Sẽ phải nộp phí giao thông trong giờ cao điểm?

Tập đi xe bus :">.


Rất đồng ý vs chị Dung là đi xe buýt là phải tập ạ \:d/ tập tành đi xe buýt là tốn kém nhắm ạ :( hic hic :(

Cái lợi của xe buýt thì ai cũng thấy rõ :)) rẻ :)) cũng tiện , mùa hè thì mát mùa đông thì ấm :p

Em mấy lần đi xe buýt cứ lớ nga lớ ngớ :(đúng vào h` cao điểm bị chen lấn xô đẩy đã đành , rồi đúng bến của mình ko xuống nổi < mới lần đầu đi xe :">> vì đông quá mà ko chen ra đc. :">

Như thế còn nhẹ :( đau đớn nhứt là bị móc đồ trên xe buýt :(( mất tiền mất ví mất di động :| < e thì mới dính quả mất ví , còn di động vì ko có nên ko mất =)) nhg bạn em nhiều đứa mất di động trên xe buýt nhắm > xe đông quá , ko biết ai với ai , cứ chen chúc như lèn giò , mất đồ là phải chịu :(

Đi xe buýt tưởng rẻ hóa lại cực kỳ tốn kém 8-|


-------------------


CMSN a Kiên ạ \:d/ ava a Kiên xì-tin chín ích thế ;)) :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh không thấy buồn cười à =))
Giàu với nghèo thì cũng là người cả thôi =))
Hóa ra giờ sắp có cả tuyến đường cho nhà giàu đi nhà nghèo đi tránh nhau cho nó đỡ tắc đường =))

Mà đường trọng điểm với ách tách là do nhiều người và trong số đó hầu hết là người lao động đi làm về, đi :)


Còn nói thật chứ xe bus =))
sau vài lần đi xe bus em đã rút ra cái kn là lên xe bus cứ áp dụng sức chen lấn xô đẩy mà tiến lên =))
1 cái xe 12 từ trường mình về nhà em bé xíu mà nhét đết mức ko thể nhét thêm được nữa ( tầm 7-8 chục người thôi =)) )
Và 30-60p có 1 chuyến giờ cao điểm nhé =))

Hầu hết đường bị ách tắc là toàn giờ cao điểm mà em, học sinh đi học, cán bộ đi làm, ở đâu mà chẳng thế. Không phải là có tuyến đường cho người giàu, người nghèo mà là để giảm bớt lưu lượng người tập trung trên một tuyến đường.
Tất nhiên, ai có khả năng có thể đóng phí thì sẽ được đi đường thuật tiện với mình hơn, những người còn lại có lẽ phải đi đường dài hơn 1 chút nhưng về cơ bản nó sẽ giảm ắch tắc. Họ có cơ hội được lựa chọn giữa public transport như kiểu xe bus và private transport (ô tô, xe máy, xe đạp). Mặc dù so với Singapore hay London thì cái public transport của mình có thể không bằng nhưng mình muốn tiến thì cũng phải dần dần chứ, đâu có thể thay đổi là thay đổi hết được một lúc đâu.
Chị không tranh cái về mặt phí thu 10k-20k vì để ra được cái phí đấy thì họ căn cứ vào rất nhiều yếu tố chứ không phải tự dưng nghĩ ra 1 cái giá rồi áp đặt.

Còn về chuyện đi xe bus, kinh nghiệm bản thân chị 3 năm cấp 3 đến Ams và đi học thêm bằng xe bus này, có thấy sao đâu. Tất nhiên có những lúc phải chen nhau thật :)) nhưng như thế cũng vui mà.
Ở các nơi khác chị không rõ chứ ở bên Sing này nhiều lúc lên xe bus hay đi tàu điện cũng chật kín người lúc giờ cao điểm, có khi không có ghế ngồi, đứng trên đó 30' là chuyện bình thường.
Tại vừa học xong cái phần Urban planning có cái phần congestion tax, lại sắp phải thi final nữa =(( nên tranh luận với mọi người, ôn bài luôn :">
 
1 cái xe 12 từ trường mình về nhà em bé xíu mà nhét đết mức ko thể nhét thêm được nữa ( tầm 7-8 chục người thôi =)) )
Và 30-60p có 1 chuyến giờ cao điểm nhé =))
nhà em này ở đâu mà cũng đi 12 thế :)) anh chỉ đi học lúc sáng sớm bằng 12 thôi, về toàn bạn đèo xe máy về :)) mà cái xe 12 đến tận chỗ đầu thái hà mới bắt đầu bớt đông :( may là chỉ phải đi lớp 10, 11
 
Tại sao các ông ko tính việc mở mang đường xá.:)|
Trong 20 năm tới là cùng, với cái đà này, HN dùng ô tô hết.:)) =))
Lúc đó thì các bác làm to phải lục đục đi xe máy để đến cơ quan sớm.=))
 
Người nghè ở Sing ko đi oto còn người nghèo ở london ko đi xe máy chị ạ =))
Mà vẫn không hiểu thu phí kiểu gì nhờ hay lại làm thẻ giống xe bus rồi đeo ở cổ =))

Trên mỗi xe nó lắp đặt 1 thiết bị như kiểu thẻ từ ý, xong rồi nạp tiền vào đấy. Đi qua đoạn nào cần thu tiền thì nó quét qua để trừ tiền. Cái vấn đề là ở vn mà lắp thì 2 ngày sau nó ở hàng thu mua đồ ăn cắp ăn trộm rồi :-<
 
10k là cho 1 ngày đấy chứ, có phải là cứ đi qua 1 lần là thu 10k đâu nhỉ :-/
Thứ hai là, cách thu tiền có thể là sản xuất 1 loại card, đi qua mấy cái barrier đấy thì quẹt một phát, chắc cũng chả tốn thời gian lắm đâu (bình thường trên những tuyến đường đó cũng đông xe cộ, tốc độ trung bình cũng chậm rồi).

Vậy việc bắt nộp tiền này là có những mục đích gì?
- Giảm tắc đường ở những tuyến đường quan trọng vào những giờ cao điểm.
- Đẩy nhân dân vào chỗ đi public transport hết, giảm số lượng xe máy --> Giảm tắc đường lần 2.
Tuy nhiên để làm được như thế thì chính phủ cũng phải xem xét việc tăng chất lượng public transport, phục vụ các kiểu...
- Thu thêm tiền để cải tạo đường xá và public transport ở trên.
Tuy nhiên ở Việt Nam tham nhũng còn quá nhiều, nhất là tham nhũng xây dựng thì càng nhiều, nên chưa biết thế nào.


Chả phải là sính ngoại gì, nhưng Việt Nam mình cũng nên thay đổi dần đi là vừa chứ nhỉ. Lúc đầu thì thấy cái gì chả khó chịu. Sau đi bus nhiều thì lại quen. Hà Nội bây giờ 3.5 triệu dân rồi, bé tí như hũ nút, đang mở rộng trung tâm ra phía Big C (sẽ toàn đường cao tốc cho ô tô), thì việc thay đổi chính sách thế này cũng không phải là sớm sủa gì đâu :D
 
vấn đề chị Phương nói ai cũng thấy cả :D tuy nhiên điểm qua 1 số tuyến ách tắc hiện nay thì việc dựng barrie là ko thể vì ko có barrie việc lưu thông xe cộ đã nan giải ... mặt khác đường như Trường Chinh , mở 2 đầu to ra , ở giữa thắt cổ chai ko đủ 2 xe bus tránh nhau >>. tắc đường ... đây là do nhà nước đần độn trong qui hoạch chứ chả phải lỗi j` của nhân dân
hơn nữa ví dụ ngay tuyến TC lần nữa toàn nhà dân , có nghĩa là nhân dân ở đây mỗi tháng bắt buộc mất 300k/ng` ???? mỗi nhà 4ng` lớn đi học đi làm là 1tr2 ???? bằng lương 1 công chức lâu năm chưa , mà họ vẫn bắt buộc phải đi à /:)
nói chung đề án này vẫn thuộc loại ăn cắp của nước ngoài mà vẫn ko biết ứng dụng vào thực tiễn VN
 
Hầu hết đường bị ách tắc là toàn giờ cao điểm mà em, học sinh đi học, cán bộ đi làm, ở đâu mà chẳng thế. Không phải là có tuyến đường cho người giàu, người nghèo mà là để giảm bớt lưu lượng người tập trung trên một tuyến đường.
Tất nhiên, ai có khả năng có thể đóng phí thì sẽ được đi đường thuật tiện với mình hơn, những người còn lại có lẽ phải đi đường dài hơn 1 chút nhưng về cơ bản nó sẽ giảm ắch tắc. Họ có cơ hội được lựa chọn giữa public transport như kiểu xe bus và private transport (ô tô, xe máy, xe đạp). Mặc dù so với Singapore hay London thì cái public transport của mình có thể không bằng nhưng mình muốn tiến thì cũng phải dần dần chứ, đâu có thể thay đổi là thay đổi hết được một lúc đâu.
Chị không tranh cái về mặt phí thu 10k-20k vì để ra được cái phí đấy thì họ căn cứ vào rất nhiều yếu tố chứ không phải tự dưng nghĩ ra 1 cái giá rồi áp đặt.

Còn về chuyện đi xe bus, kinh nghiệm bản thân chị 3 năm cấp 3 đến Ams và đi học thêm bằng xe bus này, có thấy sao đâu. Tất nhiên có những lúc phải chen nhau thật :)) nhưng như thế cũng vui mà.
Ở các nơi khác chị không rõ chứ ở bên Sing này nhiều lúc lên xe bus hay đi tàu điện cũng chật kín người lúc giờ cao điểm, có khi không có ghế ngồi, đứng trên đó 30' là chuyện bình thường.
Tại vừa học xong cái phần Urban planning có cái phần congestion tax, lại sắp phải thi final nữa =(( nên tranh luận với mọi người, ôn bài luôn :">
vấn đề là ở chỗ dần dần chị ạ
chị k thấy rằng đường xá nhà mình chưa ra sao đã tính đến mấy cái cách giải quyết yêu cầu cực nh cơ sở vật chất như thế này k :D?
 
cách duy nhất cải tạo HN là chỉ có di dân ra hà tây xong đập Hà nội đi xây lại từ đầu thôi :))
 
Hà Đông bi h ngon lắm rồi :)) ko về đấy đc đâu :))
cứ bắt chước HQ , xây dựng cha nó cái thủ đô mới cho xong:p
 
tưởng ty đòi mua trực thăng hay xe lu cho chúng nó khỏi oánh thuế chứ về Vinh dễ ấy mà :))
 
Từ lớp 6 đến giờ em đã đi xe bus, có rất nhiều kỉ niệm đẹp trên xe đấy chứ, kể cả việc chen lấn xô đẩy cũng là 1 phần của xe bus rồi, thiếu nó thấy trống vắng kiểu gì ấy :(
Thử tưởng tượng nếu xe bus ko còn, tất cả lượng người trên xe đổ xuống đường đi xe máy hay đạp :-s
Nói chung là dù vẫn có một ít nhược điểm do một ít cá nhân thiếu ý thức gây ra, nhưng đi xe bus là vô cùng cần thiết. Nếu tất cả mọi người đều có ý thức thì văn hóa xe buýt sẽ trở thành 1 thứ ko thể thiếu với người dân HN, một chủ đề mới để được khai thác :)
 
Tại sao các ông ko tính việc mở mang đường xá.:)|
Trong 20 năm tới là cùng, với cái đà này, HN dùng ô tô hết.:)) =))
Lúc đó thì các bác làm to phải lục đục đi xe máy để đến cơ quan sớm.=))

Tại sao ko mở đường à :

-1 mật độ dân cư hiện tại đang ở mức rất cao : cụ thể: Hà Nội: 3.490 người/km2 (gấp gần 100 lần mật độ chuẩn), TP HCM: 2.909 người/km2... (số liệu giữa năm 2007). Nếu như ở các thành phố lớn ( chính xác là thủ đô và HCM) muốn mở đường -> dẫn đến giải phóng mặt bằng . Chuyện này vừa phức tạp, vừa tốn kém hơn rất nhiều . Mặt khác, lại phải lo đền bù, tái định cư ( ko chỗ đâu mà sống), các vấn đề xã hội nảy sinh...

-Hiện nay xu hướng là lấp sông mở đường, Hà Nội cũng có nhiều con phố mới đi lên từ sông ( ví dụ phố Trần Đại Nghĩa). Nhưng quỹ sông cũng hạn chế và không thể lấp hết sông để làm đường được (vì lí do thoát nước, cảnh quan..)

-Cuối cùng: mở thêm đường khả năng ko giải quyết tắc đường được. Vài năm mở thêm được vài con đường, trong khi số lượng xe tăng lên lại nhanh gấp mấy lần tốc độ mở đường. Chưa xong đường, lại vẫn tắc (nhìn đoạn Đại La chỗ mở cái đường mới nhé) :|

-> giải pháp vẫn là giảm số xe lưu thông là tối ưu hơn cả, đường sá chỉ góp phần vừa phải thôi.

Một số biện pháp khuyến khích giảm tải phương tiện (nghe được, nghĩ ra và thu nhặt )

+Vé xe buýt cho học sinh sinh viên còn 30K/tháng liên tuyến
+Vé xe buýt cho các đối tượng khác 50K/tháng liên tuyến
(rẻ hơn tiền bỏ ra mua xăng đổ cho xe máy thì sẽ có rất nhiều người chuyển sang xe buýt, vì dân ta vẫn còn nghèo, mà lại đông người dùng xe máy làm phương tiện chính)
+Miễn phí phí xe buýt cho người già , trẻ em ( họ đỡ phải đi xe đạp/máy -> giảm số lượng
+Miễn phí xe công cộng tại giờ cao điểm
+Cấm ô tô đi lại tại các tuyến phố chính, hay xả ra tắc đường giờ cao điểm
+Giờ hành chính chuyển xuống 7h sáng ( tiện cho con đi học và rồi đi làm luôn). Kết thúc 10h30 (về nhà cơm nước, nghỉ ngơi. Chiều làm từ 1h đến 4h30. Giờ làm của công nhân làm ca thì vẫn giữ nguyên
+Khuyến khích các nhà máy xí nghiệp bố trí chỗ ăn ở tại chỗ cho công nhân viên.
+Tăng thu phí lưu thông các phương tiện cơ giới
+Triển khai hệ thống giao thông thông minh: lắp đặt camera quan sát tại các nút giao thông trọng điểm, hay xảy ra ùn tắc, thông báo trên đài radio để các phương tiện o tô biết mà tránh chui vào...
...

tạm nghĩ ra thế, chả biết gì hơn :D
 
nhà em này ở đâu mà cũng đi 12 thế :)) anh chỉ đi học lúc sáng sớm bằng 12 thôi, về toàn bạn đèo xe máy về :)) mà cái xe 12 đến tận chỗ đầu thái hà mới bắt đầu bớt đông :( may là chỉ phải đi lớp 10, 11
Em xuống ở chỗ bể bơi thái hà mà :x^^
Đi về cũng toàn bạn đèo, hôm nào ko bắt được đứa nào mới phải đi xe bus :">
Nói chung chỉ mới là đề án thôi, chắc chả được duyệt đâu. ;)
mà đừng ai so sánh xe bus HN với xe bus Lodon với sing mà :|
cách nhau xa lắm ý :|
Xe bus hà nội lên xe giờ (hơi) cao điểm có chỗ ngồi mới là chuyện không bình thường :|
Chưa kể xe em đi rất hay có trò "Đường này tắc lắm ko đi đâu, bỏ mấy bến đi đường khác thoai " :|
 
Chỉnh sửa lần cuối:
các bác việt nam rõ là ôn nghèo kể khổ, ở sing nó đánh thuế oto rõ cao để hạn chế mua oto, khuyến khích ng dân dùng phương tiện công cộng, chỉ có chú nào giàu mới được mua oto. ở vn mà áp dụng thế chắc ối bạn lại lên đây kêu phân biệt giàu nghèo bù lu bù loa
 
Muốn xây lại thành phố thì cứ di dân đi đâu đấy xong cho quả bom vào là nhanh gọn nhẹ đỡ tốn kém :x

Đùa chứ để xây dựng cở sở hạ tầng, đổi mới các thứ ở vn mệt lắm. Có cái dự án xây tàu điện trên cao trong hà nội và ra các tỉnh nào lân cận, chả biết đã thông qua chưa nhưng mà cái giải tỏa thì gần chục năm nay vẫn chưa xong ^ ^ Trong cái panel dự án thì ghi rõ là 2005 giải phóng mặt bằng, xây đường lấp sông, h mình đi ra cát linh vẫn qua cái sông tô lịch hôi rình 8->

Hình như thuế ôtô ở vn cao hơn sing đấy :))
 
=_=
tháng 12 về đi xe đạp =_=
đỡ phải đội mũ bảo hiểm với lại nộp phí
đường tắc thì lách dễ nhất
mà lại giảm cân tốt cho sức khỏe =_=
chưa kể
có đèo bạn gái đi thì cũng lãng mạn nữa
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên