Rút kinh nghiệm từ Harvard admissions 2004

Phạm Thị Hồng Nhung
(nhungph)

Điều hành viên
Bài này xin gửi các bạn đang chuẩn bị nộp đơn vào các trường đại học ở Mỹ nói chung, và Harvard college nói riêng. Mong rằng có thể giúp tăng sự hấp dẫn của hồ sơ, cũng như khuyến khích các bạn đăng kí vào Harvard và các trường hàng đầu ở Mỹ.

Hôm trước ăn tối với Harvard interviewer của tôi và một anh cùng được nhận vào trường năm vừa rồi, cả ba đã thảo luận đôi chút về tình hình tuyển sinh hai năm vừa qua. Sau khi trường nhận một lúc hai học sinh Việt Nam, bác John đã dự đoán là từ nay một thường lệ những học sinh ưu tú nộp đơn và được nhận vào trường sẽ mở ra. Chúng tôi đã thất vọng ít nhiều khi ko một học sinh Việt Nam nào được nhận năm nay và đã xác định được một điểm đáng chú ý.

Dường như các bạn vẫn chưa coi việc được nhận vào một trường xếp hạng cao là một mục tiêu nghiêm túc, hoàn toàn có thể đạt được. Anh Tiến Anh từng làm việc cho văn phòng tuyển sinh của trường, và cho biết năm vừa rồi có khá nhiều học sinh Việt Nam gửi hồ sơ đến trường. Tuy nhiên, bác John – Harvard interviewer duy nhất ở Việt Nam -- lại chỉ nhận hai lời đề nghị phỏng vấn. Các bạn phải chăng chỉ gửi đơn để thử vận may của mình, vì vậy mà hoàn thành đơn một cách sơ sài; gửi đơn hàng loạt mà ko chú ý đến những yêu cầu riêng của một số trường. Với Harvard, phỏng vấn là một khâu khá quan trọng và trường luôn cố gắng giữ quan hệ thân mật với những interviewers của mình. Có lẽ việc này càng quan trọng hơn với các học sinh nước ngoài đăng kí từ các trường, các hệ thống giáo dục mà những người tuyển sinh ko quen thuộc. Rất may mắn là bác John có cảm tình với Việt Nam, và cũng mong muốn ko kém chúng tôi rằng ngày càng có nhiều học sinh Việt Nam được nhận vào Harvard hơn.

Để cho các bạn có can đảm hơn khi đăng kí vào các trường xếp hạng cao và ko bỏ hồ sơ dở dang, cần fải nói thêm là tiêu chuẩn tuyển sinh của các trường này (hay ít nhất là của Harvard) ko cao như thường quan niệm. Bản thân tôi cũng đã từng trải qua giai đoạn tìm hiểu các trường, và một năm học tại trường đã giúp tôi có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng học lực chính là một điểm mạnh của học sinh Việt Nam chúng ta. Khó khăn duy nhất có lẽ nằm ở khả năng ngôn ngữ của các bạn, và tôi cũng ko khuyến khích những ai thiếu nền tảng tốt về tiếng Anh đâm đơn vào các trường top. Việc tuyển sinh phụ thuộc vào nhiều biến số và người ta thường tránh đưa ra những con số cụ thể, nhưng theo đánh giá của tôi, một bạn đạt điểm SAT I từ 1350 trở lên là có realistic chance được nhận. Tất nhiên, bạn phải dành thời gian ôn thi và thi SAT II đạt điểm cao, nhưng theo tôi thì các bài thi này đối với học sinh chúng ta ko phải là thách thức lớn: SAT II Writing tương tự TOEFL, Math 2c thậm chí dễ đạt điểm tối đa hơn Math SAT I, còn môn tự chọn thứ ba cũng có thể đạt điểm cao một khi đã làm quen với các từ chuyên môn liên quan. Phần còn lại phụ thuộc vào tài năng marketing của bạn, thể hiện qua phần essays và phỏng vấn. Cần phải có tự tin và biểu hiện nó qua từng mục của hồ sơ.

Điều quan trọng là phải tìm hiểu kĩ về trường mình muốn đăng kí, và biết lượng sức mình. Thời gian dành cho việc hoàn thành 10 hồ sơ một cách sơ sài tốt hơn nên dùng để hoàn thành 5 hồ sơ thật kĩ càng. Chỉ cần đăng kí vào một trường xếp hạng cao thôi, vì nếu bạn ko được nhận thì khả năng là các trường tương tự cũng sẽ từ chối bạn. Ngoài ra tôi thực sự nghĩ bạn nên tìm hiểu Harvard. Về chất lượng giảng dạy, môi trường học tập, cơ sở vật chất kĩ thuật thì trường chưa chắc đã nổi bật so với những trường hàng đầu khác như MIT, Yale, Princeton, Stanford, etc. Nhưng Harvard có hai ưu điểm ko thể chối cãi được: (1) nguồn hỗ trợ kinh tế dường như vô tận :D, (2) hồ sơ đăng kí đơn giản với phần chính là common application và phần phụ là một cái optional supplementary essay. Trường nhận khoảng 10% (khoảng 200) học sinh nước ngoài. Phần lớn đến từ các trường quốc tế và đã từng sinh sống khắp nơi trên thế giới, nhưng cũng có những người chưa từng sống ở nước ngoài. Đặc biệt là trường ko có quota cho từng nước; vì vậy mà năm chúng tôi vào ko có người Nhật nhưng lại có đến sáu, bảy người Bungari. Cuối cùng, tôi nghĩ ngoài việc thể hiện học lực của mình, tỏ ra aware of identity của bản thân cũng có thể đem lại lợi thế cho bạn.

Những lời khuyên này chắc chắn đều đã được đưa ra đâu đó và cũng chưa có tính khái quát, tổng hợp như tôi dự định, nhưng chúng cũng phần nào nêu lên được những điểm tôi cho là đáng nhấn mạnh. Tôi sẽ hoan nghênh những câu hỏi follow-up và cố gắng trả lời chúng thật tốt.
 
chị Nhung cho em hỏi về range điểm SAT II Writing và SAT II Math 2C - khoảng bao nhiêu thì gọi là có "realistic chance" ạ?
theo chị nếu phải chọn 1 môn SAT II còn lại thì nên chọn môn nào ạ? ý em là môn nào hs VN có khả năng đạt điểm cao?
nếu ở US thì interview kiểu gì ạ?
cảm ơn chị Nhung trước nhé :)
 
ý em là môn nào hs VN có khả năng đạt điểm cao?

Ấy thi Physics ko? Tớ định thi môn này vì thấy cái curve nó cũng lenient (tất nhiên ko bằng iic rồi :D ) Nhưng hix, thấy học khủng khiếp quá nên đành chạy :p
 
Rốt cuộc cũng vớ được cọc,trước khi chết đuối.Tạm thời chưa thể hỏi gì vì chưa định vị được mình.Nhưng em sẽ hỏi...
 
Nếu điểm SAT I ko cao lắm, thì nên cố gắng đạt điểm SAT II cao để bù lại. Như chị đã viết, việc này ko quá khó nếu có sự chuẩn bị tốt. Khi thi nên đặt mục tiêu upper 700s cho Writing, 800 cho 2c, lower 700s cho môn thứ ba. Theo kinh nghiệm của chị thì writing và 2c thậm chí ko cần phải ôn, mà nên dồn thời gian vào việc làm quen với môn thi thứ ba. Chị nghĩ các em có khả năng đạt điểm cao hơn nếu chọn một môn tự nhiên, đặc biệt là môn hoá vì trong đó có ít từ chuyên môn hơn. Ko có kiến thức mới ngoài chương trình cấp 2, 3 của mình, nhưng có sự khác biệt về trọng điểm giảng dạy giữa Mĩ và Việt Nam. Chương trình vật lí + hoá học bên đó chú trọng phần lí thuyết hơn là tính toán, vì vậy các em cũng nên refresh lại trí nhớ của mình.

Đối với những em mới tìm hiểu về du học, chị có lời khuyên là nên bắt đầu với việc xác định vị trí hiện tại của mình, tức là đánh giá trình độ tiếng Anh của em, nhìn lại các thành tích học tập trên lớp, hoạt động ngoại khoá, etc. để có thể vạch ra kế hoạch hành động cụ thể tuỳ phụ thuộc vào quỹ thời gian còn lại của em. Nếu thời gian còn nhiều, chị nghĩ nên tập trung học tiếng Anh thật tốt, đồng thời ko quên gom góp cho các phần khác của hồ sơ (hoạt động ngoại khoá, essays, điểm trên lớp, etc.), chưa cần lo chuyện chọn trường vội. Nếu ko còn nhiều thời gian, nên tìm hiểu các trường, nhặt ra vài trường phù hợp với khả năng của mình, rồi hoàn thành thật chu đáo từng hồ sơ.. Câu hỏi của em Nam Anh gửi cho chị quá chung chung nên chị chỉ khuyên như thế. Việc đầu tiên em có thể làm ngay là đọc kĩ những bài viết trong mục Clb Du học này. Bao giờ có những vấn đề cụ thể thì chị sẽ trả lời tiếp.

Học sinh Ams đặc biệt có lợi thế vì các anh chị đi trước đã tạo dựng cho Ams cái tiếng trường chất lượng hàng đầu của Việt Nam trong con mắt những nhà tuyển sinh bên Mỹ. Các em có thể tự tin chỉ dẫn họ đến E-HAO (http://www.hn-ams.org/en/), nơi có lời giới thiệu khá đầy đủ về trường và học sinh Ams.
 
Với những bạn đang học ở Mỹ hoặc một nước thứ ba, có lẽ những lời khuyên của tôi cần áp dụng một cách lỏng lẻo hơn vì trường sẽ so sánh các bạn chủ yếu với những người có hoàn cảnh giáo dục giống bạn. Các trường trung học ở Mỹ thường có thống kê về số học sinh được nhận vào các trường xếp hạng cao, và con số này thường ít biến đổi qua các năm. Có thể căn cứ vào đó và xếp hạng của bạn trong lớp để dự đoán khả năng được nhận của bạn. Tuy nhiên, bạn là học sinh quốc tế và vẫn có những ưu điểm nhất định so với học sinh Mỹ, etc.

Nếu bạn đăng kí vào Harvard, trường sẽ gửi cho bạn danh sách những interviewers cùng với thông tin liên hệ, và bạn sẽ chọn ra một người gần nơi ở của bạn để gặp. Nếu interview ở nước ngoài, sẽ có một bất lợi là hiểu biết của người phỏng vấn về Việt Nam sẽ khá hạn chế. Tuy nhiên, bạn cũng có thể biến nó thành một lợi thế khi kể cho họ về Việt Nam và tạo ấn tượng tốt về học vấn và sự nhạy cảm của bạn ;) .
 
Rất cảm ơn chị Nhung về những thông tin chị đưa ra... em hiện đang là một học sinh ở anh... em đã hoàn thành xong 2 năm học A-level và kết quả là khá tốt... nếu như muốn apply cho US unis, em có được coi là học Việtnam hay em sẽ đuợc coi là học sinh Anh. Vì em sẽ gửi application form từ việtnam vì hiện nay em đang taking gap year. Thêm vào nữa em sẽ có lợi thế gì thêm không với bằng A-level của mình vì đây là international certificate. Ngoài ra nếu tất cả các bài thi của em đều bằng tiếng anh thì em có cần thi Toefl không.
Cảm ơn chị rất nhiều
 
