Thanh niên Việt Nam hiện nay có quan tâm đến vận mệnh quốc gia?

Bùi Mai Trang
(teen_basketball_9x)

New Member
Em vừa trúng tuyển ct all connek và đang cần 1 vài ý kiến đóng góp ! ^^ Em tham gia chủ đề : "thanh niên VN hiện nay có quan tâm đến vận mệnh quốc gia? " Em ở phe phản đối, tức là thanh niên VN hiện nay ko quan tâm đến vận mệnh quốc gia ! Đúng là vs em chủ đề hơi khó nên em rất cần ý kiến và thông tin từ mọi ng ! Mời mọi ng vào thảo luận ! Thx mọi ng nhiều ! (ai ko có nik trên HAO đọc đc bài này mà có ý kiến plz pm em nik maitrang0307 ! Thx mọi ng nhiều !
 
Chỉ là ý kiến của em thôi. Em nghĩ vận mệnh quốc gia là tương lai của đất nc, là những gì sẽ xảy ra cho đất nc trong tương lai. :p . Em cũng chỉ hiểu thế ! Mọi ng giúp đỡ em với nhé ! ^^
 
câu hỏi của bạn nên cụ thể hơn một chút thì sẽ dễ hơn để cho các anh chị em trả lời .
ví dụ : bạn muốn tìm hiểu thái độ của thanh niên đối với vận mệnh quốc gia ở những mặt nào : trình độ giáo dục , cạnh tranh toàn cầu về kinh tế , mức sống so với mức trung bình của thế giới , công bằng xã hội , chủ quyền lãnh thổ ,vấn đề dân chủ , nhân quyền , vị thế ngoại giao trên trường quốc tế , môi trường ... hay tất cả các mặt kể trên ?

Theo mình thì thanh niên là cái tuổi nhiệt huyết nhất , thành tâm nhất , nên ai nấy đều mang trong mình , không ít thì nhiều , những mối quan tâm và âu lo về vận nước .
Ngày xưa , thời Pháp thuộc , chẳng phải chính thanh niên , học sinh ,sinh viên , là lực lượng rất háo hức muốn góp sức vào các tổ chức yêu nước như Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội hay Việt Nam Quốc Dân Đảng hay sao ?
Sau những chao đảo của thời cuộc , theo sự nổi trôi của vận nước , một số người lớn cho rằng , thanh niên hiện giờ có vẻ như đang hấp thụ lối sống vị kỷ , cá nhân chủ nghĩa , bàng quan với chuyện quốc gia .
Tuy nhiên , điều này , nếu có thật , cũng là do những biến chuyển quá mau lẹ của điều kiện xã hội . Đất nước mở cửa , các cơ hội về việc làm , cải thiện đời sống kinh tế đều rộng mở . Ai nấy , trước tiên , đều phải lo cho bản thân mình có một địa vị nhất định trong xã hội , mà nhiệm vụ thức thời nhất là làm sao đáp ứng được những đòi hỏi về kiến thức của sự mở cửa kinh tế .

Mặt khác , khi mà các thú vui , phương tiện giải trí đã tràn ngập nước ta ( không còn hiếm hoi như trước đây nữa) , thì theo lẽ thường tình , thanh niên cũng có nhu cầu phải hòa mình vào cái dòng chảy huyên náo ấy để tận hưởng tuổi trẻ . Ở một mức độ vừa phải , đó là điều hoàn toàn có thể thông cảm được .

Đến đây , sẽ có người thắc mắc : vậy thanh niên còn đâu thời gian để quan tâm đến thời cuộc , đến vận mệnh quốc gia . Sức mấy mà để ý đến những chuyện gọi là "chính trị" mà dường như được coi như " chuyện riêng của người lớn" ? Mà nếu một ai đó quan tâm , chắc gì họ đã có đủ năng lực để tìm ra giải pháp , đủ thẩm quyền để giải quyết ? Chưa hết ,ngay cả một diễn đàn , một môi trường chung để những thanh niên ưu tư chuyện nước tụ họp nhau lại , bàn luận tự do và nghiêm túc về những vấn đề mình quan tâm tìm hiểu , cũng chưa hiện hữu ở nước mình một cách thường xuyên .


Thế nhưng , mình vẫn cứ tin rằng ,có thể người này người kia , vào lúc này , lúc khác , cảm thấy vận mạng quốc gia là cái gì xa lạ đối với bản thân . Tuy nhiên , ý thức dân tộc (ethnic/national consciousness) là cái đã ăn sâu vào tiềm thức và không thể bị xóa bỏ . Một khi cuộc sống ổn định hơn , sự hấp dẫn từ những trò giải trí phù phiếm kia nhạt dần , thì chính cái ý thức ấy sẽ dẫn dắt mọi cá nhân , đưa tuổi trẻ cùng ngồi lại với nhau , và cùng thảo luận về giải pháp cho các vấn đề quốc gia đại sự .

Vấn đề đặt ra bây giờ , là về phía nhà chức trách Việt Nam. Chính quyền có sẵn sàng cung cấp đầy đủ thông tin cho thanh niên không , có sẵn sàng tạo điều kiện cho thanh niên , như đã nói ở trên , có một môi trường thuận lợi để cùng chia sẻ quan điểm , đàm luận về tất cả các vấn đề thuộc về "vận mệnh quốc gia" (kể cả những chuyện vốn bị coi là nhạy cảm) hay không ? (chúng ta đều biết là Đoàn Thanh Niên từ trước đến nay chưa làm tốt công việc này)
Chưa hết , họ đã sẵn sàng lắng nghe và đánh giá cao tiếng nói của thanh niên chưa , hay vẫn coi chúng là lũ trẻ con vắt mũi chưa sạch , đòi nhúng tay vào chuyện người lớn ?

Riêng về đoạn này thì tôi không có câu trả lời , để các bạn cùng suy nghĩ thôi .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Quả thực là đọc bài của Bách xong, không còn gì để nói nữa. Rất khâm phục!

Với Trang, anh có lời thế này: sẽ rất khó để em hùng biện thành công phần phản đối của em. Bởi lẽ, trên mọi phương diện của xã hội, người ta đều tìm thấy sự quan tâm đáng kể của một bộ phận không nhỏ những thanh niên Việt Nam. Đây đó có, và có nhiều, những kẻ vô công rồi nghề, trẻ tuổi mà chả biết làm gì ngoài ngồi ăn và chơi. Nhưng điều này không có nghĩa là toàn bộ giới trẻ của Việt Nam như vậy. Không có một thống kê cụ thể nào cho biết Việt Nam có bao nhiêu phần trăm giới trẻ quan tâm đến tương lai đất nước. Cho nên, rất khó để em trả lời thành công, vì khi em phản đối bằng một bằng chứng, phe phản biện cũng dễ dàng tìm được một bằng chứng ở cùng chủ đề tương tự, thuyết phục bằng hoặc hơn của em.

Anh chỉ xin lấy vài ví dụ ra để em thấy:

- Blog là một phương tiện phổ biến. Qua blog, ta thấy được một bộ mặt ăn chơi trác tráng của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Trên một số blog, các entry viết một thứ ngôn ngữ khác người, chả ai hiểu nổi (xin mọi người không vào bàn luận về đoạn này, đây là ý kiến riêng của tôi). Nội dung không có gì ngoài những chuyện vớ vẩn, hoặc là soi mói, thậm chí chửi bới. Nhưng bên cạnh đó, vẫn tìm thấy rất nhiều blog có ý nghĩa. Có những blog bày tỏ sự cảm thông với nỗi đau của bệnh nhân. Có những blog giới thiệu những ý nghĩa của cuộc sống. Có những blog là những bài tâm sự rất đáng đọc v.v. Tuy không dám nói là như vậy là tỏ thái độ quan tâm đến vận mệnh Việt Nam, nhưng ví dụ đó cho thấy người ta quan tâm đến bản thân và xã hội. Thậm chí, có những blog bày tỏ rõ ràng sự quan tâm đến tương lai đất nước.

- Thanh niên Việt Nam không quan tâm đến vận mệnh đất nước? Vậy mà người ta lại tìm thấy trên các diễn đàn một box có nội dung tương tự "Thảo luận nghiêm túc" ở HAO này? Và có rất nhiều bài post vào đó. Đó có phải là sự thể hiện của việc quan tâm đến đất nước hiện nay?

- Thế hệ học sinh Việt Nam hiện nay học rất giỏi. Học là một cách đúng đắn nhất để xây dựng đất nước. Quan tâm đến tương lai của đất nước, trước hết là quan tâm đến tương lai của bản thân đã. Chả có ai thành công được mà bảo tôi chả học hành gì, lười, suốt ngày chơi bời. Giúp cho bản thân có được học vấn tốt, là một cách để giúp đỡ đất nước rồi.

Tất nhiên là khi đưa ra các bằng chứng để phản đối, em hoàn toàn có thể đưa được. Em cứ dựa trên các mặt của xã hội, tìm ra các mặt tiêu cực, lấy bằng chứng thực tế từ đó là được. Ví dụ như học sinh sinh viên hiện nay dành quá nhiều thời gian chơi những thứ vô bổ thay vì tìm hiểu những thứ hay hơn hoặc đọc sách. Hoặc là thế hệ trẻ hiện nay có những trò chơi bời không thể mê nổi (đua xe, lắc ...) Nói chung, mặt xấu thì phơi bày ra ngoài xã hội rồi.

Bách đã nói ở trên về phía chính quyền, phía nhà nước rồi.

