1. Ví dụ này của tác giả HL là bịa đặt hoàn toàn. Điều này chứng tỏ ông ta có óc tưởng tượng của nhà văn hơn là người có tư duy logic. Số lượng các bác có giải IMO, học Toán ở MGU là rất ít, kể từ 1974 khi VN tham dự IMO lần đầu, nên rất dễ xác minh thông tin là đúng hay sai. Không có ai như thế cả !!!
Thế hệ các bác IMO học toán ở MGU, rồi PhD cũng MGU sau sang MỸ đầu tiên và khá thành đạt là Phạm Hữu Tiệp (CT CVA, HN), Lê Tự Quốc Thắng (CT Lê Hồng Phong, Tp. HCM), học Lý ở MGU có Đàm Thanh Sơn (A0, ĐHKHTNHN). Chỉ có thể tìm được ng thỏa mãn 2 trong 3 điều kiện, vd, có giải IMO và học PhD econ ở Harvard, chứ không có ai có đủ 3 đ/k như trong đoạn dưới đây cả.
Ví dụ trực quan cho bọn chim non em chã không có khả năng tư duy trừu tượng là việc cần thiết, nên tôi cung cấp cho các bạn một ví dụ trực quan sinh động. Tôi có một ông anh quen biết, tạm gọi là H., được giải gì Toán quốc tế năm nào cũng lâu lắm rồi, tôi không còn nhớ nữa. Sau khi được giải, ông anh được mời đi học Toán tại trường Lomonosov ở Nga, rồi được Harvard mời sang Mỹ học Ph.D. Kinh tế.
Ăn tục nói phét, đao to búa lớn trong khi tư duy logic có hạn là điều tối kỵ! Bịa ra ví dụ minh họa chứng tỏ sự không trung thực và không nghiêm túc của ng viết. Thôi chúng ta dẹp những bài viết thiếu nghiêm túc qua 1 bên, đỡ phí thời gian.
2. Về chuyện cơ chế cho người tài (mức độ "tài" đa dạng, scale từ 1-10 và chắc phải dùng thêm 7-8 chữ cái nữa vì nhiều types lắm) gần đây báo chí VN viết khá nhiều, nhưng căn bản không đề cập đến cái lõi của vấn đề, chắc vì lý do bị kiểm duyệt.
Ở VN quyền lực rất lớn nằm ở BCT, ban tổ chức TƯĐ, thành/tỉnh ủy, Đ ủy, vv. nghĩa là trong tay các cơ quan hệ thống Đ. Những cơ quan này ng ta coi trọng những thứ "tài" khác khi đề bạt, sử dụng cán bộ, chứ ít coi trọng những giá trị mà các bạn hình dung về ng tài, đang tranh cãi hăng say thế nào là tài, hay những giá trị chung được nhân loại coi trọng.
Một mảng lớn KT còn nằm trong tay NN và NN còn có quá nhiều quyền (đồng nghĩa với việc hạn chế tự do của ng dân, cũng như can thiệp quá nhiều vào KT; với những chủ chương sai nghiêm trọng) nên vấn đề có vẻ bức xúc, nhưng các bạn thử hình dung nếu 95% KT nằm trong tay tư nhân, vai trò NN chỉ hạn chế tới việc thu thuế và đảm bảo 1 số dịch vụ cho ng dân (GD, BHXH) và vấn đề NG, QP thì đâu có vấn đề vĩ mô ảo với những khẩu hiệu rỗng tuếch "coi trọng ng tài" ?
Bệnh này cũng như rất nhiều căn bệnh khác đều phát sinh vì mô hình vĩ mô của NN đã quá lỗi thời, nhận thức XH hơi bị lạc hậu do thông tin bị bóp méo và bị kiểm duyệt khắt khe. Trong một khoảng thời gian nhất định, vd. khoảng 5-10 năm, có thể tìm các giải pháp chắp vá để sửa chữa các tầng, nhưng lâu dài chắc chắn là không tránh khỏi 1 cuộc cách mạng hòa bình thiết kế lại móng của tòa nhà. Có những ví dụ tốt cho VN tham khảo như CH Czech, CH Balan trong việc chuyển đổi mô hình NN.
3. Thành nói đúng ở phần lớn những điểm quan trọng, đặc biệt việc đề cao chủ nghĩa tự do. Có thể ng bình thường thấy tự do hiện nay như thế là đủ, nhưng với những bộ óc lớn hơn thì tự do như hiện nay là quá thiếu. Nó cũng rất thiếu để XD nền kinh tế phát triển ở tầm cao hơn và XD 1 XH văn minh hơn.
4. Thành đặt ra đ/k nhiều, phải làm cái này, cái kia - những điều đó nhiều ng ý thức được vì quá hiển nhiên (cho dù rất ít tính theo % dân số) - nhưng không thấy đề cập đến ai sẽ thực hiện nó và tại sao họ lại sẽ có quyền để thực hiện?
Đó, điều mà VN hiện nay thiếu nhất là tài năng chính trị. Ở thời kỳ này đó là người có khả năng tập hợp lực lượng xung quang mình đủ lớn, đủ mạnh để làm những cải cách vĩ mô, mà một số điểm đầu tiên bạn Thành đã viết ở trên. Tài năng chính trị không cần phải học cao hiểu rộng, ít ra ở giai đoạn này, vì có rất nhiều cố vấn tình nguyện giúp đỡ, nhưng cần lòng dũng cảm, niềm tin mãnh liệt và tài năng tập hợp được nhiều người. Ví dụ điển hình là ông Walesa, công nhân điện, hay ông Havel ng viết kịch bản.
5. Cuối cùng lưu ý các bạn trẻ tính chất lịch sử của vấn đề. Không phải chỉ thời nay mới có các vấn đề với người "tài" mà nó có từ khi NN chuyên chính ra đời. Chỉ có thời kỳ 1945-1954 vì lý do chống Pháp ng ta dùng nhiều ng tài nhưng sau chiên thắng, khi đã có quyền trong tay rồi, thì 0 cần nữa; lịch sử lặp lại y như thế ở MN trong giai đoạn chống Mỹ 1954-1975. Sau ĐBP tiếp quản HN, đã có người "tài" nghĩ đến kinh tế đa thành phần, giáo dục y tế đa thành phần, tự do tư tưởng, vv nhưng những ý tưởng đó đã bị bóp chết ngay, tiêu biểu bằng CCRĐ, CCTS, NVGP, vv. Năm 1975, sau giải phóng MN, đã có những người "tài" như thế cả bên thắng và cực nhiều ở bên thua trận, nhưng 1 lần nữa lịch sử lặp lại. Hậu quả thì sao, SG không bị tàn phá trong chiến dịch HCM nhưng mất 20 năm sau (1995) KT mới phục hồi lại mức 1975, hàng trăm nghìn ng khác phải vượt biên tìm đường thoát thân. Ai chịu trách nhiệm? Không ai hết!
Năm 1983 khi đất nước trước nguy cơ sắp chết đói, BCT mới cho áp dụng khoán trong nông nghiệp, trong khi đó ý tưởng đó nhiều người ở MB đã nghĩ đến từ đầu thập kỷ 60, còn thực ra nó được áp dụng từ thời PK. Những người "tài" đó quả thực là sinh không đúng thời. Ví dụ khác là chủ chương "kinh tế quốc doanh làm chủ đạo", ngay cả khi KTQD được ưu tiên hơn các thành phần KT khác đã lòi ra là KTQD làm ăn kém hiệu quả nhất, lãng phí tài sản chung nhất, bệnh tật nhất, nhưng ng ta vẫn chưa đổi, phải đợi đến khi KT gần phá sản thì ng ta sẽ thay đổi chủ chương này. Ví dụ khác "định hướng XHCN", phải chờ nhiều năm nữa BCT mới hiểu ra đó là ảo vọng, có chăng XHCN hiểu theo chủ chương của các Đảng dân chủ XH phương tây với BHXH tốt và thuế cao ngất trời, giống như eg. Thụy điển hay Đức thì có thể, lúc đó thì ng ta sẽ bỏ nó đi.
Bước ngoặt lớn cho sự phát triển của đất nước trong 10 năm tới đây phải là những thay đổi vĩ mô chứ không phải là các giải pháp chắp vá. Để có được điều này đòi hỏi sự tham gia tích cực của các bạn trẻ trong các hoạt động XH. Dĩ nhiên trong số các bạn học sinh, sinh viên sẽ thành những lãnh đạo tương lai của đất nước ở tuổi 40s, và số đông khác sẽ có được đ/k tốt hơn trong mọi vấn đề. NN chuyên chính sẽ chỉ còn là cơn ác mộng .... chỉ còn thấy trong phim ảnh, còn các bệnh tật kỳ dị của nó trong các vở hài