Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
p/s:á,anh N nhanh tay post ghê, bài của em là viết cho anh Hà và Lộc nhá
hix(ko có ý kiến j về bài của anh đâu)
to anh Nghĩa:sao box động vật ko vào được nhỉ?
Xin lỗi mọi người, ban đầu thấy mọi người nói "Thánh vật" với "vật" là động từ thì em chỉ nghĩ là mọi người cố tình đùa thôi. Nhưng mà đoạn này anh Nghĩa nói thế thì em phải hỏi lại xem ý mọi người xem sao. "Thánh vật" ở đây là danh từ đấy chứ nhỉ? (nếu hiểu "vật" là động từ thì câu này sai ngữ pháp)Nếu ma – quỷ hay thánh – thần vật thì cũng nên vật chết hết mấy người xây dựng làm ăn gian dối, rút ruột công trình cho nó chết nếu không với công trình xây dựng lên còn hại đến nhiều sinh mạng của dân chúng. Ngoài luật pháp ra còn có thế lực siêu nhiên khác để những người xấu còn biết sợ mà tu thân, tu dưỡng đạo đức. Để họ tin rằng “đức năng thế số” ở hiền sẽ gặp nhiều điều may mắn thế cũng tốt chứ sao.
Anh cũng tin rằng Ma – quỷ có thể vật bừa tính mạng con người nhưng Thánh – thần thì không, thường có những cảnh báo trước khi vật.
PHẦN THỨ NHẤT : MỘT SỐ HÌNH CẦN THAM KHẢO :
HÌNH 1 : LONG MẠCH TỔ :
Có điều trong hình đó là một tổ Rồng (Long mạch ).Long mạch lớn nhất có hình được tô mầu chính là Tổ Long -Dãy Hymalaya (Còn gọi là Hy Mã Lạp sơn ).Dãy Hymalaya tạo nên một vòng cung dài trên 2400 Km qua các nước akistan,Kashmir,Ấn độ,Tây tạng,Nepal,Sickim,Bhutan bao bọc một vùng rộng gần 600.000 Km vuông.Đây chính là Tổ Sơn của cả Thế giới.Nước Việt nam ta chỉ nằm ở phía đuôi con Rồng này.Con Rồng tôi đề cập đến trong bài viết chỉ là một con rồng nhỏ,nằm trong Tổ Rồng đó.
HÌNH 2 + 3 + 4 : BẢN ĐỒ THÀNH ĐẠI LA THẾ KỶ 19 .
HÌNH ẢNH MINH HỌA LONG MẠCH .
BẢN ĐỒ VỆ TINH CỦA NA SA
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRÊN CÔNG TRÌNH CẢI TẠO SÔNG TÔ LỊCH NĂM 2001 .
HIỆN VẬT TỪ LÒNG SÔNG .
MÁY XÚC KOMASU TRÊN SÔNG :
NHỮNG HÀI CỐT CHUẨN BỊ ĐEM VỀ BÁT BẠT
Trong phần cuối này , người viết xin đưa ra một Đề cương tạm thời để khỏi trùng với những phần viết trước . Đề cương đó như sau :
1/ TẠI SAO LẠI GỌI LÀ TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI TRẤN YỂM TRÊN SÔNG TÔ LỊCH ?
2/ AI ĐÃ THỰC HIỆN VIỆC TRẤN YỂM NÀY VÀ NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ ?
3/ NGUỒN NĂNG LƯỢNG NÀO ĐÃ KHIẾN TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI VẬN HÀNH LIÊN TỤC SUỐT HƠN 1.000 NĂM QUA .
4/ MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ CÁCH HÓA GIẢI TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI .
5/ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI KHI BỊ PHÁ VỚI HÀ NỘI VÀ CẢ NƯỚC .
Trong phần này , người viết đã cập nhật thông tin và có sử dụng một số ý kiến của các Thầy , các nhà nghiên cứu , các bạn gần xa trong và ngoài nước . Xin cảm ơn những ý kiến quý báu của mọi người .
PHẦN THỨ NHẤT : TẠI SAO LẠI GỌI LÀ TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI TRẤN YỂM TRÊN SÔNG TÔ LỊCH ?
MỘT SỐ KIỂU TRẬN ĐỒ .
Trong các cuộc chiến tranh ngày xưa , người ta rất chú trọng đến việc lập trận . Kể từ những cuộc chiến của thời Tam quốc với những cách Trận đồ Bát quái của Khổng minh Gia cát lượng đến những trận đồ của phương Tây như trong trận OATECLO của NAPOLEON . Như vậy , việc thực hiện Trận pháp là hoàn toàn có thật và đã đạt được những hiệu quả rất cao . Trận pháp là một môn nghiên cứu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự hàng ngàn năm nay . Tại Việt nam chúng ta cũng có cuốn sách : Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Hưng Đạo về nghệ thuật quân sự, có lẽ chủ yếu là bày binh bố trận, nhưng đến nay đã bị thất lạc. Ông sưu tập binh pháp các nhà, làm thành bát quái cửu cung đồ, và đặt tên tác phẩm như vậy. Người ta chỉ còn biết được một ít nội dung tác phẩm này, qua lời đề tựa của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư vẫn còn lưu giữ được.
Trong lời tựa của Trần Khánh Dư : ” Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết.
Ngày xưa, Cao Dao làm sĩ sư mà không ai dám trái mệnh, đến Vũ Vương, Thành Vương nhà Chu làm tướng cho Văn Vương, Vũ Vương, ngầm lo sửa đức, để lật đổ nhà Thương mà dấy nên vương nghiệp, thế là người giỏi cầm quân thì không cần phải bày trận vậy. Vua Thuấn múa mộc và múa lông trĩ mà họ Hữu Miêu đến chầu, Tôn Vũ nước Ngô đem người đẹp trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở mạnh, phía bắc uy hiếp nước Tấn, nước Tần, nổi tiếng chư hầu, thế là người khéo bày trận không cần phải đánh vậy. Đến Mã Ngập (Sách Tấn thư chép là Mã Long) nước Tấn theo bát trận đồ, đánh vận động hàng ngàn dặm, phá được Thụ Cơ Năng để thu phục Lương Châu. Thế gọi là người đánh giỏi không bao giờ thua vậy.
Cho nên trận nghĩa là “trần”, là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, Hoàng Đế lập phép tỉnh điền để đặt binh chế. Gia Cát xếp đá sông làm bát trận đồ, Vệ Công sửa lại làm thành Lục hoa trận. Hoàn Ôn lập ra Xà thế trận có vẽ các thế trận hay, trình bày thứ tự, rõ ràng, trở thành khuôn phép. Nhưng người đương thời ít ai hiểu được, thấy muôn đầu ngàn mối, cho là rối rắm, chưa từng biến đổi. Như Lý Thuyên có soạn những điều suy diễn của mình (sách Thái bạch âm kinh nói về binh pháp), những người đời sau cũng không hiểu ý nghĩa. Cho nên Quốc công ta mới hiệu đính, biên tập đồ pháp của các nhà, soạn thành một sách, tuy ghi cả những việc nhỏ nhặt, nhưng người dùng thì nên bỏ bớt chỗ rườm rà, tóm lược lấy chất thực.
Sách gồm đủ ngũ hành tương ứng, cửu cung suy nhau, phối hợp cương nhu, tuần hoàn chẵn lẻ. Không lẫn lộn âm với dương, thần với sát, phương với lợi, sao lành, hung thần, ác tướng, tam cát, ngũ hung, đều rất rõ ràng, ngang với Tam Đại, trăm đánh trăm thắng. Cho nên, đương thời có thể phía bắc trấn ngự Hung Nô (ám chỉ nhà Nguyên), phía nam uy hiếp Lâm Ấp (Chiêm Thành). ”
Trích từ Đại Việt sử ký toàn thư:
” Sau này, con cháu và bồi thần của ta, ai học được bí thuật này phải sáng suốt mà thi hành, bày xếp thế trận; không được ngu dốt mà trao chữ truyền lời. Nếu không thế thì mình chịu tai ương mà vạ lây đến con cháu. Thế gọi là tiết lộ thiên cơ đó. “
Trong cổ thi của Trung quốc có bài BÁT TRẬN ĐỒ của ĐỖ PHỦ ca ngợi Khổng minh như sau :
Bát trận đồ
Công cái tam phân quốc
Danh thành Bát trận đồ
Giang lưu thạch bất chuyển
Di hận thất thôn Ngô
Dịch Nghĩa:
Công lớn trùm khắp, nước chia làm ba
Nổi danh trận đồ Bát quái
Nước sông cứ chảy đá không lay chuyển
Để lại hận đă thất kế thôn tính Ngô
Dịch Thơ:
Bát Trận Đồ
Vơ công trùm lợp thời Tam Quốc
Danh tiếng làm nên Bát trận đồ
Đá vẫn nằm trơ dòng nước chảy
Hận còn để măi lỡ thôn Ngô
Bản dịch của Trần Trọng San
Tam phân quốc công cao tột bực
Bát trận đồ danh nức muôn đời
Nước trôi đá vẫn không dời
Ngậm ngùi nỗi chẳng nghe lời đánh Ngô
Bản dịch của Trần Trọng Kim
Chú thích:
-Bát trận đồ: do Khổng Minh thời Tam quốc dựng thành, ở huyện Phụng Tiết, tỉnh Tứ Xuyên. Tướng Ngô là Lục Tốn bị quân Thục vây hăm tại đây, nhưng nhờ được nhạc phụ của Khổng Minh là Hoàng Thừa Nghiện chỉ đường nên ra thoát được
-Tam phân quốc: Khổng Minh chưa ra khỏi nhà đă biết thiên hạ thế chia làm ba, Thục Ngô Ngụy
-Thôn Ngô: Lưu Bị đánh Đông Ngô để trả thù cho Quan Vân Trường, bị thua to về tay Lục Tốn.
Các sách cổ của Trung quốc cũng có rất nhiều tác phẩm viết về cách lập trận như các cuốn : DƯƠNG ĐẨU NGU CƠ , THỦY KINH CHÚ , VŨ LƯỢC CHÍ , QUA KÍP ĐÀN BINH …
Trong các loại hình thế trận , người ta nghiên cứu phát minh ra nhiều loại trận đồ với nhiều mục đích khác nhau : BÁT QUÁI TRẬN ĐỒ , VIÊN TRẬN ĐỒ , PHƯƠNG TRẬN ĐỒ , TRỰC TRẬN ĐỒ , KHÚC TRẬN ĐỒ , NHUỆ TRẬN ĐỒ TRƯỜNG XÀ TRẬN ĐỒ …..
Bây giờ ta xem xét lại TRẬN ĐỒ TRẤN YỂM TRÊN SÔNG TÔ LỊCH qua những ý kiến sau :
1/Kết luận của giáo sư Trần Quốc Vượng được chấp nhận, đây là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ IX.
2/ Các tác giả bên trang TTVNOL : cái trận ở dưới lòng sông đó có tên là “An bang định quốc” nghĩa là nó đem lợi không chỉ cho vua chúa triều thần sự yên ổn vững bền, mà thông quá đó nó còn giữ cho sự bình yên của cả một dân tộc. Nếu động vzô thì chửa cần “người chèn vật ép” mờ ngay phần linh của nó đã phản ứng rùi !
Trong dự án đó có vziệc nạo vét kè bờ các dòng sông trong thành phố, ở các khúc khác thì “nỏ” mần chi, dưng đến khúc “Trấn Tây” này thì gặp chuyện. Sau khi be bờ tát nước, vét bùn một chút thì đáy sông lộ ra một đám cọc đóng thẳng đứng dưới lòng sông, mỗi cái cọc có bề hoành chừng hơn gang tay. Có tám cụm, mỗi cụm bảy cái xếp theo hình thất tinh (hình chòm sao Đại hùng), tám cụm cọc ấy xếp theo hình bát quải. Cái hình nhà bác Quốc “đầu râu tóc trắng” chụp bằng ĐTDĐ dưng mà rõ nét ra phết.
3/dienbatn : Người viết bài này lại có ý kiến khác hẳn: Theo thiển ý của người viết, đây là một hiện tượng chấn yểm nhằm cắt và bế Long Mạch, chận đường của Khí. Ai đã chấn yểm vị trí này và mục đích sự chấn yểm này để làm gì?. Theo thiển ý của người viết: Đây là tác phẩm của Cao Biền, Tiết độ sứ của TQ vào thế kỷ 8 -Tức là trước thời nhà Lý khoảng 200 năm.
Tư liệu cụ thể về Trận đồ này được ghi nhận như sau :
” Chả là ngày ấy T.p. Hà nội có dự án Thoát nước (giai đoạn I) xài tiền từ nguồn vốn ODA (cũng như nhiều đô thị khác đã và đang làm). Trong dự án đó có vziệc nạo vét kè bờ các dòng sông trong thành phố, ở các khúc khác thì “nỏ” mần chi, dưng đến khúc “Trấn Tây” này thì gặp chuyện. Sau khi be bờ tát nước, vét bùn một chút thì đáy sông lộ ra một đám cọc đóng thẳng đứng dưới lòng sông, mỗi cái cọc có bề hoành chừng hơn gang tay. Có tám cụm, mỗi cụm bảy cái xếp theo hình thất tinh (hình chòm sao Đại hùng), tám cụm cọc ấy xếp theo hình bát quải. Cái hình nhà bác Quốc “đầu râu tóc trắng” chụp bằng ĐTDĐ dưng mà rõ nét ra phết. “
” Ngày 15/8/2001 tôi vừa làm lễ trong đền Quán Đời, vừa cho máy xúc, máy ủi xuống bờ sông khơi công. Vừa thắp được mấy nén hương thì tự nhiên lửa trong nắm hương cứ bùng bùng cháy rực, đồng thời ngực tôi đau buốt. Mãi mới dập được lửa, cắm lên bát hương thì công trường báo có sự cố. Vái vội mấy vái, tôi chạy ra ngoài. Thì ra ngoài công trường sau khi đắp đe bơm nước ra, anh em phát hiện rất nhiều cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn, bố trí rất lạ. Cũng là vô sư, vô sách, tôi chỉ huy cho máy nhổ cọc lên. Máy vừa nhổ được 2 chiếc cọc, thì tự nhiên như có một lực gì đẩy, chiếc máy xúc tự trôi xuống sông, không có cách gì giữ được. Đồng thời đê ngăn nước vỡ, nước tràn vào ngập kín chiếc máy xúc. Cũng gần như cùng lúc ấy có tiếng người hét lên. Trong đống bùn mà máy xúc đã xúc lên bờ có lẫn rất nhiều sương người, xương thú vật, rất nhiều đồ gốm, đồ sắt, đồ dùng như bát đĩa, dao, liềm, kim khâu, tiền đồng, tiền cổ. Biết là gặp chuyện lớn, tôi cho dừng thi công, yêu cầu công nhân gom tất cả đồ cổ, xương người lại và báo với Bảo tàng HN. Ông Phạm Kim Ngọc GĐ Bảo tàng HN và nhiều nhà khoa học đã đến hiện trường thu nhặt cổ vật mang về bảo tàng. Tối hôm đó, anh Hùng, người lái máy xúc nhổ cọc, đang khoẻ mạnh vừa về đến nhà chợt lên cơn động kinh, mắt trợn, miệng sủi bọt mép, người cứ quay tròn như gà bị cắt tiết. Cả nhà anh Hùng biết có sự lạ, sắm lễ ra bờ sông vừa khóc vừa lễ. Thật sợ, vừa lễ xong, đốt vàng mã được một nửa thì điện thoại ở nhà báo tin anh Hùng đã tỉnh lại. “
” Đến tháng 11/2001 nhờ tích cực vận động tôi đã mời được thượng toạ Thích Viên Thành ở chùa Hương về làm lễ cúng cho tôi ở hiện trường. Vừa đến hiện trường thầy đẫ ngồi xuống nhắm mắt niệm Phật. Niệm 1 lúc thầy đứng lên nói: Đây là trận đồ trấn yểm rất nguy hiểm. Vì các đệ tử thầy sẽ lập đàn tràng hoá giải. Sau đó thầy lập đàn tràng ở bờ sông hoá giải trấn yểm. Lễ xong thầy Thích Viên Thành nói với mọi người, “mặc dù thầy đã cố hoá giải nhưng anh em phải cẩn thận, còn anh Cường thì phải chịu nhiều hậu quả, gia đình, anh em con cháu cũng gặp hoạ. Rồi buồn buồn thầy nói: vì cái đàn tràng này tính mạng thầy cũng khó giữ”, Ba tháng sau thầy Thích Viên Thành hoá. Các đệ tử nói trước khi mất thầy còn nói thầy mất vì trận đồ yểm ở sông Tô Lịch. “
” Lúc này một số báo chí đã nói tới những sự kỳ lạ xung quanh coong trình sông Tô Lịch đoạn qua làng An Phú này . Bảo tàng Hà Nội , rồi viện tâm lý , các nhà ngoại cảm cận tâm lý đều đã tổ chức các cuộc họp tại công trình .Kết luận cuối cùng là …không giải thích được .Phía các nhà sử học khảo cổ học thì giải thích đây là di tích namừ trong quần thể chính của Tây thành Đại La. ( có thể là Ngọ môn ).Nhiều người còn yêu cầu khôi phục di tích này ,phía các nhà tâm linh ,dịch học thì nói đây là một trận đồ trấn yểm tà ma,không cho phép xâm phạm kinh thành , vì là trận đồ nên đã giam giữ rất nhiều ma mãnh, những bộ xương người mà tôi đào được rất có thể là xương người bị tế sống chôn lúc làm lễ trấn yểm .Cũng theo họ tôi đã động đến trận đồ , phá hủ nó , giải thoát cho bao nhiêu tà ma nên nó ám vào làm hại những người có mặt lúc đó, mặt khác thánh thần cũng oán giận việc làm của chúng tôi nên ra tay trừng phạt . Chuyện thánh thần ma quỷ thì không ai nhìn thấy , nhưng những sự rủi ro mà chúng tôi phải chịu đựng thì quả là đáng sợ . Có một hôm đóng cữ mới , bơm nước cạn chuẩn bị để kè bờ thì phát hiện có thêm một cọc gỗ . Dùng máy xúc nhổ mãi không được “
” Cũng nói thêm, khi thi công công trình, ngoài số cổ vật moi ở trong trận đồ bát quái tôi đã nộp cho Bảo tàng Hà Nội, các công nhân có moi được lên nhiều bát đĩa, cốc chén cổ trong đó có một chiếc tước màu đen mà nói như GS Trần Quốc Vượng, đó là một cổ vật quý hiếm. ” .
” Gỗ ở dưới đáy sông đó bằng vàng tâm. Khi mang đi thử C14 được biết rằng niên đại khi được đóng xuống lòng sông là năm 1009.
Cách yểm trấn đó không phải là cách của mấy chú Chiệc thường làm. Sau khi có tham khảo, so sánh thì xác định được đó là cách yểm trấn của các pháp sư dòng Thiền Tiniđalưuchi, và dòng này có ti tỉ cách yểm trấn, tùy theo từng mục đích cụ thể. Cụ tỉ ở đó là gọi là kiểu yểm trấn “An bang định quốc”. Thăng long thành có tứ trấn thì mỗi nơi đều có cách “yểm trấn” khác nhau, và mỗi trấn có một “chủ trấn”. Tất cả những điều đó điều liên quan đến tâm linh và vận số của quốc gia và các vua chúa và quần thần… ” .
” . Còn phần hữu hình thì thực sự chỉ toàn cọc là cọc. Nhưng các vụ “khai quật” gần đây các bác đều biết trong đó có hàng “tá” các thứ bà nhằng bà nhí khác. Nào là xương người, nào là cổ vật, nào là các thứ chả biết nó là cái gì…và… Vậy những thứ đó ở đâu ra? Không ai giải thích được tường tận đâu? ” .
” Đến bây giờ nhà cháu sẽ nói thêm một chút về chuyện cái trận ở sông Tô Lịch. Như nhà cháu đã khẳng định, cái trận ở sông Tô Lịch không còn đơn thuần là cái trận an bang định quốc như thuở ban đầu. Nếu là cái trận đó thì nó hiền khô, không có gì để phá và chẳng có gì để giải. Nhưng thực tế lạI khác, cái mớ hỗn tạp đó có thể gọI là đã bị giao thoa của rất nhiều trận, của rất nhiêu cá nhân, rất nhiều môn phái, rất nhiều thơi đạI, rất nhiều mục đích Và tất nhiên trong đó, các phương tiện được sử dụng nhiều vô kể, đôi khi các phương tiện này đốI kháng phản kháng nhau, đôi khi các phương tiện này giao thoa cộng hưởng nhau. Cái trận ban đầu thì không nhưng các trận về sau thì gần như đều sử dụng âm binh để chuẩn trận. Âm binh cộng vớI một cuộc chạy đua ngầm bằng tất cả sự đề phòng, sự mưu tính, sự thông minh, sự nghi ngờ, sự tàn ác, sự đểu giả, sự chân thật tất cả tất cả biến nó thành một cuộc chiến tranh tâm linh thực sự.
Ta có thể tìm được ở đó tất cả những gì bi thương nhất! Sự hận thù, vị ngọt ngào và man trá, những mưu mô, tất cả tất cả dệt thành một một vùng trũng mà ngườI ta đã phảI thốt lên rằng đó là thờI kỳ tuyệt đỉnh thương đau, vùng đất tuyệt đỉnh thương đau.
Không bên nào chịu nhường bên nào trong cuộc chạy đua ngầm đó. Cũng đúng thôi nhường làm sao được? khi mà hai bên đang gồng mình kéo căng một sợI dây, cả hai đều mệt mỏI và tổn hạI nhưng chỉ trùng sợI dây xuống là .
Và sự việc cứ kéo dài suốt một ngàn năm cho đến ngày ..
Cái dự án ODA về thoát nước được cộc cộc chấp nhận. Sự việc xảy ra vớI mỗI cá nhân, mỗI gia đình, vớI những cái máy xúc máy ủI các bác đều biết rồi. Chỉ có mỗI cái cọc của ngườI quan trọng thứ 2 dựng mớI bị lung lay. Các cái khác y si nguyên. Một vài thây chùa đến, một vài thầy chùa đi, hâu hết ai cũng lắc đầu ngán ngẩm vớI một mớ bòng bongnày. Có thể tóm gọn tất cả những cái này lạI trong một điều:
Nếu dùng quyền năng để giảI trận thì phảI thấu hiểu trận đó. Mà cổ kim, đông tây khó có ai có thể cùng một lúc hiểu thấu về tất cả các trận đó được. Do đó khi nhúng tay vào không phảI đầu thì cũng phảI tai. Không chảy máu mũi thì cũng hộc máu mồm. Tránh được trận này thì bỏ mạng vì trận kia. Cứ như vậy không ai có thể can thiệp vào đó được. ” .
” - Vậy các cọc này là gì???
Là gì thì chưa thể biết rõ ràng được.
Nhưng chắc chắn đây không phải là Thánh Vật như cái tít bài báo trên.
Trận Bát Quái Tiên Thiên Đồ được sắp xếp để trấn long hãm địa như vậy mà lại dùng đến lối trấn ác độc mức cao nhất của Phong Thủy rõ ràng là hành động tàn ác phi nhân tính,không thể gọi là Thánh Vật được.
Theo như cách trấn long tàn độc này thì trong Huyền Không học có ghi rõ,cần 8 cái trụ để lập trận, chôn sống theo nó là 8 người con trai(tráng nam) khỏe mạnh,8 người con gái trinh tiết(đồng trinh) và 8 đứa trẻ con(đồng tử) để dùng oán khí cộng hưởng của họ tạo thành bức tường bảo vệ trận. Về cơ bản đây là lối trấn mạnh mẽ nhất và cũng là tàn ác nhất.
Nếu như bài báo ghi là đã trục vớt được 7 cái cọc, tôi nghĩ vẫn còn sót 1 cái. Việc nhổ cọc và làm thoát tà khí-oán khí tích tụ hàng trăm năm khiến người xung quanh bị ảnh hưởng là chuyện dễ hiểu. Nhưng đã chôn cất hài cốt,làm lễ siêu độ rồi mà vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến vậy có lẽ không hẳn trong đó chỉ có oan hồn không siêu thoát, hoặc là cách trấn ác độc này gìm giữ không cho các linh hồn siêu thoát, hoặc là trên chúng có diêm thần,diêm tướng chỉ huy nên việc phá trận là rất nguy hiểm với người phá trận.
Việc Thủ tọa Thích Viên Thành (xem kỳ 1 để biết là ai) muốn hàn lại long mạch và phải hóa, có lẽ một phần do ý của thầy. Tôi vẫn nhớ hồi đó tôi đi theo chân sư phụ dạy Pháp cho tôi là Đại Đức Cổ Vân, theo đoàn của Thầy Thích Thanh Từ của phái Trúc Lâm lên Chùa Hương bởi lúc đó Thầy Thanh Từ và sư Ni Toan(sư Ni tu tại gia nhưng rất giỏi) gặp nhau có xem thiên tượng và tính ra được quẻ đại hung với thầy Thích Viên Thành nên lên Chùa Hương để giúp giải hạn. Thầy Thích Thanh Từ nói rằng sư thầy trụ trì chùa Hương cần lập đàn tràng cầu siêu,thỉnh 100 vị sư giỏi các nơi đến cùng làm lễ trong 49 ngày thì may ra mới giữ được tính mạng. Thầy Thích Viên Thành đã từ chối và nói sống chết có số, không nên vì cái nhục thân của mình mà làm khổ đến người khác phải lao tâm, cái chết cũng chỉ là 1 cách giải thoát để tới thế giới cực lạc. Thầy tự biết mình hết số và cũng không muốn xin kéo dài thêm dương thọ. Vì vậy sau đó thầy Thích Thanh Từ đã về lại Trúc Lâm dẫn 9 đại đệ tử lên núi nhập thất. Một thời gian sau, thầy Thích Viên Thành quả nhiên mất thật,trước lúc hóa,có nói nguyên nhân hóa của mình là vì không đủ sức mà vẫn cố phá giải trận Bát Quái Tiên Thiên Đồ trấn theo lối Thiên Môn ác độc kia.
Tôi thì không rõ nguyên nhân vì học vấn của mình về lý số và phong thủy rất nông cạn, nhưng tôi nhớ sư phụ tôi có lần nói lại rằng, sư phụ của thầy(thầy Thích Thanh Từ) có nói chuyện Thầy Thích Viên Thành mất vì cách thầy muốn hàn lại long mạch là sai,và sức của thầy cũng không đủ để phá trận nhưng vì giữ danh tiếng bản thân(là bậc thầy phong thủy trong chuyện hàn long mạch) nên vẫn cố thực hiện và kết quả dẫn đến vong thân.Khi tự biết hết số lại không muốn phải xuống nước nhờ vả người khác giúp mình nên tự chấp nhận xuôi tay,như vậy chưa dứt được hết trần tục.
Còn quan điểm của riêng tôi là không nên phá trận, bởi trận lập đã nhiều năm oán khí chất chồng giải không hết được.Dòng sông và long mạch cũng đã bé lại thành 1 cái cống thoát nước,dẫu hàn lại thì có được lợi ích bao nhiêu ? Giả như 1 đoạn sông khác bị lập trận trấn vào mắt rồng ,tạo thành thế Độc Nhãn Long(1 thế trấn ác độc nhằm hủy hoại long mạch) thì khi sống lại,con rồng lại thành tà ác quấy phá có khi lại làm hại hơn.
Thế đất Hà Nội là thế đất trũng,địa tầng địa chất kém,việc trấn sông làm con rồng chết cứng không thể vẫy vùng có thể cũng là 1 cách tốt làm cho đất cứng lại tiện cho xây dựng,nếu phá đi,thế đất sẽ xấu đi và hạ tầng đất sẽ bị lún,sạt lở khi long mạch chuyển động. Như vậy việc xây dựng và phát triển hóa đô thị còn tồi tệ hơn.
Giống như cách chế thuốc giải độc, tốt nhất là biết thành phần độc tố, chế thuốc sẽ dễ dàng và chính xác hơn, tuy nhiên có những độc tố hoàn toàn không có cách giải. Các thầy đều là những vị cao tăng, uyên thâm phong thủy, giống như là dược sư, nhưng chất độc này hoàn toàn không rõ cách trấn thế nào, thành phần độc tố ra sao, nên e là sẽ khó mà giải được.
Còn ai trấn, trấn mục đích gì, theo tôi, chính Cao Biền trấn, trấn nhằn triệt tiêu khí vượng của Đại Việt. Nếu giải trấn chắc chắn sẽ phát khí, nước nhà sẽ hưng vượng. Vì bản chất vượng khí luôn phải là khí tốt, thầy Thích Viên Thành cũng biết điều đó, nên cố gắng tìm cách phá trấn, dù biết hại đến tính mạng. Nếu khí là tà khí thầy chắc chắn sẽ không phá làm gì.
Thời Pháp, Pháp cho lấp sông Tô Lịch, phá huỷ đền thờ đại vương Tô Lịch, chắc trong người Pháp có các thầy địa lí người Tàu, giúp đỡ người Pháp làm việc ấy. Vì long mạch kinh đô bị trấn làm đất nước ta suốt bao đời nay cứ đấu tranh chống ngoại xâm hoài, biết bao giờ khá được, chưa “triều đại” nào của đất nước ta hưng thịnh nổi quá 3 thế kỉ Theo tôi, đây là cơ hội cực kì thuận tiện để phá thế trấn yểm quá ư tàn độc này, tồn tại ngay ở thủ đô đã hơn nghìn năm nay .
…. Trận đồ trấn trên sông Tô Lịch thuộc về huyền cơ cao nhất của phong thủy phái Huyền Không. Cách phá giải trận là tìm ra điểm yếu của trận để phá trận. Người làm được điều này phải là người có kiến thức uyên thâm về Phong thủy am hiểu cả 2 phái Bát trạch và Hình thế. ” .
Người viết trích dẫn các ý kiến trên của các tác giả ngõ hầu để các bạn rông đường suy luận .
Như vậy , qua các tư liệu chúng ta thấy rằng : Có một TRẬN ĐỒ HÌNH BÁT QUÁI ( Hay là một tập hợp TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI THEO HÌNH CHÙM SAO TRÊN LƯNG ÔNG CÓC ) , được xây dựng tại sông Tô lịch .
Tuy nhiên , ở đây người viết tự đặt câu hỏi : CÓ PHẢI TRẬN ĐỒ NÀY CHỈ NẰM DƯỚI LÒNG SÔNG NHƯ NGƯỜI TA VẪN THƯỜNG NÓI HAY KHÔNG ??.
Bằng chứng là nếu ai đi qua khu vực có Trận đồ sẽ thấy ngay một hiện tượng lạ . Đó là bên phía đường Láng ( có con đê rất cao ) , một bãi đất ven bờ sông rất lớn mà hầu như không có dấu vết xây dựng , trong khi ở Hà nội giờ này ” Tấc đất là mười tấc vàng ” . Mặt khác , con đường rất đẹp dọc theo bờ sông , chỉ được thực hiện nửa chừng , phần ngay khu có Trận đồ vẫn đang bị bỏ dở dang từ khu vực có chiếc cầu bê tông gần Đền QUÁN ĐÔI cho tới dốc Bưởi . Khu vực đất đó nay mới chỉ có một vài người to gan dám mang xe ô tô vào gửi tại những bãi xe tạm . Nhìn địa thế khu vực này các bạn sẽ thấy Âm khí tràn dầy , thật là âm u . Ngay cả những lúc ban ngày , bạn đi qua khu vực này đều cảm nhận được một làn hơi lạnh từ bãi đất phát ra . Người viết , nhiều đêm thử ra khu vực này xem khí cả mấy lần đều thấy đau đầu như búa bổ .
Theo suy luận của người viết , ngay bãi đất dọc theo đường Láng đoạn từ cầu vào Đền QUÁN ĐÔI cho đến dốc Bưởi cũng là một phần của TRẬN ĐỒ TRẤN YỂM .
BÃI ĐẤT TRỐNG NGAY CẠNH KHU VỰC CÓ TRẬN ĐỒ .
Bài viết của tác giả dienbatn tiếp tục bổ sung cho bài viết cách đây…4 năm.
Văn bản thô được Kuang Thiện leech lại chưa kịp edit gì.
–Trong lúc chờ số báo mới ra, đây là nguồn tư liệu đáng tham khảo. Về tác giả, soạn giả Trần Trọng Kim đề cập tới trong sách , tôi sẽ upload 1 số sách dạng ebook của ông sau- những quyển ebook rất nổi tiếng được truyền bá và lưu giữ trong PC của bất cứ cư dân mạng nào (cái này thì tôi rành) –
Ở trường hợp này không thể có cách hiểu chính xác nào ngoài việc hiểu "Thánh vật" là danh từ (với "Thánh" là tính từ của "vật").Em nghĩ cái từ thánh vật này có 2 nghĩa
Tùy theo người hiểu chú trọng vào từ trước hay từ sau