thịt chó?

Re: Văn hóa người Hà Nội?

Ví dụ ko xa đó là người Mỹ thường tiêu tiền ngay cả khi ko có tiền, cho nên ngày nay Mỹ nợ đến mức 1 người Mỹ trung bình nợ 30.000 USD (As of April 2008, the total U.S. federal debt was approximately $9.5 trillion[2], about $31,100 per capita (that is, per U.S. resident) http://en.wikipedia.org/wiki/United_States_public_debt ). Trong khi đó, TQ có mức dự trữ ngoại tệ trung bình mỗi người là 1000 đô. Thế có thể nói người TQ quản lý tiền "văn minh" hơn người Mỹ ko?
anh nói cái này chẳng liên quan gì cả :| Mỹ sở dĩ nợ ngân sách cao là do cắt giảm thuế cộng thêm tiền hoàn lại thuế (tax rebates) cho người dân để thúc đẩy đầu tư và sức mua, cứu nền kinh tế khỏi rơi vào khủng hoảng. Chưa kể giá năng lượng của Mỹ một số bang cũng phải bù lỗ, nhập siêu cao nên mới đâm ra nợ nhiều. Cái này thuộc vào chu kỳ lên xuống của kinh tế chứ chẳng tại quản lý tiền gì cả :|.
Còn bọn Trung Quốc dự trữ ngoại tệ cao là nhờ xuất siêu sang Mỹ (thặng dư em nhớ tầm 7 8 trăm tỉ đô gì đấy) chứ quản lý tiền nong gì ở đây. Tài chính Trung Quốc hồi trước còn phải gửi người sang học ở Mỹ Anh mà anh lại bảo người Trung Quốc quản lý tiền hơn nghe thiên vị quá :|.

----------

Người khác tiêu tiền là việc chú ko bao giờ nên đánh giá, trừ khi chúng nó tiêu tiền của chú
cái này ý em nói bọn con nít tiêu tiền bố mẹ ý chị ạ :D chứ người ta tự làm tự dùng thì em đã không nói làm gì :D
 
Re: Văn hóa người Hà Nội?

@ Đạt: Anh thường không thích khi tranh luận mà cứ kè kè quyển từ điển, vì như thế chứng tỏ người tranh luận chưa hiểu chủ đề rõ đến mức mà có thể tự định nghĩa các vấn đề cốt lõi.
Và kể cả anh dùng định nghĩa của em thì nó cũng quá mơ hồ để đánh giá sự văn minh của một dân tộc:

biết thưởng thức cái đẹp và biết cách cư xử

Như chị Nguyệt nói ở trên, thưởng thức cái đẹp là tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Còn biết cách cư xử? Thế nào là biết cách cư xử? Kiểu Châu Á: cộng đồng đứng trên cái tôi, hay kiểu phương Tây: cái tôi là số một? (ví dụ vậy). Hơn nữa, vấn đề ăn thịt chó cũng hoàn toàn không đi ngược lại với định nghĩa của em.

Dùng định nghĩa của anh Tâm thì có vẻ hợp hơn, như vậy thì cũng một lần nữa khẳng định rằng việc ăn thịt chó, bắn chim sẻ nhiều phần là quan niệm, phong tục và lối sống hơn là văn minh.

(anh vẫn chờ em đưa ra ví dụ về một dân tộc văn minh, và chứng minh cho anh xem dân tộc đấy văn minh như thế nào :) )
 
Re: Văn hóa người Hà Nội?

Nói như vậy lại càng sai, một số cái như cà phê, vốn du nhập vào Anh vào thế kỷ thứ 16-17 sau khi quân Ottoman thua trận bỏ lại ở Viena đã trở thành quốc hồn quốc túy, thời đó và ngay cả bây giờ, cứ có thời gian họ lại gọi nhau đi uống cà phê, sáng sáng dậy đi uống cà phê, đọc báo, bình luận sự đời, và năng suất lao động của họ ko hề giảm. Tại sao lại quy kết cho thịt chó và một số con vật khác là nguyên nhân gây giảm năng suất lao động mà ko quy kết cho cà phê, chè và một số loại khác giảm năng suất lao động? Anh có dám bảo đảm nếu người Việt có ít món ăn trên bàn tiệc đi thì họ sẽ ít đi nhậu hơn ko?

Bản thân cà phê, chè không làm giảm năng suất lao động. Cà phê là chất kích thích gây tỉnh táo, tăng khả năng làm việc về đêm, mà làm việc đêm là cực kì phổ biến trong 1 số ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin. Bọn google không bắt nhân viên làm việc theo giờ hành chính cũng là vì bọn nó hiểu nhân viên của mình làm việc năng suất hơn về đêm.

Cái cách sử dụng chè và cà phê theo kiểu ra quán nước con cà con kê đúng là có ảnh hưởng đến tác phong làm việc, hay đúng hơn là ảnh hưởng đến số giờ làm việc. Thực ra mình dùng từ năng suất có phần chưa chính xác. Xã hội châu Âu có năng suất làm vịệc cao, nên dù làm ít giờ họ vẫn có sự thịnh vượng. Tuy nhiên theo tiêu chuẩn Mỹ thì người châu Âu hết sức lười biếng, do họ hay có thói bàn luận triết lí sự đời, uống bia, cà phê cà pháo rung đùi bàn bạc thế sự. Người Mỹ chăm chỉ hơn nhiều. Ngày xưa Edison khi sang thăm Pháp phải thốt lên : không hiểu cái bọn lợn này nó làm việc vào lúc nào??

Vấn đề là VN mình, cà phê cà pháo cũng kinh, quán cóc ở đô thị mọc như nấm ( theo mình thấy đi tìm quán cóc kiểu đó ở Mỹ khó hơn ở VN ), mà nhậu nhẹt thịt chó lẩu dê cũng tưng bừng. Giảm được cái nào hay cái đó thôi :))

Còn chuyện bỏ thịt chó đi dân VN bớt nhậu thì mình kô dám chắc. Nhưng mà mình tin chắc là tổng số tiền mà dân Việt Nam ném vào các nhà hàng thịt chó là không hề nhỏ, so với tiền beaty salon dành cho chó của người Mỹ thì kô biết cái nào hơn cái nào ( so sánh tương đối với GDP ). Nhưng mình đảm bảo nếu mức sống người dân được cải thiện, các giá trị tinh thần dần được nâng cao, đến một lúc nào đó họ sẽ có nhu cầu nuôi chó theo kiểu cao cấp, tức là coi chó như một member trong gia đình ( du nhập từ phương Tây thôi, từ trước đến nay cái gì mới của châu Á, VN mà chả copy từ phương Tây =)) ), thì họ sẽ hạn chế ăn thịt chó.
 
Re: Văn hóa người Hà Nội?

@ Đạt: Anh thường không thích khi tranh luận mà cứ kè kè quyển từ điển, vì như thế chứng tỏ người tranh luận chưa hiểu chủ đề rõ đến mức mà có thể tự định nghĩa các vấn đề cốt lõi.
Và kể cả anh dùng định nghĩa của em thì nó cũng quá mơ hồ để đánh giá sự văn minh của một dân tộc:
(anh vẫn chờ em đưa ra ví dụ về một dân tộc văn minh, và chứng minh cho anh xem dân tộc đấy văn minh như thế nào :) )

Em dùng từ điển là để lấy một nghĩa chung mà mọi người đồng nhất thôi, chứ dùng định nghĩa của em thì có thể không thống nhất với mọi người và dẫn đến tranh cãi ngay từ cái định nghĩa đấy :).

Em không hiểu ý anh dân tộc văn minh là gì. Em thì em dùng cụm từ xã hội văn minh hơn vì nó bao trùm phạm vi hợp lý hơn. Có thể nói xã hội văn minh kể đến như các nước Bắc Âu (Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch).

Định nghĩa xã hội văn minh theo chính em hiểu thì là xã hội mà trong đó người dân sống hạnh phúc, khuyến khích công dân phấn đấu tự hoàn thiện bản thân đóng góp cho xã hôi, và là xã hội có đặc sắc riêng nhưng cũng đảm bảo sự tôn vinh cái đẹp. Nếu lược ra thì em có 7 điểm chính:

-Kinh tế phát triển thịnh vượng: em xin định nghĩa thịnh vượng ở đây nghĩa là không những mỗi người phải đủ ăn mà còn được ăn ngon, ở nhà đầy đủ phương tiện sinh hoạt cá nhân. Hay nói cách khác mỗi người đủ điều kiện để tự quyết định cho bản thân mình, không bị gò bó bởi ít lựa chọn mà nguyên nhân là từ nghèo đói. Tuy nhiên sự thịnh vượng em nói đến cũng không cần thiết mỗi người phải có xe hơi, có thể đi du lịch bất cứ nơi đâu. Dùng từ khác có nghĩa là không cần ai cũng phải sống xa hoa.

-Tổ chức xã hội hoàn hảo: hoàn hảo thứ nhất là phải đảm bảo không ai có thể có quyền lực tuyệt đối. Không ai hay tổ chức nào có thể độc tài bất kể trường hợp nào đi chăng nữa. Thứ hai là phải loại bỏ mọi sự chồng chéo của thành phần này lên thành phần khác. Cấp trên và cấp dưới không làm hộ nhau, không bênh vực nhau hay che lấp cái sai của nhau. Không những vậy cơ quan khác nhau phải giám sát lẫn nhau, phê bình lẫn nhau và tự phê bình kiểm điểm mình. Người dân phải là người bầu cử cho người đại diện cho mình.

-Nền tảng vững chắc và sự phát triển của văn hóa riêng: riêng là không chung với nền văn hóa nào khác cả, nhưng cũng không có nghĩa là khác hoàn toàn. Nền tảng vững chắc là văn hóa sẽ không bị mai một, lãng quên hay bị hy sinh cho bất cứ một mục đích gì. Không những thế nó còn phải liên tục phát triển dựa trên sự nhận biết cái đẹp và loại bỏ cái xấu (có phần giống với điểm thứ 7 phía dưới).

-Hệ thống giáo dục tiên tiến: tiên tiến nghĩa là đảm bảo quyền lợi được hưởng giáo dục của công dân. Hơn nữa những người làm giáo dục phải đảm bảo chữ "liêm" & "chính". Không vì mục đích cá nhân mà cản trở hay tạo sự thiên vị người học. Không ghét những điều mới mẻ hay ý kiến bất đồng. Không coi nặng cái của mình dạy mà coi nhẹ cái người ta học. Về phía người học phải tôn trọng sự trung thực. Người học cũng phải có trách nhiệm học để có cơ sở đóng góp cho xã hội.

-Quyền cơ bản của công dân được đảm bảo: bao gồm các quyền tự do, đặc biệt là quyền không bị ai xâm phạm và phân biệt đối xử. Các quyền cơ bản này không có nghĩa là mọi công dân phải ngang bằng nhau về mọi mặt (và thực tế điều này sẽ không xảy ra ở bất cứ xã hội nào cả)

-Sự tôn trọng xã hội của mỗi công dân: công dân có những quyền tự do cơ bản nhưng cũng có trách nhiệm tôn trọng lợi ích của xã hội và đảm bảo lợi ích đó. Công dân luôn phải đặt lợi ích của xã hội lên trên lợi ích của mình, kể cả việc phải hy sinh bản thân. Luật phát phải được thực thi theo đúng bổn phận, quan trọng nhất là nghĩa vụ đóng thuế và nghĩa vụ đảm bảo quyền của các công dân khác.

-Sự phát triển của tri thức của mỗi công dân: tri thức bao gồm tri thức về khoa học tự nhiên & xã hôi và tri thức về văn hóa. Khoa học tự nhiên cụ thể là hiểu biết cơ bản về tự nhiên, vật lý, địa chất. Khoa học xã hội là lịch sử, văn học, địa lý. Văn hóa cụ thể là văn hiến đất nước, truyền thống & nếp sống của dân tộc và gia đình. Cao hơn là biết thưởng thức cái xấu cái đẹp. Tuy nhiên xấu đẹp tùy người nhận biết nên không có thước đo chung mà chỉ dựa vào sự hiểu biết tối thiểu (như em lấy ví dụ nhận biết được nốt son nốt la là đã đủ)
 
Re: Văn hóa người Hà Nội?

Còn chuyện bỏ thịt chó đi dân VN bớt nhậu thì mình kô dám chắc. Nhưng mà mình tin chắc là tổng số tiền mà dân Việt Nam ném vào các nhà hàng thịt chó là không hề nhỏ, so với tiền beaty salon dành cho chó của người Mỹ thì kô biết cái nào hơn cái nào ( so sánh tương đối với GDP ). Nhưng mình đảm bảo nếu mức sống người dân được cải thiện, các giá trị tinh thần dần được nâng cao, đến một lúc nào đó họ sẽ có nhu cầu nuôi chó theo kiểu cao cấp, tức là coi chó như một member trong gia đình ( du nhập từ phương Tây thôi, từ trước đến nay cái gì mới của châu Á, VN mà chả copy từ phương Tây ), thì họ sẽ hạn chế ăn thịt chó.
nhà bạn em nuôi bẹc giê Đức , thuần chủng , to , cao trên 1m dài trên 1m6 , nặng gần 50kg ; yêu chó hơn con vì thằng con không được ăn thịt bò hàng ngày :)) nhưng thịt chó vẫn nhai rau ráu
không chấp bọn lai căng nửa mùa , cái gì cũng bĩu môi ra chê =;
 
Re: Văn hóa người Hà Nội?

Mình thấy bài em Đạt như văn kiện ĐH Đa?ng :x
 
Re: Văn hóa người Hà Nội?

Trở lại chủ đề, em Hà Minh có nói nuôi chó làm thiệt hại cho kinh tế Mỹ. Anh lại nói thói quen ăn nhậu thịt chó cũng ảnh hưởng đến kinh tế VN, vì nó làm giảm năng suất lao động. Có nhiều con để ăn quá, dân Việt hơi tí là đi nhậu, thế làm sao mà tập trung lao động sản xuất của cải được. Quan sát ở bên này thì thấy đúng là người Việt, đều rất lười biếng, hơi tí là gọi nhau í ới đi nhậu.
Và nếu tính ra thì người Việt cũng tiêu tốn rất nhiều tiền vào hàng thịt chó, nghe như em Long nói trên thì có cả version thịt chó nhà sàn, bọn đó chém chắc là cũng ác lắm.

:D Người VN bản chất ham nhậu nhẹt, chén chú chén anh, nên không vào hàng thịt chó thì cũng vào hàng khác. Không chó thì mực khô, lẩu, chân gà nướng, etc gì gì đó. Vì thế, theo em anh ạ, tiền nhậu đó của dân VN là chi phí không thể loại trừ, sunk cost. Chi phí cơ hội bổ sung, opportunity cost, của việc ăn thịt chó, là không đáng kể, nếu so với chi phí cơ hội của việc chăm sóc chó. Chỉ một lần tạt qua những gian hàng bày bán thức ăn chó ở Wal Mart hay những siêu thị lớn của Mĩ, là ta có thể hiểu tác hại của con chó với nền kinh tế Mĩ lớn đến nhường nào :D (j/k, j/k)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Văn hóa người Hà Nội?

anh nói cái này chẳng liên quan gì cả Mỹ sở dĩ nợ ngân sách cao là do cắt giảm thuế cộng thêm tiền hoàn lại thuế (tax rebates) cho người dân để thúc đẩy đầu tư và sức mua, cứu nền kinh tế khỏi rơi vào khủng hoảng. Chưa kể giá năng lượng của Mỹ một số bang cũng phải bù lỗ, nhập siêu cao nên mới đâm ra nợ nhiều. Cái này thuộc vào chu kỳ lên xuống của kinh tế chứ chẳng tại quản lý tiền gì cả .
Còn bọn Trung Quốc dự trữ ngoại tệ cao là nhờ xuất siêu sang Mỹ (thặng dư em nhớ tầm 7 8 trăm tỉ đô gì đấy) chứ quản lý tiền nong gì ở đây. Tài chính Trung Quốc hồi trước còn phải gửi người sang học ở Mỹ Anh mà anh lại bảo người Trung Quốc quản lý tiền hơn nghe thiên vị quá .
Cái này đưa ra để phản bác lại ý kiến của anh Dũng thôi, Mỹ có -31k/người, TQ có +1k/người, thế hóa ra TQ giầu hơn, TQ văn minh hơn?

Vấn đề là VN mình, cà phê cà pháo cũng kinh, quán cóc ở đô thị mọc như nấm ( theo mình thấy đi tìm quán cóc kiểu đó ở Mỹ khó hơn ở VN ), mà nhậu nhẹt thịt chó lẩu dê cũng tưng bừng. Giảm được cái nào hay cái đó thôi

Còn chuyện bỏ thịt chó đi dân VN bớt nhậu thì mình kô dám chắc. Nhưng mà mình tin chắc là tổng số tiền mà dân Việt Nam ném vào các nhà hàng thịt chó là không hề nhỏ, so với tiền beaty salon dành cho chó của người Mỹ thì kô biết cái nào hơn cái nào ( so sánh tương đối với GDP ). Nhưng mình đảm bảo nếu mức sống người dân được cải thiện, các giá trị tinh thần dần được nâng cao, đến một lúc nào đó họ sẽ có nhu cầu nuôi chó theo kiểu cao cấp, tức là coi chó như một member trong gia đình ( du nhập từ phương Tây thôi, từ trước đến nay cái gì mới của châu Á, VN mà chả copy từ phương Tây ), thì họ sẽ hạn chế ăn thịt chó.

70% dân số VN sống ở nông thôn, và những cái thống kê anh đưa ra (nhà hàng thịt chó, rồi phè phỡn nhậu nhẹt... nó xảy ra ở nông thôn với cường độ ít hơn nhiều so với ở thành phố, ko thể lấy 1 phần bé mà quy kết cho cả cái nhớn đc)

Còn quan điểm cái ở tây du nhập vào ta thì ta sẽ giống tây. Hôm nào anh về VN đi ăn KFC xem người Việt bây giờ ăn KFC có giống tây ko? Cũng lại ngồi ê a ở quán "fast"food thôi, cái đó gọi là nhập gia thì tùy tục đấy. Cho nên ko có chuyện người VN sẽ bỏ được tập tục quốc hồn quốc túy là ăn thịt chó đâu.
 
Re: Văn hóa người Hà Nội?

:-?? Tây nó không có khái niệm "ngồi ê a ở quán fast food" :)) nên mới gọi là fast food :))

Nói chung văn hóa nhậu nhẹt của dân mình là tốt.

Các bác cứ nói chuyện nó tác hại kinh tế ;)) mình thì thấy hơi bị ổn định kinh tế. Nhậu nhẹt ở mình dưới hình thức, rẻ, affordable, (văn minh thế còn gì cho mọi người mọi nhà đều thưởng thức :D đúng tư tưởng xã hội chủ nghĩa luôn :D) người lớn nhậu, học sinh nhậu, người già cũng đi nhậu.

Nếu so sánh cái tác hại kinh tế của nhậu nhẹt so với tác dụng tinh thần của nó thì rõ ràng tác dụng tinh thần lấn át hẳn.

Con người ta sảng khoái, socialize, gần gũi nhau hơn, stress ít hơn, cảm giác đời đẹp hơn v.v... tiết kiệm bao dịch vụ y tế, liệu pháp chữa trị tinh thần (gặp bác sĩ tâm lí chí ít cũng trên dứoi 100$/meeting đấy 8-}) gặp hàng tuần nữa thì 8-}
 
Re: Văn hóa người Hà Nội?

so ra thì ngồi quán nhậu không hại bằng ngồi quán net ;))
 
Re: Văn hóa người Hà Nội?

Người ta quý chó không đơn giản là vì chó khôn. Chó chưa chắc đã khôn hơn mèo, hay lợn. Người ta yêu chó vì nó sống rất tình cảm, với nhau và với con người. Đại bộ phận chó rất quý người, thấy bạn là chúng sà vào liếm láp thể hiện tình thân mến một cách vô điều kiện.

Chó là loài vật giàu cảm xúc, và có khả năng hiểu con người, khi nào chủ vui chúng sẽ đùa giỡn, khi nào chủ buồn chúng sẽ ngồi im bên cạnh. Thực ra chó là một loài động vật rất cao cấp. Gốc gác của chó nhà là chó sói, một động vật có tính tổ chức xã hội cao, có nhiều quan hệ xã hội phức tạp, mà đây là cơ sở để hình thành nên "tình cảm đồng loại".

Chó giúp đỡ con người trong nhiều họat động của mình : chăn cừu, dẫn đường cho người mù, chơi với trẻ em khuyết tật, bầu bạn với con người ( các loại pet khác không thực sự làm bạn, mà chỉ làm cảnh ), chó nghiệp vụ được sử dụng rất nhiều trong ngành cảnh sát.

Cái làm nên sự đặc biệt của loài chó không phải là trí khôn, mà là nó là loài vật giàu tình cảm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Văn hóa người Hà Nội?

thịt nó cũng bổ lắm ;;) nhiều đạm ;;)
 
Re: Văn hóa người Hà Nội?

Em thì ko đọc các bài thảo luận từ đầu, nhưng chỉ đưa ra 1 chuyện thế này:
Người Đức rất yêu quý con ngựa, con ngựa là người bạn của người Đức, là sức kéo, là phương tiện, bây h ở Đức việc sở hữu 1 con ngựa nòi cũng là 1 thú vui luxurious. Và khi 1 người Đức thắc mắc với 1 người Việt Nam là "Tại sao người Việt lại ăn thịt chó?", người Việt nên trả lời "vì thịt nó ngon, cũng giống như tại sao người Đức ăn thịt ngựa thôi!".
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Văn hóa người Hà Nội?

ko biết các anh em thấy sao chứ tớ thấy mắt con chó trước khi bị giết buồn cực kì, trông tuyệt vọng cam chịu số phận lắm. Còn mấy con lợn con bò, nhìn mấy con này bị thọc tiết kêu rống ầm ĩ tớ chả thấy có cảm giác gì đâu nhé, chỉ thấy điếc tai thôi :D Xét cho cùng thì mấy con này nuôi chủ yếu là để thịt chứ để làm gì. Chó thì khác, có lẽ tại trc tớ nuôi chó. Nói gì thì nói, chó nó cũng gần gũi với người hơn...
có điều nói đi thì cũng phải nói lại, bỏ qua cái chuyện cảm xúc qua 1 bên, đĩa thịt chó thì nó vẫn là đĩa thịt chó, lại thêm bát mắm tôm với mấy cây rau sống, có người bảo ko ăn nó là tội ác :D Có ai ở đây nhìn thấy khỉ bị luộc trong thùng nước sôi chưa?trông ko khác 1 thằng bé luôn...nhưng mà ngon, người ta vẫn múc ra xẻ thịt ăn đấy thôi, éo có tí rùng mình nào luôn.

nói thế để nói là, ăn thịt chó nó chỉ là sở thích, thú vui ăn uống của 1 số người, hoặc đơn giản chỉ là tọng thịt vào mồm, có cái đêk gì đâu mà văn hóa với chả văn minh.

Em Minh nói rất là misleading, "người ta" không rùng mình là "người ta" nào vậy? Đương nhiên những thằng đã đến nhà hàng thịt khỉ là nó có "bản lĩnh" hơn người, chứ không phải là người bình thường cũng kô thấy ghê gì. Còn anh nghe đã thấy tởm rồi.

Cách đối xử với loài vật cũng là thuộc về phạm trù văn mình. Nuôi 1 con vật, khiến nó có tình cảm, trung thành với mình, rồi đem giết nó, là hành động man rợ. Kẻ sẵn sàng giết chó thì không thiếu, vì giết người còn không thiếu nữa là. Nên lỗi lại chính là ở người ăn thịt chó thôi. Mỗi khi các anh chị em đi ăn thịt chó, hãy nghĩ tới 1 con chó đang bị giết thịt, càng tỉ mỉ tường tận càng tốt.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Văn hóa người Hà Nội?

