Tìm hiểu về TQ! :)

Đến Hàng Châu khám phá nhiều điều thú vị​

Hàng Châu, một thành phố nổi tiếng với cảnh sắc tráng lệ, hấp dẫn hơn 20 triệu khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan hàng năm. Nơi đây được thiên nhiên phú cho một cảnh quan độc nhất vô nhị.

hang_chau.jpg

Nói về Hàng Châu, chúng ta không thể không nhắc đến Tây Hồ nổi tiếng. Ba mặt được ôm lấy bởi những ngọn đồi, vùng hồ thần tiên này là một nơi có sức hút mãnh liệt trong hàng thế kỉ. Người ta nói đây là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng của hoàng gia ngày xưa. Hồ và những vùng lân cận có đầy đủ những yếu tố của một hoa viên truyền thống của Trung Quốc, nhưng với kích thước lớn hơn rất nhiều.

Cảnh quan tạo nên bởi những đỉnh núi hình thù kì dị, những khu rừng yên tĩnh, những dòng suối, tán lá rậm rạp và hằng hà sa số những bông hoa mùa xuân làm nổi bậc lên kho tàng những tác phẩm kiến trúc và điêu khắc vô cùng quý giá.

Không ai đến Tây Hồ và Hàng Châu mà không biết đến những đặc sản nổi tiếng của vùng: tơ lụa và trà Long Tỉnh. Bảo tàng Tơ Lụa quốc gia là bảo tàng đầu tiên của Trung Quốc để tưởng nhớ đến văn hóa dệt lụa. Đây cũng là bảo tàng lớn nhất thế giới thuộc lĩnh vực này.

Một bảo tàng tương tự cũng được dựng nên để tôn vinh trà. Tọa lạc ở đồn điền trà Long Tỉnh Tây Hồ, bảo tàng Trà quốc gia mang đến cho chúng ta cái nhìn cận cảnh lý thú về lịch sử và công việc sản xuất trà.

Một hiện tượng thiên nhiên khác cũng nổi tiếng ở Hàng Châu là hiện tượng thủy triều trên sông Tiền Đường.

Có một kì công của ngành kĩ thuật, đó là Kênh Lớn. Nối giữa Hàng Châu ở phía Nam và Bắc Kinh ở phía Bắc, đây là kênh đào dài nhất ở Trung Quốc, thậm chí vượt qua cả kênh đào Suez và Panama.

Đi thuyền trên dòng kênh là một trong những cách hay nhất để có thể ngắm được phong cảnh bao quát của những thị trấn ven sông đặc trưng ở miền Nam Trung Quốc, nơi có những ngôi nhà cổ, cầu đá được xây dựng theo lối truyền thống và những di tích lịch sử.

Hàng Châu, với nhiều vô số những thắng cảnh đẹp nổi tiếng đã được xếp vào một trong mười thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Trung Quốc.
 
TÔ CHÂU

Thành phố Tô Châu nằm ở góc phía Nam của tam giác sông Trường Giang, cách thành phố Thượng Hải 80 cây số. Dân số 720.000, là một thành phố có những Hoa viên nổi tiếng ở Trung Quốc. Trong thành Tô Châu có kênh rạch ngang dọc, ngoài thành thì sông ngòi chằng chịt nên nơi đây được xem là quê hương kênh rạch điển hình của Trung Quốc. Tô Châu có khí hậu ôn hòa, đất đai mầu mở, sản vật phong phú nên còn có tên gọi là quê hương của cá gạo, một nơi có đời sống trù phú. Với tất cả những cảnh đẹp u nhã, cổ kính và nhiều Hoa viên đặc thù, Tô Châu còn được biết đến như là một thiên đường của nhân gian.

dshh2-014.jpg

Là một thành phố cổ nổi tiếng của Trung Quốc với hơn 2500 năm lịch sử, căn sứ vào sử tịch còn ghi chép lại thì Tô Châu trong khoảng thời gian 10 thế kỷ trước và sau công nguyên, nơi đây đã bắt đầu hình thành nên một quốc gia chư hầu, được gọi là Câu Ngô, lệ thuộc vương triều nhà Chu, tức là nước Ngô của thời Đông Chu. Đô thành khi bấy giờ là khu vực làng Mai, cách phía tây của thành Tô Châu khoảng 15 cây số, còn gọi là khu vực Mai thôn. Sở dĩ đến ngày nay, thành phố Tô Châu vẫn còn có tên gọi rất đơn giản là Ngô, bởi vì năm 560 trước công nguyên, vua Ngô dời phiên trấn và đô thành đến Tô Châu, từ đó mới lấy tên là Ngô.

Kể từ thời nước Ngô, Tô Châu đã trở thành một trung tâm văn hóa, quân sự, kinh tế, chánh trị. Thời vua Ngô Hạp Lư nắm giữ vương quyền thì lần lần mở rộng thành thị, xây dựng đại thành Hạp Lư xung quanh kinh đô khoảng 24 cây số, di tích này cùng với diện mạo cơ bản của thành Tô Châu hiện nay phù hợp nhau. Đời nhà Tống, kinh tế Tô Châu dần dần phồn vinh, tơ lụa sản xuất ở khu vực này đã nổi tiếng trên toàn quốc. Tô Châu là một thành phố có rất nhiều cổ tháp đời nhà Tống, hiện còn được bảo tồn hoàn chỉnh trên toàn quốc.

Tô Châu sở dĩ nổi tiếng đến như vậy chính là do những Hoa viên nằm rải rác khắp trong thành phố. Những Hoa viên này nở rộ nhất là từ thời nhà Tống cùng lúc với sự hưng thịnh kinh tế và thương mại ở vùng này. Thế nên Tô Châu kể từ khi ấy còn được gọi là: “Hoa Viên chi thành”, hay là:

“Giang Nam viên lâm giáp thiên hạ,
Tô Châu viên lâm quan Giang Nam”.

Nghĩa là: miền Giang Nam vườn hoa rừng cây khắp trời đất, nhưng thành phố Tô Châu vườn hoa và rừng cây trùm cả Giang Nam. Hoa viên ở Tô Châu rất là nghệ thuật, tinh xảo, là tinh hoa kiến trúc nghệ thuật vườn rừng cổ điển của phương Nam Trung Quốc. Nó không những là hoa viên của hoàng gia cung đình, hay là phú lệ hào hoa, mà là thanh tao nhã nhặn, nổi tiếng là nghệ thuật tinh vi, lung linh ngây ngất. Do đó mà Tô Châu được nổi danh là mỹ lệ của mọi tầng lớp người trong xã hội. Từ vương triều nhà Tống (thế kỷ thứ 10) đến nay, Tô Châu đã hấp dẫn không biết bao nhiêu là địa chủ quan liêu đến khu vực này đào ao xây nhà, đắp đồi dựng núi, gieo hoa trồng cỏ, lập gác dựng đình. Đến hai đời Minh Thanh (từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 20), hoa viên của các phủ đệ ở Tô Châu có đến hơn 200 nhà và hiện nay có hơn 180 nơi được tu sửa lại. Các hoa viên nổi tiếng được mở cửa cho mọi người chiêm ngưỡng có hơn 10 nơi, trong đó có Thương Lãn Đình đời Tống (Thế kỷ 11), Sư Tử Hoa viên đời nhà Nguyên (thế kỷ 14), Chuyết Chánh Viên, Lưu Viên.v.v… đời nhà Minh (thế kỷ 16). Tất cả đều là những tác phẩm đại biểu nghệ thuật kiến trúc hoa viên cổ điển của Giang Nam.Từ đó tiếng khen ngợi đồn đãi đã lưu hành mãi đến ngày nay:

“Trên trời có Thiên Đàng,
Dưới đất có Tô Hàng nhị châu”.

