Đỗ Việt
(doviet)
Thành viên danh dự
Hờ, em thì không biết gì nhiều, nhưng bảo anh Hà lập topic anh ý không chịu, em lập vậy (coi như câu bài, hé hé).
Em sẽ chia ra 2 mục cho dễ:
I. Rượu Việt Nam, Trung Quốc...
1. Việt Nam:
- Rượu trắng: lên men từ lúa gạo, khá nặng (thường thì khoảng trên dưới 40 độ), có lẽ chỉ đáng để nhâm nhi với mấy món nhậu. Rượu này uống vào tác động ngay vào lưỡi, uống không quen sẽ cảm thấy nóng rát lưỡi (mọi người thử nếm cồn 90° đi, cảm giác nhẹ hơn thế 1 chút ).
- Lúa mới (vodka): 40-45°, nhiều người cho là cái này cũng chính là rượu trắng, thật ra gần giống chứ không phải là 1 thứ, giống và khác thế nào thì em không dám lạm bàn
- Rượu thuốc: Thực chất chỉ là rượu trắng, bên trong có ngâm thêm một số vị thuốc (nhân sâm, linh chi, hay các loại bò sát như rắn, thằn lằn...), về cơ bản thì mùi vị thay đổi tùy theo các thứ bỏ thêm vào.
- Sán Lùng (Sapa): là rượu nặng, nhưng khi uống chưa biết ngay, sau khoảng 10 phút sẽ thấy có tác dụng. Rượu này mùi không thơm lắm, nhưng tùy khẩu vị, có người thích, có người không. Cũng dùng để nhắm B-)
- Trương Sá (Hưng Yên): rất nặng, tương đương (hoặc có nhà nấu giỏi thì còn hơn) rượu trắng, Lúa mới.. Gây tê ngay khi chạm vào lưỡi. Cũng để nhắm, nhâm nhi )
- Còn nhiều loại, em hổng nhớ hết, vì nếm lâu quá rồi 8-}
2. Trung Quốc:
Rượu nổi tiếng của TQ có: Mao Đài, Mai Quế Lộ, Trúc Diệp Thanh... Em quên béng tên rồi. Nhưng đại loại là có 1 số loại uống giông giống rượu VN mình, nhưng hương thơm lắm.
Mao Đài và Mai Quế Lộ quả đúng là xứng đáng mang danh hiệu rượu ngon. Trúc Diệp Thanh thì em chửa thấy bao giờ
II. Rượu phương Tây:
1. Champagne:
- Chỉ dùng cho các ngày hội, lễ, ngày vui, các buổi tụ tập hội họp, gặp mặt...
- Dùng cho khai vị.
2. Vang:
- Trắng: Dùng để "dẫn" các đồ ăn như cá, tôm.. (hải sản), thịt gà, vịt, hoặc một số loại súp..
- Đỏ: Uống với các loại thịt lợn, bò (bê), ngựa (hic hic, tàn độc!)...
Còn mấy thứ nữa tự nhiên em chẳng nhớ được. Nhưng thật sự là em cũng chẳng biết gì nhiều. Anh chị nào có kinh nghiệm thì "mở mắt" cho em với nhé
Em sẽ chia ra 2 mục cho dễ:
I. Rượu Việt Nam, Trung Quốc...
1. Việt Nam:
- Rượu trắng: lên men từ lúa gạo, khá nặng (thường thì khoảng trên dưới 40 độ), có lẽ chỉ đáng để nhâm nhi với mấy món nhậu. Rượu này uống vào tác động ngay vào lưỡi, uống không quen sẽ cảm thấy nóng rát lưỡi (mọi người thử nếm cồn 90° đi, cảm giác nhẹ hơn thế 1 chút ).
- Lúa mới (vodka): 40-45°, nhiều người cho là cái này cũng chính là rượu trắng, thật ra gần giống chứ không phải là 1 thứ, giống và khác thế nào thì em không dám lạm bàn
- Rượu thuốc: Thực chất chỉ là rượu trắng, bên trong có ngâm thêm một số vị thuốc (nhân sâm, linh chi, hay các loại bò sát như rắn, thằn lằn...), về cơ bản thì mùi vị thay đổi tùy theo các thứ bỏ thêm vào.
- Sán Lùng (Sapa): là rượu nặng, nhưng khi uống chưa biết ngay, sau khoảng 10 phút sẽ thấy có tác dụng. Rượu này mùi không thơm lắm, nhưng tùy khẩu vị, có người thích, có người không. Cũng dùng để nhắm B-)
- Trương Sá (Hưng Yên): rất nặng, tương đương (hoặc có nhà nấu giỏi thì còn hơn) rượu trắng, Lúa mới.. Gây tê ngay khi chạm vào lưỡi. Cũng để nhắm, nhâm nhi )
- Còn nhiều loại, em hổng nhớ hết, vì nếm lâu quá rồi 8-}
2. Trung Quốc:
Rượu nổi tiếng của TQ có: Mao Đài, Mai Quế Lộ, Trúc Diệp Thanh... Em quên béng tên rồi. Nhưng đại loại là có 1 số loại uống giông giống rượu VN mình, nhưng hương thơm lắm.
Mao Đài và Mai Quế Lộ quả đúng là xứng đáng mang danh hiệu rượu ngon. Trúc Diệp Thanh thì em chửa thấy bao giờ
II. Rượu phương Tây:
1. Champagne:
- Chỉ dùng cho các ngày hội, lễ, ngày vui, các buổi tụ tập hội họp, gặp mặt...
- Dùng cho khai vị.
2. Vang:
- Trắng: Dùng để "dẫn" các đồ ăn như cá, tôm.. (hải sản), thịt gà, vịt, hoặc một số loại súp..
- Đỏ: Uống với các loại thịt lợn, bò (bê), ngựa (hic hic, tàn độc!)...
Còn mấy thứ nữa tự nhiên em chẳng nhớ được. Nhưng thật sự là em cũng chẳng biết gì nhiều. Anh chị nào có kinh nghiệm thì "mở mắt" cho em với nhé