Religion

Nguyễn Minh Nguyệt
(FANTASY215)

New Member
Dạo này ngồi đàm đạo thuốc lào chè xanh chuyện tín ngưỡng nhiều quá, từ chuyện Iran Iraq, Bush thắng cử đến chiến tranh trung đông, em tự thấy hiểu biết của bản thân về tín ngưỡng của nước mình không nhiều, topic này chắc cũng sẽ ko xôm tại vì vấn đề này có vẻ ít người hứng thú. Dù gì em cũng muốn thỉnh giáo những ai thông thạo, và đàm đạo với những ai như em tò mò, hoặc có tín ngưỡng khác.

Việt Nam mình công nhận với Quốc Tế là có tổng cộng 6 tín ngưỡng, nhưng mà nói thật thì em hầu như rất ít thấy biểu hiện của sự có mặt tín ngưỡng ở dân tộc mình. Về căn bản thì mình theo "Tam Giáo" (Đạo giáo, Phật Giáo Mahayana, Khổng Tử... học) trong đó Phật Giáo Mahayana là đạo lớn nhất. Nhưng theo hiểu biết và quan sát nông cạn của em, thành phần Phật giáo của mình hoàn toàn ko nhiều, mà Phật Giáo cũng ko hẳn là Phật giáo chính thống.

Câu hỏi đặt ra là cái nhìn của mọi người đối với vấn đề tín ngưỡng ra sao? Có những ai theo những tín ngưỡng nào. Nếu ai có hiểu biết về Tín ngưỡng ở Việt Nam có thể giới thiệu được ko ạ?

Là người mở đầu topic, em là một nửa Phật Giáo, một nửa Do Thái giáo :)
 
Miền Bắc mình thấy ít người theo Đạo, hoạt động tôn giáo chủ yếu là thờ cúng ông bà tổ tiên và đi lễ Chùa, như thế chắc cũng chỉ được coi là nửa Phật giáo, mọi người vẫn ghi trong hồ sơ là Tôn giáo: Không :D
Phật tử ở miền Bắc theo phái Đại thừa quan niệm tu tại gia cũng lên được Niết bàn, trong Nam theo phái Tiểu thừa nhiều người lên chùa tu hơn.
Do vấn đề lịch sử nên miền Bắc chỉ có một số ít vùng theo Công giáo ở Nam Định, Thái Bình. Thiên chúa giáo ở miền Nam phát triển hơn.
Đồng bào Khơ me của mình thì theo Đạo hồi. Ngoài ra trong Nam còn 2 tôn giáo lớn là Cao Đài, Hòa Hảo.
Cái Do Thái giáo thì chắc ở VN không có, mà cái tôn giáo đấy như thế nào vậy ???
 
nhà tớ cũng chỉ thờ cúng tổ tiên, ko ai theo đạo nào cả...
trong miền Nam có 1 nhóm nhỏ người theo đạo Hồi thì phải...
Do Thái giáo: cái tôn giáo này hình như có mỗi người Israel theo thì phải :-?
 
nhà tớ cũng chỉ thờ cúng tổ tiên, ko ai theo đạo nào cả...
trong miền Nam có 1 nhóm nhỏ người theo đạo Hồi thì phải...
Do Thái giáo: cái tôn giáo này hình như có mỗi người Israel theo thì phải :-?

Đâu có, nếu nói đúng ra thì hình như phải là nó bắt nguồn từ Israel, chứ nhiều người ko phải người Israel cũng theo đạo Do Thái mà. Ở Mỹ người theo đạo Do Thái cũng nhiều, riêng trong thành phố nhỏ mà em ở cũng đã bao nhiêu người theo đạo này rồi. Cũng có thể là tổ tiên người ta đến từ Israel, nhưng cũng có khả năng nhiều người cải đạo nên thành người theo đạo Do Thái, không thể nói tôn giáo này chỉ có người Israel theo được.
Người ta bảo Jews rất thông minh, những ai thông minh toàn được gọi là "đồ Do Thái con", hehe.