Mình chỉ dám nói một câu: Dù là ai tạo điều kiện thế nào, bản thân phải tạo điều kiện cho chính mình đã. Không học hành tốt, thì chả có ai tạo điều kiện cho đâu. Trẻ tuổi, còn học được, thì học cái đã. Muốn xây dựng đất nước, cũng phải học. Bạn góp phần vào 1000 người xây nên 1 ngôi nhà, bạn chữa được cho 1000 bệnh nhân, bạn dạy được 1000 học sinh ... Muốn có những cái đấy, không gì bằng học. Mà như thế chính là xây dựng đất nước rồi. Quan tâm đến tương lai của đất nước không phải bằng lời nói, bằng cái gọi là "ngồi lập kế hoạch", mà phải bằng hành động, bằng sự thực thi trách nhiệm của một công dân. Đó là lao động và cống hiến cho đất nước.

Tất nhiên là nhà nước cũng cần tạo điều kiện. Điều này mình hoàn toàn ủng hộ. Nhưng vấn đề chính là bản thân mỗi người đã. Đó là cách thể hiện sự quan tâm đúng đắn nhất.

Có gì, mọi người góp ý thêm ;)
 
Bạn Long và bạn Bách trình bày khá là đầy đủ và đúng với quan điểm của mình nên mình cũng không có bổ sung gì cụ thể nữa.

Ngoài ra theo ý kiến riêng của cá nhân thì mình nghĩ thanh niên cũng gồm có một số lứa tuổi khác nhau và lại là điểm chuyển giao giữa trẻ con với người lớn, giữa bồng bột và trưởng thành nên quan điểm sống của các lứa tuổi đó cũng hơi khác nhau.

Với lứa tuổi thanh niên mà gần với thiếu niên hơn thì họ quan tâm đến Học và Chơi nhiều hơn vì nó tương ứng với sự phát triển tâm sinh lý của con người và môi trường sống ít va chạm, chủ yếu xoay quanh nhà trường và bạn bè.

Với lứa tuổi thanh niên trưởng thành thì tại thời điểm này mình nghĩ là có nhiều người thực sự quan tâm đến vận mệnh quốc gia còn mức độ thì tùy theo hoàn cảnh sống của từng người. Nếu trong môi trường quốc tế, đối diện với những nhận xét cả tích cực lẫn tiêu cực từ phía nước ngoài thì sự quan tâm đến hình ảnh và tình hình đất nước được phát huy rõ rệt. Còn với các cá nhân thì khi gần kề với thời điểm chuẩn bị đóng góp cho xã hội và phải trực tiếp giải quyết các vấn đề, nhiều người cũng đã trực tiếp hay gián tiếp quan tâm đến quốc gia. Mình đã đọc rất nhiều ý kiến trên mạng từ các bạn thanh niên chẳng hạn như những mong muốn cải tiến các phương pháp thực hiện thủ tục hành chính sao cho tiện lợi với nhân dân, so sánh các phương pháp làm việc của VN với thế giới, đề cập tới những vấn đề có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến kinh tế và xã hội,..và như vậy là có những thanh niên thực sự có để ý đến tình hình đất nước.
 
Cảm ơn anh Bách, anh Long và anh Linh đã đưa ra ý kiến của mình, đúng là nó rất đúng và rất đáng khâm phục ah.

Nhưng em xin có vài lời thế này. Em ở phe phản đối, là thanh niên VN hiện nay ko quan tâm đến vận mệnh quốc gia. Cái vấn đề như mọi ng nói ở trên thì hoàn toàn đúng rồi và đó cũng là tư tưởng của cả 2 bên, đội em cũng như mọi ng ko ai phản đối cả. Nhưng bọn em nhấn mạnh những ng KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN VẬN MỆNH QUỐC GIA . Chúng em muốn phản ánh cái sự thực là bên cạnh những ng đang cố gắng xây dựng và lo lắng cho đất nc thì lại có những con ng suốt ngày ăn chơi xa xỉ, tiêu xài hoang phí..., và dĩ nhiên là thuộc thành phần ko quan tâm đến đất nc. Còn những ng CÓ QUAN TÂM NHƯNG KHÔNG LÀM thì cũng vậy. Số ng quan tâm nhưng ko có hành động cụ thể có thể nói là nhiều. Nhưng tại sao họ ko đứng lên và làm 1 cái gì đó, tại sao chỉ ngồi 1 chỗ và nói :"tôi có quan tâ, nhưng tôi ko đủ sức mạnh và đk để làm điều đó". Thiếu đk, tại sao ko phản ánh ? Thiếu sức mạnh, tại sao ko tập hợp ? Chẳng nhà nc nào phản đối thanh niên xây dựng đất nc cả. Đơn giản vì họ e dè, sợ hãi... nên ko dám đứng lên và nói tiếng nói của mình. Đơn giản vì họ có nhiều việc phải lo hơn là ngồi nghĩ việc nc. Họ cũng là con ng, mà con ng thì ai chả lo cho mình trc. Thế nên bọn em muốn phản ánh những ng đang ko quan tâm, hoặc có quan tâm mà ko hành động, chứ ko nói tất cả thanh niên VN đều ko quan tâm và vô trách nhiệm. Nhưng để phản ánh vấn đề đó cần rất nhiều số liệu và những thông tin cần thiết, vì vậy em mới cần đến ý kiến và sự giúp đỡ của mọi ng ah !

