Sẽ phải nộp phí giao thông trong giờ cao điểm?

Tại sao ko mở đường à :

-1 mật độ dân cư hiện tại đang ở mức rất cao : cụ thể: Hà Nội: 3.490 người/km2 (gấp gần 100 lần mật độ chuẩn), TP HCM: 2.909 người/km2... (số liệu giữa năm 2007). Nếu như ở các thành phố lớn ( chính xác là thủ đô và HCM) muốn mở đường -> dẫn đến giải phóng mặt bằng . Chuyện này vừa phức tạp, vừa tốn kém hơn rất nhiều . Mặt khác, lại phải lo đền bù, tái định cư ( ko chỗ đâu mà sống), các vấn đề xã hội nảy sinh...

-Hiện nay xu hướng là lấp sông mở đường, Hà Nội cũng có nhiều con phố mới đi lên từ sông ( ví dụ phố Trần Đại Nghĩa). Nhưng quỹ sông cũng hạn chế và không thể lấp hết sông để làm đường được (vì lí do thoát nước, cảnh quan..)

-Cuối cùng: mở thêm đường khả năng ko giải quyết tắc đường được. Vài năm mở thêm được vài con đường, trong khi số lượng xe tăng lên lại nhanh gấp mấy lần tốc độ mở đường. Chưa xong đường, lại vẫn tắc (nhìn đoạn Đại La chỗ mở cái đường mới nhé) :|

-> giải pháp vẫn là giảm số xe lưu thông là tối ưu hơn cả, đường sá chỉ góp phần vừa phải thôi.

Một số biện pháp khuyến khích giảm tải phương tiện (nghe được, nghĩ ra và thu nhặt )

+Vé xe buýt cho học sinh sinh viên còn 30K/tháng liên tuyến
+Vé xe buýt cho các đối tượng khác 50K/tháng liên tuyến
(rẻ hơn tiền bỏ ra mua xăng đổ cho xe máy thì sẽ có rất nhiều người chuyển sang xe buýt, vì dân ta vẫn còn nghèo, mà lại đông người dùng xe máy làm phương tiện chính)
+Miễn phí phí xe buýt cho người già , trẻ em ( họ đỡ phải đi xe đạp/máy -> giảm số lượng
+Miễn phí xe công cộng tại giờ cao điểm
+Cấm ô tô đi lại tại các tuyến phố chính, hay xả ra tắc đường giờ cao điểm
+Giờ hành chính chuyển xuống 7h sáng ( tiện cho con đi học và rồi đi làm luôn). Kết thúc 10h30 (về nhà cơm nước, nghỉ ngơi. Chiều làm từ 1h đến 4h30. Giờ làm của công nhân làm ca thì vẫn giữ nguyên
+Khuyến khích các nhà máy xí nghiệp bố trí chỗ ăn ở tại chỗ cho công nhân viên.
+Tăng thu phí lưu thông các phương tiện cơ giới
+Triển khai hệ thống giao thông thông minh: lắp đặt camera quan sát tại các nút giao thông trọng điểm, hay xảy ra ùn tắc, thông báo trên đài radio để các phương tiện o tô biết mà tránh chui vào...
...

tạm nghĩ ra thế, chả biết gì hơn :D

em nghĩ là public transport cũng là kinh doanh , việc miễn giảm vé trong thời kì lạm phát kinh dị như ngày nay là ko khả thi
thứ 2 là em từng đc chứng kiến 1 dây ô tô dài từ đầu đến cuối đường Thái Hà , xe các sếp cả , cấm xe các sếp chả khác nào chọc vào niêu cơm nhà mình nên =;
biện pháp hữu hiệu nhất , kinh tế là đánh vào giá xăng , nếu tăng 100% giá xăng chẳng hạn thì vé liên tuyến xe Bus tăng 70% , ko đáng bao nhiêu so với việc tự mua xăng đi xe máy >>. họ đi xe bus hết , tiền dôi ra từ việc tăng giá xăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng xe bus phục vụ nhân dân :D
 
em nghĩ là public transport cũng là kinh doanh , việc miễn giảm vé trong thời kì lạm phát kinh dị như ngày nay là ko khả thi
thứ 2 là em từng đc chứng kiến 1 dây ô tô dài từ đầu đến cuối đường Thái Hà , xe các sếp cả , cấm xe các sếp chả khác nào chọc vào niêu cơm nhà mình nên =;
biện pháp hữu hiệu nhất , kinh tế là đánh vào giá xăng , nếu tăng 100% giá xăng chẳng hạn thì vé liên tuyến xe Bus tăng 70% , ko đáng bao nhiêu so với việc tự mua xăng đi xe máy >>. họ đi xe bus hết , tiền dôi ra từ việc tăng giá xăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng xe bus phục vụ nhân dân :D

E nhầm rồi.

Các công ty xe búyt như hanoibus vẫn nhận trợ cấp và bù lỗ của nhà nước, vẫn ăn tiền của nhà nước. Chính vì thế mới có cái giá xe buýt 3K như bây giờ. Chứ nếu ko thì chắc chắn sẽ còn đắt dài cổ nữa. Mỗi năm bù vào đó mấy trăm tỉ VND đó :)

Còn rất nhiều ô tô thuộc diện ưu tiên trên các tuyến đường: có 7 loại ô tô được ưu tiên. Các bác sếp cũng không muốn tắc đường tẹo nào cả. Bảo họ tránh có khi còn mừng vì công việc họ bận, tránh tắc lại càng ưu tiên chứ đâu phải cứ là sếp ta phải đi đường to :D. Vì đường chả của riêng ai nên ai cũng đi mà. Tắc đấy, lao vào đi các sếp, mệt người ra. Tránh là thượng sách.

Về việc e bảo tăng giá xăng. A thấy e mới nghĩ được đúng một góc độ là giá xăng oánh vào xe máy, mà cứ suy rộng thêm ra là ô tô nhé nhưng nó bất hợp lý ở mấy điểm sau:

+Đánh vào ô tô: các bác có tiền mua và sử dụng ô tô, thì cái tiền xăng nó chả đáng là mấy. 20K vẫn mua và đi lại vô tư :)
+Giá xăng tăng sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế chứ không riêng gì các đối tượng đi xe máy. Cước phí vận tải sẽ tăng theo vì họat động giao vận hàng hóa vẫn diễn ra hàng ngày trên khắp đất nước. Tăng cước vận chuyển sẽ tác động đến toàn bộ giá cả các mặt hàng tiêu dùng, nhu yêu phẩm... Như vậy nếu tăng giá xăng, một bộ phận lớn dân cư ở nông thôn miền núi sẽ phải chịu chi phí cao hơn cho cuộc sống của mình với lý do hạn chế dân miền xuôi, thành phố đi xe máy :-?? . Như vậy là bất công ( muốn biết bất công và công bằng mời các bạn đón đọc topic "...bất công.." ở đâu đó trên này nhé:D). Đấy là còn chưa kể tác động tới xuất khẩu nhé. Thế cho nên nhà nước mình một mặt kêu thả nổi giá xăng dầu theo giá thị trường nhưng thực tế vẫn kiểm soát ( giá dầu thé giới giảm, yêu cầu giảm giá xăng : ok. Giá dầu thế giới tăng, các công ty nhập khẩu xăng đòi tăng: từ từ nhé :|. Mục đích là để điều tiết vĩ mô :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
thực ra em post chưa hết ý
việc giải tán tắc đường thì đương nhiên nó có nhiều vấn đề , vấn đề lớn là giảm mật độ xe
để giảm mật độ xe có nghĩa là giảm số xe chạy rong ngoài đường vào giờ cao điểm , giảm số xe ô tô ư??? thực tế ra cái dây ô tô em nói là gặp vào lúc 7h40' sáng và 6h chiều , ko thể ngăn các sếp gương mẫu đến cơ quan và về nhà chung vui với vợ con buổi chiều tối đc , chưa kể việc làm ăn với đối tác thì đường sếp sếp cứ phải đi
vấn đề hanoibus bù giá thì nếu giảm nữa thì gánh của nhà nước càng nặng đúng ko anh :D nhà nước ta lãng phí thuế để bù cho HNbus và xăng , trong khi ko có tiền để xây đê cho nhân dân miền trung , và nhà mình đang è cổ mỗi ng` 1 ngày lương cứu họ đấy ;)
vấn đề giá xăng thì hướng giải quyết sẽ là tất cả các công ty vận tải sẽ đc khấu chiết lại phần chênh giá xăng so với hiện nay ( 20k chỉ tính 10k) nếu e ngại nạn ăn cắp xăng của nhà nước bán chợ đen thì chế tài đơn giản nhất là ghi công tơ mét ;) và chỉ có xe đăng kí với nhà nước mới có mức chiết lại như trên , việc này còn giải quyết đc vấn nạn xe thương binh và công nông vô tổ chức như hiện nay :D 1 phát chết nghìn thằng thương binh chợ Mơ , các hãng taxi cũng có thể áp dụng chế tài trên :) bộ máy quản lí sẽ ko phình ra bao nhiêu nếu chỉ có mỗi việc báo cáo công tơ mét các xe đc đăng kí hàng tháng chứ ;)) thêm nữa là nạn ăn cắp xăng bán qua biên giới cũng giải tán :))
còn các anh đại ko tuân theo thì là do họ mạnh kinh tế , các chú tiểu như chúng ta sẽ ngại đi xe ra đường hơn :p

topic đang có chiều hướng tiến đến TLNT :))
và dù j` thì ko có xe máy để đi lượn thì buồn lắm :((
 
thực ra em post chưa hết ý
việc giải tán tắc đường thì đương nhiên nó có nhiều vấn đề , vấn đề lớn là giảm mật độ xe
để giảm mật độ xe có nghĩa là giảm số xe chạy rong ngoài đường vào giờ cao điểm , giảm số xe ô tô ư??? thực tế ra cái dây ô tô em nói là gặp vào lúc 7h40' sáng và 6h chiều , ko thể ngăn các sếp gương mẫu đến cơ quan và về nhà chung vui với vợ con buổi chiều tối đc , chưa kể việc làm ăn với đối tác thì đường sếp sếp cứ phải đi
vấn đề hanoibus bù giá thì nếu giảm nữa thì gánh của nhà nước càng nặng đúng ko anh :D nhà nước ta lãng phí thuế để bù cho HNbus và xăng , trong khi ko có tiền để xây đê cho nhân dân miền trung , và nhà mình đang è cổ mỗi ng` 1 ngày lương cứu họ đấy ;)
vấn đề giá xăng thì hướng giải quyết sẽ là tất cả các công ty vận tải sẽ đc khấu chiết lại phần chênh giá xăng so với hiện nay ( 20k chỉ tính 10k) nếu e ngại nạn ăn cắp xăng của nhà nước bán chợ đen thì chế tài đơn giản nhất là ghi công tơ mét ;) và chỉ có xe đăng kí với nhà nước mới có mức chiết lại như trên , việc này còn giải quyết đc vấn nạn xe thương binh và công nông vô tổ chức như hiện nay :D 1 phát chết nghìn thằng thương binh chợ Mơ , các hãng taxi cũng có thể áp dụng chế tài trên :) bộ máy quản lí sẽ ko phình ra bao nhiêu nếu chỉ có mỗi việc báo cáo công tơ mét các xe đc đăng kí hàng tháng chứ ;)) thêm nữa là nạn ăn cắp xăng bán qua biên giới cũng giải tán :))
còn các anh đại ko tuân theo thì là do họ mạnh kinh tế , các chú tiểu như chúng ta sẽ ngại đi xe ra đường hơn :p

topic đang có chiều hướng tiến đến TLNT :))
và dù j` thì ko có xe máy để đi lượn thì buồn lắm :((
Báo cáo công tơ mét hàng tháng á :eek: từng-xe-một á :eek: ôi cái này mới thực sự là vô cùng bất khả thi đấy =))
Với lại, thực ra k chỉ có giá xăng cao là nguyên nhân để nhà nước bù lỗ cho Hanoibus :D em được biết là toàn thế giới chỉ duy nhất có Hồng Kông là Nhà nước k phải bù lỗ hàng năm cho giao thông công cộng thôi, ( ngc lại nó còn sinh lời - làm kiểu gì siêu thế chứ lị :D ) còn tuyệt đại đa số các nước khác - cả phát triển và chậm phát triển - nhà nước đều phải bù hết :D ngoài chi phí xăng dầu còn cả tiền duy tu bảo dưỡng, chi phí vận hành rồi nhân công v.v... mấy cái đấy mà để dân chịu hết thì bỏ mie =))
Cái việc thu tiền kia dù sao cũng chỉ là đề xuất thôi :D từ đề xuất đến thực hiện cách xa nhau lắm :)) chẳng hạn bên Sing của chị Huyền Anh em thấy mỗi cái xe lắp 1 thiết bị cảm ứng kiểu gì đấy, chỉ cần đi vào đường thu phí là nó tự động trừ tiền đi luôn, tài xế top up hàng tháng, như thế nó rất tiện dụng và hiệu quả, còn như VN mình thì chưa có điều kiện làm đc thế, mà lắp barie chặn từng xe 1 thì đúng là bó cánh =)) nhg em thấy về cơ bản ý tưởng như thế cũng đc, các nước tiên tiến ng ta áp dụng mãi rồi, mình thì chưa có điều kiện để áp dụng chứ k phải là cái ý tưởng vớ vẩn ngu si kiểu biển chẵn lẻ hay cấm xe ngoại tỉnh :D
 
Chỉ thấy các nước kêu tắc đường vì ô tô chứ có thấy thằng nào kêu tắc vì xe máy đâu, cái này chịu khó tí chắc là khắc phục dc thôi. HN có 2 cái cầu vượt Ngã Tư Sở với Vọng đã thấy cải thiện bao nhiêu rồi, hầm chỗ ngã tư Kim Liên cũng đang làm, 2 cái vành đai 1 (Đại Cồ Việt nối một mạch với Đê La Thành) với vành đai 2 (Trường Trinh- Láng) đã bắt đầu làm rồi, hoàn thành lại cải thiện thêm 1 bước nữa. Vành đai 2,5 và 3 chắc cũng một vài năm nữa sẽ làm. Vành đai tốt sẽ giúp những ng có nhu cầu sang bên kia thành phố ko nhất thiết phải đi xuyên tâm. Bổ sung nữa là sẽ có thêm vài cái cầu qua sông Hồng cũng sẽ làm giảm xe phải đi qua khu trung tâm qua cầu Chương Dương như hiện nay.

Về đường thì thế, còn nữa thì xu hướng là bốc mấy cái trường ĐH ra ngòai thành phố, một số cơ quan nhà nước cũng chuyển ra khỏi trung tâm, dịch chuyển trung tâm ra khỏi khu vực có mật độ cao hiện nay ra các khu vực có đường tốt hơn. Các bến xe thì được bốc ra rồi, sắp tới bốc nốt ga tàu và làm đường sắt trên cao thì bớt thêm tí nữa.

VN tắc đường nhiều khi ko phải do đường mà do ý thức ng dân, cứ chen vào đường của phía kia. Cái này có thể bổ sung một số cảnh sát vào giờ cao điểm thì cải thiện rõ rệt ngay (kết hợp với rất nhiều dải phân cách cố định).

Nếu muốn giảm thì tập trung vào ô tô mới hiệu quả. Đã ko muốn tuyến nào thì cấm hẳn luôn, ko nhất thiết thu tiền để giảm. 1 cái ô tô = 4-5 cái xe máy, để nó vào thành phố thì chả có cái thành phố nào chịu dc. Hạn chế tối đa nó thì vấn đề sẽ dễ giải quyết hơn nhiều.

Cấm hay giảm những cái này ko chỉ đơn giản là làm giảm theo ý kiến chủ quan dc. Ng ta đi vào giờ cao điểm là đi làm, cản trở cái này là cản trở kinh tế, tức là tự gây thiệt hại cho mình, phải cân đối giữa lợi và thiệt và khó tính toán đấy. Bản thân trước đây ng ta cũng đã tự tìm đường nào ít tắc nhất để đi rồi nên nói là hạn chế chỗ này để ng ta tìm đường khác ko dc hợp lý lắm :|

Với quan sát cá nhân của anh thì nếu hạn chế dc ô tô và các cái trên hoàn thành (hầu hết đã bắt đầu làm rồi, tất nhiên phải phát triển tiếp theo hướng đó) thì ít nhất 20-30 năm nữa ko thấy vấn đề gì. Cái đoạn thu phí này chỉ như con muỗi thôi, theo anh hiệu quả ko đáng với công tranh cãi và sau này lại bỏ nó. Phạt thật nặng cái thằng chèn vào đường bên kia nếu túm dc đảm bảo đem lại hiệu quả hơn nhiều.
 
mày chả thông mình j` cả em ạ /:)
xe có đăng kí thôi chứ từng xe 1 thì ăn cám à /:) và mày ko biết là các công ty GTVT thì cuối ngày lái xe phải báo cáo số km đã chạy trong ngày à :D
 
Đồng ý với ý kiến của Quang.

1. Giờ đường xá HN còn phát triển nhiều, vẫn còn nhiều điều phải thay đổi để tối ưu hóa sự lưu thông của xe cộ => chưa phải dùng đến thuế. Đây là một yếu tố khác hẳn với các nước đã phát triển.

2. Hà Nội giờ đường ít, bé, người thì đông, tránh thì tránh vào đâu, giờ đường khu vực trung tâm (HN trước mở rộng) thì chỗ nào chẳng đông. Mà chỉ có đi những đường đấy mới tới khu vực đấy được, chẳng nhẽ vòng ra ngoại thành nữa. Nếu mà chỗ nào cũng đóng thuế thì chỉ làm mất thời gian đi lại lên gấp nhiều lần. Vừa không giải quyết được vấn đề ùn tắc, vừa làm tốn thời gian

3. VN ùn tắc giao thông chủ yếu là do điều phối kém. Những chỗ không có đèn, cảnh sát thì chỉ cần 2 cái oto không nhường nhau là tắc hết. Ai đi ở HN cũng biết là đến trung tâm nút tắc giao thông bao giờ cũng sẽ là mấy cái oto ở đấy. Đây cũng là điểm rất khác so với London hay là Singapore. Không thể nói vì các nước đó áp dụng được thì mình cũng áp dụng được.


Trong trường hợp chúng ta phải giải quyết vấn đề đường xá và điều phối trước, trên thực tế thì cả hai điểm này của chúng ta đều rất kém so với các nước phát triển. Sau hai bước đó thì hẵng nghĩ tới chuyện chặn đường đóng thuế.
 
với tình hình hiện nay thì 20 với 30 năm nữa nó chẳng giảm rõ rệt đâu ạ :-j

, em chỉ thấy mấy cái giải thích ở trên báo điện tử của mấy bác ra chủ trương này hơi ngớ ngẩn. Việc lạm phát , rồi giá xăng tăng cao như hiện nay, mà lại nảy ra cái trò nộp tiền này nữa thì người dân sao mà chịu nổi :-/ mà làm thế này cũng chẳng giảm được ách tắc j cả đâu.
- Thu tiền chỗ này thì người dân đi sang đường khác --> càng tắc hơn
- số lượng xe quá lớn
- Tiền thì nói chẳng ngoa, nước mình còn tham nhũng nhiều lắm.
- Đọc trên báo dân trí , thấy lại còn yêu cầu hs sv bắt buộc đi bus ---> cái này ko chấp nhận được rồi ạ :D.
- Bus nhà mình ạ 8-} em có thâm niên 3,4 năm đi bus em biết chứ, hs sv , người khỏe khỏe chút thì chịu nổi, chứ các bác tầm 45 đi làm mà đi bus thì ko chịu nổi đâu ạ, :) lái xe như say rượu, xe đông như nhồi vịt, ...nhiều bất cập lắm...
8-|8-|
Ko dám bàn nhiều nữa, tại em cũng ko đủ thông minh để tìm ra cách giải quyết bằng các bác lãnh đạo, chỉ thấy thất vọng, là sao cứ nhát nghĩ ra cái j là đem vào áp dụng, lại đúng cái thời điểm nhạy cảm lạm phát tăng giá cứ vù vù thế này. Em xin lỗi có nói hơi quá chứ, các bác có nhiều tiền thì sẽ trụ được, còn người dân thì khó lắm, cái gánh này nó đè vào cái gánh khác, làm sao mà chịu nổi ??? Mấy thứ này bét ra cũng nên trưng cầu ý dân, tham khảo chính ngay từ những ng sử dụng phương tiện, những ng đi đường ấy chứ :-<
 
Còn về chuyện đi xe bus, kinh nghiệm bản thân chị 3 năm cấp 3 đến Ams và đi học thêm bằng xe bus này, có thấy sao đâu. Tất nhiên có những lúc phải chen nhau thật :)) nhưng như thế cũng vui mà.

bus như kiểu 13 thì đứng chờ cứ gọi là mốc mặt chị ạ, chưa kể đông quá nó bỏ đi luôn đứng đợi xe sau nữa 8-|
mà bây h đi học thêm điên cuồng vừa bài trên lớp vừa sat vừa ai bi ti, thời gian có hạn.

vs cái đà này, xe ôm sẽ bằng giá taxi mất :))
 
À đúng, hôm trước đứng chờ bạn lúc 7h sáng, 2 3 lần thấy xe máy dừng trc cổng 1 trong các nhà to to ở gần đấy, gọi 1 2 tiếng, rồi thấy có 1 em từ trong nhà tíu tít chạy ra, không chào hỏi gì leo lên xe đi học.
Thấy lạ lạ, thì ra là xe ôm chuyên nghiệp ;)), xe ôm chuyên nghiệp ăn mặc tử tế lắm nhé, xe sạch sẽ lắm, trông như là viên chức chở con đi học ấy ;;)
 
Hơ thì có vụ thuê bao luôn mà :| Sáng đưa đi chiều đón về, tiền hàng tháng ;))
Hồi em còn bé chưa biết đi xe đạp bố mẹ em cũng chơi kiểu này mà =)) Đâm ra thân với chú xe ôm lắm =))
 
Back
Bên trên