Tủi thân... ngoại tỉnh

đinh xuân tú đã viết:
Dùng từ hoa mĩ chán rồi....giờ em nói thẳng với bác....chính những người nhà quê đã làm cho cái bộ mặt Hà Nội nhếch nhác là thế....xin lỗi...

Quan niệm của hầu hết của người Việt Nam thường cho rằng, người nhà quê thật thà, chất phác thế này thế nọ....nhưng thử hỏi khi lên Hà Nội họ trở thành người như thế nào....

Đến chuyện hôn nhân còn bị đánh đổi bởi quyển sổ hộ khẩu thì....

Người nhà quê khổ cực đã chịu nhiều, muốn lên Hà Nội tìm sự đổi mới trong cách sống...em không phản đối....
Nhưng nếu làm vậy mà làm mất đi bản sắc, phong tục của người Hà Nội, hoặc kéo sự văn minh của người Hà Nội đi xuống thì em xung phong là người đầu tiên đuổi họ ra khỏi Hà Nội...

Xin lỗi đã nói thằng....



Đấy là sự thật anh ạ !

Vậy bác lấy chuẩn mực gì để xem bác sẽ đuổi ai và giữ ai? ( và liệu bác có chịu đi khi chính mình bị đuổi ko?):-/
 
Phạm Vũ Ngọc Hà đã viết:
Vâng ạ, nếu không đánh đồng thì em hoàn toàn ủng hộ cách nghĩ của anh :D
Nhiều lúc đọc bài cứ thấy anh viết người HN thế nọ, người HN thế kia... Tủi thân quá đi, có khi còn tủi thân hơn cả người ngoại tỉnh bị (đánh đồng) nói là "nhà quê"... :(
:">

:) Thì cũng là tự nhìn lại mình thôi em.

Chứ thực ra anh cũng HN, có dịp quen biết ko ít người HN "chính hiệu", "thứ thiệt" ở nhiều thế hệ (độ tuổi 40 đến hơn 80, tức là những người mà tính cách đã... định hình rồi, họ là những minh chứng xác thực về cái gọi là HN hào hoa, phong nhã và thanh lịch :), nên dĩ nhiên là anh ko dám đánh đồng.

Anh có tham gia trong topic này, chính vì qua trò chuyện với những người như thế, thấy họ rất điềm đạm, khoan dung và nhã nhặn khi nói đến người ngoại tỉnh ("nhà quê"), kể cả khi họ nhắc đến những cái chưa được (số này ko phải là ít) của người nhập cư HN. Họ cũng ko coi việc HN nhộn nhạo rất nhiều trong thời gian qua (ít nhất là trong 20-30 năm trở lại đây), là do lỗi người ngoại tỉnh, mà chỉ than là cái thanh lịch của HN, cho dù có bề dày, nhưng chưa đủ vững để vượt qua những sự kiện mang tính lịch sử và tất yếu (như chuyện người ngoại tỉnh lên HN lập nghiệp, thử vận may). Và, tuy ko trách người ngoại tỉnh, họ lại trách chính (nhiều) người HN đã ko giữ được cho mình những nét đẹp xưa...

Thái độ ấy của những người HN anh coi là đích thực, phản ánh cái văn hóa và lịch thiệp đích thực của người HN, cũng như cái quân tử của dân Hà thành, nay mai một rất nhiều rồi.

Những dòng của anh ở topic này cũng chỉ để chia sẻ suy nghĩ ấy...

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Hoàng Linh đã viết:
:) Thì cũng là tự nhìn lại mình thôi em.

Chứ thực ra anh cũng HN, có dịp quen biết ko ít người HN "chính hiệu", "thứ thiệt" ở nhiều thế hệ (độ tuổi 40 đến hơn 80, tức là những người mà tính cách đã... định hình rồi, họ là những minh chứng xác thực về cái gọi là HN hào hoa, phong nhã và thanh lịch :), nên dĩ nhiên là anh ko dám đánh đồng.

Anh có tham gia trong topic này, chính vì qua trò chuyện với những người như thế, thấy họ rất điềm đạm, khoan dung và nhã nhặn khi nói đến người ngoại tỉnh ("nhà quê"), kể cả khi họ nhắc đến những cái chưa được (số này ko phải là ít) của người nhập cư HN. Họ cũng ko coi việc HN nhộn nhạo rất nhiều trong thời gian qua (ít nhất là trong 20-30 năm trở lại đây), là do lỗi người ngoại tỉnh, mà chỉ than là cái thanh lịch của HN, cho dù có bề dày, nhưng chưa đủ vững để vượt qua những sự kiện mang tính lịch sử và tất yếu (như chuyện người ngoại tỉnh lên HN lập nghiệp, thử vận may). Và, tuy ko trách người ngoại tỉnh, họ lại trách chính (nhiều) người HN đã ko giữ được cho mình những nét đẹp xưa...

Thái độ ấy của những người HN anh coi là đích thực, phản ánh cái văn hóa và lịch thiệp đích thực của người HN, cũng như cái quân tử của dân Hà thành, nay mai một rất nhiều rồi.

Những dòng của anh ở topic này cũng chỉ để chia sẻ suy nghĩ ấy...

L.

Em nghĩ cái này rất đúng, nhiều nét văn hóa truyền thống đã bị mai một nhiều, một phần cũng vì nx người HN lâu đời ko duy trì được nó. Cái này bảo là do người ngoại tỉnh thì cũng đúng, song chỉ một phần, cả thế giới đều đang thay đổi theo hướng toàn cầu hóa, và cái giá là nhiều thứ bị "hòa tan", rồi biến mất.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vâng, anh nói thế làm em cũng thấy áy náy...
Nhưng mà nhìn những thứ chướng tai gai mắt đang phá đi những cái mình muốn giữ thì mình cũng cảm thấy bức xúc chứ ạ?
Còn em thấy là sao lại phải đứng đấy nhìn để nuối tiếc? Mình phải cố dạy bảo thế hệ sau để (chí ít) con cháu còn duy trì được những nét đẹp đó được ngày nào hay ngày ấy chứ... "Còn nước còn tát" mà anh :D
 
Phạm Vũ Ngọc Hà đã viết:
Vâng, anh nói thế làm em cũng thấy áy náy...
Nhưng mà nhìn những thứ chướng tai gai mắt đang phá đi những cái mình muốn giữ thì mình cũng cảm thấy bức xúc chứ ạ?
Còn em thấy là sao lại phải đứng đấy nhìn để nuối tiếc? Mình phải cố dạy bảo thế hệ sau để (chí ít) con cháu còn duy trì được những nét đẹp đó được ngày nào hay ngày ấy chứ... "Còn nước còn tát" mà anh :D

:) Dĩ nhiên rồi, tuy nhiên anh nghĩ cái này phải đến từ nhiều phía, chứ ko đơn thuần... tống người ngoại tỉnh khỏi HN là xong. Ví dụ:

1. Các nhà hoạch định chính sách phải có biện pháp gì đó để duy trì "nếp sống văn minh", vệ sinh công cộng, v.v...

2. Người HN gốc đi đầu trong việc tuân thủ và gìn giữ những nếp sống ấy, có ảnh hưởng đến người mới nhập cư.

3. Có thiện chí và bao dung trong việc tiếp nhận và giúp người ngoại tỉnh hòa nhập vào xã hội HN, tiếp nhận những cái hay của ngoại tỉnh và cương quyết, nhưng lịch sự tránh xa những cái dở của người ngoại tỉnh.

Anh nghĩ là nếu được như vậy, ko lẽ người ngoại tỉnh cứ... vô duyên một mình? (Anh đang nói về những người ngoại tỉnh vẫn giữ những khiếm khuyết khi đã ở giữa lòng HN, chứ ko nói về người ngoại tỉnh nói chung).

L.
 
Em thấy cái topic này ko có một hướng thảo luận nhất định, cứ mỗi người một ý, dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, ai mà đọc sẽ chẳng hiểu là thực sự thì chúng ta đang bàn về góc cạnh nào.

Để em tổng kết một chút nhé. Hiện giờ có 3 luồng suy nghĩ:
Một, là rất against nx người ngoại tỉnh, nhà quê, ..., rằng họ làm HN nhộn nhạo, văn hóa đi xuống, rằng nx người này nên rời khỏi HN.

Hai, là nx người phản đối một, nx người ngoại tỉnh góp phần xây dựng nên kinh đô, từ vật chất đến văn hóa, họ đáng được tôn trọng, ko nên vì một vài thành phần nhỏ mà đánh đồng họ là kém văn hóa, là phá hoại nx nét truyền thống của HN.

Ba, là cách suy nghĩ ở giữa: chấp nhận rằng có sự khác biệt (khác hai), song ko đến mức extreme(như một). Và nx cái khác biệt là tương đối, chưa chắc đã lâu dài, và không hoàn toàn là tiêu cực, vd: họ góp phần làm đa dạng hóa văn hóa, góp phần xây dựng thủ đô.


Em nghĩ theo kiểu thứ ba. Em ko quan tâm một người gốc gác ngoại tỉnh hay ko, mấy đời nhà anh ta sinh sống ở đâu. Cái em cho rằng quan trọng là bản chất con người được xét đến thực sự là ntn, và dù bản chất đấy có là tiêu cực, thì anh ta cũng là đồng bào mình, là người cùng dân tộc, em ko muốn tỏ ra kì thị, và càng ko có quyền để nói rằng họ ko nên ở, làm việc,... tại HN.

Cái em thực sự quan tâm ko phải là ngoại tỉnh hay ko, mà là làm sao để nâng cao văn hóa chung (vd: bớt nx cái như nhổ nước bọt, kém vệ sinh, ....); và làm thế nào để bảo tồn truyền thống từ đời cha ông đất kinh đô(vd: văn hóa uống trà, phong tục tập quán ngày tết, rằm,...).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hay làm quả kiểm tra các thanh niên HN thanh lịch cái nhỉ
1. có vứt rác ngoài đường ko
2. có nhổ nước bọt ra đường ko
3. có chửi bậy ngoài đường ko
4. có tè bậy ngoài đường ko (mấy vụ chết người vì tè linh tinh rồi đấy )
5. có ngoáy mũi ngoài đường ko
6. ....
còn cái gì mọi người hay nói về những thói quen của người nhà quê nữa í nhỉ, mang ra đây test
mà thanh niên cũng hay có kiểu mua kem tràng tiền ra nhà hát lớn ngồi ăn, rồi bôi đâu đấy hoặc ra hilton rửa tay, có giống bọn trẻ con ăn kem chỗ Thủ Lệ của Toàn điếc ko nhỉ

Ôi anh Khải...em về quê đây :((.

Em thấy mọi người hay nhắc đến "người Hà Nội cổ". Em thực sự ko hiểu định nghĩa "cổ" ở đây là bao nhiêu đời (năm), và "Hà Nội" là ở trong phạm vi nào? Vì nếu cách đây khoảng 100 năm thì nội thành Hà Nội chỉ là khu vực 36 phố phường, còn ra đến Thành Công, Láng, Bưởi... đều là làng quê hết cả rồi, dân ở đấy cũng đều bị coi là "nhà quê" cả. Còn cái "cổ" thì cũng ko biết là mấy trăm năm? Vì thực sự là cái nếp sống văn minh (kiểu tư sản nhé) chỉ thực sự du nhập khi Pháp đến, còn trước đấy thì cũng đều là "văn minh lúa nước" cả.

Hic, mà từ đầu đến giờ đọc mãi mà vẫn ko thấy ai định nghĩa dc người Hà Nội gốc là ntn. Có ai chỉ ra tạm được HN gốc là phải ở đây ít nhất mấy đời rồi ko ạ?
 
Anh Linh có quote bài em nên em giải thích lại: em nói khác là từ “khác” vẫn đc dùng với nghĩa đen nhất, như ta nói cái bàn khác cái ghế chứ chưa nói gì đến kì thị hay ko.
Mình thấy Côn vẫn hơi hiểu khác ý mọi ng` hoặc cố ý hiểu sai hoặc đồng ý với 1 số nhưng muốn nói đến 1 ý khác. Ở đây chưa thấy ai chê 1 SV ngoại tỉnh (đại khái là có văn hóa), thế nên cậu cần gì cứ phải nhấn lại. Vì cái “ngoại tỉnh” nó rộng, thế nên đã hiểu mọi ng đang nói về nhóm nhỏ nào thì so sánh trên nhóm đó chứ. Nếu dùng từ “nhà quê” theo nghĩa chỉ nói về gốc gác thì đúng là chỉ những ng ở nông thôn chưa mang nghĩa coi thường hay kì thị (chỉ đơn thuần là 1 danh từ để chỉ một nhóm đối tượng). Nếu dùng từ này theo nghĩa “đồ nhà quê” thì ng ta thường ko ám chỉ đến gốc gác mà nói đến cách ứng xử, thói quen… Tôi thấy cậu quá nhạy cảm, đơn giản là so với những đứa ko phải HN mà tôi biết. Một ng ngoại tỉnh mà có học thức trình độ đàng hoàng thì chả sợ gì ng khác gọi mình là “đồ nhà quê”. Còn ng ko có những cái để ng khác tôn trọng thì có là HN cũng bị khinh rẻ thôi :). Vấn đề như vậy ko phải là gốc gác nhé, chỉ là đôi lúc gốc gác có ảnh hưởng (cũng ko dám nói là ảnh hưởng quyết định nhé) đến một vài mặt thôi.
Những cái trên là tôi nói chung, đừng ai lấy có 1 trường hợp cá biệt để vặn nhé.
Còn 1 số ý nữa :D
Theo Côn thì những ng úp mặt vào tường để làm cái việc ai cũng biết có nên bị lên án ko. Còn rất nhiều cái khác, các chuẩn mực văn minh đã thay đổi nhiều rồi. Chúng ta ko phải chửi ông cha mình, đơn giản vì họ sống trong thời của họ. Có những việc lúc đó là văn minh nhưng bây giờ thì ko. Xem xét cần đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Còn Long thì kể ra cũng ko quân tử lắm vì vừa thấy em bị treo nick (tức là ko cãi dc), nhưng vẫn phải quote lại 1 câu của em
sách How to will friends and influence people của Dale Carnagie có nói "Đến chết người ta cũng không chịu nhận sai"
Mình đi lạc đến đâu rồi :|, ai cũng viết dài, đọc 8-|. Trong mấy cái của anh Khải em toàn ko hết :(
 
Nguyễn Đăng Trung đã viết:
Ôi anh Khải...em về quê đây :((.

Em thấy mọi người hay nhắc đến "người Hà Nội cổ". Em thực sự ko hiểu định nghĩa "cổ" ở đây là bao nhiêu đời (năm), và "Hà Nội" là ở trong phạm vi nào? Vì nếu cách đây khoảng 100 năm thì nội thành Hà Nội chỉ là khu vực 36 phố phường, còn ra đến Thành Công, Láng, Bưởi... đều là làng quê hết cả rồi, dân ở đấy cũng đều bị coi là "nhà quê" cả. Còn cái "cổ" thì cũng ko biết là mấy trăm năm? Vì thực sự là cái nếp sống văn minh (kiểu tư sản nhé) chỉ thực sự du nhập khi Pháp đến, còn trước đấy thì cũng đều là "văn minh lúa nước" cả.

Hic, mà từ đầu đến giờ đọc mãi mà vẫn ko thấy ai định nghĩa dc người Hà Nội gốc là ntn. Có ai chỉ ra tạm được HN gốc là phải ở đây ít nhất mấy đời rồi ko ạ?
Hình như em Trung không đọc những bài trước hay sao ý nhỉ.... ;;)
Đã bảo là người VN mình luôn có văn hóa thờ cúng Tổ tiên, nên có 10 mấy đời ở HN đi chăng nữa thì vẫn bảo mình là gốc nọ gốc kia... Còn chỉ xét là ở HN từ bao nhiêu đời thôi...

Những người HN cổ là những người có gia đình đã ở HN nhiều đời (ít nhất là 3), tuổi từ 45 trở lên :D
"HN" trong phạm vi mấy quận cũ, nghĩa là ranh giới trước hồi năm 90 ý (Ba Đình, Hoàn Kiếm, HBT, ĐĐ, 1 chút Tây Hồ - mà ngày xưa tính cùng vào với Ba Đình ý). Với chị, Láng, Bưởi, TC,... là "ngoại tỉnh" rồi.
Ngày xưa, HN nhỏ xíu, có mấy ai đâu em, mấy gia đình nói chung là biết nhau hết ý mà, bây giờ tứ xứ đến, rồi con cháu nhiều, nên xa dần ra... Chứ mấy Cụ ngày xưa học trường Bưởi, trường Nữ sinh với nhau hết, biết nhau hết ý mà... :D

Ngày xưa, HN tuy là "văn mình lúa nước", nhưng có chọn lọc. Kể cả thời Pháp thuộc thì cũng có chọn lọc, ai đú Pháp quá thì cũng bị "nói mát" như Vũ Trọng Phụng từng viết trong truyện ý em ;)
 
Ấy, Bưởi ngày xưa cũng vẫn thuộc HN chứ. Anh nhớ hồi nhỏ hay cùng bà đi chợ Bưởi, xách làn cho bà, khi về được ăn bún ốc...

Hồi ấy có tàu điện thích lắm, dù chậm hơn rùa và trật bánh là điều dĩ nhiên :)

Phạm Vũ Ngọc Hà đã viết:
"HN" trong phạm vi mấy quận cũ, nghĩa là ranh giới trước hồi năm 90 ý (Ba Đình, Hoàn Kiếm, HBT, ĐĐ, 1 chút Tây Hồ - mà ngày xưa tính cùng vào với Ba Đình ý). Với chị, Láng, Bưởi, TC,... là "ngoại tỉnh" rồi.

Anh biết mà, vụ kỳ thị anh đâu có bảo em :)

L.

trần hữu quang đã viết:
Anh Linh có quote bài em nên em giải thích lại: em nói khác là từ “khác” vẫn đc dùng với nghĩa đen nhất, như ta nói cái bàn khác cái ghế chứ chưa nói gì đến kì thị hay ko.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
À, vâng, anh nói em mới nhớ ra... :D Nhưng mà với em, chợ Bưởi sao nó xa xôi thế... :D (thành ra em cứ nghĩ nó là ngoại tỉnh rồi... :"> ). Em cũng vẫn ở thế hệ được "nếm mùi" tàu điện HN. Em thấy bỏ đi phí quá...

Mà anh học CVA, chắc là anh cũng hay đi (hoặc cố tình đi :D ) tàu điện đến trường? ;;)
 
Phạm Vũ Ngọc Hà đã viết:
À, vâng, anh nói em mới nhớ ra... :D Nhưng mà với em, chợ Bưởi sao nó xa xôi thế... :D (thành ra em cứ nghĩ nó là ngoại tỉnh rồi... :"> ). Em cũng vẫn ở thế hệ được "nếm mùi" tàu điện HN. Em thấy bỏ đi phí quá...
Mà anh học CVA, chắc là anh cũng hay đi (hoặc cố tình đi :D ) tàu điện đến trường? ;;)

Anh có biết nhảy tàu sơ sơ, tuy cũng bị ngã mấy lần. Và sau này, đi xe đạp, có lần bị ngã ở đoạn ngay trước trường CVA, vì ở đó đường tàu điện nó vòng vèo, di xe đạp dễ mắc vào đó lắm.

