Tìm hiểu về TQ! :)

MỘT SỐ DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA TQ

VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH​

greatwall1.jpg

Vạn lý trường thành là một công trình kiến trúc quân sự cổ đại của Trung quốc, quy mô đồ sộ, công trình gian truân, có thể nói đó là một đại kỳ tích trong lịch sử kiến trúc của loài người thời cổ. Trường thành được bắt đầu xây dựng từ thời Xuân thu chiến quốc thế kỷ 5 trước công nguyên, thế ký 3 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, đã phái Tướng Mông Điềm dẫn 30 vạn quân đánh bật quân Hung Nô ra khởi bờ cõi phương bắc, sau đó tiếp tục cất công nối lại những đoạn thành phân tán thành một thể, và tiếp tục xây dựng. Từ đó qua nhiều chiều đại sau này không ngừng tu bổ mở rộng, đến tận giữa thế kỷ 17 thời nhà Minh. Cả thẩy xây dựng Vạn lý trường thành mất hơn 2000 năm.

greatwall2.jpg

HOÀNG SƠN AN HUY​

hs1.jpg


Hoàng Sơn là dẫy núi nằm ở vùng núi Oản Nam phía tây bắc thành phố Hoàng Sơn tỉnh An Huy, nổi tiếng trên đời với "Tam kỳ" và "Tứ Tuyệt", những ngọn núi đá sừng sững thắng đứng như cắt, những tảng đá lạ lung linh, biển mây biến hoá vô thường, những ngọn thông thiên kỳ bách quái, tạo thành một cảnh tưởng thần kỳ vô cùng vô tận. Năm 1990, Hoàng Sơn được xếp vào di sản văn hoá thiên nhiên thế giới. Nhà lữ hành thời nhà Minh ông Từ Hà Khách từng có câu nói nổi tiếng:" Ngũ nhạc quy lai bất khán sơn, Hoàng Sơn quy lai bất khán nhạc", nghĩa là đã đi xem ngũ nhạc (năm quả núi nổi tiếng của Trung Quốc) về thì đừng đi xem núi (núi Thái Sơn, Hoàng sơn, Ngũ đài sơn...), đã đi xem Hoàng Sơn về thì không xem ngũ nhạc nữa. người có câu nói rằng "Thiên hạ danh cảnh tập Hoàng Sơn", nghĩa là những cái đẹp cái lạ của các núi, nhạc thiên hạ đều tập trung tại Hoàng Sơn hết rồi.
 
NON NƯỚC QUẾ LÂM​

gl1.jpg

Quế Lâm là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của Trung Quốc, được mệnh danh là "Non nước Quế Lâm giáp(nhất) thiên hạ", khu phong cảnh Ly Giang Quế Lâm là Khu du lịch dung nham và nước quy mô lớn nhất, phong cảnh đẹp nhất thế giới, hàng nghìn năm nay đã làm mê hồn biết bao văn nhân mực khách. Khu phong cảnh Ly Giang Quế Lâm lấy Thành phố Quế Lâm làm trung tâm, phía bắc bắt đầu tư kênh Linh (Linh Cự) Huyện Hưng An, phía nam đến huyện Dương Sóc, được nối liền bởi dòng sông Ly Giang.

gl2.jpg


Non nước Quế Lâm xưa nay nổi tiếng trong và ngoài nước bởi "Núi xanh, nước biếc, hang lạ", trong đó tiêu biểu nhất là sông Ly Giang, Hang Lư địch nham, Thất tinh nham, núi Độc Tú phong, núi Phục Ba, núi Điệp Thái, họ là những tinh hoa của non nước Quế Lâm.

CỐ CUNG BẮC KINH​

bj1.jpg

Cố Cung, còn gọi là Tử Cấm Thành, nằm ngay trung tâm thành phố Bắc Kinh, là Hoàng cung của nhiều chiều đại phong kiến Trung Quốc.

Cố Cung đông tây rộng 750 mét, nam bắc dài 960 mét, diện tích 720 nghìn mét vuông, là hoàng cung lớn nhất thế giới; Toàn bộ kiến trúc Cố Cung được bao bọc bởi hai tuyến phòng vệ, tuyến ngoài là con sông hộ thành rộng 52 mét, sâu 6 mét; tuyến trong là tường thành chu vi 3 km, tường cao 10 mét, đế dầy 8,62 mét. Tường thành có bốn cửa, hướng nam là Ngọ môn, Bắc là Thần Võ môn, đông là Đông hoa môn, tây là Tây Hoa môn, bốn góc tường thành là 4 ngôi giác lầu, giác lầu là kiến trúc hiên uốn 3 tầng, gồm 72 mái lượn, tạo hình tinh tế, lung linh. Cố cung là kiệt tác của kiến trúc cổ đại Trung Quốc.

bj2.jpg
 
VIÊN LÂM (VƯỜN CẢNH) TÔ CHÂU​

szyy.jpg
Tô châu xưa nay nổi tiếng bởi những khu vườn cảnh, có câu nói "Giang nam viên lâm giáp(nhất) thiên hạ, Viên lâm Tô Châu giáp Giang nam". Những vườn cảnh đó có thể chia làm ba loại lớn, loại vườn cảnh gia tộc, cả khu vườn là của một đại gia, vườn cảnh ngoại ô, thực ra đấy đã là công viên, và vườn cảnh chùa chiền. Vườn cảnh gia tộc ở Tô châu là nhiều nhất, đó là những vườn nhà của các quý tộc, quan lại, phú thương thời trước, vườn được thiết kế công phu theo học thuyết phong thuỷ, hay cấu tưởng tái tạo lại thiên nhiên với một tư duy nhân văn, vườn có phong cách khác nhau theo từng chiều đại lịch sử, những ngôi vườn ở Tô châu là những kiệt tác của công trình nghệ thuật viên lâm của Trung Quốc, nó đã được áp dụng trong những công trình công viên hiện đại thời nay.

szzzy.jpg

Tô Châu có một khối lượng lớn những ngôi vườn trữ danh trên thế giới, cho nên người ta ví "Thượng hữu thiên đường, hạ hữu Tô châu". Tô châu là một thiên đường của trần giang.

TÂY HỒ HÀNG CHÂU​

Tây Hồ Hàng châu là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của Trung Quốc, được mệnh danh là "Thiên đàng trần gian".

xh1.jpg


Đê Tô là một trong những khu cảnh đẹp nhất của Hàng Châu bởi câu thơ của đại thi hào nhà Tống Tô Đông Pha: "Tây hồ cảnh trí lục điều kiều, cách chu dương liễu cách chu đào". Đê Tô chạy theo hướng Nam Bắc, dài 2,8km, hai bên dương liễu rú xuống, ẩn hiện bởi đê được nối lại bằng sáu cầu vòng đá cổ, cầu Ánh Ba, cầu Toả Lan, cầu Vọng sơn, cầu Áp Đê, cầu Đông Phố và cầu Khoa Hồng, đi trên đê bóng người bóng cây nghiênh ngả mặt hồ, tưởng như vào tiên cảnh.

xh2.jpg


Cảnh sắc Đê Tô thay đổi theo bốn mùa, sáng chiều cũng khác, đầy chất thơ nhất phải nói đến ánh bình minh của mùa xuân, khi bạn tạn bộ trên đê Tô, tóc liễu vốt ve, mầm chồi nẩy xanh, cả dải đê choàng trong sương mờ khói xanh, trên cành mấy tiếng chim vành khuyên, báo cho bạn biết rằng mùa xuân đã đến. Cảnh đó tình đó, khiến bạn say mê, chả trách những hoạ sỹ thời Nam Tống đã thốt lên "Buổi sáng đê Tô" là cảnh quan đứng đầu bảng trong 10 cảnh quan đẹp của Tây Hồ Hàng Châu.
 
TAM HẠP TRƯỜNG GIANG​

sx1.jpg

Tam Hạp trường là tên gọi chung của ba thung lũng sông Trường giang tức thung lũng Hoắc Đường Hạp, Vu Hạp và Tây Lăng Hạp. Thung lũng Tam hạp được bắt đầu từ thành Bạch Đế huỵện Bổng tiết tỉnh Tứ Xuyên, xuôi dòng đi qua các huyện Nam Tân Quan, Khoa Bổng Tiết, Vu Sơn, Ba Đông Tỉ Quy và Nghi Xương, dài khoảng 200km.

cjsxia.jpg

Sau khi Công trình xuyên thế kỷ đập thuỷ điện Tam Hạp hoàn thành, rất nhiều những cảnh quan, di chỉ, văn vật sẽ bị chìm trong lòng hồ.


GỐM BINH MÃ TÂY AN​

bmy-1.jpg

Một quần thể kiến trúc lớn, tạo hình đặc biệt nằm ở một khu vườn cây rợm bóng bên triền núi Lệ Sơn thành phố Tây An, đó là Viên Bảo Tàng Gốm Binh Mã Tần Thuỷ Hoàng nổi tiếng gần xa,nó là một hòn ngọc khảm trên miền đất tây bắc Trung Quốc, bởi trong đó là một đội quân hơn bẩy nghìn binh mã bằng gốm của đế quốc Tần 2000 năm trước, khí thế hùng dũng, bố trận chỉnh tề dưới đất, thất đáng người đời khâm phục.

bmy-2.jpg
 
MỘT VÀI NÉT VỀ THƯỢNG HẢI​

Thượng Hải - một thành phố đầy quyến rũ, luôn dẫn du khách đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác:

oriental_tower1.gif


Tàu cao tốc Maglev
Phóng như tên lửa, vượt qua 33 km giữa sân bay quốc tế Pudong và ga tàu điện ngầm Longyang Lu chỉ trong 8 phút, đó chính là chiếc tàu cao tốc đầu tiên trên thế giới chạy trên đệm từ trường với tốc độ lên tới 400 km/giờ.

