Savoir-Vivre Nghệ thuật giao tiếp

Phạm Minh Trang
(PhamMinhTrang)

New Member
Có một thực tế „đau lòng”, là người Việt Nam ta về khoản giao tiếp, văn hóa ứng xử trong môi trường quốc tế là rất ... kém. Mình đã gặp rất nhiều người, giỏi giang, uyên bác, tốt bụng, nhưng rất lúng túng trong ứng xử. Bản thân mình nhiều khi cũng vậy, trong một số trường hợp cũng chẳng biết phải làm thế nào. Vì vậy mình mở chủ đề này, để sưu tầm và chia sẻ các vấn đề liên quan đến savoir-vivre, hy vọng là có ích cho mọi người, nhất là các Amsers – những người đã, đang và sẽ sống trong các môi trường quốc tể.

Savoir-vivre hay là phép lịch sự, phép xử thế, bon-ton, nhưng phép giao thiệp và lễ nghi hiện hành trong một môi trường xã hội nhất định.

Theo tiếng Pháp, savoir có nghĩa là „biết”, vivre – nghĩa là „sống”. Savoir-vivre do đó có thể tạm dịch là „nghệ thụật sống”.
Theo cách hiểu thông thường thì savoir-vivre có nghĩa là: 1) biết cách giao tiếp, hành xử, biết các nghi thức, các phép lịch sự, hoặc 2) biết sống, biết xử sự và giải quyết các tình huống khó khăn trong cuộc sống.

Một các bao quát nhất thì các quy tắc của savoir-vivre là:
- nụ cười
- sự tử tế
- thiện chí
- sự đúng giờ
- sự kín đáo
- lòng trung thực, chân thành
- phép lịch sự

Các quy tắc savoir-vivre liên quan trước hết đến một số lĩnh vực của cuộc sống như:
- các quy tắc bên bàn ăn (cách bày bàn, đưa thức ăn, đồ uống, cách dùng bữa)
- các quy tắc về phục trang, ăn mặc
- các quy tắc giao tiếp (ở nơi làm việc, trong gia đình, trong các buổi tiệc)
- các quy tắc thông tin liên lạc (cách nghe điện thoại, sử dụng internet v.v)
- các quy tắc hành xử trong những trường hợp đặc biệt.

Còn người Anh thì tóm gọn các quy tắc vàng trong ứng xử vào chữ IMPACT:
I – integrity
M – manners
P- personality
A – appearance
C – consideration
T- tact

Mình sẽ lần lượt post về các quy tắc savoir-vivre trong từng lĩnh vực một. Mong mọi người bổ sung, đóng góp, để topic này thực sự có ích.

Tuy nhiên, mình muốn lưu ý rằng những qui tắc về savoir vivre xuất phát từ mong muốn biểu lộ sự tôn trọng đối với người khác và làm cho cuộc sống trở nên thân thiện dễ chịu hơn. Thiếu sự tôn trọng chân thành xuất phát từ nội tâm thì tất cả những quy tắc này sẽ chỉ còn là sự màu mè giả tạo, rườm rà vô nghĩa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Savoir-vivre trên mạng

Savoir-vivre trên mạng

(Định post theo thứ tự nhưng thấy cái này có vẻ "ảnh hưởng trực tiếp" đến forum hơn nên mình post trước.:) )

1. Không gửi các mail quảng cáo đến cho ai đó nếu chưa được người đó đồng ý.

2. Luôn luôn điền phần “subject” mỗi khi gửi mail.

3. Mỗi dòng trong mail không nên dài quá 70 ký tự.

4. Trong mail, không nên có dòng nào chỉ có duy nhất dấu “=” (một số mail systems sẽ gặp khó khăn khi accept các thư này).

5. Khi trả lời một thư, không nên quote cả thư mà chỉ quote những phần bạn muốn trả lời. Trong phần mà bạn quote không nên để lại địa chỉ của người gửi mail cho bạn. Không nên quote cả một bức thư dài nhưng bên dưới chỉ ghi mỗI 1 câu đại loại “Tôi đồng ý” hay “Tôi cũng nghĩ thế” . (Tương tự với các bài trả lời trên diễn đàn).

6. Chữ ký của bạn không nên dài quá 4 dòng. Những chữ ký dài ban đầu thì rất thú vị, nhưng chúng trở nên nhàm rất nhanh. Cũng nên nhớ là nhiều người sử dụng internet phải trả tiền cho mỗi bite họ nhận.

7. Hãy cẩn thận khi trả lời e-mail riêng cho tác giả, vì nhiều chương trình tự động chuyển email cho diễn đàn chung.

8. Mỗi forum đều có đặc tính riêng. Trước khi post, bạn nên xem kỹ mục lục các vấn đề thảo luận của forum để tránh gửi bài không đúng chỗ, gửi bài thừa v.v.

9. Không nên gửi cùng 1 bài lên nhiều forum khác nhau.

10. Suy nghĩ kỹ trước khi gửi bài. Có đúng đó là điều bạn muốn nói với cả thế giới không? Hãy đọc lại thư một lần trước khi gửi đi. Có đúng đó là điều bạn thực sự muốn viết? Hãy nhớ rằng một bức thư đã gửi đi rồI thì không thể quay lại được nữa.

11. Hãy thông cảm và độ lượng với người khác. Mỗi người đều có lúc bắt đầu làm quen với internet. Nếu bạn muốn góp ý với ai đó thì nên gửi thư riêng cho họ, không nên chỉ trích họ giữa diễn đàn chung.

12. Rất không nên bắt bẻ lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi đánh máy, nhất là trên một diễn đàn công cộng.

