Tủi thân... ngoại tỉnh

ý quan trọng nhất là gái Tây ko chịu khó , chịu khổ được như người Việt mình , lại quen kiểu tự do cá nhân phương Tây , có lẽ khó mà hòa hợp được với nền nếp , gia phong Việt Nam , đây mới là điểm đáng lưu ý khi nói về chuyện có nên lấy gái Tây ko .
Mọi người cũng biết đấy , tỷ lệ li dị ở bên Tây cao hơn bên ta rất nhiều , thế nên , cái tâm lý sẵn sàng li dị hơn là đặt sự ổn định (chẳng biết dùng từ gì nên đành dùng chữ " ổn định" vậy ) của gia đình cũng sẽ ảnh hưởng ko tốt đến đời sống hôn nhân .

- "gái Tây ko chịu khó": tùy là gái Tây nào. Anh thấy gái Tây bên này, những người anh biết, rất chăm và khéo trong nấu nướng (làm bánh và nấu các món đặc sản của họ ko kém gì, thậm chí, có thể hơn con gái Việt Nam... vụng ;), có được ngày nghỉ nào là lao vào lau nhà, giặt giũ, hay đánh bóng nhà bếp, lau cửa kính... (là cái mà người Việt mình ko hay làm thường xuyên, có thể do quan niệm).

- "gái Tây quen kiểu tự do cá nhân phương Tây, có lẽ khó mà hòa hợp được với nền nếp, gia phong Việt Nam": có thể đúng. Nhưng tự do cá nhân phương Tây cũng có rất nhiều cái hay; và "nền nếp, gia phong Việt Nam" cũng ko thiếu cái dở. Nếu mình biết hòa hợp hai cái, ko lý gì mà "gái Tây" ko theo được.

- "tỉ lệ ly dị ở Tây cao...": sao mình ko nói đến tỉ lệ gia đình hạnh phúc (một cách tương đối), cái này mới quan trọng. Tự bản thân tỉ lệ ly dị chưa nói lên được cái gì thật đáng kể cả. Bản thân sự tồn tại của một gia đình cũng ko hề liên quan gì đến khái niệm "ổn định" :)

Cũng ko đúng là Tây ko coi trọng gia đình, Tây "sẵn sàng ly dị" một cách thoải mái. Nghĩ vậy là chưa hiểu về "Tây" đâu Bách ơi!

L.
 
gái Tây ko chịu khó, ko đúng đâu em Bách. Chị thấy chúng nó nấu nướng, dọn dẹp lau chùi nhà cửa (nhất là khoản này) thì hơn đứt gái VN ấy. Đối với người "tây", căn nhà gọn gàng, sạch sẽ là rất quan trọng. Đến nhà của họ, nhờ có bàn tay người phụ nữ mà lúc nào cũng dễ chịu, thoải mái, mọi thứ đâu ra đấy, khác hẳn nhà người mình!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ý quan trọng nhất là gái Tây ko chịu khó , chịu khổ được như người Việt mình , lại quen kiểu tự do cá nhân phương Tây , có lẽ khó mà hòa hợp được với nền nếp , gia phong Việt Nam , đây mới là điểm đáng lưu ý khi nói về chuyện có nên lấy gái Tây ko .
Bởi vì bọn nó biết sống tự lập, nên biết tự chăm sóc bản thân và tự chăm sóc gia đình. Mà nói con gái Việt Nam chịu khó chịu khổ, phần nhiều là quá khứ xa lắm rồi. Bây giờ nhìn quanh, toàn thấy tiểu thư, công tử, kẻ hầu người hạ, việc nhà chẳng thèm mó đến.
 
Mà nói thật nhé! lần đầu các cô gái rất khổ sở, đau đớn... không thể gọi là sướng được. Nên tại sao chúng ta nhất thiết phải là lần đầu, để dành cái khó đó cho chàng trai khác đi:D

:) Cái vụ các cô gái rất khổ sở, đau đớn lần đầu này, là Nghĩa đọc trong sách (lý thuyết), hay được... mục sở thị, hoặc thực hành rồi đó?

Mình thì chưa có thực tiễn (với các cô gái lần đầu ;) ), nên ko biết. Nhưng cũng ko thấy tò mò lắm. Thôi kệ, để cái khó cho người khác - Nghĩa khuyên rất đúng! :))

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mà nói con gái Việt Nam chịu khó chịu khổ, phần nhiều là quá khứ xa lắm rồi. Bây giờ nhìn quanh, toàn thấy tiểu thư, công tử, kẻ hầu người hạ, việc nhà chẳng thèm mó đến.

có thể một bộ phận con nhà khá giả ở thành thị thì như vậy chứ mình tin những nhà gia giáo , nền nếp , họ vẫn giáo dục cho con gái mình đầy đủ lắm, đâu ra đấy , vả lại số "tiểu thư" chắc cũng ko nhiều lắm , chỉ chiếm một phần nhỏ trong dân số nước ta .
Hơn nữa, những đức tính kể trên đã là đặc trưng bao đời nay của người phụ nữ Á Đông mà , nếu nói là " từ quá khứ xa lắm rồi ", e là hơi bi quan !

PS :
Cũng có thể những điều anh Linh nói là đúng , nhưng em thấy đó là những trường hợp cụ thể , tuy nhiên chưa hẳn đã có sức khái quát , thuyết phục .Nếu có thời gian , anh có thể làm rõ hơn và đưa ra những nhận xét khách quan và TỔNG QUÁT hơn về phụ nữ Phương Tây (thậm chí rõ hơn nữa là những đặc điểm riêng biệt trong QUAN NIỆM VỀ GIA ĐÌNH của phụ nữ Hung (Đông Âu) SO VỚI Tây Âu-Mỹ -nếu theo anh có sự khác biệt nào đó )
và lại so sánh những cái này với người phụ nữ Phương Đông .
Nếu được chọn , anh chọn mẫu người nào ?
 
Cũng có thể những điều anh Linh nói là đúng , nhưng em thấy đó là những trường hợp cụ thể , tuy nhiên chưa hẳn đã có sức khái quát , thuyết phục .Nếu có thời gian , anh có thể làm rõ hơn và đưa ra những nhận xét khách quan và TỔNG QUÁT hơn về phụ nữ Phương Tây (thậm chí rõ hơn nữa là những đặc điểm riêng biệt trong QUAN NIỆM VỀ GIA ĐÌNH của phụ nữ Hung (Đông Âu) SO VỚI Tây Âu-Mỹ -nếu theo anh có sự khác biệt nào đó )
và lại so sánh những cái này với người phụ nữ Phương Đông .

Nếu được chọn , anh chọn mẫu người nào ?

:) Toàn đề tài PhD, anh lấy đâu thời gian và sức lực để nghe em.. xui dại ;)

Còn chuyện "nếu có thể chọn", anh theo thuyết trung dung, nghĩa là chọn những người cụ thể (có thể Tây hay ta), chứ ko chọn theo... nhóm người. Kiểu gì mình cũng có thể hợp được. Nếu mình ko hợp là do mình kém, ko phải do con gái...

L.
 
mình thấy mấy anh này nói "gái" này gái nọ,rồi "chúng nó"!(ám chỉ các cô gái phương tây) nghe sao đau mắt quá!!!ngôn từ tiếng việt của mình ít ỏi thế sao?dẫu bít mình không có thiện cảm thì mình cũng phải lựa lời chứ,bùn sao sao....
 
Mà nói thật nhé! lần đầu các cô gái rất khổ sở, đau đớn... không thể gọi là sướng được. Nên tại sao chúng ta nhất thiết phải là lần đầu, để dành cái khó đó cho chàng trai khác đi:D

:) Cái vụ các cô gái rất khổ sở, đau đớn lần đầu này, là Nghĩa đọc trong sách (lý thuyết), hay được... mục sở thị, hoặc thực hành rồi đó?

Mình thì chưa có thực tiễn (với các cô gái lần đầu ;) ), nên ko biết. Nhưng cũng ko thấy tò mò lắm. Thôi kệ, để cái khó cho người khác - Nghĩa khuyên rất đúng! :))

L.

* Anh toàn hỏi khó em rồi:). Em chỉ thử lấy cây kim châm nhẹ vào đầu ngón tay của em, thế là em suy ra thôi:D. Anh em mình vốn thương người, không muốn nhìn ai đau đớn hay khổ sở nên cứ để người khác vậy. Mà anh đừng tò mò nhé - nguy hiểm lắm đó (nghĩa vụ và trách nhiệm).
 
anh Linh ơi , em thấy khá là hứng thú chủ đề này rồi đấy , nếu như câu hỏi trên của em quá rộng thì emm chỉ muốn thu hẹp lại ở một mảng này thôi :
đó là , theo anh ,
Tự bản thân tỉ lệ ly dị chưa nói lên được cái gì thật đáng kể cả

nhưng em thấy rõ ràng là tỉ lệ li dị ở các nước phương Tây , nhất là Canada và Mỹ cao nhất thế giới , ko thì cũng là quá cao so với nước ta . Ít ra , thông tin đó phải có một ý nghĩa gì đó chứ ạ ?
 