Cách đối xử với loài vật cũng là thuộc về phạm trù văn mình. Nuôi 1 con vật, khiến nó có tình cảm, trung thành với mình, rồi đem giết nó, là hành động man rợ. Kẻ sẵn sàng giết chó thì không thiếu, vì giết người còn không thiếu nữa là. Nên lỗi lại chính là ở người ăn thịt chó thôi. Mỗi khi các anh chị em đi ăn thịt chó, hãy nghĩ tới 1 con chó đang bị giết thịt, càng tỉ mỉ tường tận càng tốt.
Nghĩ về con gà có khác không anh 8->
 
Re: Văn hóa người Hà Nội?

em thấy trong các loại pet nói chung , con chó chưa phải là con có thịt ngon nhất :D ngon nhất phải nói là mèo :x rồi mới đến chó , thỏ , trĩ , gà tre :D
và giết con nào ấy thì cũng như nhau :p nên đừng focus lên chó , nó chỉ là loài thường thường bậc trung :-t
 
Re: Văn hóa người Hà Nội?

ăn ba cái món đấy cái j cũng ngon...dân tộc ta sống bản năng hơn chứ, cái j ngon thì ăn!
 
Re: Văn hóa người Hà Nội?

Bên Nhật mình cứ nhắc đến thịt chó thầy cô giáo tái mặt =)).Người Nhật quan niệm về chó khác mình....cho nên nói chung ko nên nhắc đến thịt chó trước mặt người Nhật.

Trung bình khoảng 20 triệu VNĐ 1 con...kể cả mình có muốn cũng chả chơi trội đc =))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Văn hóa người Hà Nội?

Người ta quý chó không đơn giản là vì chó khôn. Chó chưa chắc đã khôn hơn mèo, hay lợn. Người ta yêu chó vì nó sống rất tình cảm, với nhau và với con người. Đại bộ phận chó rất quý người, thấy bạn là chúng sà vào liếm láp thể hiện tình thân mến một cách vô điều kiện.

Chó là loài vật giàu cảm xúc, và có khả năng hiểu con người, khi nào chủ vui chúng sẽ đùa giỡn, khi nào chủ buồn chúng sẽ ngồi im bên cạnh. Thực ra chó là một loài động vật rất cao cấp. Gốc gác của chó nhà là chó sói, một động vật có tính tổ chức xã hội cao, có nhiều quan hệ xã hội phức tạp, mà đây là cơ sở để hình thành nên "tình cảm đồng loại".

Chó giúp đỡ con người trong nhiều họat động của mình : chăn cừu, dẫn đường cho người mù, chơi với trẻ em khuyết tật, bầu bạn với con người ( các loại pet khác không thực sự làm bạn, mà chỉ làm cảnh ), chó nghiệp vụ được sử dụng rất nhiều trong ngành cảnh sát.

Cái làm nên sự đặc biệt của loài chó không phải là trí khôn, mà là nó là loài vật giàu tình cảm.


ai/con nào giàu tình cảm với mình thì mình yêu quý, không giàu tình cảm với mình thì mình cũng chẳng quan tâm lắm. :p

:> thuong thi chỉ có chó của mình mới có tình cảm với mình, chó nhà khác, hay chó chạy rông ngoài đường, vớ vẩn nó đợp cho chết ấy chứ liếm láp gì.
chính vì vậy mà người ta có mấy ai ăn chó nhà mình đâu, đi ăn chó ngoài hàng chứ :))

mà người ta đi ăn thường không biết cái con đang bị ăn nó ở đâu ra, chẳng may biết là con chó của mình, chắc khóc cả đêm :(( :p

còn mấy cái con chó ngu ngu như chó nhật, ai đến cũng vẫy đuôi liếm láp, thì có ai ăn đâu (vì lý do khác)
 
Back
Bên trên