Tủi thân... ngoại tỉnh

Hì nói đến tủi thân ngoại tỉnh ... thì cũng phải nói đến tủi thân...người nước ngoài nữa. Amso ở đây cũng không ít nhân đang ở nước ngoài. Đôi lúc cũng lắm chuyện tủi thân và bực mình lắm. Có thế mới hiểu hổi ở Hà Nội thấy các bạn ngoại tỉnh cứ mặc cảm mà mình chả hiểu lắm! Giờ thì understand
 
Nguyễn Thùy Trang đã viết:
mọi người nói về chuyện người Hà Nội lấy người ngoại tỉnh, nhưng mà người ngoại tỉnh lấy người Hà Nội thì người ta cảm giác sao nhi? Sung sướng vì vớ được vàng hay là lo bị phân biệt đối xử nhỉ
Thế lấy được vợ người HN là quý thế ạ chị :)) ... bây h là thời j mà con gái HN vẫn còn cao thế :)) , đầy đứa hư hỏng rỗng tuếch ra :))
 
Lê Quang đã viết:
Thế lấy được vợ người HN là quý thế ạ chị :)) ... bây h là thời j mà con gái HN vẫn còn cao thế :)) , đầy đứa hư hỏng rỗng tuếch ra :))

Đề tài này nghe chừng hết cái để bàn rồi, có lẽ chuyển sang tủi thân làm người Việt ở nước ngoài xem chừng có lý hơn đấy!

L.
 
Trích Tuổi Trẻ http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=146358&ChannelID=123

TTCT - Năm 1962 tôi xa Hà Nội, tôi nhớ cái văn hóa thanh nhã, nhớ dáng đi, giọng nói của những cô gái Hà thành tuổi mười tám, đôi mươi xinh như mộng. Sau 1975, tôi quay trở lại Hà Nội, một mình đi lang thang khắp các phố phường chỉ để làm mỗi việc ngắm nhìn các thiếu nữ... và phát hiện họ toàn nói tục...

Lúc ấy tôi cảm thấy quá kinh ngạc và... sụp đổ. Tôi đã tự hỏi không lẽ mình mới xa Hà Nội chừng 13 năm... mà văn hóa Hà Nội xuống cấp đến vậy ư?

Vậy nguyên nhân tại sao? Nhiều người cứ bảo rằng nguyên nhân là do chiến tranh, nhưng theo tôi không phải thế, thậm chí chiến tranh còn làm cho con người ta ứng xử tốt đẹp với nhau hơn, sống vì nhau hơn.

Nhưng có một điều đáng lưu tâm là quá trình đô thị hóa đã khiến một luồng dân cư các vùng nông thôn lân cận nhập vào Hà Nội. Trong quá trình di dân, họ đã mang văn hóa nông thôn len lỏi vào từng ngóc ngách của phố phường. Chính lực lượng này đã khiến cho Hà Nội bị “nhà quê hóa”.

Hà Nội có một nét đặc biệt là việc đô thị hóa Thăng Long ngày xưa bắt đầu từ các làng nghề xung quanh và len dần vào các kẻ chợ. Điều này lý giải vì sao Hà Nội có 36 phố phường (thật ra trên thực tế con số này nhiều hơn rất nhiều). Và văn hóa Hà Nội chính là văn hóa hội tụ của những làng nghề đó. Mà những làng nghề này bản thân nó lại có nền văn hóa riêng, do vậy văn hóa Hà Nội là văn hóa làng nghề, văn hóa buôn bán, văn hóa thương nhân... hết sức thanh nhã.

Tuy nhiên dân tộc ta lại trải qua một thời kỳ bao cấp, thời kỳ cải tạo công thương nghiệp mà Hà Nội là tâm điểm. Chính thời kỳ này đã "đánh bật" đi cả một giai tầng trung lưu sống nơi đây. Khổ nỗi văn hóa của Thăng Long lại đọng ở giai tầng này cho nên khi cả Hà Nội tiến hành cải tạo công thương nghiệp xong thì văn hóa của Hà Nội tan nát. Những gia đình Hà Nội chính gốc giờ đây cảm thấy bị "lép vế" nên đã tìm cách rút lui sâu vào bên trong những ngõ hẻm nhỏ... và nhường lại "mặt tiền" cho những đối tượng nhập cư. Mà những người này lại buôn bán, làm ăn theo kiểu kinh tế thị trường... hoang dã. Đây chính là nguyên nhân khiến

cái nếp văn hóa của Hà Nội bị mất dần đi. Điều này làm cho những người yêu mến văn hóa Hà Nội, những người Hà Nội chính gốc bị tổn thương. Bên ngoài họ im lặng nhưng bên trong họ buồn lòng lắm. Điều đáng nói nữa là thời bao cấp Nhà nước giữ quyền tiêu dùng của người dân, mà nhân viên nhà nước là thay mặt Nhà nước giữ quyền tiêu dùng cho nên họ xem thường người tiêu dùng trong quá trình mua bán là điều tất yếu.

Văn hóa ứng xử của thời bao cấp đã được nảy sinh từ đây ra và rồi thẩm thấu dần vào trong phá nát đi cả nền văn hóa Kinh bắc... Chính vì thế tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi nghe những cô gái Hà thành chửi thề ngoài phố một cách vô tư. Nhiều khi tôi tự hỏi vì sao ở Sài Gòn người ta giữ được nét văn hóa trong buôn bán. Đơn giản, bởi một lẽ họ không nắm cái quyền tiêu dùng của người dân, họ tôn trọng cái quyền đó của người dân. Người bán phải chiều theo người mua và điều này tồn tại đến ngày nay ở Sài Gòn.

Cũng phải nói thẳng với nhau rằng quá trình đô thị hóa hiện nay của chúng ta vô cùng nguy hiểm. Trước kia ở Kinh bắc, quá trình đô thị hóa được diễn ra theo trình tự là các làng nghề xâm lấn dần vào phố phường. Còn bây giờ thì ngược lại, chúng ta đi xây dựng những khu công nghiệp ở ngoại thành và nuốt luôn làng mạc, trong đó có những làng nghề. Từ đó người dân bị mất đất phải lang thang vào thành phố để kiếm việc. Những đối tượng này vừa thiếu việc làm vừa không được đào tạo, học hành nhiều nên thiếu luôn cái văn hóa, nhất là văn hóa ứng xử.

Bây giờ chúng ta phải khôi phục như thế nào? Theo tôi, không phải việc phục dựng các lễ hội, lễ tục là phục dựng lại văn hóa đâu. Cái chính là làm sao để con người Hà Nội mang trong mình cái văn hóa Việt. Đó mới chính là phục dựng lại cái văn hóa đã bị đánh mất bởi hoàn cảnh lịch sử trong thời kỳ bao cấp. Nền văn hóa mới mà chúng ta sẽ xây dựng phải là nền văn hóa dựa trên một nền kinh tế thị trường lành mạnh, buôn bán với thế giới, với WTO. Phải tạo nên một nền văn hóa mang tên "WTO", một nền văn hóa không mâu thuẫn với WTO.

Theo tôi, tầng lớp đóng góp rất lớn vào việc cải cách văn hóa hiện nay là tầng lớp doanh nhân và lớp trí thức trẻ được đào tạo ở phương Tây trở về... Bởi một lẽ văn hóa là phải mở ra để cùng tiếp nhận, chứ nếu đóng cửa là sẽ đánh mất luôn nền văn hóa của chính mình tích cóp được bấy lâu nay mà thời bao cấp là một minh chứng cho sự đánh mất đó.

Nhà văn NGUYÊN NGỌC (ĐĂNG NAM ghi)
___

Ko thấy cần phải đào sâu thêm chuyện này, nhưng tự nhiên đọc bài viết, thấy có nhiều điều không phải là không đúng. Dù có những chỗ viết chưa mạch lạc lắm :) Coi như, 1 góc nhìn. Coi là định kiến cũng được. Nhưng giải thích được một cái "Tại Sao?" .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Minh Hiền đã viết:
Đó là nguyên do vì sao em lại rơi vào lớp Anh chứ nhỉ ;), có gì đâu mà khó hiểu.
Yêu trai tây khó lắm em à, cũng có thể là tại anh cổ hủ, chơi với gái bên này thì đc, thích nó thì đc, nó thích lại cũng chẳng thành vấn đề, date nó như thường, nhưng mà yêu thì nghĩ lại ngại, chả dám ;). Vợ chắc chắn là dân VN ( nếu mà có em nào ngu chịu lấy mình ;) )

Thực ra thì nhà we hay HN thì điều lo ngại là truyền thống khác nhau, cách cư xử trong nhiều tình huống không giống nhau, dễ phát sinh bất hòa trong cuộc sống. Tuy nhiên nếu thực sự iu nhau thi cũng OK mà.

Còn với Tây thì còn cân nhắc thêm vấn đề SỨC KHẺO nữa :D

À, cho anh hỏi thêm cái, sang US sao trước lai học Nga!
Mãi chưa được 100 bài|-)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hà Nội một thành phố độ lượng, giang rộng tay và mở tất cả các cánh cửa để chào đón mọi người.
-------------------
Đây là một trong 185 Topic của Hoàng Mạnh Khải
 
em thích lấy chồng Tây, hé hé. còn nếu là người việt thì vẫn thích anh nào có nhà cửa ở HN, bố mẹ ở HN, thế là đủ. Ngại về quê lắm ý.
 
Nói thật mọi người đừng cười chứ 1 anh ngoại hình được, học vấn, tính tình tốt... thế xong rồi đến lúc nói chuyện, anh ý nhầm L với N... em phản cảm khủng khiếp :|

Nga ơi mày vẫn ôm mộng lấy 1 anh cao to xoăn đen ah :))
 
Nói thật mọi người đừng cười chứ 1 anh ngoại hình được, học vấn, tính tình tốt... thế xong rồi đến lúc nói chuyện, anh ý nhầm L với N... em phản cảm khủng khiếp :|

Dĩ nhiên là phản cảm. Tuy nhiên, tỉ lệ người (ở) HN bây giờ mà ko bị nhầm L, N... nghe chừng ko cao lắm, theo chủ quan của anh. :)) Các quan chức lên TV vẫn L, N hồn nhiên mà, nói gì dân?

Vả lại, người HN nói ko phân biệt X, S - R, D, v.v... cũng có thể coi là ngọng chứ nhỉ?

L.
 
Ko anh ơi:)) Em chưa thấy ai phát âm "Sai" là "xai" bị coi là sai cả:)) cái đấy cũng giống như luyến âm, nuốt âm thôi, ko thể gọi là nói ngọng đc:">
 
Ko anh ơi:)) Em chưa thấy ai phát âm "Sai" là "xai" bị coi là sai cả:)) cái đấy cũng giống như luyến âm, nuốt âm thôi, ko thể gọi là nói ngọng đc:">

Sao lại giống như luyến âm, nuốt âm được?

Theo anh tất cả đều là quan niệm. Nếu phát âm RƯỢU là DIỆU (đa số người HN chắc phát âm như vậy nhỉ?) ko có gì đáng cười, thì sao LÒNG LỢN thành NÒNG NỢN lại đáng bị kỳ thị đến thế nhỉ? :))

L.
 
Nhưng thực ra cái quan trọng là tính cách và cách ứng xử thôi.
Không nên cân đo đong đếm chuyện giọng nói và xuất thân
(nói hơi nhàm :">)
 
Tình yêu nó như hơi thở. Tình yêu nó đến tự nhiên, lúc đó đâu có phân biệt gì đâu:D.
-------------
Đây là một trong 185 Topic của Hoàng Mạnh Khải
 
Sao lại giống như luyến âm, nuốt âm được?

Theo anh tất cả đều là quan niệm. Nếu phát âm RƯỢU là DIỆU (đa số người HN chắc phát âm như vậy nhỉ?) ko có gì đáng cười, thì sao LÒNG LỢN thành NÒNG NỢN lại đáng bị kỳ thị đến thế nhỉ? :))

L.

Cách phát âm nó vậy:d
Bác cứ thử nghĩ về tiếng Anh xem, the ABC và phát âm từng từ cụ thể đâu có phải lúc nào cũng giống nhau :d
Còn Diệu trong diệu kỳ ở hà nội phát âm khác với rượu :d
Người ta vân công nhận dọng Hà Nội là chuẩn đó!!!

Còn việc L và N thì về cơ bản em nghĩ là nó liên hệ khá mật thiết với vấn đề học vấn, các bác thẩm định lại hộ cái. Không có gì là hoàn hảo nhưng có lẽ mối liên hệ này khá rõ ràng!
 
Em ko tham gia vụ lấy chồng vợ gì đâu, nhưng L, N là nhầm hẳn hoi chứ ko phải phát âm, còn S, X là do thói quen. Tức là phát âm “xai” thì ng ta biết là sai nhưng vì ng khác hiểu nên ko thèm sửa chứ ko phải ko biết thế là sai. Anh Đức lại dính vụ giọng rồi :))
 
Đi Hà Lội, mua cái lồi về lấu cơm lếp. Hay Nính neo lên nầu, nính nấy nưỡi niềm, nính nấy nội nưỡi nê. Nính neo nên nại, nính nấy nưỡi niềm...

Thật ra họ lười sửa chứ họ nói chậm và cố tập trung để ý thi họ vẫn nói được đấy thôi.
--------
Đây là một trong 185 Topic của Hoàng Mạnh Khải
 
Đấy là anh chưa gặp thôi :D. Hồi trước ở cty em thực tập có 1 ng nhầm. Mọi ng xúm vào định giúp sửa nhưng rồi phát hiện vấn đề là nhầm ngay từ chính tả chứ ko phải ko phát âm đc. Thế là chịu :-??. Còn cái vụ S, X này có lẽ giống một số vùng phát âm các dấu ko chuẩn thì đúng hơn :-?
 
Em ko tham gia vụ lấy chồng vợ gì đâu, nhưng L, N là nhầm hẳn hoi chứ ko phải phát âm, còn S, X là do thói quen. Tức là phát âm “xai” thì ng ta biết là sai nhưng vì ng khác hiểu nên ko thèm sửa chứ ko phải ko biết thế là sai.

- Anh nghĩ L, N cũng là do thói quen, chứ ko có gì chắc là khi viết, những người ngọng (hiểu theo nghĩa nói lộn L, N) cũng cứ tự nhiên thay L = N (hay ngược lại).

- Nếu bảo "S, X là do thói quen, phát âm sai, người ta biết là sai, nhưng vì hiểu được nên ko thèm sửa", thì e có phần... ngụy biện. Ngọng L, N đa phần nghe vẫn hiểu đấy chứ (nếu mình biết ngữ cảnh của nó), chả lẽ lại ko nên sửa vì người nghe vẫn hiểu được? ;)

L.
 
Mọi ng xúm vào định giúp sửa nhưng rồi phát hiện vấn đề là nhầm ngay từ chính tả chứ ko phải ko phát âm đc. Thế là chịu :-??. Còn cái vụ S, X này có lẽ giống một số vùng phát âm các dấu ko chuẩn thì đúng hơn :-?

Dĩ nhiên có người do ko chuẩn chính tả nên nói lẫn lộn L, N, nhưng anh nghĩ trường hợp ấy ít. Đa phần viết vẫn có thể đúng, nhưng khi nói thì sai, do nhiều lý do (trong đó có 1 lý do là họ ở vùng cư dân quen nói sai, nên có lên HN vẫn giữ thói quen đó).

Chứ còn nếu do nhầm chính tả thì dễ: cứ học chính tả cho OK, rồi luyện nói 1 chút, là nói đúng thôi :))

L.
 
em ko biết là có phải những người này khi nghe chúng ta nói thì họ vẫn phân biệt được l, n trong lời nói của chúng ta , nhưng việc họ bắt chước lại thì là rất khó vì cái lưỡi đã bị " cứng" rồi
 
Back
Bên trên