Thánh vật ở sông Tô... :-s

Sử sách đã chứng minh được một phần của Kinh Dịch xuất phát từ Đại Việt. Càng không thế nói trí tuệ hay sự uyên thâm của người Đại Việt bấy giờ là không làm được trận đồ.
Dạ theo em thì cái kia là chưa chứng minh đc. Và giả sử chứng minh đc thì cái quyển sách đấy cũng ko thể là do một mẩu ở Tàu, một mẩu ở Ta ghép lại đc. Hệ thống 64 quẻ là một hệ thống hoàn chỉnh và hoàn thiện.
Giả sử cả cái quyển sách kia là của ng` Việt đi chăng nữa, nếu có người giỏi hơn bác Cao đi chăng nữa, thế sao sử sách ko ghi lại.:-/

Còn chị thì nghĩ thế này về trận đồ "An bang định quốc":
- Trận đồ này vốn là để mang lại yên lành cho người dân Đại Việt và giúp nước Đại Việt phát triển. Thời Cao Biền làm tiết độ sứ ở Việt Nam, không thể nói là dùng Giao Châu (tên gọi của VN bấy giờ) để làm bàn đạp làm phản do trước khi làm phản Cao Biền đã đi làm tiết độ sứ ở Tứ Xuyên (Trung Quốc).
-> Chẳng dại gì bày ra một trận đồ có lợi cho địch.
Dạ em vẫn chưa dám nói mục đích của cái trận đồ này là gì mà, mà thời Cao Biền đã biết Đại Việt là gì đâu.:)) Tóm lại là cái trận chỉ để trấn long mạch là cùng. Chả ai dùng mấy cái cọc, cắm ở 1 đoạn sông mà làm cho đất nước hùng mạnh đc.:)) Nhất là VN, bây h đừng ai bảo là hùng mạnh hơn bọn Tàu.:-j
- Sở dĩ chị nhắc đến thuyền bè là: Em cũng biết đấy, ai cũng bảo con sông Tô Lịch này có long mạch của thành Đại La. Việc bày trận đồ dù tốt hay xấu cũng chỉ vì cái long mạch. Như vậy chuyện trận chồng chất lên trận là tất yếu chưa kể đến bùa ngải được thả xuống rất nhiều.
Một trận đồ ko chỉ đơn giản là những cái cọc đâu em ạ. Khi em đi vào vùng của một trận đồ nào đấy, vì một lý do (em thả một bùa ngải gì đó, nhiều thuyền phù thủy giả danh thuyền buôn làm trò này lắm) em làm tác động lên trận đồ, có nghĩa là âm binh của trận đồ đó hoàn toàn có thể tấn công em, dù em chẳng nhổ cái cọc nào, chẳng động vào thứ gì hữu hình của trận.
Thì có thể vào một ngày đẹp trời, có cái thuyền xấu số đi qua đoạn này, chả may có thằng ném đá hay nó vạch quần nó..... Bỗng nhiên mây mù kéo đến rồi.....8-X: Chuyện này hình như ở đất kinh kỳ nghe hơi nhàm tai rồi.;)) Chưa biết vì sao, chỉ biết là ở giữa đất đồng bằng, nhất là kinh kỳ văn vật, nguyên khí dồi dào, chả có đám âm binh nào dễ dàng sinh sự cả.:-j
- Tính chất tốt đẹp nhất của trận đồ "An bang định quốc" theo chị thì thế này: Sở dĩ nó ko động đến người Việt Nam là vì nó không có âm binh và chỉ tác động đến người nào cố tình phá trận. Việc vì sao nó ko có âm binh thì đã có người giải thích là do bản tính của người bày trận đồ ( là một vị cao tăng ) cũng như đây là trận mang ý nghĩa quốc gia, tránh tà khí. Rõ ràng, người Việt chẳng ai phá đi cái trấn yểm giúp nước mình. Những người cố tình phá trận khi thì sẽ bị nhốt và không thoát được trận, phải ở lại trận để giữ trận.
Không phải trận nào cũng giống trận nào, riêng trận đồ "An bang định quốc" này vào lúc cuối có lẽ đã được thay đổi để trận trở nên uyển chuyển và linh hoạt hơn, không hẳn còn là "định" như trước nữa.
Thế giới tâm linh có nhiều điều không thể giải thích hết được, ngay việc bày trận đồ có thật hay không cũng chưa ai dám chắc và nó giải thích cũng ko phải là thấu đáo mọi vấn đề.
Vẫn phải nhắc lại là trận đồ này ko có chức năng CA phường là 1, bộ đội biên phòng là 2.;))
Hình như càng bàn, các ông trên mạng càng lái nó đi tận đâu đâu, lôi tuốt tuồn tuột đủ các thứ Tây Tàu về phong thủy mà gán vào đây.:-<
Em chỉ nghĩ đơn giản, chỗ này là cái ghim ghim con rồng lại cho nó khỏi cựa thôi. Nó ko cho thằng nào vào phá cái ghim đấy ra, chứ chả liên quan quái gì đến quốc gia đại sự cả. Vì đơn giản, trận đồ khơi được nguyên khí quốc gia lên thì ko đâu lại ém âm binh hại người cả, mà hình như em cũng chưa nghe thấy cái kiểu đấy bao h.:-/
 
- Tính chất tốt đẹp nhất của trận đồ "An bang định quốc" theo chị thì thế này: Sở dĩ nó ko động đến người Việt Nam là vì nó không có âm binh và chỉ tác động đến người nào cố tình phá trận. Việc vì sao nó ko có âm binh thì đã có người giải thích là do bản tính của người bày trận đồ ( là một vị cao tăng ) cũng như đây là trận mang ý nghĩa quốc gia, tránh tà khí. Rõ ràng, người Việt chẳng ai phá đi cái trấn yểm giúp nước mình. Những người cố tình phá trận khi thì sẽ bị nhốt và không thoát được trận, phải ở lại trận để giữ trận.
Không phải trận nào cũng giống trận nào, riêng trận đồ "An bang định quốc" này vào lúc cuối có lẽ đã được thay đổi để trận trở nên uyển chuyển và linh hoạt hơn, không hẳn còn là "định" như trước nữa.
Thế giới tâm linh có nhiều điều không thể giải thích hết được, ngay việc bày trận đồ có thật hay không cũng chưa ai dám chắc và nó giải thích cũng ko phải là thấu đáo mọi vấn đề.

Em cũng chỉ biết chút ít về Phong thủy chứ không rành lắm nhưng theo ý kiến của riêng em thì thế này .
Như chị nói, người bày trận đồ là 1 cao tăng thời Lý với ý đồ "An bang định quốc" vì dân tộc.
Nhưng em cho rằng không phải vì đơn giản là chả có vị cao tăng nào dùng trận trấn yếm được tế bằng "cốt" (xương ) cả hơn nữa đây có thể là di cốt của người bị chôn sống và tế.Ngoài ra còn xương động vật nên loại bỏ luôn giả thiết các vị tăng ra đấy "tự hóa" để hy sinh yểm trận.
Đạo phật vốn đề cao "chúng sinh bình đẳng" , "Từ Bi Hỷ Xả" cao tăng muốn đắc đạo thì phải biết "phổ độ chúng sinh" thế nên dù có là vì dân vì nước các vị cao tăng cũng không bao giờ yểm bùa bằng xương cốt người cả.(thêm cả xương động vật nữa,đạo phật không bao giờ tế bằng động vật, điều này đi ngược lại triết lý "chúng sinh bình đẳng" ).

THế nên nếu nói là thời Lý dùng để an Bang định Quốc là sai ( nếu yểm bởi các vua lý chắc chắn sẽ dùng các vị cao tăng để giúp trấn yểm vì Đạo Phật ở nước ta đạt đến "cực thịnh" ở thời Lý ) .Hơn nữa chả bao lâu sau đấy nhà Lý bị diệt vong thay bởi Nhà Trần ? Liệu Có "AN BANG ĐỊNH QUỐC "?

Thêm vào nữa là đạo Phật không bao giờ "ân oán báo thù" đâu ạ thế nên không có chuyện các vị cao tăng bày ra trận đồ ai động vào phá trận sẽ bị quả báo đâu :) vì đạo Phật đề cao sự thuận theo tự nhiên nên chả cao tăng nào yểm bùa vào để hại kẻ nào phá hoại ( theo như họ thì ai tự làm sẽ khắc tự diệt không bao giờ họ ra tay làm vậy , kể cả nếu có người cầm dao đâm họ thì họ cũng chấp nhận để phổ độ chứ không bao giờ yểm bùa để hại kẻ phá trận :) )

P.s: Thêm nữa theo phong thủy thì đất đai cũng như con người nếu muốn phong tỏa thì không chỉ dựa vào việc trấn bế một huyệt mà chặn lại được vì trên cơ thể chia ra vô vàn đường kinh khác nhau nối giữa các huyệt.Trừ khi bế vào Long Huyệt thì mới có thể chặn toàn bộ sinh khí .( giống kiểu người ta đánh vào tử huyệt cái là về chầu diêm vương luôn ý ^^ ).Nhưng có lẽ khúc sông Tô đấy không phải là Long Huyệt đâu ạ :) ( bằng chứng là sông Tô ngày càng teo tóp :| mà Long Huyệt là nơi tập trung khí rất mạnh nên không thể có chuyện làm cho nước(thủy) xung quanh bị khô kiệt như thế vì sinh khí thường dựa vào nước để vận chuyển như là mạch máu vậy, mạch máu ở gần tim có bao giờ bị teo sớm thế đâu cơ chứ :| )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
tivi fải nói ắt đi chứ chả nhẽ công nhận để nhân dân mê tín làm loạn ah /mà ko hiểu cái ông giáo sư nói trên tivi fủ định chuyện này thì sẽ thế nào nhờ ,bi giờ có tin ông ý bị gì thì tha hồ có chuyện hay để nói
 
nói chung , năm nay(thực ra là cả từ cuối năm ngoái)là năm của duy tâm - thấy báo chí toàn những là ngoại cảm với cả thánh vật, rất chi là hoang mang...:D
 
@ Hưng: EM nên đọc lại những bài viết của chị. Chị chưa bao giờ nói rằng vị cao tăng này bày trận dùng xương cốt hoặc máu tươi, và càng không thể dùng âm binh để giữ trận. Âm binh xuất hiện bởi những trận khác chồng chất lên trận đồ này chứ không phải là do trận đồ "An bang định quốc".
Thêm nữa chuyện An bang định quốc này em hiểu sai ý nó rồi. Không phải trận đồ này bày ra để phò nhà Lý, mà là để trợ giúp đất nước Đại Việt không bị diệt vong.
Trận đồ này chỉ phản ứng lại với những kẻ cố tình phá hoại nó thôi. Bất kỳ trận đồ nào cũng phải có cách để bảo vệ nó chứ, nếu lôi lý do là một vị cao tăng bày trận để nói rằng trận đồ này hoàn toàn vô hại dù mình có làm gì nó đi nữa thì hoàn toàn sai lầm. Chỉ khác rằng trận đồ này sẽ phản ứng như thế nào thôi.
@ Lộc: Em nghĩ thế giới tâm linh của Việt Nam chỉ đến thế thôi à :)) Chị thấy nó có nhiều cái cao siêu hơn em tưởng đấy!
 
Hic! Tâm linh VN có đủ trình gì đi chăng nữa thì cũng vẫn phải thua Tàu thôi.
Đấy, sân Mỹ Đình đấy, Tàu xây lởm ko chịu đc rồi, nó lại còn trấn bùa, VN cứ đá là thua thôi.:))
Càng bàn càng thấy mình hơi duy tâm.[-o<
 
cũng thấy là tâm linh Tàu kinh khủng, nhưng mà nhóc Lộc cũng ko nên ...coi thường tâm linh mình thế...suỵt!nói be bé cái mồm thôi...môn Văn đã lên chưa?:D
 
thôi hết cho em nhờ =)) tổ sư =))
báo chí phủ định việc Thích Viên Thành ghé qua cái trận đồ này rồi :-j vậy lấy chó j` khẳng định việc này có thật /:) truyện kể ra cũng chỉ là từ mồm lão Cường solo từ đầu đến đít :-w bao nhiêu cái An Bang đinh quốc với cả trấn Long mạch ... blah blah toàn là từ mõm mấy thằng nghe hơi nồi chõ hết ...
thật sự chưa ai nói vị trí chính xác của bãi cọc cả :| nếu ở giữa lòng sông thì phi lí vì sông Tô với nồng độ hoá chất độc hại + vi sinh như thế thì chả có cọc nào ko mục ... còn nếu nằm trên bờ thì chả liên quan đến kè cống j` cả :| ... mấy cái xác thì vứt vào trong hũ lên bắc bạt rồi ... chả ai biết đóng đinh bả vai thế nào cả :| ... mà hình như chưa ai thử xác định niên đại của cọc đúng ko :-? nếu thế thì ai biết đc cọc đấy đóng vào thời gian nào /:) trình bày An Bang định quốc hay Cao Biền trấn yểm đều là nói ko căn cứ :-w

theo quan điểm của anh/em/tớ thì lão Cường nuốt hết tiền đâu tư rồi ... chia chác bét nhè rồi ... mấy thằng công nhân lội nước sông Tô ăn limit nước cứt và vi trùng vào người rồi lăn ra ốm ... bố thằng nào đi nhậu trúng gió méo mồm >>> đổ hết cho bãi cọc trấn yểm ... thế là hết trò :| còn gia sản lão Cường có lụn bại hay ko thì chúa mới biết ... đốt hết tiền vào lô đề bóng bánh thì chả lụn :|
 
Chuyện "Thánh vật...": Những chuyện ông Cường kể là bịa đến 90%
Thứ Ba, 24/04/2007, 10:13 GMT+7



"Tôi rất lấy làm lạ là ai đó đã “phát động” nên chuyện này. Tôi tưởng rằng mọi chuyện hồi đó đã dừng lại từ lâu, và người ta đã xây dựng kè sạch đẹp cho người dân đi dạo, nào ngờ lại “thành chuyện” như hôm nay". - PGS.TS Đỗ Văn Ninh (Viện Sử học) nói.

Ngay từ ngày đó, tôi đã nói rằng tôi không tin có trấn yểm. Vì việc trấn yểm đã lụi tắt từ trước CN rồi. Trong sử sách từ Lý - Trần và mãi sau này có thấy ai viết về trấn yểm.

Thời xưa người ta chỉ trấn yểm ma tà bằng những loài động vật như rắn, ngựa, bò, trâu… chứ có trấn yểm bằng người đâu. Ông Nguyễn Hùng Cường nói có thấy hình bát giác. Theo tôi hiểu là ông ta định nói tới trận đồ bát quái tại khúc sông này.

Nhưng xin thưa, ngày đó, tôi đếm thì chưa đến 8 cột gỗ do máy xúc lấy lên từ sông (tôi nghi ngờ là mấy cột gỗ này được đóng xuống để kè sông). Cột gỗ dài nhất cũng chỉ vài mét.

Hơn nữa, hôm đó các nhà khảo cổ có ai dám lội xuống sông Tô Lịch đen ngầu để kiểm tra xem có phải là bát quái không.

Chỗ khác, ông Cường lại nói là phát hiện được 8 bộ di cốt người. Khi chúng tôi đến đã đem đi chôn rồi. Vậy thì dựa vào đâu để ông Cường xác định là 8 bộ di cốt.

Ngành khảo cổ chúng tôi muốn nhận định đấy đúng là một bộ di cốt người, nam hay nữ thì còn phải nghiên cứu chán, các nhà nhân chủng học phải đối chiếu, so sánh nghiên cứu mới đưa ra được kết luận. Còn nữa, dựa vào đâu để xác định niên đại là sáu, bảy trăm năm.

Xác định niên đại đâu phải dễ, dựa vào hiện vật chỉ là một phần còn phải kiểm tra đủ thứ nữa mới có kết quả chứ. Cho nên nói vậy là thiếu căn cứ.

Còn nhớ ngày đó, tôi và TS Vũ Quốc Hiền đi khảo sát một vài điểm xung quanh, khi phát hiện ra chỗ này thì tôi cùng TS Hiền đi khảo sát một vài điểm gần đó và đã phát hiện một ngôi mộ.

Không phải là nhận định nữa, cách đây vài chục năm, bờ bên này của sông Tô Lịch rộng lắm, cây cối xum xuê nên người ta thường tổ chức chôn cất người thân sau khi mất.

Sau này có kế hoạch mở rộng nên nhiều ngôi mộ phải bốc đi nơi khác. Từ thực tế đó cộng với lịch sử ghi nhận sự đổi dòng của dòng sông Tô và khi mùa lũ về nên rất có nhiều khả năng là không ít ngôi mộ ở trên bờ bị sạt lở xuống sông.

Cũng vì thế, những di cốt người phát hiện ở chỗ đấy là do sạt lở ở trên bờ mà thôi. Nói tóm lại, những chuyện anh Cường kể là bịa đến 90%.

GS.TS Đỗ Quang Hưng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam):

Nói đến vấn đề tâm linh phải khách quan

Chuyện tâm linh hay một niềm tin đặc biệt nào đó nó luôn biến đổi và ngày càng phức tạp. Nhưng dù gì đi chăng nữa thì chúng ta cũng phải nên tôn trọng nó.

Tôi đồng tình với quan điểm của nhà sử học Dương Trung Quốc, rằng trong đời sống tâm linh có những mặt tích cực của nó để góp phần cho xã hội ngày càng tốt hơn.

Thế giới tâm linh từ Á sang Âu đang trở thành vấn đề của nhân loại, có liên quan mật thiết, gần gũi với đời sống tôn giáo. Trong cái thế giới ấy, có những điều có thể thấy ngay, nhận thức ngay được nhưng cũng có những điều cần phải tiếp tục nghiên cứu.

Tôi lấy thí dụ, người ta bảo có hồn, nhưng người khác lại bảo không có. Cho nên nghiên cứu về đời sống tâm linh thực sự rất khó. Vì vậy, cũng phải ghi nhận những tình tiết đó để xem xét, nghiên cứu, nhất là ở khúc sông Tô Lịch đó có liên quan đến không gian, văn hóa lịch sử Hoàng thành Thăng Long.

Hiện nay đời sống tâm linh phong phú đang quay trở lại. Một số cũng tin vào điều đó nhưng cũng có không ít người không tin. Vấn đề nằm ở chỗ phải tiếp tục nghiên cứu.

Nhưng trong khi giới khoa học chưa thể khẳng định, kết luận chuyện đó là A hay là B thì không nên phản ánh như thế. Bản thân tâm linh là cái hộp đen mà người ta đang nghiên cứu.

Anh phản ánh, tuyên truyền điều gì liên quan đến tâm linh thì phải hết sức khách quan và cần tôn trọng nó. Anh có thể chia sẻ những trải nghiệm cá nhân chứ không thể đưa ra kết luận để mà dấy lên điều gì đó. Như thế là không được.

Trong đời sống tâm linh có mối quan hệ với môi trường xã hội dân sự. Khi những thông tin về tâm linh chưa được nghiên cứu, kiểm chứng mà vội tuyên truyền thì ngay lập tức ảnh hưởng đến môi trường xã hội.

Tôi lấy ví dụ, bây giờ giả sử UBND thành phố cho nạo vét lòng sông để tăng lưu lượng dòng chảy, làm cho nước sạch hơn thì cũng sẽ bị thánh vật và không làm nữa hay sao? Và khi thông tin chưa được kiểm chứng mà bị lan truyền rộng thì trở thành thứ siêu hình.

Cuộc sống là một dòng chảy liên tục trong đó có cả xã hội dân sự và đời sống tâm linh. Nhưng trong cuộc sống đó không thể đề cao yếu tố nào hơn yếu tố nào mà cần phải có sự hài hòa.




Hết cãi nhau nhá :D
 
Thánh vật hay... "người vật"?
Thứ Ba, 24/04/2007, 00:42 GMT+7



Sau loạt bài viết đăng tải trên một tờ báo về chuyện “Thánh vật” trên sông Tô Lịch, sáng 22/4 chúng tôi đã quay lại khúc sông này, nơi mà rất nhiều chuyện kì bí đã được phát hiện trước đây. Du khách thập phương cứ nườm nượp kéo về chật cả đền Quán Đôi, ngổn ngang xe cộ vì tò mò là chính.

Hàng ngàn lượt người hiếu kỳ đổ xô về nơi “Thánh vật”

Ngay từ đầu Cầu Giấy, đoạn lên Đường Bưởi để đến Đền Quán Đôi, chúng tôi hỏi đường một anh xe ôm đang gà gật... Anh ta bật dậy hồ hởi: “Ôi giời lại đến chỗ “Thánh vật” chứ gì? Mấy hôm nay có lắm người hỏi đường đến đây thế cơ chứ. Cứ đến gần cuối đường Bưởi, hỏi chỗ “Thánh vật” hoặc đền Quán Đôi ở đâu, đảm bảo ai cũng biết”.


Người lớn và trẻ con tụ tập xem khúc sông "kỳ bí" (Ảnh chụp chiều 22/4)

Đền Quán Đôi nằm ngay trước khúc sông mà người ta đồn có “Thánh vật”. Con đường vốn đã hẹp vì những đống vật liệu dân đổ ra đường chuẩn bị xây nhà, giờ càng hẹp và chật chội hơn bởi lúc nào cũng tấp nập từng đoàn, từng đoàn người lũ lượt ghé qua. Người tan việc ở công sở, học sinh rồi sinh viên tan học cũng tranh thủ vòng tới xem hư thực ra sao. Họ dựng xe, tụ tập cả lên bờ sông chỉ trỏ đoạn nào là đoạn chiếc xe ủi đã đâm sầm xuống sông. Những người lo việc dầu đèn cho đền luôn phải nhảy ra đường quát nạt để tránh ùn tắc trước cửa đền.

Hoang mang về chuyện “Thánh vật ở sông Tô Lịch”

Dưới gốc cây đa sum suê rễ và chi chít những nắm hương mới được người đi lễ cắm lên, một thanh niên dáng đi khòm khòm được mọi người đứng xung quanh giới thiệu là được “thánh nhập vào” niềm nở tiếp chuyện chúng tôi. Đấy là một thanh niên có hình thức bên ngoài khá đặc biệt.

Trên tai trái anh ta đeo hai chiếc khuyên con con, hai tay đeo 5 chiếc nhẫn bạc và các sợi dây loằng ngoằng rườm rà. Giọng anh ngọng líu ngọng lô, phải chú tâm lắm mới nghe rõ. Người thanh niên này tự nhận mình là võ sư đang dạy cho một lò võ tại Hà Nội. Trong giới võ vẫn gọi anh là Côn Thừa Khúc. Còn tên Trung Quốc của anh là Thành Long (?!).

Anh cho biết, từ trước đến nay khách đến đền chỉ thi thoảng mấy chục người. Không hiểu mấy bài báo vừa rồi viết kiểu gì mà giờ khách đến thăm cứ tăng vùn vụt, khiến đội phục vụ nhang đèn chạy hết cả hơi. Có hôm, một đoàn toàn ô tô cả chục chiếc rồng rắn tới vãn cảnh đền. Phần lớn là khách ở nơi khác đến.


Những bãi gửi xe dã chiến dựng lên phục vụ khách đến xem "Thánh vật" (Ảnh chụp chiều 22/4)
Tại cuốn sổ ghi công đức những người đến thăm đền, ngoài các khách từ các quận xa như Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Long Biên... chúng tôi còn thấy rất nhiều người công đức từ các tỉnh xa như Thái Nguyên, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây...

Chị Giang Thị Huyền (thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Tây) cho biết, con gái chị đang học ĐH Thương mại ở Hà Nội, trong một lần về thăm nhà và có mang theo một bài báo photo cho gia đình xem. Mặc dù bán tín bán nghi nhưng xem xong, chị lại tiếp tục photo và phát cho các gia đình quanh xóm đọc cho biết.

Như một hiệu ứng dây chuyền, ngày hôm sau, các hàng photo của thị trấn đã bán đầy các bản photo bài báo với giá 2 nghìn đồng/tập chỉ có 3 tờ. Chị Giang Thị Thuý, họ hàng với chị Huyền cho hay, đọc được bài báo photo từ chị Huyền. Và hệ quả là hôm nay cả một nhóm 5 anh chị em xe máy đèo nhau từ Hà Tây về Hà Nội xem chỗ “Thánh vật” thực hư ra sao.

Một thanh niên đi chiếc xe Nouvo có biển số Vĩnh Phúc, sau khi đã xì xụp khấn vái đến trắng cả đầu gối cho chúng tôi hay, trong chuyến về Hà Nội công tác, tình cờ đứa em họ đưa cho xem tờ báo nên hôm nay nhân ngày nghỉ, anh quyết tâm đến đây trước là thắp hương cầu may nhưng chủ yếu là do tò mò quá.

Một số người ở quán nước cách khu vực đền khoảng ba bốn chục mét, đều bảo từ trước đến nay họ chỉ ra thắp hương đền vào ngày rằm và mùng một một cách hết sức thành tâm. Nhiều người còn tỏ ý nghi ngờ, tại sao những người có liên quan đều “ra đi” vì “Thánh vật” nhưng bản thân người thực hiện nó (anh Cường - PV) thì không sao cả?


Sạp bán vàng hương "kiêm" bài viết phô tô về "Thánh vật" ngay cạnh đền Quán Đôi (Ảnh chụp chiều 22/4)
Quanh khu vực đền, nhiều quán bán hương hoa đã photo cả các bài báo có cái tít to tướng “Thánh vật sông ở Tô Lịch” chăng ra trước cửa hàng. Hầu như tất cả các hàng ngoài việc bán hương hoa còn kèm theo cả việc bán các tập pho to có bài “Thánh vật”.

Người bán hoa quả bên tay phải đền cho hay, đến 3h chiều 22/4, chị đã bán hết hơn 20 nghìn bản photo về bài “Hiện tượng trấn yểm (nhưng trong tài liệu lại sai chính tả là “Chấn yếm”) trên sông Tô Lịch”. “Tôi không còn đủ sức mà chạy đi photo nữa chứ photo bao nhiêu là hết bấy nhiêu” - chị nói.

Tập tài liệu có giá 5 nghìn đồng mà chị này bày bán không rõ nguồn gốc từ đâu ra, trong đấy chỉ ghi là tác giả đưa ý kiến ra cho các thành viên trên một diễn đàn trên Internet mạn đàm. Tập tài liệu sai chính tả nhoe nhoét, lỗi nhiều như trấu nhưng tiện đà “ăn theo” cơn sốt, nhiều người đã photo lại để bày bán.

Quay lại câu chuyện với người thanh niên “nửa tỉnh nửa mơ”, anh bảo hồi bé tí mình đã từng ngủ ở đền này: “Các cụ” (ý nói người âm - PV) dựng tôi dậy rồi bảo, con về nhà đi, đừng ngủ ở đây mà lạnh. Thế là tôi về nhà. Và từ bấy đến nay, tôi chuyên đến đây lễ lạt, hầu hạ hương khói cho các cụ(?).

“Thấy tôi lấy máy ghi âm và hí hoáy viết lách, anh khoát tay: “Cô đừng ghi tôi, Thánh vật chết đấy. Khôn thì cô vái thánh, nếu không “Thánh vật” thì đừng trách. Tôi chỉ là hạng “xách ca táp” cho các cụ thôi. Nếu muốn, cô cứ hỏi cụ Ch. ở trong đền ý, cụ giỏi lắm, nhất là giải hạn bấm số. Nếu muốn gặp cụ Ch., cô cứ gặp qua một người nữa (mà khi cần anh mới cho tôi biết tên), người đó sẽ lo mọi việc trước rồi dẫn cô đến gặp cụ Ch. để bàn rõ mọi việc. Cô hiểu ý tôi chứ?”



Lại còn thế này nữa chứ =))
 
Thế thì nếu chả có thánh đi chăng nữa, cũng có người vật lão này.:))
Nhưng mà bịa thì cũng đâu đến nỗi tởm thế.:-&
 
Mọi người báng bổ vừa thôi không "Thánh vật" chít :p
Bùn cười mỗi anh Thành Long bưng ca táp =)) không hiểu sao vẫn có đứa đến đấy tin anh Côn Thừa Khúc =))

Bây giờ mà sếp Hà nhỡ chân đá phải dây điện máy chủ HAO là tội lỗi đổ cả vào topic này đấy nhé, ai bảo mọi người báng bổ , thánh xuống vật máy chủ bây giờ 8-|
 
Hình như mọi chuyện đi càng ngày càng xa thì phải.=))
 
Nguồn: Báo điện tử VnExpress http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/04/3B9F55F9/

'Nếu có chuyện Thánh vật, tôi đã chịu đầu tiên'

Trao đổi với VnExpress, chuyên gia khảo cổ, PGS. TS Nguyễn Lân Cường, cho rằng, không thể có chuyện trấn yểm tại đây, vì mục đích yểm để bảo vệ, chứ không phải làm chết người.
> Nhiễu loạn quanh con sông Tô lịch
> Thông tin 'Thánh vật' xôn xao dư luận

- Là một chuyên gia khảo cổ, ông nghĩ sao trước những thông tin huyền bí về sông Tô Lịch?

- Không thể có chuyện Thánh vật người. Tôi đã làm nghề đào mộ 43 năm, khai quật 3 xác ướp và 800 ngôi mộ cổ mà không có vấn đề gì. Những người làm cùng tôi nhiều năm qua cũng khỏe cả. Nếu người bị Thánh vật thì tôi có thể phải chịu đầu tiên vì "động" tới các cụ.

Tôi biết GS Trần Quốc Vượng mất do bị ung thư. Những chuyện khác mà tôi đọc được như ông Phó chủ tịch thị trấn bị mất chức là việc hoàn toàn do con người gây ra. Họ tham ô, tham nhũng thì bị mất chức, vào tù là rõ ràng.

- Theo lời kể của ông Nguyễn Hùng Cường, có đến cả chục trường hợp là những người tham gia thi công ở sông Tô Lịch và người thân của họ bị ốm đau thậm chí thiệt mạng. Liệu có thể lý giải như thế nào về việc này thưa ông?

- Theo tôi, những người thợ thi công trên tuyến sông bị đau ốm có thể là do khí độc. Không loại trừ có ám khí tại khu vực này. Khi chúng tôi khảo cổ một hang ở Mai Châu, một người trong đoàn đã bị chết vì máu trắng. Nhiều người trong vùng đó cho biết, trẻ con sinh ra bị dị dạng. Sau đó, giới khoa học cho biết cái hang đó đó có bị nhiễm chất Uranium.

Chuyện tìm mộ thì có thể tin được vì mỗi người có trường sinh học khác nhau.

- Có thông tin khu vực này được người xưa trấn yểm, ông nghĩ sao?

- Tôi không tin có chuyện trấn yểm. Vì yểm để bảo vệ người chứ không thể làm chết người. Khúc sông Tô Lịch mà đội của ông Cường thi công là ngã ba sông nên nhiều hiện vật trôi về, người ta vin vào đó để nói về việc trấn yếm. Họ đưa ra vì mục đích gì thì tôi không biết.

- Vậy 8 bộ hài cốt ở dưới sông đóng đinh sẽ được giải thích thế nào, thưa giáo sư?

- Khảo cổ thấy xương người là chuyện bình thường. Chúng tôi nghiên cứu ở Hoàng Thành Thăng Long, đường Trần Phú, thậm chí Đàn Xã Tắc đều thấy hài cốt. Thông tin là chôn người để tế là không xác thực vì khi tế họ phải chôn theo những đồ chuyên dụng, còn những đồ cổ tìm thấy thì không phải đồ tế.

- Ngay từ năm 2001 đã có cuộc hội thảo về vấn đề liên quan đến sông Tô Lịch, tại sao thời điểm đó những nhà khoa học chuyên môn như ông không lên tiếng?

- Hồi đó tôi đi công tác nước ngoài, chỉ nghe anh em thuật lại. Tôi vẫn cho rằng, các vấn đề thi công là do địa chất khu vực đó yếu, còn số đồ cổ tìm thấy là do những nơi khác trôi về. Tôi khẳng định là không có chuyện Thánh vật. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nên có một cuộc hội thảo để giới khoa học thảo luận về trường hợp này, giúp người dân hiểu rõ.

Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó giám đốc Sở Văn hóa thông tin Hà Nội: "Nếu Thánh vật thì kè sông Tô Lịch không thể xây được như hiện nay"

Khi đó, tất cả chuyên gia khảo cổ, sử học, văn hóa đã kết luận là không có trận đồ bát quái tại đây. Theo tôi, trận đồ phải xếp theo ngũ hành song các hiện tượng ở sông Tô Lịch thì không có. Ngoài ra, cũng không có hiện tượng của lễ hiến tế, chỉ thấy một ít xương động vật, đồ cổ.

Địa chất tại 200 mét sông Tô Lịch yếu, bất cứ kè vào đó đều bị lún nứt. Sau khi đơn vị thi công thay đổi phương án thi công thì lại thực hiện được. Nếu cho là Thánh vật thì ai làm cũng không được, không thể thành được tuyến đê hoàn chỉnh như hiện tại.

Tính nhân quả của những người mà tác giả đưa ra là do làm sai thì phải chịu, không thể áp đặt đổ cho chuyện tâm linh, huyền bí.

Đoàn Loan thực hiện

Ngoài lề tí: Chuyên gia khảo cổ Nguyễn Lân Cường cũng cho rằng từ "vật" là động từ ;;) .
 
Chỉ buồn cười cái thằng Côn thừa khúc, không biết có giống Ngôn thừa Húc của bọn khựa không nhỉ, tò mò thế chứ lị ^^
 
ngon vào mà vật >:/ hộ cái >:/ hay để tao đến vật thánh trc /:) solo luôn /:)
 
Ồ,sao trước bạn Long ko nói câu này :))
Bây giờ thấy người ta bắt đầu lật ngược lại vấn đề bạn mới tinh tướng :D
Có khi trước bạn cũng sợ bỏ xừ :p
 
Back
Bên trên