Hic... đọc từ đầu topic cho đến bây h bắt đầu thấy nhảy sang những vấn đề khác hẳn với topic ban đầu và đọc xong em cũng bái phục các anh chị về kinh nghiệm đời sống 8-}8-}

Em còn nhỏ nhưng có mấy ý kiến thế này ^^
Cái chuyện lấy vợ mà ko còn nguyên tem thì chả trách đc j, nếu ng vợ mình lấy là yêu mình.. (bởi vì chắc j ông chồng cũng thế :-/ , sao có thể vô lý với phụ nữ khi phụ nữ thì bít đc còn đàn ông thì chả bao h kiểm tra đc:-/), mà em nói thật, đàn ông cực kỳ thik ăn cơm trc kẻng (phụ nữ thường bị động trong những trường hợp đó) nhưng khi lấy vợ lại thik ng còn nguyên tem :-/ thế thì thử hỏi ai sẽ lấy ng phụ nữ đã qua tay anh ta :-/..như thế liệu có đủ phụ nữ cho nhu cầu này của đàn ông hay ko :-/--> mâu thuẫn lớn quá./:)

Còn chuyện đau hay ko đau thì đến lúc đó, tự tìm hiểu, con trai mỗi ng nói 1 kiểu, nhưng phụ nữ đâu có ai mang mấy điều này ra mà kể :-/ đàn ông làm sao mà biết :-/ với cả nói thật liệu lúc đấy đàn ông có thương ng phụ nữ của mình ko,hay chẳng còn bít trời đất là j nữa 8-|8-|

Còn chuyện lấy chồng ngoại tỉnh, Tây (đúng chủ đề topic 8-}) thì em thấy bây h ngoài mục đích yêu nhau là lấy ra thì còn nhìu mục đích đáng bàn lắm... nhưng thông thường bây h cha mẹ ko muốn con khổ, --> ít khi muốn thông gia ở quá xa lắm, cho dù thời đại này tiến bộ rất nhìu rồi, ko có nhìu ông bố bà mẹ cổ hủ đâu... nhưng thương con nên ắt muốn con ở bên mình, ắt muốn con hạnh phúc, nên vấn đề ngoại tỉnh cũng thường đc các cụ tính toán kỹ, nhất là nếu lấy ng nc ngoài...

[-x[-x[-x em chỉ có mấy ý kiến nhỏ thôi... ko đúng các anh chị đừng cười...
 
Thực ra các cụ cấm lấy con gái Tây cũng không phải là vô lý. Anh Linh bảo vệ rằng con gái Tây cũng có ưu điểm của họ nhưng nếu anh có con trai thì liệu anh có muốn con trai mình lấy con gái Tây không ?

Sự khác biệt giữa văn hóa Âu Á là rất lớn, không có nhiều trường hợp vượt qua được. Ví dụ:
-Con gái là con người ta: phụ huynh châu Á coi việc con dâu như con gái trong nhà, phục vụ bố mẹ chồng như bố mẹ ruột là chuyện đương nhiên. Con dâu châu Âu nói chung chỉ có rất ít người tới chuẩn của châu Á về sự tôn trọng, sự chăm sóc, yêu thương bố mẹ chồng. Đại khái như chả may mẹ chồng thấy nhà con trai ăn nhiều đồ tây thì góp ý với con dâu, con dâu thì quay sang chồng bảo là nhà mình ăn gì là chuyện của nhà mình, mẹ anh không cần góp ý.
-Châu Á là văn hóa cộng đồng (collective culture), việc ruột thịt, họ hàng thân thiết, lo lắng cho nhau là chuyện đương nhiên, con gái châu Âu cũng rất khó hiểu và chấp nhận điều này. Trong văn hóa châu Âu thì anh em trong gia đình ghét nhau là chuyện bình thường còn anh em họ thì hầu như là người dưng hoàn toàn, mạnh ai nấy sống. Dân châu Âu thích sống độc lập, ở châu Á thì có thích cũng chưa chắc đã được. Con gái về nhà chồng có 3 tầng chỉ lau dọn 1 tầng mình ở, còn lại để nhà chồng tự lo; trách chồng là so em lại phải lo cho thằng em của anh, nó lớn rồi, tự đi mà sống đi v.v...

Nói chung là khác biệt thì còn nhiều, con gái Tây ưu điểm có thì có thật, ai thích con gái Tây thì cứ lấy nhưng khi cưới về thì sẽ tha hồ các vấn đề về tiền bạc, quan hệ họ hàng gia đình, việc nhà từ to tới nhỏ đều cãi nhau được. Đơn giản là quan điểm, cách nhìn, quan niệm sống thực sự là cách quá xa, để thông cảm và hiểu cho nhau đòi hỏi một nỗ lực lớn từ mọi bên: vợ, chồng, bố mẹ chồng, họ hàng chồng, (nhà vợ nữa).

Con gái về nhà chồng nhiều nhiêu khê lắm, giờ đến con gái Việt còn suốt ngày kêu oai oái, tới con gái Tây nữa...
 
Anh chẳng hề hấn gì nếu con trai (con gái) mình lấy Tây cả. Anh muốn nó lấy được người tốt, tử tế, phù hợp (với nó là đầu tiên, sau đó nếu với mình nữa thì tốt :) ), mà người tốt, tử tế và phù hợp thì ko chỉ và ko nhất thiết phải là người Việt.

Anh ko nói các cụ nhà mình cấm con lấy con gái Tây là vô lý. Các cụ làm thế để... tiện cho các cụ và gia phong mà các cụ muốn duy trì. Cũng ko thể trách các cụ được.