Tàu điện tuyến Bưởi - Bờ Hồ chờ tránh nhau ở dốc La-pho có hôm đến cả tiếng. Nói chung là ko nhanh hơn đi bộ là mấy...

Nhân topic này, có lẽ nhà mình nên đọc lại loạt bài về HN xưa của Thủy Minh nhỉ.

L.
 
em thì mang máng hình như cái hồi còn tàu điện đã từng đc ông nội cho đi 1 đôi lần :) dưng mà mới có 2 tuổi hay sao ý nên chả nhớ nữa 8-|
thế mà trong ký ức dường như vẫn có hình ảnh cái tàu điện lenh keng qua phố nhà mình ;;)
Ôi cái ngày còn bé sao thích đi Bờ Hồ ăn kem thế 8-}
Nhớ ông nội :x
 
Nguyễn Hoàng Linh đã viết:
:) Thì cũng là tự nhìn lại mình thôi em.

Anh có tham gia trong topic này, chính vì qua trò chuyện với những người như thế, thấy họ rất điềm đạm, khoan dung và nhã nhặn khi nói đến người ngoại tỉnh ("nhà quê"), kể cả khi họ nhắc đến những cái chưa được (số này ko phải là ít) của người nhập cư HN. Họ cũng ko coi việc HN nhộn nhạo rất nhiều trong thời gian qua (ít nhất là trong 20-30 năm trở lại đây), là do lỗi người ngoại tỉnh, mà chỉ than là cái thanh lịch của HN, cho dù có bề dày, nhưng chưa đủ vững để vượt qua những sự kiện mang tính lịch sử và tất yếu (như chuyện người ngoại tỉnh lên HN lập nghiệp, thử vận may). Và, tuy ko trách người ngoại tỉnh, họ lại trách chính (nhiều) người HN đã ko giữ được cho mình những nét đẹp xưa...

Thái độ ấy của những người HN anh coi là đích thực, phản ánh cái văn hóa và lịch thiệp đích thực của người HN, cũng như cái quân tử của dân Hà thành, nay mai một rất nhiều rồi.

L.

Cảm ơn anh Linh , vì đã nói lên thành lời những gì em suy nghĩ từ khi bắt đầu đọc topic này tới giờ.

Những gì anh Linh gọi là "lịch sử và tất yếu", mạnh hơn nhiều so với mong muốn và khả năng của dân Hà nội trong việc gìn giữ bản sắc của mình. Không nói đến sự di dân vào thành phố, ngay trong tiềm thức của nhiều dân Hà nội, sự thanh lịch cũng không còn được coi trọng như xưa. Nguyên nhân của chuyện này, theo tôi là dễ hiểu nếu nhìn lại lịch sử VN giai đoạn 1945-1990. Gì chứ cái quân tử của người Hà nội xưa, nay đã đi vào "sách đỏ" rồi :)

Nhưng nói thế không có nghĩa là ở các nơi khác, các tỉnh lỵ và thôn xóm khác, hoàn toàn không hề có những con người thanh lịch và quân tử. Có, và không phải là ít lắm. Chỉ có điều giống như ở Hà nội, số lượng của họ cũng đang bị mai một dần đi. Không mấy ai quan tâm đến điều này, phải chăng vì sự thanh lịch không được đưa lên báo cáo thành tích của Bộ Giáo dục?

Tiếc thay!
 
hoàng mạnh khải đã viết:
hay làm quả kiểm tra các thanh niên HN thanh lịch cái nhỉ
1. có vứt rác ngoài đường ko
2. có nhổ nước bọt ra đường ko
3. có chửi bậy ngoài đường ko
4. có tè bậy ngoài đường ko (mấy vụ chết người vì tè linh tinh rồi đấy )
5. có ngoáy mũi ngoài đường ko
6. ....
còn cái gì mọi người hay nói về những thói quen của người nhà quê nữa í nhỉ, mang ra đây test
mà thanh niên cũng hay có kiểu mua kem tràng tiền ra nhà hát lớn ngồi ăn, rồi bôi đâu đấy hoặc ra hilton rửa tay, có giống bọn trẻ con ăn kem chỗ Thủ Lệ của Toàn điếc ko nhỉ
anh ơi có ạ
Có nhiều lúc giật mình trước một người hà nội đến tận lõi, nhưng thực ra, em nói rất thực đấy nhá, thực cực kì luôn, em chưa thấy ai trong cả cái topic này đạt đến cái chất đấy, nhưng lại có nhiều người quá là kém thiện cảm với những cái gọi là nhà quê, đùa mẹ em quê vĩnh phú, bố em quê đà nẵng, nếu em nghĩ đến cảnh lần đầu ra hà nội, bố mẹ em đọc được những cái dòng giống kiểu bác toàn viết, chắc buồn lắm, thôi nếu em có viết quá đáng thì mong các anh chị em và các bạn thân mến tha cho em vì cái tội hiếu thảo
 
Nguyễn Vĩnh Nam đã viết:
anh ơi có ạ
Có nhiều lúc giật mình trước một người hà nội đến tận lõi, nhưng thực ra, em nói rất thực đấy nhá, thực cực kì luôn, em chưa thấy ai trong cả cái topic này đạt đến cái chất đấy, nhưng lại có nhiều người quá là kém thiện cảm với những cái gọi là nhà quê, đùa mẹ em quê vĩnh phú, bố em quê đà nẵng, nếu em nghĩ đến cảnh lần đầu ra hà nội, bố mẹ em đọc được những cái dòng giống kiểu bác toàn viết, chắc buồn lắm, thôi nếu em có viết quá đáng thì mong các anh chị em và các bạn thân mến tha cho em vì cái tội hiếu thảo

anh nghĩ là bố mẹ chú đủ thông minh để hiểu anh đang nói về cái gì chứ ko như chú đang tự xấu hổ với nguồn gốc của mình đâu. Có tật mới giật mình.

#u(k , bài của mình post trưa nay bị xóa mất tăm rồi. chán chả buồn viết lại
 
Em thấy đi lạc chủ đề rồi ,hình như bài đầu tiên anh Khải viết thì chỉ có ý muốn biết tại sao mà cha ,mẹ mình không muốn cho con cái mình lấy người các tỉnh ngoài HN thôi ? (Em đang ôn thi đọc không kỹ lấm ,em hiểu thế có đúng không ạ? )
Nếu em hiểu đúng ý là thế thì chỉ việc hỏi bố ,mẹ mình là sao không đồng ý cho mình lấy người ngoại tỉnh ,rồi ai có ý gì hay dở thì mang
hết ra đây cho cả nhà tham khảo để những ai đang có ngưới yêu là ngươi ngoại tỉnh thì nên tiếp tục hay là thôi,
những người chưa yêu thì được mở rộng tầm mắt !
Phụ huynh nhà em thì có ý kiến thế này :
Biết khổ và phức tạp như thế nào rồi , nên không muốn con mình khố giống mình .
 
Hoàng Mạnh Khải đã viết:
hay làm quả kiểm tra các thanh niên HN thanh lịch cái nhỉ :D
1. có vứt rác ngoài đường ko
2. có nhổ nước bọt ra đường ko
3. có chửi bậy ngoài đường ko
4. có tè bậy ngoài đường ko (mấy vụ chết người vì tè linh tinh rồi đấy :D)
5. có ngoáy mũi ngoài đường ko
6. ....


Đôi khi tôi thấy các bạn bị rơi vào những cái tiểu tiết mà quên đi cái tổng thể. Để đánh giá sự lịch thiệp của một người, hãy nhìn vào những gì thuộc về bản chất hơn là sự thể hiện ra bên ngoài. Ví dụ như tính tình điềm đạm và hòa nhã, biết cách lắng nghe người khác và tôn trọng sự khác biệt, tự trọng và tôn trọng người xung quanh, giữ lời hứa và biết kiềm chế trong những hoàn cảnh phức tạp, etc.