Mong mọi ng quan tâm và đóng góp nhiều hơn cho topik ! Cảm ơn mọi ng !!
 
Nhưng tại sao họ ko đứng lên và làm 1 cái gì đó, tại sao chỉ ngồi 1 chỗ và nói :"tôi có quan tâ, nhưng tôi ko đủ sức mạnh và đk để làm điều đó". Thiếu đk, tại sao ko phản ánh ? Thiếu sức mạnh, tại sao ko tập hợp ? Chẳng nhà nc nào phản đối thanh niên xây dựng đất nc cả. Đơn giản vì họ e dè, sợ hãi... nên ko dám đứng lên và nói tiếng nói của mình

chỗ này này có nhiều điều phức tạp lắm , không thể nói một cách đơn giản như vậy đâu !
Theo quan sát của bản thân thì mình thấy có một số vấn đề , ngay cả những người lớn , có kinh nghiệm lâu năm còn bó tay cơ mà .
 
Nhưng em xin có vài lời thế này. Em ở phe phản đối, là thanh niên VN hiện nay ko quan tâm đến vận mệnh quốc gia. Cái vấn đề như mọi ng nói ở trên thì hoàn toàn đúng rồi và đó cũng là tư tưởng của cả 2 bên, đội em cũng như mọi ng ko ai phản đối cả. Nhưng bọn em nhấn mạnh những ng KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN VẬN MỆNH QUỐC GIA . Chúng em muốn phản ánh cái sự thực là bên cạnh những ng đang cố gắng xây dựng và lo lắng cho đất nc thì lại có những con ng suốt ngày ăn chơi xa xỉ, tiêu xài hoang phí..., và dĩ nhiên là thuộc thành phần ko quan tâm đến đất nc. Còn những ng CÓ QUAN TÂM NHƯNG KHÔNG LÀM thì cũng vậy. Số ng quan tâm nhưng ko có hành động cụ thể có thể nói là nhiều. Nhưng tại sao họ ko đứng lên và làm 1 cái gì đó, tại sao chỉ ngồi 1 chỗ và nói :"tôi có quan tâ, nhưng tôi ko đủ sức mạnh và đk để làm điều đó". Thiếu đk, tại sao ko phản ánh ? Thiếu sức mạnh, tại sao ko tập hợp ? Chẳng nhà nc nào phản đối thanh niên xây dựng đất nc cả. Đơn giản vì họ e dè, sợ hãi... nên ko dám đứng lên và nói tiếng nói của mình. Đơn giản vì họ có nhiều việc phải lo hơn là ngồi nghĩ việc nc. Họ cũng là con ng, mà con ng thì ai chả lo cho mình trc. Thế nên bọn em muốn phản ánh những ng đang ko quan tâm, hoặc có quan tâm mà ko hành động, chứ ko nói tất cả thanh niên VN đều ko quan tâm và vô trách nhiệm. Nhưng để phản ánh vấn đề đó cần rất nhiều số liệu và những thông tin cần thiết, vì vậy em mới cần đến ý kiến và sự giúp đỡ của mọi ng ah !

Vậy Trang có những ý kiến và hành động gì hiện tại để giả quyết vấn đề này không?
 
em trang đứng về bên khó hơn rồi8->.
Chị thấy các chương trình All Connek gần đây bị sa vào một điểm chung: đó là sự nhập nhằng ko rõ ràng trong quan điểm của 2 đội. Mặc dù đứng về 2 phía khác nhau, nhưng cơ bản 2 đội vẫn có những điểm thống nhất chung (như em đã nói). Tranh luận, phản biện 1 lúc thì chị cảm giác quan điểm của 2 đội hình như giống nhau :)), và đều đi đến cái "thống nhất chung đấy". Đâm ra phản biện và bảo vệ đội mình mà cứ như support cho đội đối phương<):) .

Thật ra không có cái gì là tuyệt đối cả, xã hội nào cũng có thành phần này, thành phần kia, khác nhau là ở tỉ lệ giữa các thành phần.
Nếu em muốn chứng minh "Thanh niên Việt Nam hiện nay KHÔNG quan tâm đến vận mệnh quốc gia" (nhìn chung), thì em phải chứng minh được rằng tỉ lệ những thanh niên ăn chơi, sa đoạ, trác táng, thờ ơ với mọi sự chiếm phần đông và nhiều hơn tỉ lệ những thanh niên "có" quan tâm đến vận mệnh quốc gia. Và một điều quan trọng nữa, đó là khái niệm "vận mệnh quốc gia" là gì.
Rất tiếc là số liệu về thành phần này lại chỉ được nói đến một cách mập mờ, chung chung, cũng chưa có 1 khảo sát mang tính bao quát và khách quan nào, hơn nữa những người nói về việc "thanh niên KHÔNG quan tâm đến vận mệnh QG" cũng chỉ là "người ngoài cuộc", --> có thể có những cái nhìn phiến diện và không chính xác.
Trong khi đó, những thanh niên có nhiều đóng góp cho xã hội, cho đất nước, lại được báo chí đề cập đến khã rõ ràng, nêu đích danh danh tính, và có sự hợp tác từ "người trong cuộc". Thêm nữa khi em hỏi điều này ở HAO mà lại ở box "Thảo luận nghiêm túc", theo chị hầu hết các thành viên, ở một mức độ và theo một khía cạnh nào đó, đều quan tâm đến tương lai của bản thân (dân giàu thì nước mới mạnh) cũng như của đất nước , và có vẻ như hầu hết bạn bè (thân) của các thành viên ở HAO, cũng giống họ. Vậy thì thật khó để đưa ra những trường hợp chính xác và cụ thể để support cho ý kiến của em. Nếu chỉ nhìn bề ngoài để rồi kết luận và nhận xét, đánh giá nọ kia về người khác, thì chị nghĩ rằng hầu hết mọi người ở đây đều không muốn ;), vì việc đó có thể dẫn đến cái nhìn phiến diện, một phía và mang tính bao đồng. (em nên cẩn thận với điều này, một khi đã bị cho là phiến diện, thì có lý đến đâu vẫn khiến khán giá thấy không hài lòng)

Theo chị em có thể làm một cái survey nho nhỏ, gửi qua YM cho bạn bè, nhờ bạn bè gửi tiếp,... (nói là nhỏ nhưng chí ít số người làm điều tra cũng khoảng >=100 và bao quát hết tất cả đối tượng), có thể hỏi những câu hỏi ví dụ như:
1. Khi trò chuyện với bạn bè, thảo luận trên các diễn đàn, đọc báo hoặc xem thời sự bạn thường quan tâm đến những vấn đề nào trong các vấn đề sau: (có thể tick vào nhiều lựa chọn)
a. Chính trị - Quốc phòng b. Kinh tế c. Y tế (bao gồm an toàn thực phẩm) d. giao thông, xây dựng, e. Giáo dục f. Không vấn đề nào trong các vấn đề trên
2. Giả sử bạn có quyền tạo ra những thay đổi mang tính quốc gia trong những vấn đề sau, bạn muốn thay đổi cái gì nhất: (a,b,c,d,e như trên f. Giả sử làm gì, không có chuyện ấy đâu) (có thể để 1 vài dòng để người làm survey đưa ra ý kiến của bản thân)
3. Theo bạn nhân tố (mang tính QG) nào có nhiều ảnh hưởng đến bạn (trong giai đoạn hiện nay): f. Không liên quan gì đến mình cả.
....

Chị không nghĩ cái survey như thế này có thể phản ánh chính xác đại bộ phận giới trẻ hiện nay, nhưng ở 1 mức độ nào đó, nó sẽ cho em 1 cái nhìn rõ ràng hơn là chỉ qua những số liệu báo chí hiện nay. Quan trọng nhất, em phải làm sao để những người làm survey không chỉ thuộc 1 nhóm hay 1 bộ phận nhỏ. (ví dụ như em làm survey với các thành viên hay vào TLNT của HAO thì có vẻ câu trả lời sẽ support cho đội bạn :)) ).
Anyway, support cho đội của em khó quá +_+:-<, nó cứ chung chung kiểu gì ấy, với cả, khó mà đánh giá cách nhìn nhận của 1 người qua cách người ta chơi, người ta nói chuyện vui với bạn bè, hay cách sử dụng tiền bạc được :|. Hơn nữa có phải không bàn đến những chuyện quốc gia đại sự là ko quan tâm đâu, cố gắng học tập, trau dồi kiến thức vốn sống để có cái nhìn chính xác và khách quan hơn về những vấn đề của xã hội, của đất nước chính là sự chuẩn bị để đóng góp cho quốc gia trong tương lai. Một trong những điểm khác biệt giữa Nguyễn Ái Quốc và những nhà yêu nước khác, đó là Người đã chuẩn bị rất cẩn thận qua một thời gian rất dài bôn ba ở nước ngoài trước khi trở về nước lãnh đạo nhân dân. Có nhiều thứ không thể cứ nóng vội, hay cứ muốn là làm được ngay em ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vận mệnh quốc gia: nó là các vấn đề của hiện tại, có ảnh hưởng đến tương lai của một đất nước.

Việt Nam là một đất nước có dân số trẻ. Do đó, việc quan tâm và phát triển lực lượng thanh thiếu niên là vấn đề "vận mệnh quốc gia" (VMQG). Điều đó liên quan trực tiếp đến sự phát triển của đất nước trong tương lai. Nhất là trong thời điểm lịch sử hiện nay, khi mà VN từng bước vượt qua khó khăn trong chiến tranh, trong phát triển kinh tế, khi mà chúng ta đã gia nhập các tổ chức lớn như WTO, và tiếng nói của VN trên trương quốc tế ngày càng có trọng lượng thì vấn đề đó lại hết sức bức thiết.

Mục đích là vậy, nhìn nhận là vậy thế nhưng hiện nay có một số lượng không nhỏ thanh niên vẫn còn thờ ơ với vai trò của mình đối với đất nước, thờ ơ với VMQG của dân tộc.

Thanh niên mà lực lượng nòng cốt là sinh viên, học sinh hiện nay đang sống trong một môi trường có thể nói là tốt nhất từ trước tới nay. Họ có nhiều điều kiện phát triển hơn bao giờ hết để cống hiến cho nước nhà, để phục vụ cho lợi ích phát triển đất nước. Tuy nhiên, một phần không nhỏ họ đã quay lưng lại với nghĩa vụ đó.

Đối với thanh niên, những vấn đề trực tiếp liên quan đến họ là giáo dục đào tạo, là việc làm, là chăm sóc sức khỏe, y tế... Chúng ta vẫn còn nhớ cách đây không lâu tại Pháp có sự kiện sinh viên biểu tình phản đối CPE. Một điều luật của chính phủ Pháp cho phép các ông chủ có thể dễ dàng hơn trong việc sa thải nhân công của mình, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của sinh viên. Họ đã làm j, chắc các bạn còn nhớ. Biều tình diễn ra trên khắp nước Pháp, và cuối cùng luật CPE đã phải hủy bỏ. Đối với SV VN, gần đây nhất có đề án tăng học phí, cũng là một đề án ảnh hưởng trực tiếp đến sự học và cơ hội tiếp thu kiến thức của SV. SVVN, họ đã làm j, họ chẳng làm j cả. Những người lên tiếng mạnh mẽ nhất lại không thuộc tầng lớp thanh niên mà là các nhà nghiên cứu, nhà kinh tế, xã hội học. SV coi chuyện đó là chuyện có tăng thì mình cũng phải chịu, rất ít tiếng nói cất lên từ sinh viên. Vậy há chẳng phải là thờ ơ với chính mình, với VMQG của dân tộc mình?

VN hiện trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển kinh tế và quan hệ hợp tác với nước ngoài. Điều đó khiến cho cơ hội và thách thức đối với nước ta còn nhiều. Vấn đề việc làm cũng chính là bức xúc nhất đối với lớp thanh niên. SV chỉ có thể cống hiến cho đất nước, quan tâm sâu hơn tới các vấn đề VMQG nếu họ không phải lo chạy vạy từng ngày cho cuộc sống của bản thân. Nhưng họ xoay sở thế nào? SV giữ lại trường hoặc mới ra trường lương 800K một tháng, khéo bản thân họ cũng không đủ nuôi sống chính mình. Họ phải lăn lộn tìm cách kiếm sống cho bản thân và còn quan tâm đến người thân. Chính bản thân họ trong quá trình xoay sở ấy, vô hình chung làm cho họ mai một dần, mờ nhạt dần sự quan tâm đến VMQG. Họ sẽ càng ngày càng xa dân lý tưởng dân tộc. Há chẳng phải thờ ơ với VMQG?

Còn nữa, khi điều kiện kinh tế phát triển, ngày càng nhiều thanh thiếu niên VN hiện nay sa vào ăn chơi, trác táng. Đua xe,là thanh thiếu niên. Nghiện hút, đa phần dưới 30 tuổi. Mại dâm, bạo lực, lực lượng trẻ cũng không ít. Họ chẳng sống cho ai cả, họ sống cho chính họ. Chỉ biết rằng hôm nay vui, còn ngày mai tính tiếp. Quốc gia thế nào, đất nươc thế nào, chả việc gì phải quan tâm. Há chẳng phải thờ ơ với VMQG ư?

Rất nhiều lần, quốc hội đưa ra các dự thảo luật để nhân dân cả nước tham khảo? Đối với thanh niên, hoạt động này có ý nghĩa j? Chán lắm. Họ chẳng mấy khi đóng góp ý kiến cả. Có thế những vấn đề xa xôi thì không nói, nhưng các vấn đề gắn bó với thanh niên, thiết thực với thanh niên như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, luật lao động... thì họ cũng không có tiếng nói góp ý cho chính những vấn đề mà không ai khác ngoài họ phải đối mặt. Có chăng chỉ một bộ phận thanh niên mới. Còn đa phần là coi như không, luật chưa đến lượt mình quan tâm. Há chẳng phải là thờ ơ với VMQG ư?

Tây vào nhiều, văn hóa tây vào theo cũng nhiều. Nhiều bạn trẻ bị cuộc sống và văn hóa tây khi nhìn lại VN thấy sao mà chán thế. Họ dần dần thờ ơ với cuộc sống của quê nhà, ra nươc ngoài sinh con đẻ cái và làm việc.Cống hiến cho nước bạn.Và rồi để mất dần sự quan tâm đến VMQG của dân tộc mình? Há chẳng phải thờ ơ với VMQG ư?

Vừa rồi gần đây thôi, có cô luật sư trẻ tham gia vào việc in ấn, phát tán và truyền bá văn hóa phản động. Thanh niên đấy. Nhiều người không đủ tự tin, không đủ chín chắn để vượt qua cạm bẫy. Để nghe theo tiếng gọi phản động mà chống lại nhà nước. Há chẳng phải thờ ơ với VMQG ư?

.......

Đó là những ý kiến về mặt phản biện. Số liệu thì có lẽ trên này rất khó có thể cung cấp được. E phải tự tìm thôi :). Anh chỉ bon chen được mấy ý như ở trên thôi
 
Hay em nghĩ thế này, để giúp em Trang có được 1 cái nhìn toàn diện và khách quan, chúng ta sẽ làm một cuộc tranh luận ngay tại box Thảo luận Nghiêm túc này (chỉ mang tính hình thức để em Trang thấy được thế mạnh và điểm yếu ở phe của em).

Chia ra làm 2 phía - một đồng tình, một phản đối - và cùng hùng biện để đưa ra những biện hộ của mình. Y như một chương trình luôn :D

Em không khoái cái kiểu quá đồng tình hoặc quá phản đối như thế này đâu, vì thực tế, cái gì cũng có 2 mặt, rất khó để nói là thích hoặc ghét, đồng ý hoặc không đồng ý ... về một cái gì đó. Nhưng nói chung thì một khi đã phải biện hộ cho ý kiến của mình, thì phải tìm bằng chứng thật thuyết phục.

Mọi người đồng ý làm thử không :D
 
@ Trang: sao em không đi làm 1 cái survey, điều tra xem có bao nhiêu người quan tâm đến những lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, chính trị, tôn giáo, xã hội. Anh nghĩ như thế thì em sẽ có nhiều số liệu thực tế và chính xác hơn, vì ở trên diễn đàn, ít người có thể cung cấp cho em những số liệu đó để phục vụ cho quan điểm bên em. Có thể nhiều người có những ý kiến rất xác đáng, nhưng sẽ không đủ thuyết phục khi không có số liệu và dẫn chứng cụ thể.
Anh nghĩ đi vào thực tế sẽ đáng tin hơn và có nhiều phản hồi chính xác hơn là dẫn chứng từ một nguồn nào đó.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em có thể tìm cách chứng minh ví dụ như làm một survey về blog của các thanh niên chả hạn. Cả nhóm sẽ tìm đến những blog của những người trẻ tuổi, nhớ là cần phải tìm một cách ngẫu nhiên, rồi sẽ xét xem trong tập hợp ngẫu nhiên các blog đó, có bao nhiêu người có nêu vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, bao nhiêu người chỉ lo chơi bời... Ví dụ thế chả hạn, rồi sẽ nêu lên như một bằng chứng (tất nhiên giả thiết rằng bọn em tìm được bằng chứng có lợi cho mình).
 
Em nghĩ là mình có thể tập hợp được một số blog có nội dung ... chả ra gì, sau đó tìm kiếm những blog bạn bè của chúng nó có nội dung cũng ... chả ra gì. Thế thì nhanh hơn là cứ tìm ngẫu nhiên mãi. Em thấy, thực tế là các blog không viết mấy thì nhiều hơn là có nội dung ... chả ra gì. Cho nên, nếu như cứ tìm mãi, thì sẽ thấy rất nhiều là không viết, còn bên có nội dung chả ra gì và bên có nội dung có gì đó thì gần gần như nhau :( Mà như thế không thể nói là đa số bộ phận thanh niên hiện nay không quan tâm đến đất nước. Vì không viết không có nghĩa là không quan tâm. Blog là một ví dụ tốt, nhưng không phải là một bằng chứng thuyết phục.

Có lẽ vẫn nên làm cả survey qua Y!M v.v. Ngoài ra, em nghĩ là mình có thể sử dụng những thông tin trên báo, bởi vì báo chí hiện nay đăng tải rất nhiều. Nào là thanh niên đua xe, nào là học sinh tiêm chích, nào là sinh viên chơi bời ... Nói chung, những hành động như thế thể hiện sự bất cần, không quan tâm đến bản thân - chứ đừng nói gì đến đất nước.

Còn để chứng tỏ cái này một cách hợp lý nhất, có lẽ phải tìm được dẫn chứng về sự tham gia của thanh niên vào các hoạt động mang tính chất chính trị - xã hội, và cho thấy là thanh niên ít tham gia. Nhưng cái này khó đấy, vì đa phần các hoạt động quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng là ... do thanh niên làm. Ôi!
 
Ôi, blog của mình chẳng có tính QG đại sự gì cả 8->. Toàn chuyện gì gì đâu đâu :">.
Theo em việc survey qua blog là không chính xác, vì còn tuỳ vào việc người ta sử dụng blog vào việc gì. Không phải tất tật mọi việc, mọi suy nghĩ, tình cảm, chí hướng, ước mơ, ấp ủ đều được các blogger post lên blog và chia sẻ với mọi người.
Tốt nhất là làm 1 cái survey ghi rõ tiêu đề là "Bạn có quan tâm đến những vấn đề của quốc gia không?", người không hợp tác làm survey (trừ trường hợp quá bận với công việc), thì có thể coi là ko quan tâm.
Trang ơi, chị nghĩ thêm được 1 số ý có thể giúp em làm survey
Theo bạn, những gì bạn đã, đang và SẼ làm có thể có những tác động như thế nào đến tương lai của đất nước?
a. rất nhiều b.nhiều c. có tác động nhưng không đáng kể d.em không vĩ đại đến thế đâu8->
Thậm chí có thể để cho người làm survey tự đánh giá về mức độ quan tâm của bản thân đối với vận mệnh của đất nước. Có thể nêu ra những tình huống giả sử (ví dụ như: có 1 nhóm sinh viên kêu gọi bạn tham gia vào 1 cuộc biểu tình nhằm phản đối/thay đổi 1 chính sách nào đấy trong giáo dục/luật lao động (v.v.), giả sử sau khi xem xét, bạn thấy những đòi hỏi của nhóm sinh viên đấy là hợp lý, bạn sẽ làm gì? a. chủ động tham gia 1 cách nhiệt tình, cố gắng đóng góp nhiều nhất có thể, kêu gọi thêm bạn bè để tăng tính qui mô và khả năng thành công của cuộc biểu tình b. Có tham gia với mục đích tăng số lượng thành viên cho nhóm biểu tình c. Hỏi ý kiến bố mẹ và người lớn xem sao, những chuyện thế này người trẻ ko nên tự quyết định :-? d. Có vẻ hay đấy, nhưng nhỡ có hệ luỵ gì đến mình thì sao, thôi ko tham gia cho nó an toàn, vắng cô thì chợ vẫn đông... e. Thay đổi hay không thì có liên quan gì đến mình đâu, phức tạp!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Anh Bách : Vấn đề khó mới đưa lên để tìm giải pháp chứ anh :p
@ anh Phước : Hành động của em là tham gia chương trình để nói lên tiếng nói của mình đấy thôi ạ. ^^
Em xin giải thik lại thế này ah. Như em đã nói rồi. Cả 2 đội đều đồng ý là ko phải hoàn toàn tn VN đều ko quan tâm. Nhưng đội kia thì cho rằng số đông là có, còn đội em cho rằng số đông là ko quan tâm. Có phải mọi ng đều đồng ý là : Bên cạnh những con ng đang cố gắng ngày đêm suy nghĩ và lo lắng cho vận mệnh đất nc, thì lại có vô số con ng chẳng hề nghĩ đến đất nc mình, chứ chẳng nói đến lo nghĩ, thì có phải những con ng đấy rất đáng lên án ko ? Dĩ nhiên là có quá ấy chứ ! Chính thế, bọn em mới ở đội phản đối rằng phần lớn tn VN hiện nay rất quan tâm đến vận mệnh đất nc. Bọn em thấy rằng ko phải thế, rõ ràng là trong 10 ng thì chỉ có 1 ng ngồi cần cù lo nghĩ cho đất nc, còn 9 ng kia, nếu có chăm chỉ lo nghĩ này nọ, thì chỉ là cho mình và cho tương lai CỦA MÌNH, còn lại là sống vô tư vô lo trong cái xã hội mà họ hài lòng vs nó, thậm chí còn có ng chửi bới và công kích quốc gia của mình. Như thế thì theo mọi ng có đáng lên án ko ?

Còn các chiến dịch thanh niên tình nguyện và các hoạt động xã hội khác, nhà báo Lê Trung đã cho rằng : " Các chiến dịch tn tình nguyện chỉ là 1 thủ đoạn tuyên truyền của nhà nc và Đảng cộng sản, dựa vào nhiệt huyết rất lành mạnh của các tn, các thanh niên chỉ làm theo sự hướng dẫn của các nhà có chức q`, như vậy, tn càng năng nổ bao nhiêu thì họ lại càng trở thành những con rối..."
Nhưng suy cho cùng thì sự năng nổ của thanh niên chẳng có ý nghĩa j trong chuyện này cả. :|

Chúng em muốn nhấn mạnh lại rằng chúng em lên án những tn hiện nay đnag ko quan tâm đến đất nc, đến vận mệnh quốc gia, và chúng em ko nói rằng tất cả tn VN hiện nay đều ko quan tâm, nhưng phần lớn la không quan tâm. Chúng em giữ vững lập trường cho dù mọi ng có nói là phản động bạo loạn >"< . Nhưng đội chúng em hoàn toàn có mục đích tốt, không hề có ý xấu, và nếu suy nghĩ 1 chút, thì chắc các anh chị đều đồng tình vs đội em !

@ anh Long : chia đội tranh luận trên này hay đấy ah ! ^^
 
THế theo ý em Trang thế nào là "ngồi cần cù lo nghĩ cho đất nc" là "quan tâm đến vận mệnh quốc gia"?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em là Tranh ah ! :p
Cái đấy thì ko cần quan tâm ah. Vì theo em những ng như thế thì sao phải nói, tốt quá còn j. Ý em là những con ng có tư tưởng, hay ít nhất là có nghĩ đến đất nc, và hiểu việc mình làm là có lợi cho đất nc, từ đó đứng lên kêu gọi mọi ng cùng làm theo mình!
 
Back
Bên trên