Đến hai đời Minh và Thanh, Tô Châu đã trở thành thị trấn quan trọng nhất trong việc sản suất tơ lụa cho toàn quốc, là nơi trung tâm thương nghiệp cho toàn vùng Giang Nam. Trong triều đại nhà Minh, vương triều đã cho lập nên một công trường quốc doanh rất quy mô, chuyên tạo ra những gấm đoạn để cung cấp cho các hoàng thất. Đến hoàng triều nhà Thanh ở Tô Châu thì lại lập ra một phủ chuyên môn coi về đan dệt để khống chế việc sản xuất tơ lụa. Đến nay Tô Châu vẫn là một thành phố quan trọng chuyên sản xuất tơ lụa của Trung Quốc.

Tô Châu lại còn có tên gọi: “Đông phương thủy thành”. Từ: “Bình Giang đồ” của đời nhà Tống mà xem xét thì đời nhà Tống các kênh rạch giao thông trong thành Tô Châu hướng Nam và Bắc có 7 đường, hướng Đông và Tây có 14 đường. Các đường kênh rạch đan xen cùng với đường đất thường thường là mỗi đường rạch là một đường đất. Tất cả đều do nhân công tạo nên. Hai bên bờ sông cùng kênh rạch đều được kè bằng đá, trên các bờ kênh rạch là nhà cư dân, phố phường cùng các thương điếm; cửa trước là đường bộ, cửa sau là đường sông. Trên các đường sông có các thuyền buồm gỗ dùng hơi nước hoặc dùng sức người qua lại không dứt. Đây chính là phong quang đặc sắc, chỉ riêng có của Giang Nam.

Tô châu thành ngoài những danh tiếng như trên còn có Hổ Khâu sơn, tọa lạc ở phía tây bắc của thành Tô Châu. Nơi đây có một ngọn tháp gọi là Hổ Khâu, được xây dựng vào đời Xuân Thu, tương truyền là nơi vua Phù Sai nước Ngô mai táng di thể của vua cha là Hạp Lư ở đấy. Căn cứ theo sử ký ghi chép, lăng mộ của vua Hạp Lư được chôn cất bên ngoài của huyện Ngô, xây dựng bởi 100.000 người. Sau khi vua Hạp Lư chết được 3 ngày thì có người thấy từ nơi mộ vua Hạp Lư có một con cọp trắng phóng vọt ra, chạy lên đỉnh đồi nên do đó nơi đây có tên là Hổ Khâu, đến nay đã có hơn 2400 lịch sử và được tên gọi là: “Đệ nhất danh thắng nước Ngô”. Hiện nay tháp Hổ Khâu là vật tượng trưng cho thành cổ của Tô Châu.

Khi viếng thăm Tô Châu, ngoài những danh thắng cổ tích của Trung quốc; các chùa viện của Tô Châu cũng là nơi tập trung trọng yếu của Phật giáo miền Nam Trung Quốc. Những tự viện này Phật điện trang nghiêm, tăng ni tu học còn rất đông, việc hoằng pháp tương đối giữ quy cũ nề nếp. Trong số đó điển hình là các ngôi cổ tự danh tiếng như: Tây Viên Tự (còn gọi là Giới Tràng Luật Viện), Hàn Sơn Tự với bài thơ “Phong Kiều Dạ Bạc” nổi tiếng của thi sĩ Trương Kế đời Đường. Linh Nham Sơn với đạo tràng Linh Nham của ngài Aán Quang đại sư, hiện nay là Phật học viện Linh Nham của Phật giáo Giang Nam. –nơi đây còn nổi tiếng với động Tây Thi, liên quan tới một trong Tứ đại Mỹ Nhân của lịch sử cổ đại Trung Quốc-. Bắc Tự Tháp là ngôi cổ tháp xưa nhất còn hoàn chỉnh của Trung Quốc, có lịch sử hơn 1700 năm…

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thinh đáo khách thuyền.

(Thơ Đường – Trương Kế )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
HẤP DẪN CÔ TÔ​

coto.jpg

Đến thành phố Tô Châu, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt du khách là bức tường thành cổ. Cửa thành sừng sững giữa đất và mặt nước, ngọn cổ tháp cao tận mây khiến người ta có cảm giác bí mật, huyền ảo giữa không gian tĩnh lặng. Thành cổ Cô Tô được xưng tụng là thủ phủ của vùng Giang Nam, quê hương của “lúa gạo và cá”. Đây là vùng sông hồ gắn liền với lịch sử văn hóa. Tô Châu ngày xưa gọi là Bình Giang, còn gọi là Cô Tô, nằm bên bờ đông nam của Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô, trung bộ của tam giác châu Trường Giang, là một thành phố trứ danh trong lịch sử văn hóa. Năm 514 trước Công nguyên, Ngô vương Hạp Lư ra lệnh cho đại thần là Ngũ Tử Tư xây dựng đô thành tại đây, đến nay đã hơn 2.500 năm lịch sử.

Đến đời Ngô vương Phù Sai đã có một âm mưu chính trị, quân sự của Việt vương Câu Tiễn nhằm phục quốc, báo thù. Câu Tiễn dùng mỹ nhân kế, dâng Tây Thi (tên thật là Thi Di Quang) cho Phù Sai. Tây Thi là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc cổ, là người yêu của đại thần Phạm Lãi, để làm bại hoại triều chính của nước Ngô. Câu Tiễn diệt được nước Ngô, nhưng kết cục của Tây Thi thì không rõ ràng, có thuyết nói rằng sau chiến thắng, Phạm Lãi đưa Tây Thi qua bên kia Thái Hồ (rộng 2.338 km2 ) tiêu dao ngày tháng, có thuyết khác nói rằng người nước Ngô kết tội Tây Thi gây ra cảnh quốc phá gia vong cho nước Ngô nên giết nàng, ném xác xuống sông, về sau tại khúc sông đó xuất hiện một loài hàu nhỏ, truyền thuyết nói rằng loài hàu đó là do cái lưỡi của Tây Thi hóa thành, nên nó còn có tên “tây thi thiệt” (lưỡi Tây Thi). Ngày nay tại thành phố Chư Kỵ, huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang còn đền thờ Tây Thi.

Theo thư tịch Trung Quốc, sau khi diệt nước Ngô, Phạm Lãi từ quan, đến đất Đào, thuộc nước Tề (nay là huyện Định Đào, tỉnh Sơn Đông), đổi tên là Đào Chu công, buôn bán làm giàu, có ba người con trai. Đứa thứ hai phạm tội giết người bị bắt ở nước Sở, Đào Chu công sai đứa con út đem tiền lo lót để mong thằng hai thoát khỏi tội chết, nhưng đứa con cả nằng nặc đòi đi cứu em, nếu không nó tự sát, Đào Chu công bất đắc dĩ đành phải cho nó đi vì đoán rằng thằng cả đi thì sẽ làm chết em nó, bởi vì nó đã cực khổ theo ông làm ăn từ lúc còn hàn vi, do đó chi tiền rất dè xẻn, sẽ không làm được việc, kết quả đúng như ông dự đoán, cuối cùng thằng cả chỉ mang được xác thằng hai về.

Đời Đường, nhà thơ Trương Kế đã làm bài tứ tuyệt “Phong Kiều dạ bạc” (Ban đêm đậu thuyền ở bến Phong Kiều) rất nổi tiếng tại thành Cô Tô này:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.​

Tản Đà đã dịch thơ như sau :

Trăng tà tiếng quạ kêu sương,

Lửa chài cây bến còn vương giấc hồ.

Thuyền ai đậu bến Cô Tô,

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.​
Tô Châu cổ đại, là đầu mối giao lưu thương mại, thuyền xe tấp nập, vải vóc lụa là đầy thành, cảnh tượng phồn hoa. Cho đến nay thành cổ vẫn như xưa, trên bờ dưới nước song song phát triển, đường thủy và đường bộ kề bên nhau, xen kẽ nhau, những con hẻm sâu hun hút, trên đường đầy tiếng cười, tiếng mua bán của cư dân khiến người ta cảm thấy lôi cuốn, cái bày ra trước mắt là phong cảnh và tập quán đặc biệt của nhân dân vùng Giang Nam, thành phố Tô Châu hiện đại và cổ thành Cô Tô như hòa lẫn vào nhau, tôn tạo lẫn nhau.

Du khách đến Tô Châu, ngoài ấn tượng về cổ thành và thú vui đi thuyền dưới những chiếc cầu nhỏ, càng không thể quên phong cảnh viên lâm thật đẹp đẽ. Người xưa có câu khen rằng: “Giang Nam viên lâm giáp thiên hạ, Tô Châu viên lâm giáp Giang Nam” (Viên lâm của vùng Giang Nam đứng đầu thiên hạ, viên lâm của Tô Châu đứng đầu Giang Nam). Lịch sử của viên lâm Tô Châu bắt đầu từ thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên, thuộc thời đại Xuân Thu, ban đầu là vườn nuôi thú của vua Ngô, viên lâm tư gia xuất hiện vào thế kỷ thứ 4 Công nguyên thuộc thời đại Đông Tấn, đó là vườn Tịch Cương, sau đó viên lâm được xây dựng ngày càng nhiều, đến thời Minh, Thanh, thì đây là nơi phồn hoa nhất, trong thời toàn thịnh, số lượng viên lâm tư gia có hơn 200 vườn, trong đó có ảnh hưởng nhất là Chuyết Chính viên, Lưu viên, Võng Sư viên, Hoàn Tú sơn trang... từ đó Tô Châu được xưng tụng là “Thiên đường nơi trần thế”. Những vườn này có ý cảnh thâm viễn, cấu tứ tinh xảo, nghệ thuật cao nhã, nội hàm văn hóa phong phú, trở thành tiêu biểu cho các viên lâm.

Nghệ thuật tạo vườn cảnh Trung Quốc, cùng với văn học và nghệ thuật tương thông, có cội nguồn thâm viễn, từ đời Đường, Tống về sau bị ảnh hưởng của nghệ thuật hội họa sơn thủy, thể hiện trong cấu tứ hoàn chỉnh của viên lâm. Trong các viên lâm, hiện còn bảo tồn hoàn chỉnh bút tích thư pháp của nhiều danh gia Trung Quốc, đó là các tác phẩm nghệ thuật quí giá, là những văn vật có giá trị rất cao. Các viên lâm cổ điển của Tô Châu đều theo nguyên tắc trạch viên hợp nhất tức là nhà và vườn hợp thành một thể thống nhất, có thể thưởng thức, có thể dạo chơi và có thể cư ngụ được. Sự hình thành của viên lâm có liên quan tới mật độ dân số cao và là khu vực đô thị tại đây, nơi phong cảnh thiên nhiên thiếu hụt, con người vốn ưa thích thiên nhiên nên sáng tạo ra viên lâm, biến hoàn cảnh nơi mình cư trú thành một chỉnh thể hài hòa đẹp đẽ giữa thiên nhiên và nhân tạo, kiến trúc đình, đài, lầu, gác, phối hợp với núi gò, sông suối, cây cối, hoa cỏ tạo ra một không gian sinh hoạt “ở nơi náo nhiệt nhưng gần tự nhiên”. Các viên lâm cổ điển ở Tô Châu được tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 1997.
 
Đi Bắc Kinh đi bà ơi,mùa đông lạnh ngắt,mùa hè nóng nực,quanh năm bụi mù mịt
 
Ngày mai là ngày 3/3 rồi, ai có thông tin gì về ngày này thì cho xin ít nhé
 
Tết Hàn thực, kill sâu bọ.:))
Xuất xứ: Tấn Văn Công Trùng Nhĩ.....:-?? Chả nhớ nữa
 
Back
Bên trên