Tháp truyền hình Đông Phương Minh Châu - Oriental Pearl không chỉ nổi tiếng với những quang cảnh ngắm nhìn từ trên đỉnh tháp, mà còn có một viện bảo tàng đầy ấn tượng về lịch sử của Thượng Hải đặt tại tầng trệt.

Trung tâm triển lãm quy hoạch thành phố Thượng Hải
Phòng trưng bày với mô hình rộng 1950 m2 mang tới cho du khách một bức tranh toàn cảnh, rõ ràng về tốc độ phát triển của thành phố, bên cạnh đó là phòng trưng bày với những cuốn phim ghi lại sự phát triển hàng ngày của Pudong trong suốt 10 năm qua.

Bảo tàng văn hoá cổ Trung Hoa
Năm ngoái, bảo tàng hấp dẫn này được trưng bày tại thị trấn nổi của Tongli và nay đã quay trở về với Thượng Hải, trưng bày hơn 4000 đồ khảo cổ do nhà xã hội học Liu Dalin sưu tầm, trong đó nhiều đồ vật có niên đại 5000 đến 6000 năm trước.

Du lịch bộ hành
Hiệp hội Nhà cổ Thượng Hải là một tổ chức tình nguyện với mục đích bảo tồn và khôi phục những kiến trúc văn hoá lịch sử đang bị mai một. Các hướng dẫn viên của tổ chức sẽ đưa du khách đi bộ dọc theo con đường nổi tiếng Bund hoặc đi xuyên theo những con hẻm của các khu phố từ thời Pháp để khám phá, thưởng thức những kiến trúc cổ.

"Bon Appetit Shanghai" - Những nhà hàng lớn nhất
Khách du lịch sẽ thích đến Meilongzhen hoặc Xiao Nan Guo nổi tiếng với các đầu bếp người Thượng Hải tin cậy, tài năng. Những phục vụ viên niềm nở luôn làm du khách cảm thấy thoải mái như ở nhà khi họ thưởng thức những món ăn truyền thống Trung Quốc.

Club Shanghai
Lên nhà hàng tao nhã trên tầng thượng của nhà hát Opera Thượng Hải, du khách sẽ được bếp trưởng Stefan Stiller giới thiệu những món ăn Pháp cầu kỳ được đặt tên theo các bản nhạc giao hưởng. Thật tuyệt vời khi được thưởng thức những bữa ăn tối đầy nốt nhạc trước buổi biểu diễn của ban nhạc Philharmonic Thượng Hải hay của các khách mời như dàn hợp xướng Các chàng trai San Francisco vào 22 tháng 7 này.

Nhà hàng Jade On36
Theo các vị hoàng đế Trung Hoa, Jade - Ngọc bích được coi là "ngọc của thiên đàng" vì vẻ đẹp và ánh sáng lấp lánh tuyệt vời của nó. Nằm trên tầng 36, Jade on 36 có được quang cảnh bảo quát toàn Thượng Hải và con đường Bund nổi tiếng. Nơi đây được biết đến với những món ăn mới cầu kỳ do bếp trưởng lừng danh Paul Pairet đảm nhiệm và được trang trí bởi nhà thiết kế Adam D. Tihany.

Sens & Bund
Nhà hàng tại số 18 đường Bund với hai đầu bếp trưởng người Pháp Jacques và Laurent Pourcel nổi tiếng với các thực đơn mới theo mùa, luôn xuất hiện cùng lúc cả ở Pháp và Thượng Hải.

Three On the Bund
Trung tâm thương mại này không chỉ nổi tiếng với các thương hiệu thời trang cao cấp,... mà còn được biết đến như một địa điểm ăn tối "không thể nào quên" với các bếp trưởng trứ danh Jean-George Vongerichten, Jereme Leung và David Laris

Quán nhạc Blues và Jazz
Ông chủ, một nghệ sỹ Jazz có tiếng người Trung Quốc, luôn mời đến những nghệ sỹ hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới, ngoài ra hàng tuần đều có buổi biểu diễn dành cho các tài năng mới người địa phương.

Quán The Door
Trần nhà cao vút với xà nhà được làm bằng gỗ, cửa kéo theo kiến trúc cổ tạo ra một không gian thích hợp cho các ban nhạc chơi các đoạn nhạc dân gian bằng các nhạc cụ Trung Quốc truyền thống.

Chợ Xiangyang
Với hơn 400 gian hàng, khu chợ này lúc nào cũng tấp nập. Mặt hàng bán chạy nhất mùa hè này là loại vải gần giống vải the và đồ trang sức bằng bạc của Co's.

Chợ Dongjiadu Lu Fabric
Khu chợ với 250 gian hàng cung cấp tất cả những gì bạn muốn liên quan tới trang phục may mặc hoặc một mẫu quần áo do bạn chọn trong các tạp chí thời trang hiện hành. Để đảm bảo lụa, casơmia và len là hàng thật, bạn hãy yêu cầu người bán đốt một mẩu vải vụn. Nếu tro của nó tan vụn hết thì đó là hàng thật, nếu tro bị đóng thành các hạt thì người bán hàng đã trộn một loại vật liệu thay thế rẻ tiền vào các loại chất liệu trên.

Yu Yuan/Fangbang Lu
Những toà nhà kiểu nhà Minh xung quanh vườn Yu (Yu Garden) chuyên bán các quà tặng Trung Quốc truyền thống. Xuống đường Fangbang Lu, bạn sẽ được thấy toà nhà Cang Bao Lou với những chi tiết rất cổ kính. Khách du lịch cần chú ý: rất nhiều các món đồ bán tại đây là hàng nhái vì vậy cần khôn khéo khi lựa chọn và trả giá cho phù hợp.

"Strokes of Genius": Galleries ở Thượng Hải
Đường Suzhou Creek thuộc quận Moganshan Lu là khu vực tấp nập nhất dành cho các phòng trưng bày nghệ thuật ở Thượng Hải, là trung tâm lớn nhất thành phố nơi tập trung các studio, galleries và các cửa hàng. Trong đó có thể kể đến BizArt, một trung tâm nghệ thuật phi lợi nhuận trưng bày các tác phẩm của các nghệ sỹ triển vọng của địa phương như KanXuan vào tháng 7 và Miltos Manetas, người sáng lập ra phong trào "Neen" vào tháng 10.

CHI Spa
CHI là một trung tâm Spa ở Shangri-La, sẽ được khai trương cùng với toà nhà Pudong Shangri-La vào tháng 9 tới. Các liệu pháp vật lý được sử dụng trong Spa này là dựa trên năm yếu tố truyền thống: kim loại, nước, gỗ, lửa và đất nhằm giữ cho các nguồn năng lượng trong cơ thể cân bằng.
Một ngày cắm trại Spa với dịch vụ của David's
Đây là một dịch vụ trọn gói dành cho các quý ông sau những giờ làm việc vất vả với dịch vụ massages, xoa bóp chân và nằm trên những chiếc giường làm bằng da thuộc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
PHỐ ĐÔNG - DẤU ẤN PHÁT TRIỂN CỦA THƯỢNG HẢI​

Sau Thâm Quyến, Phố Đông là câu chuyện thần kỳ tiếp theo của nước Trung Hoa mới. Chỉ trong vòng 15 năm kể từ 1990, từ một vùng đất ngoại ô chậm phát triển nằm bên Đông sông Hoàng Phố, Phố Đông đã biến thành một đô thị tầm cỡ thế giới...

images592095_e5.jpg
Phố Đông (góc trên bên trái) năm 1980. Đó là một vùng đất canh tác, hầu như không có ngôi nhà cao tầng nào.

Ngày nay, phố Đông - đặc khu kinh tế nằm ở phía đông sông Hoàng Phố, đã trở thành dấu ấn của Thượng Hải như một trong những trung tâm kinh tế quốc tế của thế kỷ 21. Ngày 18/4/1990, chính phủ trung ương Trung Quốc tuyên bố mở cửa để Phố Đông phát triển. Đây được coi là cơ hội để xây dựng Thượng Hải trở thành một trong những trung tâm kinh tế, tài chính và thương mại quốc tế và để phục hồi kinh tế khu vực châu thổ sông Dương Tử.

images592097_e6.jpg

Phố Đông hôm nay

Trong vòng 15 năm qua, Phố Đông đã có nhiều thay đổi. Nó không chỉ phát triển mạnh mẽ về kinh tế mà còn có nhiều biến chuyển về diện mạo. Tại khu vực này đã mọc lên nhiều cao ốc và toà nhà hiện đại. Tháp truyền hình Đông Phương Minh Châu - cao nhất châu Á cũng toạ lạc tại khu vực này.

Dưới đây là một số hình ảnh Phố Đông:

images592013_trungtam.jpg
Toà nhà Trung tâm tài chính tại Phố Đông.​

images592015_duongpho.jpg

Một đoạn đường ở Phố Đông

images592017_phodongphai.jpg

Phố Đông - Phố Tây ở hai bờ sông Hoàng Phố

images592019_sanbayquocte.jpg

Sân bay quốc tế Phố Đông.

images592021_trongtrot.jpg

Phố Đông trước những năm 1990 toàn là các trang trại.

images592023_anhphodong.jpg

Phố Đông hiện nay có nhiều cao ốc và toà nhà hiện đại.

images592025_phoDong.jpg

Tháp Đông Phương Minh Châu cao nhất châu Á toạ lại tại Phố Đông.

images592027_anh1.jpg

Một góc phố tại đặc khu kinh tế Phố Đông.

images592029_anh2.jpg

Cao ốc tại Phố Đông.


images592031_anh3.jpg

Phố Đông về đêm rực rõ ánh đèn.

images592033_anh4.jpg

Tháp Jinmao nhìn từ xa.

images592035_anh5.jpg

Người dân Phố Đông.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phố Đông-Dấu ấn phát triển của Thượng Hải​

images592075_T4.jpg

Đường vòng quanh khu Phố Đông, Thượng Hải.

Đứng sừng sững bên bờ đông của sông Hoàng phố, Phố Đông chính là câu trả lời cho ước vọng phát triển của Thượng Hải suốt thập niên 1980.

Mang tên Khu đô thị mới Phố Đông vì nơi này nằm ở bờ Đông của con sông Hoàng Phố - nhánh cuối cùng đổ ra sông Dương Tử. Phố Đông có hình thù giống một tam giác, hợp thành bởi bờ đông của sông Hoàng Phố, vùng tây nam của cửa sông Dương Tử và bờ bắc của sông Xuân Dương.

Phố Đông trải dài trên một diện tích rộng 522 km2 , đụng sông Dương Tử ở phía Đông Bắc, Vịnh Hàng Châu ở phía Nam và sông Hoàng Phố ở phía Tây. Do đó, nơi này có những điều kiện tự nhiên hết sức ưu ái để xây dựng một cảng vận chuyển. Phố Đông cũng có một diện tích đủ rộng để phát triển hơn nữa - lợi thế mà hiếm có vùng duyên hải phía Đông nào sánh được.

Quá trình hình thành
Đầu năm 1990, Đặng Tiểu Bình - Kiến trúc sư trưởng của công cuộc cải cách mở cửa Trung Quốc đã ăn Tết Nguyên Đán ở Thượng Hải. Ông bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc mặc dù ông đã về hưu.

Thời điểm ấy đang diễn ra một sự thay đổi lớn trong các vùng duyên hải phía nam Trung Quốc cùng với tốc độ phát triển chóng mặt của 5 đặc khu kinh tế: Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam. So với những khu vực này, dường như Thượng Hải - vốn là trung tâm kinh tế của Trung Quốc, đang tụt lại phía sau.

Ngay khi trở lại Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình gặp các quan chức cao cấp trong chính phủ. Dù đã về hưu, song ông vẫn đưa ra một vài đề xuất, một trong số đó là việc phát triển Phố Đông ở Thượng Hải.

Đặng Tiểu Bình cho rằng việc phát triển Phố Đông mang ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó không chỉ liên quan tới Phố Đông mà cả Thượng Hải và vùng châu thổ sông Dương Tử .

Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng Quốc Vụ viện đã lắng nghe những đề xuất ấy và phái Zou Jiahua khi ấy là Bộ trưởng phụ trách Uỷ ban hoạch định nhà nước tới Thượng Hải để thị sát Phố Đông. Ngay sau đó, Zou Jiahua đã báo báo với Uỷ ban Trung ương Đảng.

Hai ngày sau, Uỷ ban Đảng bộ và chính quyền thành phố Thượng Hải đã gửi báo cáo cho Uỷ ban Trung ương Đảng và Quốc Vụ viện về kế hoạch phát triển của Phố Đông.

Tại lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Công ty xe hơi Volkswagen, 18/4/1990, Thủ tướng Trung Quốc khi ấy là Lý Bằng tuyên bố Uỷ ban trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện đã thông qua đề xuất của Thượng Hải về việc phát triển khu Phố Đông.

Chính vào ngày hôm ấy, lịch sử Phố Đông đã lật sang trang mới, tạo cho người dân Thượng Hải một cơ hội để bước vào kỷ nguyên của cải cách kinh tế và mở cửa với thế giới bên ngoài.

15 năm sau...

images592079_T7.jpg

Những toà nhà cao tầng mọc lên sừng sững bên bờ Đông của sông Hoàng Phố.

Một trung tâm kinh tế hiện đại, sầm uất
Ai đến Phố Đông sau 15 năm, hẳn sẽ ngỡ ngàng trước sự đổi thay kỳ diệu của nơi này. Thay vào chỗ trước kia là những cánh đồng rau, cánh đồng lúa, những trại chăn nuôi gia súc, thì giờ đây, hàng loạt toà nhà cao tầng, trụ sở của các trung tâm tài chính, thương mại lớn nhất Trung Quốc đã mọc lên.

Bạn chỉ cần mất khoảng 5 phút để đi qua sông Hoàng Phố. Trong vòng 10 năm từ 1990-2000, Phố Đông đã xây dựng 3 cây cầu, hai đường hầm và hai đường xe điện ngầm đều nối hai bờ sông Hoàng Phố.

Cơ sở hạ tầng của Phố Đông đã được cải tiến rõ rệt. Việc xây dựng Đường vòng, đường Dương Cao, Đại lộ Thế kỷ, đường xe điện ngầm số 2 ngang qua sông Hoàng Phố; Sân bay quốc tế Phố Đông, Trung tâm thông tin quốc tế Phố Đông, Nhà máy điện Waigaoqiao và Cảng nước sâu Phố Đông không chỉ cải thiện môi trường đầu tư ở đây mà còn biến Phố Đông trở thành trung tâm đa chức năng mới với hàng loạt sản phẩm hướng ra xuất khẩu.

Tài chính ở đây được phát triển với quy mô lớn, tập trung và hướng ngoại với đủ mọi hình thái khác nhau. Ví dụ điển hình nhất là Khu thương mại và Tài chính Lujiazui. Khu vực này nằm trên diện tích 28 km2 với gần 200 toà nhà cao tầng cung cấp đủ chỗ cho hàng trăm công ty tài chính của Trung Quốc và nước ngoài. Chi nhánh Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tại Thượng Hải là cơ quan đầu tiên chuyển vị trí từ Phố Tây sang Phố Đông. Theo sau là hàng loạt cơ quan khác như Ngân hàng Thương mại quốc doanh Trung Quốc, Ngân hàng thương mại Cổ phần, Công ty Bảo hiểm Trung Quốc và nhiều công ty tài chính lớn của nước ngoài khác.

Năm 1990 khi dự án phát triển Phố Đông mới được khởi công, khu vực này chỉ đóng góp 6 tỉ NDT vào sản lượng kinh tế của Thượng Hải, tương đương với 8%.

Năm ngoái, khu Phố Đông đã đóng góp 179 tỉ NDT vào GDP, chiếm 1/4 GDP của Thượng Hải. Doanh thu tài chính của Phố Đông đạt 13,44 tỉ NDT, tăng 20,9% so với năm 2003. Cũng trong năm này, Phố Đông đã phê duyệt 1.688 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn pháp định là 3,2 tỉ USD, gấp gần 100 lần so với năm 1990.

images592081_T6.jpg

Đại lộ Thế kỷ, Phố Đông.
Cùng với sự phát triển chóng mặt ấy, không gian kinh doanh ở Phố Đông cũng dễ kiếm hơn ở Phố Tây và với giá phải chăng hơn.

Trung tâm công nghệ cao
Không chỉ là trung tâm tài chính thương mại hàng đầu, Phố Đông còn là một trung tâm công nghệ cao với hàng loạt công ty sản xuất điện tử, công nghệ thông tin, sinh dược.

Vườn Công nghệ cao Zhangjiang là nơi tập trung các công ty hàng đầu như Viện sinh dược quốc gia, Viện khoa học thông tin và Viện sáng tạo công nghệ, khoa học. Trung tâm nghiên cứu Nam quốc gia về các nhóm Gien người và Trung Tâm nghiên cứu, phát triển dược phẩm mới Thượng Hải cũng có mặt tại đây.

Ngày 18/4/2005 vừa qua, Phố Đông tưng bừng kỷ niệm 15 năm đổi mới, phát triển. Với tất cả những gì hân hoan nhất, tươi mới nhất và mơn mởn nhất của một đứa trẻ ở tuổi trưởng thành, Phố Đông thật sự trở thành biểu tượng của tinh thần hiện đại hoá Trung Quốc.
 
hay quá chị nhỉ
cái này mà dùng cho môn Địa lí kinh tế năm lớp 11 thì hay:)
nghĩ lại vẫn thấy khổ:((
cô Điệp bắt tìm tài liệu quá trời:((
như thể mìn học chuyên Địa!:))
hồi í còn phải thuyết trình
hay nhưng mà không đủ thời gian
chỉ có mỗi đứa thuyết trình là hiểu kĩ bài8-}
những đứa khác thì mù tịt(vì chép bài ko kịp.lại còn phải phát biểu khi... bạn gọi)8-}
hồi í cũng kt 1 t bài về TQ
em viết về ĐKKT Sán Đầu...
 
Chị Bống có topic này hay ghê, ^^. Em khen một câu rồi té đây, chị tiếp tục sưu tầm post típ nhá, ^^
 
Chị Trang chưa nói về Bắc Kinh :p
Em rất thắc mắc về Kinh kịch của Bắc Kinh ;;)
Tìm giúp em đi :)
Mà những gì chị nói ở trên là dịch tài liệu tiếng Trung ạ ;;) Giỏi quá :x
Nhiều thế kia mà chị dịch trôi chảy hết, giỏi thật :-*
 
Ặc, chị chỉ dịch một số bài thôi, chứ dịch hết thì chị làm sao post nhanh thế đc.:)) Để chị tìm xem, tạm thời đang đưa thông tin về SH đã, cái này thì nắm rõ hơn. :)
 
Cố cung Bắc Kinh​


Tại trung tâm Bắc Kinh, có một quần thể kiến trúc mái vàng rực rỡ, trang nghiêm huyền bí - đó là Tử Cấm Thành, tức Cố Cung. Cố cung Bắc Kinh là viên ngọc sáng ngời trong các kiến trúc cung đình của Trung Quốc, cụm kiến trúc kết cấu bằng gỗ có quy mô lớn nhất và nguyên vẹn nhất trên thế giới.
img_2807.jpg

Đường vào Tử Cấm Thành từ hướng nam.

Cố Cung do Chu Đệ, đời vua thứ hai nhà Minh ra lệnh xây dựng vào năm 1406 và kéo dài suốt 14 năm mới hoàn thành. Trong gần 500 năm lịch sử, cho đến khi triều đình nhà Thanh bị lật đổ, tổng cộng có 24 đời vua từng sống và xử lý quốc sự tại đây. Quy mô to lớn, phong cách đẹp mắt, kiến trúc hoành tráng, bày biện sang trọng của Cố Cung đều thuộc loại hiếm có trên thế giới. Diện tích Cố Cung hơn 20.000 m2, chiều dài nam - bắc gần 1.000 m, chiều đông - tây rộng 800 m, xung quanh có tường thành cao hơn 10 mét bao bọc, bên ngoài bức tường có sông hộ thành rộng hơn 50 mét.

Cố Cung được xây dựng theo trật tự lễ giáo, quy phạm chính trị và tinh thần luân lý của các vương triều phong kiến Trung Quốc. Bố cục chỉnh thể cũng như quy mô, hình dáng, màu sắc trang trí và trưng bày của Cố Cung đều thể hiện quyền vua tối cao và đẳng cấp nghiêm ngặt. Ba ngôi điện lớn trong Cố Cung thu hút sự chú ý của mọi người nhất. Đó là điện Thái Hoà, điện Trung Hòa và điện Bảo Hoà, là những ngôi điện chính của các nhà vua thi hành quyền lực thống trị và tổ chức các nghi lễ long trọng.

img_2808.jpg

Lối vào điện bằng đá khắc rồng.

Điện Thái Hoà là kiến trúc tráng lệ nhất trong Cố Cung. Trên quảng trường hướng nam rộng 30.000 m2, điện Thái Hoà được xây trên các bậc thang màu trắng cao 8 m, chiều cao của điện gần 40 m, là kiến trúc cao nhất trong Cố Cung. Trong nền văn hóa Trung Quốc, rồng tiêu biểu cho quyền vua, nhà vua được coi là “chân long thiên tử”, các vật trang trí trong điện Thái Hoà đều sử dụng nhiều hình tượng của rồng, phía trên bên dưới có tới gần 13 nghìn hình tượng con rồng.

Kiến trúc của Cố Cung còn nhiều thứ để nghiên cứu. Các cung điện trong Cố Cung đồ sộ, lầu các trùng điệp, truyền rằng tổng cộng có 9.999 gian. Người thời xưa cho rằng, nhà ở của Thiên Đế, tức vua trời trên tiên cung, có 10 nghìn gian, nhà vua là con của Thiên hoàng, phải hạn chế bản thân, không được vượt quá Thiên đế, cho nên số lượng các gian nhà trong Cố Cung ít hơn Thiên cung nửa gian. Cụm kiến trúc Cố Cung đồ sộ, đã tập trung kết tinh trí tuệ vượt bậc của nhân dân lao động Trung Quốc. Lớn là kết cấu của cả cụm kiến trúc, nhỏ là mỗi thứ trang trí các loại trên mái nhà, cửa ra vào, tường vách đều giàu trí tưởng tượng kỳ diệu. Nền móng bằng đá trắng của điện Thái Hoà đã khiến ngôi điện này trở nên càng đồ sộ và hoành tráng.

Cố Cung là cụm kiến trúc bằng gỗ, thợ kiến trúc các đời vua đã vắt óc cho phương pháp phòng hỏa hoạn. Trong Cố Cung có bốn dãy nhà bên trong bằng đá, bên ngoài trông như nhà cửa, nhưng toàn bộ bên trong đều do những phiến đá tạo thành, đây là tường phòng hỏa do các kiến trúc sư dày công thiết kế. Trong các khuôn viên của Cố Cung, tổng cộng đặt 308 chiếc vạc lớn, bên trong vạc quanh năm đều chứa đầy nước dùng để phòng hỏa. Đến mùa đông, cho người đốt lửa ở dưới để giữ cho nước ấm không bị đóng băng. Cố Cung là cụm kiến trúc cung điện cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn nhất và lớn nhất trên thế giới hiện nay. Theo sách sử ghi chép lại, trong thời gian xây dựng Cố Cung, triều Minh từng huy động hàng trăm nghìn thợ các loại và hàng triệu phu xây dựng, nguyên vật liệu chở từ khắp các nơi trong cả nước đến, kể cả từ tỉnh Vân Nam cách Bắc Kinh hằng mấy nghìn km.

Vì là Hoàng cung nên Cố Cung còn lưu trữ rất nhiều văn vật quý hiếm. Theo thống kê, có tới hơn hàng triệu văn vật còn lưu giữ, chiếm một phần sáu tổng số văn vật của cả Trung Quốc, trong đó có rất nhiều quốc báu có một không hai. Những năm 80 của thế kỷ trước, chính phủ Trung Quốc đã cho xây hơn 100 gian nhà kho ngầm, phần lớn văn vật được cất giữ ở bên dưới “địa cung” này.

img_2809.jpg

Cảnh trong vườn thượng uyển.

Cụm kiến trúc Cố Cung đồ sộ hoành tráng đã trở thành biểu tượng của nền văn hóa Trung Quốc. Các nhà kiến trúc trong và ngoài nước công nhận rằng, ̣ thiết kế và kiến trúc của Cố Cung Bắc Kinh là một kiệt tác không gì sánh nổi, nó là tiêu chí của truyền thống văn hóa lâu đời Trung Quốc, thể hiện thành tựu xuất sắc về kiến trúc của những người thợ Trung Quốc cách đây hơn 500 năm. Cố Cung đã trải qua hơn 580 năm kể từ khi xây, phần lớn kiến trúc trong Cố Cung đã cũ. Những năm gần đây, các du khách đến thăm quan Cố Cung ngày một đông, lưu lượng du khách hằng năm gần 10 triệu lượt người. Để giữ gìn Cố Cung được tốt hơn, từ năm 2003, chính phủ Trung Quốc bắt đầu cho trùng tu từng phần cho đến toàn diện Cố Cung. Công trình trùng tu này sẽ được tiến hành liên tục trong 20 năm.

theo Chinabroadcast (18/03/05)
 
Di Hòa Viên - Hòn ngọc sáng chói của thủ đô Bắc Kinh

Di Hòa Viên là một hòn ngọc sáng chói của thủ đô Bắc Kinh, nằm ở vùng núi rừng núi Tây Sơn, phía tây Bắc Kinh, Di Hòa Viên là một vườn hoa, một hành cung của nhiều triều đại phong kiến cổ nhất và có quy mô lớn nhất, được bảo tồn khá trọn vẹn.

di-san_A2.gif

Thế kỷ XII, triều đại nhà Kim đã cho xây dựng hành cung Kim Sơn tại đây. Sau này, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh đều đã cho xây dựng tại đây nhiều công trình kiến trúc lớn nhỏ. Năm 1705, vua Càn Long đã cho tiến hành xây dựng quy mô lớn Di Hòa Viên, xây dựng chùa Báo Ân và tháp Thiên Thọ để mừng thọ mẹ và đặt tên là Thanh Y Viên. Năm 1886, Từ Hy Thái Hậu nhà Thanh đã dùng 5 triệu lạng bạc kinh phí để đầu tư cho ngành hải quân đưa vào xây dựng Di Hòa Viên.

Năm 1900, Di Hoà Viên bị liên quân 8 nước phá hoại, đốt phá. Năm 1908, Di Hòa Viên được tu bổ. Năm 1924 chính quyền Bắc phương đã chính thức mở cửa để khách thập phương vào du lịch. Sau khi Trung quốc được giải phóng, Di Hòa Viên được tu bổ lại một cách toàn diện vào năm 1961 và được Nhà nước xếp vào diện bảo tồn trọng điểm.

images339890_dihoavien.jpg

Di Hòa Viên rộng 290 ha, trong đó diện tích mặt nước chiếm ¼. Di Hòa Viên được cấu thành bởi hai khối, đó là núi Vạn Thọ và hồ Côn Minh. Ở phía núi Vạn Thọ, bên bờ hồ Côn Minh là lầu phật Hương Các cao 70 mét và trong một Trường Lang dài 728 mét như một dải lụa nối liền các quần thể kiến trúc muốn hình ngàn vẻ khác nhau đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp. Trong Di Hòa Viên có nhiều danh thắng nổi tiếng, Ngọc Lan Đường là nơi nghỉ ngơi của vua Quang Tự. Năm 1878, sau cuộc biến Mậu Tuất thất bại Từ Hy Thái Hậu đã biến nơi này thành nơi giam lỏng qua Quang Tự, hiện nay vẫn được bài trí như khi vua quang tự sống. Nhà Thọ Đường là nơi ở của Từ Hy Thái Hậu thường xem tuồng ở đây. Hiện nay các hướng dẫn viên du lịch ở Di Hoà Viên vẫn mặc trong phục của thời nhà Thanh để hướng dẫn du khách. Trường Lan Lang là một hành lang dài 728 mét, trên cột đều vẽ nhiều bức tranh mô tả lại những điển tích nổi tiếng trong lich sử Trung Quốc từ thời Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây Du Ký,... có tất cả là 14.000 bức tranh được vẽ bởi những hoạ sĩ cung đinh tài danh. Đài Vân điện là một công trình kiến trúc nổi tiếng là nơi Từ Hy Thái Hậu cận thần. Đây là quần thể kiến trúc tráng lệ nhất khuôn viên.

Trên núi Vạn Thọ là lầu Phật Hương Các có cột đúc bằng đồng cao 7,55mét, nặng 207 tấn, tạo hình đẹp là một công trình điêu khắc nổi tiếng. Vì khoản tiền xây dựng Di Hoà Viên được lấy từ kinh phí của ngành hải quân, nên Từ Hy Thái Hậu đã cho tạo dựng trên hồ Côn Minh một chiếc thuyền được ghép bằng đá nguyên phiến, đây cũng là một công trình kiến trúc nổi tiếng. Hải Thu Viên được coi là công viên trong công viên và được xây dựng đậm đà màu sắc Giang Nam.

Muốn nhìn toàn cảnh Di Hòa Viên thì chỉ cần trèo lên núi Vạn Thọ, mọi cảnh vật sẽ được thu vào trong tầm mắt. Những lầu son, gác tía, đền chùa đều in hình dưới bóng nước, những cung điện thấp thoáng sau lùm cây xanh. những dãy hành lang dài hàng trăm mét như những dải lụa uốn lượn. Chiếc cầu đá 17 nhịp như một chiếc cầu bằng ngọc thạch lấp lánh dưới mặt hồ Côn Minh, khiến cho du khách có cảm giác như bị lạc vào giữa cõi tiên trong trần thế.

Báo Di sản thế giới (02/04/05)​
 
Tử Cấm Thành​

Tử Cấm Thành là khu phức hợp rộng lớn nhất trong số các công trình lịch sử còn nguyên vẹn trên thế giới, gồm 800 công trình với 9.000 phòng. Đây là một ốc đảo yên tĩnh tọa lạc ngay giữa kinh thành náo nhiệt của Trung Quốc, Bắc Kinh. Ngày nay gọi là cố cung (Gu gong) đặt theo tên gọi trước kia Tử Cấm Thành (Zi jin cheng) do cấm thường dân vào trừ khi họ được phép.

Nguyên tắc xây dựng cơ bản Trung Hoa liên kết hợp các công trình này với quá khứ cổ đại của Trung Quốc. Công trình là một ví dụ minh họa kiến trúc Trung Hoa truyền thống, với một khung gỗ làm gối đỡ trọng lượng mái, được xây dựng sử dụng hệ thống gối đỡ phức tạp, phần mái nhô ra khỏi tường uốn vòng lên, mái dốc, mái ngói trang trí, chèn gạch và đá vào các vách tường.

TuCamThanh480_3.jpg

Toàn cảnh Tử Cấm Thành minh họa một diện tích rộng mênh mông và
vô số công trình riêng biệt có mái ngói vàng đục và tường đỏ.

Trong hơn 500 năm, từ lúc hoàn tất năm 1421 chi đến năm 1925, khi trở thành một bảo tàng viện, Tử Cấm Thành vừa là trung tâm hành chính của Chính phủ, vừa là tư dinh của 24 hoàng đế nhà Minh và Thanh. Hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa, Aisin Gioro Phổ Nghi sống ở đây cho đến khi năm tuổi trong tư cách hoàng đế và bị quản thúc trong Tử Cấm Thành thêm một lần nữa sau khi thành lập nước Cộng hòa năm 1911. nhưng sau cùng bị các tư lệnh ép buộc phải chạy về Thiên Tân năm 1924. Năm sau, Tử Cấm Thành trở thành một bảo tàng viện.

Ngày nay là bảo tàng viện lớn nhất trên thế giới, thuộc về một quốc gia đông dân nhất thế giới, là nơi cất giữ báu vật nghệ thuật quan trọng nhất của Trung Quốc, cổ vật và hội họa, hàng năm có đến 10 triệu khách tham quan. Năm 1987, Unesco tuyên bố Tử Cấm Thành là một trong những di sản văn hóa thế giới.

Lịch sử thi công

Công trình khởi công vào năm 1406, theo lệnh của hoàng đế Yongle, Zhy Di - một viên tướng quyền thế cũng là một chiến lược chính trị gian xảo, chiếm đoạt ngai vàng từ tay cháu trai của mình với chứng cứ giả mạo trong cuộc nội chiến đẫm máu. Ban đầu, hoàng đế Yongle vẫn giữ kinh thành hiện có ở Nam Kinh, nhưng ít lâu sau nhận thấy có khả năng miền Nam không trung thành nên phải dời đô lên miền
Cổng lợp ngói màu gốm, trên có khắc chữ Trung Hoa và chữ viết Mãn Châu.
Bắc đến Bắc Kinh gần căn cứ quyền lực của riêng mình. Cung điện mới xây dựng trên địa điểm các hoàng cung của nhà Nguyên trước đây đã bị hoàng đế đầu tiên của nhà Minh phá hủy - Hongwu trong lúc chinh phục người Mông Cổ.

Công trình nhìn thấy ngày nay phần lớn có niên đại từ thế kỷ 15. Vì công trình chủ yếu làm bằng gỗ, một vài trận hỏa hoạn tàn phá phải đại tu trong suốt 600 năm lịch sử của Tử Cấm Thành. Chẳng hạn, hoàng đế Càn Long (khoảng 1736 - 1796) tân trang, xây lại và mở rộng Tử Cấm Thành, xây dựng thêm các công viên diễm lệ và Bình phong Cửu Long, dài 27,5m x 5,5m cao; trang trí bằng ngói gốm màu. Con trai cũng là người lên kế vị ông, hoàng đế Gia Khánh từ năm 1797 đến 1799, cũng xây dựng lại 3 đại sảnh chính sau khi bị hỏa hoạn.

Chọn hướng và màu sắc

TuCamThanh300.jpg

Cổng lợp ngói màu gốm, trên có khắc chữ Trung Hoa và chữ viết Mãn Châu.

Theo nguyên tắc chọn hướng kiến trúc truyền thống Trung Hoa. Tử Cấm Thành được bố trí ít nhiều phải thật cân đối trên trục Bắc Nam. Tĩnh sơn (jing shan), hình thành từ số đất đào từ một hào rộng bao quanh khu phức hợp hoàng cung, nằm về hướng Bắc trong khi quảng trường Thiên An Môn nằm ở phía Nam. Diện tích khuôn viên tương đương với hơn 100 sân bóng đá. Về cơ bản được hình thành từ một loạt công trình bố trí trong sân chia thành 2 phần chính: Cung điện phía trước quay mặt về hướng Nam (Tiền Triều), và cung điện phía trong (Nội sảnh) quay về hướng Bắc.

Tiền triều gồm 3 đại sảnh xây trên nền đá hoa cương 3 tầng, sử dụng trong các nghi lễ quân và dân sự cũng như tiếp kiến. Nội sảnh xoay quanh 3 cung điện lớn đặt trên một nền 1 tầng đơn làm nơi ở của nhà vua, các cung điện khác có tiện nghi kém trang trọng hơn dành cho hoàng gia cũng như là nhà kho, thư viện, công viên và đền miếu để thờ cúng hoàng tộc.

Nước được cung cấp từ một bể chứa nằm ở hướng Tây Bắc, sau đó hướng về phía Nam của khu phức hợp, ở đâu có một chiếc cầu bằng đá cẩm thạch chạm khắc xinh xắn bắc ngang qua. Bảo vệ công trình Tử Cấm Thành là một hào rộng và vách thành dày làm bằng đất nện trộn gạch, có cổng vào hình vòm rất lớn ở các phương hướng chính và tháp canh cao đặt ở 4 góc.

TuCamThanh400.jpg

Băng qua một không gian bao la, Thái hòa điện tọa lạc ở phần đỉnh của 2 đợt bậc thang bằng đá hoa cương và một lối đi dành để khiêng kiệu vua được canh gác nghiêm ngặt có chạm khắc ở giữa.

TuCamThanh480.jpg

Không gian lộ thiên nhấn mạnh công trình quy mô, khi du khách đi từ hướng Nam đến hướng Bắc, trong khi các công trình thấp ở các bên nhấn mạnh vẻ hùng vĩ của 3 sảnh tiếp kiến trong cung điện. Sảnh thứ nhất trong số này là Thái hòa điện (Taihedian), là dinh thự lớn nhất và ấn tượng nhất trong khu phức hợp, chiếm một diện tích 2.730m2 tương đương với 9 sân tennis, đo được 64m chiều rộng x 37m chiều dài. Quy mô, hình dáng, trang trí và đồ gỗ nội thất của điện tất cả đều tạo cảm giác uy quyền và tính hơn hẳn của hoàng đế bao trùm lên tất cả những người khác đang được triệu tập trong các nghi lễ đến tuổi trưởng thành, thông báo kết quả các cuộc khảo thí dân sự và đón tiếp quan chức mới bổ nhiệm.

Suốt triều đại nhà Thanh (1368 - 1644) Tử Cấm Thành được sử dụng trong 3 dịp lễ hội chính:

TuCamThanh300_2.jpg

Hoa văn trên Bình phong Cửu Long.

Tết, Sinh nhật nhà vua và Ngày Đông Chí. Đối với các dịp lễ đặc biệt, trong sân Thái hòa điện chứa đến 100.000 người, kể cả việc binh mặc quân phục và vô số nhạc công cung đình. Ở những thời điểm như vậy, không khí như được quyện với mùi trầm hương được đốt lên trong các lư hương lớn. Phía sau điện này, điện giữa, gọi Trung hòa điện (Zhonghe dian) dùng để chuẩn bị trước các nghi lễ chính. Công trình hành chính sau cùng, Bão hòa điện (Baohe dian) là nơi tổ chức yến tiệc cầu kỳ và dành cho sỹ tử ngồi làm bài thi trong các kỳ thi quốc gia, nếu thi đậu, sẽ đảm bảo một sự nghiệp thuận lợi trong chế độ quan lại của quốc gia.

Từ điện này có 2 cầu thang có đường dốc ngay giữa, chạm khắc 9 con rồng đang săn đuổi hạt châu trên mây báo điềm lành. Hoàng đế được những người khiêng kiệu khiêng đi bên trên biểu tượng uy quyền và vận may này. Đường dốc chế tác từ đá hoa cương Fangsan, trọng lượng khoảng 200-250 tấn. Việc lắp đặt chứng tỏ hoàng đế có sẵn nguồn tài nguyên và đội ngũ thi công của ông. Phải cần đến 20.000 người trong 28 ngày kéo lê tảng đá này đi hơn 48km mới đến vị trí lắp đặt. Giới học giả cho tằng công việc này tiến hành vào mùa Đông vì lúc ấy có thể làm đường đi trên băng để trượt đá.

Số liệu thực tế:

Diện tích: 250.000m2
Chiều rộng hào: 54m
Chiều cao tường: 10m
Số công trình: 800
Số phòng: 9.000
Nhân lực: ước tính 1.000.000
Ngoài các sảnh chính thức còn có 3 cung khác. Cung thứ nhất, Thiên tinh cung (Qian qing gong), vốn là nơi ở chính thức của hoàng đế nhà Minh. Ở đây, năm 1542, hoàng đế

TuCamThanh250.jpg

Chi tiết mái ngói màu vàng đục trong Tử Cấm Thành

Gia Khánh chuyên chế không được lòng dân sống sót sau khi bị ám sát do một nhóm cung nữ tìm cách siết cổ ông nhưng bất thành vì các nút thắt không khéo. Một khi phản bội, tất cả đều bị hành hình. Cung thứ 2 là Hiệu thái điện (Jiao tai dian) dùng để tiếp nhận những lời chúc sinh nhật của các nghi tần và công chúa, cũng là nơi cất giữ 25 dấu ấn của vua từ năm 1746. Khôn ninh cung (Kunning gong) là phòng ngủ của các hoàng hậu nhà Minh. Hoàng hậu của hoàng đế nhà Minh sau cùng tự vẫn tại đây khi quân Mãn Châu đang tiến đến gần. Sau này dưới nhà Thanh, nơi đây dùng làm phòng hoa chúc cho 3 đêm đầu sau hôn lễ. Ở 2 bên phòng này có lục cung Đông và lục cung Tây, nơi các phi tần cùng thành viên khác trong hoàng gia sinh sống.

Trái với các hoàng cung đương đại xây dựng ở phương Tây, Tử Cấm Thành nhiều màu sắc không thể tin nổi khi nhìn từ bên ngoài, tường màu đỏ, cột màu tía, mái nhà cong ngược lên trang trí bằng ngói gốm màu vàng lấp lánh với nhiều hình vẽ trang trí. Ngói đất sét lợp mái hình bán nguyệt uốn cong, phỏng theo hình ảnh măng tre cắt đôi, lợp mái xen kẽ theo vị trí âm (ngói ngửa) dương (ngói úp). Ngói phủ kín các đầu mút của mái dốc theo hình long ngư chẳng hạn với hy vọng phong tỏa. Màu sắc trên mái, vách và cột được làm nổi bật hơn nữa bằng đá hoa cương và gạch màu xám nhạt sử dụng để lót chân giữa các công trình.

Yến tiệc xa hoa của triều đình luôn được tổ chức thường xuyên trong Tử Cấm Thành. Năm 1796 có hơn 5.000 quan khách độ tuổi 60 trở lên được mời làm thực khách với 800 bàn để kỷ niệm lễ trao quyền lực từ vua Càn Long sang hoàng đế Gia Khánh.

TuCamThanh480_2.jpg

Tái tạo Tử Cấm Thành thể hiện các yếu tố chính.

"Không một kinh thành nào trong số các kinh thành châu Âu của chúng ta được nghĩ ra và thiết kế với sự phô bày rực rỡ luôn áp đảo như thế, nhất là sự phô bày nhằm truyền đạt một ấn tượng oai nghiêm, đường bệ của hoàng đế" - Pierre Loti, 1902.
 
Vạn Lý Trường Thành - Nơi gặp gỡ giữa quá khứ và hiện tại​

Nếu bạn đi du lịch Bắc Kinh, Trung Quốc (TQ), một nơi mà bạn không thể bỏ qua là Vạn Lý Trường Thành - một kỳ quan nổi tiếng thế giới, một công trình quân sự có một không hai đối với mọi thời đại.

dlbp_vanlytruongthanh.jpg

Kỳ quan này đã được Unesco đưa vào danh mục Di sản thế giới vào năm 1987. Đây là một bức tường lớn, dài khủng khiếp, cao trung bình 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m, đủ để 10 người xếp hàng ngang đi bộ cùng một lúc.
Về mặt lịch sử, trường thành bắt đầu được xây dựng dưới thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên-CN), thời đó TQ có nhiều nước, một số nước xây thành để chống lại sự xâm lược của các nước khác. Đến thời Chiến quốc, TQ còn 7 nước, 3 nước ở phía Bắc và Tây Bắc là Yên, Triệu và Tần, tiếp tục xây thành ở biên giới phía Bắc để phòng chống sự xâm lấn của người Hung Nô.
Cuối thời Chiến quốc, Tần Thủy Hoàng diệt 6 nước kia, thống nhất TQ vào năm 214 trước CN. Ông ra lệnh nối liền các bức thành riêng rẽ lại với nhau, từ đó bức thành dài vạn dặm mới có tên là Vạn Lý Trường Thành. Ba triều đại Tần, Hán và Minh xây dựng và tu sửa trường thành nhiều nhất. Bức thành đời Tần về phía Tây chỉ mới tới huyện Lâm Thao của tỉnh Cam Túc, về phía Đông tới chỗ sông Áp Lục đổ ra biển, biên giới Triều Tiên.

dlbp_vanlytruongthanh1.jpg

Trường thành đời Hán về phía Đông trùng với trường thành đời Tần, về phía Tây khi tới Hồi Hột (Hohhot) thì thành đời Tần rẽ xuống phía Nam, còn thành đời Hán vẫn tiếp tục kéo dài về phía Tây, qua các quận Vân Trung, Ngũ Nguyên, Cư Diên Trạch, Tửu Tuyền, Đôn Hoàng, Dương Quan, Ngọc Môn Quan, đến Bạc Xương Hải (ngày nay gọi là La Bố Bạc tức hồ Lop Nor) ở tỉnh Tân Cương, dài hơn 10.000km, là bức thành dài nhất trong lịch sử, nhưng nay đã đổ nát hoang tàn, còn thấy rõ tại Ngọc Môn Quan và Dương Quan, hiện rất đìu hiu hoang vắng.
Các triều đại Bắc Ngụy, Bắc Tề và Tùy vẫn tiếp tục xây trường thành, nhưng đáng kể nhất là triều Minh, họ củng cố một số đoạn tường cũ và xây mới trường thành bằng gạch và đá rất chắc chắn,với 20 lần tu sửa kéo dài suốt 200 năm, phía Đông tới Hổ Sơn ở Liêu Đông, có Sơn Hải Quan trấn giữ, nơi bức thành nhô ra biển Bột Hải gọi là Lão Long Đầu (đầu con rồng), về phía Tây trường thành đi qua Hà Bắc, Bắc Kinh, Hà Nam, Sơn Tây, Thiểm Tây, Nội Mông, Ngân Xuyên (Ninh Hạ), dọc theo hành lang Hà Tây tỉnh Cam Túc, đến Gia Dục Quan, dài khoảng 7.300 km.
Trường thành đời Minh chính là Vạn Lý Trường Thành mà chúng ta thấy ngày nay, còn khá nguyên vẹn, chỉ hư hỏng một số đoạn khoảng 30%. Dọc theo trường thành có một số cửa ải để qua lại gọi là “quan” như Sơn Hải Quan, Cư Dụng Quan, Gia Dục Quan. Tại một số địa điểm, đời Minh có bố trí nhiều binh lính đồn trú để bảo vệ gọi là “trấn” như Kế Châu Trấn, Tuyên Phủ Trấn, Đại Đồng Trấn, Diên Tuy Trấn, Ninh Hạ Trấn, Cam Túc Trấn.
Trường thành ở TQ đã tồn tại 25 thế kỷ, trong quá khứ, nó là công trình quân sự, là cảnh tượng chiến tranh ly biệt, được Đặng Trần Côn diễn tả trong “Chinh phụ ngâm”, Đoàn Thị Điểm dịch:
Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín tầng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh
Đó chính là cảnh tượng người ta đốt lửa trên phong hỏa đài để cấp tốc loan truyền tin giặc đến ngoài biên ải, tin đến triều đình rất nhanh, nhà vua tức khắc ra lệnh xuất chinh. Ngày nay trong hoàn cảnh đất nước thanh bình, trường thành trở thành một địa điểm du lịch hùng tráng và lãng mạn, là nơi gặp gỡ giữa quá khứ và hiện tại. Hàng triệu người đến đây tham quan, tổ chức đám cưới, trình diễn thời trang, hoạt động cũng rất nhộn nhịp, nó vừa gợi nhớ quá khứ lịch sử bi tráng và hào hùng, vừa đem lại lợi ích nhiều mặt cho con người đương đại.
 
Nếu có điều kiện và thực sự muốn du lịch văn hóa, theo anh Bắc Kinh chính là cái tên đầu tiên các em nên lựa chọn! Anh đã đến đây nhiều lần và mỗi lần không dưới 1 tháng nhưng thực sự chưa bao giờ cảm thấy khám đã phá hết được tinh túy của vùng đất này! Cũng đúng thôi, lịch sử 5000 năm của đất nước Trung Hoa vĩ đại đã được chắt lọc, cô đọng, và hiện hữu rất rõ nét tại kinh đô này. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa quá khứ và thực tại, văn hóa và hiện đại để tạo nên 1 Bắc Kinh lộng lẫy đầy sắc màu bí hiểm. Có đặt chân tới những Cố Cung, Di Hòa Viên, Thập Tam Lăng, Trường Thành... người ta mới thấu hiểu được sức mạnh to lớn của con người, sức mạnh có thể biến những điều không thể trở thành huyền thoại. Và ngày nay cũng chính sức mạnh ấy đã làm nên 1 Bắc Kinh tươi mới và tràn đầy sức sống. Những người trẻ tuổi đến đây cũng sẽ tìm thấy sự đồng điệu từ những Công Ciên Cửu Long với những trò chơi cảm giác mạnh, Công Viên Thế Giới với những kiệt tác thu nhỏ của nhân loại... hay những khu giải trí và shopping sầm uất bậc nhất tại Châu Á. Hãy đến với Bắc Kinh để không phải thêm 1 lần phải hối tiếc trong đời. Đơn giản là bởi vì: 不到长城非好汉! (Bất đáo trường thành phi hảo hán)
 
Côn Minh - thành phố năng động

Tại khu vực miền trung tỉnh Vân Nam có một hồ nước trong vắt rộng mênh mông, giống như viên ngọc óng ánh khảm trên vùng cao nguyên, gọi là "Điền Trì". Thành phố Côn Minh nằm bên bờ hồ cao nguyên tươi đẹp này.

con-minh-15.jpg

Thành phố Côn Minh. Ảnh: Business

Côn Minh nằm trên vĩ độ thấp, thuộc khí hậu gió mùa núi đồi cao nguyên, do chịu ảnh hưởng của luồng khí ẩm ướt tây nam Ấn Độ Dương. Nơi đây ánh nắng dồi dào, sương mù ít, nhiệt độ bình quân năm là 15 độ C. Khí hậu ôn hòa, mùa hè không nóng, mùa đông không lạnh, bốn mùa như xuân khiến người ta cảm thấy thoải mái dễ chịu, và được gọi là thành phố mùa xuân. Đây cũng là thành phố du lịch quanh năm bốn mùa hiếm có trên thế giới, mệnh danh Geneva của phương Đông.

Côn Minh có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên và nhân văn. Lịch sử lâu đời và kết cấu địa chất độc đáo đã để lại nhiều cổ tích văn vật và danh lam thắng cảnh cho nơi này. Thành phố Côn Minh đang phát triển du lịch, hình thành thắng cảnh du lịch xuân - hạ - thu - đông, lấy vườn sinh vật cảnh thế giới làm trung tâm .

hoi-cho-15-2.jpg

Hội chợ sinh vật cảnh Vân Nam 1999. Ảnh: Paulnoll

Hội chợ sinh vật cảnh thế giới năm 1999 đã đạt chuẩn của hội chợ sinh vật cảnh hạng A1, là vườn sinh vật cảnh thế giới mang đặc sắc Vân Nam. Các nước phát triển tổ chức hội chợ sinh vật cảnh đều áp dụng biện pháp đầu tư và sử dụng một lần, nhưng hội chợ sinh vật cảnh Côn Minh đã để lại toàn bộ công trình như địa điểm tổ chức, sân nhà trưng bày..., đồng thời thực hiện việc kinh doanh theo doanh nghiệp hóa, thu được hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường. Hội chợ sinh vật cảnh thế giới Côn Minh năm 1999 đã lập nhiều kỷ lục mới trong lic̣h sử hội chợ sinh vật cảnh thế giới về các mặt: thời gian tổ chức hội chợ ngắn, diện tích triển lãm rộng, các nước dự triển lãm nhiều, số người tham quan đông.

Vân Nam là một tỉnh gồm có nhiều dân tộc. Tỉnh lỵ Côn Minh của Vân Nam cũng là một thành phố gồm 26 dân tộc, trong đó có dân tộc Hán, Thái, Hani..., mang lại nhiều đặc sắc dân tộc cho Côn Minh. Mỗi dân tộc đều có ngày lễ ngày tết riêng, khiến Côn Minh luôn luôn tưng bừng nhộn nhịp trong mỗi quý và mỗi tháng. Các lễ hội nổi tiếng là tết bó đuốc của dân tộc Di, lễ té nước của dân tộc Thái, tết hoa nở của dân tộc Mèo, chợ tháng 3 của dân tộc Bạch....

Kim Mã Phường và Bích Kê Phường nằm trong trung thâm thành phố Côn Minh, là hai kiến trúc tiêu biểu của thành phố này. Hai công trình này xây dựng từ đời Minh, đến nay đã có gần 400 năm. Điều độc đáo của Kim Mã Phường và Bích Kê Phường là, khi mặt trời vừa lặn, chiều tà vàng ánh rọi từ phía tây, Bích Kê Phường sẽ ngả bóng xuống đường phía đông. Trong khi đó mặt trăng lại mọc lên từ phía đông, ánh trăng dịu dàng rọi lên Kim Mã Phường, rồi ngả bóng xuống mặt đường phía tây. Bóng hai kiến trúc này dần dần nhích lại gần nhau, đan chéo lẫn nhau, trông lộng lẫy và bắt mắt.

Tỉnh Vân Nam giáp ranh với Việt Nam, Lào và Myanmar, khiến thành phố Côn Minh trở thành trạm trung chuyển và lô cốt đầu cầu trong hợp tác kinh tế và giao lưu thương mại giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.
 
"Xuân thành" Côn Minh

kunming1.jpg

Côn Minh tỉnh lỵ tỉnh Vân nam miền tây nam TQ, từ xưa đã được người ta đặt nhã danh là "Xuân thành". Trong khi tại các khu vực miền bắc đang là tuyết bay mù mịt, thì khí hậu Côn Minh vẫn ấm áp như mùa xuân. Hiện nay đang là mùa du lịch tốt nhất ở đây.
Hồ Thúy trong khu vực thành phố hàng năm cứ từ tháng 12 đến tháng 3 sang năm là có từng đàn từng lũ chim âu mỏ đỏ từ miền bắc xa xôi bay tới đây qua mùa đông.Trong thời gian này, rất nhiều người Côn Minh vẫn coi việc hàng ngày đến bên hồ cho chim ăn là một việc không thể thiếu được của mình, cảnh tượng người và chim sống hòa mục với nhau đã gây cảm động biết bao du khách. Không ít du khách một khi đến với thành phố đậm đà phong cách dân tộc này đều không khỏi bị tiêm nhiễm nhịp sống khoan thai ở đây.

kungming3.jpg


kungming2.jpg


kungming4.jpg

Sáng sớm họ cũng đến bên hồ cho chim ăn, còn buổi trưa và ban đêm thì chìm đắm trong các cửa hàng ăn và quán trà, nền văn hóa ẩm thực phong phú đa dạng là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của người Côn Minh. Vân Nam là một trong những nguồn tài nguyên động thực vật dồi dào nhất tại TQ, mà ẩm thực của Côn Minh cũng thật phong phú đa dạng, khiến người ăn khó quên, các loài bay trên trời, mọc trên đất và bơi dưới nước, chỉ cần không phải là loài vật quý hiếm và bảo hộ thì đều nằm trong thực đơn của người Côn Minh.

Nói đến văn hóa ẩm thực của TQ thì chắc ai nấy đều biết, món ăn TQ được chia thành tán trường phái gồm các món ăn của Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Phúc Kiến, Tô Châu, Chiết Giang, Hồ Nam và An Huy. Qua đây chắc bạn cũng đã thấy trong tám trường phái này không có món ăn Vân Nam, đây phải chăng các món ăn của Vân Nam không có đặc điểm?

Về điều này TQ có một cách nói là đặc điểm của món ăn Vân Nam là không có đặc điểm. Lời nói này nghe mà kỳ lạ, nhưng khi nghe ông Vương Ngọc Lâm người Côn Minh giải thích thì sẽ biết rõ đây không phải là món ăn Vân Nam không ngon, mà là một cách khen ngợi rất khéo léo.

"Món ăn Vân Nam không nằm trong tám trường phái món ăn, nhưng nó tập trung đặc điểm của các trường phái, gồm đủ đặc điểm, các món điểm tâm cũng vậy. Thí dụ như vị cay tê của Tứ Xuyện, vị đạm ngọt của Quảng Đông, vị đặm nồng của Sơn Đông. Nên dù du khách từ đêu đến, ban đêm đến thưởng thức các món điểm tâm ở đây là điều không thể nào thiếu được".

Ông Lâm nói, địa điểm tốt nhất nằm ở gần phố bộ hành Nam Bình nơi trung tâm thành phố. Nam Bình là nơi náo nhiệt nhất ở Côn Minh. Dọc hai bên đường phộ dài gần 700 mét này đều những cửa hàng buôn bán, vui chơi và ăn uống. Mà nơi có nhiều cửa hàng ăn nhất là thành mỹ thực cao ba tầng nằm đối diện với phố bộ hành. Nhìn bề ngoài, thành mỹ thực này chẳng khác nào một ngôi thành lũy kiểu truyền thống TQ. Thành lũy này có bốn cửa, trong đó có một cửa mở về phía một thị trường nằm ngay trên phố bộ hành, cho nên có rất nhiều người sau khi dạo phố xong đều vào đây ăn uống.


Món điểm tâm có tiếng tăm nhất của Vân Nam là "Bún qua cầu". Món ăn này đã có hơn trăm năm lịch sử, có nguồn gốc từ huyện Mông Tự ở phía đông nam tỉnh Vân Nam. Tương truyền, ở ngoại thành huyện Mông Từ có một hồ nước, giữa lòng hồ có một đảo nhỏ, đây là nơi học tập của các học tử. Bấy giờ có một thư sinh đang vùi đầu học tập tại đây, người vợ thấy anh vất vả mỗi ngày một gầy yếu, mới mổ một con gà cho vào nồi đất ninh chín rồi đi qua cầu đưa sang cho anh. Khi đến nơi chị ta thấy nồi đất giữ nhiệt rất tốt, canh trong nồi vẫn nóng nguyên. Chị bèn cho thêm búm và các thứ gia vị vào, thì cảm thấy bún rất ngon. Cho nên từ đó bún canh thịt gà được truyền đi khắp nơi. Do chị mỗi lần đưa bún sang cho chồng phải đi qua cầu, nên người địa phương mới đặt tên cho loại bún này là "Bún qua cầu".

Hiện nay, người Côn minh nhà nào nhà nấy đều thích ăn món bún qua cầu, nhưng cách làm đã phức tạp hơn. Khi làm dùng một bát sứ to có sẵn mỡ gà chín, mì chính, bột tiêu. Sau đó dùng nước canh hầm gà, vịt, xương lợn v v đổ vào bát. Tiếp đến cho thịt hoặc cá thái miếng mỏng vào đảo nhẹ, rồi mới cho thêm xá síu, hẹ non, rau chân vịt và sợi bún vào. Cuối cùng cho thêm ít xì dầu và dầu ớt vào là trở thành một bát bún qua cầu rất ngon lành.

Bún qua cầu không những ngon mà còn nhiều dinh dưỡng, được du khách trong và nước ưa thích. Anh Đa vít Cam Ben người Mỹ vừa đến Côn Minh hai ngày mà đã ba lần ăn loại bún này. Anh nói:

"Tôi chẳng biết tên gọi của nó, cảm thấy nó như một loại mì sợi, rất ngon. Hôm qua tôi lại ăn lần nữa, mùi vị rất hấp dẫn. Tôi cảm thấy các hàng ăn ở đây đều rất ngon".

Các hàng quán ở đây nhà nọ nối tiếp nhà kia. Ngoài Bún qua cầu ra, còn có rất nhiều món ăn với đủ loại tên gọi như " Đại cứu giá" v v. Đây có ý chỉ món ăn này đã cứu sống vua.

Chị hướng viên Lý Hiểu Nguyệt nói, ban đầu món ăn này có tên Xào Nhĩ lắm, đây là việc xảy ra vào cuối triều nhà Minh, đến nay đã có hơn 300 năm, nhưng đã khiến món ăn này trở nên nổi tiếng. Chị nói:

"Đại cứu giá nguyên là một món điểm tâm của huyện Đằng Xung tỉnh Vân Nam, chủ yếu dùng bột nếp chín ép thành, sau đó thái thành miếng xào lẫn với rau và thịt. Thời kỳ đầu triều nhà Thanh, vua Vĩnh Lịch - tàn dư của chính quyền triều nhà Minh chạy sang miền tây Vân Nam, bấy giờ trời đã tối, đoàn người vừa mệt vừa đói mới tìm đến một nhà dân nghỉ chân. Chủ nhà liềm làm món Xào Nhĩ này để tiếp khách. Vua Vĩnh Lịch ăn xong khen ngon không ngớt và nói món Xào Nhĩ này đã cứu trẫm. Về sau người Đằng Xung mới đổi tên món ăn này thành Đại cứu giá ".
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thành Phố WUHAN - HUBEI​

wuhan_8001_1.jpg

Vũ Hán là thành phố nằm trên chỗ tụ hội của sông Trường Giang và một con sông nên thơ khác tên là Hán Thủy. Ngày xưa chưa hề có tên Vũ Hán vì thật ra Vũ Hán là do ba thị trấn hợp lại, đó là Vũ Xương, Hán Dương và Hán Khẩu. Ngày trước chúng là ba thị trấn riêng biệt, cách nhau bởi sông Trường Giang rộng mênh mông. Ngày nay chiếc cầu Trường Giang tại Vũ Hán nối chúng lại với nhau biến thành một thị trấn phồn vinh, đồng thời khai tử tên Vũ Xương. Đó là một vùng xanh tươi, nhiều sông hồ, gồm Nhạc Dương, Động Đình Hồ, Lư sơn, Hán Thủy, Tầm Dương.Vùng ngã ba Hán Thủy - Trường Giang là một không gian rộng lớn và ngoan mục. Mặt nước rộng bao la với rừng nhà chọc trời trên bờ, những công viên, các công trình công cộng... tạo cho Vũ Hán dáng vẻ một đô thị ven biển.

lauhac.jpg

Lầu Hoàng Hạc

Từ trên bờ thuộc địa phận Hán Dương có thể nhận rõ lằn ranh giữa nước phù sa đỏ của Trường Giang và dòng nước trong xanh chảy ra từ Hán Thủy. Nơi đây rộng như một cửa biển, tàu thuyền ngược xuôi tấp nập. Những con tàu lớn từ đại dương vượt trên 1.000km tới đây, thỉnh thoảng gióng lên những hồi còi vang vọng, như mừng rỡ, chào đón cuộc hội kiến mong đợi với Hoàng Hạc Lâu cổ kính. Bốn trăm năm sau có một nhà thơ tên Thôi Hiệu đến đây. Ông lên lầu ngắm cảnh Hán Dương bên kia sông, cảnh trời chiều trên Trường Giang và sáng tác bài thơ Hoàng Hạc Lâu bất hủ trên vách lầu Hoàng Hạc.



Mỗi khi mùa xuân đến, hàng vạn lượt khách từ mọi nơi đổ đến tham quan rừng hoa Anh đào cổ thụ tuyệt đẹp, nơi đây là nơi duy nhất và cũng là đẹp nhất nước Trung Hoa có cây hoa anh đào đẹp đến như vậy.

PS: em Vinh đang ở đây đúng ko, :). Thỉnh thoảng có thời gian chụp ảnh up lên đây cho mọi người xem nhá, ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
HÀNG CHÂU

Tọa lạc tại trung tâm của tỉnh Triết Giang, là một thành phố nổi tiếng với lịch sử văn hóa lâu đời và là một thành phố của du lịch. Dân số với khoảng 1.120.000 người. Từ xưa đến nay Hàng Châu cùng với Tô Châu có phong cảnh như tranh vẽ, đã sánh vai với nhau trong ngạn ngữ của nhân gian:

“Trên trời có thiên đàng,
Dưới đất có Tô Hàng nhị châu”.


images759109_15.jpg

Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ vừa được phát hiện chứng minh rằng, cách xa hơn 4000 năm về trước, nơi đây đã có loài người cư trú. Năm 722 trước Tây Lịch đến năm 481 vào thời đại Xuân Thu chiến quốc, nơi đây từng là khu vực xưng hùng tranh bá giữa hai nước Việt Ngô. Trước thuộc về nước Ngô sau thuộc về nước Việt. Năm 221 đến 206 trước Tây Lịch triều đại nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng gồm thâu lục quốc, kiến lập chế độ trung ương tập quyền, sắp đặt quận huyện, Hàng Châu được bố trí là một huyện, gọi là huyện Tiền Đường. Vào năm 589 TL, tức năm Khai hoàng thứ 9 đời nhà Tùy mới bắt đầu gọi là Hàng Châu. Vương triều Nam Tống năm 1127 đến 1279 xây dựng kinh đô ở Hàng Châu gọi là phủ Lâm An, 3 triều Nguyên Minh Thanh (1271-1911), Hàng Châu trực thuộc quyền cai trị của tỉnh Triết Giang như hiện nay.

Hàng Châu là một trong thất đại cổ đô (Bắc Kinh, Tây An, Lạc Dương, An Dương, Khai Phong, Nam Kinh, Hàng Châu). Từ năm 893 đến năm 978 là kinh đô của hai nước Ngô và nước Việt đời ngũ đại. Năm 1127 đến 1279 là kinh đô của vương triều Nam Tống, từng có 14 đời đế vương thời phong kiến đóng đô tại nơi đây trong hơn 237 năm. Vị quốc vương khai quốc của nước Ngô Việt nguyên là một tiết độ sứ của nhà Đường, khi đó trấn thủ Hàng Châu, cậy vào võ lực mở rộng địa bàn, tự xưng là Ngô Việt Vương, ông ta ở dưới núi Phượng hoàng của Hàng Châu, xây dựng La Thành, chu vi hơn 35 cây số, đồng thời điều động nhân công dọc theo sông Tiền Đường xây dựng bờ đê dài hơn 100 dặm làm công trình thủy lợi của sông Tiền Đường. Đời Nam Tống lập kinh đô ở Hàng Châu nên khi ấy Hàng Châu là một đại đô hội lớn nhất trong toàn quốc.

Hàng Châu lại còn nổi danh là một thành phố du lịch. Người Trung Quốc rất thích phong cảnh sơn thủy ở nơi đây, phong cảnh của Tây Hồ được liệt vào là một trong mười đại danh thắng của Trung Quốc, nhưng người ngoại quốc đến nhiều nơi đây và việc thu hút họ nhất là tơ lụa và trà của Hàng Châu, vì nguồn gốc của trà và lụa là ở Trung Quốc mà trà và lụa loại tốt nhất ở Trung Quốc lại là Hàng Châu.

Phong cảnh danh thắng chủ yếu của Hàng Châu thì có phong cảnh Tây Hồ, chùa Linh Aån, Phi Lai sơn, miếu mộ Nhạc Phi, suối Hổ Bào, tháp Lục Hòa.v.v…
 
Back
Bên trên