Sống ở trên đời nên biết mình là ai...

Đọc bài anh Dũng này khó chịu thế nhỉ ! Đọc nhiều bài của anh rồi, thấy bài nào cũng kiểu kiểu thế này, cái gì cũng bảo dở hơi, rởm đời /:) Anh chán thì kệ anh chứ, người khác còn muốn xem.

Các bài viết ở trên báo là 1 người viết, diễn đàn thảo luận là nhiều người viết. Nhiều người bao giờ cũng hơn 1 người, mở ra nhiều cái mới.
 
Anh Dũng ơi !! Em chưa bao giờ đọc một bài nào của anh thể hiện sự hiểu biết của mình về một vấn đề nào đó. Cái gì với anh cũng là rởm đời, vô bổ cả.
Vậy anh đi học để làm gì vậy ????
 
Đặng Minh Phương đã viết:
Đọc bài anh Dũng này khó chịu thế nhỉ ! Đọc nhiều bài của anh rồi, thấy bài nào cũng kiểu kiểu thế này, cái gì cũng bảo dở hơi, rởm đời /:) Anh chán thì kệ anh chứ, người khác còn muốn xem.

Các bài viết ở trên báo là 1 người viết, diễn đàn thảo luận là nhiều người viết. Nhiều người bao giờ cũng hơn 1 người, mở ra nhiều cái mới.

^_^ trả lời cả hai em, tại anh lười nên chỉ nói phần dở ngại ko viết phần khen,mỗi lần vô chỉ oánh mấy dòng rồi đi.Với lại cái giọng văn của anh là giọng mỉa nên khó chịu là đúng ^_^. Đề tài này tuy hay nhưng đã nấu thành cháo trong 3 topic gần đây : về hưu tuổi 20, chính sách cho người kém tài, rồi sai lầm của các cụ thời xưa . Các em ko đọc nên ko biết vẫn là những người muôn năm cũ, tuy kiến thức của các bác ở đây rộng lớn thật nhưng nói mãi thì cũng nên dừng. Đọc vài bài đầu còn hay nhưng càng đọc càng thấy quẩn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dũng: Nói chung, cũng không nên nhận xét người khác kiểu như thế :)

Cái mà mọi người hỏi là có rút ra một vấn đề gì không? Tất nhiên là có chứ sao không?

Kết luận ở đây là việc thu hút người tài về phục vụ đất nước không phải bằng con đường ưu đãi này ưu đãi khác cho người tài. Vì nếu làm thế sẽ vấp phải một vấn đề - ai là người tài là đối tượng để hưởng các chính sách ưu đãi đó? Bởi người tài phải là người thể hiện được mình trước đã!

Ở đây, để thu hút người tài trước hết phải tạo ra cho những người có tài thể hiện được mình bằng những chính sách như:

- Đối với các ngành văn hóa, nghệ thuật - cho phép tự do sáng tác. Hãy còn nhớ thời nào, người ta còn ngăn cấm sáng tạo một số thể loại nhạc và văn học...

- Đối với ngành kinh doanh - mở rộng lĩnh vực mà mọi người đều được phép kinh doanh bình đằng như nhau, xóa bỏ trợ cấp đối với DNNN, chống độc quyền... Để kô có cái gọi là giấy phép "in tiền"

- Đối với việc lãnh đạo đất nước - xóa bỏ hết mọi tiêu chí, để tất cả mọi công dân đều có khả năng trở thành người lãnh đạo như nhau. Tiêu chí duy nhất là phải được nhân dân tín nhiệm...

- Đối với giáo dục đào tạo: tự do hóa thị trường giáo dục đào tạo. Hiện nay để xin được một giấy phép mở trường đại học là quá khó ở VN

- Đối với khoa học công nghệ: xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, cũng như sự ràng buộc về con đường phấn đấu của nhà khoa học với đường lối của Đảng...

- Đối với sức lao động: xóa bỏ hộ khẩu và mọi sự kìm kẹp liên quan đến hộ khẩu, xóa bỏ mọi hình thức ngăn sông cấm chợ, cho phép tự do đi lại, tự do di trí...

Nói chung là phải có những chính sách giải phóng con người.

Còn về tiềm năng nhỏ bé của VN, muốn cho miến bánh to hơn thì lại là bài toán kinh tế - mình sẽ bàn sau - nhưng vẫn là LiBERALiZATION
 
DOng y 2 tay 2 chan voi dong chi Lưu Công Thành.
LiBERALiZATION LiBERALiZATION LiBERALiZATION LiBERALiZATION LiBERALiZATION LiBERALiZATION LiBERALiZATION LiBERALiZATION LiBERALiZATION LiBERALiZATION

Nhung ma muon cong thanh truoc het phai cong tam.
 
Nhân dịp bài của bác Lĩnh được trên trang nhất ở đây, em lại nhảy vào đây thăm các bác tí
http://www4.dantri.com.vn/nhipsongtre/2005/10/82089.vip

Thực ra bác Thành em vẫn bị bệnh lí luận lòng vòng như chung lại vẫn chỉ có một ý rất cũ là con người bị chi phối bởi điều kiện vật chất, có nghĩa là người phải chuyển từ nhà quê lên thành phố, phải bỏ VN sang Mỹ, bỏ nhà nghèo sang ở với nhà giàu.. có vậy thì mới tài được...

Chung quy lại thì ý kiến của bác về tài nó cũng cá nhân quá, ích kỉ quá, nhà quê quá, vì vấn đề phát huy tài năng của bác nó quá gắn liền vào với vật chất, lợi ích cục bộ của cá nhân người tài, có nghĩa là người tài phải được thỏa mãn về mọi mặt về môi trường xung quanh. Tất nhiên điều này đúng, vậy có khác gì một cái cây mọc trên đất màu mỡ với một cây mọc trên đất cằn sẽ cho năng suất và sản lượng khác nhau. Thế thì điều này là hiển nhiên, hoàn toàn logic, và là khách quan, có còn gì mà em với bác phải tranh luận, bác phải lấy dẫn chứng làm gì để minh họa cho cái hiển nhiên đó...

Vấn đề tranh luận ở đây là người tài sẽ phải biết mình là ai, và quyết định chỗ đứng và lựa chọn của mình thế nào cho xã hội. Rõ ràng cuộc đời con người ta ko bao giờ chỉ có lý tưởng gắn với lợi ích cá nhân cục bộ vật chất, vì bên cạnh được hưởng những gì tương xứng, người ta còn nghĩ đến nhiều thứ khác và bị chi phối bởi nó bên ngoài vật chất, như là lòng tự hào, tập quán, văn hóa, đạo đức...

Cũng chính còn có những lí do đó cho nên đã ko có hiện tượng nước chảy chỗ trũng quá mức. Nhân tài ko chỉ tập trung có mỗi nước Mỹ..
 
Tuấn ạ, khi phát biểu cái gì đấy em nên bỏ cái thói nhận xét lung tung đi.

Đến bây giờ em cũng phải công nhận là người tài phải có đất mới dụng võ được phải không? :) Ít nhất anh cũng phải nói để em phải công nhận (em đọc lại các bài trước của em). Đất cằn cỗi, cây không mọc được, làm sao biết đâu là nhân tài? Vì thế ý thứ 2 của em là người tài ở đâu cũng phát huy được của em cũng thiếu chính xác.

Những gì anh dẫn chứng, chỉ tập trung vào một mục đích là làm sao phát huy được cái tài của mọi người mà thôi. :) Em đã từng học toán, em cũng biết là lời giải cho các bài toán khó đều xuất phát từ những điều hiển nhiên ;)

Những gì anh nói là từ tầm nhìn macro, chứ chưa không đi vào chi tiết. Còn nếu đi vào chi tiết anh sẽ nói rõ hơn theo một cách khác.

Còn về bài của bác Lĩnh - thời xưa cũng đã từng khẩu chiến với bác này trên vn2k - thì có một ý bác ấy rất mâu thuẫn:

- Ở đầu bài: là sinh viên du học hay là nghiên cứu sinh cũng chả là cái đếch gì về kiến thức

- Ở kết luận: bác Lĩnh lại phân công ngay các bác học kinh tế, kỹ thuật v.v.... phải về nước để xây dựng đất nước... :)

Mâu thuẫn ở chỗ, cái thằng mà bản thân kiến thức của nó chả là cái đếch gì, thì quan trọng quái gì nó nên đi đâu!

Anh sẽ đi vào chi tiết sau, em sẽ thấy difference trong cách nhìn nhận vấn đề. Em hãy để ý kỹ hơn đến những gì anh đã nói:

1. hãy cho người ta một sự tự do thì người ta mới phát huy được hết tài năng của mình (cái này có liên quan gì đến vật chất như em hiểu không? cái này mới là quan trọng - em nên hiểu vấn đề một cách rộng nhất)

2. bây giờ cho 1000 nhà bác học lên mù căng chải - liệu có giải quyết được vấn đề gì không? (cái này là cái ý của anh về miếng bánh - không nên hiểu miếng bánh chỉ là quyền lợi của người tài)

PS: Anh cũng có vào trang web thanglong để thăm các tay anh chị bên đó. Có điều thế này: phần lớn các lập luận rất hay, tuy có copy nhiều nơi, nhưng khi đi vào các vấn đề cụ thể thì cứ như trên mây trên gió (chép lại ở báo là chính), ví dụ như khi bàn về WTO.

Một vấn đề nữa, nếu có khẩu chiến thì có thể sang bên Thăng Long, chỉ có điều em create cho anh cái account
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đúng là con người có thể vượt qua khó khăn để thể hiện tài năng của mình nhưng:

Lấy ví dụ một con người muốn khỏe mạnh thì phải có dinh dưỡng đầy đủ, đừng hy vọng cho A 50% lượng thức ăn so với B mà đòi hỏi anh ta làm nhiều hơn và tốt hơn B.

Đạt đỉnh cao của tri thức phải có 1 nền giáo dục tốt. Đừng hy vọng 1 người mù chữ, hoặc rất ít học vấn có thể thể hiện giỏi hơn người có 1 nền giáo dục tốt. (số lượng và thành tích của những người có 1 nền giáo dục tốt nhiều hơn cái nhóm kia)

==> như vậy muốn tài năng phát triển tốt hơn, thì phải có điều kiện. Mình nghĩ đó là ý kiến của anh Thành. Còn những điều kiện để phát triển tài năng, mình nghĩ anh Thành đã trình bày ở các bài trước.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
(Nếu ai ngại đọc dài và muốn đọc cái gì mới thì xin cứ bỏ qua 2 khổ đầu của bài này, mặc dù bỏ quả thì vẫn dài ngoằng :p. Bởi vì bài này thực sự là quá dài, mình đành phải viết ý chủ đạo của từng khổ để mọi người dễ nắm vấn đề, gọi là giúp đỡ người đọc chút :D. Khổ đầu nói về điểm yếu trong lý luận chính của bác Thành và khổ sau nói lên ví dụ thực tế chứng minh nó. Mình nghĩ mọi nguời nên đọc hết bài này vì nó có lẽ chứa một số câu trả lời mà bạn vẫn đang tìm kiếm. Dù là bác Thành hay là ai thì cũng nên đọc khổ cuối cùng, đó là kết luận quan trọng nhất của cả bài)


Em vừa định vào nói xỉa bác Thành một câu nhưng nghĩ lại bác đã học đến tiến sĩ rồi thì em có lẽ là vẫn chưa đủ tư cách để làm thế. Nói đơn giản có lẽ không xuôi với bác, em quyết định nâng sự phức tạp bài viết của em lên một bậc vậy, nhiều nguời đọc sẽ bị mệt nhưng mà em đành phải làm thế. Vào vấn đề chính, em có nhiều chỗ không đồng ý với kế hoạch những việc bác làm nhưng giả sử là bác đúng đi. Giả sử là bây giờ đất nước cần làm những thứ như thế thật, vậy theo bác thì ai sẽ là người làm ra những thay đổi to lớn như thế? Mỗi thay đổi mà bác nêu ra đều có sự tác động cực kỳ lớn đến cả xã hội. Làm một thứ đã khó, nếu làm tốt thì cũng làm cho đất nước tiến bộ lên rất nhiều rồi, đừng nói là nhiều thứ như thế. Vấn đề là ai sẽ làm những việc lớn lao như thế ? Theo như bác thì không làm thế thì không có nhân tài. Thế nhưng những việc như thế không cần nhân tài thì ai sẽ làm, chả lẽ chỉ là người bình thường ? Bộ máy chính quyền thì cồng kềnh, chậm chạp, vẫn còn nặng tư tưởng bảo thủ cố chấp. Nếu mà tự những người cầm quyền cũ làm được thì họ cũng đã làm lâu rồi. Liberalization của bác cũng thế, cứ cho là đúng đi, vấn đề là ai làm. Nếu nó tự xảy ra được thì tốt quá rồi. Nói một cách đơn giản là bác muốn những việc lớn lao xảy ra trước để có nhân tài, em bảo là không có nhân tài thì những sự kiện lớn lao về kinh tế, xã hội như thế không xảy ra được.

Nói chung là em nghĩ lập luận của bác là không đứng vững. Lập luận dựa trên giả thiết là không có cách nhận ra người tài nếu không có môi trường tốt, em nghĩ đấy là một giả thiết sai. Điểm yếu của lập luận đấy về mặt lý thuyết là bị lòng vòng, như em đã giải thích ở trên. Ví dụ thực tế như nước Mỹ, có lẽ là nước đi đầu cái tiết mục Liberalization. Nếu mà không có mấy cụ như Jefferson, Franklin, ... thì sao? Chỉ có nô lệ, thuộc địa, da đỏ, bóc lột, phong kiến, con vua thì lại làm vua, của cải tập trung vào số rất ít quý tộc, phần lớn mọi người thì bị đè nén bằng mọi cách có thể. Môi trường đấy đâu phải là nơi khuyến khích tài năng phát triển. Các cụ đấy là người tạo ra những viên gạch nền móng cho môi trường tốt. Rồi giờ em nói đến người như Đặng Tiểu Bình, Lý Quang Diệu. Môi trường Trung Quốc những năm 60-70 thì cũng chả hơn gì Việt Nam vào cũng thời điểm đấy. Bản thân Đặng Tiểu Bình cũng là người bị môi trường đối xử một cách không mấy thân thiện: 5 lần bị khai trừ khỏi Đảng, đều phải làm lại từ đầu từng lần một, phải nói là nhân tài bị trù dập chứ không phải là không tạo điều kiện cho phát triển. Singapore thì là nơi trốn chiến tranh của dân lục địa, toàn người tứ xứ, bắt đầu cũng đâu có quy củ gì, mạnh ai nấy sống.

Em nêu các ví dụ trên là để chốt lại ở điểm là thực tế không xảy ra theo cách suy diễn của bác. Tất cả đều phải bắt đầu từ điểm không có gì. Bác bảo là mấy vị lỗi lạc của chúng ta không phát huy hết tài năng là không đúng. Bác đánh đồng sự nổi tiếng với phát huy tài năng rồi. Phải mất rất nhiều tài năng và tâm huyết để có thể làm một nước nhỏ bé, yếu đuối và lạc hậu đấu tranh với những người khổng lồ quân sự trên thế giới thành công. Mọi người trên thế giới chỉ không biết đến họ là do Việt Nam phải là nơi trọng điểm về kinh tế, chính trị hay văn hoá của thế giới thôi, do đó họ không nổi tiếng. Còn nếu nói về phát huy hết tài năng: chắc chắn là có, nói về đánh giá đúng tầm trên toàn thế giới, có thể là không. [trả lời bài viết bác Thành, được công nhận đúng tầm tuy thường là kết quả của sự phát huy hết khả năng nhưng không phải là một, phân biệt 2 khái niệm]

Được đánh giá đúng tầm khác với phát huy khả năng, câu hỏi là cái nào quan trọng hơn? Nếu bác dùng tài năng của mình vì do muốn được thế giới biết đến, công nhận thì chỉ giới hạn ở kiểu siêu sao ca nhạc thôi. Nếu bác dùng tài năng của mình là vì những con người trong đất nước mình thì bác mới đủ tầm đi vào lịch sử. John Lennon đấy, khác với Elton John ở chỗ nào, họ cùng có tài năng về âm nhạc. Giả sử mà Elton có tài năng âm nhạc bằng hoặc hơn John Lennon đi chăng nữa thì cũng sẽ không bao giờ vượt qua được John. Bởi vì sao, bởi vì bác Elton không đấu tranh cho hạnh phúc của người khác. [so sánh 2 giá trị, liệu được đánh giá đúng tầm có phải là rất quan trọng?]

Thực ra thì được đánh giá đúng tầm hay phát huy hết khả năng cũng chỉ là nhu cầu của một cá nhân, quá nhỏ bé để trở thành một nhân tài lớn. Nhu cầu phát huy khả năng còn khá hơn một chút vì nó tính đến sự đóng góp cho nhân loại nói chung. Tài năng lớn không lo về chuyện có chỗ để phát huy tài năng hay không, họ lo là họ sẽ làm được gì và cho ai. Cũng chính lo lắng này đưa họ lên tầm cao hơn hẳn mọi người, mang đến sự ảnh hưởng xã hội sâu sắc và rộng lớn hơn. Nhờ ảnh hưởng rộng lớn hơn nên mọi người sẽ chú ý đến mặt tài năng chuyên môn của họ, họ luôn phát huy được tiềm năng của mình. Chỉ có những tài năng chuyên môn đơn thuần, không có khả năng ảnh hưởng nào khác đến mọi người trừ trong lĩnh vực chuyên môn của mình ra mới phải lo đến chuyện phát huy khả năng của mình thôi.[hạn chế tài năng chuyên môn so với tài năng lớn, điều mà bài bác Thành bỏ qua không xem xét điểm này]

Bác bảo là gửi 1000 nhà khoa học lên miền núi thì làm được gì, cái đấy thì tuỳ vào khả năng thích ứng của họ. Nếu họ chỉ là tài năng chuyên môn đơn thuần thì họ chả làm được gì cả vì đó không phải là môi trường thích hợp. Nếu mà họ có một chút khả năng thích ứng thì họ vẫn có thể tồn tại và phát triển được. Em có quen một bác học tiến sĩ Kinh Tế, lên SaPa lúc chỗ đấy còn khỉ ho cò gáy. Giờ thì là chủ nhân của mấy cái khách sạn rồi. Em thà về Việt Nam để thay đổi đất nước còn hơn ở Mỹ để thành một doanh nhân nổi tiếng thế giới. Nếu giờ em và mấy thế hệ sau em mà làm cho Việt Nam trở thành cường quốc trên thế giới về văn hoá, chính trị thì sẽ có rất nhiều người biết đến cái tên Hồ Chí Minh bác ạ, tạm thời giờ thì chưa thôi.[thích nghi là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển]

Còn điều nữa, em tên là Tâm bác ạ, Ngọc là tên Mẹ em. Bác hỏi em là nếu nhà nước mà không cho tự do kinh doanh thì làm sao, lấy đâu ra chỗ để người tài phát triển. Câu trả lời là người tài phải biến mình thành một phần của nhà nước để thay đổi nhà nước bác ạ. Em thấy bác có vẻ phân người tài ra một nơi, nhà nước ra một nơi thành 2 lực lượng đối lập. Trên thực tế thì nhân tài, nhất là nhân tài lớn nên trở thành một phần của nhà nước, cách này hay cách khác, bởi như thế thì họ mới có thể phát huy ảnh hưởng của họ ở mức độ rộng lớn nhất. Bác Hồ thì chọn cách là đập hệ thống chính quyền phong kiến cũ đi và tạo ra một chính quyền mới và bác là lãnh đạo chính quyền mới. Em thực ra cũng có nghĩ đến việc theo bước Bác nhưng bây giờ mà làm thế thì cũng hơi vấn đề. Một cuộc chiến tranh tổn thất tới gần 4-5 triệu người là cái giá phải trả cho sự độc lập, một cái giá cũng không rẻ rồi, thêm một cuộc chiến tranh nữa chỉ để tăng trưởng về kinh tế, xã hội thì là cái giá quá đắt và không cần thiết. Nhưng bác cứ tưởng tượng mà xem, 50 tuổi đã là cha già dân tộc rồi, nếu bác muốn nói về tài năng. Em muốn về sau con cháu so em với bác Hồ nhưng mà chắc sẽ mãi mãi không thể bằng được, xuất thân là con quan nhưng hoàn toàn không dựa vào đó mà 50 tuổi đã là cha già dân tộc, có người đặt ảnh lên bàn thờ khi vẫn còn sống nguyên. [nhân tài lớn nên muốn làm cho nhà nước]

Quay lại chủ đề, thế nếu mà tài năng mà không làm cho nhà nước thì làm thế nào ? Thì phải cố hết khả năng của mình trong tầm cho phép của pháp luật thôi. Bác nói là nước ta còn có nhiều hạn chế về mặt luật pháp, pháp chế nhưng thực ra là bác có phần bi quan quá. Giới hạn về mặt pháp lý,hành chính của chúng ta tuy cũng không đến nỗi phát triển hết tài năng tới tầm cỡ thế giới nhưng tầm cỡ quốc gia hoặc khu vực lân cận thì cũng không đến nỗi, chỉ có là người đó tài năng đến mức nào thôi. Em chỉ nói tạm 2 mảng lớn là về kinh doanh và khoa học. Nếu bác làm kinh doanh thì bây giờ cơ chế cũng đỡ hơn trước rất nhiều rồi. Khả năng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp từ phía nhà nước không phải là tốt nhưng mà hạn chế từ phía nhà nước đã bị dỡ bỏ một phần lớn. Doanh nghiệp đành phải dựa vào bản lĩnh của mình mà sống thôi. Nếu bác làm về khoa học thì hầu như không có giới hạn nào về pháp lý, chỉ có giới hạn về tài nguyên thôi, nước ta vốn yêu khoa học. Thế nên em mới bảo những bác làm những ngành đòi hỏi tài nguyên quá lớn (vi sinh học, vật lý nguyên tử,...) để phát triển thì nên cứ ở tạm nước ngoài.[nhân tài nên làm gì, có thể làm gì ở ngoài?]

Bác lúc nào cũng lo đất cằn không mọc được cây nhưng nếu không cố thì đất sẽ mãi mãi cằn. Câu hỏi không phải là có nên ở đất có cằn hay không mà là làm thế nào để sử dụng được mảnh đất cằn đấy. Nếu ai cũng như bác thì chả ai dám ở chỗ nào có điều kiện khắc nghiệt cả, thấy khó cái là chạy luôn, lúc đấy thì Nhật chắc chẳng có ma nào sống. Bác có vẻ lúc nào cũng coi mình là người ngoài cuộc, người tài Việt Nam không lo cho đất Việt Nam thì để bọn Trung Quốc nó lo cho chắc. Em đến giờ vẫn không hiểu kết luận cuối cùng bác muốn rút ra theo như cách suy luận của bác là gì ?


This is for you, Snow White :).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đọc bài các bác em đau hết cả đầu, hiểu thì cũng hiểu được chút ít nhưng nói chung cách hành văn của các bác không "chuyên nghiệp" lắm nên khi nói về vấn đề khô khan này bài viết của các bác cũng khô không kém.

Em nói đùa thế thôi vì sức hiểu biết của em cũng còn có hạn cho nên...

Em cũng chẳng rõ các bác đang bàn luận đến mức nào nên lần này em lại post tiếp mấy bài báo nữa cho các bác thư giãn để lấy sức mà "cãi nhau" :) tiếp.

Đằng sau cơn sốt "trải thảm đỏ" hút nhân tài
14:11' 23/05/2005 (GMT+7)
Một tiến sĩ khoa học vừa email thông báo cho người viết biết rằng: anh vừa ngậm ngùi quay trở lại TP.HCM sau một thời gian ngắn về một tỉnh làm việc theo lời rao thu hút nhân tài của địa phương này.


Nhiều địa phương đã từng đưa ra chính sách "trải thảm đỏ" cho SV tốt nghiệp loại giỏi.
Anh kể rằng không như thông báo đãi ngộ, hồ sơ của anh được ban tổ chức chính quyền tỉnh giao về trường đại học nhưng trường lại không muốn nhận với lý do đã đủ biên chế, đến lúc nhận rồi cũng chỉ là sự miễn cưỡng, số tiết dạy được phân không nhiều, làm gì cũng bị so sánh là nhân tài phải thế nọ thế kia, trong khi ngoài vài triệu đồng nhận theo chủ trương thu hút nhân tài thì không còn đãi ngộ gì khác...

Đó không phải là trường hợp duy nhất đã tỏ ra vỡ mộng về chính sách thu hút nhân tài đang thực hiện tại một số địa phương. Nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân tốt nghiệp loại khá, giỏi được các lãnh đạo của địa phương mở rộng vòng tay đón nhận, phân về các đơn vị, nhưng sau đó các đơn vị đã đùn đẩy qua lại, thủ tục rườm rà và nhận người trong tình thế bị buộc phải nhận.

Tiếp theo đó là phân công công việc không hợp lý, cơ hội làm việc không có, hầu hết phân bổ về các đơn vị hành chính sự nghiệp nên đồng lương trả cho nhân tài được tính theo mức xếp hàng theo thâm niên… Đó là lý do khiến đa số những người được tuyển dụng làm chỉ một thời gian ngắn là chuyển sang các doanh nghiệp hoặc công ty nước ngoài.

Kết quả của chính sách thu hút nhân tài không phải nằm ở con số bao nhiêu người để báo cáo, mà là việc bao nhiêu người được tuyển dụng cảm thấy hài lòng với công việc, bao nhiêu người phát huy được chất xám của mình và bao nhiêu người có được công trình khoa học ứng dụng vào thực tiễn công việc. Thực tế của việc thu hút nhân tài tại một số địa phương thời gian qua chỉ mới dừng lại ở những con số chưa nói lên được điều gì.

Người tài cần môi trường để làm việc thể hiện mình và sự đãi ngộ vật chất xứng đáng chứ không phải cần lấy tiếng và hình thức, trong khi chính sách thu hút nhân tài tại nhiều địa phương về thực chất đang chạy theo hình thức và thành tích là chính. Mấy năm trước, sau khi Bình Dương, Đồng Nai công bố chính sách đón người giỏi từ các nơi về làm việc, mọi miền bỗng rộ lên phong trào thu hút người tài.

Cho đến bây giờ, ít có địa phương nào chưa công bố chính sách tuyển dụng nhân tài, có địa phương thấy tỉnh bạn thu hút nhân tài thì tỉnh mình cũng phải phát lời rao để khỏi mang tiếng không thu hút người tài, cũng có địa phương thông báo được một thời gian rồi mọi việc chìm vào quên lãng.

Địa phương nào cũng rao tuyển dụng nhân tài theo những tiêu chuẩn giống nhau (20 triệu đồng đối với giáo sư, 15 triệu với tiến sĩ, 10 triệu với thạc sĩ…) cùng nhiều đãi ngộ khác, nhiều người đã được “thu hút” rồi mới phát hiện thực tế không như những lời rao.

Tính hình thức thể hiện rõ nhất và bất hợp lý nhất ở việc địa phương nào cũng thông báo sẵn sàng mở rộng đón người tài ở tất cả các ngành, cho dù có những lĩnh vực hoàn toàn không phải là thế mạnh của địa phương đó. Thay vì chỉ chọn một số ngành cần thiết cho sự phát triển của địa phương để tập trung kêu gọi nhân tài, hiện nay các nơi đều chủ trương đón tất cả các tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân khá giỏi ở tất cả các ngành.

Một chuyên gia về địa lý không thể hài lòng khi đến một địa phương làm việc mà ở đó không có một cơ sở nào nghiên cứu về địa lý, hoặc việc đón một cử nhân xuất sắc học ngành dầu khí về làm việc sẽ chẳng có kết quả gì khi địa phương đó hoàn toàn không có tiềm năng dầu mỏ. Việc “thu hút nhân tài tổng hợp” như vậy đã dẫn đến sự lãng phí không chỉ về tiền bạc mà cả về nguồn lực, những người có khả năng được đón về sau một thời gian ngồi chơi xơi nước đã phải ra đi cho dù Nhà nước đã tốn rất nhiều tiền vào đó.

Nguyễn Trường Uy (Tuổi Trẻ)

Đừng để việc thu hút nhân tài chỉ là hô khẩu hiệu
00:44' 25/05/2005 (GMT+7)
Chính sách thu hút nhân tài của các địa phương đã được “hô hào” từ lâu nhưng việc thực hiện nó lại dường như không mấy hiệu quả. Nguyên nhân chính vẫn là chính sách đãi ngộ không thỏa đáng và sự phân công công việc bất hợp lí.


Cần sử dụng nhân tài một cách hiệu quả.
Minh Thong, Da Nang
Tôi rất đồng tình với ý kiến trên, việc thu hút nhân tài ở ta dường như chỉ là hô khẩu hiệu. Chính tôi là người đã rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đà Nẵng là thành phố khởi phát chính sách thu hút nhân tài. Tỉnh có nhiều ưu đãi cho cho sinh viên tốt nghiệp ĐH trở về như có việc làm ổn định, tiền lương là 5 triệu nếu tốt nghiệp loại giỏi.

Khi trở về thành phố công tác, tôi rất vui. Nhưng khi tiếp xúc với công việc, chúng tôi lại buồn. Dường như chỉ thành phố mở cửa đón chúng tôi trở về. Với cơ sở thì lại khác, những người lớn tuổi, làm việc lâu năm, họ không cho chúng tôi cơ hội để làm việc thực sự. Tôi may mắn có người sếp tốt nhưng thế không đủ. Những người lớn tuổi nghĩ rằng tôi giành mất công việc, giành mất thu nhập của họ, thậm chí họ còn ái ngại khi thấy tôi quá nhiệt tình với công việc.

Qua một khoảng thời gian làm việc, nhiều sinh viên sau khi trở về quê hương thấy mình lạc lõng giữa một cơ chế làm việc quan liêu, bảo thủ. Người lớn đã có phe cánh, có “miếng bánh” của họ. Còn chúng tôi được phần nào trong “miếng bánh” đó ngoài một chỗ làm, một khoản tiền thưởng từ thành phố, những lời gièm pha và những lời nhận xét rằng cơ quan thực sự không cần người?

Chúng tôi thấy buồn vì thành phố mình còn bộ máy công chức quá cồng kềnh, bảo thủ. Nhiều người như tôi đang thấy hối hận vì trở về quê hương theo chính sách thu hút nhân tài. Đã đến lúc chính sách thu hút nhân tài không chỉ là hô khẩu hiệu, nó cần sự nhất quán từ trên xuống dưới.

Nguyen Khac Gia Bao, ĐH Y Dược Quảng Châu, Trung Quốc
Tôi là sinh viên đang du học ở nước Trung Quốc. Tôi học ngành đông y. Tôi muốn khi học xong, tôi sẽ về làm việc ở ngay quê hương tôi đang sống là tỉnh Gia Lai. Tôi rất sợ khi về tỉnh. tôi không được nhận vào bệnh viện tỉnh vì nhà tôi không có đủ tiền xin việc. Tôi mong tỉnh trọng dụng nhân tài như những người học ở nước ngoài như chúng tôi, đặc biệt là người làm ngành y để chữa bệnh cho nhân dân.

[email protected]
Chúng ta phải cần nâng cao trách nhiệm với đất nước, không nên đòi hỏi quá nhiều, phải xem mình đã làm gì cho đất nước, cho quê hương mình. Cần loại bỏ tư tưởng phải có ưu đãi, tài lộc thì mới làm việc. Nếu có tài thực sự thì nên có trách nhiệm lao động, cống hiến sức lực xây dựng quê hương mình, đất nước Việt Nam giàu mạnh hơn.Tôi hi vọng lịch sử sẽ nhìn nhận đúng những nhân tài thực sự.

Minh Hương , Bình Định
Tôi đang hưởng cái gọi là "ưu đãi" của công ty nhà nước tham gia kinh tế thị trường. Với những gì tôi cống hiến, công ty nước ngoài có thể trả gấp ba, bốn lần tôi đang nhận được ở đây. Làm sao trả lương cao hơn được khi một người làm phải nuôi ba người ngoài chơi, xơi nước? Tuy nhiên với thu nhập tạm ổn, tôi sẽ phải trụ lại, phải đứng lên bằng đôi chân của mình. Còn nếu không làm được, tôi sẽ nhẹ nhàng hơn khi rời bỏ công ty. Người Việt Nam phải có trách nhiệm với công ty Việt Nam, thương hiệu Việt Nam.

Lâm Quang Vinh, Trà Vinh
Chỉ có những người đã từng là công chức mới thấy hết những bất cập trong công tác cán bộ, tuyển dụng theo kiểu "thằng đó là con anh Ba bên tỉnh .. đó, con nhỏ kia là cháu anh Tư chủ tịch tỉnh đó" thì chất lượng nguồn nhân lực ở một cơ quan sẽ đi tới đâu ? Từ đó, nảy sinh những bất cập trong công việc là một tất yếu. Cho dù bạn có tâm quyết cỡ nào vì sự phát triển của Việt Nam, bạn cũng sẽ phải suy nghĩ một điều "mình có đủ sức để thay đổi một lối mòn tư duy hay không?” hay lại tìm "kết phe, kết cánh" mà "đục nước béo cò" để xã hội ra sao thì kệ. Một người trình độ thấp kém tham nhũng không đáng sợ bằng một nhân tài sa sút đạo đức, các bạn có đồng ý không?

Lâm Kim Trung ..Hàtĩnh

Hiện nay, việc thu hút nhân tài chỉ là một việc để cơ quan địa phương báo cáo thành tích với trung ương. Thực chất các quy trình tuyển chọn nhân tài chưa thực sự khách quan, thậm chí còn mang nặng tính chủ quan, tính cá nhân của một số quan chức thiếu năng lực, họ không muốn nhận người giỏi hơn mình vì sợ bản thân bị lu mờ, không giữ được vị trí hiện có.

[email protected]
Bản thân tôi cũng là người được hưởng chế độ "thu hút nhân tài" ở Nghệ An. Tất nhiên tôi cũng rất hoan nghênh chính sách của tỉnh đã tạo điều kiện để tôi có được một việc làm ổn định như hiện nay. Nhưng sau gần 2 năm công tác trong cơ quan sự nghiệp hành chính tôi thấy hình như mình chưa làm được gì đáng kể vì với chuyên môn Điện tử - Viễn thông ngoài việc hàng ngày tôi lại làm công việc soạn thảo công văn, xử lí giấy tờ... Tôi mong rằng khi đã có chính sách đãi ngộ các địa phương nên chú trọng đến sở trường chuyên môn của từng người để bố trí công việc cho phù hợp, có như thế mới tạo được hưng phấn làm việc và sự tự tin cần thiết cho người được thu hút, nâng cao hiệu quả phát huy, đóng góp cho từng người. Bên cạnh đó, nếu mức lương hàng tháng cũng được nâng cao thì tốt quá...

Thu hút nhân tài là một chính sách mang tính tích cực và chủ động của nhà nước ta nhưng việc triển khai một cách đúng đắn và có hiệu quả chính sách này vào cuộc sống là điều vô cùng khó. Những thử thách trên con đường khởi nghiệp của một nhân tài là gì?

Là một công chức nhà nước, 28 tuổi, với 5 năm kinh nghiệm làm việc, tôi thấy tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền vẫn tồn tại trong xã hội. Trong một xã hội đang đổi mới từng ngày thì đây là điều làm mất hết hứng thú và niềm tin trong công việc của giới trẻ. Ai là người có tinh thần “chậm tiến bộ” như vậy? Đó là một số cá nhân lớn tuổi trong các cơ quan nhà nước. Họ chính là những người góp phần vào thất bại của chính sách “thu hút nhân tài”. Bên cạnh cái “tôi”, cái “ích kỷ” của người cũ thì bản thân lớp trẻ - nhân tài - cũng phải nhìn lại chính mình.

Tôi công nhận rất nhiều người trẻ là nhân tài thực sự nhưng họ cũng phải hiểu là đất nước ta còn rất nhiều khó khăn. Việc nhà nước bố trí công ăn việc làm với thu nhập tạm đủ trang trải cho cuộc sống đã là một sự ưu ái. Các thế hệ cha anh có rất nhiều nhân tài nhưng họ đã cống hiến hết mình thậm chí hy sinh bản thân cho Tổ quốc nhưng họ đâu tính đến danh lợi. Nếu các nhân tài phải tự thân tìm việc trong cơ chế thị trường thì mới hiểu hết các giá trị mà nhà nước ưu đãi cho họ.

Tôi hy vọng chúng ta cùng nhìn nhận hai mặt của vấn đề này cho rõ để thực hiện tốt chính sách “đẹp” của nhà nước.

...Kết quả của chính sách thu hút nhân tài không phải nằm ở con số bao nhiêu người để báo cáo, mà là việc bao nhiêu người được tuyển dụng cảm thấy hài lòng với công việc, bao nhiêu người phát huy được chất xám của mình và bao nhiêu người có được công trình khoa học ứng dụng vào thực tiễn công việc...

Nguyễn Văn Chung, Tp. Hồ Chí Minh
Chỉ có thể làm như vậy khi từng địa phương có yêu cầu cụ thể dựa vào tình hình thực tế. Ví dụ, cần người đảm nhiệm một vị trí công tác cụ thể, một lĩnh vực cụ thể... Vì thế, số lượng và ngành nghề được yêu cầu cũng không phải tràn lan. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng thực sự của chính sách ưu đãi nhân tài.

Hoàng Thanh, Thanh Hóa
Tôi suy nghĩ rất nhiều khi đọc bài báo. Theo tôi, ý tưởng của tác giả Trường Uy nêu lên là rất táo bạo. Nhưng để thay đổi được cách làm theo kiểu tôi tạm gọi là căn bệnh "Báo cáo" thì không phải dễ dàng và một sớm một chiều. Vì vậy, chính chúng ta cần phải có cái nhìn thông suốt soi vào những nguyên nhân sâu xa đồng thời gióng lên những hồi chuông cảnh báo về vấn đề này.

Tôi mong tất cả chúng ta hãy cùng góp sức tìm ra các giải pháp tháo gỡ vấn đề này từng bước đẩy lùi căn bệnh ưa thành tích trong xã hội.

Trương Công Thắng, Vĩnh Phúc
Việc “trải thảm đỏ” hiện nay có lẽ chỉ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới thực hiện thực sự hiệu quả. Còn trong công chức nhà nước thì chúng ta đã và đang đi theo con đường “sống lâu lên lão làng”.

Ngọc Mai, Hà Nội
Tôi có đứa cháu học rất giỏi, thi đại học đạt thủ khoa được học bổng của chính phủ Úc. Qua 5 năm học tại Úc, cháu lại đạt được học bổng tiến sĩ của Anh. Kết thúc 3 năm tại Anh cháu rẩt muốn về Việt Nam làm việc nhưng sau khi tìm hiểu cháu đã quyết định tiếp tục định cư ở nước ngoài. Vì cháu tôi nói “tại Việt Nam không có đất dụng võ”. Mọi người trong gia đình cũng biết nếu bao nhiêu kiến thức của cháu thu nhập được ở nước ngoài mà không được sử dụng thì sẽ mai một dần.

Thực tế đã chứng minh, khi cháu tôi nộp đơn vào một công ty toàn cầu họ đã tiếp nhận luôn. Hiện nay, cháu được đánh giá rất cao, sau ông Chủ tịch và Tổng Giám đốc. Cháu làm việc rất có hiệu quả và uy tín tuy nhiên, cháu vẫn tâm niệm một điều: muốn về Việt Nam làm việc và cống hiến.

Tôi không khuyến khích các sinh viên du học sau khi tốt nghiệp ở lại nhưng cơ chế và chính sách của nước ta hiện nay đang làm thất thoát không ít tài năng. Ngay lúc này tôi thấy, cháu tôi đã đúng!

[email protected]
Chính phủ không quản lý được nên các địa phương chỉ đưa ra hình thức “mơ hồ” để quảng cáo cho chính mình. Tôi hoàn toàn thất vọng về việc này.

Một bạn đọc
Hiện nay, có nhiều vị cán bộ lãnh đạo trong các ngành, các cấp mang bằng thật nhưng học giả. Họ biết rằng nếu nhận người có thực tài về thì bản thân sẽ bị lu mờ mà đôi khi ảnh hưởng tới quyền lợi của bản thân. Chính thế có nơi đã xẩy ra tình trạng phải cô lập nhân tài đến khi nhân tài chán mà bỏ đi.

Đặng Thọ Lâm, ĐH Kiến Trúc
Em đang là một sinh viên cũng từng hy vọng vào chính sách “trải thảm đỏ” của các địa phương. Nhưng sau khi đọc bài bài báo này em thấy thất vọng. Em dự định sau khi tốt nghiệp sẽ trở về quê hương hoặc một số tỉnh thành không phải là trung tâm để làm việc nhưng với sự đãi ngộ như vậy thì em không biết mình có đủ dũng cảm để quay về hay không.

[email protected]

Tôi nghĩ, thu hút nhân tài để xây dựng địa phương là việc rất cần làm, nhưng không được xem như làm cho có, làm theo hình thức, làm để báo cáo cho hay. Tuyển nhân tài về là phải giao công việc phù hợp chuyên môn cho họ, cho họ cơ hội để làm việc thật sự, kích thích và sử dụng hiệu quả năng lực của họ.

Nguyễn Anh Hùng, Buôn Ma Thuột
Nhân tài ở Việt Nam bây giờ rất nhiều nhưng số được trọng dụng chẳng được bao nhiêu. Các cơ quan doanh nghiệp nhà nước thường tuyển nhân viên theo bằng cấp với số tiền lớn. Là nhân tài mà nghèo thì ngay lập tức bị “hất cẳng”. Và như thế chảy máu chất xám là điều khó tránh khỏi.

Đơn cử như ở tỉnh Đăk Nông, việc thu hút nhân tài được quảng cáo rầm rộ lắm nhưng nếu giỏi thì cũng phải mất không ít tiền chạy chọt để vào một cơ quan nhà nước, thậm chí rất khó tiến thân nếu không theo guồng xoáy .... Chỗ tôi ở có một người tốt nghiệp loại xuất sắc về công nghệ thông tin ở Mỹ muốn làm việc cho nước nhà nên đã về Đăk Nông lập nghiệp nhưng vì không có tiền để xin việc nay phải bỏ về nhà ở Buôn Ma Thuột làm rẫy! Tiếc thay!

Nguyễn Hoàng Lương, Hồ Chí Minh
Là một sinh viên, tôi cũng có rất nhiều trăn trở trong vấn đề này. Người tài là vốn quý của quốc gia nên cần cho họ cơ hội để cống hiến. Họ có tầm nhìn rộng, kiến thức chuyên môn sâu và một cái “tôi” rất lớn nên nếu tạo điều kiện cho họ làm việc đúng lĩnh vực thì sẽ thu được kết quả rất to lớn. Đồng thời cũng cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng, một chức danh phù hợp. Các địa phương cũng cần phải mời đúng người đúng việc.

Kiếm Bạc, Rạch Giá Kiên Giang
Theo tôi, việc thu hút nhân tài mà Nguyễn Tường Uy đã nêu ra không có gì là lạ. Bản chất của vấn đề là có những người không có tài, năng lực hoặc chuyên môn nhưng do mối “quan hệ” nên họ được “ngồi” ở vị trí lãnh đạo hoặc phụ trách ở những ngành vừa quan trọng vừa có uy quyền. Ngoài ra, con em của họ còn rất đông đều muốn giống như họ cứ như thế thì còn đâu chỗ cho nhân tài. Mặt khác, những người như trên làm gì có tâm huyết lo cho dân cho nước. Họ chỉ hình thức, giả tạo, thủ đoạn tìm mọi cách củng cố quyền lực của mình, sẳn sàng đạp đổ bất cứ một tài năng nào vô tình đụng chạm tới quyền lợi của họ. Mọi trì trệ trong xã hội đều từ đó mà ra.

Phạm Văn Phúc, Nhật Bản
Nếu thực sự có năng lực, kiến thức thì bạn hoàn toàn tự tìm cho mình một công việc phù hợp, có thu nhập xứng đáng mà không cần bất cứ một sự ưu đãi nào.

[email protected]
Thực chất đây là một phong trào được dựng nên để “đánh bóng tên tuổi” của các địa phương. Sinh viên sau khi tận lực học tập ra trường ai muốn đi làm với mức lương không đủ sống? Có một chính sách đãi ngộ xứng đáng chính là biện pháp ngăn chặn hiện tượng chảy máu chất xám.

hongvinh10_7_81
Nếu các công ty nhà nước vẫn tuyển dụng nhân viên theo hình thức “con ông cháu cha” thì không bao giờ phát triển được.

[email protected]
Tiền nhân Việt Nam đã nói “chỉ có người Hiền mới sử dụng được người Hiền”. Muốn sử dụng người tài thì phải xóa bỏ những người bất tài lại đứng ra tuyển chọn người tài trước tiên. Trong cuộc sống có ai muốn cấp dưới giỏi hơn mình cho nên khi người bất tài còn tại chức thì nhân tài phải ở ngoài thôi.

[email protected]
Theo dõi cơ chế thu hút nhân tài và đãi ngộ nhân tài, tôi thất vọng nhiều lắm. Tôi từng nộp đơn vào ngân hàng Vietcombank nhưng thất bại vì việc chọn người đã định sẵn. Tôi đành đi làm cho công ty nước ngoài.







Còn đây là một vài ý được trích trong " Hội nghị bản tròn" trên trang báo điện tử VIETNAMNET về chủ đề :"Học Bác sử dụng người tài", do buổi tranh luân này khá dài không thuậntiện cho việc post đầyđủ lên đây nên tôi chỉ nhặt một vài ý.

( Xem toàn bài http://www.vnn.vn/bantrontructuyen/2004/08/231840/)


Nguyễn Vũ Hùng - Nam 27 tuổi - 104A, Bùi Thị Xuân, Tân Bình, HCM- Câu hỏi xin dành cho cả ba người bà Tôn Nữ Thị Ninh, ông Nguyễn Sỹ Dũng và Nhà sử học Dương Trung Quốc. Trong quan niệm hiện nay, cả ba vị đều được coi là những nhân tài đang đóng góp sức mình cho sự phát triển của đất nước. Đến thời điểm này, nếu nhìn nhận lại quãng đường mà bản thân đã đi qua trong bao nhiêu năm để vươn lên như hiện nay, xin cho biết trở ngại nào lớn nhất mà mỗi người đều thấy đối với sự phát triển của bản thân? Mục tiêu của mỗi người trong tương lai (mục tiêu lớn nhất) trong việc tiếp tục phát huy tài năng của mình để đóng góp cho đất nước là gì?

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi nghĩ sẽ có nhiều cách định nghĩa về người tài, nhưng theo tôi, người tài trước hết phải có hoài bão, có động lực mạnh mẽ, có sự thôi thúc là phải làm được một cái gì đó cho đất nước. Nhưng đồng thời tôi cũng muốn khẳng định luôn là, trong quá trình đó chính người tài luôn tìm được hạnh phúc cho bản thân thông qua công việc của mình. Cho nên tôi không nói là trong mọi sự nghiệp không có cái gì là của cá nhân cả. Tôi nghĩ rằng những người tài là những người cảm thấy rằng những người trên và cả những người ngang mình, cả những người dưới mình, cả người thân và những người xa hơn đều thấy được động lực tốt đẹp đó và ủng hộ họ. Nhất là những người có trách nhiệm quản lý, lãnh đạo mình và tạo điều kiện.

Thế nhưng cái chữ biết tạo điều kiện có thể hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Lướt qua một số câu hỏi của bạn đọc gửi về cuộc bàn tròn trực tuyến ngày hôm nay, tôi thấy có một bạn ở Úc hỏi về vấn đề lương bổng... Tôi nghĩ chuyện này cũng không hề đơn giản. Bạn đọc này nói, ý là nếu khi lương không đủ để sống thì có nên tiếp tục làm "quan" hay không? Tôi nghĩ là một vị "quan" có tài không thể cống hiến chỉ vì đồng lương; nhưng đương nhiên nếu anh đói, con của anh thiếu thốn thì khó làm một vị "quan" có hiệu quả. Cho nên cái vấn đề bổng lộc chỉ là thứ yếu - đối với một người làm quan có tài - quan trọng hơn là nếu vật chất đó thể hiện sự đánh giá đóng góp của người làm quan. Cái đó mới là quan trọng. Chứ còn bây giờ đất nước Việt Nam đang nghèo mà đòi hỏi lương phải như quan chức Singapore - theo quan điểm của ông Lý Quang Diệu là để chống lại nạn tham nhũng, phải trả lương cho Bộ trưởng cao hơn cả những người làm Tổng Giám đốc và chủ những doanh nghiệp tư nhân lớn, để không có cớ gì cho Bộ trưởng đó tham nhũng - thì chắc là rất khó.. Singapore đặt vấn đề như thế được nhưng tôi nghĩ Việt Nam ta thì chắc khó mà theo cái logic đó. Đương nhiên là đối với vấn đề người tài, tôi nghĩ là việc được tạo điều kiện để đóng góp hết sức mình và được thừa nhận đóng góp đó của bản thân mình là rất quan trọng. Không được tạo điều kiện hoặc không được thừa nhận đúng mức đó là hai trở ngại lớn nhất chứ không phải vấn đề vật chất

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: - Với nội dung chúng ta đang tranh luận, tôi xin chuyển thêm câu hỏi của độc giả Đoàn Văn Sỹ, 32 tuổi Đồng Nai hỏi anh Dương Trung Quốc: Người tài mà Hồ Chủ Tịch sử dụng trong những năm đầu mới khai sinh Nhà nước năm 1945, 1946 tiêu biểu là ai, khéo sử dụng như thế nào? Bây giờ Đảng và Nhà nước ta có những chính sách gì khéo trong việc sử dụng nhân tài?

Ông Dương Trung Quốc:Để trả lời câu hỏi này có lẽ tôi sẽ đọc cho bạn nghe một bài viết của Bác ngay từ những ngày đầu nước nhà mới độc lập. Bác viết trên tờ báo Cứu quốc ngày 4/10/1945 quan niệm về người tài như thế này: Việc dùng nhân tài ta không nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe - (chữ khắt khe này có thể hiểu theo rất nhiều nghĩa mà trong một thời gian khá dài trong thời bao cấp người ta nhấn mạnh nhiều đến chủ nghĩa lý lịch) - và có lòng trung thành với tổ quốc. Tài to ta dùng vào việc to, tài nhỏ ta cắt đặt vào việc nhỏ. Ai có năng lực về việc gì thì ta đặt ngay vào việc ấy".

Trở lại cái ý mà lúc nãy tôi có nói một vấn đề là hình như chúng ta thiếu một lãnh tụ thì tôi không ảo tưởng thời đại nào cũng có lãnh tụ cả. Lãnh tụ là con người xuất hiện vào những hoàn cảnh lịch sử không bình thường và chính thời đại ấy tạo ra con người xuất chúng. Nhưng tôi thấy có di sản của Bác Hồ để lại cho chúng ta, hay nói rộng hơn là cách mạng để lại cho chúng ta, tức là cuộc Cách mạng tháng 8/1945 không chỉ giành độc lập cho dân tộc và thành quả sau này không chỉ đánh thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc mà điều hết sức quan trọng nó phản ánh đặc trưng của thế kỷ 20 này chính là xác lập được một nền dân chủ. Điều này các bạn sẽ thấy nếu nhìn vào lịch sử thế giới, không phải nhiều quốc gia làm được điều này - đó nền dân chủ do Đảng cộng sản sáng lập. Cơ chế dân chủ này, nếu ta biết dùng nó, phát huy nó thì sẽ đào tạo ra nhân tài. Chắc chắn không ai ảo tưởng rằng sẽ có những con người xuất thế để trở thành lãnh tụ ở thời hiện đại này nhưng nền dân chủ sẽ tạo ra cơ chế và sử dụng được người tài.

Lúc này anh Sỹ Dũng có nói việc chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường. Đó là một chuyển đổi hết sức khó khăn nhưng rõ ràng là nó giải phóng năng lực, giải phóng sự trói buộc. Cho nên, sự chuyển đổi đó là sự tiến bộ. Chúng ta không thể coi kinh tế thị trường là một thử thách quá lớn hơn cả sự thuận lợi. Nhưng chính vì thế tôi nghĩ rằng di sản của Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta chính là nền tảng của dân chủ mà chúng ta phải phát huy nó để tìm ra và sử dụng nhân tài.

Còn vào thời điểm Cách mạng tháng 8 thành công thì như tôi nó chúng ta đã xác lập một nền dân chủ, xây dựng một xã hội công dân dù nó chỉ là những bước tiên khởi. Nhưng phải nói nó đã giải phóng năng lượng rất lớn cho cả dân tộc. Và với tầm nhìn, cách sử dụng nhân tài rất tài tình của mình, Bác đã tập hợp được năng lượng ấy cho mục tiêu của đất nước là giành độc lập và giữ độc lập ấy. Cho nên chúng ta thấy Cách mạng tháng 8 hầu như tất cả lực lượng xã hội đều tham gia và cuộc cách mạng diễn ra rất triệt để. Lật đổ chế độ thuộc địa, phong kiến nhưng ở đây không có cảnh một ông vua Lui XVI phải lên đoạn đầu đài. Thậm chí ông Bảo Đại nhân thoái vị và nhận vai trò một vị cố vấn tối cao của Chính phủ cách mạng. Một đội ngũ rất đông đảo không chỉ quan lại của triều đình mà nhiều người hoàng thân quốc thích cũng tham gia vào đội ngũ những người đi đầu trong cao trào cách mạng. Ví dụ như cụ Huỳnh Thúc Kháng chẳng hạn, là người yêu nước, có học, rất sớm đón nhận tư tưởng dân chủ với những người cùng thời như cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu. Cụ Huỳnh Thúc Kháng đến được với Chủ tịch Hồ Chí Minh, cộng sự với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cái gì để Bác có thể mời được cụ Huỳnh Thúc Kháng cộng sự với mình? Nếu chúng ta đọc lại hồi ký của những người đương thời mà nói thì điều quan trọng nhất là cả 2 người đều có điểm chung là tinh thần yêu nước, trách nhiệm đối với dân tộc, cả hai đều là chiến sỹ đấu tranh cho nền dân chủ và độc lập của Tổ quốc. Cho nên cụ Huỳnh Thúc Kháng đã có mặt và tham gia những việc hết sức quan trọng để bảo vệ thành quả cách mạng, đặc biệt là thời gian Bác Hồ sang Pháp vào giữa năm 1946. Tôi nghĩ đó là bài học rất lớn!

Bác đã không chỉ sử dụng những nhà yêu nước như cụ Huỳnh Thúc Kháng, mà kể cả những người nằm trong bộ máy chính quyền cũ như cụ Phan Kế Toại chẳng hạn, nguyên là Khâm sai đại thần của chính quyền phong kiến ở Bắc Bộ mặc dù cụ đã từ chức trước khi Cách mạng bùng nổ. Cụ cũng đã cộng sự với Bác Hồ và đã làm Phó Thủ tướng trong một thời gian khá dài. Hay những nhà trí thực mà thường họ rất e ngại dính líu đến chính trị như cụ Nguyễn Văn Kế. Khi Cách mạng thành công cụ đã tham gia chính quyền và giữ những vị trí hết sức quan trọng là Trưởng ban Thường trực Quốc hội ở khoá đầu tiên... Quan trọng nhất là họ đều có mẫu số chung là tinh thần dân tộc; t được khởi động từ một con người có lòng tin vào đồng bào của mình. Đó chính là 2 yếu tố gắn kết với nhau để Bác thu hút người tài.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: - Người ta thường nói vui "có tài có tật". Chúng ta cũng không nên khắt khe quá đối với cái tật của người tài, nhưng thực tế là nhiều khi cái tật thường gây khó chịu. Vậy, là người chiêu nạp rất nhiều nhân tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã có cách nào để chế ngự những cái tật của đội ngũ nhân tài. Xin mời anh Dương Trung Quốc?

Ông Dương Trung Quốc: Đây là nghệ thuật dùng người mà Cụ Hồ đã dùng một ngôn từ hết sức rạch ròi là "khéo dùng người". Khéo dùng người tức là phát huy được sở trường, hạn chế được sở đoản của từng người. Các cụ nhà ta đã có câu "dụng nhân như dụng mộc".

Nhìn vào thời điểm Cách mạng tháng Tám và 2/9/1945, chúng ta có thể nói Bác là người có con mắt tinh đời. Tinh ở chỗ đã biết tìm cách gửi lòng tin vào những con người đặc biệt để họ có thể cống hiến cho đất nước. Nhân vật điển hình nhất là vua Bảo Đại. Ai cũng biết ông ta được đào tạo trong nền giáo dục của thực dân, và bản thân ông là vị vua của triều Nguyễn. Tại sao Bác vẫn sử dụng và thu hút Bảo Đại không những trở thành đối tượng không chống lại cách mạng mà còn phát huy được những mặt tích cực của mình cả về đối nội, cả đối ngoại nữa. Những hành vi khi đó của vua Bảo Đại cũng chứng tỏ ông ta là người thức thời. Hành vi của ông thể hiện sự đáp lại đối với cách ứng xử đầy thiện chí của vị Chủ tịch nước.

Ông Bảo Đại trong một lần sang Italia - khi đó ông đã rất già rồi - được một số nhà báo phỏng vấn: "Vào cái thời điểm đó ông "trao lại" quyền lực cho Việt minh, cho Cộng sản thì bây giờ ông có cảm thấy ân hận không?". Ông Bảo Đại mặc dù là một người đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm nhưng khi đó đã trả lời như thế này: Vào thời điểm đó không có ai xứng đáng được trao lại vận mệnh của đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh cả... Ông ta còn nói rằng: Chính nền giáo dục của nước Pháp dân chủ đã làm ông thức tỉnh vào thời điểm đó rằng đất nước Việt Nam không phải của riêng ông. Và Bảo Đại không hề ân hận về việc này.

Đây chính là cách dùng người tài của Bác. Rõ ràng, dù cuộc đời ông Bảo Đại sau này ra sao thì câu nói của ông: "Thà là công dân của nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ" là một điểm sáng của cuộc đời ông ta. Điểm sáng này được cộng hưởng bởi không khí của cuộc Cách mạng và tất nhiên nhận được sự cổ vũ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trích một ý của bác Dương Trung Quốc ( ĐXT):

...Lại nhớ về một thời cách nay ngót nghét sáu chục năm. Khi đất nước mới độc lập, trừ lĩnh vực chính trị, còn tất thảy các lĩnh vực khác, nguồn nhân lực duy nhất cho đất nước đều được đào tạo trong hệ thống các trường học của đế quốc, ở chính quốc cũng như ở thuộc địa. Lấy đâu ra nhân tài để kháng chiến và kiến quốc đây? Cụ Hồ đã đưa ra một nguyên lý, đến nay đọc lại vẫn thấy chẳng hề cũ. Cụ không nói đến việc đào tạo nhân tài, vì lúc đó nhà nước cách mạng mới bắt tay vào đào tạo thì bao giờ mới có nhân tài. Mà không có nhân tài thì những thành quả cách mạng sẽ tiêu vong. Cụ nói đến việc "khéo chọn" và "khéo sử dụng nhân tài". Chữ "khéo" cụ dùng thật là … "khéo".

Trên báo Cứu Quốc, vị Chủ tịch nước giải thích rõ quan điểm của mình: "Việc dùng nhân tài không nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe". Trong bài viết tác giả không giải thích khái niệm “những điều kiện quá khắt khe". Nhưng đọc câu tiếp theo thì sẽ hiểu rõ hơn: "Tài to thì ta dùng vào việc to, tài nhỏ ta cắt vào việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì thì ta đặt vào việc ấy… Người nói giỏi lại cho vào việc chỉ cần khéo chân tay, người viết giỏi lại cho làm việc về lao động thì nhất định không thể nào thành công được. Biết dùng người ta sẽ không lo thiếu cán bộ" (Báo Cứu Quốc 4/10/1945)

Như thế trong quan niệm của Cụ Hồ, nhân tài không chỉ hiểu theo nghĩa là một lớp người đặc biệt nào đó (toàn tài), mà quan trọng hơn là phải nhận biết và khai thác năng lực của mỗi người vào những mục tiêu đúng đắn. Phát triển quan niệm ấy, Cụ còn viết: "Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển thêm" (Báo Cứu Quốc 14/11/1945). Điều Cụ Hồ viết ra chẳng xa điều ông bà ta vẫn nói: "dụng nhân như dụng mộc"

"Khéo dùng người", như cách nói của Cụ Hồ là một vế còn quan trọng hơn cả đào tạo nhân tài. Không bàn về việc bỏ ra nhiều tiền có thể đào tạo nhân tài được hay không, vì lẽ, nhân tài (nếu có) được đào tạo ấy sẽ được sử dụng như thế nào, và ai là người sử dụng họ. Cứ theo cách tư duy của Cụ Hồ, thì vấn đề mấu chốt cho việc phát huy nhân tài là ở phía người sử dụng nhân tài, chứ không phải là chính nhân tài. Biết bao nhân tài đã không (hay chưa) được (Nhà nước) sử dụng?
...




đăng nốt...
Làm sao thu hút người hiền tài trở về phục vụ đất nước?
17:27:47, 27/07/2004


Nhân tài của đất nước ta không phải thiếu, nhưng vấn đề là chúng ta nên sử dụng nhân tài như thế nào để phát huy hết khả năng của họ
Vừa qua Thanhnien Online có đăng bài "Cần một cuộc cách mạng về đào tạo và sử dụng nhân tài" nói về vấn đề thu hút cũng như việc sử dụng nhân tài phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Sau khi bài báo được đăng chúng tôi đã nhận được rất nhiều thư phản hồi của đọc giả về vấn đề trên. Chúng tôi xin trích đăng một số thư tiêu biểu để bạn đọc tham khảo.

Đầu tiên là ý kiến của bạn N.C.S (sinh sống tại Canada), theo bạn thì để thu hút người hiền tài trở về phục vụ đất nước thật sự vừa khó mà vừa dễ. Khó vì chúng ta không quyết tâm làm còn dễ là vì chúng ta là người Việt Nam, mà đã là người Việt Nam thì ai ai cũng yêu quý đất nước mình. Và theo bạn để thu hút nguồn lực nhân tài về cho đất nước điều đó cũng không quá khó nếu như Nhà nước đáp ứng được những điều cơ bản và cấp thiết sau:

1. Môi trường làm việc và phát triển: Người hiền tài là những người có kiến thức sâu về một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó. Nếu như không có được một môi trường để thể hiện khả năng cũng như không có điều kiện để họ phát triển những kiến thức có được thì thật khó mà giữ chân họ.

2. Đảm bảo việc giao lưu trao đổi các nghiên cứu với đồng nghiệp các nước. Không người hiền tài nào muốn bó hẹp khả năng của mình trong phạm vi một quốc gia. Chúng ta phải tạo những điều kiện tốt nhất để họ có thể giao lưu với với các đồng nghiệp nghiên cứu trên khắp thế giới.

3. Đầu tư mạnh mẽ cơ sở vật chất, phương tiện và tài liệu nghiên cứu cho họ. Bởi vì không một nhà khoa học hoặc nhà nghiên cứu nào có thể làm việc với những thiết bị lạc hậu hoặc những thông tin cũ rích. Đầu tư thích đáng là một trong những yếu tố quyết định cho thành công trong việc giữ chân những người hiền tài trở lại phục vụ đất nước.

Nếu có thể làm được những điều cơ bản trên đây thiết nghĩ không một nhà khoa học nào của ta không muốn quay về phục vụ đất nước.

Còn bạn đọc N.M.C (Hà Nội) thì lại đề cập đến khía cạnh khác với bạn N.C.S. Theo bạn thì: "Trước khi chúng ta bàn đến chiến lược đào tạo nhân tài, cần xem xét lại thật kỹ xem việc trọng dụng nhân tài như thế nào. Nếu chúng ta có đào tạo ra nhiều nhân tài chăng nữa mà không trọng dụng thì việc đào tạo đó thật là lãng phí. Hiện tại, chúng ta không thiếu gì người tài. Việc làm trước mắt là làm thế nào để trọng dụng nhân tài".



Và bạn đã đưa ra một cách nhìn nhận về vấn đề bằng một dẫn chứng sau: Một câu chuyện lịch sử mặc dù không phải là của Việt nam nhưng cũng đáng ghi nhận, đó là thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu. Khi vua Tề hỏi Quản Trọng kế sách phát triển đất nước. Quản Trọng đưa ra kế sách duy nhất là trọng dụng người tài. Ông đưa ra 4 ý kiến về trọng dụng nhân tài như sau:

1. Quốc gia mà không sử dụng nhân tài tất nhiên sẽ không tránh khỏi suy vong.

2. Sử dụng nhân tài mà sử dụng không chuyên, tức là đã lãng phí nhân tài (chẳng hạn người giỏi về kỹ thuật mà cho làm công việc xã hội thì là sử dụng không chuyên. Thử tự hỏi xem cơ chế hiện nay có bao nhiêu người bị sử dụng trái ngành trái nghề?)

3. Sử dụng người tài mà vẫn còn ham thích sử dụng tiểu nhân. Kẻ tiếu nhân sẽ cản trở hoạt động của nhân tài. Nhân tài chán nản bỏ đi nếu không làm được việc.

4. Sử dụng nhân tài mà không tin người tài. Sử dụng nhân tài nhưng luôn lo lắng nhân tài không trung thành và phản bội, không trao quyền và tạo điều kiện cho người tài thì việc sử dụng người tài chỉ có tính chất giả hiệu.

Tôi nhận thấy nếu chỉ xét 4 yếu tố trên đã cho chúng ta thấy chúng ta chưa tỏ ra trọng dụng nhân tài. Cụ thể để cho nhiều quan chức mua bằng bán điểm, quan tham nhũng chui sâu vào các vị trị cao, rõ ràng là sử dụng nhân tài vẫn còn thích tiểu nhân. Những người đi học nước ngoài về nếu có kỹ năng trình độ thì dễ dàng bị trù dập, quy kết này nọ. Rõ ràng sử dụng nhân tài nhưng vẫn nghi ngờ người tài. Đấy là còn chưa kể không biết bao nhiêu những người học hóa, toán, văn thì đi làm lãnh đạo các ngành nghề về kinh tế. Không biết bao nhiêu trường hợp sử dụng nhân tài mà sử dụng không chuyên.

Trên đây là 2 trong số rất nhiều ý kiến gửi về cho Thanhnien Online góp ý về việc thu hút cũng như sử dụng nhân tài để phục vụ cho công cuộc phát triển và xây dựng đất nước. Hy vọng các ý kiến trên sẽ hữu ích cho các nhà lãnh đạo.

N.C.S - N.M.C
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nếu xét người tài trong một môi trường cụ thể và khả năng cống hiến của người tài trong xã hội thì chúng ta sẽ thấy vấn đề nêu ra ở đây vô cùng đơn giản. Một người có thể coi là có tài trong môi trường này nhưng trong môi trường khác lại trở thành kẻ bất tài. Tiến sĩ vật lý hạt nhân, robot học, etc ở Mỹ chắc chắn là người tài nhưng cũng con người ấy mà ở VN thì sẽ thành người vô dụng. Có người có những khả năng đặc biệt như tính nhẩm nhanh, đọc 100 trang sách trong 1 phút, họ có tài nhưng cái khả năng đặc biệt của họ không giúp gì cho xã hội đc thì cũng không thể coi họ la người tài được. Câu hỏi ai nên đi ai nên về khi đặt ra như vậy đã là muộn rồi, các bạn du học sinh phải đặt câu hỏi 'mình có muốn về không ?' trước khi chọn ngành học. Nếu câu trả lời là có thì Việc tìm hiểu môi trường làm việc ở VN, ngành nghề nào có khả năng phát triển và chuẩn bị tinh thần là bắt buộc. Chứ cứ ra nc ngoài học mấy ngành trong nước không dùng được hoặc cứ tưởng cái gì trong nước cũng như bên Tây thì đúng là nên ở lại làm người tài còn hơn về nước thành cái thằng bất mãn.
 
hình như mọi người đã hiểu lầm ý của anh Thành rồi (theo sự quan sát thiểu cận của em)

Mình nghĩ anh cũng đồng ý là con người có thể vượt qua khó khăn để thể hiện tài năng của mình nhưng:

Lấy ví dụ một con người muốn khỏe mạnh thì phải có dinh dưỡng đầy đủ, đừng hy vọng cho A 50% lượng thức ăn so với B mà đòi hỏi anh ta làm nhiều hơn và tốt hơn B.

Đạt đỉnh cao của tri thức phải có 1 nền giáo dục tốt. Đừng hy vọng 1 người mù chữ, hoặc rất ít học vấn có thể thể hiện giỏi hơn người có 1 nền giáo dục tốt. (số lượng và thành tích của những người có 1 nền giáo dục tốt nhiều hơn cái nhóm kia)

==> như vậy muốn tài năng phát triển tốt hơn, thì phải có điều kiện, hoặc là loại bỏ hoặc hạn chế những trở ngại
 
Em chưa đọc hết bài các bác nhưng nói chung em có mấy ý muốn nói ra luôn ko lại quên mất:
Thứ 1, em là em cũng hơi đồng ý với bạn Dũng ở điểm "Chúng ta cần một thế hệ trẻ nói ít làm nhiều để thay đổi cục diện đất nước" ạ.
Thứ 2, em hơi hiểu ý bác Thành là muốn ng tài là tài thật thì phải thay đổi xã hội cái đã. Nhưng vấn đề là xã hội mình chưa đc thay đổi như ý bác, mà việc thay đổi lại là việc của ng ta, nên tóm lại là mình chẳng làm đc gì. Hoặc là thôi thì tìm đến nơi nào có điều kiện như mình mong muốn mà thể hiện tài năng.
Hic em nghĩ thế chẳng giải quyết đc vấn đề gì lắm ạ. Em thấy bác thảo luận thường có ý là "muốn thay đổi trc hết phải... phải..." nói chung là vĩ mô lắm. Thế ai là ng làm những cái đó ạ? Bác ạ? Chính phủ ạ? Thế nếu đất nc chưa thay đổi đc như ý bác thì... cũng đành thôi ạ?
 
đinh xuân tú đã viết:
Anh Dũng ơi !! Em chưa bao giờ đọc một bài nào của anh thể hiện sự hiểu biết của mình về một vấn đề nào đó. Cái gì với anh cũng là rởm đời, vô bổ cả.
Vậy anh đi học để làm gì vậy ????
Câu này em hỏi anh Dũng nhưng chị mạn phép nếu có ai hỏi chị thì chị sẽ trả lời thế này: chị đi học để sau này đi làm, đơn giản thế thôi, khi chưa làm thì chưa nên kể lể thể hiện sự hiểu biết của mình, làm rồi thì lại càng ko kể lể, sự hiểu biết nó thể hiện qua sản phẩm chứ đâu phải lời nói, em có nghĩ thế ko?
 
Hic em nghĩ thế chẳng giải quyết đc vấn đề gì lắm ạ. Em thấy bác thảo luận thường có ý là "muốn thay đổi trc hết phải... phải..." nói chung là vĩ mô lắm. Thế ai là ng làm những cái đó ạ? Bác ạ? Chính phủ ạ? Thế nếu đất nc chưa thay đổi đc như ý bác thì... cũng đành thôi ạ?

economists va` policy advisors toàn nói vĩ mô và kô thôi...nhiệm vụ và đóng góp của họ là đưa ra ý kiến để ảnh hưởng quần chúng = "lời nói" của họ.

Câu này em hỏi anh Dũng nhưng chị mạn phép nếu có ai hỏi chị thì chị sẽ trả lời thế này: chị đi học để sau này đi làm, đơn giản thế thôi, khi chưa làm thì chưa nên kể lể thể hiện sự hiểu biết của mình, làm rồi thì lại càng ko kể lể, sự hiểu biết nó thể hiện qua sản phẩm chứ đâu phải lời nói, em có nghĩ thế ko?

tùy ngành nghề, hoặc sản phẩm mà lời nói có giá trị quan trọng khác nhau.

Ví dụ như giáo viên...họ cũng "kể lể", "than trách" rất nhiều hoặc rất nhiều nhà báo châm biếm hay bàn luận chỉ "châm biếm", "chỉ chỏ"....chẳng lẽ những cái đó kô thể hiện hiểu biết của họ?

và 1 điều nữa...học kô chỉ là để sau này ra đi làm...mà cũng nên dùng kiến thức để mình học giảng dạy cho người khác, nếu người đó muốn học...và mình nghĩ, mình và kô ít người khác muốn học những kiến thức của anh Thành,

Lời nói và hành động đều quan trọng như nhau...thiếu 1 trong 2 cái, thì sẽ kô đạt được hiệu quả cao nhất (doesn't reach its full potential efficiency)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Vân: Nếu không có thảo luận thì làm sao có sự phát triển. Em có nghĩ cách em nói người khác không nên thảo luận là một cách dạy đời không? Em có biết tại sao xã hội châu Á, đặc biệt là VN lại lạc hậu đến thế? Thay bằng cái quan điểm của em là "thế hệ trẻ ít nói làm nhiều" anh có quan điểm là "thế hệ trẻ dám nói, dám làm và làm được". Nếu biết mà không nói, không biết cũng không hỏi --> xã hội không bao giờ phát triển được.

Đối với mảnh đất cằn cỗi, muốn trồng cây và thu quả chỉ có 2 cách:
1. Cải tạo đất cằn cỗi thành đất màu mỡ
2. Nghiên cứu lai tạo loại cây thích nghi được với môi trường khắc nghiệt

Cách anh nói là cách 1, cách 2 chưa dám nghĩ tới. Còn cách mà mọi người vẫn đưa ra mang tính chất volutarism của cộng sản chủ nghĩa --> không thể thành công.

Quay sang chủ đề chính mà mọi người đang xoay vần (em Tâm và em Vân, cũng như em Tuấn): là không có người tài thì làm sao mà thay đổi được xã hội. Ý nói đến mối quan hệ lệ thuộc giữa sự tiến bộ của xã hội và sự đóng góp của người tài.

Đây là một chủ đề lớn hơn nhiều, chủ đề mà chúng ta đã thảo luận ở phía trên (làm sao để xuất hiện nhân tài). Sự phát triển xã hội, sự tiến bộ trong khoa học công nghệ, các cuộc cách mạng, sự đấu tranh giữa các chủ nghĩa v.v. và v.v. --> đó chính là nội dung mà mọi người đang quan tâm (mà không để ý tới).

Mọi người có biết vì sao, ở Châu Phi không xuất hiện một Đặng Tiểu Bình không? Và nếu có xuất hiện, cũng không thể thành công được. Mọi người nghĩ rằng Đặng Tiểu Bình là thiên tài, nhưng có phải duy nhất Đặng Tiểu Bình là người biết rằng xã hội cần thay đổi? Anh có thể cam đoan là Đặng Tiểu Bình không phải là người duy nhất trong Đảng CS TQ biết vấn đề, và càng không phải là người TQ duy nhất biết nghĩ như vậy. Trong Đảng CS TQ, thời kỳ đó (những năm 70 của thế kỷ trước) có hàng ngàn Đảng viên cao cấp của TQ có đồng quan điểm như Đặng Tiểu Bình, và trước đấy nửa thế kỷ hàng triệu người TQ đi theo Quốc Dân Đảng đã biết nghĩ như vậy. Vậy ĐTB không phải là người duy nhất biết điều đó, nếu ông là người duy nhất trong Đảng thì ông không thể lên làm lãnh đạo được vì ông sẽ không có người ủng hộ, và như thế những gì ông muốn sẽ không được thực hiện. Đơn giản ông là người được trao sứ mệnh lịch sử đó! :)

Vì sao Hitler lại trở thành lãnh tụ của nước Đức Quốc xã? Vì có hàng triệu người Đức ủng hộ ông, tán thành với quan điểm của ông. Hitler không phải là người duy nhất có những suy nghĩ điên rồ. Nếu không có những bài phát biểu đầy nhiệt huyết của mình thì Hitler sẽ mãi mãi là một anh thợ sơn vô danh tiểu tốt.

Tất cả các tư tưởng tiến bộ, trước khi được đưa vào thực hiện đều phải trải qua một quá trình tuyên truyền nhận thức cho đông đảo quần chúng, nó sẽ phải trải qua một quá trình đấu tranh - đôi lúc là rất đẫm máu, trước khi nó trở thành hiện thực. Bởi vì sao? Vì con người không thể biết được rằng con đường nào là con đường đúng và con đường nào là sai lầm khi họ chưa đi qua con đường đó. (Cũng giống như ở trên, ta không thể biết là ai là người tài, ai không có tài)

Mình đã từng đọc các bài viết của George Soros. Một trong những điều mình thấy hay nhất ở ông ta là thuyết về sự phản xạ (Theory of Reflection) - một học thuyết của ông ấy, mà ít được công nhận. Theo học thuyết của ông ta thì việc tăng giá hay giảm giá trên thị trường chứng khoán không thể nói lên điều gì hết, mà nó chỉ đơn thuần là kết quả của sự đấu tranh giữa 2 luồng suy nghĩ của các nhà đầu tư: một bên nghĩ nó sẽ cao hơn thế, một bên nghĩ nó sẽ thấp hơn thế, và bên nào mạnh hơn nó sẽ nghiêng về bên đó. Cũng đúng thôi, trên thị trường chứng khoán thì không ai dại gì lại đi bán cổ phiếu khi mà biết rằng nó sẽ tăng.

Bây giờ mình phải đi làm, hẹn week-end sẽ thảo luận nốt vấn đề này. Các bạn có ý kiến gì cứ phát biểu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Câu đó là nói ít chứ ko phải ko nói anh ạ. Còn nói nhiều thì mấy ông già giảng viên đại học say rượu vẫn ngồi chửi nhau xơi xơi kiểu này bạn Phước ạ. Những chính sách mấy ông ý nói thì đúng quá, nhưng mà chục năm trôi qua tình hình vẫn chả khác gì.
Anh Thành, theo anh thì mấy năm nữa anh sẽ nắm giữ một chức vụ quan trọng và có khả năng thực hiện những chính sách mà anh vạch ra? Bác Tuyển đã bao giờ nhận được những lời khuyên của anh ? Em theo chủ nghĩa hiện thực nên chỉ quan tâm tới kết quả.Quá trình làm việc mấy năm đầu của anh trong bộ thương mại là giai đoạn nằm vùng chờ thời cơ hay là kết quả của sự bế tắc? (Những câu này em hỏi thật lòng đấy ko có ý gì đâu). Nếu dám nói dám làm và làm được thì anh đang làm gì để tạo nên sự khác biệt ở một cơ quan như thế. Em nghĩ nghe việc anh làm có ý nghĩa hơn những bài thuyết trình trong một cái forum học sinh.
Còn nữa các bác đừng chứng minh bằng cách đặt ngừoi này vào vị trí khác và giả sử. Nó ko khách quan đâu, lấy gì chứng tỏ là mọi việc sẽ diễn ra theo ý của các bác. Đặng Tiểu Bình mà ở châu phi nhỡ đâu đã thành trùm buôn lậu thú quí hiếm mà cho sang Việt Nam có khi lại ra Năm Cam ko biết chừng. Không phải ai cũng làm đựoc cái việc dơn giản thực hiện sứ mệnh lích sử đấy đâu ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh Dũng làm ơn nói trúng vấn đề đi ạ :) Vấn đề mà topic này đặt ra là "Sống ở đời phải biết mình là ai", liên quan trực tiếp đến mình, đến những người đi du học đấy ạ. Và mình cũng cần phải biết đến xã hội này, chính phủ này có chế độ như thế nào với những người đi du học về chứ; cũng là để rút ra kinh nghiệm cho mình thôi mà :)

Tất nhiên trong tranh luận, từ 1 topic có thể mở rộng ra, nhưng vẫn xoay quanh topic đó. Em chưa thấy anh Thành hay anh Tuấn... có gì lan man quá đáng cả. Ở HAO này không phải chỉ có anh là bận bịu, là thực tế đâu ạ. Nghe kiểu anh nói có vẻ như là ban giám khảo phải xinh đẹp hơn hoa hậu thì mới được chấm điểm hoa hậu ý. Còn cái ví dụ của anh về Đặng Tiểu Bình thì quá củ chuối =; Thôi anh không thích thì thôi, anh thấy tranh luận thế này là vô ích thì anh vào làm gì nữa...
 
ai sống ở trên đời chả cần biết lượng mình chứ nhỉ?
đây là câu hỏi đặt ra cho mọi người mà.!
 
Em gái ạ, ko dễ gì có một người làm trong một bộ vào forum để nói chuyện đâu, anh hỏi thật lòng thì em lại cho là anh nói mỉa.Em đứng trên phương diện mọi người đi qua đọc,nhưng anh coi mấy bác ở đây như người quen vì gặp nhau trên topic khác rồi nên mới nói bốp chát thế. Anh nói em thấy khó chịu nhưng với những bác ở đây đều có học vấn cả, em thấy họ có thèm nói lời nào đâu:D:D.
Câu hỏi của anh ko hề lạc đề đâu, nó liên quan đến ý anh Tâm nói về nhân tài và sự thích nghi trong môi trường sống.Nếu anh Thành trả lời về vấn đề này thẳng thắn thì anh tin là chủ đề thiết thực và hay hơn nhiều. Em sẽ hiểu được thay đổi trong bộ máy đầu ngành chứ ko phải kiến thức suông :D(anh nhìn anh Thành là một lớp người trẻ có ý chí thay đổi cục diện đất nước vì thế mới vào bộ chứ ko hề như em nghĩ đâu.Nhiều việc ko cần nói thẳng ra em ạ.)
 
Back
Bên trên