chủ nghĩa gì thứ cứ phải lấy tiếng tây ra cho nó chuẩn, vì toàn là xuất phát ở đó mà ra.
Chủ nghĩa xã hội bây giờ biến hóa hơn trước nhiều. Những người theo chủ nghĩa xã hội bao gồm các Đảng cánh tả từ ôn hòa cho đến cực đoan: social-democrat - dân chủ xã hội là khá ôn hòa, socialist - tả hơn, communist - thì đi xa hơn nữa, còn maoism với troskism thì đi quá xa và thành cực đoan (bọn Khmer Đỏ là một phần biến thể của Troskism).
Còn so sánh Chủ nghĩa tư bản với Chủ nghĩa xã hội là hơi buồn cười, vì chả có nước nào trên thế giới coi mình là chủ nghĩa tư bản cả (capitalism), may ra chỉ có thằng Mỹ tự xưng mình là thủ đô của chủ nghĩa tư bản, nhưng mà nó cũng dè dặt trong sử dụng khái niệm này. Nếu các bạn chịu khó đọc các bài phát biểu của các nhà chính trị Mỹ, thì sẽ thấy họ hay dùng những từ như "những người lao động Mỹ - American Workers".
Đấy là một sự rất tinh tế.
Đối lập với cánh tả là cánh hữu, hay được gọi là phe bảo thủ, nhưng gọi là bảo thủ nhưng lại chủ trương thêm quyền lực cho giới chủ, và ít hữu hảo hơn. Cực hữu thì chắc là social-nationalism (quốc xã) hay còn gọi là facism - nói chung là thể loại ultra-nationalism, sau đó là nationalism nói chung, tiến bộ hơn có conservatism, đỡ cực đoan hơn thì có liberal-democracy (tự do - dân chủ) - đây là đảng cầm quyền ở Nhật - vì thế mới biết là nước Nhật vẫn là nước theo xu hướng bảo thủ, tiến bộ hơn thì có liberalism (đại loại liberal-democracy với liberalism đều như nhau cả). Bọn Liberalism và hơn thế nữa nhìn chung thì ghét chủ nghĩa cộng sản, không ưu quốc hữu hóa, không muốn can thiệp vào nền kinh tế... Đảng Cộng hòa của Mỹ có thể coi là theo đường lối liberalism.
Những lực lượng chính trị ôn hòa ở giữa thường lấy cái mác là đảng dân chủ, hay đại loại như vậy.
Thực tế của xã hội cũng làm biến đổi nhiều đừơng lối của các lực lượng chính trị, do đó có sự pha trộn lung tung nên không có gì là thuần khiết nữa cả. Ngay cả đảng phát-xít (ở Áo) khi lên cầm quyền vẫn phải thay đổi bản thân mình, đưa vào cuộc sống những ý tưởng của các phe cánh tả.
Cũng cần nói thêm là khi đưa các khái niệm này vào tiếng Việt, đôi lúc rất dễ bị hiểu nhầm. Ví dụ: trong sách báo phương Tây người ta nói cuộc chiến tranh Việt Nam là giữa một bên là cộng sản và một bên là phe dân tộc chủ nghĩa (nationalism), thì rất có thể nhiều người VN sẽ phẫn nộ mà bảo rằng, những người cộng sản cũng là những người dân tộc chủ nghĩa. Thực ra ở đây, cái khái niệm nationalism được hiểu theo khái niệm trong chính trị (hành động, đường lối, quyết sách), chứ không phải là tinh thần (patriotism).
Ở VN nói chung, thì coi communism là chính nghĩa, còn tất cả những đảng phái hữu hơn đều là cánh hữu cả, còn những gì tả hơn thì bị liệt vào lực lượng cánh tả (cực đoan).
Chính vì thế, ta không nhận thấy được rằng trong suốt một thời kỳ dài ở Châu Âu, lực lượng cánh tả đã lên nắm quyền, trong đó có cả đảng cộng sản như ở Ý (ở Hy Lạp thì không rõ), có lúc ở 15 nước Châu Âu các đảng dân chủ xã hội đã là đảng cầm quyền.