Tìm hiểu về TQ! :)

Trương Thị Thu Trang
(sweetfancy2)

Điều hành viên
chinaadmimap.jpg


ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC​

Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa nằm về phía Đông lục địa Á Châu, bên bờ Thái Bình Dương. Tổng diện tích là 9 triệu 600 nghìn km2, là nước lớn thứ 3 trên thế giới sau Liên Xô và Canada.
Trung Quốc nằm trên 49 độ vĩ bắc và 60 độ kinh đông, cực Bắc là Mạc Hà tỉnh Hắc Long Giang, phía Nam đén bắc vĩ tuyến 11 độ là Mẫu Âm Sa của quần đảo Trung Sa, phía Đông tới đông kinh tuyến 135.05độ là nơi giao nhau của sông Hắc Long Giang và sông Ô TôLý. Phía Tây dến đông kinh73 độ 40 là cao nguyên Gôbi. Từ đông sang tây và từ nam đén bắc trên 5000 cây số.Đường biên giới Trung Quốc dài 22,8 ngàn cây số,Đông giáp Triều Tiên , Bắc giáp Mông Cổ, đông bắc giáp Nga, Tây bắc giáp Ca-rắc-xtan, kiếc-ghi-xtan, Ta-gích-xtan.Tây và tây nam giáp Áp-ga-ni-xtan, pa-ki-xtan,Ấn Độ, Nê Pan, BuTan, Xich kim. Phía Nam giáp Mi-an-ma, Lào , Việt Nam. Đông và đông nam trông ra biển. Là các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin, Bru-nâyi, Malaixia, Indonexia. Bờ biển Trung Quốc dài 18 ngàn km, bờ biển bằng phẳng, Có nhiều hải cảng tự đẹp, phần lớn quanh năm không đóng băng. Phía đông và phía nam là biển Bột Hải, Hoàng Hải, Đông Hải và Nam Hải. Tổng diện tích là 4730 km2. Bột Hải nằm trong địa phận Trung Quốc còn Hoàng Hải, Đông Hải và Nam Hải đều nằm trên bờ Thái Bình Dương.Thềm lục địa và khu kinh tế biển 3 triệu km3,

Trong hải phận Trung Quốc có tới 5400 hòn đảo lớn nhỏ, lớn nhất là đảo Đài Loan, diện tích 36 ngàn km2, thws hai là đảo Hải Nam, diện tích 34 nghìn km2. Phía đông bắc đảo Đài Loan là đảo Điếu Nghư (Câu cá), đảo Xích Vị, là điểm cực đông Trung Quốc. Các đảo dải rác phía Nam là quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa.
 
ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TRUNG QUỐC​

jzg-dong1.jpg


Khí hậu Trung Quốc phức tạp , đa dạng, đa số nằm trong khu vực bắc ôn đới, thuộc khí hậu gió mùa lục địa, đa số các vùng có bốn mùa rõ rệt, mùa đông lạnh giá, mùa hè nóng nực. Do đất nước rộng lớn, địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch lớn nên khí hậu cũng đa dạng theo. Từ nam lên bắc lần lượt là các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, trung ôn đới, hàn ôn đới,, Còn khí hậu vùng cao nguyện Thanh Tạng là vùng khí hậu theo đường thẳng đứng.

songpan_021.gif


Cực bắc Trung Quốc là Mạc Hà tỉnh Hắc Long Giang ở 53 độ vĩ bắc thuộc khí hậu Hàn ôn đới, trong khi đó cực nam Trung Quốc là đảo Mẫu ấm Sa trong vùng biển quần đảo Nam Sa tỉnh Hải Nam, chỉ cách đường xích đạo 400km lại thuộc khí hậu xích đạo.Vì vậy từ Nam tới Bắc khí hậu chênh lệch rất lớn. Mùa đông, phần lớn lãnh thổ nghìndặm băng giá, vạn dặm tuyết rơ, ngay khu Mạc Hà nhiệt độ trung bình trong tháng riêng là -30 độ C, trong khi đó ở phía Nam đảo Hải Nam trung bình là 20 độ C. Đặc diểm khí hậu Trung Quốc là về mùa đông đa số các vùng lạnh giá, khí hậu miền Nam Bắc chênh lệch rõ rệt. Về mùa hè do ánh mặt trời chiếu thẳng xuống bắc bán cầu nên miền Bắc ngày dài hơn, về mùa đông mặt trời chiếu tới 2 miền Nam Bắc nên ngày gần như nhau. Trừ vùng cao nguyên Thanh Tạng có địa hình quá cao ra, cả nước đều nóng ấm, khí hậu chênh lệch không nhiều.

xsqd31.jpg


Đa số các vùng do ảnh huởng dòng khí vùng biển ẩm, thổi vào lục địa nên mưa nhiều, nhưng lượng mưa giữa các vùng và các mùa không đều nhau. Miền Đông mưa nhiều, miền Tây ít. Từ Đông Nam tới Tây Bắc lượng mưa giảm dần đồng thời mưa nhiều vào mùa hạ. Miền Nam mùa mưa kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10. Miền Bắc múa mưa ngắn, tập trung vào tháng 7, tháng 8. Lượng mưa hàng năm cũng không đều, năm nhiều, năm ít và chênh nhau rất lớn. Đa số các miền của Trung Quốc nằm về phía Bắc trí tuyến bắc nên mùa đông thời gian mặt trời chiếu ngắn, nhận dược năng lượng mặt trời ít, càng về phía Bắc càng ít nên thời tiết càng lạnh. Mùa hè do mặt trời chiếu thẳng xuống bán cầu tời gian mặt trời chiếu nhiều hơn nên nhiệt độ cao hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
3. ĐẤT ĐAI, VÀ TÀI NGUYÊN TRUNG QUỐC​


dujuan1.jpg


Nói đến đất đai và khoáng sản Trung Quốc người ta thường dùng đến những con số lớn. . Đất canh tác, đất rừng, hoang mạc đều với diên tích rất lớn. Đất canh tác chủ yếu ở miền Đông, thảo nguyên chủ yếu ở miền Bắc và miền Tây, còn rừng núi phần lớn tập trung ở phía Đông Bắc và Tây Nam tổ quốc.

Hiện nay tổng diện tích trồng trọt của Trung Quốc là 130 triệu 40 ngàn héc ta, chủ yếu tập trung ở đồng bằng Đông Bắc, Hoa Nam, trung du và hạ lưu sông Trường Giang, đồng bằng sông Châu Giang và lòng chảo Tứ Xuyên. Lớn nhất làđồng bằng Đông Bắc, tổng diện tích 350 ngàn hécta. Phần lớn là đất mầu đen, nông sản chủ yếu có tiểu mạch, ngô, đậu, cao lương, đay gai và củ cải đường. Đồng bằng Hoa Bắc đất đa số mầu nâu, màu mỡ, nông sản chủ yếu là tiểu mạch, ngô , lúa bông. Đồng bằng trungddu và hạ lưu sông Trường Giang địa hình thấp, bằng phẳng, sông hồ chi chít như bàn cờ, là vựa thóc và nguồn cá nước ngọt chính của Trung Quốc, còn được gọi là vựa lúa và bồ cá nổi tiếng của, ngoài ra còn trồng chè, trồng dâu nuôi tằm.Vùng lòng chảo Tứ Xuyên còn có tên gọi "đất nước Thiên Phủ'. Đất ở đây chủ yếu mầu tím, khí hậu ấm và ẩm, nông sản tứ mùa xanh tươi, chủ yếu trồng lúa, hạt cải dầu và mía. Đồng bằng sông Châu Giang chủ yếu trồng lúa, 1 năm có thể thu hoạch 2 đến 3 vụ lúa.

gingko1b1.jpg


Diện tích rừng của Trung Quốc tương đối ít, khoảng 158 triệu .940 nghìn hécta, chủ yếu ở miền đông bắc Đại Hưng An Lĩnh và khu Trường Bạch Sơn, bạt ngàn rừng cây lá kim như thông đỏ, thông Lạc Diệp, thông hoa vàng và những cây lá to nh Bu Lô, cao su, bạch dương, cây du, bách tán. Tiếp đến là rừng cây lá to tự nhiên ở miền Tây Nam, chủ yếu có cây Vân Sam, Linh Sam, thông Vân Nam,và các loại gỗ quý như: Tếch, Tử đàm, Long não, nghiễn, Gụ ... Ở Vân Nam-Xip-xoang-bản-na còn có rừng cây nhiệt đới lá to hiếm có ở Trung Quốc, hơn 5000 loài. Nên Síp-xông-bản-na còn được mệnh danh là " Vương quốc thực vật'.

Thảo nguyên Trung Quốc có diện tích 400 triệu hécta, từ đông bắc tới Tây nam là đồng cỏ mênh mông hơn 3000km, ở đấy có rất nhiều vùng chăn nuôi thảo nguyên. Thảo nguyên nội mông là vùng chăn nuôi thảo nguyên lớn nhất, gia súc chủ yếu có bò, ngựa Tam Hà, cừu Mông Cổ. Miền Nam và Bắc thảo nguyên Thiên Sơn Tân Cương cũng là đồng cỏ thiên nhiên và vùng chăn nuôithảo nguyên, nổi tiếng là ngựa Y Li và cừu lông mịn Tân cương.

Diện tích canh tác, rừng, và đồng cỏ, Trung Quốc đừng hàng đầu thế giới về con số tuyết đối, nhưng do dân số động, diện tích bình quân đầu lại rất ít, đặc biệt là đẩ canh tác, chỉ là 1/3 bình quân của thế giới.

Về khoáng sản, tất cả khoáng sản tìm thấy trên thế giới đều có ở Trung Quốc. Hiện nay đã thăm dò được trữ lượng là 153 loại, chiếm 1/3 tổng trữ lượng cả thế giới. Xếp vào hàng đầu thế giới gồm các loại than , sắt, đồng, nhôm, thiếc,măng gan, chì, kẽm.Trong đó than đá có trữ lượng khoảng 1007,1tỷ tấn, chủ yếu ở phía Bắc, nhất là ở tỉnh Sơn Tây và khu tự trị Nội Mông. Quặng sắt trữ lượng khoảng 46,35 tỷ tấn, chủ yếu ở miền Đông Bắc, Hoa Bắc và Tây Nam. Dầu, dầu khí, phốt pho, lưu huỳnh cũng rất phong phú. Dầu chủ yếu ở miền tây bắc, tiếp đến là đông bắc, hoa nam và miền duyên hải phía đông , thềm lục địa biển đông, trữ lượng kim loại đất hiếm nhiều hơn tổng số các nước có kim loại đất hiếm cộng lại.
 
4.TÀI NGUYÊN ĐỘNG THỰC VẬT CỦA TRUNG QUỐC​

Trên thế giới , Trung Quốc là một trong những nước có nhiều loại động thực vật hoang dã nhất. Riêng động vật xương sống có hơn 4400 loài, chiếm 10% của thế giớ, trong đó có hơn 500 loài thú,1189 loài chim, hơn 320 loafi bò sát, 210 loài động vật lưỡng thê. Có hơn trăm loại dộng vật quý hiếm như Gấu mèo, khỉ lông vàng, hổ Hoa Nam, gà vằn đen (Crossoptilon mantchuricum) Hạc mào đỏ (Grus japonensis), Cá heo vây trắng (Lipotes vexillifer), cá sấu Dương tử (Alligator sinensis)v,v. Trung Quốc có hơn trăm loại động vật hoang dã quý hiếm. Loại gấu mèo lớn, tính tình đôn hậu, hiền lành , dáng to béo làm người ta ưu thích, dễ gần. Hạc mào đỏ, thân dài đến 1,2m trở lên, phần thân lông trắng muốt, đầu mầu nâu và đỉnh đầu có mào đỏ tươi, lung linh lay đọng như đốm lửa hồng. Năm 1980 lần đầu tiên trên sông Trường Giang bắt được một con cá heo đực mầu trắng, là m?t trong 2 loại ca heo nước ngọt đã thu hút các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về cá heo trên thế giới.

412c1s.jpg


Trung Quốc cũng là một trong những nước giầu có các loại thực vật, riêng thực vật cao cấp cũng tới 32 ngàn loài. Các loại thực vật chủ yếu của bắc bán cầu, các vùng hàn đới, ôn đới và nhiệt đới đều có.Các loại cây thân gỗ có tới 7000 loại trong đó hơn 2800 loại kiều mộc: Thuỷ sam, thuỷ thông, ngân sam, thông kim tiền, sam Đài Loan, bách Phúc Kiến, Cây đồng cộng (Davidia involucrata Baillon), Cây đỗ trọng, hỷ thụ...Thuỷ Sam (Metasequoia) là loại cây cổ thụ cao lớn, xếp vào loại gỗ quý và hiếm trên thế giới. Thông kim tiền mọc nhiều ở lưu vực sông Trường Giang, lá mọc trên cành ngắn, lá to và tròn như đồng tiền , mùa xuân và mùa hạ lá xanh biếc, mùa thu lá ngả mầu vàng, là 1 trong 5 loại cây quý được trồng trong công viên của nhiều nước. Trung quốc có hơn 2000 loài cây trồng dùng làm thực phẩm, 3000 loại cây dược liệu, nhân sâm của Trường Bạch Sơn, Hoa hồng Tây Tạng, Cẩu khởi Ninh Hạ, Tam thất Vân Nam và Qúy Châu đều là các loại thuốc thảo mộc quý. Các loại cây cảnh càng nhiều hơn, hoa Mẫu đơn chỉ riêng Trung Quốc có. Hoa Mẫu Đơn được Mệh danh là " Vua trong loài hoa", ung dung mỹ lệ, đa dạng sắc hương, xưa nay được gọi là " quốc sắc thiên hưong". Ngoài ra, Trung Quốc còn có ba loại hoa danh tiếng, đó là hoa Đỗ Quyên, hoa Báo Xuân và hoa Long Đảm, chủ yếu mọc ở miền Tây Nam Trung Quốc. Mỗi năm đến mùa hoa nở, khắp núi rừng muôn hồng vạn tía, ong bướm rập rờn, cảnh sắc mê hồn.
 
MỘT SỐ PHONG TỤC DÂN GIAN TQ

TỨ HỢP VIỆN BẮC KINH

bjroom-1.jpg

Tứ hợp viện (THV) là một hình thức cư trú của người dân Bắc Kinh (BK). Tại sao gọi là THV, là vì một cụm kiến trúc hình chứ nhật, tứ phía đông, nam, tây, bắc đều xây nhà, bốn hướng nhà đó vây lại, ở giữa là một sân trời, hay chung cho có bốn hướng nhà.

THV có thể chia làm 3 qui cách, lớn, vừa và nhỏ.

THV qui mô nhỏ hướng bắc là gian nhà chính (gọi là chính phòng), có một gian sáng, hai gian tối, hay hai gian sáng một gian tối. Hướng đông hai gian trái, hướng nam có 3 gian phải, trong đó hướng đông có một khoanh dùng là cửa cổng ra vào, cửa cổng trên là một ngôi lầu và lợp mái lượn. Trong sân có những đường lát gạch xanh dành cho đi lại và thông đến các gian ở. Những người Bắc Kinh chính gốc thường hai đời hay ba đời sống với nhau với i THV nhỏ rất thích hợp. Thường bậc trên ở gian giữa, bấc dưới chia ra ở một bên, nhà hướng nam thường làm phòng khách hay thư phòng.

THV qui mô vừa thường là ba trấn, chính phòng 5 đến bẩy gian, kiến trúc chính phòng đồ sộ hơn và có hành lang nối liền, nhà hướng đông và tây 3 gian hoặc 5 gian. Theo hướng nam có một bờ tường ngăn cách, hình thành hai sân trong và ngoài, giữa tường có một cửa ra hình trăng tròn. Người Trung Quốc thường có câu "Đại môn bất xuất, nhị môn bất nhập", nhị môn đó tức là bờ tường hướng nam này. Nói chung sân ngoài rộng hơn sân trong, các gian nhà ở sân trong dành cho những người hầu, làm bếp ở. Mặt tiền của loại THV này thường 5 đến 7 gian, gian sát bên đông nhất thường làm cổng ra vào, phía tây là nhà để xe thời trước kia.

THV qui mô lớn, nói chung cụm kiến trúc đều rất cao lớn nguy nga, trong đó là những kiến trúc nhà ở, đình đài, vườn hoa, hành lang, lối đi uốn lượn trong các kiến trúc, là loại kiến trúc cỡ lớn, không phải ngườ ibình thường có thể ở được.

THV được thiết kế xây cất và tạo hình theo thuyết phong thuỷ cổ đại của Trung Quốc, cửa lớn ra nói chung không mở đúng đường tim của cụm kiến trúc, mà ở vị trí "Tốn" và vị trí "Càn" trong bát quái đồ. Cho nên, nếu nhà đó dấy bắc của phố hướng nam bắc, thường cửa mở ở góc đông nam, nếu dẫy nam thì mở cửa ở góc tây bắc. Trong vườn nhìn ra cửa cổng còn có một kiến trúc dùng làm bình phong.

THV Bắc kinh, các kiến trúc với nhau đều đặt với tỷ lệ thích hợp, mùa đông nắng chiếu vào giữa sân, cho nên chính phòng đông ấm hè mát.

THV Bắc Kinh rất cầu kỳ ở bố cục của kiến trúc, kiểu dáng, bề thế, chú trọng truyền thống, khiến người ta có cảm giác yên tĩnh thoải mái. Người Bắc kinh, Tứ đại đồng đường hay Tam đại đồng đường đều ở ngay trong một TVH.
 
ĐÔN CỬA BẮC KINH

bjpost.jpg
Đôn cửa, còn goi là đá gối cửa, nó là một chi tiết cấu tạo rất quan trọng của kiến trúc Tứ Hợp Viện (THV) của Bắc Kinh, tác dụng của nó là kê nâng khung cổng chính và cửa nhị; ngoài ra nó còn là một vật trang sức của kiến trúc, nó hài hoà với cổng, hiên, mái, tường, trình độ điều khắc đôn cửa còn thể hiện danh giá và địa vị xã hội của chủ nhà, và tăng thêm cái trang nhã, lịch sự và cá tính của kiến trúc.

Đôn cửa xuất hiện sớm nhất vào thời nào không rõ, nếu ngược dòng lịch sử của THV, thì phải tính đến thời nhà Hán năm 206-220 trước công nguyên. Theo những văn vật khai quật được, trong mộ của Hoàng đế Văn Thành thời Bắc Nguỵ đã có Đôn cửa có điều khắc hoa văn rất đẹp, trên đỉnh khắc đầu hổ, thời Nam Tống còn có đôn cửa có độ cao đặc biệt mang một ý nghĩa mà thời nay ta chưa rõ.

Đôn cửa của Bắc Kinh xuất hiện nhiều nhất vào Nhà Nguyên, nhà Nguyên lấy Bắc Kinh là kinh đô. Sau khi Chu Nguyên Chương cướp được chính quyền, dựng lên nhà Minh, vẫn lấy Bắc Kinh làm kinh đô, khi đó Đôn cửa đã bị diễn biến thành một tiêu trí của cấp bậc quý tộc, thể hiện tôn ti trật tự xã hội. Sau khi Nhà Thanh vào Bắc Kinh, tục lệ đó vẫn giữ nguyên, và về phong cách nghệ thuật, tạo hình, đã đến đỉnh cao của lịch sử Đôn Cưa Bắc Kinh. Hiện nay, nếu ta vẫn nhìn thấy những Đôn cửa đều là của thời Minh và Thanh.

Đôn cửa Bắc kinh đại thể có thể chia làm 5 loại: Đôn cửa đầu sư tử thuộc về hoàng tộc; Tạo hình ôm trống thuộc về quan văn cao cấp; hình ôm trống trên đỉnh là đầu hình thú, quan võ cấp thấp; hình hòm đầu sư tử, quan võ cao cấp; hình hòm có trang sức, quan văn cấp thấp; hình hòm không có trang sức, phú hào; đôn đá, dân giầu; đôn gỗ, dân thường.

Trên Đôn cửa thường có khắc những dòng chữ mang nhiều ý nghĩa tốt lành, như: "Cửu châu đồng cư", "Hảo sự bất đoạn", "Tịnh đế đồng tâm", "Cát tường như ý"..., nét chữ cầu kỳ, tạo hình uyển chuyển, có thể nói đấy đều là những tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc đá , là một kho báu cho đời sau.

 
CHUYỆN BÁNH CHƯNG​

Ở Trung Quốc, người miền bắc, miền nam, dân tộc Hán hay các dân tộc thiểu số cơ hồ đều ăn bánh chưng, và không chia thời tiết, tứ mùa đều ăn. Nhưng nghiêm khắc mà nói, tết Đoan ngọ ăn bánh chưng mang tính truyền thống nhất. Tết Đoan ngọ, nhà nào nhà nấy, trong ngõ ngoài phố phẳng phớt toàn là mùi thơm nhè nhẹ của bánh chưng. Ngạn ngữ TQ có câu "ăn xong bánh chưng, còn có ba ngày lạnh nữa", nghĩa là bánh chưng là một thực phẩm mang tính thời tiết. Bánh chưng xuất hiện từ thời chiến quốc, tương truyền bánh chưng làm ra là để tế và kỷ niệm Nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên nước Sở thời chiến quốc.

zhongzi-2.jpg
Bánh chưng thủa sơ khai được bọc trong ống tre, sau đó mới dùng các loại lá để gói. Trong cuốn "Tục Tề Hài Ký" có ghi chép bánh chưng gói lá cọ và bánh chưng gói lá dong. Đời sau xuất hiện bánh chưng gói lá tre, đến thời Đường còn có loại bánh chưng gói bằng lá Niễng. Dây lạt buộc bánh chưng cũng lắm cách gọi, thời Nam Triều, gọi là "Tơ ngũ sắc", người Đường thì gọi là "Bách Sách". Về chất liệu gói bánh cũng chưa phải ngay từ đầu đã bằng gạo nếp. Lúc đầu dùng hạt Kê, đến thời nhà Tống mới định hình bằng gạo nếp. Còn về nhân thì muôn hình muôn vẻ, từ thời nhà Tống trở đi, theo từng vùng khác nhau, nhân bánh chưng có Táo tàu, Ngân hạnh, hạt dẻ, đậu xanh, thịt lợn, nhân quả thông...

Đời nhà Thanh, Bánh chưng còn là món quả tặng giữa hai nhà thông gia, tức vào mồng 5 tháng 5, vùng dân tộc Mãn tập cư, thông gia với nhau đều biếu nhau bánh chứng. Tục đó hình như đã khác với nguyên bản của Bánh chưng thời chiến quốc.

zhongzi-3.jpg

Bánh chưng phát triển đến ngày nay, đã trở thành một thực phẩm được mọi người ưa chuộng. Về cách chế tác, không có gì khác với thời cổ, nhưng về chất liệu để gói bánh thì thay đổi nhiều. Có bánh hạt kê, ngô, gạo nếp, nhân đỗ đỏ, đỗ xanh, táo tàu, hạt dẻ, thịt lợn v,v, về hình dáng càng phong phú, bánh hình tam giác, tứ giác, lục giác, hình chóp lăng, hình tháp,v,v và phát triển theo nhiều trường pháp khác nhau.

Đông ý cho rằng, bánh chưng có tác dụng ích khí kiện tỳ, chuyên trị bệnh lị, là vì bánh làm bằng gạo nếp cho nên giầu Pro-te-in, li-pit, Vitamin, Can-xi, Lân... trong nhân bánh có đại táo, đỗ đỏ, hạt dẻ, thịt lợn đều là những thực phẩm giầu dinh dưỡng .Đại táo bổ huyết, đỗ đỏ lợi tiểu, tiêu phù giải nhiệt. Có thể nói, bánh chưng không những là một thực phẩm ngon giầu dinh dưỡng, còn có vai trò trị liệu.

 
a thích cái topic này, rất hữu ích :D (@Trang: xóa luôn cái bài này của anh đi nhé)
 
TÂY TẠNG VÀ NHỮNG NGÀY LỄ​

Tây Tạng(TT) là một trong 5 khu tự trị của Trung Quốc, dân tộc chủ thể là dân tộc Tạng.

02.jpg


TT được mệnh danh là thánh địa của Tôn giáo, tôn giáo nguyên thuỷ là Bổn Giáo và Phật giáo đã từng lưu truyền từ đây. Đến thế kỷ 10, Tôn giáo (chủ yếu là Phật giáo) một lần nữa trở lại TT, hình thành Phật giáo Tạng Truyền mang đặc điệm của TT. Dân tộc Tạng trên cơ bản là toàn dân tín ngưỡng Phật giáo, một số theo Bổn giáo, Thiên chúa giáo và I-slam. Chính vì có một nền tảng văn hoá tôn giáo như vậy, nhiều lễ nghi và tết lễ đều gắn với tôn giáo:

Lễ dâng Ha-đa (Dải lụa trắng): Đây là một lễ nghi phổ biến nhất tại TT. Bất kỳ ở trường hợp nào, cưới xin, tang lễ, gặp gỡ, bái phật, nghênh đón khách v,v, thông thường đều bắt đầu bằng lễ dâng Ha-đa. Ha-đa là một dải lụa tơ, dài ngắn bất kể. Lễ dâng Ha-đa là sự biểu hiện trong trắng, thành tâm, trung thành giữa người với người. Từ ngàn xưa, người Tạng đã quan niệm mầu trắng tượng trưng cho sự trong trắng, cát tường, cho nên Ha-đa phải làm bằng dải lụa trắng là như vậy.

tibet-1.jpg


Lễ kính rượu trà: Đến thăm gia đình người Tạng, chủ nhà nhất định đón khách bằng rượu, thường là rượu Thanh Khoa, một loại rượu được cất hạt Thanh Khoa (một giống lúa thường trồng tại vùng TT), mùi vị gần như rượu vang, độ cồn từ 15-20 độ. Khi mời khách, người khách nhấm một ngụm, sau đó chủ nhà thêm ngay, cho đến khi người khách uống cạn chén. Còn uống trà là lẽ sống thường tình, sau khi khách vào nhà, bà chủ nhân và con gái sẽ giót cho khách một bát chè bơ (sữa bò), người khách phải chờ đến khi chủ nhân bâng đến tận nơi thì mới đón lấy và uống, như vậy để tỏ ra lịch lãm.

Lễ chào hỏi: Khi gặp người Tạng, câu chào sau tên gọi phải thêm âm "la", để tỏ lòng kính trọng. Khi đi trên đường, không nên cướp bước. Nếu gặp trực diện thì nên nhường lối trước. Ngoài ra người Tạng còn rất chú ý khi ăn uống, tức là miếng không đầy mồm, nhai không ra tiếng, uống không húp ra tiếng...

tibet-3.jpg


Lễ tránh tang: Trong dân gian TT, Thiên Táng (để xác ngoài trời) là lễ tang thường gặp. Đối với Thiên Táng, dân gian có nhiều cấm kỵ, kể cả cấm người đến ngó xem.

Tết Lịch Tạng. Lịch Tạng là một cuốn lịch thiên văn nổi tiếng của Trung Quốc. Kỷ nguyên của lịch Tạng kế thừa từ Lịch Hạ (thời Xuân thu chiến quốc), tứ là ngũ hành và 12 sinh tiêu, 60 năm một giáp, 3 năm nhuận một lần. Dân tộc Tạng ăn tết theo lịch Tạng, bắt đầu từ mồng 1 tháng riêng, kèo dài 3 đến 5 ngày.

Tết Hoa Đăng: Rắm tháng riêng lịch Tạng là tết Hoa Đăng. Nguyên là ngày các tín đồ tôn giáo tập hợp với nhau, mọi tínđồ đều làm hoa đăng thắp dầu bơ để cúng phật. Về sau lại tăng thêm Tháp đăng, giàn đăng, và dùng bơ nặn các hình người hình thú, hoa lá cỏ cây, chim muông đểômị người thưởng thức.

tibet--2.jpg


Tết Mộc Dục (Tết tắm): Thượng tuần tháng 7 lịch Tạng, tất cả đồng bào Tạng trên cao nguyên Tây Tạng, đều tổ chức một ngày hội tắm bên sông, thường kéo dài một tuần, cho nên còn gọi là Tuần Mộc Dục (Tuấn tắm).

Tết Sê-đôn: Trong tiếng Tạng Sê là quả sữa chua, đôn là bữa ăn, tết Sê-đôn tức là tết ăn quả sữa chua. Nhưng tết Sê-đôn về sau diễn biến thành Tết hát tuồng Tạng là chính, cho nên còn gọi là tết Tuồng Tạng. Thời gian vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 lịch Tạng.

Tết Sa-gda-va: Đó là ngày 15 tháng 4 lịch Tạng, tương truyền đó là ngày sinh và hoá phật của Thích ca Mâu ni; lại tương truyền đó là ngày Công chúa Văn Thành đến La-sha. Hàng năm ngày này đều tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm và vui chơi.

Tết Zang-mu-lin-ji-san: Nguyên ý của ngày này là "Ngày thế giới cúng phật:", đây là ngày tết mà người La-sha đến các công viên vui chơi, múa hát, tản bộ, ăn uống, chúc mừng cuộc sống luôn luộn tưới đẹp, thường tổ chức vào thượng tuần tháng 5 lịch Tạng.
 
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

NGHỆ THUẬT HÝ KỊCH​

opera-1.jpg

Hý khúc là 1 hình thức hý kịch truyền thống của Trung Quốc.Nó bao gồm các yếu tố như văn học, âm nhạc,vũ đạo,mỹ thuật,võ thuật, xiếc và nghệ thuật mà thành. Hý khúc có lịch sử từ rất lâu đời. Từ khi xã hội còn ở thời kỳ khai sơ, ca múa đã ra đời, trải qua 1 thời kỳ khá lâu dài, kinh qua hơn 800 năm phát triển, đổi mới không ngừng, hình thức nghệ thuật Hý khúc đã hình thành tương đối hoàn thiện.Theo thống kê,thể loại Hý khúc của các dân tộc Trung Hoa có khoảng hơn 360 loại.Sau khi nước Công Hoà Nhân Dân Trung Hoa dược thành lập, dã xuất hiện khá nhiều loại kịch truyền thống cải biên. Kịch cải biên va hát hiện đại biểu hiện đề tài cuộc sống hiện đại , được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo khán giả. Các loại kịch tương đối phổ biến đó là(khoảng hơn 50 loai):Kinh kịch, Việt kịch, Hán kịch…trong đó Kinh kịch là phổ biến nhất.
 
NGHỆ THUẬT HỘI HOẠ​

painting-1.jpg

Nghệ thuật hội hoạ Trung Quốc có lịch sử lâu đời, lưu truyền từ đời này sang đời khác . Ngoài các nhà hoạ sĩ va nhũng bậc thầy hội hoạ của dân tộc Hán ra còn có ở các dân tộc thiểu số khác.Truyền thống sang tác hội hoạ Trung Quốc có hình thức thủ pháp phong phú và mang phong cách dân tộc tươi sáng. Hội hoạ Trung Quốc có phong cách dân tộc độc đáo và truyền thống sâu sắc.Trong lĩnh vực mỹ thuật đã tự hình thành hệ thống công cụ chủ yếu đó là: Giấy lụa, bút long và mực.Tiêu chuẩn là coi trọng bút mực,nét bút,phong cách, cảnh và tình. Nghệ thuật tạo hình chủ yếu biểu hiện ở thủ thuật kết cấu đường nét.Hội hoạ Trung Quốc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử phong phú, đổi mới và phát triển, phong cách tươi sáng, hình thức độc đáo đã có địa vị và ảnh hưởng không nhỏ tới nghệ thuật ở Phương Đông và trên thế giới
 
NGHỆ THUẬT CẮT HOA GIẤY

paper-bottle.gif

paper-cock.gif
Cắt hoa giấy là 1 trong những nghệ thậut dân gian thịnh hành nhất Trung Quốc.Dưa vào những khảo cổ thì nó xuất hiện từ thế kỷ thứ 6 nhưng trên thực tế thì nó đã xuất hiện sớm hơn mấy trăm năm.Cắt hoa giấy không dùng máy móc mà dùng phương pháp thủ công. Thường dùng 2 phương pháp đó là: Dùng kéo và dao.Xem hình thức biết nội dung,dung kéo cắt, cắt xong đem những trang đó( thông thường không quá 8 trang) dán lên.Cuối cùng dung kéo sắc gia công theo bản vẽ. Phương phap dung dao cắt: trước hết đem trang giấy đó gấp thành các nếp gấp theo như ý định, đem giấy đó để lên trên khói và mỡ động vật trộn lẫn,sau đó dùng dao nhỏ khắc chầm chậm. Khi cắt hoa giấy cầm dao thẳng đứng, nhất định phải dựa vào mô hình tiến hành căt giấy theo bản vẽ. Một lần dùng dao hay kéo cắt hoa giấy đều có thể cắt được rất nhiều hình.

paper-dragon.gif

paper-rabbit.gif
 
Chỉnh sửa lần cuối:
VĂN HOÁ TRÀ ĐẠO CỦA TRUNG QUỐC

tea-1.jpg

Lịch sử dung trà của Trung Quốc đã có từ rất lâu đời và được loai người phát triển thành khoa học kỹ thuầt sản xuất trà va cũng đươc thế giới tích luỹ lịch sư văn hiến sản xuất trà phong phú nhất.Khoảng năm 758 , Lục Vũ đời nhà Đường đã biên soan 1 tác phâm về Trà sớm nhất trên thế giới,”茶经” ra đời đánh dấu mốc phát triển của văn hoá Trà tới 1 đẳng cấp nhất định, là sự cần thiết và kết quả của sự phát triển công nghiệp trà đời nhà Đường. Quyển sách này giới thiệu về nguồn gốc xuất xứ, chủng loại và phương pháp dùng trà. Đây là bộ sách cổ của Trung Quốc nói về Trà 1 cách đầy đủ nhất.
 
TIẾN TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

10 TIẾN TRIỂN LỚN VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRUNG QUỐC 中国十大科技进展​

23/1/2002, 566 viện sỹ Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc và Viện hàn lâm công trình Trung Quốc đã bình chọn ra 10 tiến triển lớn về KHCN của Trung Quốc năm 2001. Theo các viện sỹ, những thành quả KHCN đó sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình phát triển KHCN của TQ trong thế kỷ 21. 10 tiến triển KHCN đó lần lượt là:

1. Phóng thành công phi thuyền chưa tải người "Thần Châu II"(第一艘无人飞船"神舟二号"发射成功).
01 giờ 0 phút ngày 10 tháng 1 năm 2001, TQ đã phóng lên không gian từ trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền con phi thuyền chưa tải người "Thân Châu II", 10 phút sau thành công đi vào quỹ đạo theo dự định, việc đó đánh dấu sự nghiệp không gian của Trung Quốc về kỹ thuật tải người lên không gian đã giành được một bước tiến quan trọng. "Thần Châu II" là phi thuyền đầu tiên được thiết kế theo đúng mẫu phi thuyền thực tế tải người, về kết cấu tàu có nhiều triển khai mới, tính năng được nâng cao rất nhiều.
(Tin liên quan 相关信息:: Ngày 25 tháng 3 năm 2002, tại trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền Trung Quốc lại phóng thành công phi thuyền "Thần Châu III", trên khoang tàu có lắp đặt những thiết bị phỏng sinh nhằm kiểm tra sự trao đổi chất cưa cơ thể người, tín hiệu sinh lý người và hình nhộm, có thể định kỳ kiểm tra những thông số sinh lý quan trọng của du hành viên trong môi trường không gian. và lần đầu tiên thử nghiệm hệ thống cứu sinh. Hệ thống cứu sinh có thể trong trường hợp khẩn cấp khi tên lửa đang phóng lên và trong khi hoàn động tại không gian, xay ra những sự cố bất ngờ, có thể đưa phi thuyền rời khỏi khu vực nguy hiểm, bảo đảm an toàn tính mạng của phi hành viên.)
(Tin liên quan 相关信息: 0 giờ ngày 30 tháng 12 năm 2002, TQ lại phóng thành công phi thuyền "Thần Châu IV". chuyến bay lần này là một lần thử nghiệm toàn diện về phi thuyền chưa tải người trong điều kiện không có người điều khiển của TQ. Cuộc thử nghiệm này với sự tham gia của Viện nghiên cứu công trình y học không gian Bắc Kinh về hệ thống phi hành viên, khống chế môi trường phi thuyền và hệ thống bảo đảm sự sống, nhằm tiến thêm một bước kiểm tra môi trường tải người trong khoang và hệ thống bảo đảm sự sống trong trạng thái bay của phi thuyền.)

2. Trung Quốc trước tiên hoàn thành công trình "Cuốn Trung Quốc" về mô tả Bộ gene (Genome) nhân loại(人类基因组"中国卷"率先绘制完成).
Chương trình mô tả bộ gene nhân loại tại TQ trườc tiên giành được sự đột phá. Trong thời gian chưa đầy hai năm, các nhà khoa học TQ đã hoàn thành phần nhiệm vụ do TQ đảm nhận về kiểm tra sắp xếp khu vực của nhiễm sắc thể, và trong 6 nước tham gia chương trình quốc tế này, TQ dẫn đầu vẽ ra bản đổ bộ gen. So với bản đồ phác thảo, bản đồ gen "cuốn Trung Quốc" do TQ hoàn thành đã nâng tỷ lệ phủ khắp từ 90% lên tới 100%, độ chính sác từ 99% nâng lên 99,99%.

3. Trung Quốc lần đầu tiên độc lập hoàn thành "Bản đồ khung công tác" bộ gen của lúa nước và kho dữ liệu 首次独立完成水稻基因组"工作框架图"和数据库).
Các nhà khoa học Trung tâm tin học sinh vật và sở nghiên cứu di truyền Viện Hàn lâm khoa học, Trung tâm nghiên cứu lúa nước lai quốc gia v,v của TQ trắc đo được thứ tự sắp xếp của 2,2 tỷ cặp bazơ-nitơ, tỷ lệ phủ về thứ tự và gene trên 95% trở lên, độ chính xác của 90% vùng đath tới 99%. Đây lại là một đột phá mới ngành khoa học sự sống của TQ.
(Tin liên quan相关信息:12/12/2002, những đơn vị tham gia công trình gene như Trung tâm thông tin bộ gene Viện hàn lâm khoa học TQ đã hoàn thành "Bản đồ chi tiết"(精细图) trên cơ sở kiểm tra chính xác thứ tự sắp xếp của DNA và bản đồ vật lý bộ gene của lúa nước, đây là bản đồ chi tiết về cây trồng đầu tiên của thế giới , nó tạo ra cơ sở vững chắc cho việcgiải thích cở sở di truyền tính trạng sinh học cơ bản, nhận biết, sàng lọc những gene di truyền có giá trị kinh tế của lúa.Bản đồ chi này của lúa nước trình bầy trên 97% thứ tự gene của lúa nước, trong đó có 97% gene đã được xác định chính xác trên nhiễm sắc thể, thứ tự định vị của cặp bazơ-nitơ 94% của nhiễm sắc thể có độ chính xác lên tới 99,99%. Bản đồ đó và kế cấu thứ tự DNA đều được quốc tế công nhân là Bản đồ tiêu chuẩn chi tiết về gene.)

4. Xây dựng thành công kho tài nguyên chủng chất (idioplasm) lớn nhất thế giới(建成世界上最大种质资源库).
Kho chủng chất cây trồng quốc gia nhà này có Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc phối hợp nhiều cơ sở nghiên cứu cùng nhau hoàn thành, số lượng chủng chất được bảo quản đứng đầu thế giới, tàng trữ lâu dài có hơn 330 nghìn giống cây trồng, đây sẽ là một cơ sở vật chất hùng hậu cung cấp cho các hạng mục gây giống và sản xuất giống cho sau này.

5. Nghiên cứu và chế tạo thành công Siêu máy tính phục vụ (super server) có tính năng cao nhất mang tên "ÁNH BÌNH MINH 3000"(性能最高的超级服务器"曙光3000"研制成功).
Siêu máy tính phục vụ "ÁNH BÌNH MINH 3000" này do Viện nghiên cứu công nghệ máy tính Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc nghiên cứu và chế tạo thành công, nó tốc độ xử lý cao nhất có thể đạt tới 403,2 tỷ phép tính trên giây, tổng dung lượng bộ nhớ ( EMS memory) đạt tới 168GB, tổng dung lượng ổ cứng 3,63TB, là máy tính phục vụ có tính năng cao nhất do Trung Quốc sản xuất. Về tổng thể "ÁNH BÌNH MINH 3000" đa tới trình độ tiên tiến thế giới hiện nay, hệ thống thao tác cụm máy tính và một số kỹ thuật khác đều đạt tới trình độ tiên tiến thế giới.

6. Các nhà khoa học Trung Quốc đã thành công trong việc quan sát trực tiếp kết cấu nội bộ phân tử(科学家成功直接观察分子内部结构).
Trường đại học KHCN Trung Quốc đã hãm được dao động nhiệt của phân tử cac-bon 60 bằng cách động lạnh nó trong nhiệt độ 268 độ dưới 0, và lần đầu tiên trên quốc tế "Chụp' được có độ phân giải lớn hình ảnh của phân tử, phân biệt rõ liên kết (bond)đơn và liên kết kép của phân tử Cac-bon. Kỹ thuật chụp hình phân tử này sẽ cung cấp phương pháp hữu hiệu để chế tạo những chi tiết nanô.

7. Công tác nghiên cứu về thời kỳ đầu sự sống giành được thành quả quan trọng(早期生命研究获重要成果).
Trên cuốn tạp chí "Tự nhiên" của Anh xuất bản ngày 22/11/2001, có đăng bài viết "Những phát hiện mới của hệ (phylum) động vật hậu khẩu tại kho hoá thạch Trừng Giang Trung Quốc", đây lại là một thành quả mang tính đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu thời kỳ đầu của sự sống, do giáo sư Thư Đức Cán và nhiều nhà khoa học khác của trường đại học Tây nam Trung Quốc hợp tác hoàn thành, và gọi quần thể sự sống đó với tên "Hệ động vật cổ trùng hậu khẩu". Đây cũng là lần thứ 6 tạp chí "Tự nhiên" của Anh công bố hàng loại những phát hiện khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu "Sự bùng nổ sự sống kỷ Cam-bri của giáo sư Thư Đức Cán.

8. Trung Quốc giành được sự đột phát trong nghiên cứu tổng hợp chất hạt nhân mới (nuclide )(新核素合成研究获突破).
Trong lĩnh vực tổng hợp và nghiên cứu những chất hạt nhân mới, nhân viên nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu Vật lý cận đại Viện hàn Lâm khoa học Trung Quốc đã giành được những đột phá quan trọng: lần đầu tiên tổng hợp chất hạn nhân mới siêu nặng 259Db, khiến trong lĩnh vực tổng hợp và nghiên cứu những chất hạt nhân mới đi vào khu vực hạt siêu nặng; Lần đầu tiên xác định hạt tiên phong 230Ac trong phản ứng hãm sự phân hạt nhân - β, dẫn đầu độ bộ lên Đảo hãm sự phân hạt nhân bằng thủ đoạn thông thường mà các nhà khoa học nghiên cứu hạt nhân ước mơ từ lâu. Hai thành quả đã giành được sư đánh giá cao độ của các chuyên gia đồng ngành trong lĩnh vực hạt nhân quốc tế.

9. Lần đầu tiên điều tra rõ tài nguyên đất đai toàn quốc của Trung Quốc(全国土地资源"家底"摸清).
Trong Quốc đã điều tra hệ thống, toàn diện, chuẩn xác tình hình tài nguyên đất nước được biểu thị trên Bản đồ về phân bố sử dụng tài nguyên đất đai phân vùng tỷ lệ 1:500000, Bản đồ cả nước 1:2500000 và Bản đồ treo tường sử dụng tài nguyên đất đai 1:4500000, thành quả này về tổng thế đã đạt tới trình độ tiên tiến quốc tế.

10. Trung Quốc ba năm liền phá kỷ lục thế giới về năng suất bông(创世界棉花单产"三连冠").
Với sự phối hợp của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, nhiều cớ sở cùng hợp tác, xây dựng những khu làm mẫu nhiều kiểu loại, với phương pháp kỹ thuật tập trung, thăm dò còn đường bảo đảm năng suất và chất lượng bông của vùng Tân Cương, đã thực hiện được những đột phá quan trọng trong công nghệ trồng trọt bông, liền trong ba năm phá kỷ lục thế giới về năng suất bông thô 3000-3750kg một héc-ta. Các nhân viên nghiên cứu KHKT đã triển công nghệ trồng trọt bông này trên diện tích tổng cộng 160000héc-ta tại vùng Tân Cương, tăng sản lượng 57710000kg, tăng giá trị sản lượng 560 triệu đồng NDT.
 
THÚC ĐẨY SÁNG TẠO TRI THỨC TẠI TQ​

[中 国 促 进 知 识 创 新
一、建 立 国 家 科 技 创 新 机 制;
二、中 国 科 学 院 总 体 策 划 知 识 创 新 试 验 中 心
三、1998-2000 年,为 启 动 知 识 创 新,2001-2005为 全 面 推 开;]


I. Xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia của Trung Quốc

Hệ thống đổi mới quốc gia là quyết sách chiến lược quan trọng góp phần thực hiện toàn diện, dựa vào khoa học-giáo dục để phát triển đất nước và duy trì phát triển nhanh kinh tế-xã hội của đất nước.

Những năm gần đây, tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của thế giới đã cho thấy rõ, loài người đang trải qua một cuộc cách mạng mới về khoa học và công nghệ (KHCN). Sự đột phá KHCN hiện đại dựa vào công nghệ thông tin (CNTT) và công nghệ sinh học (CNSH) là tiêu biểu, đã tiến một bước dài vô cùng mạnh mẽ, mở ra một viễn cảnh mới rộng lớn đối với phát triển sức sản xuất của thế giới, đã làm thay đổi phương thức sản xuất, phương thức sống và cơ cấu xã hội loài người. Nền sản xuất công nghiệp mới, lấy tri thức làm cơ sở, đã trở thành điểm tăng trưởng mới của kinh tế. KHCN đã trở thành sức sản xuất thứ nhất, trở thành động lực lớn mạnh và là cội nguồn đảm bảo tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Sáng tạo mới tri thức cùng với năng lực sáng tạo mới công nghệ, năng lực sáng tạo mới thể chế và năng lực thực hiện nền sản xuất công nghiệp với công nghệ cao đã trở thành nhân tố then chốt của năng lực cạnh tranh quốc tế.

Trước tình hình mới đặt ra đối với phát triển kinh tế và phát triển KHCN thế giới, Chính phủ Trung Quốc đã kịp thời đưa ra quyết sách mang tính chiến lược quan trọng về xây dựng hệ thống đổi mới của quốc gia. Năm 1998, Chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn việc tiến hành thí điểm chương trình Sáng tạo tri thức do Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đứng đầu, đã tiến hành thực hiện kế hoạch hoạt động trấn hưng giáo dục hướng tới thế kỷ 21, đã mở Đại hội đổi mới công nghệ và Hội nghị về công tác nghiên cứu cơ bản toàn quốc, tiến thêm một bước thúc đẩy cải cách thể chế nghiên cứu khoa học, đồng thời, đưa thị trường chứng khoán vào khai phá hệ thống giao dịch bản quyền sáng tạo ngành nghề mới. Sự nghiệp KHCN của Trung Quốc trong thời kỳ lịch sử mới có bước phát triển nhanh chưa từng có.

Hệ thống đổi mới của quốc gia là hệ thống mạng lưới các cơ quan và tổ chức liên quan tới sáng tạo mới tri thức và công nghệ hợp thành. Hệ thống này là hệ thống sáng tạo tri thức, bao gồm các cơ quan nghiên cứu khoa học và các trường đại học có chức năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia; Hệ thống đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ lấy xí nghiệp làm chủ thể; Hệ thống phổ biến tri thức lấy trường học là nơi để tiến hành giáo dục các cấp và giáo dục suốt đời đối với toàn xã hội, nhân rộng KHCN, sáng tạo phương pháp khoa học phát huy tác dụng vốn có của chúng.

Thí điểm triển khai công trình sáng tạo tri thức của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc là một bộ phận hợp thành quan trọng trong xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia. Vai trò và sứ mệnh lịch sử của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc trong hệ thống đổi mới của quốc gia là: Cố gắng vươn tới đỉnh cao khoa học của thế kỷ, bồi dưỡng và không ngừng đào tạo cho xã hội nhiều nhân tài sáng tạo mới cao cấp, không ngừng sáng tạo công nghệ cao, đồng thời, tạo ra và phát triển các ngành sản xuất công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế, đóng góp sáng tạo cho phát triển kinh tế mang tính cơ sở chiến lược và dự báo cho phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Đồng thời, cùng với các bộ phận hợp thành hệ thống đổi mới của quốc gia khác như trường đại học, xí nghiệp thâm nhập vào nhau, kết hợp cùng phát triển, tạo ra sự giúp đỡ cho KHCN có sức cạnh tranh vì sự phát triển kinh tế-xã hội quốc gia.

II. Thiết kế tổng thể thí điểm Chương trình Sáng tạo tri thức của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc

Thí điểm Chương trình Sáng tạo mới tri thức của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc chính thức bắt đầu năm 1998, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2010, trong đó có 3 giai đoạn: giai đoạn khởi động (1998-2000), giai đoạn thúc đẩy toàn diện (2001-2005) và giai đoạn hoàn thiện, tối ưu hoá (2006-2010).

Thông qua thí điểm Chương trình Sáng tạo mới tri thức, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc sẽ thực hiện sơ đồ phát triển trong thế kỷ mới, cụ thể là:

1. Sử dụng khoảng 80 cơ quan nghiên cứu khoa học có năng lực sáng tạo mới KHCN, có khả năng duy trì phát triển mạnh và có đặc điểm nổi bật, trong đó có khoảng 30 cơ quan nghiên cứu khoa học có tiếng đạt trình độ cao được thế giới công nhận, 3-5 cơ quan nghiên cứu khoa học đạt trình độ hàng đầu thế giới. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc sẽ trở thành cơ sở sáng tạo mới tri thức và công nghệ cso trình độ tiên tiến quốc tế.

Về nghiên cứu cơ bản: nhiều lĩnh vực và phương hướng chiến lược quan trọng hướng vào các mũi nhọn của quốc tế, thu được thành quả nghiên cứu khoa học mang tính sáng tạo có ảnh hưởng lớn quan trọng đối với quốc tế, nâng cao một cách toàn diện trình độ nghiên cứu khoa học cơ bản của đất nước, làm thay đổi rõ rệt cục diện hiện còn quá nhỏ bé, vươn lên đóng góp xứng đáng và sự phát triển của nền khoa học hiện đại.

Hình thành nhiều lĩnh vực công nghệ cao (tin học, sinh học, vật liệu tiên tiến và chế tạo, năng lượng, vũ trụ, biển ) và thu được nhiều thành quả lớn quan trọng, có khả năng kéo theo sản xuất công nghiệp phát triển. Đồng thời, có quyền sở hữu trí tuệ tự chủ.

Trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và năng lượng sinh thái, có thể duy trì phát triển và cung cấp thành tựu KHCN tin cậy đối với trong nước và khu vực. Đồng thời, lấy nghiên cứu sáng tạo mới có tính độc đáo, chiếm vị trí không thể thay thế trong nghiên cứu về hệ thống trái đất thế giới, sự thay đổi môi trường toàn cầu, bảo vệ và sử dụng tài nguyên sinh học hợp lý.

2. Hệ thống bồi dưỡng đào tạo nhân tài KHCN cao cấp liên hệ mật thiết giữa nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc sẽ trở thành cơ sở quan trọng bồi dưỡng đào tạo nhân tài sáng tạo mới KHCN cao cấp của quốc gia.

3. Hệ thống và cơ chế chuyển hoá thành quả sáng tạo mới KHCN được hình thành hoàn thiện, liên tục thực hiện chuyển dịch thành quả và nhân tài KHCN đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc sẽ trở thành cơ sở quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp với công nghệ cao của quốc gia.

4.Tăng cường thêm một bước xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, phát huy đầy đủ tác dụng của Viện, là cơ quan khoa học cao nhất về khoa học tự nhiên và cơ quan tư vấn cao nhất về KHCN của quốc gia. Phát huy đầy đủ ưu thế tổng hợp của Viện, ra sức tăng cường kết hợp giữa khoa học tự nhiên, công nghệ công trình và khoa học xã hội, nhằm cung cấp tư vấn và kiến nghị khoa học có trình độ cao phục vụ cho xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, xã hội và phát triển KHCN của quốc gia. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc sẽ trở thành kho tư tưởng khoa học của quốc gia.

5. Sử dụng đầy đủ nguồn tài nguyên tri thức và hạ tầng cơ sở khoa học phong phú của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Cùng với việc cung cấp hỗ trợ và phục vụ tốt cho sáng tạo mới KHCN, sử dụng phương thức mở, liên mạng, phổ cập tri thức khoa học, thúc đẩy nâng cao tinh thần khoa học, đề xướng và chỉ đạo phương pháp khoa học đối với toàn xã hội. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc sẽ trở thành cơ sở và cội nguồn quan trọng của văn minh khoa học hiện đại và sáng tạo mới văn hoá của quốc gia.

6. Mở rộng cửa thêm một bước hình thành các phương thức và các kênh giao lưu hợp tác quốc tế nhiều cấp, có trọng điểm, trình độ cao, tích cực tham gia vào cạnh tranh và hợp tác KHCN quốc tế, cùng thụ hưởng tài nguyên KHCN thế giới. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc trở thành đại biểu quan trọng của giới khoa học quốc gia trên trường quốc tế.

III. Giai đoạn thí điểm khởi động Chương trình Sáng tạo tri thức (1998-2000) và mục tiêu chủ yếu của giai đoạn thí điểm thúc đẩy toàn diện (2001-2005)

Trong 5 năm tới, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc sẽ đẩy nhanh một bước điều chỉnh và cải cách theo các mục tiêu phát triển dưới đây:

1. Sáng tạo KHCN

Nghiên cứu cơ bản: Trọng điểm phát triển KHCN nano, thông tin lượng tử, thông tin sinh học và vật lý sinh học, xử lý thông tin trí tuệ, thần kinh và khoa học về não, tạo giống và di truyền, dân số và sinh đẻ kế hoạch, gen người và tài nguyên sinh học, hệ thống vi điện cơ, nghiên cứu hệ thống phức tạp, toán học và khoa học tự nhiên, khoa học xã hội tổng hợp Tranh thủ đạt được nhiều thành quả nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới trên các lĩnh vực: Vật lý năng lượng cao và vật lý hạt nhân, vật lý thể đông kết, vật lý ánh sáng, vật lý lý thuyết và toán học, quá trình cơ bản về sự thay đổi của trái đất hình thành cơ sở nghiên cứu có ảnh hưởng đối với quốc tế.

Nghiên cứu công nghệ cao mang tính chiến lược: đạt được nhiều thành quả nghiên cứu quan trọng trên các lĩnh vực: lazer loại nhỏ siêu ngắn, siêu mạnh, thông tin bằng ánh sáng, máy tính siêu cấp, công nghệ mạng dải rộng, an toàn thông tin, công nghệ vệ tinh vi nhỏ, chíp sinh học (biochip), công nghệ mô tả y học, máy phản ứng sinh học, nguồn năng lượng sạch hiệu quả cao, hoá công nghiệp xanh, công nghệ môi trường , trong đó, đa số thành quả nghiên cứu đi vào giai đoạn triển khai thành công trình và sản xuất công nghiệp; Tiếp tục giữ ưu thế về quan trắc không gian đối đất và công nghệ rađa, tăng cường nghiên cứu môi trường không gian và động lực học vệ tinh; Phát triển nền phần mềm hệ thống tiên tiến có sở hữu trí tuệ riêng, pát triển công nghệ thiết kế CPU, ASIC và chíp hệ thống; Phát triển công nghệ chế tạo và điều khiển thông minh như người máy thông minh ; Phát triển vật liệu mới và sáng tạo công nghệ nguyên thuỷ, nhằm nâng cao năng lực sáng tạo công nghệ mới và năng lực thực hiện sản xuất công nghiệp.

KHCN tài nguyên môi trường: Trên cơ bản hoàn thành xây dựng kho số liệu về tài nguyên, giám sát môi trường sinh thái và mạng nghiên cứu quốc gia có độ phủ rộng, số liệu hoàn chỉnh và chức năng toàn diện của Trung Quốc. Thực hiện Chiến lược hành động lớn quan trọng xoay quanh vấn đề phát triển lớn đối với miền Tây và bảo vệ sinh thái của Trung Quốc, nhằm đạt được nhiều thành tựu KHCN lớn quan trọng trên các lĩnh vực: Quá trình cơ bản của hệ thống trái đất với kích thước, thời gian khác nhau và cơ chế tác dụng, giao hoà lẫn nhau, động lực hệ thống khí hậu và dự báo thời tiết, động lực biển và duy trì khai thác sử dụng tài nguyên biển, tài nguyên sinh học và tính đa dạng sinh học, xây dựng hệ thống sinh thái, khống chế ô nhiễm môi trường và công nghệ xử lý, thông tin không gian trái đất và ứng dụng

KHCN cao về nông nghiệp và nghiên cứu về dân số, sức khoẻ con người: Chú trọng phát triển công nghệ tạo giống cây lương thực chất lượng cao bằng kỹ thuật công trình phân tử và tế bào nhiễm sắc thể; công nghệ vô tính động vật và chuyển gen; công nghệ phòng trị tổng hợp đối với bệnh, côn trùng, chuột không ô nhiễm; công nghệ sản xuất thuốc dùng cho nông nghiệp hiệu quả cao độc hại thấp; công nghệ nông nghiệp tập trung và công nghệ sạch. Nghiên cứu sản xuất thuốc chữa bệnh mới bằng vận dụng kỹ thuật gen, nhóm gen và nhóm protein; kỹ thuật tổ chức y sinh học và công nghệ thông tin sinh học; dược liệu sinh học từ tài nguyên thiên nhiên. Tiến hành trọng điểm trị liệu ung thư, bệnh huyết quản tim, bệnh tuổi già và bệnh tâm thần. Trong 5 năm, sản xuất được khoảng 10 loại thuốc mới có quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, trong đó 5 loại được tiêu thụ trên thị trường. Hoàn thành xây dựng nhiều kho tài nguyên giống, kho vật liệu giống và tiêu bản điển hình. Xây dựng mạng lưới vườn thực vật, trong đó 3-4 vườn có đặc sắc riêng đạt trình độ quốc tế, làm chúng trở thành trung tâm bảo hộ và nghiên cứu di chuyển tài nguyên sinh học mang tính chiến lược của Trung Quốc.

2. Đào tạo nhân tài và xây dựng đội ngũ cán bộ KHCN

Đến năm 2005, quy mô đào tạo nghiên cứu sinh của toàn bộ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc từ 1,2 vạn năm 2000 tăng lên 2 vạn, số cán bộ sau tiến sỹ tại trạm luân chuyển sau tiến sỹ đạt 2.000 người. Mỗi năm cung cấp cho toàn xã hội trên 85% số nghiên cứu sinh tốt nghiệp và số cán bộ sau tiến sỹ tại trạm luân chuyển nghiên cứu khoa học sau tiến sỹ.

Trên cơ bản xây dựng được đội ngũ nghiên cứu và quản lý lấy trung niên và thành niên là chủ thể, có cơ cấu hợp lý, mẫn cán và hiệu quả cao. Cùng với việc không ngừng nâng cao năng lực nòng cốt nghiên cứu khoa học và quản lý, trong 5 năm tới, tiếp tục theo phương thức hiện nay, huy động 500 chuyên gia dẫn đầu các ngành các khoa học và nòng cốt quản lý trẻ ưu tú, hình thành một ưu thế quần thể, giao thoa và bố trí trên các mũi nhọn của khoa học thế giới. Đến năm 2005, toàn bộ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc có 2 vạn chuyên gia trong biên chế và mời sử dụng ổn định, cán bộ luân chuyển có 2,5 vạn (bao gồm số làm nghiên cứu sinh, sau tiến sỹ, nhà khoa học tham quan khảo sát ), cán bộ KHCN đạt trình độ tiến sỹ và thạc sỹ chiếm trên 70%.

Hàng năm thu nhận và cử đi tham quan khảo sát khoảng 200 nhà khoa học cao cấp. Tiếp tục cử cán bộ về các địa phương đảm nhận chức phó phụ trách KHCN, luỹ kế 5 năm là 1.000 người.

3. Mở cửa và hợp tác


Xây dựng hệ thống mở cửa và hợp tác rộng rãi với toàn xã hội và phát triển liên hợp. Trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, cùng với trường đại học xây dựng 10-15 phòng thí nghiệm liên hợp, trao đổi chuyên gia dẫn đầu các ngành khoa học hợp tác đào tạo nghiên cứu sinh, giúp đỡ 10-20 nhóm nhà khoa học trẻ, hợp tác mở cửa đối với các trang thiết bị nghiên cứu khoa học loại lớn và hệ thống số liệu KHCN.

Trên lĩnh vực công nghệ cao mang tính chiến lược và nghiên cứu tài nguyên môi trường, cùng với các địa phương, xí nghiệp, xây dựng 50-60 phòng thí nghiệm liên hợp, trung tâm công trình, trạm hoặc khu giám sát hoặc trình diễn.

Về hợp tác KHCN quốc tế, xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài ổn định với các trường đại học, cơ quan nghiên cứu khoa học và xí nghiệp có tiếng của nước ngoài, hợp tác xây dựng 5-10 phòng thí nghiệm liên hợp, hỗ trợ cho 10-20 nhóm nhà khoa học trẻ.

4. Thúc đẩy chuyển hoá thành quả KHCN

Kiên trì lấy thị trường làm chỉ đạo, thực hiện cơ chế chuyển hoá thành quả KHCN có hiệu quả với quy mô lớn, tiến thêm một bước thúc đẩy một bộ phận đơn vị sự nghiệp chuyển thành xí nghiệp và quản lý theo chế độ của xí nghiệp, kết hợp với yếu tố sản xuất xã hội, làm cho sản xuất công nghiệp với công nghệ cao của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc bước lên "mặt bằng" mới, hoàn thành cải cách chế độ xí nghiệp hiện đại công ty cấp 2 trực thuộc Viện và tiến hành chuyển đổi chế độ quản lý tổng thể của 15-20 cơ quan pháp nhân là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện.

Cùng với các địa phương xây dựng 3-5 cơ sở ươm tạo xí nghiệp công nghệ cao. Cùng với việc tích cực đưa cơ chế đầu tư mạo hiểm vận hành trong toàn xã hội, tiến hành xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, hợp tác xây dựng 2-3 cơ quan đầu tư mạo hiểm và cơ chế quy phạm về đầu tư và rút đầu tư mạo hiểm. Đồng thời, ra sức tăng cường kết hợp yếu tố trí thức và công nghệ với tư bản và lưu thông tiền tệ, thúc đẩy một số công ty thuộc Viện góp cổ phần vào thị trường trong và ngoài nước, thu hút đầu tư từ xã hội, thực hiện phát triển nhanh xí nghiệp công nghệ cao.

5. Xây dựng văn hoá sáng tạo mới


Tuân theo quy luật phát triển của KHCN, tăng cường xây dựng chế độ, hành vi khoa học quy phạm, đổi mới quan niệm về văn hoá và giá trị gây trở ngại tới sáng tạo mới, xây dựng hệ thống văn hoá mới mà đông đảo cán bộ KHCN có cùng nhận thức và tự giác thực hiện trong thực tiễn. Đề xướng tự do khoa học của cá thể hướng theo giá trị khoa học, phục vụ cho mục tiêu chung và hợp tác chặt chẽ với đoàn thể theo các mục tiêu của quốc gia, tạo được không khí khoa học tốt có cơ sở quy phạm đạo đức nghiên cứu khoa học, tích cực thu hút mọi thành quả văn hoá ưu tú, đồng thời dám vì thiên hạ đề xướng tinh thần vui vì cống hiến, vì tài năng mà cống hiến, cam chịu thầm lặng, nhằm đảm bảo duy trì phát triển lành mạnh hoạt động sáng tạo mới KHCN của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

6. Xây dựng hạ tầng KHCN

Trên cơ sở công tác giai đoạn khởi động, theo nguyên tắc quy hoạch thống nhất, đảm bảo trọng điểm, thực hiện theo từng bước, tiến thêm một bước cải tạo và xây dựng các trung tâm, vườn và khu nghiên cứu. Đến năm 2005, đại bộ phận điều kiện phần cứng của các trung tâm, vườn và khu nghiên cứu và quản lý đạt được trình độ trung bình của các nước phát triển.

Đến năm 2005, trên cơ bản xây dựng được mạng thiết bị máy móc chuyên ngành thông dụng loại lớn công cộng cho toàn thể xã hội, cung cấp dịch vụ công nghệ hàng đầu cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, trường đại học và xí nghiệp trong và ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Hoàn thành nhiều nhà tiêu bản, vườn thực vật và phát huy đầy đủ hai chức năng nghiên cứu khoa học và giáo dục phổ biến khoa học của chúng. Hợp tác với ngành nông nghiệp và bảo vệ môi trường tiến thêm một bước trong việc hoàn thiện, phát triển nghiên cứu và trình diễn đối với nông nghiệp, xây dựng sinh thái, bảo vệ môi trường và xử lý đất đai. Hợp tác và liên hợp với Thư viện Quốc gia và trường đại học, trên cơ bản xây dựng được kho tư liệu KHCN và mạng thông tin phục vụ cho toàn xã hội. Hoàn thành công trình cải tạo thông tin hoá của Viện, trên cơ bản làm cho trình độ thông tin hoá hoạt động KHCN và quản lý của toàn Viện đi vào quỹ đạo quốc tế.

Thí điểm công trình sáng tạo mới tri thức là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong lịch sử phát triển của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Thông qua công trình này, năng lực sáng tạo mới tri thức và thực lực cạnh tranh tổng hợp của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc sẽ được tăng cường, đóng góp ngày càng lớn cho phát triển kinh tế -xã hội của Trung Quốc.

Nguồn: Chính sách KHCN Trung Quốc, 12/2002
 
推 进 国 家 信 息 化​

一、信 息 化 是 实 现 中 华 民 族 振 兴 的 必 由 之 路

1. 信 息 化 的 形 势 和 发 展 动 向

  近 年 来,全 球 信 息 技 术 加 速 发 展,世 界 各 国 信 息 化 形 势 突 飞 猛 进,人类 正 在 进 入 知 识 经 济 时 代。全 社 会 广 泛 研 究 和 讨 论 知 识 经 济,大 大 丰 富 和 扩 展 了 信 息 化 的 内 涵,为 信 息 产 业 和 信 息 化 的 进 一 步 发 展 奠 定 了理 论 和 实 践 基 础。当 前,发 展 知 识 经 济 的 重 点 仍 然 是 发 展 信 息 经 济。信息 技 术 以 人 类 历史 上 从 未 有 过 的 高 速 度 持 续 发 展,改 变 了 人 类 社 会 开发 利 用 信 息 资 源 的 方 式 和 能 力。信 息 技 术 的 应 用 渗 透 到 了 国 民 经 济 和社 会 发 展 的 各 个 领 域 和 各 个 层 次,大 幅 度 地 提 高 了 社 会 生 产 力。信 息 产 业 是 新 经 济 的 主 体。信 息 化 是 推 动 经 济 增 长,提 高 就 业 率,降 低 通 货 膨 胀 的 主 要 动 力。
  信 息 化 对 经 济 发 展 和 社 会 进 步 带 来 的 深 刻 影 响,引 起 世 界 各 国 的 普 遍 关 注。发 达 国 家 和 发 展 中 国 家,都 十 分 重 视 信 息 化,把 加 快 推 进 信息 化 作 为 经 济 和 社 会 发 展 的 跨 世 纪 战 略 任 务。一 场 争 夺 “ 制 信息 权 ”的 无 形 战 争 已 经 展 开。

(二)信 息 化 是 当 今 世 界 发 展 的 主 要 趋 势

  经 济 全 球 化 和 信 息 网 络 化 是 当 今 世 界 日 益 鲜 明 的 发 展 趋 势,其 深 层 次 的 背 景 是 全 球 范 围 内 的 财 富 转 移 和 资 源 再 分 配。信 息 化 主 要 的 发展 趋 势 表 现 在:

1、微 电 子、计 算 机、软 件 和 通 信 等 技 术快 速 发 展

  过 去 的 30 年 间,半 导 体 芯 片 每 18 个 月 集 成 度 翻 番,价 格 减 半,这 就 是 著 名 的“摩 尔 定 律”,预 计 还 将 持 续 20 年。过 去 10 年 间,光 纤 的 传 输 速率 几 乎 每 年 翻 一 番,近 两 年 达 到 了 每 半 年 翻 一 番;至 的 同 步 数 字 传 输 系 统 已 经 实 用,密 集 波 分 复 用 (DWDM)技 术 实 现了 超 大 容 量 光 传 输,在 单 一 光 纤 上 传 输 80 Gb/s 的 系 统 已 经 商 用,预 计 5 至 10 年 内 可 达 到 太 位 级(Tb/s)。
  
2、信 息 产 业 已 成为当今世界经济增长的主要推动力

  据 统 计,1998 年 全 球电 子 产 品 市 场 规 模 为 1.13 万 亿 美 元,2000 年 将 达 到 1.3 万 亿 美 元。1998 年 信 息 技 术 和 产 业 对 世 界 经 济 增 长 的 贡 献 率为 14.7%(考 虑 到 产 品 和 服 务 价 格 下 降 因 素,实 际 贡 献 率 超 过 25%)。信 息产 业 已 经 居 于 世 界 经 济 的 支 柱 地 位。

3、互 联 网 和 电 子 商 务 高 速 增 长

  全 球 互 联 网 用 户 从 1996 年 不 足 0.4 亿,增 长 到 1999 年 的 2.6 亿,预 计 2005 年 将 超 过 10 亿;互 联 网 上 的 信 息 呈 现 爆 炸 性 增 长,1998 年 万 维 网 (WWW) 的 网 页 有 5 亿 页,1999 年 底 已 达 到 21 亿 页,2000 年 内 将 超 过 30 亿页,2001 年 上 半 年 将 超 过 40 亿 页。

  互 联 网 络 的 全 球 化 和 市 场 化,推 动 了 全 球 电 子 商 务 的 快 速 发 展,带来 了 商 贸 流 通 领 域 的 巨 大 变 革,为 我 国 企 业 走 向 国 际 市 场 提 供了 良 好的 机 会 和 手 段。通 过 信 息 网 络 进 行 商 务 活 动 ,可 以 缩 短 交 易 时 间,降 低交 易 费 用,提 高 交 易 效 率;有 助 于 降 低 企 业 的 成 本,提 高 企 业 的 竞 争 力;构 架 新 的 市 场 规 则,冲 破 时 间 和 空 间 的 限 制,能 够 为 消 费 者 提 供 更多 的 选 择 和 利 益。
  电 子 商 务 蓬 勃 兴 起,发 展 异 常 迅 猛,预 计 到 2003 年,全 球 电 子 商 务 市 场 将 达 到 1.3 万 亿 美 元,是 1999 年 (980 亿 美 元)规 模 的 10 倍 以 上。

三)从 我 国 国 情 出 发,大 力 推 进 有 中 国 特 色 的 信 息 化

  与 世 界 各 国 相 比,我 国 推 进 信 息 化 的 基 本 国 情 有 很 大 不 同:一 是,我国 目 前 正 处 在 由 计 划 经 济 向 市 场 经 济 过 渡 的 转 轨 时 期,市 场 机 制 尚 不健 全;二 是,现 阶 段 我 国 工 业 化 和 城 市 化 尚 未 完 成,产 业 的 结 构 性 矛 盾十 分 突 出;三 是,我 国 东 西 部 地 区 经 济 发 展 不 平 衡;四 是,中 华 民 族 与 西方 国 家 的 文 化 传 统 和 人 文 环 境 有 很 大 的 不 同;五 是, 中 国 是 社 会 主 义国 家,信 息 安 全 问 题 尤 为 突 出。为 此,我 们 必 须 走 有 中 国 特 色 的 信 息 化道 路,至 少 有 两 点 是 我 们 必 须 坚 持 的:

1、我 国 信 息 化 必 须 植 根 于 国 内 信 息 产 业 自 身 发 展 的 基 础 之 上

  我 国 是 发 展 中 国 家,为 了 国 家 的 主 权 和 安 全,必 须 把 关 键 技 术 和 重要 装 备 掌 握 在 自 己 手 中,必 须 建 立 自 己 的 信 息 化 体 系。

2、以 信 息 化 带 动 工 业 化 是 实 现 我 国 四 个 现 代 化 的 根 本 途 径

  推 进 信 息 化,有 利 于 加 快 我 国 社 会 主 义 市 场 经 济 体 制 的 发 展 完 善,有 利 于 加 快 我 国 产 业 结 构 调 整 和 优 化 升 级,有 利 于 加 快 提 高 国 民 经 济 的 运 行 质 量。为 此,我 国 应 该 充 分 发 挥 后 发 优 势,走 工 业 化 与 信 息 化 相 结 合 的 发 展 道 路,在 较 高 的 起 点 上 实 现 国 民 经 济 的“跨 越 式”发 展。

四)我 国 信 息 产 业 的 发 展,为 推 进 信 息 化 奠 定 了 良 好 的 基 础

1、信 息 产 业 高 速 发 展 ,产 业 规 模 迅 速 扩 大

  电 子 信 息 产 品 制 造 业 (含 软 件 业) 工 业 总 产 值 由 1995 年 的 2457 亿 元,提 高 到 1999 年 的 7782 亿 元;通 信 业 务 收 入 由 1995 年 的 986 亿 元,提 高到 1999 年 的 2803 亿 元。

2、信 息 基 础 设 施 已 具 有 相 当 规 模

  截 止 到 1999 年 底,已 建 成 光 缆 总 长 度 100 多 万 公 里 (其 中 长 途 干 线 光 缆 24 万 公 里),局 用 程 控 电 话 交 换 机 总 容 量 达 1.6 亿 门,全 国 电 话 用 户 总 数 1.52 亿 户(其 中 移 动 电 话 用 户 4324 万 户),全 国 电 话 普 及 率 达13%,城 市 电 话 普 及 率 达 到 28.4%,固 定 电 话 网 络 规 模 居 世 界 第 二 位,移动 电 话 网 络 规 模 为 世 界 第 三 位;有 线 电 视 用 户 1 亿 户,广 播 电 视 网 成 为 世 界 第 一 大 电 视 网 络。


THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH THÔNG TIN HOÁ NHÀ NƯỚC​

I_Tình hình và động hướng phát triển của Tiến trình thông tin hóa

1- Tiến trình thông tin tin học là con đường tất yếu nhằm chấn hưng Dân tộc Trung Hoa

Những năm gần đây, Công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu đang tăng tốc phát triển, tình hình tiến trình thông tin hoá các nước trên thế giới phát triển cực kỳ nhanh chóng, loài người đang đi vào thời đại kinh tế tri thức(KTTT). Cả xã hội đang nghiên cứu và tham khảo rộng rãi về KTTT, đã phong phú cực kỳ nội hàm của tiến trình thông tin hoá, đặt nền móng lý luận và cơ sở thực tiễn phát triển hơn nữa của công nghiệp thông tin và tiến trình thông tin hoá. Hiện nay, trọng điểm phát triển KTTT vẫn là phát triển kinh tế thông tin hoá. CNTT đã giành được những bước phát triển cao tốc liên tục chưa từng có trong lịch sử loài người, thay đổi phương thức và năng lực khai thác lợi dụng tài nguyên thông tin của xã hội loài người. CNTT đã trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế, nâng cao cơ hội việc làm, giảm thiếu lạm phát.
Tiến trình thông tin hoá đã mang lại ảnh hưởng sâu sắc đối với phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, và gây nên những quan tâm phổ biến của các nước trên thế giới.Các nước phát triển và đang phát triển đều hết sức coi trọng tiến trình thông tin hoá, coi việc tăng nhanh thúc đẩy tiến trình thông tin hoá là nhiệm vụ chiến lược xuyên thế kỷ đối với phát triển kinh tế và xã hội. Một cuộc chiến tranh vô hình tranh giành "Quyền chế ngự thông tin hoá" đã bắt đầu.

II_ Tiến trình thông tin hoá là xu thế chủ yếu trong phát triển của thế giới ngày nay.

Kinh tế toàn cầu hoá và mạng lưới hoá thông tin là xu thế phát triển ngày càng rõ nét trong thế giới ngày nay., Bối cảnh sâu hơn của nó là một quá trình dịch chuyển tư bản và tái phân phối tài nguyên trong phạm vi toàn cầu.Tiến trình thông tin hoá chủ yếu có những xu thế phát triển dưới đây:

1) Tăng nhanh tốc độ phát triển các công nghê vi điện tử, máy tính điện tử, phần mềm và viễn thông...

Trong 30 năm vừa qua, mật độ tập trung bán dẫn trong CMOS chip cứ 18 tháng tăng hai lần, những giá cả giảm nửa, đây là "Định luật Moore" nổi tiếng, tình trạng đó dự kiến có thể kéo dài khoảng 20 năm. Trong 10 năm qua, tốc độ truyền tải của sợi quang dẫn cơ hồ mỗi năm tăng 2 lần, hai năm gần đây cứ nửa năm tăng 2 lần; Hệ thống truyền số đồng bộ (Synchronous Digital Hierarchy--SDH) từ 2.4Gb/s đến 10Gb/s đã đi vào giai đoan thực dụng, kỹ thuật truyền sóng mật độ cao đa kênh (Dense Wavelength Division Multiplexing--DWDM) đã có thể thực hiện truyền dẫn tín hiệu sợi quang dẫn dung lượng siêu lớn, hệ thống truyền tin hiệu với dung lượng 80Gb/s trên một sợi đơn quang dẫn đã đi vào giai đọan thương nghiệp. Dự kiến trong 5 đến 10 năm có thể đạt tới tốc Tb/s.

2) Công nghiệp thông tin đã trở thành động lực chủ yếu thúc sự tăng trưởng của kinh tế thế giới này nay.

Theo thống kê, quy mô thị trường sản phẩm điện tử toàn cầu năm 1998 là 1130 tỷ USD, năm 2000 đạt tới 1300 tỷ USD. Sự đóng góp của CNTT và công nghiệp TT cho tăng trưởng kinh tế thế giới năm 1998 là 14,7% (nếu xem xét đến nhân tố hạ giá của sản phẩm và dịch vụ, thực tế đóng góp là trên 25%). Công nghiệp TT đã đi lên vị trí trụ cột của kinh tế thế giới.

3) Sự tăng trưởng của mang Internet và thương mại điện tử.

Thuê bao internet toàn cầu đã từ 49 triệu của năm 1996, tăng lên tới 260 triệu năm 1999, dự kiến đến năm 2005 có lên tới 1 tỷ thuê bao; Sự tăng trưởng của dung lượng thông tin trên Internet có tính chất bùng nổ, Năm1998, trang Web (WWW) là 500 triệu trang, cuối năm 1999 đã lên tới 2 tỷ 100 triệu trang, năm 2000 3 tỷ trang, năm 2001 4 tỷ trang.
Việc toàn cầu hoá và thị trường hoá mang Internet, đã thúc đẩặitng nhanh sự phát triển của thương mại điện tử (TMDT), mang đến sự biến cách to lớn trong lĩnh vực lưu thông thương mại và mậu dịch, cũng cung cấp những cơ hội và thủ đoạn cho các doanh nghiệp đi vào thị trường thế giới. Thông qua mang Internet tiến hành những hoạt động thương mại, có thể giảm thiếu thời gian giao dịch, nâng cao hiệu quả giao dịch; có lợi cho việc hạ giá thành của doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh; Tạo dựng những quy tắc thị trường mới, phá vỡ sự hạn chế của thời gian và không gian, dành cho khách hàng càng nhiều lựa chọn và lợi ích.
Sau khi ra đời, TMDT đã phát triển nhanh chóng, dự kiến đến năm 2003, giá trị thị trường của TMDT toàn cầu sẽ lên tới 1300 tỷ USD, tăng 10 lần so với quy mô thị trường năm 1999 (98 tỷ USD).

III_ Xuất phát từ tình hình đất nước, ra sức thúc đẩy tiền trình thông tin hoá mang đặc sắc Trung Quốc.

So với các nước trên thế giới, tình hình đất nước cơ bản trong việc thúc đẩy tiến trình thông tin hoá của Trung Quốc có rất nhiều không giống nhau: Một, Trung Quốc vẫn nằm trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, cơ chế thị trường chưa hoàn toàn kiện toàn; Hai là, trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp hoá và thành thị hoá của Trung Quốc chưa hoàn thành, mâu thuẫn trong kết cấu sản nghiệp hết sức nổi bật; Ba là, sự phát triển kinh tế của vùng phía đông và phía tây chưa cân bằng; Bốn là, văn hoá truyền thống và môi trường nhân văn của dân tộc Trung Hoa và các nước phương tây có sự khác biệt rất lớn; Năm là, Trung Quốc là nước XHCN, vấn đề an toàn thông tin đặc biệt trội nổi. Do vậy, tiến trình thông tin hoá của Trung Quốc phải đi theo con đường mang đặc sắc của Trung Quốc, ít nhất có hai điểm nhất thiết phải kiên trì:

1) Tiến trình thông tin hoá của Trung Quốc phải bắt rễ trên cơ sở tự phát triển công nghiệp thông tin trong nước.
Trung Quốc là nước đang phát triển, để bảo đảm nắm trong tây chủ quyền và an toàn quốc gia, những kỹ thuật then chốt và trang thiết bị quan trọng phải nắm trong tay mình, phải tự xây dựng hệ thống thông tin hoá của mình.

2) Lấy tiến trình thông tin hoá để hướng dẫn công nghiệp hoá là con đường căn bản để thực hiện bốn hiện đại hoá của Trung Quốc.
Thúc đẩy tiến trình thông tin hoá, có lợi cho việc hoàn thiện phát triển cơ chế kinh tế thị trường XHCN, có lợi cho việc tăng nhanh điều chỉnh và ưu hoá nâng cấp kết cấu công nghiệp của Trung Quốc, có lợi cho việc tăng nhanh tốc độ nâng cao chất lượng vận hành của kinh tế quốc dân. Vì vậy, Trung Quốc sẽ phát huy đầy ưu thế phát triển hậu phát, đi con đường phát triển kết hợp công nghiệp hoá và thông tin hoá, ở khởi điểm khá cao để thực hiện sự phát triển theo kiểu "vượt nhẩy" của kinh tế quốc dân.

IV_ Sự phát triển của công nghiệp thông tin, sẽ tạo nền móng tốt đẹp cho việc thúc đẩy tiến trình thông tin hoá của Trung Quốc.

1) Công nghiệp thông tin phát triển cao tốc, quy mô công nghiệp nhanh chóng mở rộng.

Năm 1995, tổng giá trị công nghiệp ngành chế tạo sản phẩm điện tử thông tin (gồm sản xuất phầm mềm) của Trung Quốc là 245,7 tỷ đồng NDT, đến năm 1999 đã nâng cao tới 778,2 tỷ đồng NDT; thu nhập của dịch vụ viễn thông cũng từ 98,6 tỷ tăng lên tới 280,3 tỷ đồng NDT.

2) Cở sở hạ tầng thông tin đã có quy mô nhất định

Tính đến cuối năm 1999, Trung Quốc đã xây dựng xong tuyến cáp quang với tổng chiều dài hơn 1 triệu km ( trong đó cáp chủ đường dài là 240 nghìn km), tổng dung lượng tổng đài điện thoại lập trình 160 triệu số máy, tổng số hộ thuê bao điện thoại cả nước 152 triệu ( trong đó thuê bao điện thoại di động 43 triêu 240 nghìn), tỷ lê phổ cập điện thoại trong cả nước đạt tới 13%, trong thành phố 28,4%, quy mô mạng điện thoại cố định đứng thứ 2 thế giới, quy mô mạng điện thoại di động đứng thứ 3 thế giới; 100 triệu thuê bao truyền hình cáp, mạng phát thanh truyền hình của Trung quốc lớn nhất thế giới.
 
KHỌC HỌC CÔNG NGHỆ TRUNG QUỐC TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN 中 国 科 技 发 展 路 程

Năm 1900, Trung Quốc hoàn toàn không có khoa học hiện đại. Lúc đó, người biết vi tích phân cả nước chưa đến 10 người. Đến năm 2001, TQ đã nghiên cứu, phóng và thu về thành công tàu vũ trụ chưa tải người mang tên "Tần Châu". Tốc độ phát triển KHCN trong 100 năm của TQ được coi là lịch sử chưa tầng có. Đến thế ký 21, Khoảng cách so với trình độ nghiên cứu và phát triển, trình độ tiên tiến của thế giới trong lĩnh vực KHCN cao của TQ đã bị rút ngắn rõ rệt, có 60% kỹ thuật và công nghệ tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới, 25% KT&CN có lạc hậu hơn, nhưng so với lúc ban đầu đã có những bước tiến bộ rất lớn.
R&D trong lĩnh vực KHCN cao của TQ giành được tiến bộ vượt bậc như vậy, không thể không kể đến những cống hiến to lớn của vô số nhân viên KHCN, tiêu biểu trong họ có: Lý Tứ Quang, người chứng minh TQ không phải là nước nghèo về dầu khí; Tiền Học Sâm, Người cha của tên lửa TQ Tiền Tam Cường, người chủ trì sáng lập Viện nghiên năng lượng nguyên tử , Đường Ngao Khánh, người cha Hoá lượng tử (quantum chemistry )của TQ , Viên Long Bình, người cha lúa lai tạoTQ, Vương Tuyển, người lãnh đạo cuộc cách mạng kỹ thuật in ấn TQ ..., ,
Những bước tiến đó chủ yếu xảy ra vào 50 năm cuối của thế kỷ trước. Từ tháng 11 năm 1949 thành lập Viên hàn lâm khoa học Trung Quốc đến những năm 60 mới của thế kỷ 20, cả nước đã có hơn 1600 cơ cấu nghiên cứu khoa học , trải khắp các lĩnh vực khọc học và công nghệ; nhân lực chuyên về nghiên cứu kHCN sắp xỉ 200 nghìn người. Sau hơn 10 năm kiếp hoạ "Đại cách mạng văn hoá", các mặt chính trị, văn hoá, kinh tế, văn hoá KHCN bắt đầu đi vào thời kỳ khôi phục và phát triển toàn diện. Chính phủ TQ ấn định lại Cương yếu quy hoạch phát triển khoa học công nghệ cả nước. Năm 1979, những thành quả nghiên cứu KHCN quan trọng giành được nhiều hơi tổng lượng thành quả KHCN của 10 năm trước. Từ đó, sự phát triển KHCN Trung Quốc đã đi vào một thời kỳ mới khiến cả thế giới phải lưu ý. Năm 1995, triệu tập Đại hội KHCN toàn quốc, TQ bắt đầu thực hiện chiến lược phát triển "Lấy KHCN và giáo dục để chấn hứng đất nước".
Hơn 20 năm kể từ năm 1980, sự nghiệp KHCN của TQ nhằm đúng trình độ tiên tiến thế giới, phát triển nhanh chóng và lành mạnh , đã giành được những thành tựu khiến mọi người phái chú ý:
1. Giải quyết hàng loại những kỹ thuật then chốt trong xây dựng kinh tế quốc dân;
2. Giành được tiến triển khá lớn trong linh vực nghiên cứu công nghệ cao và công nghiệp hoá những thành quả công nghệ cao đã giành được;
3. Chuyển đổi thành quả KHCN giành được hiệu quả rõ rệt.
4. Từng bước đi sâu cải cách thể chế KHKT.
5. Đã gây ra ảnh hưởng nhất định trên quốc tế về lĩnh vực nghiên cứu cơ bản.
6. Mở cửa đối ngoại của lĩnh vực KHCN không ngừng được mở rộng;
7. Bước đầu xây dựng được một đội ngũ nhân lực KHCN xuyên thế kỷ.
8. Pháp chế hoá hệ thống KHCN không ngừng được hoàn thiện.
Từ năm 2001, chính phủ TQ quyết định lấy việc xúc tiến nâng cấp công nghiệp truyền thống, thúc đẩy nghiên cứu công nghệ cao, tăng cường nghiên cứu cơ bản, đi sâu cải cách thể chế KHKT, xây dựng hệ thống sáng tạo quốc gia làm nhiệm vụ trọng tâm cuả công tác KHKT nhà nước. Theo chương trình nhà nước đó, đến năm 2005, kinh phí R&D toàn xã hội sẽ chiếm đến 1,5% trở lên tổng sản xuất quốc nội (GDP), Vốn đầu tư vào R&D của doanh nghiệp sẽ chiếm 50% trở lên đầu tư xã hội vào R&D, kinh phí đầu tư vào R&D của các doanh nghiệp KHCN cao sẽ chiếm 5% trở lên mức thu nhập tiêu thụ sản phẩm; nhân lực nhà khoa học và công trình sư tham gia hoạt động R&D trong cả nước sẽ lên tới 900 nghìn người. Đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng KHCN sẽ từng bước được hoàn thiện. Đến năm 2005, TQ sẽ xây dựng xong một loạt những căn cứ nghiên cứu khoa học bậc nhất thế giới, trình độ kỹ thuật công nghiệp và sức cạnh tranh quốc tế sẽ nâng cao với mức lớn, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu chiến lược KHCN cao sẽ có những bước đột phá, cung cấp sử ủng hộ về KHCN nhằm hài hoà sự phát triển của dân số, tài nguyên và mội trường.
 
CHƯƠNG TRÌNH KHCN MŨI NHỌN

GIỚI THIỆU TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MỀM (SoftScience) CỦA TRUNG QUỐC​

Khoa học mềm là một môn khoa học giao thoa và tổng hợp giữa các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kỹ thuật công trình, toán và triết học. Việc nghiên cứu của khoa học mềm là một hoạt động nghiên cứu mang tính tổng hợp với nhiều môn khoa học, nhiều tầng thứ, bằng những phương pháp và thủ đoạn do KHCN hiện đại cung cấp, áp dụng phương pháp kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng, nhằm giải quyết những vấn đề quyết sách, tổ chức và quản lý trong công cuộc xây dựng hiện đại hoá chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc, thúc đẩy sự phối hợp phát triển giữa kinh tế, KHCN và xã hội, hố trợ các cấp lãnh đạo đưa ra quyết chuẩn xác.
Phạm vi nghiên cứu của khoa học mềm gồm: nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu quy hoạch, nghiên cứu chính sách, nghiên cứu quản lý, nghiên cứu thể chế cải cách, nghiên cứu pháp chế KHCN, phân tích tính chất kinh tế của công nghệ, những luận chứng đối với những dự án khả thi tầm cỡ, lý thuyết cơ bản và phương pháp luận của hoạt động khoa học mềm.

GIỚI THIỆU TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH CÔNG KIÊN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ​

Chiến trường chính của Chương trình công kiên (tackle key problem ) KHCN quốc gia là xây dựng nền kinh tế quốc dân, nó là một chương trình KHCN nhằm nâng cao trình độ KHCN trong việc giải quyết những vấn đề mang tính phương hướng, tính tổng hợp, tính mẫu chốt và tính học thuật các vấn đề xảy ra trong kinh tế quốc dân và phát triển xã hội.
Trong 4 lần kế hoạc 5 năm từ năm 1982 đến nay, kiên trì phương châm chiến lược do trung ương Đảng và Quốc vụ viên ấn định là "Xây dựng kinh tế phải dựa vào KHCN, công tác KHCN phải hướng vào xây dựng kinh tế", phát huy tính ưu việt hiệp tác chung xã hội chủ nghĩa, vận dụng chiến thuật tập trung ưu thế bình lực với trận đánh tiêu diệt, Chương trình công kiên KHCN đã lựa chọn, có trọng điểm nghiên cứu những kỹ thuật & công nghệ có độ xiết chặt khá cao giữa các ngành công nghiệp với nhau, tạo ra những ảnh hưởng to lớn đối với công cuộc xây dựng kinh tế và phát triển xã hội, trong thời gian qua đã sắp xếp 539 dự án, giành được gần chục nghìn thành quả KHCN, riêng tính đến năm 1999, chương trình đó đã tạo ra hiệu quả kinh tế trực tiếp 153,4 tỷ đồng Nhân dân tệ, và nâng cao lên nhiều tốc độ phát triển của nền kinh tế và trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp, tăng mạnh sức cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc.

GIỚI THIỆU TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH 973 (CC973)​

QUY HOẠCH NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA của Trung Quốc, gọi tắt và CHƯƠNG TRÌNH 973. Đến năm 2020, nhiệm vụ chủ yếu của CHƯƠNG TRÌNH 973 là:
1. Triển khai việc nghiên cứu tổng hợp nhiều ngành khoa học khác nhau, nhằm đưa ra những căn cứ lý luận và cơ sở khoa học giải quyết những vấn đề khoa học trọng đại về kinh tế quốc dân, phát triển xã hội và sự tự phát triển của KHCN, xoay quanh các vấn đề nông nghiệp, năng lượng, thông tin tin học, môi trường tài nguyên, dân số sức khoẻ, vật liệu mới v,v.
2. Xây dựng một loạt những công trình khoa học trọng đại thể hiện được trình độ phát triển khoa học và thực lực KHCN tổng hợp của Trung Quốc, có tầm vóc trên quốc tế, gây ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc.
3. Triển khai những nghiên cứu cơ bản tiền diên có liên quan với nhau, quan trọng và mang tính thăm dò mạnh;
4. Bồi dưỡng và tạo dựng những nhân lực ưu tú có tố chất khoa học cao, có năng lực sáng tạo thích nghi với sự phát triển của thế kỷ 21;
5. Trọng điểm xây dựng một loạt những căn cứ nghiên cứu khoa học có thể gánh vác nhiệm vụ KHCN trọng điển của nhà nước, và hình thành những trung tâm nghiên cứu khoa học tổng hợp xuyên bộ môn.
 
GIỚI THIỆU TÓM TẮT QUÝ SÁNG TẠO KỸ THUẬT NHỮNG DOANH NGHIỆP KHCN VỪA VÀ NHỎ.​

INNOFUND là quỹ chính phủ được thành lâp theo quyết định của Quốc vụ viện Trung Quốc, chuyên hố trợ những hoạt động sáng tạo (Innovation) về kỹ thuật của các doanh nghiệp KHCN vừa và nhỏ. Bằng nhiều phương thác như phân bổ ngân sách hố trợ, khoản vay chính phủ chịu lãi và đầu tư vốn v,v, nhằm hố trợ hoạt động sáng tạo kỹ thuật của các doanh nghiệp KHCN vừa và nhỏ, thúc đẩy việc chuyển hoá của thành quả KHCN, gây dựng một loạt những doanh nghiệp KHCN vừa và nhỏ mang đặc sắc Trung Quốc, tăng nhanh tiến trình công nghiệp hoá thành quả KHCN cao và mới, chương trình đó đóng vai trò tích cực trong việc ưu hoá tổng thể công nghiệp và kết cấu công nghiệp, mở rộng nhu cầu thị trường trong nước, tạo thêm nhiều cơ hội làm việc kiểu mới, lôi kéo và thúc đẩy nền kinh tế quốc dân của Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định và tốc độ nhanh.
INNOFUND là một quỹ phát triển của chính phủ Trung Quốc, vận hành theo quy luật khách quan của kinh tế thị trường, nâng đỡ doanh nghiệp KHCN vừa và nhỏ ở tất cả các thành phần kinh tế, tích cực huy động ngân sách của chính quyền địa phương, vốn của doanh nghiệp, các công ty đầu tư rủi ro (Venture Capita), công ty tài chính đầu tư vào những doanh nghiệp KHCN vừa và nhỏ, thúc đẩy việc xây dựng một cơ thế đầu tư công nghiệp hoá công nghệ cao và mới phù hợp quy luật khách quan của kinh tế thị trường, từ đó từng bước ưu hoá tài nguyên đầu tư vào KHCN, tạo dựng một môi trường lành mạnh cho sự sáng tạo và phát triển của các doanh nghiệp KHCN vừa và nhỏ.


GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐUỐC LỬA​

Chương trình đuốc lửa là một chương trình mang tính chỉ đạo nhằm phát triển Sản nghiệp (Công nghiệp) công nghệ cao và mới của Trung Quốc. Được bắt đầu tư tháng 8 năm 1988 sau khi được Quốc vụ phê chuẩn. Tôn chỉ của chương trình này là: Thực hiện chiến lược "chấn hưng đất nước bằng giáo dục và khoa học", quán triệt và chấp hành phương châm chung cải cách mở cửa, phát huy ưu thế và tiềm lực lực lượng KHCN của Trung Quốc, lấy thị trưởng làm hướng đi, thúc đẩy thương phẩm hoá thành quả KHCN, thương phẩm hoá KHCN cao và mới và quốc tế hoá công nghiệp KHCN cao và mới. Sau khi thực hiện, chương trình đã thúc đẩy việc xây dựng gầm trăm những trung tâm dịch vụ tại 53 khu công nghệ cao cấp nhà nước. Năm 1997, Uỷ ban KHCN nhà nước Trung Quốc đã phê chuẩn những trung tâm lập nghiệp cấp quốc gia đợt I. Những trung tâm đó như những "máy ấp trứng" đã tăng nhanh việc chuyển hoá thành quả KHCN, chuyện thành tựu KHCN thành sức sản xuất tiên tiến. Những "máy ấp trứng" đó đã đóng vai trò quan trọng bắc nhịp cầu chuyển hoá giữa doanh nghiệp KHCN cao và mới với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.


GIỚI THIỆU TÓM TẮT "CHƯƠNG TRÌNH ĐÓM LỬA"​

Chính thức thực hiện vào năm 1986, nhiệm vụ chủ yếu của chương trình này là dựa vào KHCN để chấn hưng kinh tế nông thôn, đưa những thành quả KHCN tiên tiến thích hợp triển khai tại nông thôn, hướng dẫn các xí nghiệp hương trấn phát triển lành mạnh. Chương trình đó được đặt ở vị trí quan trọng do nó có mối quan hệ mật thiết với đời sống của dân chúng, bằng KHCN, chuyển hoá những ưu thế tài nguyên của nông thôn thành ưu thế kinh tế, thông qua những dự án làm mẫu để dẫn đắt ngành trồng trọt, nuôi trồng và chế biến nông sản phẩm tại nông thôn phát triển đi lên, xây dựng và phát triển những vùng trọng điểm sản xuất các sản phẩm như rau xanh, hoa quả, gia cầm trứng, thuỷ sản v,v, triển khai kỹ thuật nhân giống và trồng trọt những gióng cây trồng cao sản, phẩm chất tốt, một mặt phát huy được tính hăng say của người nông dân, mặt khác làm dồi dào thêm bữa ăn của dân cư thành phố. Ngoài ra, Chương trình đóm lửa còn đóng vai trò quan trọng khiến nông thôn thoát khỏi nghèo đói và làm giầu, hiện nay, Trung Quốc đã chọn 10 vùng trọng điểm dự án làm mẫu triển khai KHCN tại vùng núi có tính đại diện cao, nhằm mục đích khai thác và lợi dụng tổng hợp tài nguyên địa phương, giải quyết vấn đề ấm no của người nông dân những vùng núi và vùng sâu vùng xa.

GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CAO VÀ MỚI​

Còn lại là "Chương trình 863". được bắt đầu thực hiện từ tháng 3 năm 1983, là chương trình trung, dài hạn nghiên cứu và phát triển KHCM cao và mới kết hợp giữa quân đội và địa phương đầu tiên của Trung Quốc. Phương hướng chính của chương trình 863 là có tổ chức có kế hoạch nghiên cứu phát triển những KHCN cao và mới ở 8 lĩnh vực với 17 chủ đề: công nghệ sinh học, không gian, thông tin tin học, la-de, tự động hoá, năng lượng, vật liệu mới và hải dương v,v. Sau khi thực hiện đến nay, chương trình 863 đã từng bước điều chỉnh và hình thành một chiến lược phát triển phủ hợp tình hình đất nước ủa Trung Quốc, và cũng hoàn thành một bố cục tổng thể về nghiện cứu và phát triển (R&D) về KHCN cao và mới của Trung Quốc hiện nay
 
NHỮNG THỨ NHẤT TRONG THÀNH TỰU KHCN TRỌNG ĐẠI CỦA TRUNG QUỐC
中 国 重 大 科 技 成 就 中 的 第 一 个

PHÁT HIỆN MỎ DẦU ĐẠI KHÁNH(大 庆 油 田 的 发 现): Năm 1953, dựa vào lý luận địa chất lực học do ông sáng lập và sự đi sấu vào khảo sát địa chất Trung Quốc, nhà địa chất học nổi tiếng Trung Quốc Lý Tứ Quang đã đưa ra kết luận Trung Quốc là một nước giầu tài nguyên dầu khí. Sáng ngày 26 tháng 9 năm 1959, tại thành phố Đại Khánh tỉnh Hắc Long Giang TQ, đã tìm ra mỏ dầu đầu tiên. Sau hơn 3 năm phấn đầu gian khổ, công nhân dầu mỏ TQ xây dựng thành công mỏ dầu Đại khánh đạt trình độ tiên tiến thế giới với sản lượng 50 triệu tấn/ năm; Việc thăm dò xây dựng thành công mỏ dầu Đại Khánh đã cung cấp những kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp phát triển công nghiệp dầu khí của TQ trong sau này.
  
XÂY DỰNG THÀNH CÔNG LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN(原 子 反 应 堆 的 建 成): Ngày 30 tháng 6 năm 1958, Trung Quốc xây dựng thành công Lò phản ứng nước năng (heavy water )đầu tiên và Máy gia tốc tuần hoàn. Lò phản ứng công suất nhiệt 7000-10000kW, Máy gia tốc tuần hoàn có thế gia tộc hạt An-pha, khiến năng lượng của nó đạt tới 25 triệu vôn điện tử (electron volt ). Tháng 12 năm 1980, TQ lại xây dựng thành công lò phản ứng hạt nhân cao thông lượng, nó đánh dấu trong lĩnh vực hạt nhân, KHCN hạt nhân của TQ đã đạt tới trình độ tiên tiến thế giới.

CHO NỔ THÀNH CÔNG BOM NGUYỂN TỬ VÀ BOM KHÍNH KHÍ(原 子 弹、氢 弹 爆 炸 成 功 ): Ngày 16 tháng 10 năm 1964, tại vùng hồ cạn luobubo Tân Cương, TQ đã cho nổ thí nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, trở thành nước thứ 3 trên thế giới có bom nguyên tử sau Mỹ và Liên Xô cũ. Tháng 6 năm 1967, TQ lại cho nổi thành công quả bom khinh khí đầu tiền. Từ cho nổ quả bom nguyên đầu tiên đến cho nổ quả bom khinh khí đầu tiên, TQ chỉ mất 2 năm 8 tháng.

TỔNG HỢP THÀNH CÔNG CHẤT I-SU-LIN CỦA BÒ (人 工 合 成 结 晶 牛 胰 岛 素 成 功): Ngày 17 tháng 9 năm 1965, sau hơn 6 năm làm việc gian khổ, sở nghiên cứu Hoá sinh vật Viện Hàn Lâm khoa học Trung Quốc và nhiều cơ sở khác cùng nhau hợp tác, đã lần đầu tiên tại phòng thí nghiệm tổng hợp thành công kết tinh I-su-lin của bò, một loại prô-te-in có sự sống sinh học, đây là một quán quân thế giới trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học tiền diên.
  
XÂY DỰNG THÀNH CÔNG MÁY GIA TỐC ĐỐI SUNG ELECTRON(北 京 正 负 电 子 对 撞 机): Tháng 10 năm 1988, TQ lắp ráp thành công Máy gia tốc đối sung electron tại Bắc Kinh, máy gia tốc đó đã tạo điều kiện cho Trung quốc tiền hành nghiên cứu về vật lý hạt, năng lượng, vật liệu, sinh vật, hoá học và vi mạch điện tử (IC)..., và đã có nhiều sản phẩm có thể xuất khẩu.
  
NHÀ MÁY PHÁT ĐIỆN HẠT NHÂN ĐẦU TIÊN(中 国 第 一 批 核 电 站): Năm 1970, tại huyện Diêm Hải tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc bắt đầu chương trình thiết kế Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên--Nhà máy điện hạt nhân Tần Sơn. Công trình kỳ I có công suất lắp máy 300nghìn kw, và được khởi công xây dựng vào năm 1985. Cùng lúc đó, tại một nơi cách thành phố Thâm Quyến Quảng Đông 60km, Trung Quốc cũng bắt đầu xây dựng Nhà máy phát điện hạt nhân Đại Á Loan có công suất lắp máy 1 triệu 800 nghìn kw..

TÊN LỬA VẬN TẢI(中 国 的 运 载 火 箭) : Tháng 5 năm 1980, Trung Quốc phóng thành công tên lửa vận tải nhằm đúng vị trí dự kiến tại một vùng biển Thái Bình Dương. Năm 1982, cuộc thử nghiệm phóng thiết bị không gian bằng tên lửa vận tải do Trung Quốc tự thiết kê giành được thành công, khiến Trung Quốc trở thành nước thứ 4 sau Mỹ, Liên Xô cũ và Nhật bản nắm được công nghệ sản xuất động cơ tên lửa vi sức đẩy không gian kiểu mới. Tháng 10 năm 1982 và tháng 9 năm 1988, Trung Quốc lại hai lần phóng thành công tên lửa vận tải từ tầu ngầm. Hiện nay Trung Quốc có hai sê-ry tên lửa vận tải, Tên lửa vận tải "Trường Chinh" và "Bão Táp I".

KỸ THUẬT PHÓNG VỆ TINH(中 国 的 卫 星 发 射 技 术): Ngày 24 tháng 4 năm 1970, Trung Quốc đã sử dụng tên lửa vận tải "Trường chinh I" phóng thành công lên không gian quả vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên "Đông Phương Hồng I", trở thành nước thứ 5 trên thế giới sau Liên Xô cũ, Mỹ, Pháp, Nhật, độc lập nghiên cứu chế tạo và phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Sau đó, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo và phóng lên không gian các loại vệ tinh, vệ tinh thực nghiệm khoa học, vệ tinh có thể thu hồi, vệ tinh thông tin đồng bộ trái đất, và nắm được các kỹ thuật tiên tiến về thu hồi vệ tinh, một tên lửa tải nhiều quả vệ tinh, vệ tinh định vị đồng bộ trái đất. Ngày 7 tháng 4 năm 1990, Trung Quốc lần đầu tiên nhận dịch vụ phóng thương nghiệp, tại Trung Tâm phóng vệ tinh Tây Xương, bằng tên lửa "Trường Chinh III" Trung Quốc phóng thành công lên không gian vệ tinh "Châu Á I", đánh dấu dịch vụ phóng vệ tinh của Trung Quốc chính thức bước vào thị trường phóng vệ tinh thế giới.
 
Back
Bên trên