13. Không nên viết cả bài toàn bằng chữ in hoa.

14. Rất chú ý đến từ ngữ mà bạn sử dụng. Có những từ bạn thấy rất tự nhiên nhưng có thể làm cho người khác hiểu lầm. Hãy nhớ rằng 1 từ có thể có nghĩa khác nhau trong văn viết và trong văn nói.

15.Một số chữ viết tắt thường dùng:
AFAIK – as far as I know
AFAIR – as far as I remember
BTW – by the way
EOD – End of discussion
FYI – for your information
GOK – God only knows
HHOK – haha, only kidding
J/K – just kidding
IMHO – in my humble opinion
IMO – in my opinion
OTOH – on the other hand
TIA – thanks in advance
 
Gọi điện thoại

Gọi điện thoại

1. Nếu bạn là người gọi đến, trước tiên hãy tự giới thiệu mình. Nếu là một cuộc điện thọai mang tính chất công việc, nên nói rõ tên công ty của bạn.

2. Nếu bạn là người nghe điện thọai, bạn chỉ cần nói „Alô, tôi nghe đây”. Nếu nghe điện thọai ở nơi làm việc bạn nên nói thêm tên công ty của mình, ví dụ: „Alô, văn phòng XYZ xin nghe”. Không nên hỏi „Alô, ai đấy?” khi nghe điện thoại.

3. Nếu gọi điện thoại về công việc, nên chuẩn bị sẵn cho mình thứ gì đó để ghi chép (mẩu giấy, bút chì v.v). Trong khi nói chuyện cố gắng ghi lại thật đầy đủ những thông tin cần thiết.

4. Khi gọi điện, cố gắng phát âm rõ ràng, không nói nhỏ quá hay lớn tiếng quá.

5. Nói bằng giọng vui vẻ, thân thiện.

6. Trong khi nói chuyện điên thoại không nên
- ăn, uống
- nói chuyện với người khác
- ngắt lời người đối thọai
- cao giọng, cãi nhau qua điện thọai, đem lại sự bực bội cho người khác.

7. Nếu gọi nhầm số, hãy xin lỗi một cách lịch sự. Không nên cúp máy chẳng nói chẳng rằng hoặc chỉ nói cụt lủn „Nhầm máy”.

8. Không gọi điện về chuyện công việc vào những ngày nghỉ, weekend ... nếu không phải là việc rất cần thiết.

9. Không nên gọi điện thoại quá sớm hoặc quá muộn. (Ở chỗ mình và châu Âu nói chung không nên gọi điện sau 10 giờ tối và trước 6 giờ sáng).

10. Nếu đã hẹn gọi lại vào một giờ cụ thể nào đó thì nhất định phải đúng hẹn.

11. Khi gọi đến, nếu chuông reo quá 5 lần mà bên kia không nhấc máy, bạn nên gác máy.

12. Nếu đang nói chuyện điện thoại mà bỗng nhiên bị ngắt giữa chừng, ai gọi đến thì người đó là người gọi lại lần nữa.

13. Nếu vô tình có mặt khi người khác nói chuyện điện thọai, nên coi như bạn không nghe thấy gì.

14. Không nên nói chuyện điện thoại trong tiệm ăn, nhà hát, rạp chiếu phim, trong cuộc họp v.v. vì như vậy là gây phiền phức cho người xung quanh.

15. Nhất thiết phải tắt điện thoại trong tang lễ hay một dịp buồn, vì khi đó điện thoại không chỉ gây phiền mà còn xúc phạm đến tình cảm đau buồn của người khác.

16. Tránh dùng điện thoại trên các phương tiện công cộng như tàu điện, xe bus. Trên tàu hỏa, không nên nói chuyện trong khoang tàu của mình mà hãy ra hành lang toa tàu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên bàn ăn

Bên bàn ăn

(Mình ở châu Âu nên post những quy tắc chung của châu Âu, các bạn ở các vùng khác thận trọng khi áp dụng nhé :) Ngay cả ở châu Âu lúc áp dụng cũng phải mềm dẻo, tuy nhiên quy tắc chung thì nên biết).

Khăn ăn: dùng để bảo vệ quần áo khỏi bị dây bẩn và để lau miệng trong khi ăn. Có 2 loại khăn ăn: khăn vải và khăn giấy. Trong một bữa tiệc nhiều món ăn không nên dùng khăn giấy. Khăn ăn bằng giấy chỉ nên dùng khi uống cà phê hoặc trong bữa ăn sáng.

Không bao giờ được quấn khăn ăn quanh cổ, cũng không nên để khăn ăn dưới đĩa hay giữa các đĩa thức ăn, giữa dao dĩa, cốc chén. Khăn ăn nên để trên đùi, nếu trong bữa ăn bạn phải đứng dậy thì gấp tạm khăn ăn lại và để xuống ghế ngồi. Khi đã ăn xong món cuối cùng, bạn gấp khăn ăn lại và để lên bàn, bên cạnh đĩa của mình.

Dao dĩa: Thông thường chúng ta cầm dao tay phải, cầm dĩa tay trái. Với những món ăn không phải dùng dao thì cầm dĩa sang tay phải.

Dao dĩa cũng có ngôn ngữ riêng. Nếu bạn muốn tạm dừng, „giải lao” trong khi ăn, thì đặt dao dĩa chéo nhau theo hình chữ X lên đĩa của mình, lưỡi dao hướng vào phía trong lòng đĩa. Khi đã dùng xong bữa, muốn nói „xin hãy dọn đi”, bạn đặt dao dĩa song song với nhau theo chiều dọc, cán dao và dĩa hướng về phía mình. Không được gác dao dĩa lên thành đĩa, cán chạm xuống mặt bàn.

Muốn khen ngợi đầu bếp „Món ăn rất ngon”, bạn đặt dao dĩa theo hình kim đồng hồ chỉ 7 giờ kém 25.

Muốn biểu lộ rằng món ăn không ngon miệng, bạn đặt dao dĩa theo hình kim đồng hồ chỉ 6 giờ 25.

Trong bữa tiệc tại nhà riêng, không nên biểu lộ sự khen ngợi hay chê trách bằng dao dĩa.

Không được để dao dĩa xuống bàn ăn hay để lên khăn ăn.

Trên bàn tiệc bày theo kiểu cổ điển, có thể có những chiếc đĩa bằng kim loại, thường là bằng bạc hay mạ bạc, khác hẳn những chiếc đĩa khác trên bàn. Đây chỉ là những chiếc đĩa trang trí, không bao giờ được dùng chúng để ăn, hay đặt thìa dĩa, khăn ăn lên đó.

Trườc khi ăn nên đi toilet và rửa tay.

Khi ngồi ăn, phải giữ tư thế ngay ngắn, thân mình cách bàn ăn chừng 1 gang tay. Không chống khủyu tay lên bàn, không vắt chéo chân hay rung đùi. Không nghịch dao dĩa hay gõ lanh canh.

Nếu trong khi ăn cần xì mũi, nên quay ra đằng sau để làm việc đó. Tốt nhất là bạn nên đứng lên và đi ra xa vài bước.

Không húp xì xụp, nhai chóp chép, gây ra tiếng động trong khi ăn.

Sẽ là rất mất lịch sự nếu bạn hoàn toàn không động đến món ăn được bưng ra, hay là ăn rất ít. Cho dù một món ăn đối với bạn quá lạ lẫm, bạn cũng nên thử một chút. Nếu bạn bị đau dạ dày thì tốt nhất là nên từ chối khi được mời ăn, còn hơn là đau khổ ngồi nhìn một bàn đầy thức ăn.

Khi ăn không nên để thừa, nhất là xúp hay món khai vị.

Trong tiệm ăn, không nên tra gia vị quá nhiều vì như vậy là làm hỏng tác phẩm của người đầu bếp.

Nếu là tiệc đứng, tốt nhất bạn nên lấy đồ ăn vừa phải, hết lại lấy tiếp chứ không nên làm một đĩa tú hụ.

Khi bữa ăn chưa kết thúc, không nên hút thuốc. Không nên dùng nước hoa quá mạnh, vì bên bàn ăn thì mùi vị của thức ăn phải được ưu tiên số 1.

Trong bữa ăn không nên gọi điện thoại di động. Tốt nhất là bạn nên tắt chuông điện thoại trong suốt bữa ăn, nếu quên làm việc này thì khi chuông reo cũng nên tắt máy ngay và xin lỗi mọi người xung quanh.

Khi người phục vụ đưa đồ ăn hay thức uống cho bạn, hãy nói „cảm ơn”, nhưng không nên nói „cảm ơn rất nhiều”.

Ngay cả trong một quán ăn sang trọng nhất cũng có thể có những sai sót làm bạn không hài lòng. Khi đó hãy nhẹ nhàng và kín đáo bày tỏ điều đó với người phục vụ. Không nên to tiếng bình luận.

Nếu bạn thấy trong món ăn của mình có sợi tóc rơi vào, hãy yêu cầu đổi đĩa khác. Nếu đây là bữa tiệc tại nhà thì bạn nên để món đó lại không ăn, và cũng không bình luận.

Nếu món xúp quá nóng bạn chưa dùng được ngay, cũng không nên dùng thìa khuyấy khoắng hay thổi phù phù.

Trong tiệm ăn, nếu trong cốc rượu vang của bạn có lẫn một mảnh nút chai, điều này cho thấy rượu đã không được mở đúng cách nên các mảnh vụn của nút chai đã rơi vào trong chai. Không nên lấy thìa hay đĩa vớt mảnh nút chai này ra. Bạn hãy đề nghị mở chai rượu khác và rót vào cốc khác. Khi thấy chiếc ly bị bẩn (có vết môi hay dấu vân tay trên thành cốc), bạn có quyền và nên đề nghị đổi chiếc ly khác.

Khi hai người nam nữ vào tiệm ăn, người đàn ông đi trước mở cửa và bước vào trước. Người phục vụ sẽ đến chào và dẫn hai người tới bàn ăn. Lúc này người phục vụ đi trước, theo sau là người phụ nữ, người đàn ông đi cuối cùng.

Người đàn ông luôn luôn nhường cho phụ nữ quyền chọn ghế ngồi, sau đó thận trọng đẩy ghế vào để giúp người phụ nữ ngồi xuống được thoải mái.

Trong bữa ăn, nếu người phụ nữ rời khỏi bàn, ví dụ như để vào toilet, thì khi cô trở lại bàn ăn, người đàn ông phải đứng dậy khỏi ghế. Nếu như một bàn đông hơn 2 người, thì những người đàn ông có thể chỉ làm cử chỉ đứng dậy này một cách tượng trưng cũng được.

Khi thanh toán, nên kín đáo để người được mời không được biết trị giá hóa đơn. Nếu đây là một bữa ăn có tính chất bạn bè, có thể thỏa thuận trước là mỗi người trả phần của mình.

Thông lệ „boa” cho người phục vụ có khác nhau ở các nước. (Xem phần dưới). Nếu bạn trả bằng thẻ tín dụng thì nên có một khoản boa riêng cho người phục vụ bắng tiền mặt. Nếu bạn thực sự không hài lòng về chất lượng phục vụ, bạn có thể không boa. Ở một số nước nếu trong thực đơn đã ghi rõ rằng giá các món ăn đã bao gồm cả tiền phục vụ, bạn cũng không cần boa.

Khi rời bàn ăn, người đàn ông kéo ghế ra giúp người phụ nữ đứng dậy. Nếu có áo khoác, người đàn ông mặc áo khoác của mình trước rồi giúp người phụ nữ mặc áo.
 
Mức tiền boa trong tiệm ăn ở một số nước

Mức tiền boa trong tiệm ăn ở một số nước

Áo: 10-15%
Bulgaria: 5-10%
Cyprus: 10%
Séc: 10%
Đan Mạch: tiền phục vụ thường đã được bao gồm trong giá.
Dominicana: 10%
Ai Cập: 5-10%
Pháp: tiền phục vụ thường đã được bao gồm trong giá, nhưng có thể cho thêm tiền boa.
Hy Lạp: 10-15%
Tây Ban Nha: mặc dù tiền phục vụ thường đã được bao gồm trong hóa đơn, nên làm tròn số.
Hà Lan: mặc dù tiền phục vụ thường đã được bao gồm trong giá, nên boa thêm 10%.
Canada: 15%
Maroco: 10%
Mexico: 10-15%
Đức: 10-15%
Na Uy: làm tròn hóa đơn
Ba Lan: làm tròn hóa đơn
Bồ Đào Nha: 10-15%
Nam Phi: 10%
Mỹ: ít nhất 15%
Thụy Sỹ: làm tròn hóa đơn
Tunisie: 10-15%
Thổ Nhĩ Kỳ: 10%
Hungary: 10%
Anh: 10-15% (nếu trả tiền trong quán rượu bên quầy thu tiền thì không đưa tiền boa).
Ý: 10-15%
 
Re: Savoir-vivre

ah em nghĩ thật ra cái này chỉ là trong những biệc rất rất sang trọng thôi :) có lẽ khi nào đc mời đi dạ tiệc váy áo thướt tha hay đến 1 nhà có dòng dõi lâu đời, cực coi trọng nề nếp thì mới phải tuân theo hết những cái này

có 1 số thứ em nghĩ đúng là phải rất để ý VD như khi ăn đừng bao h phát ra tiếng chóp chép, ng Châu ÂU rất dị ứng, ko buộc khăn ăn quanh cổ

còn tất cả những cái khác, VD như muốn biểu lộ là ngon hay ko, hình 7h kém 25' và 6h25' nó chỉ chênh nhau vài độ thôi, chẳng lẽ mình phải tập bày ở nhà trc khi đi ăn ah. Nếu ko xếp lên mọi ng chẳng hiểu cái gì, hay mình ngồi loay hoay nhìn đồng hồ để xếp cho đúng chắc còn mất lịch sự hơn. Rồi đi ăn ko xịt nc hoa quá nhiều, ko thêm quá nhiều gia vị vào món ăn, phải nếm hết tất cả các món ăn dù chỉ là 1 chút.... Bọn em nói chung, cả bọn bạn Pháp của em cũng thế, nhìn ko thích thì ko ăn, chúng nó cũng nói thẳng là tao ko muốn nếm. Ko biết có phải là bọn bạn em đều xô bồ quá ko :)

đọc cái này chị post ko hiểu sao em cứ thấy làm h ăn trở nên ngột ngạt. Chị đã bao h làm theo hết cái đống này chưa ah :( em đến nhà bọn bạn ăn cùng bố mẹ nó hay đi ăn nhà hàng cùng chúng nó, em thấy chúng nó đều rất thoải mái. Đang ăn đứng dậy đi toillette, nói chuyện cười đùa, thậm chí có đứa ( tất nhiên là hãn hữu ) khi chờ dọn món mới chúng nó đi ra ngoài hút thuốc.

Dường như cái này thích hợp với mấy bữa tiệc thời xa xưa, khi mà con gái khi cười còn phải học chỉ đc hở bao nhiêu cái răng :D
 
Re: Savoir-vivre

thì đúng là các quy tắc này ko ứng dụng vào những trường hợp thân mật (informal) mà chị .

Em nghĩ ko phải là các bữa tiệc thời xa xưa mà các tiệc sang trọng ,hoặc mang tính nghi lễ bây giờ vẫn dùng .
 
Re: Savoir-vivre

Ở Mỹ gọi boa là "tip". Thông thường bữa trưa tip ít hơn là bữa tối. Ăn buffet thường người ta cũng tip ít hơn là ăn gọi món theo menu. Bữa trưa có thể 15%, bữa tối có thể là 20%-30%. Nói chung một số sinh viên tôi thấy thì có khi chỉ tip 10% vào bữa trưa. Một số người Mỹ tôi thấy thậm chí sẽ dùng giấy bút hoặc máy tính để tính tiền tip, sao cho đúng 15% vào bữa trưa chả hạn :). Ngoài ra ở Mỹ trả bằng credit card thì tip luôn bằng credit card cũng không có vấn đề gì cả. Ở Mỹ trong hóa đơn credit card sẽ có mục riêng cho tip. Người chạy bàn sau đó sẽ đưa hóa đơn thanh toán đó cho thu ngân và sẽ vẫn rút được tiền mặt ra như thường.
 
Re: Savoir-vivre

Bọn em nói chung, cả bọn bạn Pháp của em cũng thế, nhìn ko thích thì ko ăn, chúng nó cũng nói thẳng là tao ko muốn nếm. Ko biết có phải là bọn bạn em đều xô bồ quá ko :)

đọc cái này chị post ko hiểu sao em cứ thấy làm h ăn trở nên ngột ngạt. Chị đã bao h làm theo hết cái đống này chưa ah :( em đến nhà bọn bạn ăn cùng bố mẹ nó hay đi ăn nhà hàng cùng chúng nó, em thấy chúng nó đều rất thoải mái. Đang ăn đứng dậy đi toillette, nói chuyện cười đùa, thậm chí có đứa ( tất nhiên là hãn hữu ) khi chờ dọn món mới chúng nó đi ra ngoài hút thuốc.

Chị đã nói rồi, những cái này áp dụng phải mềm dẻo, nhưng phải biết quy tắc. Trong môi trường thân mật chị không nói làm gì. Đây là những quy tắc chung khi em đến những chỗ lạ, không quen biết ai mấy, thì nên tuân theo cho nó "an toàn". Vào các tiệm ăn, nhất là các tiệm sang trọng, nếu mình không biết quy tắc, những người phục vụ thậm chí sẽ coi thường mình.
Ngay bản thân người châu Âu cũng có nhiều loại, những người có văn hóa cao thì thậm chí ngay trong môi trường khá thân mật như với vợ chồng, người yêu v.v họ vẫn tuân thủ những quy tắc này, nhưng nó đã thành thói quen của họ rồi, họ không cảm thấy như thế là phải để ý từng ly từng tí hay ngột ngạt gì cả. Nó đã là phong cách họ được giáo dục từ nhỏ.
Có thể các em bây giờ còn trẻ, trong môi trường sinh viên, chưa phải giao tiềp nhiều. Nhưng sau này sẽ có những dịp khác nhau phải giao tiếp, có thể lúc đó em sẽ thấy cần thiết chăng?
Những quy tắc này chị dùng khá nhiều rồi. Và chị cũng thấy thoải mái, chẳng có gì là ngột ngạt cả.:) Mới đầu thì có thể ngại, nhưng cứ từ từ khoai sẽ nhừ :)) Về sau nó thành phản xạ có điều kiện thôi.
 
Re: Savoir-vivre

Vấn đề này hay quá, em rất thích tìm hiểu =D> Em cũng muốn chia sẻ một chút thông tin ở đây nhưng không biết post cái nào tiếp theo phần của chị Trang vì post theo thứ tự sẽ theo dõi hơn. Ví dụ em định post những vấn đề sau (trong quyển sách "Một số vấn đề về giao tiếp" của nguyên Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại Giao Nguyễn Tiến Thông):

- Tổ chức tiệc ngồi
- Nhiệm vụ đón khách của chủ tiệc
- Trang trí bàn tiệc
- Vào dự tiệc
- Món ăn tại tiệc ngồi
- Xử lý món ăn phiền phức
- Những điều cần chú ý trên bàn tiệc
- Đồ uống trong tiệc ngồi
- Sử dụng khăn trong bàn tiệc
- Cách dùng dụng cụ ăn uống trong tiệc
- Cách ăn mặc khi dự tiệc
- Cách giao thiệp bằng thư từ cá nhân
- Cách giới thiệu, chào hỏi và phép lịch sự đối với phụ nữ
- Quàng tay ôm nhau như thế nào
- Cách nói chuyện
- Phép lịch sự khi hút thuốc lá
- Những điều nên và không nên khi đi thăm hỏi lẫn nhau
- Những điều nên và không nên trong giao tiếp
 
Re: Savoir-vivre

Vấn đề này hay quá, em rất thích tìm hiểu =D> Em cũng muốn chia sẻ một chút thông tin ở đây nhưng không biết post cái nào tiếp theo phần của chị Trang vì post theo thứ tự sẽ theo dõi hơn. Ví dụ em định post những vấn đề sau (trong quyển sách "Một số vấn đề về giao tiếp" của nguyên Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại Giao Nguyễn Tiến Thông):

Ôi hay quá, nếu mà em post được tất cả những cái em nói thì tốt quá! Chị nghĩ thứ tự không quan trọng lắm, miễn nó là một phần đầy đủ. May quá có em cùng tham gia chứ một mình chị thì post đến sang năm cũng chưa hết, vì nhiều thứ quá. (Lập topic này xong rồi mới thấy mình hơi bị ôm đồm, nhưng phải tự trấn an là cứ làm từ từ, được đến đâu thì đến :) )

Nga post đi nhé, iu Nga nhìu nhìu :* :x
 
Re: Savoir-vivre

Chính ra chị Trang và em hơi bị nhiều điểm chung nhé ;) Em sẽ cặm cụi gõ mấy chục trang sách vào đây vậy #-o cũng là vì tình yêu với HAO thôi :x

PHÉP LỊCH SỰ TRONG XÃ GIAO
(Đối với giao tiếp trong xã hội và giao tiếp giữa các quốc gia)

Tổ chức và tham gia tiệc là một hình thức phổ biến của giao tiếp. Nó thể hiện sự nhiệt tình, thân thiện, sẵn sàng hợp tác, quan hệ, lòng mến khách, sự cởi mở, đồng thời biểu hiện truyền thống hiếu khách, nét đẹp văn hóa mang bản sắc của chủ nhà. Trong cuộc sống chúng ta tham gia nhiều loại tiệc khác nhau: tiệc lớn nhất và trang trọng nhất gọi là quốc yến (nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, những dịp đón nguyên thủ quốc gia, thủ tướng các nước). Ngoài ra còn có nhiều loại tiệc khác như tiệc đứng, tiệc ngồi, tiệc lớn, tiệc nhỏ, tiệc trà, v.v...

Người châu Âu thì phân ra nhiều loại: tiệc lớn (đại yến) gọi là băngkê (banquet); rồi cocktail, lunch, sauterie, gouter, surprise partie, pique-nique, v.v...Thực ra có thể dịch là: tiệc lớn, tiệc nhỏ, tiệc trà, tiệc dã ngoại, v.v...

Người Việt Nam có tập quán thường gọi các tiệc lớn nhỏ với ba tên sau đây: chiêu đãi, cốc tay, tiệc trà. Nhưng đấy là gọi trong các buổi chiêu đãi chính thức hoặc trong ngoại giao; còn thân mật, bạn bè, kể cả mời trong dịp đám cưới thì đều dùng các tên sau đây: bữa cơm thân mật, mời dự ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, v.v... không ai viết và nói: "mời dự chiêu đãi nhân dịp đám cưới con chúng tôi". Người châu Âu khi mời dùng bữa cơm thân mật bạn bè, cũng có tập quán tương tự.

Chúng tôi thấy cách gọi như vậy rất thân mật mà cũng rất lịch sự. Dưới đây sẽ giới thiệu công việc chuẩn bị trước bữa tiệc và xử sự trong bàn tiệc.
 
Re: Savoir-vivre

1. Tổ chức tiệc ngồi

- Cần kiểm tra bàn tiệc thật chu đáo trước khi khách đến.

- Màu khăn phủ trên bàn tiệc phù hợp cũng thể hiện sự lịch sự đối với khách và cũng nói lên tính chất của bàn tiệc: màu trắng nếu chiêu đãi chính thức trọng thể, các cuộc chiêu đãi thân mật có thể dùng các màu khác hoặc màu trắng cũng được.

- Chỗ ngồi của từng vị khách phải thoải mái, không quá chật.

- Trước mặt mỗi vị khách, để một đĩa lớn làm nền lót đặt lần lượt các đĩa ăn khác lên đĩa lớn đó, đặt sẵn một đĩa vừa lên đĩa lót đó dùng cho các món khai vị. Nếu là tiệc vào buổi trưa, trên đĩa có đủ khăn ăn, gấp thành các kiểu dáng đẹp. Nếu chiêu đãi vào bữa tối thì đặt sẵn lên đĩa lớn một đĩa có đáy sâu để ăn xúp - thường là món ăn đầu tiên để ăn tối. (Ở Việt Nam thường ăn xúp sau khi khai vị, ở Trung Quốc và một số nước khác, xúp thường là món ăn cuối cùng, điều này tùy tập quán từng nước, không có gì vi phạm phép lịch sự). Tại các cuộc chiêu đãi trọng thể chính thức không cần dùng đĩa lớn để lót.

- Trước mặt mỗi vị khách, để chén nhỏ dùng rượu mạnh, cốc vang đỏ khi ăn thịt, cốc vang trắng khi ăn cá, cốc dùng nước trắng, nước suối hoặc nước hoa quả, cốc sambanh. Các cốc chén có thể bày một hàng hoặc hai hàng trước mặt khách. Nếu bày một hàng thì các cốc lớn bày phía tay trái của khách, chén rượu và cốc sambanh phía tay phải của khách. Nếu bày hai hàng thì các cốc lớn ở hàng trước, chén rượu và cốc sambanh ở hàng sau. Trước mặt khách còn có dụng cụ nhỏ đựng muối, tiêu, ớt, v.v... và gạt tàn thuốc lá.

- Bên phải của khách nếu đặt giá gác dao ăn thì bày từ bên ngoài vào: một thìa canh để dùng xúp, một dao ăn thịt, một dao ăn cá nếu có cá. Tại các cuộc chiêu đãi trọng thể chính thức không dùng giá gác dao ăn.

- Bên trái của khách, bày từ bên ngoài vào phía khách: một dĩa ăn thịt, một dĩa ăn cá nếu có cá. Nếu có nhiều món ăn thì dọn hết dao và dĩa cũ đã dùng và thay thế bằng dao và dĩa mới (bên trái thường không để giá gác dao như bên phải).

- Một miếng cáctông con, thường là màu trắng, trên đó viết tay hoặc đánh máy họ tên vị khách, đặt trước mặt vị khách đó, một bản thực đơn thường là màu trắng viết tay hoặc chữ in (không đánh máy thành nhiều bản), có hoa văn trang trí trên thực đơn đó và được đặt trên miệng một cốc lớn trước mặt khách.

- Trước khi ăn tráng miệng, trừ cốc sambanh, còn thì dọn hết cốc chén, bát đĩa, dao dĩa đã dùng và bày chén để uống chè hoặc cà phê, dĩa con, dao con, cùi dìa nhỏ và bình đường nhỏ cần cho khi uống cà phê.
 
Re: Savoir-vivre

Em cũng rất hưởng ứng topic này của chị. Có gì, em cũng đóng góp vào cùng nữa. Nhưng nhiều khi những việc này quá là bình thường, làm như thành phản xạ rồi nên cũng không nghĩ ra hết ngay 1 lúc để nói được.

Con trai VN cũng rất nên vầ cần học hỏi những phép lịch sự này. ;)

Sau đây em có vài góp ý và bổ sung nhỏ, chị xem thế nào ạ. :x

Bên bàn ăn:
- Khi cầm ly rượu, chỉ được cầm phần chân ly, không nên cầm thẳng lên trên hay cầm đỡ ở trên.
- Uống rượu vang (đặc biệt với rượu vang) người ta chỉ nhấp nháp từng hụm một, không uống ừng ực hay uống mấy hụm 1 lúc. Tương tự như vậy với các loại soft drinks và long drinks.

Bên bàn ăn

Dao dĩa cũng có ngôn ngữ riêng. Nếu bạn muốn tạm dừng, „giải lao” trong khi ăn, thì đặt dao dĩa chéo nhau theo hình chữ X lên đĩa của mình, lưỡi dao hướng vào phía trong lòng đĩa. Khi đã dùng xong bữa, muốn nói „xin hãy dọn đi”, bạn đặt dao dĩa song song với nhau theo chiều dọc, cán dao và dĩa hướng về phía mình. Không được gác dao dĩa lên thành đĩa, cán chạm xuống mặt bàn.
Hm.. em nghĩ là để thành hình chữ V ngược là được rồi chị ạ. Vì nếu để vắt chéo thành chữ X thì dễ bị đè lên thức ăn, dao dĩa sẽ bị vênh hoặc trượt ra khỏi đĩa :D

Muốn khen ngợi đầu bếp „Món ăn rất ngon”, bạn đặt dao dĩa theo hình kim đồng hồ chỉ 7 giờ kém 25.

Muốn biểu lộ rằng món ăn không ngon miệng, bạn đặt dao dĩa theo hình kim đồng hồ chỉ 6 giờ 25.
Ui, cái này thì em thấy là tùy nơi chị ạ. VD như ở Áo thì thuận tay nào thì khi ăn xong, bỏ dao dĩa song song cạnh nhau, lệch sang trái hoặc phải cũng được (nhưng mà phải để lệch, chứ không để chỉ thẳng vào người mình).
Khi dọn đĩa, người phục vụ thường hỏi thêm là mình ăn có ngon miệng không, lúc đấy thì mình sẽ cảm ơn và khen.

Trong tiệm ăn, không nên tra gia vị quá nhiều vì như vậy là làm hỏng tác phẩm của người đầu bếp.
Đúng thế. Mất lịch sự nhất là rắc hết gia vị nọ đến gia vị kia vào đĩa mình. Đấy là sự thiếu tông trọng người nấu lẫn những người ngồi xung quanh.

Trong bữa ăn, nếu người phụ nữ rời khỏi bàn, ví dụ như để vào toilet, thì khi cô trở lại bàn ăn, người đàn ông phải đứng dậy khỏi ghế. Nếu như một bàn đông hơn 2 người, thì những người đàn ông có thể chỉ làm cử chỉ đứng dậy này một cách tượng trưng cũng được.
Theo cách cư xử thời hiện đại này thì kể cả khi chỉ có 2 người, người đàn ông chỉ cần mỉm cười đón chào người phụ nữ trở lại bàn là đủ.

1. Tổ chức tiệc ngồi

- Trước mặt mỗi vị khách, để chén nhỏ dùng rượu mạnh, cốc vang đỏ khi ăn thịt, cốc vang trắng khi ăn cá, cốc dùng nước trắng, nước suối hoặc nước hoa quả, cốc sambanh. Các cốc chén có thể bày một hàng hoặc hai hàng trước mặt khách. Nếu bày một hàng thì các cốc lớn bày phía tay trái của khách, chén rượu và cốc sambanh phía tay phải của khách. Nếu bày hai hàng thì các cốc lớn ở hàng trước, chén rượu và cốc sambanh ở hàng sau. Trước mặt khách còn có dụng cụ nhỏ đựng muối, tiêu, ớt, v.v... và gạt tàn thuốc lá.
Ui, lỗi nghiêm trọng chị Nga ơi..
Trong bất cứ bữa ăn nào, tuyệt đối không hút thuốc bên bàn ăn!! Nên không bao giờ cái gạt tàn có chỗ trên bàn ăn cả.
Chả biết mọi người thế nào, chứ vừa ăn mà vừa phải hít ngay mùi thuốc lá bên cạnh, thì có ăn gì cũng chả còn thấy ngon nữa...

- Một miếng cáctông con, thường là màu trắng, trên đó viết tay hoặc đánh máy họ tên vị khách, đặt trước mặt vị khách đó, một bản thực đơn thường là màu trắng viết tay hoặc chữ in (không đánh máy thành nhiều bản), có hoa văn trang trí trên thực đơn đó và được đặt trên miệng một cốc lớn trước mặt khách.
Thời buổi bây giờ thì tên khách hay thực đơn đều có thể đánh máy theo kiểu dạng chữ viết được mà chị. Chứ vài chục (hoặc vài trăm) khách, mà mình cứ ngồi cặm cụi viết tay thì có mà chết ạ :p (lúc đấy không còn tay để mà.. ăn nữa :p )
Hình như sách của chi Nga hơi... cũ thì phải?? :D

Bên phải của khách nếu đặt giá gác dao ăn thì bày từ bên ngoài vào: một thìa canh để dùng xúp, một dao ăn thịt, một dao ăn cá nếu có cá. Tại các cuộc chiêu đãi trọng thể chính thức không dùng giá gác dao ăn.
Theo em biết thì dao, dĩa và thìa thì không bao giờ gác. Mà chỉ dùng giá gác với đũa.
 
Mình vừa nghĩ ra thêm các quy tắc khác bên bàn ăn:

- Nếu uống rượu vang thì cần chọn đúng cốc của từng loại rượu!!
- Khi rót rượu vang thì chỉ rót đến bụng cốc, không bao giờ rót đầy lên (như thế, hương vị của rượu mới được tỏa ra nhiều hơn và giữ lâu trong cốc, khi uống mới "đượm mùi" và mình mới thưởng thức được hết hương vị của rượu).
- Khác với các loại rượu khác, khi uống rượu vang thì không bao giờ uống cạn. Mình uống cạn có nghĩa là trách móc chủ nhà không để ý đến khách, để ly rượu của khách cạn (chủ nhà hễ thấy ly rượu còn khoảng 1/2 là phải đổ đầy ngay).
Nếu không muốn uống nữa thì phải để lại chút ít ở cốc, khi chủ nhà định rót thêm thì từ chối lịch sự. (còn tất nhiên, nếu là người quen thân rồi thì uống cạn sạch cho khỏi phí rượu quý :D )
- Lúc chuyển từ ăn sang uống và ngược lại (giữa chừng) thì cần phải lau miệng.
- Khi được mời đến ăn ở nhà riêng, nên đến muộn khoảng 3 phút (tuyệt đối KHÔNG đến sớm!!). Khi đến thì mang 1 món quà nhỏ tặng chủ nhà. Thường thì tặng hoa và sô-cô-la, rượu,...
- Còn khi đi ăn tiệc, theo nhóm thì lại phải đến sớm 5-10 phút để mọi người không phải đợi mình để bắt đầu ăn.
- Trong khi nhai thì không nói.
- Ăn xong nếu có bị "ợ" thì nên cố nén, không phát ra tiếng.
- Không ngồi sửa sang, trang điểm ở ngay bàn ăn!!
- Nghiêm ngặt mà nói, bia không phải là đồ uống của 1 bữa tiệc!! Nếu muốn uống bia thì uống sau khi ăn, chứ không uống trong khi ăn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Savoir-vivre

Ui, lỗi nghiêm trọng chị Nga ơi..
Trong bất cứ bữa ăn nào, tuyệt đối không hút thuốc bên bàn ăn!! Nên không bao giờ cái gạt tàn có chỗ trên bàn ăn cả.
Chả biết mọi người thế nào, chứ vừa ăn mà vừa phải hít ngay mùi thuốc lá bên cạnh, thì có ăn gì cũng chả còn thấy ngon nữa...

Thời buổi bây giờ thì tên khách hay thực đơn đều có thể đánh máy theo kiểu dạng chữ viết được mà chị. Chứ vài chục (hoặc vài trăm) khách, mà mình cứ ngồi cặm cụi viết tay thì có mà chết ạ :p (lúc đấy không còn tay để mà.. ăn nữa :p )
Hình như sách của chi Nga hơi... cũ thì phải?? :D

Theo em biết thì dao, dĩa và thìa thì không bao giờ gác. Mà chỉ dùng giá gác với đũa.

Hà nói đúng đấy, trong khi ăn không bao giờ được hút thuốc cả.
Hà nói làm chị nhớ 1 lần sang Moscow ăn cưới cô bạn thân. Tiệc cưới tổ chức ở KS Marriott, rất lịch sự. Cô bạn "ưu tiên" xếp mình ngồi cạnh 1 anh nghe nói là tuổi trẻ tài cao, đại gia đại giếc gì đấy, khá "kháu lão". Anh chàng đàng hoàng gọi người phục vụ mang thêm gạt tàn ra, lịch sự hỏi mình có cho phép anh ta hút thuốc ko :D Mình chả biết nên cười hay nên mếu nữa. Tự nhiên lại thành ấn tượng sâu sắc, suốt đời ko quên ... cái mùi thuốc lá ám vào tóc và váy áo hôm đó! :D

Nga ơi, Nga cứ post tiếp đi nhé, chỗ nào ko ổn thì Hà và chị sẽ bổ sung thêm mà, đừng bỏ dở nhé!
 
ơ em nghĩ chị cứ lịch sự bảo anh ta là ko đc bằng lòng cho lắm nếu anh ta hút thuốc thì chắc anh ta, nếu đã biết lịch sự hỏi chị có đc hút ko, cũng sẽ ko hút trong buổi tiệc đâu mà thỉng thoảng ra ngoài cửa hút.
 
Đúng rồi ạ. :D Chị Trang cứ thoải mái mà bày tỏ :D
Lần nào được hỏi là em cứ giả vờ bẽn lẽn nói là em cảm thấy ngột ngạt khi hít phải mùi thuốc lá ;;) :D :p
Thế là 1 là người ta chả hút nữa, 2 là người ta xin phép em đi ra ngoài hút 1 chút :D
Ngay cả trong nhóm cũng thế thôi, chỉ cần 1 người tỏ ra không thích thuốc lá (nhất là con gái), thì người hút cũng biết ý hơn hẳn. :D

Vả lại, bây giờ ở châu Âu, người ta cũng bắt đầu cấm hút thuốc trong quán ăn, hoặc ít ra là có 1 khoang riêng cho những người hút thuốc. Nhất là những quán sang trọng thì bắt buộc phải có.

Cuối cùng, tốt nhất là chả bao giờ nên tập hút thuốc lá để phải bị hút, vừa hại sức khóe vừa tốn tiền. ;)
 
Mấy hôm vừa rồi em vào thành phố HCM chơi nên không post tiếp được. Quyển "Một số vấn đề về giao tiếp" của tác giả Nguyễn Tiến Thông do Nhà xuất bản chính trị quốc gia phát hành năm 2000. Nếu vấn đề nào bây giờ không phù hợp thì các bác cứ bổ sung vô tư nhé. Em không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này nên không biết hết. Để một, hai hôm nữa em post tiếp những phần khác.
 
ơ em nghĩ chị cứ lịch sự bảo anh ta là ko đc bằng lòng cho lắm nếu anh ta hút thuốc thì chắc anh ta, nếu đã biết lịch sự hỏi chị có đc hút ko, cũng sẽ ko hút trong buổi tiệc đâu mà thỉng thoảng ra ngoài cửa hút.

Ừ, chị quên kể là anh ta ko những hiên ngang đòi riêng gạt tàn thuốc lá cho mình, mà còn hiên ngang châm thuốc hút chưa cần biết người được hỏi trả lời thế nào. Ko riêng chị mà mấy người cùng bàn đều nhẹ nhàng tỏ vẻ khó chịu, nhưng anh ta vẫn hiên ngang. Thế nên chị mới ấn tượng! :D Chị là nạn nhân đau thương nhất, vì ngồi bên cạnh. Chuyện này xảy ra cũng lâu rồi, cách đây gần 7 năm.
Sau vụ đó cô bạn chị cứ thanh minh mãi, là anh ấy giỏi lắm, tháo vát lắm, tốt bụng lắm, mỗi tội kém "nịnh đầm". Nhưng chị nhất định ko tin cái đoạn tốt bụng. Vấn đề đâu phải là nịnh đầm hay ko nịnh đầm. Chị nghĩ nếu anh ta thực sự có ý thức, biết tôn trọng người khác, thì tự nhiên sẽ biết xử sự tế nhị. Đằng này...
 
Back
Bên trên