Nếu mình có lấy gái Tây thì mình phải chứng tỏ được là mình có khả năng (làm cho vợ mình) hòa hợp, và chứng tỏ rằng sự lựa chọn của mình là hợp lý, vậy thôi.

Ở một post khác anh đã nói, đại ý, văn hóa và truyền thống Việt Nam cũng nhiều cái bảo thủ, hủ nho, thủ cựu, còn của Tây cũng có rất nhiều cái hay. Nếu chịu chấp nhận gạn lọc hai cái đó, thì vợ Tây cũng ko thành vấn đề. Còn nếu cứ nhất định bám vào cái của "ta", coi đó là "chuẩn", "bất di bất dịch", thì e rằng ngay vợ Việt Nam trước sau cũng ko chịu nổi, nói gì Tây?

L.

Thực ra các cụ cấm lấy con gái Tây cũng không phải là vô lý. Anh Linh bảo vệ rằng con gái Tây cũng có ưu điểm của họ nhưng nếu anh có con trai thì liệu anh có muốn con trai mình lấy con gái Tây không ?

Sự khác biệt giữa văn hóa Âu Á là rất lớn, không có nhiều trường hợp vượt qua được. Ví dụ:
-Con gái là con người ta: phụ huynh châu Á coi việc con dâu như con gái trong nhà, phục vụ bố mẹ chồng như bố mẹ ruột là chuyện đương nhiên. Con dâu châu Âu nói chung chỉ có rất ít người tới chuẩn của châu Á về sự tôn trọng, sự chăm sóc, yêu thương bố mẹ chồng. Đại khái như chả may mẹ chồng thấy nhà con trai ăn nhiều đồ tây thì góp ý với con dâu, con dâu thì quay sang chồng bảo là nhà mình ăn gì là chuyện của nhà mình, mẹ anh không cần góp ý.
-Châu Á là văn hóa cộng đồng (collective culture), việc ruột thịt, họ hàng thân thiết, lo lắng cho nhau là chuyện đương nhiên, con gái châu Âu cũng rất khó hiểu và chấp nhận điều này. Trong văn hóa châu Âu thì anh em trong gia đình ghét nhau là chuyện bình thường còn anh em họ thì hầu như là người dưng hoàn toàn, mạnh ai nấy sống. Dân châu Âu thích sống độc lập, ở châu Á thì có thích cũng chưa chắc đã được. Con gái về nhà chồng có 3 tầng chỉ lau dọn 1 tầng mình ở, còn lại để nhà chồng tự lo; trách chồng là so em lại phải lo cho thằng em của anh, nó lớn rồi, tự đi mà sống đi v.v...

Nói chung là khác biệt thì còn nhiều, con gái Tây ưu điểm có thì có thật, ai thích con gái Tây thì cứ lấy nhưng khi cưới về thì sẽ tha hồ các vấn đề về tiền bạc, quan hệ họ hàng gia đình, việc nhà từ to tới nhỏ đều cãi nhau được. Đơn giản là quan điểm, cách nhìn, quan niệm sống thực sự là cách quá xa, để thông cảm và hiểu cho nhau đòi hỏi một nỗ lực lớn từ mọi bên: vợ, chồng, bố mẹ chồng, họ hàng chồng, (nhà vợ nữa).

Con gái về nhà chồng nhiều nhiêu khê lắm, giờ đến con gái Việt còn suốt ngày kêu oai oái, tới con gái Tây nữa...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
anh Linh có cái nhìn thoáng ra phết ^^
chắc tại anh ở Tây khá lâu , đã quen với nếp nghĩ Tây, chứ em thấy về những vấn đề liên quan đến nền nếp ,gia phong ...như thế này , những người lớn tuổi như anh hoặc là cao tuổi hơn một chút nữa , mà em biết , ko ai có thể thoáng như vậy , nhất là lại trong chuyện hôn nhân của con cái mình nữa chứ .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đoạn viết sau đây của mình không đúng chủ đề lắm nhưng không viết không được :D

Nếu mình có lấy gái Tây thì mình phải chứng tỏ được là mình có khả năng (làm cho vợ mình) hòa hợp, và chứng tỏ rằng sự lựa chọn của mình là hợp lý, vậy thôi.

Ở một post khác anh đã nói, đại ý, văn hóa và truyền thống Việt Nam cũng nhiều cái bảo thủ, hủ nho, thủ cựu, còn của Tây cũng có rất nhiều cái hay. Nếu chịu chấp nhận gạn lọc hai cái đó, thì vợ Tây cũng ko thành vấn đề. Còn nhếu cứ nhất định bám vào cái của "ta", coi đó là "chuẩn", "bất di bất dịch", thì e rằng ngay vợ Việt Nam trước sau cũng ko chịu nổi, nói gì Tây?

L.
Anh Linh nói chí lý!!!!!! :x 8-> =D>

Đọc bài của Tâm ví dụ mà thấy hãi quá :D
Dọn dẹp cái chỗ mình ở đã đủ chết rồi, lại còn bắt dọn cả cái nhà 3 tầng nữa :)) Hic, cô ấy là vợ em chứ có phải là osin đâu mà sao lại đòi hỏi người ta làm thế hả em? :)) ;;)
Cô nào xấu số, chẳng may lấy phải anh nào có 2 cái nhà 5 tầng chắc ngỏm sớm mất ;)
Chả hiểu em Tâm đã bao giờ làm việc nhà trong 1 thời gian dài và thường xuyên chưa mà thấy em nói nghe dễ dàng thế? ;)

Hơn nữa, con trai con gái bây giờ đi làm như nhau, về cũng mệt như nhau, nhưng việc nhà là "dành cho phụ nữ" hết, lại nói đấy là "trách nhiệm cao cả" với "xây tổ âm"... /:) :-s Thôi xin ạ! ^:)^ :D
Thế thì lấy chồng làm gì để rồi mình lại phải đi lủi thủi làm việc nhà 1 mình và lại phải đi phục vụ thêm 1 + n người (không phải là con mình) nữa? Chắc là để chồng ngồi lo nghĩ việc "lớn" à? :p :))

Mình thấy đàn ông VN phần lớn vẫn còn cái cách suy nghĩ là lấy vợ về để có người phục vụ, không chỉ cho mình mà còn cho cả đại gia đình mình nữa. :-s
Còn người Tây họ cũng rất vì gia đình chứ, đừng lầm tưởng rằng họ không quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Họ vì nhau mà vẫn không phá vỡ cái riêng tư của mỗi các nhân cũng như mỗi gia đình riêng.
Phá vỡ sự riêng tư của gia đình con là góp phần phá vỡ hạnh phúc của gia đình con đấy :)
Nhưng có lẽ, để làm được như vậy, cần phải có điều kiện thuận lợi về cả kinh tế lẫn học vấn. :D


Mà em Tâm chả tâm lý gì cả.
Trường hợp Bố Mẹ chồng thương yêu và chăm sóc con dâu như con đẻ thì là tuyệt vời rồi, không cần bàn cãi thêm. Nhưng có lẽ, trường hợp này còn chưa được gặp nhiều :D
Còn không thì thời buổi hiện đại, Bố Mẹ quan tâm và yêu quý con trai con gái như nhau (nhiều khi còn thương con gái hơn cả con trai). Suốt hơn 20 năm trời, Bố Mẹ chăm lo, nuôi dạy cô con gái khôn lớn, đùng 1 cái thì bị lấy mất, tự nhiên 1 gia đình khác lại tuyên bố là bắt đầu từ bây giờ, con gái của ông bà sẽ là của chúng tôi :)) (nghe không có nhiều sự trân trọng trong đấy lắm thì phải).
Thôi thì cũng được, cũng không vấn đề gì.
Nhưng, sau đó lại đối xử với con dâu không công bằng như với con đẻ, mà vẫn đòi hỏi con dâu phải chăm sóc mình như chăm sóc Bố Mẹ đẻ (chưa nói đến chuyện con trai của mình quan tâm đến gia đình bên vợ ít nhiều thế nào). Thế thì cô ấy chịu sao nổi? Bất cứ người con có hiếu nào mà chả nặng tình nặng nghĩa với Bố Mẹ đẻ của mình (hoặc người đã nuôi dạy mình khôn lớn)? Vì thế, chịu sao nổi khi người mình mang ơn thì mình không được chăm sóc (và có thể không có ai chăm sóc), trong khi mình lại phải đi chăm sóc những người đối xử xa cách với mình?

Theo chị thì đối với 1 người sống có trái tim thì việc chăm lo cho mọi người bên gia đình chồng chả có vấn đề gì cả. Nhưng bù vào đó, bên gia đình chồng cũng cần thương yêu và nâng đỡ con dâu như con đẻ trong nhà chứ?
Việc vợ chồng thương yêu chăm sóc nhau là chuyện bình thường rồi (giả thiết là phải yêu nhau thật thì mới lấy nhau). Còn chuyện chăm lo cho mọi người khác trong đại gia đình thì lại là 1 chuyện hoàn toàn khác. Tất cả những thứ đó đều phải dựa trên tình cảm có đi có lại, không thể chỉ đòi hỏi mà chả bao giờ chịu chia sẻ chút nào.


Mình vẫn coi trọng 4 chữ "Công - Dung - Ngôn - Hạnh" của 1 người con gái nền nếp, nhưng mà bị bắt phải như em Tâm ví dụ thì quả thật mình không chấp nhận nổi :D
Chị không biết thế nào, chứ mẫu người con gái "chịu thương chịu khó" như em Tâm mong muốn trên kia thì chắc là phải về nông thôn mới tìm được. Chứ 1 người con gái lớn lên trong 1 gia đình nền nếp VÀ có học thì sẽ không chịu nổi sự cổ hủ và cố hữu như trên kia của em đâu :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đọc bài viết của chị Hà , em chỉ đồng tình với chị ở một điểm duy nhất là người chồng phải chia sẻ việc nhà với người vợ , và khi quyết định "việc lớn" cũng phải có sự bàn bạc của cả 2 , chứ ko thể chấp nhận sự quyết định độc đoán của người chồng .