Những gì bạn Khải nêu ra chỉ thuộc về cách thể hiện - sửa chữa chúng dễ thôi. Cứ việc phạt thật nặng và tuyển lấy vài ngàn cảnh sát liêm chính (để không ăn hối lộ!) thì sẽ giải quyết được vấn đề (như Singapore đã làm). Nhưng để thay đổi những gì thuộc về bản chất nhà quê (thói hung hăng, đàn áp ý kiến người khác, bới móc và xỉ vả lẫn nhau, etc) thì cần phải có thời gian - đôi khi cần tới nhiều hơn một thế hệ !
 
Lê Doãn Hoàng đã viết:
Không nói đến sự di dân vào thành phố, ngay trong tiềm thức của nhiều dân Hà nội, sự thanh lịch cũng không còn được coi trọng như xưa. Nguyên nhân của chuyện này, theo tôi là dễ hiểu nếu nhìn lại lịch sử VN giai đoạn 1945-1990. Gì chứ cái quân tử của người Hà nội xưa, nay đã đi vào "sách đỏ" rồi :)
Em hoàn toàn đồng ý với anh trong chuyện này. Lúc đọc đến đó thì em nghĩ ngay đến chuyện đó, và đọc tiếp thì thấy anh cũng đề cập tới. Nhưng nếu nhìn thoáng ra thì cũng có thể thu ngắn nó lại thành từ 1960-1990 cũng được anh nhỉ?

Nói chung là mấy bài của các anh Linh, Hoàng, Nghĩa chất lượng thật đấy, đọc bài nào tâm đắc bài đấy :D
(đợi em có thêm ĐCL :D )


Nhưng nói chung, em lạc quan.
Em tin rằng dần dần, khi đời sống đi lên, con người ta cũng sẽ chú ý hơn đến những nét văn minh, lối sống văn hóa...

Nhưng lại nghĩ... Chỉ sợ mọi người chạy theo phong trào, rồi ai cũng cố gán ghép cho mình bằng được những tính cách không được nuôi dưỡng từ cái TÂM của mình...
Và như thế thì khoảng cách về sự khác biệt trong lối sống sẽ ngày 1 lớn...

Nhưng tuy vậy, mình vẫn lạc quan. :)
Trong tiếng Đức có 1 câu mình dịch nguyên vẹn ra là "Niềm tin chết sau cùng" (Die Hoffnung stirbt zuletzt) :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
anh nghĩ là bố mẹ chú đủ thông minh để hiểu anh đang nói về cái gì chứ ko như chú đang tự xấu hổ với nguồn gốc của mình đâu. Có tật mới giật mình.

#u(k , bài của mình post trưa nay bị xóa mất tăm rồi. chán chả buồn viết lại
anh toàn việc gì phải hãm thế, ghét thằng em từ hồi trang 7,8 mà cứ lẵng nhẵng chửi, thấy em không chú ý nên cáu à :D
nói chung em chả xấu hổ về nguồn gốc của mình, à mà nhân tiện để chứng tỏ cái sự không xấu hổ thì em thông báo luôn cho anh một cái tin là hồi mẹ em lần đầu ra hà nội cũng đến công viên thủ lệ, phải cái hồi đấy mẹ em là sinh viên không có tiền nên không thể mua kem, và mẹ em cũng không nhớ là có nhổ nước bọt không, đấy, còn về chuyện thông cảm, thì em xin thông báo là chả ai em quen thấy cái kiểu viết của anh là nghiêm túc đáng thông cảm cả, nếu đấy chỉ là bài trong lúc trà dư tửu hậu, thì vui vẻ cả làng, cũng có thể thông cảm được, chứ còn nếu viết lúc minh mẫn tỉnh táo nghiêm túc thì em thành thật là thấy anh hơi say đấy
 
Back
Bên trên