Sai Lệch Toán học

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Trần Văn Tuấn
(TranvanTuan)

New Member
Thân chào các bạn,hôm nay tôi xin được đưa đề tài toán học mà tôi đã trình bày trong trang Web:etasme.com , của mình đó là đề tài "Sai lệch toán học"
Thưa toàn thể các bạn,từ bao nhiêu thế kỷ nay,toán học bắt chúng ta phải học và hiểu những cái thật trừu tượng, vô lý,xa rời tự nhiên và thực tế,tôi xin được đơn cử vài ví dụ cụ thể sau:
1/Trong tự nhiên và thực tế,không có bất kỳ cái gì, hoặc giá trị nào nhỏ hơn không(0),vậy mà toán học dạy và bắt chúng ta phải học và hiểu,những cái nhỏ hơn không(0)
2/Trong tự nhiên cũng như trong thực tế, không có các giá trị âm(-) nhỏ hơn không(0),vậy mà toán học bắt chúng ta học và hiểu là có các giá trị âm(-),nhỏ hơn không(0), nghĩa là 0>-1>-2>-3>-4....v..v.....
Bây giờ tôi xin được chứng minh cho các nhà toán học trên Thế Giới thấy rằng,từ nào đến giờ "Toán học cũ sai lầm" như thế nào
1/Theo tôi trong tự nhiên cũng như trong thực tế,không có cái gì hặc giá trị nào nhỏ hơn không(0),thì trong toán học, con số không(0), cũng là con số nhỏ nhất và là điểm xuất phát của mọi vấn đề.(Nghĩa là cái không trong tự nhiên và số không(0) trong toán học là một),chứ không như "toán học cũ" bắt chúng ta phải học và hiểu, cái không trong tự nhiên,khác số không(0)trong toán học là "sai lầm'
2/Trong toán học,nếu chúng ta gán cho các số tự nhiên giá trị âm(-),thì các giá trị âm(-) vẫn phải lớn hơn không,nghĩa là 0<-1<-2<-3<-4....v..v....Tại sao vậy?Tôi xin được chứng minh bằng các bài toán đơn giản và logic,nhưng là "mấu chốt"giửa cái "đúng" và cái "sai",theo hai phương pháp "toán cũ"và "toán mới",để các bạn dễ hiểu như sau:
*Phép toán cũ:
10 + (-3) =7
5 + (-4) =1 ; Do 10 >5 và -3 > -4 ; nên kết quả cho ra 7 > 1

20 + (-5) =15
15 + (-10)=5 ; Do 20 > 15 và -5 >-10 ; nên kết quả cho ra 15 > 5, Chính vì cách chứng minh,tưởng chừng thật "logic" như thế,nên chúng ta mới dễ chấp nhận một cách "sai lầm" là -3 > -4 và -5 > -10 Bây giờ tôi xin chỉ ra những "sai lầm" của các bài toán trên,theo cách suy luận mới như sau:
*Phép toán mới:
Để dễ hiểu, tôi xin lấy giá trị (bi cộng là 20),để thực hiện các phép tính cho các bạn dễ hiểu như sau:
Bài toán 1:
20 + (-5) = 15
20 + (-10)= 10 ; Từ kết quả 15 > 10 ; ta suy ra -10 > -5
Bài toán 2:
20 + (-5) = 15
20 + (-0) = 20 ; Từ kết quả 20 > 15 ; ta suy ra -5 > 0
Tại sao tôi đưa ra kết luận như vậy? Tôi xin được lý giải cụ thể như sau:
Cùng (một số bị cộng là 20),nếu chúng ta cộng cho một (số được cộng),nếu kết quả cho ra giá trị lớn,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị nhỏ) và ngược lại nếu kết quả cho ra giá trị nhỏ,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị lớn)
Do bài toán 1, cho ra kết quả 15 > 10 ,từ đó ta suy ra số được cộng là -10 > lớn hơn số được cộng là -5,nghĩa là
(-10 > -5)
Bài toán 2 cho ra kết quả 20 > 15 ,từ đó ta suy ra số được cộng là -5 > lớn số được cộng là 0,nghĩa là (-5 > 0)
Trường hợp hai bài toán 1 và 2 trong "phép toán mới",cho ra kết quả luôn nhỏ hơn (số bị cộng là 20).

Đó là các bài toán "mấu chốt" ,chỉ ra "sai lầm của toán học cũ",mà từ nào đến giờ chúng ta phải học và hiểu như vậy. Vài lời trình bài "phương pháp toán mới",đồng thời chỉ ra những "sai lầm của phép toán cũ",tôi xin được lắng nghe ý kiến của các bạn gần xa,cũng như các nhà toán học trên Thế Giới,nếu có gì sai xin các bạn khai thị,thân chào,TVT

TB:Tôi nghĩ đây là diễn đàn của các bạn học sinh,chẳng qua các bạn có đề cập đến những vấn đề liên quan đến tôi,nên tôi tạm mượn diễn đàn này trình bày một số hiểu biết của cá nhân.Nếu những điều mà tôi đưa ra "sai" các bạn cứ thẳng thắng bảo rằng tôi "sai" và các bạn nên chứng minh cho tôi thấy những điểm "sai" đó để tôi được học hỏi.Tránh trường hợp chỉ nói suông bằng mồm và dùng những lời lẽ khó nghe, đơn cử như bạn "NGUYỄN HÙNG DƯƠNG" lên diễn đàn này,theo tôi không phải để tranh luận,bởi vì tôi thấy bạn ấy chả có một ý kiến đóng góp nào cho ra hồn,mà chủ yếu muốn phô trương ngôn từ "Đá Cá Lăn Dưa" của mình cho mọi người cùng biết như sau:
------------------------------
Trích:bài bạn "Dương"
Hị hị, lâu rồi vẫn thấy bác Tuấn chịu khó bẻ cong sự thật nhỉ. Đúng là chịu khó nghe hướng dẫn của em . Nhưng em bảo bác bao nhiêu lần là chỉ được viết ngắn gọn 1 dòng, phủ định bằng đúng 1 câu "Cái đó là sai không cần lý lẽ", vậy mà bác vẫn cố viết dài ngoằnglàm lòi ra bao nhiêu chỗ ngu, vậy thì làm sao mà lấy giải Oscar Vật lý và giải Grammy Toán học của thế giới?
Bác Tuấn chịu khó đọc lại bác Hưng viết đi, không nên cứ vớ được một câu
"Cái thí nghiệm như anh miêu tả thì không ai làm" và hai từ "vĩ mô, vi mô" là rồi hớn hở chạy đi hì hà hì hục lấy tay bẻ cong mà không chịu đọc nốt cái còn lại. Em đoán tẹo nữa bác Hưng sẽ vào dạy cho bác một bài đọc hiểu về tiếng Việt lớp 4, thay cho các tiên đề toán như mọi khi.
Bác khiêm tốn quá, em nghĩ cả Việt nam có mình bác làm thôi, làm gì có thằng thứ 2. Vì thế, cứ nên mạnh dạn tuyên bố như sau:
"Vâng tôi sẽ chứng minh cho bạn và các bạn khác thấy,kể cả các nhà khoa học trên thế giới thấy được là, nước VN chỉ có một mình tôi đang hì hục bẻ cong thuyết tương đối của Einstein và tất cả các sự thật có liên quan"
-----------------------------

Một vài lần bạn ấy đưa ra những lời lẽ quá khiếm nhã, nhưng tôi không lưu tâm, vì tôi cho đó chỉ là những lời nói vu vơ,nhưng bạn ấy cố tình lập lại những lời lẽ, theo tôi nghĩ chỉ làm ảnh hưởng đến diễn đàn tranh luận của các bạn học sinh, nên tôi đành phải dùng những lời nói thẳng để bạn ấy hiểu.Còn nếu diễn đàn này chấp nhận được những lời lẽ của bạn "DƯƠNG", thì cứ đăng lên để các bạn học sinh cùng nhau học hỏi, để nền giáo dục của VN sẽ có được nhiều bạn như bạn "DƯƠNG" thì càng mau tiến bộ,chào.

-----------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Trần Văn Tuấn đã viết:
...Còn nếu diễn đàn này chấp nhận được những lời lẽ của bạn "DƯƠNG"...

Em nghĩ bác Tuấn không nên quá nóng. Bạn Nguyễn Hùng DƯƠNG cả đời chỉ có mỗi niềm tự hào nho nhỏ là hơn được bạn Nguyễn Hùng ÂM. Thế mà bác bịa ngay ra 1 lý thuyết mới, chứng minh hết sức khoa học rằng DƯƠNG với ÂM cũng thế cả, nên bạn ấy bực bội trong người thốt ra 1 số lời bất nhã.

Tốt nhất hai anh em nên hòa giải đi. Chúc bác Tuấn chóng thành công trên con đường khoa học.

/Thanh
 
Trần Văn Tuấn đã viết:
Một vài lần bạn ấy đưa ra những lời lẽ quá khiếm nhã, nhưng tôi không lưu tâm, vì tôi cho đó chỉ là những lời nói vu vơ,nhưng bạn ấy cố tình lập lại những lời lẽ, theo tôi nghĩ chỉ làm ảnh hưởng đến diễn đàn tranh luận của các bạn học sinh, nên tôi đành phải dùng những lời nói thẳng để bạn ấy hiểu.Còn nếu diễn đàn này chấp nhận được những lời lẽ của bạn "DƯƠNG", thì cứ đăng lên để các bạn học sinh cùng nhau học hỏi, để nền giáo dục của VN sẽ có được nhiều bạn như bạn "DƯƠNG" thì càng mau tiến bộ,chào.

-----------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại

Bác Tuấn này, không nhất thiết phải khóc lóc om xòm thế đâu. Em không phải Einstein nên bác có phản đối hay bẻ cong cũng không ăn giải gì :D.
Những cái em nói hoàn toàn là sự thật, nếu bác không thích sự thật thì em đổi ngược lại nhé, bác có muốn không? :D
Từ xưa đến giờ em chưa thấy bác tranh luận bao giờ , bác chỉ xuyên tạc lý thuyết của Einstein và xuyên tạc khoa học rồi bảo đó là sai, như thế không phải tranh luận nên bác đừng phàn nàn là em làm ảnh hưởng. Chuyện bác không hiểu lý thuyết Einstein hay các thí nghiệm khoa học vì lý do ... (bác tự điền vào chỗ ba chấm), không có nghĩa là bác được tự do xuyên tạc, bẻ cong nó theo ý của bác.
Tạm thế, hôm nay chưa rỗi nên tạm để cho bác ba hoa thêm một tẹo. Để từ từ cho lòi hết tất cả các chỗ thông minh ra (em đổi ngược lại sự thật theo ý bác rồi nhé) rồi em chỉnh lại cho bác sau.
 
Cách nói chuyện của thành viên Nguyễn Hùng Dương chỉ toàn đi châm chọc người khác :|. Dù bất kể thế nào cũng nên tôn trọng người khác chứ ạ ? :| Mỉa mai chả giúp ích gì cho tranh luận cả :|.
 
Em thử nói thế này, anh Tuấn nghe có được ko ạ:
Trong cuộc sống anh bảo ko có số âm, bây h mình hiểu khái niệm số âm theo kiểu là em cho anh vay 5000d, tức là anh cho em vay -5000d, hiểu thế thì số âm cũng ko phải quá khó hiểu chứ phỏng ạ.
Anh bảo ko có số 0, thế giả sử đến lúc anh có tiền, anh trả lại em 5000d, thế tức là anh còn vay của em bao nhiêu tiền ạ, không lẽ 1d chỉ vì số bắt đầu từ 1?
Em nói vui vậy thôi chứ em là dốt tự nhiên nói chung mà lại dốt toán nói riêng lắm, anh có chỉ bảo thì nhẹ nhàng mà nhất là đừng mỉa mai, ok ? ;)
 
Chào bạn Tuấn!
Trần Văn Tuấn đã viết:
Bây giờ tôi xin được chứng minh cho các nhà toán học trên Thế Giới thấy rằng,từ nào đến giờ "Toán học cũ sai lầm" như thế nào
Bạn hãy bình tĩnh đừng nôn nóng như thế mà hỏng việc đại sự: giật giải Grammy đầu tiên cho các Tóan sĩ thế giới.

Bây giờ tôi xin chỉ ra những "sai lầm" của các bài toán trên,theo cách suy luận mới như sau:
*Phép toán mới:
Để dễ hiểu, tôi xin lấy giá trị (bi cộng là 20),để thực hiện các phép tính cho các bạn dễ hiểu như sau:
Bài toán 1:
20 + (-5) = 15
20 + (-10)= 10 ; Từ kết quả 15 > 10 ; ta suy ra -10 > -5
Bài toán 2:
20 + (-5) = 15
20 + (-0) = 20 ; Từ kết quả 20 > 15 ; ta suy ra -5 > 0
Tại sao tôi đưa ra kết luận như vậy? Tôi xin được lý giải cụ thể như sau:
Cùng (một số bị cộng là 20),nếu chúng ta cộng cho một (số được cộng),nếu kết quả cho ra giá trị lớn,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị nhỏ) và ngược lại nếu kết quả cho ra giá trị nhỏ,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị lớn)

Bài tính số 3:
20 + 2 = 22; 20 + 1 = 21; bởi vì 22 > 21 nên theo tiên đề tóan mới của tác giả Trần Văn Tuấn trích ở trên suy ra là số được cộng 2 sẽ nhỏ hơn số được cộng 1; tóm lại là 2 < 1.
Bằng cách thay dổi 1,2 bằng các số khác, suy ra là 0 > 1 > 2 > 3 > 4 > 5 > ..... Vậy làm gì có chuyện 0 là số nhỏ nhất ?
 
NG Quang Hưng đã viết:
... bởi vì 22 > 21 ...
...
Bằng cách thay dổi 1,2 bằng các số khác, suy ra là 0 > 1 > 2 > 3 > 4 > 5 > ..... Vậy làm gì có chuyện 0 là số nhỏ nhất ?
0 > 1 > 2 > ... > 20 > 21 > 22 :)

1.) a + c > b + c <=> a > b ( Theo Toán cũ )
2.) a + c > b + c <=> b > a ( Theo lập luận của bác Tuấn, 0 biết là Toán cũ hay Toán TVT nữa )

Bác Tuấn dùng kí hiệu cho nó đơn giản đi, thế bác định lập tiên đề này kiểu nào ạ ? Em sợ rằng nếu muốn dùng Toán học TVT thì bác sẽ phải chia trường hợp ra:

- a dương, b dương, c dương
- a dương, b dương, c âm,
...
- a âm, b âm, c âm
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài tính số 3:
20 + 2 = 22; 20 + 1 = 21; bởi vì 22 > 21 nên theo tiên đề tóan mới của tác giả Trần Văn Tuấn trích ở trên suy ra là "số được cộng" 2 sẽ nhỏ hơn "số được cộng" 1; tóm lại là 2 < 1.
Tổng quát hơn, bằng cách thay đổi cặp số 1,2 bằng các cặp số khác, suy ra là 0 > 1 > 2 > 3 > 4 > 5 > ..... Vậy số 0 là số dưong lớn nhất mâu thuẫn với tiên đề số 1 của TVT là SỐ 0 là số nhỏ nhất:
1/Trong tự nhiên và thực tế,không có bất kỳ cái gì, hoặc giá trị nào nhỏ hơn không(0),vậy mà toán học dạy và bắt chúng ta phải học và hiểu,những cái nhỏ hơn không(0)


Bài tính số 4:
0 + 1 = 1; 0 + 2 =2; bởi vì 1>2 theo bài tính số 3 ở trên, suy ra là "số được cộng" 1 phải nhỏ hơn "số được cộng" 2; tóm lại là 1 < 2.
Tổng quát hơn, bằng cách thay cặp (1,2) bằng các cặp số khác, áp dụng kết quả bài tính số 3, suy ra là 0 < 1 < 2 < 3 < 4 < ....


Từ hai bài tính 3 và 4 ta có 1 > 2 và 1 < 2, suy ra 1 = 2. Tức là mọi số sẽ phải bằng nhau.
Tổng quát hơn, từ hai bài tính 3 và 4 và tiên đề "thiên tài" về số được cộng
Trần Văn Tuấn đã viết:
Cùng một số bị cộng,nếu chúng ta cộng cho một (số được cộng),nếu kết quả cho ra giá trị lớn,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị nhỏ) và ngược lại nếu kết quả cho ra giá trị nhỏ,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị lớn)
chúng ta có thể suy ra được với bất kỳ 2 số M,N nào: nếu M < N theo toán học cũ thì theo TVT sẽ phải trở thành: M > N (hệ quả bài số 3) và M < N (hệ quả của bài số 4). Tức là M=N tức là mọi số phải bằng nhau.


Tiên đề của TVT về số được cộng là tiên đề đưa mội số về số 0. Có thể chứng minh nó rất đơn giản như sau. Giả sử a < b theo Trần Văn Tuấn, bởi vì a = 0 + a và b = 0 + b, suy ra a > b; tức là a phải bằng b. Mọi số bất kỳ bằng nhau và bằng 0. Tập hợp số của Trần Văn Tuấn, chỉ có 1 lớp tương đương là phần tử 0.
 
Thân chào bạn Ng Quang Hưng và các bạn,một lần nữa tôi xin thành thật cám ơn bạn Quang Hưng, đã đưa ra những bài đóng góp ý kiến với tôi, kế đến tôi xin được trình bày với bạn như sau,bạn cho rằng:
--------------------------
Trích:
Bài tính số 3:
20 + 2 = 22; 20 + 1 = 21; bởi vì 22 > 21 nên theo tiên đề tóan mới của tác giả Trần Văn Tuấn trích ở trên suy ra là số được cộng 2 sẽ nhỏ hơn số được cộng 1; tóm lại là 2 < 1.
Bằng cách thay dổi 1,2 bằng các số khác, suy ra là 0 > 1 > 2 > 3 > 4 > 5 > ..... Vậy làm gì có chuyện 0 là số nhỏ nhất ?
---------------------------

Bạn Hưng có thể xem lại phần cuối hai bài toán mà tôi đưa ra tôi có lập luận:
Trường hợp hai bài toán 1 và 2 trong "phép toán mới",cho ra kết quả luôn nhỏ hơn (số bị cộng là 20).
Nghĩa là hai bài toán mà tôi đưa ra chứng minh kết quả cho ra luôn nhỏ hơn "số được cộng"
Còn trường hợp mà kết quả cho ra lớn hơn số được cộng thì cách lập luận vẫn như lập luận của toán cũ,nghĩa là :
20 + 2 = 22 và 20 + 1 = 21 ;Do 20 =20 và 22 > 21 nên suy ra 2 > 1, là chuyện thật bình thường.Nhưng điểm mấu chốt mà tôi muốn chứng minh cho các bạn thấy, trong toán học chỉ cần một chứng minh, chỉ ra được điểm sai của toán học, là đồng nghĩa phương pháp toán đó đã bị sai,đơn giản chỉ có vậy thôi bạn có đồng ý không?Vì như chúng ta biết, toán học phải luôn đúng trong mọi trường hợp, nếu chỉ cần bạn hay tôi, chứng minh ngược lại cách chứng minh đó, không còn đúng trong một trường hợp, là điều kiện ắt có và đủ,cần để cho các nhà toán học phải xem lại cách chứng minh của tôi phải không bạn?Tôi không những đưa ra một hai bài toán, chứng minh những điểm vô lý của "nền tảng toán cũ", mà tôi còn đưa ra nhiều trường hợp vô lý của "nền tảng toán cũ", bạn và các bạn khác có thể vào trang Web:etasme.com của tôi xem bạn phần nào rõ hơn.Tôi đang dành thời gian hoàn thiện tiếp phần "sai lệch toán học" mà tôi đưa ra, không dùng đến các giá trị âm(-)mang tính trừu tượng và khó hiểu, như nền tảng toán cũ đã dùng, mà vẫn áp dụng được vào mọi trường hợp của toán học, vừa đơn giản, thực tế và chính xác, không mang tính "trừu tượng" phi thực tế như "luận điểm toán cũ" bạn ạ,Thân chào,TVT.

------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Em dốt toán, nhưng em thấy trong lập luận về phép toán cũ của bác cũng có cái gì đó không ổn.

A - trong lập luận về phép toán cũ của bác:
*Phép toán cũ:
10 + (-3) =7
5 + (-4) =1 ; Do 10 >5 và -3 > -4 ; nên kết quả cho ra 7 > 1

20 + (-5) =15
15 + (-10)=5 ; Do 20 > 15 và -5 >-10 ; nên kết quả cho ra 15 > 5

Chính vì cách chứng minh,tưởng chừng thật "logic" như thế,nên chúng ta mới dễ chấp nhận một cách "sai lầm" là -3 > -4 và -5 > -10

Thứ 1 - Nguyên tắc muốn chứng mình một cái gì đó sai, bác phải chấp nhận những giả định của người ta đưa ra, rồi từ đó bác chứng mình là nó dẫn đến 1 kết quả khác với kết quả họ đưa ra. Khi đó bác mới khẳng định được là họ sai.

Phải giả thuyết ngay từ đầu là người ta đã chấp nhận sử dụng các con số để thể hiện giá trị của cái này so với cái khác và chấp nhận cách viết rằng số 1 sẽ nhỏ hơn số 2, số 2 sẽ nhỏ hơn số 3... (1<2<3<4...), cho nên khi viết số 20 sẽ thể hiện cho một số lớn hơn số 15. Tương tự chấp nhận dùng cách viết -1>-2>-3>-4... nên khi viết (-5) sẽ thể hiện cho một số lớn hơn số (-10). Dựa trên nguyên tắc đó, khi làm phép tính 20+(-5) và 15 +(-10) thì kết quả của 2 phép tính đó là 15 và 5 và 15>5.

Vậy phải giả thuyết rằng bác chấp nhận cách viết trên thì mới ra được phép tính trên. Nếu bác không chấp nhận giả thuyết trên thì bác phải đưa ra giả định rằng tôi không thích sử dụng các số âm như toán học cũ mà tôi sẽ dùng -3>-1>-9>-5... Tức là bác muốn dùng số nào để thể hiện các giá trị này so với giá trị khác là quyền của bác. Nhưng dù dùng cách thể hiện nào đi chăng nữa thì cuối cùng nếu nó vẫn tuân theo các tiên đề của toán học cũ thì bác vẫn không chứng minh là nó sai được.

Thứ 2 - trong bài toán trên, do 20>15 và (-5)>(-10) nên 20 + (-5) > 15 + (-10). Nói bao quát lên, nếu số bị cộng và số cộng của phép tính cộng này lớn hơn số bị cộng và số cộng của phép tính cộng khác thì tổng của phép tính cộng thứ nhất sẽ lớn hơn tổng của phép tình cộng thứ hai. Thế nhưng không thể suy ngược lại rằng nếu tổng của phép tính cộng thứ nhất lớn hơn tổng của phép tính cộng thứ hai thì số bị cộng và số cộng của phép tính thứ nhất lớn hơn số bị cộng và số cộng của phép tính thứ 2. Có nghĩa là nếu 15>5 thì vẫn có thể xảy ra trường hợp:

20 + (-5) = 15
3 + (-2) = 5

Cái VD này không chứng tỏ được là 15 >5 nên suy ra 20>3 và (-5)>(-2).

Nếu sử dụng phép suy luận này của bác thì ngay trong toán học cũ họ đã chấp nhận là (-5) >(-2) rồi à?

vậy thì câu kết luận này của bác
Chính vì cách chứng minh,tưởng chừng thật "logic" như thế,nên chúng ta mới dễ chấp nhận một cách "sai lầm" là -3 > -4 và -5 > -10
theo em là cũng sai rồi nhỉ.


B. Trong lập luận về phép toán mới của bác:
*Phép toán mới:
Để dễ hiểu, tôi xin lấy giá trị (bi cộng là 20),để thực hiện các phép tính cho các bạn dễ hiểu như sau:
Bài toán 1:
20 + (-5) = 15
20 + (-10)= 10 ;
Từ kết quả 15 > 10 ; ta suy ra -10 > -5

Bài toán 2:
20 + (-0) = 20
20 + (-5) = 15
Từ kết quả 20 > 15 ; ta suy ra -5 > 0

Tại sao tôi đưa ra kết luận như vậy? Tôi xin được lý giải cụ thể như sau:
Cùng (một số bị cộng là 20),nếu chúng ta cộng cho một (số được cộng),nếu kết quả cho ra giá trị lớn,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị nhỏ) và ngược lại nếu kết quả cho ra giá trị nhỏ,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị lớn)
Do bài toán 1, cho ra kết quả 15 > 10 ,từ đó ta suy ra số được cộng là -10 > lớn hơn số được cộng là -5,nghĩa là
(-10 > -5)
Bài toán 2 cho ra kết quả 20 > 15 ,từ đó ta suy ra số được cộng là -5 > lớn số được cộng là 0,nghĩa là (-5 > 0)
Trong bài toán 2:
20 + (-0) = 20
20 + (-5) = 15
Từ kết quả 20 > 15 ; ta suy ra -5 > (-0) chứ nhỉ?

Theo em hiểu, cách nhìn của bác đứng từ góc độ của người "được cộng" chứ không phải góc độ của người "bị cộng".
Tức là: Ví dụ có 1 đống táo gồm 20 quả táo, nếu người "bị cộng", phải cộng với (-5) tương đương với việc người "được cộng" được cộng (+5). Lúc đó người "bị cộng" chỉ còn 15 quả táo, còn người "được cộng" lại được 5 quả táo.
Nếu người "bị cộng" phải cộng với (-10) thì người "được cộng" sẽ có 10 quả táo, trong khi người "bị cộng" chỉ còn 10 quả táo. Đối với người "được cộng" rõ ràng là (-10) phải lớn hơn (-5) rồi nhỉ. Tương tự như vậy, đối với người "được cộng" (-5) > (-0).
Thế nhưng với người "bị cộng", (-0) >(-5) vì nếu bị cộng với (-0) thì số táo họ còn lại nhiều hơn là bị cộng với (-5) và (-5) sẽ lớn hơn (-10) vì số táo họ còn lại khi bị cộng với (-5) sẽ còn lại nhiều hơn so với khi bị cộng với (-10).

Cái gì cũng có 2 mặt của nó bác nhỉ! Có lẽ vì vậy, ngày xưa các nhà toán học đã quyết định chỉ đứng về một hướng để nhìn vấn đề thôi, tức là họ sẽ qui về cách nhìn của người "bị cộng" chứ không phải là cách nhìn của người "được cộng". Cùng nhau đứng trên 1 xuất phát điểm thì họ mới có thể giải quyết được vấn đề chứ nếu mỗi người đứng trên các xuất phát điểm khác nhau thì cãi đến cả đời cũng không ra vấn đề bác nhỉ?

Em có mấy ý thế thôi, chẳng dám qua mặt các nhà toán học. Nếu sai cái gì thì bác Tuấn, bác Hưng cứ việc sửa lại ạ.
 
Kính gửi bác Trần Văn Tuấn
Bài tính của bác làm em choáng quá:eek: . 8-} . Thưa bác, bác về đọc lại hộ em bổ đề cơ bản của Zorn về luật xếp thứ tự.
Thứ nhất: < là 1 relation thỏa mãn tính transitive: a<b , b< c suy ra a<c, tính reflexiv: a < a suy ra a < a, nhưng không thỏa mãn tính symmetry tức là từ chỗ a<b không suy ra được b > a.
Thứ hai: Theo như tư tưởng và quan điểm của bác thì trong tự nhiên không có số âm nhỏ hơn không? Từ đó suy ra hệ thống số của bác chỉ bao gồm các số lớn hơn không. :) Tuy nhiên em có thể làm cho nó trở thành số nhỏ hơn không như sau: Gọi N là tập hợp số lớn hơn không của bác Tuấn, em xin phép trang bị 1 relation trên nó như sau: 2 số m và n được gọi là equivalence m~n nếu tồn tại các số k và l lớn hơn không, sao cho m+k = n+l. Bây giờ xét quotient của nó gọi là Z = K(N) = (N x N)/~ là tập hợp các equivalence classes, vậy thì ta thu được 1 tập hợp bao gồm cả các số nhỏ hơn không.
Cái này gọi là Grothendieck K-groups. Nói theo chuyên môn Toán học thì: Từ 1 nửa nhóm các số tự nhiên N người ta xây dựng được 1 nhóm các số nguyên, cái này gọi là K-group.
Tương tự như thế từ 1 nhóm, người ta xây dựng được 1 K-ring, ví dụ như số hữu tỉ Q = K(Z) = (Z x Z)/~ .
Như thế thì dù muốn hay dù không, các số nhỏ hơn không vẫn luôn tồn tại bác Tuấn thân mến:)>-
Điều này người ta vẫn thường làm trong K-theory, ví dụ như người ta không có khái niệm hiệu của 2 vector bundles, nhưng sau khi sử dụng phương pháp của Grothendieck thì người ta vẫn thu được 1 nhóm gồm các equivalence classes của vector bundle và người ta vẫn lấy được hiệu của nó. :>
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Thi thân mến:
Nguyễn Lê Đăng Thi đã viết:
Thứ nhất: < là 1 relation thỏa mãn tính transitive: a<b , b< c suy ra a<c, tính reflexiv: a < a suy ra a < a, nhưng không thỏa mãn tính symmetry tức là từ chỗ a<b không suy ra được b > a.
Thứ nhất, các tiên đề về quan hệ thứ tự bạn TVT không công nhận. Bạn Tuấn không công nhận bất kỳ những gì bạn ấy không hiểu, trong đó có quan hệ tương đương, quan hệ thứ tự, cũng như cấu trúc thương X /~.

Thứ hai: Theo như tư tưởng và quan điểm của bác thì trong tự nhiên không có số âm nhỏ hơn không? Từ đó suy ra hệ thống số của bác chỉ bao gồm các số lớn hơn không. :) Tuy nhiên em có thể làm cho nó trở thành số nhỏ hơn không như sau: Gọi N là tập hợp số lớn hơn không của bác Tuấn, em xin phép trang bị 1 relation trên nó như sau: 2 số m và n được gọi là equivalence m~n nếu tồn tại các số k và l lớn hơn không, sao cho m+k = n+l. Bây giờ xét quotient của nó gọi là Z = K(N) = (N x N)/~ là tập hợp các equivalence classes, vậy thì ta thu được 1 tập hợp bao gồm cả các số nhỏ hơn không.
Cái này gọi là Grothendieck K-groups. Nói theo chuyên môn Toán học thì: Từ 1 nửa nhóm các số tự nhiên N người ta xây dựng được 1 nhóm các số nguyên, cái này gọi là K-group.
Quan hệ tương đương Thi mới định nghĩa trên N chưa định nghĩa trên N x N nên (N x N)/ ~ chưa có nghĩa gì cả. Nhìn qua thấy quan hệ ~ trên N như trên dẫn tới chỉ có 1 lớp tương đương (2 phần tử bất kỳ đều tương đương nhau), và nếu quan hệ như vậy thì (N x N) / ~ không phải là Z.
Dù sao cần chỉ ra tập hợp được định nghĩa thông qua cấu trúc thương có các tính chất "cũ" của tập hợp các số nguyên, cũng như phải chỉ ra quan hệ trật tự trên cấu trúc thương cho học sinh hiểu.
Riêng đối với bạn Tuấn, vì bạn ấy không công nhận hầu như mọi khái niệm hay tiên đề được nhân lọai công nhận, mọi tranh luận chỉ nên sóay vào tính mâu thuẫn của các tiên đề TVT đề xướng, chứ lôi các well-known constructions ra sẽ không chứng minh được hệ thống khái niệm của Tuấn là tự mâu thuẫn.
 
Xem ra bạn Tuấn muốn dẫn vào 1 quan hệ bán phần trên tập hợp số nguyên như sau: ..... > -4 > -3 > -2 > -1 > 0 < 1 < 2 < 3 < 4 .... , bán phần vì không thể so sánh giữa hai số nằm trong 2 chuỗi khác nhau (số dương và số âm cũ). Chẳng hạn không có quan hệ giữa -2 với 3, 5 với -1. Đương nhiên bạn Tuấn có quyền làm như vậy, nhưng câu hỏi là quan hệ thì có vô hạn kiểu định nghĩa, dẫn vào quan hệ như thế này để làm gì ? Có ích gì ?
Theo như bạn Tuấn muốn, mọi số nguyên đều dương, mọi số thực đều dương, được thôi, nhưng bạn cho biết thêm căn bậc hai của số dương 1 và (-1) là bao nhiêu ? (-1) theo bạn là "số dương" theo nghĩa (-1) > 0, vậy căn bậc hai của nó bằng bao nhiêu ? Bạn đừng nói là số dương không có căn bậc hai nhé.
 
Em xin lỗi nhưng em hoàn toàn không hiểu gì cả ngay từ đầu. Em tưởng số âm ra đời sau khi người ta đã định nghĩa phép trừ chứ, mà như thế thì khi mình thay đổi cách cộng thì nó cũng thay đổi luôn số âm. Nói chung là em hoàn toàn không hiểu gì hết. Các anh giảng lại cho em được không?
À, còn topic về thuyết tương đối hay thế mà lại bị khóa mất rồi, làm em có mấy câu định hỏi mà không hỏi được. Đề nghị mọi người tỉnh táo và sử dụng ngôn ngữ một cách lịch sự để bọn em không bị mất cơ hội học hỏi (cái này em xem topic kia xong cáu quá nên viết thêm vào, chứ bây giờ nói chung không có biểu hiện này).
Không biết phải xưng hô với bác Tuấn thế nào (em rất kém khoản này), nhưng mà em rất hâm mộ bác Tuấn. À, lần sau bác Tuấn có thể gợi ý cho bọn em những nguồn tài liệu có thể dùng để tham khảo được không, tại vì không có mấy kiến thức cơ bản thì nghe khó hiểu lắm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào bạn Quang Hưng và các bạn,bạn Hưng cho rằng:
------------------------------
Trích:
Xem ra bạn Tuấn muốn dẫn vào 1 quan hệ bán phần trên tập hợp số nguyên như sau: ..... > -4 > -3 > -2 > -1 > 0 < 1 < 2 < 3 < 4 .... , bán phần vì không thể so sánh giữa hai số nằm trong 2 chuỗi khác nhau (số dương và số âm cũ). Chẳng hạn không có quan hệ giữa -2 với 3, 5 với -1. Đương nhiên bạn Tuấn có quyền làm như vậy, nhưng câu hỏi là quan hệ thì có vô hạn kiểu định nghĩa, dẫn vào quan hệ như thế này để làm gì ? Có ích gì ?
Theo như bạn Tuấn muốn, mọi số nguyên đều dương, mọi số thực đều dương, được thôi, nhưng bạn cho biết thêm căn bậc hai của số dương 1 và (-1) là bao nhiêu ? (-1) theo bạn là "số dương" theo nghĩa (-1) > 0, vậy căn bậc hai của nó bằng bao nhiêu ? Bạn đừng nói là số dương không có căn bậc hai nhé.
--------------------------------

Tôi xin được phân giải phương pháp toán mới mà tôi đề xướng ra, là tôi không dùng số âm(-), mang nặng tính trừu tượng và phi thực tế như "luận điểm toán cũ", mà theo cách của tôi,tôi chỉ dùng thuần các số tự nhiên :0,1,2,3,4,5,6..........v.v......Đồng thời từ các số tự nhiên đó, tôi có
quyền thực hiện bất kỳ phép toán nào lên chúng, mà chẳng gặp trở ngại nào mà chẳng làm mất đi ý nghĩa của chúng.Trước tiên tôi xin được áp dụng các phép toán đơn giản lên các số tự nhiên đó như sau:
Ví dụ: 3 + 3 =6 ;4 + 3 =7 ; 5 -3 = 2; 7 - 4 = 3......v.v.......
Các bạn có nhận thấy các giá trị tự nhiên đó, trong các phép tính trên đơn thuần chúng chỉ là các số tự nhiên, chứ chúng chẳng mang bất kỳ một ý nghĩa nào khác.Khi ta đem chúng kết hợp với các phép toán cộng(+),hay trừ(-) chúng sẽ trở thành các bài toán cộng(+),hay trừ(-),đơn giản chỉ có vậy.Chứ các bạn và tôi không thể bảo, các phép toán trên là các phép toán khác được đúng không?Đồng thời các bạn không thể nào nói các giá trị tự nhiên đó là âm(-3),hay âm(-4) được đúng không?Hay là các bạn bảo chúng là dương(+3), hay dương(+4) đúng không?Mà đơn thuần chúng chỉ là các phép toán cộng(+),hay trừ(-) thật bình thường đúng không các bạn?
Từ hai phép toán cộng(+) trừ(-),đơn giản đó sau này chúng ta mới nghĩ ra các phép toán nhân(x) và chia(/) mang tính phức tạp hơn.Nhưng nhìn chung khi thực hiện các phép tính đó, lên các giá trị tự nhiên chúng vẫn là các giá trị tự nhiên và là các phép toán, chứ chúng chẳng mang bất kỳ ý nghĩa nào khác đúng không các bạn.Không tin các bạn có thể nhìn vào các bài toán đơn giản sau:
3 x 3 = 9 ; 3 x 4 = 12 ; 3/3 = 1 ; 8/2 = 4
Đấy các bạn cứ nhìn vào các phép toán nhân(x) và chia(/) đơn giản trên, các bạn có nhận thấy các con số tự nhiên đơn thuần chúng cũng chỉ là các con số tự nhiên, khi chúng ta đem chúng kết hợp với các phép toán nhân(x) hay chia(/),thì lúc đó chúng trở thành các bài toán nhân(x) hay chia(/) ngoài các bài toán đó các bạn chẳng thể nào hiểu khác hơn được đúng không?Chứ các bạn và tôi không thể nào bảo rằng 3 + 3 = 9, hoặc 3 + 4 = 12 được đúng không?Ngoài các giá trị tự nhiên và các phép toán trên các bạn có nhận thấy bất kỳ giá trị âm(-) nào không?Chả có giá trị âm nào cả đúng không?Đơn thuần chúng chỉ là các số tự nhiên và các phép toán đúng không?
Thôi hôm nay tôi chỉ đưa ra các bài toán minh họa cho các bạn thấy, cái giá trị âm(-) mà nhân loại vẫn thường dùng, nó nằm đâu trong các bài toán trên.Nếu có bạn nào chỉ ra được các bài toán trên, có các giá trị âm tôi xin được cỏng các bạn đi chơi và gọi các bạn là bậc thầy đáng kính của tôi,xin chào,TVT.

---------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Huỳnh Trung Anh đã viết:
Em xin lỗi nhưng em hoàn toàn không hiểu gì cả ngay từ đầu. Em tưởng số âm ra đời sau khi người ta đã định nghĩa phép trừ chứ, mà như thế thì khi mình thay đổi cách cộng thì nó cũng thay đổi luôn số âm. Nói chung là em hoàn toàn không hiểu gì hết. Các anh giảng lại cho em được không?
À, còn topic về thuyết tương đối hay thế mà lại bị khóa mất rồi, làm em có mấy câu định hỏi mà không hỏi được. Đề nghị mọi người tỉnh táo và sử dụng ngôn ngữ một cách lịch sự để bọn em không bị mất cơ hội học hỏi (cái này em xem topic kia xong cáu quá nên viết thêm vào, chứ bây giờ nói chung không có biểu hiện này).
Không biết phải xưng hô với bác Tuấn thế nào (em rất kém khoản này), nhưng mà em rất hâm mộ bác Tuấn. À, lần sau bác Tuấn có thể gợi ý cho bọn em những nguồn tài liệu có thể dùng để tham khảo được không, tại vì không có mấy kiến thức cơ bản thì nghe khó hiểu lắm.
Trung Anh à, anh nghĩ là em nên đọc kĩ các bài viết trước đi, cả trong cái topic kia. Thì em mới hiểu được chứ, đừng viết khi mình chưa nghĩ kĩ :D .

Cái luận điểm mà anh Tuấn đưa ra , anh cứ thử nêu ứng dụng của nó đi. Về tinh thần thì đó là lý thuyết của anh, đúng hay sai thì phải có ví dụ kiểm nghiệm chứ. Anh cứ post lên đây ứng dụng của nó . Xem xem đâu là sai lệch toán học :))
 
Tôi đã lên xem trang web estame và nhận thấy nội dung trang Web có rất nhiều lời lẽ xuyên tạc vô căn cứ. Nó cho thấy tác giả tỏ ra vô trách nhiệm trong công tác nghiên cứu khoa học cũng như phổ biến kiến thức
Tôi xin đơn cử một vài ví dụ :
Tại vì nhà bác học AlBert EinsTein đã làm đảo lộn mọi suy nghĩ bình thường của chúng ta. Buộc chúng ta hiểu không gian và thời gian theo cái hiểu của EinsTein

Nhà bác học Enstein nghiên cứu vật lý chứ không đi thao túng suy nghĩ của người khác

Từ những lập luận đó thuyết tương đối rộng đưa đến một hệ quả là: (giả sử chúng ta ngồi trên chiếc phi thuyền đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng chúng ta sẽ đuổi kịp quá khứ và sinh ra ở tương lai)
Đây rõ ràng là nói phét. Xin mời tác giả đưa một văn bản khoa học được công nhận trong đó có khẳng định hệ quả này.
các nhà khoa học biết rằng, quan niệm về không gian và thời gian của nhà Bác học AlBert EinsTein sai,
Tác giả không chỉ muốn nói là có những nhà khoa học cho rằng thuyết của Einstein về không-thời gian là sai, mà đó còn là một đại bộ phận của lực lượng làm khoa học!! Vậy xin hỏi đó là những nhà khoa học nào, tổ chức nào vậy?? Một lời khẳng định như vậy nếu đúng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nền khoa học ở tầm cỡ thế giới, vậy mà tác giả của nó không có ý định đưa ra bất kỳ một chứng cứ nào. Một lần nữa tác giả tỏ ra vô trách nhiệm với những tuyên bố của mình
Đứng trước tình thế nan giải của các nhà khoa học ngày nay
Xin lỗi, tình thế nan giải nào thế, nếu là vì không chứng minh được thuyết tương đối là sai thì tác giả nhầm to rồi. Nếu đúng, sao không thử nêu một nhà khoa học, một nhóm nghiên cứu, được thế giới công nhận, đang làm công việc là chứng minh thuyết tương đối của Einstein là sai?
Vậy mà các bậc tiền bối của chúng ta ngày xưa, khi xây dựng nên toán học, do chưa đủ khả năng hiểu rỏ tự nhiên, kể cả số không (0), nên khi vận dụng các số tự nhiên vào trong toán học , lại làm cho nhân loại hiểu sai lệch về các số tự nhiên đó
Không hiểu tác giả muốn nhắc đến ai khi dùng cụm từ "các bậc tiền bối"?? Dựa vào đâu mà kết luận họ không hiểu rõ số (0) ?. Nếu quả thực nhân loại đã hiểu sai số (0), thì nó đã dẫn đến hệ quả gì? Tác giả đưa ra những vấn đề đụng chạm đến toàn nhân loại thời nay và kết tội các học giả thời trung cổ là đã gieo rắc kiến thức sai trái, nhưng lại dùng lời lẽ hết sức mập mờ, thiếu chứng cứ.

Tôi chưa xét đến sự đúng sai của công trình của tác giả Trần Văn Tuấn trên trang Web etasme.com, nhưng sự thiếu căn cứ trong tuyên bố về các mệnh đề khoa học của tác giả là đã rõ. Đây không phải là đức tính của một nhà khoa học chân chính.
 
Bác Tuấn nên xem xét 2 vấn đề sau:

- Tại sao bác nghĩ các nhà khoa học đều sợ và tôn thờ Einstein đến mức không ai dám chỉ ra "cái sai" của Einstein?

- Lý thuyết bác nghĩ ra để phục vụ cái gì?

Bác chỉ cần trả lời 2 câu hỏi này.
 
Thưa bác Tuấn, bác lại hớ rồi. Các phép tính trên số tự nhiên của bác ví dụ như
3 x 3 = 9 ; 3 x 4 = 12 ; 3/3 = 1 ; 8/2 = 4
Chỉ thực hiện được trên 1 vài bộ phận nhỏ của số tự nhiên. Nói đơn giản bác thử chia 13/2 xem sao? Liệu nó có còn nằm trong tập hợp các số tự nhiên của bác nữa không? :))

Thứ nhất: (N,+) không phải là 1 nhóm, (N,.) không là 1 vành, (N,+,.) không phải là 1 trường. :-? Không hiểu bác đã học sơ qua các khái niệm cơ bản của đại số đại cương chưa.

Thứ hai: Có những trường hữu hạn ví dụ như Z_p = Z/pZ trên đó thỏa mãn các tính chất cộng trừ nhân chia nhưng Char(Z_p) = p cho nên 1+1+..+1 = p = 0. Hoặc có thể lấy ví dụ vành Z/6Z = {0,1,2,3,4,5}, trong đó 0 = 6, 2.3 = 6 = 0, 1=-5 , 2 = -4 , 3 = -3 ... Nhưng cần phải hiểu thế là phép chia phần dư (Division with rest )
Chứ không có cái trường số, hay vành nào với cái tính chất kì quoặc như của bác Tuấn đây :eek:

Thứ 3: Khi bác muốn nói về vật lý và những hiện tượng tự nhiên, thì chỉ có số thực mới đóng vai trò quan trọng thôi bác ạ. Chẳng hạn khi người ta dùng homology với coefficient trong Z_2 thì nó phá hết các cấu trúc cần phải có trên 1 đa tạp, mà những cấu trúc này vật lý cần đến ví dụ như Spin.

Cuối cùng: Bài tính dành cho bác Tuấn, xin mời bác có thú vui thì ngồi chơi với bài tính nho nhỏ sau: Cho A = {0,1} và B = {-1,1}, phép toán trên A chỉ được cộng, phép toán trên B chỉ được nhân. Xin bác ngồi lập thử hộ em bảng tính được không?
 
Chú Thi dùng Toán học cao cấp quá anh chẳng hiểu gì cả :)

Bạn Giao chưa xem hết các quy tắc mà bác Tuấn dùng để thành lập Toán học mới rồi. Nó bao gồm:

a) 0 < 1 < 2 < 3 < ...
b) 0 < -1 < -2 < -3 < ...
c) Không tồn tại phép so sánh số dương với số âm
d) Không tồn tại phép nhân hay chia 1 số với số 0
e) Phép đổi dấu TVT: Trong 1 phép so sánh cùng dương hoặc cùng âm (theo quy tắc c), nếu sau khi thay đổi 2 vế mà 2 vế đổi dấu ( dương thành âm hoặc âm thành dương ) thì dấu so sánh cũng phải thay đổi. Cụ thể là:
Nếu a > b (cùng dương hoặc cùng âm, theo quy tắc c) thì
Nếu a + c và b + c cùng dấu với a và b thì a + c > b + c
Nếu a + c và b + c ngược dấu với a và b thì a + c < b + c
f) Nếu a + b > a + c thì:
Nếu a + b > a và a + c > a thì b > c
Nếu a + b < a và a + c < a thì b < c

Vài lời bàn loạn với bác Tuấn

- Từ đầu đến giờ bác Tuấn vẫn muốn chứng minh Toán học cũ sai, nhưng bác không dùng 1 phương pháp thuyết phục nhất, là lấy các tiên đề của Toán học cũ để phủ định chính Toán học cũ, mà bác chỉ cho người ta thấy được 1 điều là Toán học cũ 0 thể dùng trong Toán học TVT được, cụ thể là trong quy tắc (e) và (f) của bác. Xin bác xét lại cho bọn em vì như thế 0 phải là chứng minh.

- Bác Tuấn luôn kết án Toán học cũ lằng nhằng khó hiểu, nhưng chỉ cần 1 trường hợp cụ thể là với Toán học cũ, nếu a > b thì a + c > b + c, chẳng cần biết a, b và c là âm hay dương. Còn giờ đây, áp dụng Toán học TVT của bác, sẽ cho ra những vấn đề này đây:

Giả sử -20 > -10, bây giờ chọn 3 số cộng vào là 5, 25 và 15
-20 + 5 > -10 + 5 vì sau khi cộng vào, -15 > - 5 không cần đổi dấu (quy tắc e)
-20 + 25 < - 10 + 25 vì sau khi cộng vào, 5 < 15 phải đổi dấu (quy tắc e)
-20 + 15 <> -10 + 15 không so sánh vì sau khi cộng, 1 bên là -10, 1 bên là +5 (quy tắc c)

Tức là em phải nhớ 2 quy tắc, trong đó quy tắc (c) 0 cho phép so sánh 2 số là 1 sự gượng ép vô lý (xem phần dưới), và quy tắc (e) có 2 trường hợp. Xin lỗi bác, bác 0 thể thuyết phục được bọn em rằng 2 quy tắc của bác này lại đơn giản hơn 1 quy tắc duy nhất của Toán học cũ là nếu a > b thì a + c > b + c với mọi a, b, c. Bác có công nhận điều em nói không ạ ?

Chưa hết, việc bác từ đây không cho bọn em so sánh số dương và số âm nữa là trái tự nhiên. Ví dụ:

- em nhà nghèo đang vay nhà băng 1000 đồng
- bác Tuấn nhà giàu, đang có trong nhà băng 1000 đồng

Theo Toán học cũ, bác Tuấn có nhiều hơn em 2000 đồng, phỏng ạ. Nói theo kiểu "cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo" thì nếu bác cho em 1000 đồng thì chúng ta sẽ giàu như nhau. Bác có thể dùng Toán học TVT để diễn tả các mối quan hệ giữa em và bác hay không ạ ? Hay là sẽ chỉ như thế này thôi:

- 0 thể so 2 số này với nhau ( rất mị dân nhé )
- nếu bác cho em 500 đồng thì .... vẫn chưa so sánh được với nhau
- nếu bác cho em 1000 đồng thì chúng ta chỉ giàu bằng nhau là cùng
- nếu bác lấy thêm tiền của nhà băng để cho em thành những 1500 đồng thì cũng 0 so sánh được với nhau
- Tóm lại, em 0 nên lăn tăn chuyện em thiếu tiền, vì có cướp của bác cũng chẳng được lợi lộc gì

1000 của bác là tiền có tức là số dương, 1000 của em là tiền thiếu tức là số âm hay là số đối của bác, đúng 0 ạ. Nếu quả Toán học TVT 0 so sánh được những con số này thì sẽ có nhiều mối tương quan rất tự nhiên trong tự nhiên, tự nhiên sẽ trở thành không tự nhiên được nữa trong tự nhiên TVT, bác có hiểu em nói gì 0 ạ :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên