phổ thông 12 năm của VN . Ta đều đồng ý với nhau là : nền giáo dục là hiện thân của hai bộ mặt lớn hơn nó , đó là nền văn hóa và nền chính trị .
Đáng tiếc thay , văn hóa 4000 năm của Việt Nam cũng như những nước chịu ảnh hưởng của Nho Giáo , chưa bao giờ đề cao tính độc lập trong tư duy , hành động của con người cá nhân (individual), mà dường như đặt nó ở dưới tính tập thể ,cộng đồng , ở dạng : lợi ích chung của xã hội , tính trật tự (order) , ổn định ( stability) và đẳng cấp (hierachy) .
Một phần , nó là kết quả của xã hội tiểu nông , phong kiến gia trưởng , trong đó , cộng đồng chọn nơi cư ngụ ở hạ lưu những con sông lớn . Đây là đặc điểm địa-chính trị có lợi cho việc củng cố quyền lực phong kiến mang tính tập trung .
Điều này có những hậu quả tai hại , khiến cho tính độc lập trong tư duy , hành động của con người dần bị trói buộc ( mặc dù nó ngày càng có xu hướng cựa quậy , vùng vẫy để thoát ra ,nhất là từ thế kỷ 19-20) , gây ra xu hướng lệ thuộc .
Cuộc cách mạng đánh đuổi ngoại xâm của thế kỷ 20 , chỉ có thể dành lại được độc lập và thống nhất về chủ quyền lãnh thổ , nhưng không thể dễ dàng thay đổi được tâm lý này , đã bén rễ và trở thành một bộ phận của văn hóa dân tộc .
Vì thế , nền giáo dục trong môi trường văn hóa như vậy , chắc chắn sẽ vẫn bị ràng buộc bởi những tư duy một chiều đó .
Chưa hết , tâm lý này , trong thế kỷ vừa qua , tiếp tục tìm được đất sống trong thể chế chính trị . Giáo dục Việt Nam từ trước đến giờ , chúng ta đều biết là luôn ngụp lặn trong tầm ảnh hưởng của các đường lối chính trị của nhà nước ( tuy đã có nhiều thay đổi ở tầm vi mô trong thời gian gần đây ) .
Hai yếu tố đó , kết hợp lại với nhau trong nền giáo dục , đã góp phần đúc ra một lớp thanh niên , mà tư duy phân tích độc lập , đa chiều phải gọi là rất yếu kém .
Và đó là hành trang để họ bước vào con đường quan tâm đến VMQG .
Những người này khi bắt đầu có ý thức về vận mệnh quốc gia thì họ sẽ tìm kiếm thông tin ở đâu ?
Báo chí , truyền thông nhà nước là điểm xuất phát , dĩ nhiên . Nhưng báo chí truyền thông nhà nước cũng lại vẫn mắc cái bệnh y hệt nền giáo dục ( mặc dù cũng đã có một vài xu hướng cởi trói rất đáng ghi nhận). Thế là thông tin họ thu nhận được , qua đầu óc kém về khả năng suy luận , phân tích đa chiều , cũng sẽ ở trình độ như vậy thôi .
Một bộ phận trong số này tiếp tục con đường nhận thức theo một ngả rẽ khác .
Họ bắt đầu tiếp nhận về thế giới hiện thực một cách đa dạng , phức tạp , nhiều màu sắc hơn . Phương tiện truyền thông lúc này đã rất phát triển , không còn bị giới hạn về không gian nữa . Internet trở thành nguồn thông tin thứ hai . Tài liệu ở đây không còn là của riêng nhà nước nữa . Có rất nhiều nguồn tin của thế giới bên ngoài , trong đó nổi bật nhât là của cộng đồng người Việt hải ngoại . Quan điểm của các nhóm này rất phức tạp , trong đó ,ngoài những tiếng nói độc lập , khách quan , còn phải kể đến cả những quan điểm quá khích , hận thù và cực đoan của một số phần tử cơ hội chính trị ở hải ngoại . Những người này khéo léo khai thác chuyện quá khứ giữa người Việt với nhau và những sai lầm có thật của chính quyền Việt Nam , thổi phồng lên , nói là để đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam nhưng thực chất là để mưu cầu tư lợi ( chính họ đã bôi xấu danh dự của những người tranh đấu vì dân chủ đích thực và chỉ làm lợi cho giới lãnh đạo bảo thủ trong nước ) .