Nhà tớ cũng chỉ thờ cúng tổ tiên, ko ai theo đạo nào cả... <<< bố mẹ em gọi đấy là Đạo ông bà :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tớ cũng có thắc mắc như vậy nên mới lập topic để hỏi :D tại vì thế giới vẫn coi nước mình là nước đạo Phật, thế nhưng nói thật ra thì người theo đạo Phật ko có mấy, ai ai cũng lễ chùa, cũng cúng bái nhưng nói thật ra chả ai thật sự hiểu đạo cả. Cái này cũng là một việc đáng buồn, tâm linh là nguồn sức mạnh tinh thần rất lớn, ở các văn hóa khác, các tôn giáo khác, từ khi còn trẻ, con nít đã được dạy bảo về niềm tin và tín ngưỡng, trong khi ở nhà mình thì thậm chí lễ bái cũng ko rõ.

Cái này ko phải chỉ trích ai, mà bản thân tớ cũng trong vài năm gần đây mới nghiên cứu tôn giáo.

Còn đạo Do Thái tớ nghĩ tớ cũng có khi là một trong những người hiếm hoi ở VN :-? :D đạo Do Thái đơn giản là Đạo của người... Do Thái ^^

Về đạo Do Thái thì có lẽ là tại tớ cũng là half nên tớ có phần tự ngạo, nhưng mà tớ phải nói là đạo Do Thái tuy ko lâu đời bằng đạo Hindu nhưng có thể nói là nguồn gốc của phần lớn các đạo, Đạo Ki Tô từ đấy mà ra và rồi là đến đạo Hồi. Đấy là Tam Đạo mạnh nhất. Còn đúng là nó khởi nguồn từ người Israel, vì nước Israel là nước của người Do Thái theo đạo Do Thái, nên hồi xưa hai khái niệm này dùng làm một, hiện tại thì có rất nhiều người ko sinh Do Thái nhưng theo đạo DT còn nhiều người sinh ra Do Thái nhưng lại ko theo đạo :)

Quan điểm của mọi người về Tín ngưỡng như thế nào?
 
Cái mà mọi người hiện nay thường hay nhầm lẫn là Đạo với Tôn giáo, Phật giáo hay Đạo Phật... vì theo mình biết là Tôn giáo là hình thức của con người tập hợp lại thành hệ thống mà thực hành Đạo theo một đường lối được truyền thừa, mà không bao gồm được hết thảy nội dung của Đạo trong đó.

Mình đang tập Pháp Luân Công, thực hành tốt theo 3 điều Chân - Thiện - Nhẫn. Pháp Luân Công là một môn khí công tu luyện cổ truyền tu Phật, nhưng không nằm trong Tôn giáo. Pháp Luân Công là một môn tu luyện.

Người tu luyện có thể đạt đến tịnh hóa thân thể, giải trừ hết mọi bệnh tật, nâng cao tâm tính. Và giúp ích được nhiều đóng góp cho xã hội.

Người tập Pháp Luân Công là người bình thường trong xã hội, và là một người tốt.

Mời các bạn cùng trao đổi và tham gia tập luyện Pháp Luân Công

www.phapluan.org
www.chinhphap.com

Mong được giao lưu cùng các bạn.
 
Mấy người này làm mình điên hết cả lên nhé X( lần trước thì một anh học Toán 2 lần này lòi đâu ra cái anh ở trên. Làm ơn lượn đi cho em nhờ :| cái trò đi truyền bá Pháp Luân Công này rất là không hay nhé :| ăn nói tùy tiện thế này ở Trung Quốc là bị moi ruột gan phòi phèo ra rồi đấy :|

Em ko có ý xấu gì về chuyện bọn anh luyện tập Fa Lun Gong hay tin vào nó, nhưng em rất ko thích người ta tùng tôn giáo mị dân.
 
Vâng cảm ơn bạn Minh Nguyệt chủ Topic đã rất tích cực!

Tuy nhiên! Cool down. Chúng ta đang thảo luyện nghiêm túc về Religion. Tôi không post sai chỗ và cũng không sai nội dung gì cả.

Pháp Luân Công là tốt, tôi khẳng định như thế và tôi muốn mời các bạn tham gia tập luyện hoặc tìm hiểu.

Trung Quốc là quê hương của Pháp Luân Công, PLC hiện nay có trên 80 nước tập luyện và hơn 200 triệu học viên, PLC bị cấm đoán ở TQ bởi chính phủ. Đấy là điều tôi biết.

Bạn có thể nói cái tốt và không tốt ra để mọi người biết thêm, tôi sẽ giải thích tường tận.

Nhưng xin hãy cool down. Don't get mad. Lý do gì phải get mad.
 
Nguyet mot nua Phat Giao, mot nua Do Thai Giao là nghia lam sao ? Nguyet co the giai thich ki hon mot chut duoc ko:)
Minh cung rat to mo ve cai nay, cung muon tim hieu. The gioi coi nuoc minh la dao Phat là theo nguon o dau the ? Nguyet co the trich ra de minh tham khao duoc ko ?
Cái này cũng là một việc đáng buồn, tâm linh là nguồn sức mạnh tinh thần rất lớn, ở các văn hóa khác, các tôn giáo khác, từ khi còn trẻ, con nít đã được dạy bảo về niềm tin và tín ngưỡng, trong khi ở nhà mình thì thậm chí lễ bái cũng ko rõ.
Tam linh la nguon suc manh tinh than rat lon. Hoan toan dong tinh voi Nguyet, chi co dieu là o Viet Nam thi niem tin va tin nguong(chua dam noi den Dao hay Ton Giao) là huong ve to tien va ong bà. Hau nhu nhà nào cung co ban tho to tien va nguoi qua co. Khi cau khan trong nhung ngay le tet hay dip cung gio, hoac don gian la truoc khi lam mot viec gi do co tam quan trong lon, nguoi vietnam thuong huong ve to tien de xin may man va dat su tin tuong. Do la su khac biet rat lon voi nhieu nuoc khac.Nhung ve su hieu biet ve Ton giao cua nguoi minh noi chung dung la kha la han che.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
cool down nghe hơi lạ tai8-|
mà đọc bài anh Bình thấy hơi lam nham chút. Nếu mà anh nói cái PLC là 1 môn tu luyện thì mắc j đem ra đây bàn, đang bàn tôn giáo mà.

chị Nguyệt: em có cái này khá thắc mắc chị ạ. Bọn em cũng có làm 1 religion week bên này, rồi lên thuyết trình về religion. Em ko tham gia chính mà chỉ giúp lũ Buddhists (ko biết viết đúng ko -_-) trả lời các câu hỏi thắc mắc của những ng khác. Nội dung thì em cũng chả dám nêu ra đây vì em cũng ko hiểu biết nhiều, và bản thân những đứa present là Trung Quốc. Nhưng chính bản thân những đứa đó, và cả những người thực sự tuyên bố mình là Buddhist (có mấy đứa US cơ :D nó nghiên cứu cái này kỹ kinh khủng) đều cho rằng Buddhism là 1 philosophy hơn là 1 religion. Nó thể hiện ở phương châm với triết lý sống, khuyên dạy người ta nhiều hơn, và nó cũng ko gò ép con người thực sự đi theo 1 hướng nào cả. Buddhism nó thực sự khác với các đạo khác như đạo Hồi, đạo Thiên Chúa, ... Em cũng ko biết nhiều về mấy cái đạo này, nhưng hình như em chưa thấy ai vừa theo đạo Hồi lại vừa theo đạo Thiên chúa, hay vv.... mà thấy nhiều người vừa theo 1 đạo giáo khác và lại tin và cũng cho mình thuộc đạo Phật :-??. Điều này cho thấy đạo Phật có 1 cái j đó rất khác với tất cả các tôn giáo khác...??
Vài ý kiến vớ vẩn của em mọi người đừng cười, he he :D
 
Em nhớ hồi trước học SGK GDCD lớp 6 hay 7 gì đó có nói Tôn giáo và tính ngưỡng là hai cái khác nhau. Tín ngưỡng niềm tin, sự sùng bái một thứ gì đó như thờ cúng ông bà tổ tiên, anh hùng, người có công, .v.v.. Còn tôn giáo thì nó có tổ chức và rõ ràng hơn, nó thành "đạo", và chỉ thờ một ông nào đấy là Chúa trời với các tên gọi khác nhau ứng với các tôn giáo khác nhau (em nhớ mang máng). Nói chung thì nước ta chỉ thực hành tín ngưỡng là chính, còn tôn giáo thì không nhiều.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thiên Chúa giáo ở VN rất phát triển đấy. Ở miền bắc có rất nhiều nhà thờ. Một nửa theo Catolic, một nửa theo Christian. Catolic tin là có đức mẹ Maria còn Christian tin rằng Christ là thánh thần nên không có mẹ, mà là con của God. Catolic hay Christian thì đều tin rằng có thiên đàng và địa ngục. Nếu mọi người sống lương thiện và làm nhiều điều tốt, thì khi chết sẽ được các thiên sứ đón lên thiên đàng, ngược lại sẽ bị quỷ sứ gọi xuống địa ngục.

Bản thân iem thấy cái này cũng đúng lắm. Mấy cha sứ nói chung là rất thân thiện và gần gũi. Hàng tuần lại có lễ nhà thờ. Nên các con chiên mỗi tuần lại được rửa tội một lần, một cơ hội rất tốt để nhìn lại những lỗi lầm của bản thân , sau đó lại được cha khuyên nhủ. Luôn luôn hướng đến bản thân tốt hơn. Còn một số nỗi sợ hãi thì được Chúa cứu roài. Nên lúc nào sợ cái gì thì kêu tên Chúa. Có lẽ tôn giáo là không thiếu được đâu. Tại spirit strength của con người không phải ai cũng mạnh tới mức dẹp được mọi nỗi sợ hãi. Mà muốn bảo vệ tinh thần khỏi cái xấu nỗi sợ hãi, thì tôn giáo tín ngưỡng là rất cần thiết.

Đó là đôi điều về Thiên Chúa giáo iem nghe lại của bạn em.

Còn bản thân iem thì lại theo Phật giáo Thiền Tông. Vì vậy Phật giáo iem có thể nói nhiều hơn chút.Tất nhiên hiểu biết rất thô sơ thoai. Mục đích của Phật giáo chẳng có gì khác là đạt sự giải thoát. Tương tự thì cũng là improve spirit strength, gạt bỏ sợ hãi, để sống tốt, sau nữa là lúc chết đi được về cực lạc. Vấn đề tín ngưỡng thì đầu tiên là phải tin Phật. Phật được định nghĩa là ở tại tâm. Nghĩa là ông Phật sống 2500 trước về thể xác thì là chết rồi, nhưng ông bảo là Phật tính có trong mọi người, cái này chắc ai cũng biết. Sau đó do bị nhiễm bụi trần nên Phật tính bị che mờ. Vì thế nên phải tu loại bỏ tham, sân, si ... thì mới sáng được Phật tính, ngộ được sinh tử mà đắc đạo. Khác với Thiên Chúa giáo, chỉ cần sống tốt là có thiên sứ đón lên thiên đàng, đạo Phật chỉ ra là con người rồi động vật có luân hồi. Chết đi rồi chưa phải là hết mà sau đó lại đầu thai vô kiếp khác. Và tu chính là để thoát khỏi luân hồi. Theo tứ đế (4 điều chân thật) của Phật giáo thì sống có 4 cái khổ ( sinh lão bệnh tử) . Từ khi ngộ được đạo thì đức Phật đã đi chu du khắp các tiểu Quốc ở India và truyền giáo. Vốn là không có ghi chép lại, nhưng sau khi đức Phật qua đời thì đạo của ngài được đệ tử đúc rút qua những câu chuyện rồi thành vô số kinh sách. Ngoài ra đạo thì một nhưng cách tu thì khác nhau cuối cùng chia thành nhiều tông phái: Hoa Nghiêm tông, Thiền tông, Mật tông, Vô Ngôn Tông, Tịnh Niệm tông ... Mỗi tông phái đều đi theo con đường riêng, Hoa Nghiêm là pháp môn cao nhất đòi hỏi ngộ tính cao, nhìn được vạn sự trùng trùng duyên khởi, rồi theo đó mà cắt đứt trần duyên, tu tâm thanh tịnh, thành vô thượng đại sư, khi trần duyên đã hết tự không còn sinh tử luân hồi, nhập diệt Niết Bàn thành Phật. Mật tông dùng các loại thần chú, niệm để loại bỏ vọng niệm, trừ ma tâm, giác ngộ phật lý. Thiền tông dùng phương tiện là ngồi thiền, niệm phật, quán sát hơi thở và vận động của tâm, phá chấp rồi qua đó làm sáng rõ Phật tính đắc đạo. Thiền tông ở Việt Nam có lịch sử phát triển và rất hưng thịnh. Tịnh niệm tông quy về niệm phật tam muội, niệm Phật liên tục triệu triệu lần đến lúc thành nhất niệm rồi vô niệm, tâm không còn vướng bận. Tuy là chia ra như thế nhưng vẫn là mix tuỳ người hợp dùng được cách nào tốt nhất thì dùng chứ không chấp vào phương tiện ... Sơ lược là thế. Hiện nay ở Việt Nam thì Phật tử rất đông. Kinh sách được phát hành rộng rãi. Tuy vậy vẫn khá là thiếu mô hình kiểu society. Những nhóm nhỏ nghiên cứu Phật học, hàng tuần cùng ngồi lại rồi có một vị đại sư chủ trì giảng dạy. Vì thế nên nhiều người tiếng là Phật tử nhưng cũng chỉ là đến Chùa một năm một lần, có khi không được lần nào. Kinh sách cũng chưa xem bao giờ, hiểu biết khá là mơ hồ. Chỉ biết là nhà mình có bàn thờ Phật là theo đạo Phật rồi. Bên cạnh có người cũng bỏ công nghiên cứu, tham thiền, đến chùa cúng bái. Quả thật tăng nhân có rất nhiều người học vấn tri thức cao. Kinh sách và bài giảng về Phật học tiếng Việt cũng được nhiều cao tăng bỏ tâm huyết dịch và đưa lên mạng (công đức vô lượng) nguồn thư viện Hoa Sen.

Bonus một bài kệ của thiền sư Quảng Nghiêm:
Thị tật
Li tịch phương ngôn tịch diệt
Khứ sinh hậu thuyết vô sinh
Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Bài kệ chê những người lúc nào cũng ra vẻ cao tăng suốt ngày nói chuyện giải thoát nọ kia, nói là theo gót Như Lai. Cũng là cổ vũ việc sống hết mình, mạnh mẽ và có chí khí, giúp người giúp đời, sống thuận theo tự nhiên bỏ mọi chấp kiến mới giác ngộ được chân đạo.

Iem xin hết.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vậy hỏi mọi người tí, mê tín và xem bói có thuộc về tôn giáo/ tín ngưỡng của đạo Phật không ạ? :D
 
Chị Nguyệt ạ, thực ra dân thế giới cho rằng VN là nước Phật giáo thì là do đánh đồng với nhiều nước trong khu vực, và do chính sự ngộ nhận của đa phần người Việt Nam thôi :). Phật giáo là tôn giáo phát triển nhất ở Việt Nam, điều này đúng, nhưng đa phần người Việt Nam không hề theo một tôn giáo nào cả. Em Phong ở trên nói rất đúng, ở Việt Nam tín ngưỡng là phổ biến, người ta chỉ thờ Phật chứ không theo đạo Phật. Cái này theo em thấy cũng chẳng vấn đề gì mà đáng buồn, đúng là tâm linh có sức mạnh rất lớn, nhưng em nghĩ tín ngưỡng ở VN là đủ để nuôi dưỡng tâm hồn người VN rồi, theo hay không theo một tôn giáo cụ thể thì không cần thiết :). Tín ngưỡng ở VN thì cũng đa dạng lắm : thờ thần núi, thần sông, v.v.v... từ thời thượng cổ, rồi sau này thì thờ Phật, thờ cúng ông bà tổ tiên v.v...

Theo em biết, thì sự khác biệt lớn nhất giữa tôn giáo và tín ngưỡng, là ở sự tổ chức. Tôn giáo thì có hoạt động, có luật lệ, nói chung là được tổ chức quy củ, còn tín ngưỡng thì không. Thêm nữa, theo em tự thấy, thì tín ngưỡng là niềm tin vào thần thánh mà con người ta chọn để tin tưởng, còn trong tôn giáo, thường là người ta được bảo cho là phải tin tưởng vào cái gì. Chính vì điều này nên bản thân em thấy, những người không theo một tôn giáo nào cả thì thường có xu hướng open-minded hơn là những người theo đạo, đặc biệt là những người sùng đạo :) thế nên, về mặt này em thích VN là nước không theo một tôn giáo nào hơn :)

Em không biết ở chỗ chị Nguyệt thế nào, nhưng ở chỗ em, và ở nhiều nước châu Âu khác, thực sự là con người ngày càng thờ ơ với tôn giáo. Hầu hết thanh niên ở đây hoàn toàn không có thói quen đi lễ nhà thờ, hoặc thực hành các hoạt động tôn giáo khác của đạo Thiên chúa, thậm chí đơn giản nhất như cầu nguyện trước bữa ăn, mặc dù họ vẫn khai trong các hồ sơ là mình theo đạo Thiên chúa :) cá biệt em có quen mấy người, trong đấy có cả thầy giáo em, tự mình xin rút khỏi đạo, vì theo họ giáo lý của đạo Thiên chúa có nhiều điểm (mà họ cho là) vô nhân đạo, hoặc tự mâu thuẫn, hoặc ít nhất là không còn phù hợp với hiện tại nữa (VD đơn giản là đạo Thiên chúa coi người đồng tính hay lưỡng tính là quỷ dữ, phải bị loại trừ, hoặc Catholics ( em hơi bị confused, VN mình thường k phân biệt Christian với Catholics, nên e cũng chả biết Catholics thì dịch là Tin lành hay Christian dịch ra là Tin lành ạ :"> mỗi ng bảo em một phách chả biết nghe ai ) thì cấm ng ta ly hôn vì khi kết hôn đã thề nguyền trc Chúa là yêu thương nhau trọn đời :). Ngoài ra, em còn thấy ng Pháp giờ coi đất nước của họ là đất nước không tôn giáo, chứ k còn là theo đạo Thiên chúa như ngày xưa nữa, đơn giản vì càng ngày càng nhiều người Pháp quyết định không theo tôn giáo nào cả.
 
đọc ở trên thấy có ai bảo khi không biết tin vào cái gì người ta tìm đến với tôn giáo, thấy buồn cười quá

bình thường thì người ta ko chọn tôn giáo, mà từ khi sinh ra đã ở trong 1 tôn giáo nào đấy, nối tiếp từ đời cha mẹ. Thường thì lễ nhập tôn giáo chính thức của đứa trẻ sơ sinh hay đc gọi là lễ rửa tội, đc làm khi đứa bé đc 7 ngày tuổi và gắn với nhiều truyền thống khá là hay ho như là vảy nước (thậm chí nhúng hẳn vào nước), cắt bao quy đầu,... Mục đích của rửa tội nhập đạo cũng là để cầu xin phúc lành và sự che chở của chúa trời khỏi quỷ Sa tăng.

Theo tớ biết thì có 2 loại tôn giáo lớn nhất : Hồi giáo và thiên chúa giáo.

Phật giáo thực ra chưa hẳn là 1 tôn giáo, nó chỉ là tập hợp của những quy luật và bài học nhấn mạnh sức mạnh siêu việt của tâm linh, rằng tinh thần của con người nếu tu luyện sẽ đạt đến "ngưỡng" của thiên nhiên vũ trụ. Người ta tìm đến đạo phật để hướng tới sự thanh tịnh tự tại ko bị ảnh hưởng bởi sắc dục trong tâm hồn. Bạn nào ngày trc có đọc truyện tranh Hoàng Phi Hồng thì sẽ thấy rất nhiều ví dụ (có phần phóng đại ) về sức mạnh khi con người ta tâm trung tinh thần 1 cách tuyệt đối, hòa mình vào tự nhiên blabla..., mấy cái này đến từ đạo Phật.

Đạo Thiên Chúa và đạo Hồi thực ra rất giống nhau, cùng tin vào chúa, cùng tin vào sách thánh (tạm dịch là lời của chúa để lại) với khái niệm về thiên đàng địa ngục quỷ Sa tăng...Tin, tôn thờ mọt cách tuyệt đối và mù quáng. Đối với những người theo 2 đạo này, chúa là đấng khai sinh ra vũ trụ và vẫn luôn tồn tại, luôn theo dõi từng bước của loài người. Với họ, mục đích sau cùng của đời người là đc lên thiên đàng sống cùng chúa và các vị thần mãi mãi.
Tất nhiên là có mấy điểm khác nhau cơ bản giữa đạo Thiên Chúa và Đạo Hồi, ít thôi nhưng khá là khó chấp nhận đối với người trong đạo:
- Đạo Thiên Chúa (ĐTC) cho rằng Jesus là con của chúa, tức là cũng là chúa vậy, còn ĐH thì chỉ coi Jesus là 1 thiên sứ của chúa thôi (người đc chúa gửi xuống trái đất để truyền lời, có khoảng trên 100 người)
- ĐTC ko tin vào thiên sứ cuối cùng là Mohamed, DH thì có.
- Sách thánh (lời của chúa) của ĐTC là kinh thánh (la bible) còn sách thánh của DH là kinh Coran. (tất nhiên ko có nghĩa là người theo ĐTC thì ko tin tí nào vào kinh Coran và ngược lại, chỉ có 1 số điểm bất đồng thôi)
- Theo ĐTC, chỉ cần tin vào chúa và hối lỗi thì sẽ đc lên thiên đàng, dù trc đó có thể giết người, ăn cắp... Còn với ĐH, tất cả những gì 1 con người làm trc khi chết sẽ đc đưa lên "bàn cân", nếu tốt nhiều hơn xấu thì mới lên đc thiên đàng.

Mấy dòng này qua mấy lần trao đổi tranh luận với bọn theo đạo thì cóp ra thôi. Buồn cười nhất là chúng nó thấy mình ko theo đạo gì thì rất là nhiệt tình, kể lể giảng giải mấy h liền để thuyết phục, nhưng mà gặp phải thằng vô thần chính hiệu^^Nhưng dù thế, cũng phải công nhận là có nhiều điều khoa học chưa giải thích nổi, mà có khi cũng chả bao h giải thích đc. Nói chung, nó là cả 1 nền văn hóa tín ngưỡng vào loại đồ sồ, ko phán bừa đc.

Đạo Do Thái thì mới gặp 1,2 trường hợp, chịu :D

Nguyệt một nửa theo phật giáo một nửa theo do thái là sao hả em?



hình như là nhầm mịa nó rồi, chả biết christianisme (christianity in english??) dịch ra tiếng việt là đạo thiên chúa hay cơ đốc nữa?:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
chị Nguyệt: em có cái này khá thắc mắc chị ạ. Bọn em cũng có làm 1 religion week bên này, rồi lên thuyết trình về religion. Em ko tham gia chính mà chỉ giúp lũ Buddhists (ko biết viết đúng ko -_-) trả lời các câu hỏi thắc mắc của những ng khác. Nội dung thì em cũng chả dám nêu ra đây vì em cũng ko hiểu biết nhiều, và bản thân những đứa present là Trung Quốc. Nhưng chính bản thân những đứa đó, và cả những người thực sự tuyên bố mình là Buddhist (có mấy đứa US cơ :D nó nghiên cứu cái này kỹ kinh khủng) đều cho rằng Buddhism là 1 philosophy hơn là 1 religion. Nó thể hiện ở phương châm với triết lý sống, khuyên dạy người ta nhiều hơn, và nó cũng ko gò ép con người thực sự đi theo 1 hướng nào cả. Buddhism nó thực sự khác với các đạo khác như đạo Hồi, đạo Thiên Chúa, ... Em cũng ko biết nhiều về mấy cái đạo này, nhưng hình như em chưa thấy ai vừa theo đạo Hồi lại vừa theo đạo Thiên chúa, hay vv.... mà thấy nhiều người vừa theo 1 đạo giáo khác và lại tin và cũng cho mình thuộc đạo Phật :-??. Điều này cho thấy đạo Phật có 1 cái j đó rất khác với tất cả các tôn giáo khác...??
Vài ý kiến vớ vẩn của em mọi người đừng cười, he he :D
Quan điểm này nói theo 1 cách nào đó là quan điểm hướng về cái chân nhất của đạo Phật. Là đạo , giống như trong từ đạo Khổng, là con đường. Tất nhiên chỉ trích hay nhận xét bất cứ tôn giáo nào cũng là điều không nên và nhạy cảm, nhưng có lẽ một điều hay của đạo Phật so với một vài tôn giáo khác là nói đến con đường không cực đoan - "trung đạo", giữ mọi thứ ở chừng mực, kể cả cái nhìn cũng chừng mực. Bản thân cái tên Phật (Buddha) cũng không phải là một chức vị xa xôi, không phải là người đứng trên mọi người, cũng không phải người được phán xét. Ý nghĩa chỉ đơn giản là Người giác ngộ, tức là đã hiểu được chân lí. Và theo như cá nhân mình biết, Phật giáo trong số các tôn giáo lớn, có vẻ là tôn giáo ít được sử dụng để cai trị nhất. Cái này ai thấy sai làm ơn bảo ngay em/tớ sửa :D

Quay lại vấn đề chính của topic :D Tôn giáo ở Việt Nam. Thường mình hay có quan điểm về chuyện thế chân vạc ở các nước gồm có Chính Quyền, Kinh Tế và Tôn Giáo, duy trì sự ổn định của xã hội, ở Việt Nam mình không rõ ràng như vậy, phải chăng là điều không tốt ? Nhưng ý kiến về tín ngưỡng và tôn giáo của em gì trên kia có lẽ áp dụng vào sẽ chính xác hơn :D Ra là mình cứ đi vòng quanh cãi cọ linh tinh mà không nhớ kiến thức lớp 7 0:) Thật là :D
 
@ Kiên: đạo Tin Lành là Protestant chứ em
Bọn Thiên chúa giáo rách việc thật, tách ra làm bao nhiêu dòng khác nhau. Vậy Catholic và christian(đạo cơ đốc) là 2 nhánh chính à? Ngoài ra còn các dòng nào nữa, mình chỉ nghe có thêm đạo Tin lành với cái đạo puritant(thanh giáo) ở bên Mĩ thôi
Btw, một đất nước lấy Phật giáo làm quốc đạo thì phải như nước mình thời Lí và như Thái Lan bây giờ. Bọn Thái nó cho trẻ con vào chùa cạo đầu sống với sư vài năm, thành ra khi lớn tính bọn nó cũng lành hơn, không bon chen như người Việt và người Hoa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ Kiên: đạo Tin Lành là Protestant chứ em
Bọn Thiên chúa giáo rách việc thật, tách ra làm bao nhiêu dòng khác nhau. Vậy Catholic và christian(đạo cơ đốc) là 2 nhánh chính à? Ngoài ra còn các dòng nào nữa, mình chỉ nghe có thêm đạo Tin lành với cái đạo puritant(thanh giáo) ở bên Mĩ thôi

Phật giáo cũng có nhiều phái, Hồi giáo cũng có nhiều dòng (đánh nhau suốt bên Iraq kìa), không có dòng phái nào thì may ra chỉ có Sciencetology của anh Tom Cruise :))

Do Thái giáo (theo như cách hiểu của mình) cũng có thể gọi là Thiên Chúa Giáo :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
không có dòng phái nào thì may ra chỉ có Sciencetology của anh Tom Cruise :))
Cả cái giáo phái đa thê người Mormons hình như cũng đoàn kết lắm. Mình cũng thích theo tôn giáo đấy ;))
Iraq là hồi giáo Sunnite và hồi giáo shiite đánh nhau nhỉ, mình chỉ nhớ là bọn này bất đồng quan điểm về đấng tiên tri Mahomed.
 
Scientology cua Cruise duoc cong nhan o States, con o rat nhieu nuoc kha'c no bi liet vao hang "secta". Giong nhu Falun Gong cua Trung Quoc vay.
Ngoài ra, em còn thấy ng Pháp giờ coi đất nước của họ là đất nước không tôn giáo, chứ k còn là theo đạo Thiên chúa như ngày xưa nữa, đơn giản vì càng ngày càng nhiều người Pháp quyết định không theo tôn giáo nào cả.
Noi mot cach chinh xa'c thi Phap, cu the là chinh phu Phap khong phai coi nuoc Phap la dat nuoc ko ton giao mà nguoc lai, coi nuoc Phap la mot nuoc da ton giao va moi ton giao nao cung duoc ton trong nhu nhau. Viec tuyen bo Pha'p khong theo mot ton giao nào chinh thuc phan nhieu la cung de the hien i' do'. Dong thoi là de tach roi su anh huong cua ton giao voi chinh tri. Coi ton giao chi thuoc ve doi song tinh than cua nguoi dan thoi. Ma Kien noi dung, hien tai thi xu huong theo dao giao cang giam xuong.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên