Nguyễn Công
(matbiec_142)
New Member
Đùa chứ ai có link thì post lên hộ cái. Bài này hay quá
Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
(Nguồn:http://www.tathy.com/thanglong/showpost.php?p=311037&postcount=2)Thấm thoắt đã cuối năm, trời trở rét, chỉ còn anh em thân thiết với tôi là ở lại làm. Tôi cho đóng cọc thép sâu tới 4m rồi làm cữ thép chấm nước: Lạ thay, cứ bơm sạch nước thì cữ lại vỡ. Lúc này một số báo chí đã nói tới những sự kỳ là xung quanh công trình sông Tô Lịch đoạn qua làng An Phú này. Bảo tàng Hà Nội, rồi Viện tâm lý, các nhà ngoại cảm cận tâm lý đều đã tổ chức các cuộc họp tại công trình. Kết luận cuối cùng là... không giải thích được. Phía các nhà sử học, khảo cổ học thì giải thích đây là di tích nằm trong quần thể chính của Tây thành Đại La, ( có thể là Ngọ Môn ), nhiều người còn yêu cầu khôi phục di tích này, phía các nhà tâm linh, dịch học thì nói đây là một trận đồ trấn yểm tà ma, không cho xâm phạm kinh thành, vì là trận đồ cho nên đã giam giữ rất nhiều ma mãnh, những bộ xương người mà tôi đào được rất có thể là xương người bị tế sống chôn lúc làm lễ trấn yểm. Cũng theo họ tôi đã động đến trận đồ, phá huỷ nó, giải thoát cho bao nhiêu tà mà nên nó ám vào làm hại những người có mặt lúc đó, mặt khác Thánh, Thần cũng oán giận việc làm của chúng tôi nên ra tay trừng phạt. Chuyện Thánh, Thần, Ma, Quỷ thì không ai nhìn thấy, nhưng những rủi ro mà chúng tôi phải chịu đựng thì quả đáng sợ.
Có một hôm đóng cữ mới, bơm nước cạn chuẩn bị đào để chuẩn bị kè bờ thì phát hiện có thêm một cọc gỗ. Dùng máy xúc nhổ mãi không được, tôi giao nhiệm vụ cho anh Thuý ( người Ninh Bình ) xuống chặt cụt đi để lấy chỗ làm. Ngay đêm hôm đó anh bị cảm nặng sốt cao, phải đưa vào viện. Nhưng kinh khủng hơn, sáng hôm sau điện thoại từ gia đình anh điện lên Mẹ anh bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não. Đến chiều thì tin lên đứa con anh đang học lớp 7 bước từ trên hè xuốgn sân ngã gãy xương đùi, mặc dù từ hè và sân chỉ chênh nhau 30cm. Đến sáng hôm sau thì Mẹ anh bị đứt mạch máu não. Đang sốt hừ hừ anh Thuý cũng phải vùng dậy chạy vào Đền làm lễ mới bỏ về. Sau này tôi mới biết nhà anh còn gặp nhiều chuyện không may nữa, phải cũng lễ rất nhiều anh mới sống sót được.
Nhưng bỏ không làm nữa cũng không được, đã đổ hết vốn liếng vào đây rồi bỏ đi thì không chỉ chết một mình tôi mà còn chết cả nhà, cả họ. Xin nhắc là công ty VIC trúng thầu nhưng làm từng đoạn, các đội nhận khoán lại, phải tự bỏ tiền ra làm rồi thanh toán sau. Mặc dù tôi đã báo cáo lãnh đạo công ty nhiều lần, báo chí cũng đã nói đến chuyện này, nhưng ông Nguyễn Quang Hưng - Giám đốc công ty vẫn không quan tâm giúp đỡ, ngược lại ông còn nhạo báng chê trách chúng tôi không biết làm việc. Vì vốn liếng, vì sĩ diện của một kỹ sư xây dựng, tôi bàn với anh em thân tín quyết tâm làm đến cùng. May tha có ông Nguyễn Trường Tiểu - Chủ tịch hội đồng quản trị VIC ủng hộ tôi rất nhiều trong công việc ( hiên nay ông Tiểu đang làm phó Tổng Giám đốc công ty xây dựng Hà Nội ). Được sự giúp đỡ của ông, tôi đã mời được thầy Mão và cuối cùng đên 6/2002 ông Mão nhận lời lập đàn tràng giải trận đồ bát quái cho tôi. Đàn lớn lắm, có đủ cờ phướn hương án, lễ mặn, hoa quả có đủ. Trong danh sách chủ lễ có toàn bộ Ban Giám đốc công ty VIC, nhưng ông Hưng không đến dự. Cúng lễ hai ngày, hai đêm, hàng trăm người đến xem ầm ĩ một khúc sông. Cúng xong ông Mão nói với tôi: " Cậu đào khúc sông này là cậu khổ rồi. Bây giừo cậu có thể làm xong việc, nhưng nhà cậu sẽ gặp nhiều tai vạ lớn, cậu sẽ mất tất cả những gì quý giá nhất, anh em cậu sẽ tan gia, bại sản, gặp nhiều sự oan khuất. Tôi làm lễ cho cậu tôi cũng sẽ bị trả giá. Mặc dù tôi không chết nhưng e rằng khó được như trước".
Ngay sau khi ông Mão lễ xong, chúng tôi cùng về đến nhà thì ông Mão ngất đi. Từ lúc đó trong gần nửa tháng người nhà ông Mão đưa ông đi khắp các bệnh viện, không bác sĩ nào biết ông mắc bệnh gì, còn ông Mão thì lúc mê lúc tỉnh, lúc kêu khó chịu trong người, lúc thì kêu đau đầu... Cứ vậy, mãi sau ông mới khỏi, nhưng từ đó sức khoẻ yếu hẳn đi. Trước đây tôi không tin là là thầy Thích Viên Thành chết vì tai hoạ sông Tô Lịch, nhưng từ khi chứng kiến ông Mão ốm thì tôi tin rằng thầy Thích Viên Thành chết vì ma tà sông Tô Lịch thật. Nhưng lạ nhất là từ lúc lập đàn tràng lần thứ 2 do ông Mão chủ lễ công việc có vẻ suôn sẻ hơn. Cữ dựng lên không bị phá vỡ nữa, kè đập cũng không bị sụt lở, chúgn tôi đã làm được gần 150m dài, quá 1/3 đoạn sông tôi nhận. Đến đay thì tôi kiệt sức, vốn liếng vay mượn khắp nơi rồi không thể vay thêm được nữa. Tôi quyết định dừng công việc tại đây. Nhưng tai hoạ thì không dừng lại, vào đúng ngày tôi hết sạch tiền, định cho anh em nghỉ việc thì tự nhiên một anh công nhân lên cơn động kinh ngay tại công trường, miệng sùi bọt mép, mất hoàn toàn ý thức. Lúc tan cơn co giật, anh vân mê sảng mồm lảm nhảm: Trả tao đây, trả tao đây. Ngay hôm sau tôi được tiếp một người quen mới từ Lào về. Đó là anh Tuấn một cán bộ ở Uỷ ban dân tộc Trung Ương. Năm trước, trong lúc chúng tôi đào trong trận bát quái anh có đến thăm và chọn trong số các đồ cổ xúc dưới sông lên xin một cái bát hoa cúc đời Lý. Anh mang về bày ở trong nhà. Từ ngày ấy gia đình lúc đục, làm ăn thất bại. Vừa rồi anh có đi công tác sang Lào, có một ông thày cũng vừa nhìn thấy anh đã hốt hoảng: " Anh có cầm vật gì của người âm không ?" Anh trả lời: "không có ạ". Ông thầy cúng lắc đầu: " anh phải nhớ lại thật kỹ đi, tôi thấy sau lưng anh có rất nhiều người âm đang đòi anh cái gì đấy, hình như là bát ăn cơm thì phải. Anh lấy của họ ở dưới sông, làm họ không có bát ăn cơm. Anh phải trả họ ngay khôgn thì gay go đấy."
Anh Tuấn nhớ lại chuyện cái bát sợ quá phải bỏ dở chuyến công tác, quay về Hà Nội sắm lễ vật làm lễ tạ tội và trả cái bát vào lòng sông đúng chỗ tôi đã múc lên. Hôm đó là ngay 24/7/2002.
Chuyện còn rất dài, tai hoạ còn rất nhiều, ba ngày sau đó Bố đẻ tôi đột ngột ra đi và nhiều chuyện nữa đã sảy ra, tôi sẽ kể chi tiết sau. Bởi ngay đến hôm nay, gia đình tôi hãy còn chịu nhiều oan khuất. Em gái tôi là Nguyễn Thị Bích Hợp, Bán bảo hiểm cho PJICO chỉ bán bảo hiểm cho công ty Việt Thái Phong, không tham ô tham nhũng đồng nào, chỉ vì các Giám đốc, phó Giám đốc tham ô tiền tỷ mà phải ra toà. Ai biết chuyện cũng thương mà không giúp gì được. Dự kiến phiên toà sẽ bắt đầu vào ngày 10/4/2007. Tôi lo em tôi sẽ bị tù oan. Thế là em đi tù là tại tôi, tại tôi ngu ngốc đã nhận thi công đoạn sông ấy, đã đụng chạm vào trận đồ bát quái ghê gớm ấy. Đã có quá nhiều người chết, quá nhiều người bị tai nạn, bị thương tật. Tôi cầu mong Thần Thánh mười phương, cầu mong các vị quan toà anh mminh cứu giúp em tôi, cứu giúp gia đình tôi.
tác giả: Nguyễn Hùng Cường
Vụ này đã được một người có nick là dienbatn hoạt động ở khá nhiều diễn đàn liên quan đến phong thủy và địa lí phân tích và phần trên là một dị bản không hoàn chỉnh của bản phân tích ông này về hiện tượng.cái ông "Lê Tồn tiên sinh" kia là ở đâu ra thế | chắc ở diễn đàn nào đó nói linh tinh, cái nick đọc xuôi đọc ngược cũng linh tinh quá |
btw, chẳng tin có mấy chuyện này )
Thứ Hai 19/02/2007 5:53 PM Tiêu đề: HIỆN TƯỢNG CHẤN YỂM TRÊN SÔNG TÔ LỊCH
Ngày 21/9/2002,báo KINH TẾ VÀ XÃ HỘI đã đăng một bài về sự phát hiện trên sông Tô lịch,phía cửa Tây của La thành,một hiện tượng chấn yểm của người xưa. Hiện tượng này đã gây xôn xao dư luận của Hà nội và cả nước về những kỳ bí đang xẩy ra vào đầu thế kỷ 21 -khi mà KHKT đang phát triển như vũ bão.Tóm lược sự việc như sau: Vào ngày 27/9/2001, đội thi công số 12 -thuộc Công ty xây dựng VIC , trong khi nạo vét sông Tô lịch, thuộc địa phận làng An phú - Phường Nghĩa đô - Quận Cầu giấy -HÀ NỘI đã phát hiện được di vật cổ rất lạ và huyền bí. Ðó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều, tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai,táng giữa các cọc gỗ đó. Ngoài ra còn phát hiện được tấm gỗ vàng tâm có hình Bát quái,một số đồ gốm,xương voi, ngựa, dao, tiền đồng.
Sau khi đã rút những cọc gỗ đó lên, lấy các bộ hài cốt đem lên Bát bạt -Hà tây (là nơi nghĩa trang chôn cất chung của TP.Hà nội.), thì có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ xẩy ra. Nào là các việc chuẩn bị tiến hành thi công bị rối tung lên,máy xúc KOMASU tự nhiên lao xuống sông. Nào là một số người đang làm việc tự nhiên ngã lăn ra đất, chân tay co rúm, cứng đờ, lưỡi thè ra ngoài và trở nên hoàn toàn mất ý thức trong nhiều giờ. Ðịa tầng của cả khu vực thi công tự nhiên biến đổi, không giống như khảo sát ban đầu. Thử đưa La bàn vào khu vực đó thì kim La bàn quay tít. Một năm sau sự việc trên,có hàng loạt sự kiên ngẫu nhiên xẩy ra ,gây kinh hoàng cho toàn đội xây dựng số 12,là đội đã trực tiếp thi công khu vực trên. Bản thân, gia đình, anh em của những người công nhân trực tiếp ngụp lặn vớt hài cốt, nhổ cọc đóng dưới lòng sông liên tục bị các tai nạn thảm khốc như chết, bệnh tật, tai nạn. Sự việc lên đến đỉnh cao khi có tới 43 người thợ bỏ không dám tiếp tục làm việc tại công trường nữa. Trong số đó nhiều người không nói rõ lý do, cũng không đòi hỏi vật chất mà đáng ra họ được hưởng.
Ngày 9/10/2001 những người thợ đã mời một thày theo đạo Tứ phủ đến gỉai thich,theo nhận định của Thày thì đây là một đạo Bùa Bát quái trận đồ được chôn yểm lâu đời để chấn yểm Long mạch của khu vực này. Sau đó các Công nhân lại tiếp tục mời Thượng tọa Thích Viên Thành tới . Thượng tọa Thích Viên Thành đã cho 5 đệ tử lập đàn tràng, làm lễ hàn lại Long mạch. Theo một số người nói lại (tôi không có điều kiện kiểm tra ): chỉ hơn 1 tháng sau, thượng tọa Thích Viên Thành đã bị bệnh chết.
Các nhà khoa học đã có những đánh giá sơ bộ,song cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào khả dĩ có thể lý giải và khắc phục các sự việc trên.
Giáo sư Trần Quốc Vượng có kết luận như sau :" Trước đây,cổng Hoàng thành ngoài lính còn có Thần chấn giữ 4 cửa (Thăng long tứ trấn ) và có yểm bùa hay còn làm lễ Hiến sinh .Như vậy đây là cổng thành phía Tây của La thành. Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại của Tiền và đa số đồ gốm: bát, hòn kê cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ 11 cho đến 14, thuộc vào thời Lý -Trần Việt nam hay thời Tống của Trung quốc.Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà Vua bị đau ,đã tạo ra một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng.(Ở đây GS Trần Quốc Vượng muốn nhắc đến sự tích Ông Dầu bà Dầu trong chuyện cổ tích Việt nam -Người viết ).
Ðó là một phần của những gì đã đăng tải trên tờ báo. Gần đây, một người bạn của dienbatn có cho biết: Ðài truyền hình có phát tin người ta đã chuẩn bị khôi phục lại hiên trạng di vật như lúc ban đầu.
Người viết bài này lại có ý kiến khác hẳn, mong các Cao thủ trên Diễn đàn TUVILYSO cùng trao đổi. Theo thiển ý của người viết, đây là một hiện tượng chấn yểm nhằm cắt và bế Long mạch, chận đường của Khí (Khí đây là Khí trong bộ môn Phong thủy -Hoàn toàn không phải là Không khí ). Ai đã chấn yểm vị trí này và mục đích sự chấn yểm này để làm gì? Theo thiển ý của người viết: Ðây là tác phẩm của Cao biền, Tiết độ sứ của TQ vào thế kỷ 8 -Tức là trước thời nhà Lý khoảng 200 năm.
Người viết xin được chứng minh như sau: Trước hết nói về ý kiến của GS Trần Quốc Vượng, người viết cũng đồng ý rằng đây là một sự chấn yểm sông Tô lịch, song không chỉ căn cứ vào niên đại của một số đồ Gốm nhặt được mà cho rằng sự việc xẩy ra vào thời Lý Trần. Nếu theo Truyền thuyết "Tại sao sông Tô lịch và sông Thiên phù hẹp lại " hay truyền thuyết "Sự tích Ông Dầu bà Dầu ", tác giả của sự việc trên là các vị Vua nhà Lý, nhằm trấn yểm sự báo thù của Ông,bà Dầu, thì không có sự việc sông Tô lịch và Thiên phù cứ ngày càng hẹp lại, đến nay chỉ còn là một con sông nhỏ xíu, làm nhiệm vụ thải nước bẩn cho Hà nội.
Ta nhớ rằng theo sử sách sông Tô lịch ngày xưa rất rộng,trên bến, dưới thuyền, là trục giao thông chính thủa ấy. Mặt khác thời Lý Trần có rất nhiều nhà Phong thủy Việt nam tài giỏi như : Thiền sư Ðịnh không làng Cổ pháp (Sư thọ 79 tuổi -Năm Bính tý 808 ),Sư La chân Nhân (852 -936 ), Sư Vạn Hạnh..
Dĩ nhiên các vị sư đó không thể nào để cho các Vua Lý chấn yểm sông Tô lịch và Thiên phù, để đến nỗi sông Tô lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại và ngôi báu Vua Lý chẳng bao lâu về tay nhà Trần.Dòng họ Lý bị tuyệt diệt đến nỗi chỉ có người nào đổi qua họ Nguyễn mới thoát khỏi.
Bây giờ ta xét sự việc dưới một góc độ khác qua các sự kiện lịch sử và các truyền thuyết còn lưu lại trong dân gian.
Theo Việt sử lược: Thành Ðại la được xây dựng vào Thế kỷ 7 có tên là Tống bình. Năm thứ 2 niên hiệu Trường khánh (Nhâm Dần - 822 ),Vua Mục Tông nhà Ðường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy cửa thành có dòng nước ngược sợ rằng dân ở thành có ý đồ phản nghịch, liền sai thầy bói gieo 1 quẻ. Thầy bói nói rằng: “Sức ông không đủ để bồi đắp thành lớn, 50 năm sau, có một người họ Cao đóng đô tại đây mà xây dựng Vương phủ”.
Tới đời vua Ðường Y Tôn (841 - 873 ),Cao Biền được cử sang đất Việt làm Tiết Ðộ sứ. Cao Biền là một con người đa hiệu: Vừa là một vị tướng, vừa là một nhà phù thủy, một đạo sĩ, cũng là một nhà phong thủy có tài.
La thành được Cao biền sửa chữa, chỉnh đốn lại cho hợp phong thủy vào các năm : 866,867,868. Theo truyền thuyết, khi Cao biền xây dựng lại thành Ðại la, thì khu vực thi công có hiện tượng sụp lở đất.Cao Biền liền tiến hành trấn yểm thần sông Tô lịch và một số điểm khác như đền thờ thần Bạch mã, núi Tản viên. Sau đó công viêc xây dựng mới có thể hoàn tất.
Tới đây ta nhớ lại một truyền thuyết khác của Dân tộc Việt nam. Ðó là "Truyền thuyết thành Cổ Loa ". Tương truyền rằng khi xây dựng thành Cổ Loa, An Dương Vương cũng xây mãi mà thành vẫn bị đổ. Khi đó Rùa thần hiện ra chỉ cách cho xây và cho một cái móng chân, lúc đó thành Cổ Loa mới có thể xây dựng xong.
Về mặt địa lý, La thành và thành Cổ Loa cách nhau không xa (theo đường chim bay chỉ vài chục km).
Tới đây, ta buộc phải tự đặt câu hỏi : Có gì trùng hợp giữa hiện tượng sụp đất của Thành Cổ loa, sự sụp đất của thành Ðại la và sự sụp lở đất không thể khắc phục được trên công trìng nạo vét sông Tô lịch
Qua hai Truyền thuyết trên,bỏ qua các sự việc có tính chất dị đoan,chúng ta phải chấp nhận một sự thực là: Vùng đất từ đầu nguồn sông Tô lịch kéo dài đến Cổ loa - Đông Anh - Hà Nội là một vùng đất có địa tầng địa chất không ổn định. Ta cũng cần phải nhớ rằng: Núi Tản viên nằm ở hướng Tây Hà nội. Mặt khác phía Tây và Tây bắc của La thành là một vùng núi non trùng điệp của các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu...Theo định nghĩa của môn Phong thủy, Long mạch xuất phát từ những dặng núi cao. Núi mà từ đó khởi nguồn Long mạch gọi là Tổ sơn. Ngoài ra Long mạch còn xuất phát từ những khu vực khác gọi là Thiếu sơn.
Ta cũng biết rằng Thiên khí từ trên trời luôn có tính chất giáng xuống ,các đỉnh núi cao là những Antena tiếp thu sinh khí. Từ những sự việc trên, ta cảm nhận được rằng có một Long mạch rất lớn bắt nguồn từ núi Tản viên và các rặng núi phía Tây, Tây bắc của Thành Đại la kéo dài qua thành Đại la theo dọc sông Tô Lịch (khí thường đi theo nước ), chạy qua khu vực Hồ Tây bây giờ (Hồ Tây trước kia là một khúc của dòng sông Hồng ), sau đó sang tới tận địa phận Cổ loa -Đông anh –Hà Nội và còn theo hướng Đông,Đông bắc đi tiếp ...
Chính vì có Long mạch này mà Cao biền phải vô cùng bận tâm,khổ trí nhằm tiêu diệt hoặc chấn yểm.Có rất nhiều Truyền thuyết về Cao biền liên quan đến các khu vực khác nhau của Long mạch này.
Ta có thể kể ra đây những hoạt động của Cao biền liên quan đến các khu vực của Long mạch này: Đầu tiên là truyền thuyết Cao biền chấn yển núi Tản Viên, hắn đã sử dụng đến 8 vạn cái tháp bằng đất nung để chấn yểm núi Tản viên. Tới gần đây người ta còn đào được những cái tháp đất nung đó tại khu vực Hà nội.
Tiếp theo là Truyền thuyết Cao biến dùng hơn 4 tấn sắt,đồng...chôn để chấn yểm đền Bạch mã là nơi vị thần sông Tô Lịch trú ngụ.Cao Biền còn nhiều lần dựng đàn tràng, dùng 4 thứ kim loại : Sắt,đồng,vàng,bạc chấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô lịch. Theo sử sách,Cao Biền đã đặt Bùa chấn yểm tới 19 nơi dọc theo sông Tô lịch.
Thời bấy giờ nước Nam có nhiều vị Đại sư tài ba lỗi lạc, hiểu biết rất giỏi về Nho, Y, Lý số và thuật Phong thủy đã hóa giải sự chấn yềm của Cao biền bằng phép Huyền môn. Các đại sư thường tụ tập tại ngôi đền Sơn Tinh Thủy Tinh ở núi Ba vì, hay ở Đền Bạch Mã ,dùng nhửng hiểu biết về Phong thủy để chấn áp Bùa phép của Cao biền.
Trở lại,đạo Bùa tìm thấy trên lòng sông Tô lich,có rất nhiều lý do để có thể kết luận rằng: Đó là tác phẩm của Cao biền, chứ không phải là của các nhà vua Lý. Tác phẩm đó là của Cao Biền đời nhà Đường, thuộc về Cao biền thế kỷ 9, tức là trước thời các nhà Lý khoảng 200 năm (Lý thái Tổ -Năm 1010 ).Nếu xét về niên đại của cổ vât tìm thấy,thì trong khoảng 200 năm các cổ vật trên cũng không có sự thay đổi nhiều.Cũng không loại trừ trường hợp,các cổ vật trên rớt xuống lòng sông thời gian sau, khi Cao biền chấn yểm....
Theo therebex:
Giống như cách chế thuốc giải độc, tốt nhất là biết thành phần độc tố, chế thuốc sẽ dễ dàng và chính xác hơn, tuy nhiên có những độc tố hoàn toàn không có cách giải. Các thầy đều là những vị cao tăng, uyên thâm phong thủy, giống như là dược sư, nhưng chất độc này hoàn toàn không rõ cách trấn thế nào, thành phần độc tố ra sao, nên e là sẽ khó mà giải được.
Còn ai trấn, trấn mục đích gì, theo tôi, chính Cao Biền trấn, trấn nhằn triệt tiêu khí vượng của Đại Việt. Nếu giải trấn chắc chắn sẽ phát khí, nước nhà sẽ hưng vượng. Vì bản chất vượng khí luôn phải là khí tốt, thầy Thích Viên Thành cũng biết điều đó, nên cố gắng tìm cách phá trấn, dù biết hại đến tính mạng. Nếu khí là tà khí thầy chắc chắn sẽ không phá làm gì.
Thời Pháp, Pháp cho lấp sông Tô Lịch, phá huỷ đền thờ đại vương Tô Lịch, chắc trong người Pháp có các thầy địa lí người Tàu, giúp đỡ người Pháp làm việc ấy. Vì long mạch kinh đô bị trấn làm đất nước ta suốt bao đời nay cứ đấu tranh chống ngoại xâm hoài, biết bao giờ khá được, chưa "triều đại" nào của đất nước ta hưng thịnh nổi quá 3 thế kỉ Theo tôi, đây là cơ hội cực kì thuận tiện để phá thế trấn yểm quá ư tàn độc này, tồn tại ngay ở thủ đô đã hơn nghìn năm nay
Tại sao các nhà ngoại cảm không vào cuộc? Phá nó thì có lợi hại gì?
Theo hoacomay638:
Trận đồ trấn trên sông Tô Lịch thuộc về huyền cơ cao nhất của phong thủy phái Huyền Không. Cách phá giải trận là tìm ra điểm yếu của trận để phá trận. Người làm được điều này phải là người có kiến thức uyên thâm về Phong thủy am hiểu cả 2 phái Bát trạch và Hình thế.
Những nhà ngoại cảm bạn đề cập trên phần lớn những người có khả năng và tài năng cao nhất đều đã tham dự cuộc họp để làm sáng tỏ vấn đề này và họ cũng đều đã lắc đầu không giải thích được, bởi đơn giản đó không phải là sở trường của họ. Tôi rất khâm phục tài năng của chị Bích Hằng và chính gia đình đã được chị giúp tìm được mộ người thân như một huyền thoại, nhưng trong vấn đề này, tôi nghĩ chị không có khả năng. Thậm chí, nếu cố làm điều ngược với thiên ý thì bản thân chị sẽ mắc họa sát thân như chơi.
Như tôi đã nói trên kia, đầu tiên là việc phá trận không biết đã có ai đủ tài làm việc đó hay chưa, và phá trận rồi thì sẽ mang lại kết quả gì. Theo như sách vở để lại thì Hà Nội được bao bọc trọn trong hệ thống các sông(Hà Nội nghĩa Hán là trong sông), ngọn núi khởi nguồn của long mạch Việt Nam(Tổ Long Sơn) bắt nguồn từ khu vực núi Tản Viên-Ba Vì, như vậy Long Mạch của hệ thống sông Tô Lịch sẽ chạy từ núi Tản Viên dọc theo hình thế đất xuống đến Hà Nội và điểm trấn long huyệt nằm trong lòng con sông Tô Lịch. Do có thế đất trũng và hạ tầng đất yếu, việc xây dựng thành rất khó khăn vì móng không chắc chắn(bác nào học về xây dựng chắc biết vấn đề thoát nước và móng của Hà Nội phức tạp thế nào). Có lẽ do đó để xây dựng, 1 bậc đại tôn sư về dịch lý phong thủy nào đó đã dùng cách lập trận này để ép đất cứng hơn bằng cách trấn long bằng Bát Quái Tiên Thiên Đồ. Làm con rồng không cựa được và bị giam cứng trong đất, như vậy đất sẽ cứng hơn và xây dựng dễ dàng hơn. Nếu như mở lại được long huyệt, tất nhiên long khí sẽ được khai mở,nhưng con rồng bị giam lâu năm chưa chắc đã là vượng khí,thậm chí có khi còn thành tà khí. Nhưng điều quan trọng và nguy hiểm hơn khi mở huyệt sẽ dễ dấn đến động đất khi rồng hồi sinh,chuyển động của nó có thể làm suy chuyển và biến đổi cơ cấu hạ tầng đất,làm giảm độ cứng của nền móng và làm đất đai không vững chãi như trước. Nếu như vậy thì việc xây dựng và phát triển đô thị e rằng khi đó còn khó khăn hơn.
Trận đồ Bát quái hiện tại có lẽ không giải được vì đồ hình chi tiết và các yếu quyết của nó hiện nay đã thất truyền, nó cũng tương tự như thạch trận Khổng Minh dùng đá xếp để cầm chân quân Ngô trong Tam Quốc vậy. Việc hóa giải vô cùng phức tạp bởi không ai còn biết chính xác vị trí các phương vị và xắp xếp quẻ trong trận này, nếu như giải nhầm hướng sinh 1 bước mà lỡ chân đi vào hướng cửa Tử hay Họa Hại thì khó mà bình yên trở về. Việc này các nhà ngoại cảm không thể làm được,bởi các tà khí do các xác chết tụ hợp thành đã làm cho họ không thể có khả năng liên lạc được với cõi âm. Nơi nào mà la bàn phong thủy không thể xác định được vị trí phương hướng và điểm trung cung(rất hiếm) thì nơi đó là nơi được gọi là nơikhông thuộc trời, cũng không thuộc đất.
Để giải quyết vấn đề này, có lẽ cách thích hợp nhất là làm 1 cuộc họp mặt các nhà phong thủy danh tiếng các nơi cùng ngồi bàn nhau tìm cách phá trận hoặc tìm cách giải quyết. Biết đâu ai đó còn giữ lại được đồ hình chi tiết của trận pháp huyền thoại Bát Quái Tiên Thiên đồ,hay trong Huyền Không học còn gọi là Bát Quái Thiên Môn trận.
Nếu có 1 cuộc họp như vậy, nhất định tôi sẽ theo dõi nó thật sắt sao.
Thế nếu nhánh Thanh Long được khơi lại thì Việt Nam sẽ phát triển như thế nào ?
Theo hoacomay638:
Thì sau đó phải kết hợp thành 1 bố cục phong thủy tài vượng để khai thông hết các vượng khí của nhánh Thanh Long, Bạch Hổ với 2 nhánh Chu Tước và Huyền Vũ. Để tính toán bố cục và vị trí chuẩn xác hơn thì còn phải tìm được vị trí hai nhánh con của nó là Câu Trận và Đằng Xà nữa.
Việc Việt Nam phát triển như thế nào,còn phải tùy vào vượng khí nhiều hay ít và cách xắp xếp ảo diệu đến đâu.
Tại sao các sư tăng lại có khả năng huyền diệu này (tức khả năng nhận ra "tà khí"?
Theo hoacomay638:
Vì Phật Pháp tu luyện theo phái Mật Tông có những khả năng siêu phàm thoát tục khó có thể nói được. Đạo gia hay Đạo sĩ phái Huyền Không thì dùng trận phá trận,dùng trí đấu trí,dùng máu đổi máu. Nhà Phật lại chủ trương dùng 1 chư Tâm, dùng lòng từ bi hỉ xả để phổ độ chúng sinh,giải thoát nghiệp chướng.
Thông thường để trừ tà một cách bình thường, nhà Phật dùng chủ yếu là Kinh Kim Cương, phẩm Phục Ma, còn gọi là kinh Kim Cương Phục Ma-tâm pháp để trấn trạch,trừ tà,đuổi ác và song song dùng kinh A di đà siêu độ các vong linh. Nhưng tác dụng còn phụ thuộc vào mức độ tà khí và đạo hạnh của người lập đàn tràng. Nhiều vị cao tăng ngoài kinh pháp ra còn nghiên cứu và tinh thông phong thủy,lý số thì sẽ kết hợp các yếu tố trên để sử dụng.
Trường hợp của sông Tô Lịch, thực sự rất khó giải thích,chỉ có thể đoán là lực lượng đó quá mạnh và đạo hạnh người giải trấn là không đủ, thậm chí vong thân như sư thầy Thích Viên Thành. Người được như vậy hiện tại rất hiếm nên cách có thể khả thi được, đó là nghiên cứu tinh yếu của trận để phá trận.
Tại sao khi thượng tọa Thích Viên Thành phá trận lại bị họa sát thân?
Theo hoacomay638:
Về các đạo nói chung, thực ra đều không có ranh giới, cũng như võ thuật không có môn phái nào là mạnh nhất và hoàn thiện nhất bởi mỗi môn có điểm mạnh và yếu riêng. Ta chỉ có thể nhận xét trình độ học về đạo của họ thôi. Ở đây tôi không chắc lắm về nguyên nhân, xong tôi thấy như thầy Thích Thanh Từ(Viện trưởng thiền viện Trúc Lâm) nói thì cách làm của thầy Thích Viên Thành hàn long mạch là không đúng. Bởi thầy dùng tấm lòng từ bi hỷ xả của nhà Phật (thầy tu theo mật tông và đã đạt đến trình độ thiên nhãn/nhĩ thông nên ở trên tôi nói đến khả năng của phái mật tông) , thầy cũng chấp nhận hy sinh cả bản thân mình để hóa giải oán khí. Nhưng sai lầm của thầy là oán khí quá nặng không thể giải mà lại ám vào mình, sau đó lại không muốn lập đàn tràng cầu xin dương thọ hưởng thêm 1 giáp nên kết quả là 1 tháng sau đó - thầy viên tịch.
Cách của thầy tứ phủ tôi không biết lắm, ở nhà cũng có sách vở nhưng toàn chữ Hán Nôm tôi không không đọc được, nhưng có lẽ cách của thầy tứ phủ không phải là siêu độ mà là làm triệt tiêu bớt oán khí, và cũng đã giữ ở mức độ vừa phải không để xâm hại đến mạng mình. Nên làm được công trình nhưng sau vẫn có chuyện xảy ra với mọi người và bản thân thầy cũng điêu đứng.
Tất cả những điều này tôi nói bằng suy đoán đơn phương của mình thôi.
Để giải được thế trận này thực tế không phải là không thể làm được.Vấn đề là phải tìm sao cho ra đồ hình và cách bố trận,trấn yểm chi tiết của trận đồ để tìm các phương vị trọng yếu của nó để phá hủy. Nôm na cách phá trận Thiên Môn của Bát Quái Tiên Thiên đồ cũng giống như cách bắt cua vậy, muốn con cua hết cựa quậy thì hãy tìm cách bẻ từ từ hết càng và các chân của nó, đến khi gãy hết càng hết chân thì dù để im nó cũng chỉ là vô dụng thôi và sự nguy hiểm của nó đã được phá bỏ. Vấn đề là đồ hình này đã bị thất truyền từ rất lâu, hiện ngay ở bên Trung Quốc cũng không còn gì ngoài những huyền thoại được tương truyền. Nếu như có được trong tay tấm đồ hình chi tiết này, chuyện phá giải trận pháp sẽ có 1 lối đi sáng sủa hơn rất nhiều.
Trận Bát Quái tiên thiên đồ có 8 cọc vậy một cọc nữa nằm ở đâu? Kinh Dịch ở đâu mà ra?
Theo hoacomay638:
Trận Bát Quái không thể thiếu một phương vị, một đại tông sư cỡ Cao Biền cũng không thể đọc nhầm sách vở mà lập trận Bát Quái bằng ... 7 cái cọc được. Trong Phong thủy nếu lập trận sai thì sẽ không có tác dụng hoặc là không nằm trong tầm kiểm soát của mình. (Như vậy theo phỏng đoán là lận Bát Quái, nhưng thiếu mất một cọc. Có thể là do trong quá trình xây dựng bị bật gốc hay lâu ngày cọc bị bật tui (rongchaua) nghĩ vậy.)
8 cái cọc được dựng theo hình thế sau đây,mỗi cọc là 1 quẻ trong bát quái,trong 8 quẻ chia ra cửu cung và 64 quẻ nhỏ,trong 64 quẻ có chia ra các phương vị và sơn hướng từ điểm trung cung.
Cách chia cụ thể như thế nào thì hiện tại không còn tư liệu nào ghi chép cả. Chỉ còn lý thuyết ghi lại chung chung đại khái vậy thôi. Người phá được trận Bát Quái chắc chỉ là người thời xưa, khi mà đồ hình chi tiết chưa thất lạc. Người phá được thế trận này, theo tôi nghĩ lịch sử nước nhà có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Còn chuyện bàn về Kinh Dịch ai nghĩ ra là chuyện cách đây khá lâu ,tầm 2 năm trước, hồi đó tôi thấy nhiều người cũng hùng hổ tranh cãi,xong kết luận lại,có là của ai thì cũng chỉ đến thế mà thôi. Điều quan trọng là hiện tại chúng ta đã gìn giữ và áp dụng nó như thế nào,có hiệu quả không chứ không phải là nhìn vào quá khứ và tự hào về mình. Mà thực tế đáng buồn là hiện tại di sản văn hóa này đang dần càng mai một,sách vở bậy bạ tràn lan mỗi người mỗi nhà viết 1 kiểu không biết thật giả thế nào nữa...
Cảm nghĩ của bạn Hino
Chuyện tâm linh là có thật và không thể bàn cãi, chẳng qua dư luận cũng như những ai quan tâm muốn một câu giải thích chi tiết hơn, xác đáng hơn.
Thiết nghĩ bởi vì đây là một sự kiện mang tính lịch sử, chưa thể lý giải.
Hino đã hỏi 1 người, người này nếu nói ra mọi người chắc không tin, trưởng ban ngoại cảm việt nam. Và câu trả lời là Đó là thuộc về phạm trù lịch sử, nếu nói ra thì ta cũng không hiểu.
Vì đó là giao của 3 con sông, và là 1 trấn ải quan trọng của Đại La từ thời xưa.
Như ta đã biết, những địa danh mang tính chất lịch sử và hào hùng như vậy, xưa kia biết bao con người đã đổ máu và hi sinh tại nơi đây, cần phải đc trân trọng và Nhà nước nên ghi nhận di tích và tu tạo. Tiếc thay, biết bao nhà lãnh đạo của Hà nội lên nắm quyền đều không làm đc điều này, mặt khác họ lại còn san lấp để lấy đất cho dân ở... Di tích đã dần dần bị mai một và mất đi.
Và cái đền thờ ở đó thực chất là đã bị di dời.
Trong 3 nhánh sông hoà làm 1 đó, 1 nhánh tựa như Rồng bơi, 2 nhánh còn lại tựa như Hổ phục. Và chúng ta đã phá vỡ nó, lại không tôn thờ theo đúng nghĩa. Thiết nghĩ đó cũng là sự trừng phạt của thế giới bên kia, bởi nếu k xảy ra những chuyện thương tâm xung quanh những người liên đới tới công trình thì làm sao chúng ta lại phải nghiên cứu lại về di tích này và hiểu rõ giá trị của nó. Và nếu k có những chuyện như vậy liệu chúng ta có biết đc điều này k, và một di tích như vậy sẽ bị lãng quên theo time không?
Hino nghĩ sự việc xảy ra như vậy cốt là để giữ lại di tích lịch sử và mong chúng ta phục hồi lại nó đúng như giá trị thật của nó.
Đó là những gì bề nổi chúng ta thấy, còn lại thì chuyện tâm linh khó lý giải...
Những con người trần mắt thịt chúng ta k có khả năng hiểu đc điều đó, chỉ chờ thời gian khi có những bậc cao nhân, cao tay nghiên cứu và cho chúng ta biết mà thôi.
Bên lề về cọc trấn yểm sông Tô Lịch (Phần 1) - Vậy các cọc này là gì???
Theo hoacomay638:
Là gì thì chưa thể biết rõ ràng được.
Nhưng chắc chắn đây không phải là Thánh Vật như cái tít bài báo trên.
Trận Bát Quái Tiên Thiên Đồ được sắp xếp để trấn long hãm địa như vậy mà lại dùng đến lối trấn ác độc mức cao nhất của Phong Thủy rõ ràng là hành động tàn ác phi nhân tính,không thể gọi là Thánh Vật được.
Theo như cách trấn long tàn độc này thì trong Huyền Không học có ghi rõ,cần 8 cái trụ để lập trận, chôn sống theo nó là 8 người con trai(tráng nam) khỏe mạnh,8 người con gái trinh tiết(đồng trinh) và 8 đứa trẻ con(đồng tử) để dùng oán khí cộng hưởng của họ tạo thành bức tường bảo vệ trận. Về cơ bản đây là lối trấn mạnh mẽ nhất và cũng là tàn ác nhất.
Nếu như bài báo ghi là đã trục vớt được 7 cái cọc, tôi nghĩ vẫn còn sót 1 cái. Việc nhổ cọc và làm thoát tà khí-oán khí tích tụ hàng trăm năm khiến người xung quanh bị ảnh hưởng là chuyện dễ hiểu. Nhưng đã chôn cất hài cốt,làm lễ siêu độ rồi mà vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến vậy có lẽ không hẳn trong đó chỉ có oan hồn không siêu thoát, hoặc là cách trấn ác độc này gìm giữ không cho các linh hồn siêu thoát, hoặc là trên chúng có diêm thần,diêm tướng chỉ huy nên việc phá trận là rất nguy hiểm với người phá trận.
Việc Thủ tọa Thích Viên Thành (xem kỳ 1 để biết là ai) muốn hàn lại long mạch và phải hóa, có lẽ một phần do ý của thầy. Tôi vẫn nhớ hồi đó tôi đi theo chân sư phụ dạy Pháp cho tôi là Đại Đức Cổ Vân, theo đoàn của Thầy Thích Thanh Từ của phái Trúc Lâm lên Chùa Hương bởi lúc đó Thầy Thanh Từ và sư Ni Toan(sư Ni tu tại gia nhưng rất giỏi) gặp nhau có xem thiên tượng và tính ra được quẻ đại hung với thầy Thích Viên Thành nên lên Chùa Hương để giúp giải hạn. Thầy Thích Thanh Từ nói rằng sư thầy trụ trì chùa Hương cần lập đàn tràng cầu siêu,thỉnh 100 vị sư giỏi các nơi đến cùng làm lễ trong 49 ngày thì may ra mới giữ được tính mạng. Thầy Thích Viên Thành đã từ chối và nói sống chết có số, không nên vì cái nhục thân của mình mà làm khổ đến người khác phải lao tâm, cái chết cũng chỉ là 1 cách giải thoát để tới thế giới cực lạc. Thầy tự biết mình hết số và cũng không muốn xin kéo dài thêm dương thọ. Vì vậy sau đó thầy Thích Thanh Từ đã về lại Trúc Lâm dẫn 9 đại đệ tử lên núi nhập thất. Một thời gian sau, thầy Thích Viên Thành quả nhiên mất thật,trước lúc hóa,có nói nguyên nhân hóa của mình là vì không đủ sức mà vẫn cố phá giải trận Bát Quái Tiên Thiên Đồ trấn theo lối Thiên Môn ác độc kia.
Tôi thì không rõ nguyên nhân vì học vấn của mình về lý số và phong thủy rất nông cạn, nhưng tôi nhớ sư phụ tôi có lần nói lại rằng, sư phụ của thầy(thầy Thích Thanh Từ) có nói chuyện Thầy Thích Viên Thành mất vì cách thầy muốn hàn lại long mạch là sai,và sức của thầy cũng không đủ để phá trận nhưng vì giữ danh tiếng bản thân(là bậc thầy phong thủy trong chuyện hàn long mạch) nên vẫn cố thực hiện và kết quả dẫn đến vong thân.Khi tự biết hết số lại không muốn phải xuống nước nhờ vả người khác giúp mình nên tự chấp nhận xuôi tay,như vậy chưa dứt được hết trần tục.
Còn quan điểm của riêng tôi là không nên phá trận, bởi trận lập đã nhiều năm oán khí chất chồng giải không hết được.Dòng sông và long mạch cũng đã bé lại thành 1 cái cống thoát nước,dẫu hàn lại thì có được lợi ích bao nhiêu ? Giả như 1 đoạn sông khác bị lập trận trấn vào mắt rồng ,tạo thành thế Độc Nhãn Long(1 thế trấn ác độc nhằm hủy hoại long mạch) thì khi sống lại,con rồng lại thành tà ác quấy phá có khi lại làm hại hơn.
Thế đất Hà Nội là thế đất trũng,địa tầng địa chất kém,việc trấn sông làm con rồng chết cứng không thể vẫy vùng có thể cũng là 1 cách tốt làm cho đất cứng lại tiện cho xây dựng,nếu phá đi,thế đất sẽ xấu đi và hạ tầng đất sẽ bị lún,sạt lở khi long mạch chuyển động. Như vậy việc xây dựng và phát triển hóa đô thị còn tồi tệ hơn.
Cách giải quyết ổn thỏa,tạm thời tôi không nghĩ được ra và cũng nhiều người vẫn đau đầu về vấn đề này. Nhưng hy vọng trong thời gian tới,sẽ có người tìm ra được câu trả lời thỏa đáng.
Ngày xưa ở Trung Quốc có Cao Biền rất giỏi nghề địa lý. Những phép hô thần tróc quỷ, ông đều thông thạo. Tiếng đồn vang khắp nơi. Hoàng đế Trung Quốc nghe tiếng liền triệu Biền vào cung ủy thác cho việc kiếm một ngôi đất xây dựng lăng tẩm. Cao Biền vâng lệnh và sau năm năm tìm tòi, đã kiếm được một kiểu đất quý mà theo ông có thể giữ ngôi nhà Đường vững như bàn thạch. Sau khi công việc hoàn thành, hoàng đế rất khen ngợi, sai ban nhiều vàng bạc cùng phong tước lớn cho Biền. Nhưng Biền vốn biết trong kho tàng của hoàng đế có một ngòi bút thần có phép mầu nhiệm mà chính hoàng đế và cả triều thần không một ai biết cả. Vì thế Biền không nhận vàng, chỉ nói: -Tâu bệ hạ, hạ thần không muốn lấy vàng bạc của bệ hạ. Chỉ muốn xin một kho trong trăm ngàn kho đồ dùng của bệ hạ bằng cách là để hạ thần tự tay rút trong chùm chìa khóa kho tàng mà quan tổng quản đang nắm giữ, nhằm đúng chìa kho nào thì được phép lấy kho ấy. Hoàng đế nghe nói hơi ngạc nhiên nhưng vốn trọng tài Biền, lại thấy ý kiến hay hay nên vui lòng để Biền làm chuyện may rủi xem thử thế nào. Quả nhiên kho mà Biền chỉ, đúng là kho đựng toàn bút lông dùng cho triều đình. Khi được sử dụng hàng vạn cây bút, Biền mang đến một hòn đá, lần lượt đem chọc mạnh từng ngòi lông vào đá. Nhưng chẳng có ngòi nào được toàn vẹn. Mỗi lần thấy tòe ngòi, ông lại vứt đi và tiếp tục chọc ngòi khác vào đá. Cứ thế cho đến lúc trong kho sắp vợi cả bút thì bỗng có một quản bút chọc thủng vào đá mà ngòi lông vẫn còn nguyên vẹn, Biền mừng quá reo lên: -Ta tìm được ngòi bút thần rồi! Biền liền cầm bút thần vẽ thử một con rồng lên mặt tường, chừa hai con mắt. Đến khi điểm nhãn, rồng tự nhiên cuộn mình được và tách ra khỏi bức tường. Rồi rồng vụt lên trời, bay biến vào đám mây trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Biền lại vẽ thêm nhiều con vật khác và những con vật ấy đều hoạt động không khác gì những con vật có thực. Sau cùng Cao Biền vẽ một con diều rất lớn, dùng bút thần nhúng mực điểm mắt cho diều. Diều đập cánh bay lên. Lập tức Biền cưỡi lên lưng và diều đưa vút lên trên không. Thế là Biền cưỡi diều vượt qua muôn trùng núi sông sang đến nước Nam. Trên lưng diều, Biền đưa mắt xuống tìm huyệt đất quý. Quả nhiên không bao lâu, ông tìm thấy ở gần một con sông, cứ như bây giờ là sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi, một huyệt đất phát đế vương. Huyệt đất ấy quý không đâu bằng mà lại chỉ trong một ngàn ngày là phát. Đó là một cái hàm con rồng lấp dưới nước mà chỉ có con mắt của Biền mới khám phá được. Từ đó, Biền có ý muốn hưởng một cuộc sống sung sướng xa xỉ vào bậc nhất thiên hạ. Nhưng khi nghĩ lại thì hắn rất tiếc là không có con trai mà thân mình lại đã già mất rồi; nếu được làm vua cũng không còn hưởng được mấy nỗi. Biền mới tính sẽ nhường cho rể. Nếu nó làm vua thì ông bố vợ tất cũng được bội phần trọng đãi, mà dòng dõi con gái mình cũng hưởng phúc lâu dài. Nhưng muốn thực hiện công việc “đại sự” này cần phải giữ hết sức bí mật, nếu không sẽ mất đầu như chơi. Nghĩ vậy, Biền trở về Trung Quốc bảo người con rể đào lấy hài cốt cha y đem sang nước Nam để cải táng. Trong việc này Biền chỉ bàn kín với một người học trò mà thôi. Nhưng người học trò mà Biền tin cậy lại muốn miếng đất quý ấy hoàn toàn thuộc phần mình hưởng, nên khi được lệnh thầy mang hài cốt thì hắn cũng đào luôn hài cốt của cha mình sang Nam. * * * Bấy giờ hàm rồng đang thời kỳ há miệng. Biền bảo học trò lặn xuống ném gói xương vào giữa miệng rồng, chờ cho nó ngậm lại hãy lên. Người học trò đem gói xương của cha mình đánh tráo vào, còn gói xương kia thì bỏ ở một bên mép. Xong việc đó, Cao Biền bảo con rể chọn năm giống lúa, mỗi thứ một thúng mang đến huyệt đất nói trên, sai đào đúng vào chỗ vai rồng thành năm cái huyệt. Mỗi huyệt Biền sai rấm một thúng lúa rồi lấp đất lại thành năm ngôi mộ. Hắn giao cho chàng rể một ngàn nén hương, dặn mỗi ngày thắp một nén, đúng hai năm chín tháng mười ngày thì tự khắc quân gia dưới huyệt nhất tề dậy cả. Dặn đâu đấy, Biền trở về Trung Quốc. Thời gian trôi qua. Hôm ấy chỉ còn mười ngày nữa là hết hạn công việc mà Cao Biền đã dặn, thì tự nhiên con gái hắn ở nước Nam đẻ luôn một lúc ba bé trai, mặt mũi dị kỳ. Vừa mới sinh ra, ba đứa đã biết đi biết nói: một đứa mặt đỏ tay cầm ấn, một đứa mặt màu thiếc, một đứa mặt màu xanh, đều cầm dao sáng quắc. Cả ba nhảy tót lên giường thờ ngồi, đòi đem quân thu phục thiên hạ. Người nhà ai nấy xanh mặt. Chỉ trong một buổi tiếng đồn rầm lên. Mọi người thấy sự lạ đổ tới xem như đám hội. Người rể của Biền sợ quá, bảo vợ: “Mày đẻ ra ma ra quỷ, nếu không sớm trừ đi thì khó lòng sống được với triều đình. Chẳng qua cha mày làm dại, nên mới sinh ra như thế”. Thế rồi y chém tất cả. Trong lúc bối rối người nhà của y vì lầm nên đốt luôn một lúc hết thảy những nén hương còn lại. Bỗng dưng mặt đất chuyển động. ở dưới năm ngôi mộ có tiếng rầm rầm mỗi lúc một lớn. Rồi nắp mộ bật tung ra, bao nhiêu quân gia từ dưới đó nhảy lên. Nhưng vì còn non ngày nên sức còn yếu, đứng chưa vững, người nào người ấy đi lại bổ nghiêng bổ ngửa, cuối cùng đều chết sạch. Lại nói chuyện Cao Biền chờ cho đến tận ngày hẹn mới cưỡi diều bay sang nước Nam. Nhưng lần này diều bị ngược gió nên sang không kịp. Khi diều hạ cánh xuống thì người con rể đã phá hỏng mất công việc của hắn. Hắn bực mình vô hạn. Sau khi căn vặn để hiểu rõ câu chuyện, hắn rút gươm chém chết cả học trò lẫn rể. Từ đó Cao Biền sinh ra chán đời, chả thiết gì nữa. “Không được ăn thì đạp đổ”, nghĩ thế, hắn bèn cưỡi diều đi khắp nước Nam để ếm huyệt và phá tất cả những long mạch của nước này. Ngay chỗ hàm rồng nói trên, hắn dùng phép chém đứt cổ con rồng đó đi. Cũng vì vậy mà ngày nay người ta nói nước sông Trà Khúc đỏ như máu là bởi máu tự cổ con rồng chảy ra đến nay vẫn chưa dứt. Đến Nghệ An, Biền thấy trên một hòn núi mà ngày nay còn gọi là núi Đầu Rồng ở sát bờ biển có huyệt đế vương. Hắn bèn làm bùa bằng gang đóng vào đỉnh núi. Từ đó trở đi trên đỉnh núi ấy không một cây cối gì còn mọc được. ở Thanh Hóa, Cao Biền cũng thấy có huyệt đất quý. Nhưng hắn thấy con rồng đó què một chân, cho rằng nếu có phát đế vương thì không thể phát to được. Cho nên hắn cho diều đi thẳng không ếm nữa. Cũng vì thế người ta nói mấy đời vua chúa trị vì ở nước Nam đều phát tích ở Thanh Hóa. Khi diều bay qua làng Thiên Mỗ (bây giờ là làng Đại Mỗ, tỉnh Hà Đông) Biền thấy có cái giếng ở vệ sông mà bây giờ là Nhuệ Giang cũng có huyệt đế vương. Hắn bèn cho diều hạ xuống là là sát mặt đất, đoạn thuận tay ném luôn cây bút thần của mình xuống lòng giếng. Người ta nói cây bút ấy sau rồi hóa thành một khúc gỗ cắm chặt xuống đáy giếng. Không một a i dám động đến nó. Mãi về sau trong làng có một ông thám hoa có tính hiếu kỳ mới tâu vua xin hai con voi về kéo thử khúc gỗ đó lên. Họ tết một chiếc thừng lớn: một đầu buộc vào khúc gỗ, còn một đầu buộc vào cổ voi. Nhưng khi voi cất bước thì tự nhiên ở những xóm làng bên cạnh, đất chuyển động ầm ầm, đồng thời nhà cửa phát hỏa tứ tung. Lần ấy ông thám đành bỏ dở công việc vì ông ta sợ con rồng bị đau giẫy giụa làm hại đến dân sự. Điều đặc biệt là từ bấy đến nay nước giếng ấy không bao giờ cạn. Mỗi khi nước trong, người ta vẫn thấy có bóng khúc gỗ đen đen ở dưới đáy. Để tâng công với hoàng đế, Cao Biền vẽ bản đồ từng kiểu đất một rồi viết thành sách ghi chú rất tinh tường đem dâng lên vua Đường. Đại ý nói tất cả những mạch đất quý nhất của nước Nam, hắn đều đã trấn áp xong. Duy có kiểu đất ở chỗ trung độ (tức bây giờ là Hà Nội) thì hắn đã sai đắp một cái thành gọi là thành Đại La để chặn long mạch. Lễ trấn áp này Biền làm rất công phu và linh đình. Trên hòn núi ở xa xa về phía Bắc thành Đại La, hắn cho dựng một cái đàn tràng. Trong thành Đại La, hắn sai nung một lúc tám vạn cái tháp bằng đất nhỏ. Nung xong, Biền huy động tám vạn quân, mỗi tên quân vai vác giáo, mũi giáo xóc một cây tháp, đi từ Đại La tiến dần lên núi. Vừa đi họ vừa hô mấy tiếng “Thống vận hoàng đế”. Đến nơi đặt tháp xuống đỉnh núi rồi tám vạn quân ấy lại rùng rùng kéo về Đại La. Cũng vì có những việc kỳ dị như thế nên núi ấy từ đó mang tên là núi Bát Vạn. Hoàng đế Trung Quốc đọc sách của Cao Biền lại càng khen ngợi hắn. Nhưng việc làm của Biền bị dân chúng nước Nam oán ghét. Họ lập tâm chờ dịp giết hắn cho bõ hờn. Một hôm, Biền cưỡi diều bay vào miền cứ như bây giờ là Ninh Bình. ở đây người ta đã chuẩn bị cung nỏ chờ khi diều của hắn bay qua là là mặt đất, là cả bao nhiêu người cùng nhất tề phóng tên. Diều bị gãy cánh rơi xuống núi. Biền bị trọng thương, sau đó phải đưa về Trung Quốc. Hòn núi ấy ngày nay còn mang tên là núi Cánh Diều, một trong ba ngọn núi ở gần trị sở Ninh Bình. Cao Biền về nước được ít lâu bị thủ hạ giết chết. Người ta theo lời dặn của hắn, đem hài cốt chôn ở một cái gò cát ở mé biển miền Nam, cứ như bây giờ thuộc tỉnh Phú Yên. ở đó mặc dầu sóng dồi gió dập thế nào đi nữa, cát ở mả vẫn cũng không bay đi chỗ khác. Người đi thuyền qua đó vẫn gọi là mả Cao Biền.
http://blog.360.yahoo.com/blog-YpTF0381frb0XEmsnmMtZy0QfvWyPQ--?cq=1&p=1031Như số báo trước đã kể, thầy từ phủ Phạm Văn Mão sau khi lập đàn tràng đã hóa giải được trận đồ bát quái công trình kè sông Tô Lịch, đoạn qua đền Quán Đôi, nhưng đổi lại gia đình tôi và cả anh em tôi sẽ bị trận đại nạn mất tất cả. Đúng như vậy, ngay sau đó công việc trên đoạn sông này bỗng nhiên thuận lợi, chẳng mấy chốc tôi đã làm xong khoảng 150m chiều dài kè sông. Đến lúc xảy ra sự kiện anh Tuấn bị người âm đuổi theo, trả lại cái bát hoa cúc xuống lòng sông. Bố để tôi ở quê là một người đàn ông trẻ khỏe hơn tuổi 70 của mình, ông vẫn làm việc và lao động như mọi tráng niên. Sau khi anh Tuấn trả cái bát về lòng sông đúng 3 hôm, ngày 27/7/2002, bố tôi đi chơi về đang ngồi uống nước ở nhà đột nhiên đứt mạch máu não và chết ngay sau 6 tiếng đồng hồ cấp cứu. Đây là mất mát lớn nhất của cuộc đời tôi. Biết là mọi sự nguy hiểm đang rình rập, ngay sau khi đám hiếu bố tôi kết thúc, tôi ra ngay công trình, đào toàn bộ 8 hài cốt moi từ dưới sông đang chôn tạm dọc bờ sông lên, rửa ráy sạch sẽ, xếp vào tiểu đẹp và làm lễ trọng, đưa toàn bộ lên nghĩa trang Bát Bạt an táng, cho mát mẻ vong linh người chết. Trong đau khổ và mất mát cha, trước đàn lễ tôi vừa khóc vừa khấn rất to nhiều người nghe thấy: “Tín chủ xin các vong hồn tha thứ cho sự xúc phạm vào nơi yên nghỉ của các vong, nhưng tín chủ cũng chỉ là người làm thuê, thừa lệnh cấp trên mà làm, nay con đã sức cùng, lực kiệt, người thì chết, người thì ốm, tiền thì hết, nếu các vong có bắt tội thì bắt tội ông Nguyễn Quang Hưng, Giám đốc công ty VIC và ông Nguyễn Trọng Doanh, Giám đốc dự án. Xin các vong nhẹ đỡ trừng phạt con”. Tôi cũng nói thêm, trong suốt thời gian xảy ra chuyện ở đoạn sông Tô Lịch này, hai ông Hưng và Doanh lúc nào cũng tỏ vẻ không tin và không hề có sự hỗ trợ nào, thậm chí còn nhạo báng và gây thêm khó khăn cho công việc thi công của tôi.
Và cũng thật đáng sợ, chỉ 2 ngày sau khi tôi an táng toàn bộ 8 bộ hài cốt ở nghĩa trang Bát Bạt, trong chuyến công tác ở Quảng Binh xe ô tô chở ông Nguyễn Quang Hưng cùng một số cán bộ công ty đã bị tai nạ. Chiếc xe Toyota bị phá hủy hoàn toàn, Ông Nguyễn Quang Hưng bị chấn thương nặng, gãy 3 chiếc xương sườn nhiều cán bộ cũng bị vạ lây. Vẫn chưa hết sau đó khoảng 1 tháng, văn phòng ban quản lý do ông Nguyễn Trọng Doanh trực tiếp phụ trách đặt tại Yên Sở, Hà nội bỗng bốc cháy dữ dội. Ngôi nhà 2 tầng đặt văn phòng dự án và văn phòng một số công ty tham gia thi công dự án bị thiêu rụi hoàn toàn.
Sau khi làm xong 150m trên chiều dài360m tôi nhận thi công, do các sự việc nghê gớm xảy ra và cũng do sức cùng lực kiệt, tiền vốn không còn, tôi xin thanh lý hợp đồng. Lạnh lùng không có chút nhân đạo, không thương xót, Công ty VIC thanh lý hợp đồng mà không hỗ trợ lấy một xu nhỏ. Tôi bị lỗ 500 triệu đồng vì công trình này. Quay trở về Nghệ An tôi đi cầu khấn ở mọi nơi, nơi nào cũng báo cho tôi biết tôi đang bị nạn.
Cũng nói thêm, khi thi công công trình ngoài số cổ vật moi ở trong trận đồ bát quái tôi đã nộp cho Bảo tàng Hà nội, các công nhân có moi được lên nhiều bát đĩa, cốc chén cổ. Tôi có giữ lại mấy cái lành lặn. Trong đó có một chiếc tước màu đen mà nói như GS Trần Quốc Vượng, đó là một đồ cổ rất quý hiếm. Khi về đến Nghệ An, do hết tiền, tôi định bán chiếc tước đó. Khách mua từ Hà nội vào, sau một ngày trả giá đã thỏa thuận mua chiếc tước ấy với giá 10.000USD. Thỏa thuận xong, khách quay lai khách san lấy tiền để trả tôi, trong lúc đó chiếc tước vẫn để trên mặt bàn. Khách mang tiền đến, chưa kịp đếm tiền thì thật là kinh hãi, chiếc tước không ai đụng tay vào tự nhiên vỡ đôi, rồi vỡ vụn. Khách co giò bỏ chạy. Ngay sau đó tôi cũng sợ hãi quá, mang nốt mấy cái đồ cổ còn lại ra Hà nội gặp GS Trần Quốc Vượng và cho hết ông. GS Trần Quốc Vượng lúc đó vừa mới lấy vợ mới, đang rất vui vẻ, ông cứ cười tôi về sự yếu bóng vía. Ông giải thích cho tôi là đồ ngâm lâu dưới nước khi đưa ra ngoài không khí nước bốc hơi làm cho gốm bở ra rất dễ vỡ, nhấc lên nhấc xuống nhiều nó sẽ tự nứt vỡ. Chuyện cái tước không có gì liên quan đến tâm linh. Tôi thì quá sợ nên không giám giữ một món đồ nào nữa. Tôi không ngờ đó là lần gặp gỡ cuối cùng của tôi với GS Trần Quốc Vượng, vì chỉ ít lâu sau ông mất đột ngột. Trong thâm tâm tôi có cảm giác mấy món đồ cổ từ trận đồ trấn yểm đã làm hại ông. Tôi cũng nhớ ông xó xin mấy món đồ.
Từ đó đã 4 năm qua. Tôi từ một tỷ phú trước khi làm công trình kè sông đã trở nên một kẻ tay trắng, phải phiêu dạt lên biên cương, sang cả Lào để kiếm ăn. Có lúc tưởng như không còn mái nhà, không còn gia đình để về. Ông anh trai thứ hai của tôi, người tham gia công trình cùng tôi, gặp những sự trớ trêu, cay đắng trong hạnh phúc gia đình đến mức đôi lúc ông đã có những ý định tiêu cực. Đến năm 2006 vừa qua, ông ấy gây tai nạn giao thông làm chết người và vướng vào vòng lao lý. Ông anh thứ ba, người đã cho tôi vay tiền để làm kè sông Tô Lịch cũng là người làm ăn phát tài, sau đó gặp nhiều sự rủi ro, phá sản toàn bộ. Cô em gái út của tôi là Nguyễn Thị Bích Hợp công tác tại Sài Gòn thì đang vướng phải một sự oan khuất. Chỉ vì lòng tận tâm tận lực với công ty PJICO mà đang phải ra tòa và lúc tôi viết những dòng này, tòa đã tuyên tạm hoãn xử lần thứ 2. Lạ nhất cô em gái tôi đi xem lễ nhiều nơi, các thầy đều nói hạn của em tôi bẵt đầu từ đại hạn của gia đình tôi từ năm Tân Tỵ 2001 là năm tôi phạm phải trận đồ trấn yểm Đại La trên sông Tô Lịch.
Còn nhiều chuyện nhỏ nữa cũng đều đáng sợ, nhưng nếu kể nữa e rằng chỉ làm bạn đọc bận tâm. Tôi xin dừng bài viết ở đây. Cũng có thể toàn bộ chuyện này chỉ là ngẫu nhiên mà rơi xuống số phận tôi, hoàn toàn không có yếu tố tâm linh, chỉ biết rằng theo GS Trần Quốc Vượng địa điểm mà tôi thi công là điểm giao hòa của 3 con sông cổ: Sông Tô Lịch, sông Thiên Phú và sông Nhuệ. Do vậy, cấu tạo địa chất rất phức tạp và hình thành những vực sâu và rồi những vực sâu cũng được bồi lấp bởi mọi thứ đã từng trôi nổi trên ba dòng chảy của con sông chính, vì vậy việc thi công rất khó khăn. Nhưng cũng có thầy địa lý đã nói: đây là điểm giao và là một huyệt phong thủy rất quan trọng. Vì vậy, một thế lực nào đó đã lập trận đồ trấn yểm để huyệt này không phát được. Mọi việc tôi không biết rõ, nhưng chuyện của và gia đình thì quá đau khổ. Tôi cầu mong mọi sự chia sẽ cảu bạn đọc.
Theo báo Bảo vệ Pháp luật.
Cao Biền tính toán sai nên trấn yểm thiếu sót, tới khi Pháp lấp bớt sông đi thì góp phần bế khí thêm, chứ không phải là phá trận, cho nên chẳng có gì xảy ra cả.Bây h VN kè có 1 đoạn mà thánh vật lên vật xuống. Ko biết hồi Pháp nó lấp sông, bao nhiêu mạng cho vừa nhở.=))
Nếu trấn yểm chỉ đơn giản là cắm 8 cái cọc theo hình bát quái thì còn ai phải học Phong Thủy làm chi ạ ^^phá rồi hay chưa nhỉ.
7 cái cọc ý, cái cuối cùng ở đâu. mình nhớ bát quái phải là hình bát giác đều chứ nhỉ. 8 cung, ở giữa là cái hình xoáy âm dương.
Lợi hại thế nào thì các chuyên gia cũng còn chưa biết, bọn mình đánh giá sao nổiNói tóm lại là bây h cái chấn yểm đấy nó bị phá rồi đúng ko Thế thì sau này hậu quả lợi hay hại
Bát quái tiên thiên hay hậu thiên thì cũng là 8 cạnh, không thì sao gọi là "bát quái" nữa :-?Ko cứ Bát quái là 8 cạnh, Bát quái còn có 2 loại Bát quái cơ mà.:-j