Tuy nhiên , phần cốt lõi là :
em hoàn toàn ko nghĩ những điều anh Tâm quan niệm là CỔ HỦ , HỦ NHO , CỐ HỮU ...như chị Hà nhận định chút nào !

Chuyện lau dọn nhà cửa cho nhiều người đến thế , chỉ là cái ví dụ mà anh Tâm phóng đại lên thôi , nói cho vui như vậy thôi , chứ ý tưởng của anh Tâm em hoàn toàn hiểu được , nó ko nặng nề đến mức "osin" như thế đâu .

Ta phải hiểu THEO NGHĨA BÓNG : cái cần chú trọng ở đây là sự quan tâm , giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn , chia sẻ niềm vui , nỗi buồn , giữa gia đình mình với gia đình của anh em ruột thịt, họ hàng mình . Ko chỉ là người vợ quan tâm , giúp đỡ đến gia đình của anh chị em người chồng , mà cả người chồng cũng phải sống có thái độ như thế đối với những người anh chị em của vợ mình .
Nói vui là "hòa" rồi đúng ko ạ !

Em ko cho rằng , người Tây họ sống hoàn toàn thờ ơ , ko thèm đoái hoài gì đến anh chị em họ hàng của nhau . Nhưng ta ko thể chối cãi là , MỨC ĐỘ của sự quan tâm đó là khác nhau giữa ta và họ , và cái "shock" văn hóa này hoàn toàn có thể xảy ra nếu như ko có sự " acculturation" (hòa hợp , tiếp nhận văn hóa) . Và bản thân chị , chị chọn cái nào ? Riêng em , em thấy giới trẻ chúng ta bây giờ có thể nghĩ nhiều cái rất tân tiến , tự do , thay đổi nền nếp , gia phong , nhưng khi về già , khi mà kinh nghiệm sống đã đủ , và sống trong một trạng thái khác , lúc ấy mới "biết tay" ! ^^

Tất nhiên , một nguyên nhân khách quan mà nhiều người hay nghĩ đến là nhịp độ cuộc sống , công việc của thời nay , nhưng ko phải vì thế mà ta mất hết đi ĐIỀU KIỆN , CƠ HỘI của sự quan tâm , giúp đỡ lẫn nhau đó . Và cũng một lần nữa , phải công bằng mà nói , người Tây có ý thức về chuyện này ÍT HƠN ta !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tạm gác việc so sánh Tây với Ta lại, vì nó quá rộng để tranh luận.
Nhận xét thêm sẽ trở thành phiến diện.

Ta phải hiểu THEO NGHĨA BÓNG : cái cần chú trọng ở đây là sự quan tâm , giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn , chia sẻ niềm vui , nỗi buồn , giữa gia đình mình với gia đình của anh em ruột thịt, họ hàng mình . Ko chỉ là người vợ quan tâm , giúp đỡ đến gia đình của anh chị em người chồng , mà cả người chồng cũng phải sống có thái độ như thế đối với những người anh chị em của vợ mình .
Nói vui là "hòa" rồi đúng ko ạ !
Thì chị nói ở trên kia rồi đấy thôi, quan tâm như thế phải là 1 sự quan tâm thật lòng, tình cảm thật, xuất phát từ trái tim, thì TỰ NHIÊN sẽ có được như vậy thôi.
Nói ở trên kia như em thì chị hoàn toàn đồng tình, và rất ủng hộ là đằng khác.

Tại vì Tâm nói trên kia theo kiểu "đương nhiên" với "bắt buộc phải" thì chị mới muốn đề cập đến chuyện chả quan tâm đến con dâu/rể mà lại bắt người ấy phải coi mình như Bố Mẹ đẻ. Mà dường như cái này là trường hợp thường gặp trong những gia đình VN.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em ko cho rằng , người Tây họ sống hoàn toàn thờ ơ , ko thèm đoái hoài gì đến anh chị em họ hàng của nhau . Nhưng ta ko thể chối cãi là , MỨC ĐỘ của sự quan tâm đó là khác nhau giữa ta và họ , và cái "shock" văn hóa này hoàn toàn có thể xảy ra nếu như ko có sự " acculturation" (hòa hợp , tiếp nhận văn hóa) . Và bản thân chị , chị chọn cái nào ? Riêng em , em thấy giới trẻ chúng ta bây giờ có thể nghĩ nhiều cái rất tân tiến , tự do , thay đổi nền nếp , gia phong , nhưng khi về già , khi mà kinh nghiệm sống đã đủ , và sống trong một trạng thái khác , lúc ấy mới "biết tay" ! ^^
Và cũng một lần nữa , phải công bằng mà nói , người Tây có ý thức về chuyện này ÍT HƠN ta !

Anh nghĩ là người Việt mình có một ngộ nhận gì đó liên quan đến vấn đề này! Ấy là chuyện coi rằng dân "ta" sống có trách nhiệm hơn, có ý thức hơn với (đại gia đình), so với "Tây". Cái đó, cùng lắm, có thể chỉ đúng ở bề mặt nổi của vấn đề.

"Tây" nói chung thế nào anh ko được biết, nhưng "Tây" ở bên anh, anh thấy chúng nó sống đầy trách nhiệm và tình cảm với gia đình (nhỏ) của chúng nó, và (lớn) của cha mẹ, ông bà. Cái hay là, tinh thần trách nhiệm này ko xuất phát từ một sự bắt buộc, hay cưỡng bức gì đó, theo hướng áp đặt từ trên xuống, mà xuất phát từ chính sự cảm nhận (thấy cần thiết) của chúng nó. Cho nên, chúng nó thực hiện bổn phận đó một cách nhẹ nhàng, ko phải chịu áp lực vì sự "đòi hỏi", ví dụ, từ phía bố mẹ, ông bà.

Điều này xuất phát một phần từ sự tự lập và tôn trọng (tự do) cá nhân của "Tây". Bên này, con cái, khi trưởng thành một chút, là tìm cách tự lập và ko "ăn bám" cha mẹ. Cha mẹ, về già, cũng tìm cách "tự lập" và cố gắng ko là rào cản, gánh nặng (hiểu theo cả nghĩa vật chất lẫn tinh thần) trong cuộc sống của con cái (với nghĩa ko "sách nhiễu", đòi hỏi này nọ với con cái, theo lý luận "tao đẻ ra mày, nuôi mày, bây giờ mày phải thế này thế nọ với tao..."). Mỗi bên đều tôn trọn lẫn nhau, cho nên tình cảm và nghĩa vụ ("liên đới") giữa đôi bên vẫn có, nhưng ko mang tính bó buộc theo kiểu "lẽ giáo", "gia phong" (lắm khi khắt khe, phong kiến) như của Việt Nam.

Tất nhiên, "Tây" là "Tây" và ta là ta, hoàn cảnh xã hội mỗi nơi một khác nên ko áp đặt được cái bên này cho ở nhà, và dĩ nhiên, ngược lại. Mình thấy cái nào hay thì theo, dở thì bỏ đi thôi, ko nên câu nệ "phàm là ta thì phải theo", hoặc ngược lại.

L.

TB. Hà dạo này... cấp tiến nhỉ? :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Những thứ em nói toàn từ kinh nghiệm mà ra cả, không phải là ý muốn riêng của em. Đó là văn hóa gia đình Châu Á, cụ thể là Việt Nam, em không phải là người có lựa chọn trong vấn đề này. Các cụ thì tuổi đã đầu 6, ai mà thuyết phục được là các cụ phải "tân tiến, cởi bỏ lạc hậu"? Bản thân em là người đi du học, tự ăn uống giặt giũ cũng chán rồi, làm gì không biết những việc vặt trong nhà, thông cảm và giúp đỡ vợ được chứ sao thay nổi suy nghĩ của lớp người trên. Hơn nữa cái quan trọng trong bài của em là chỉ ra sự khác biệt, dẫn tới việc lấy vợ Tây khó khả thi hơn bình thường nhiều, không có ý nói là chỉ có văn hóa châu Á mới là đúng, chấp nhận được. Phần lớn xung đột trong gia đình Âu-Á không phải là đúng hay sai mà là có thông cảm và chấp nhận nhau được hay không.

Nếu mà chị Hà cho rằng cái mấy "đương nhiên" của em là quá đáng thì tới lúc có chồng sẽ có nhiều bất ngờ chờ đợi chị. Như em đã nói rồi, về nhà chồng có nhiều nhiêu khê lắm, từ "con gái" lên "phụ nữ" còn nhiều nhiều lắm, tới lúc chị trải qua rồi mới biết được. Em thấy chị bị tách biệt tương đối xa khỏi văn hóa Châu Á, sẽ có nhiều điểm làm con trai châu Á cảm thấy khó chấp nhận về mặt lâu dài.
 
Chủ đề này dài quá - mới chỉ kịp đọc mấy trang đầu rồi nhảy vào trang cuối - thấy nhiều ý được nêu ra quá, thành ra không biết những cái mình nói sau đây có lặp lại ý ai đó không.

Mình xin có ý kiến về 2 phần (gần như khác nhau):

Lấy Tây

Con gái Việt lấy trai Tây thì bình thường chứ con trai Việt lấy gái Tây là có nhiều vấn đề. Vấn đề đầu tiên và lớn nhất đó vẫn là ngoại hình và thể lực - con trai Việt khó đáp ứng được nhu cầu của một cô Tây lắm. Bởi thế, khi một người cô gái Tây chạy theo một anh trai Việt thì đó là:

- cô ta phục anh ta về tâm hồn: hiền lành, giỏi giang...
- vì anh ta rất giàu: con một quan tham nào đó ở Việt Nam...
- cô ta không tìm thấy ở các anh Tây sự đối xử tương xứng...

Nếu người ta chỉ yêu về tâm hồn thì theo năm tháng nó sẽ nhạt phai, vì dần dần cô ta sẽ phát hiện ra rằng: hoá ra anh ta cũng chả giỏi giang gì, trong chuyện chăn gối anh ta thật là tệ, anh ta sống với lối văn hoá khó gần quá... Tức là đến một lúc nào đó, tình yêu sẽ phải lùi bước mà tình nghĩa vợ chồng lại không xuất hiện để thay thế nó được.

Nếu người ta yêu vì bạn giàu thì điều đó cũng có nghĩa là nếu bạn hết tiền thì người ta cũng bỏ mà đi, thậm chí kể cả bạn vẫn giàu có người ta vẫn sẵn sàng bỏ đi khi người ta cho rằng như thế là quá đủ rồi.

Nếu người ta đi tìm cái người ta không có được ở đám đàn ông Tây thì đó đơn giản là: bạn phải nghe lời, phục vụ và chiều chuộng cô ta như một thằng đầy tớ vậy.

Đấy là về lý thuyết. Trên thực tế thì mình cũng thấy it đôi giai Việt gái Tây sống hạnh phúc lắm. Sống với nhau một thời gian, vợ thường khinh chồng, rồi đến cả con cái do mẹ nó giáo dục cũng quay sang coi thường cả bố nó. Cái lũ con lai này, đôi khi còn quay sang ghét luôn cả nguồn gốc Việt của chúng nó. Đấy là điều đau buồn nhất. Những gia đình hạnh phúc vẫn có nhưng hiếm lắm.

Ngược lại, con gái Việt lấy chồng Tây thì dễ dàng hơn bởi con gái VN dịu dàng, chịu khó chiều chồng - điểm này hơn đứt gái Tây. Mà cái bọn trai Tây mà lấy gái Việt thì thường là những người đã có cảm tình sẵn với văn hoá Việt nên cũng rất dễ hoà hợp.

Về bản thân thì cũng chưa bao giờ yêu Tây, mặc dù có rất nhiều cơ hội và cũng có nhiều em Tây thích (không những thế còn chủ động) nên không rút được kinh nghiệm thực tế từ bản thân :D
 
Nếu mà chị Hà cho rằng cái mấy "đương nhiên" của em là quá đáng thì tới lúc có chồng sẽ có nhiều bất ngờ chờ đợi chị. Như em đã nói rồi, về nhà chồng có nhiều nhiêu khê lắm, từ "con gái" lên "phụ nữ" còn nhiều nhiều lắm, tới lúc chị trải qua rồi mới biết được. Em thấy chị bị tách biệt tương đối xa khỏi văn hóa Châu Á, sẽ có nhiều điểm làm con trai châu Á cảm thấy khó chấp nhận về mặt lâu dài.

* Chú Tâm không được dọa chị Hà, chỉ mà sợ không lấy chồng thì chết:D. Các em lý trí quá rồi:) tình cảm nó đơn giản thôi mà, ai yêu nhiều người ấy khổ nhiều (theo người khác nhìn vào) chứ thực ra sướng lắm chứ. Chẳng hạn ai lấy anh, ngoài công việc cơ quan, xã hội anh vẫn tranh thủ hoàn thành tốt việc gia đình từ việc nhỏ đến việc lớn như nấu cơm, giặc giũ, tắm cho con... nhiều việc lắm người ngoài nhìn vào bảo Nghĩa rùa khổ như chó:D. Nhưng thực ra đâu có khổ, nấu được cho vợ, cho con món ăn ngon, tắm cho con sạch sẽ, có tiền đưa cho vợ đi siêu thị mua sắm là anh cảm thấy hạnh phúc. Tình yêu đâu có chuyện có qua, có lại... thế thì đâu còn gọi là tình yêu. Anh nuôi rùa, thỉnh thoảng rùa nó vẫn cắn anh nhưng không phải vì nó cắn là anh không nuôi nữa hay anh ghét nó. Cắn là bản năng tự vệ hay đó là cách yêu của rùa:)!?. Nhưng là chuyện nhỏ đối với anh bởi cho dù cắn 1 phát hay nhiều phát anh vẫn nuôi bởi tình yêu của anh đối với rùa cao hơn nhiều:D

Gần hơn như việc anh em mình trong HAO nè! anh chưa gặp anh Linh, em Hà, em Vân, em Tâm hay... nhưng anh vẫn kính trọng anh Linh, quý em Hà, yêu em Vân, mến em Tâm qua từng bài viết (chưa offline thì chỉ có thể làm được như vậy:D) mà anh đâu có đòi hỏi là anh Linh, em Hà, em Vân hay em Tâm phải yêu anh, mến anh:D. Mình cứ trước sau như một cứ kính, cứ yêu, cứ quý thì chẳng có cớ gì họ lại không yếu mình:D đúng không nào?

Thân ái!
 
Back
Bên trên