Đối với thanh niên trong nước , còn ở trong cái tuổi " dễ khóc , dễ tin " , thì họ lại dễ bị tác động bởi những quan điểm cực đoan một chiều này hơn là ôn hòa , khách quan . Hơn nữa , vì họ vẫn chưa khắc phục được sự yếu kém về phương pháp tư duy ( critical thinking) ( vốn là hậu quả của nền giáo dục phổ thông VN) , quan điểm của họ lại dần bị lôi kéo về thái cực bên kia .
Kết quả có thể được kiểm chứng ở những diễn đàn độc lập như BBC Vietnamese .
Ở đó , trong các bài bình luận của thính giả nghe đài ( mà đa số do các bạn thanh niên viết) , ta thấy rất ít bài mang tính khách quan , tôn trọng sự khác biệt .
Phần lớn có thể được chia ra 2 loại , tương ứng với 2 thái cực tư duy như đã nói ở phần trên . Cả 2 loại , đúng như Nam Anh nói ,chỉ gây thêm chia rẽ và hoàn toàn không giúp thanh niên tìm được con đường cải tạo thế giới hiện thực ,dù họ thực lòng quan tâm đến VMQG .
Theo tôi , giải pháp thiết thực nhất để từ nay về sau chúng ta không có thêm những thanh niên như vậy , có lẽ nằm ở giáo dục . Lí do là chúng ta không thể thay đổi được đường lối chính trị và văn hóa trong một sớm một chiều . Kêu gọi nhà nước phải thành thật hơn trong tuyên truyền ... thì không khả thi cho lắm !
VD phương án của tôi là :
trong chương trình giáo dục , để đảm bảo nhu cầu đào tạo ra những con người có năng lực hội nhập toàn cầu , có tư duy kinh tế , kinh doanh ... tốt
chúng ta hoàn toàn có khả năng thuyết phục bộ giáo dục , đưa vào môn học dạy cho học sinh kỹ năng tư duy độc lập , óc phân tích sâu sắc , đa chiều , đặt và trả lời câu hỏi cho đúng...
Từ điểm xuất phát như thế , tôi rất trông đợi là thanh niên sẽ biết áp dụng cái tư duy này để phán xét các vấn đề vận mệnh quốc gia một cách đúng đắn , chân thực hơn .
Bản thân tôi hiện nay đang cùng một người bạn đang du học ở Mỹ , mở một lớp dạy thêm tiếng Anh cho học sinh cấp 3 . Chủ trương của chúng tôi là thông qua việc rèn luyện các kỹ năng tư duy trong việc viết lách ( essay hoặc research paper) , tranh luận (argument), thuyết trình (presentation), kèm theo những đề tài tranh luận thiết thực như các giá trị Nho Giáo , đề án xây dựng trường đại học tầm cỡ quốc tế ở VN, toàn cầu hóa... , để thanh niên , học sinh sinh viên bước đầu làm quen với những vấn đề quốc gia đại sự và học được kỹ năng tư duy đúng đắn .
Phương châm của môn viết : " Learn to write , write to learn" chính là ở chỗ đó
Tất nhiên , công việc của chúng tôi mới chỉ tác động đến một bộ phận rất nhỏ học sinh ,sinh viên . Nhưng dù sao , tôi vẫn coi nó là bước thử nghiệm nghiêm túc một số ý tưởng về cải cách giáo dục của mình .