M
(Madcat)
Guest
Tớ thấy trong việc học các môn, môn nào cũng có vấn đề của nó. Môn văn sẽ được mổ xẻ đầu tiên
VĂN HỌC
=======
Tớ không hiểu tại sao chúng ta lại phải học nhiều tác phẩm trung đại như thế. Mấy cái đấy là văn hoá của dân tộc, rất cần học (truyện Kiều chăng hạn) nhưng không cần nhiều như thế. Trong khi đó văn học hiện đại thì cũng là trước năm 75. Từ đó tới nay là 30 năm. Thấy hợp lý không bạn ? Chúng mình học 1 mớ tác phẩm từ thế kỉ thứ mười mấy, nhưng tác phẩm trong 30 năm trở lại là zero.
TẬP LÀM VĂN
===========
Có 2 kiểu đề là văn học và xã hội.
Theo tớ thấy kiểu đề văn học hoàn toàn vô lí (trừ với ai muốn làm nhà văn ra), mà kiểu đề này ra nhiều nhất. Tại sao mỗi năm học chúng mình lại phải khóc thương cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến không dưới 20 lần? Nguyễn Trãi, tôi chỉ cần phân tích cuộc đời ông 1 lần là đủ hiểu, việc gì mà ông cứ bám đuổi tôi mãi thế ?
Còn kiểu đề còn lại, đề xã hội thì cũng chán. Quanh quẩn đi lại vài vấn đề như "Học thầy không tày học bạn, uống nước nhớ nguồn" quay đi quay lại, mà lại toàn vấn đề đúng sai rõ ràng, không thể bảo khác được -> không khuyến khích học sinh sáng tạo.
Về cách ra & chấm bài hiện nay: quá nặng về kĩ năng trình bày vấn đề mà thiếu sót trong phần sáng tạo ý.
Thiếu sót trong sáng tạo ý: đề văn học toàn ra kiểu có đúng n ý, viết đủ là xong. Còn đề xã hội thì toàn là vấn đề không thể nói nó sai, tâng bốc nó mấy câu rồi thôi. Theo tớ nên ra ít đề văn học thôi, mà nên coi trọng ý kiến cá nhân học sinh (vd: thay vì "hình tượng nhân vật Đam San thật là hùng vĩ, hãy chứng minh cho luận điểm trên" thì là "có bạn DVD cho rằng Đam San là 1 thằng dở hơi, thô lỗ và háo sắc, em thấy thế nào ?" đây mới đúng là ý kiến học sinh!). Còn đề xã hội, nên ra kiểu "Vấn đề mặc đồng phục trong trường HN-Ams - nên hay không. Trình bày luận điểm của em và cách thay đổi, nếu có". Ý tớ là ra đề xã hội cần phải gần gũi với học sinh, và phải là vấn đề mà có thể có nhiều ý kiến khác nhau để học sinh thoải mái mà viết ra tư tưởng cách nghĩ của mình.
Nặng về kĩ năng trình bày vấn đề:
Rõ ràng rồi, bài ai viết càng sướt mướt, càng dài thì điểm càng cao. Theo tớ đây là 1 sai lầm nghiêm trọng. Nên chấm bài theo những tiêu chí sau:
+ Phong phú ý: ý càng nhiều, xác thực và phong phú thì càng được điểm cao
+ Độ dài: phụ thuộc vào số ý. Bài dài mà ít ý -> trình bày loanh quanh lóc chóc dông dài, không chịu đi thẳng vào vấn đề -> trừ điểm. Bài viết càng súc tích càng tốt.
+ Trình bày: càng dễ hiểu càng tốt. Nói thêm nhiều khía cạnh không cần thiết của vấn đề -> trừ điểm.
+ Biểu cảm: bài khóc thương thì giọng phải sướt mướt, bài lên án thì phải đanh thép, tóm lại là mang lại cho người đọc không khí của bài văn.
+ Cấu trúc: hợp lí, như cái bài post này
Tóm lại là: phong phú ý > cấu trúc > trình bày > biểu cảm > độ dài
Nhưng đấy là mơ ước, còn thực tế là: độ dài > biểu cảm > cấu trúc > phong phú ý > trình bày
Đây là bài viết của DVD, học sinh thường được 6,x môn văn
VĂN HỌC
=======
Tớ không hiểu tại sao chúng ta lại phải học nhiều tác phẩm trung đại như thế. Mấy cái đấy là văn hoá của dân tộc, rất cần học (truyện Kiều chăng hạn) nhưng không cần nhiều như thế. Trong khi đó văn học hiện đại thì cũng là trước năm 75. Từ đó tới nay là 30 năm. Thấy hợp lý không bạn ? Chúng mình học 1 mớ tác phẩm từ thế kỉ thứ mười mấy, nhưng tác phẩm trong 30 năm trở lại là zero.
TẬP LÀM VĂN
===========
Có 2 kiểu đề là văn học và xã hội.
Theo tớ thấy kiểu đề văn học hoàn toàn vô lí (trừ với ai muốn làm nhà văn ra), mà kiểu đề này ra nhiều nhất. Tại sao mỗi năm học chúng mình lại phải khóc thương cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến không dưới 20 lần? Nguyễn Trãi, tôi chỉ cần phân tích cuộc đời ông 1 lần là đủ hiểu, việc gì mà ông cứ bám đuổi tôi mãi thế ?
Còn kiểu đề còn lại, đề xã hội thì cũng chán. Quanh quẩn đi lại vài vấn đề như "Học thầy không tày học bạn, uống nước nhớ nguồn" quay đi quay lại, mà lại toàn vấn đề đúng sai rõ ràng, không thể bảo khác được -> không khuyến khích học sinh sáng tạo.
Về cách ra & chấm bài hiện nay: quá nặng về kĩ năng trình bày vấn đề mà thiếu sót trong phần sáng tạo ý.
Thiếu sót trong sáng tạo ý: đề văn học toàn ra kiểu có đúng n ý, viết đủ là xong. Còn đề xã hội thì toàn là vấn đề không thể nói nó sai, tâng bốc nó mấy câu rồi thôi. Theo tớ nên ra ít đề văn học thôi, mà nên coi trọng ý kiến cá nhân học sinh (vd: thay vì "hình tượng nhân vật Đam San thật là hùng vĩ, hãy chứng minh cho luận điểm trên" thì là "có bạn DVD cho rằng Đam San là 1 thằng dở hơi, thô lỗ và háo sắc, em thấy thế nào ?" đây mới đúng là ý kiến học sinh!). Còn đề xã hội, nên ra kiểu "Vấn đề mặc đồng phục trong trường HN-Ams - nên hay không. Trình bày luận điểm của em và cách thay đổi, nếu có". Ý tớ là ra đề xã hội cần phải gần gũi với học sinh, và phải là vấn đề mà có thể có nhiều ý kiến khác nhau để học sinh thoải mái mà viết ra tư tưởng cách nghĩ của mình.
Nặng về kĩ năng trình bày vấn đề:
Rõ ràng rồi, bài ai viết càng sướt mướt, càng dài thì điểm càng cao. Theo tớ đây là 1 sai lầm nghiêm trọng. Nên chấm bài theo những tiêu chí sau:
+ Phong phú ý: ý càng nhiều, xác thực và phong phú thì càng được điểm cao
+ Độ dài: phụ thuộc vào số ý. Bài dài mà ít ý -> trình bày loanh quanh lóc chóc dông dài, không chịu đi thẳng vào vấn đề -> trừ điểm. Bài viết càng súc tích càng tốt.
+ Trình bày: càng dễ hiểu càng tốt. Nói thêm nhiều khía cạnh không cần thiết của vấn đề -> trừ điểm.
+ Biểu cảm: bài khóc thương thì giọng phải sướt mướt, bài lên án thì phải đanh thép, tóm lại là mang lại cho người đọc không khí của bài văn.
+ Cấu trúc: hợp lí, như cái bài post này
Tóm lại là: phong phú ý > cấu trúc > trình bày > biểu cảm > độ dài
Nhưng đấy là mơ ước, còn thực tế là: độ dài > biểu cảm > cấu trúc > phong phú ý > trình bày
Đây là bài viết của DVD, học sinh thường được 6,x môn văn