Em Minh Hieu Dam thân mến: Chị đã nói chuyện với anh Tiến Anh, cũng từng ở trong trường hợp tương tự như em (học cấp 3 và A-level ở S’pore, nhưng lại interview ở Việt Nam). Theo anh í, họ sẽ so sánh em với cả học sinh Việt Nam và học sinh Anh (trong trường em). Với những bạn có cùng học lực tương đối (*), em có lợi thế nên khai thác là:
- có international experience bao gồm cả khả năng sống tự lập và cái thứ gọi tạm là nhạy cảm văn hoá
- hoàn cảnh xuất thân đặc biệt (đến từ một nước Châu Á nghèo, etc.)
Harvard ko đòi hỏi điểm TOEFL từ bất kì học sinh nào, nhưng em nên hỏi lại từng trường vì policy mỗi nơi một khác. Em có lợi thế với bằng A-level, vì nó có standard, thậm chí standard khá cao :)

(*) khái niệm này có lẽ cần phải giải thích thêm.
Phương pháp so sánh các học sinh đến từ nhiều môi trường học tập khác nhau của các hội đồng tuyển sinh chắc các em cũng đã biết qua. Vì thang điểm ở các trường phổ thông ko thống nhất, nên khó có thể dựa trên điểm tuyệt đối trên lớp để so sánh các học sinh. Vì vậy, người tuyển sinh có hai cách để đánh giá học lực của học sinh: (1) xếp hạng trên lớp (ko nhất thiết phải là xếp hạng tuyệt đối, mà có thể chỉ là ước lượng theo đánh giá của thầy cô giáo trong trường hợp trường ko xếp thứ tự trong toàn khối); và (2) điểm thi các standardized tests. Tuy nhiên ngay cả với những điều chỉnh này, còn phải tham khảo thêm hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh. Học sinh đứng đầu một trường chất lượng thấp chưa chắc đã bằng một học sinh đứng trong top 15 của một prep school. Hay một học sinh đứng trong top 1% chưa chắc đã bằng một học sinh nghèo vượt khó trong top 10%. Ngoài ra, tiếng Anh ko phải là ngôn ngữ chính thức của nhiều nước, và việc này ảnh hưởng ít nhiều đến performance của học sinh những nước đó trong bài thi này. Ngay cả với những người học tập trong môi trường Anh ngữ, nhưng phương pháp giảng dạy mỗi nơi mỗi khác, nên test format lạ cũng có thể góp phần làm giảm chất lượng thi. Khi đánh giá bản thân, các em nên tính đến tất cả những biến số này.
 
Vậy em có thể biết là họ sẽ tuyển HS theo trình tự nào ko?
Toefl+SAT=>essay=>others hay khác??
 
Họ sẽ căn cứ vào những thứ khác để so sánh và quyết định có nhận em ko một khi em đã đạt academic standard của họ. Nói là standard, nhưng mà tiêu chuẩn cũng chỉ dành cho từng nhóm một. Đối với các vận động viên, minorities, học sinh quốc tế, etc. họ sẽ đòi hỏi thấp hơn so với học sinh thường (white, american, middleclass, prepschool male stereotypes). Vậy em chỉ nên coi điểm thi và điểm trên lớp là điều kiện cần, và các phần khác trong hồ sơ là điều kiện đủ để được nhận. Chính những phần khác (đặc biệt là phần essay và recommendations) có thể tạo cho hồ sơ một "bộ mặt" dễ mến, ấn tượng. Điền các giấy tờ một cách sạch sẽ, khoa học cũng cho thấy sự chu đáo, thái độ nghiêm túc trong việc hoàn thành hồ sơ. Tuy nhiên ko thể nói đến một trình tự xét được, vì họ sẽ cân nhắc từng phần hồ sơ trong liên hệ với những phần khác. Một điểm yếu có thể sẽ được bù lại bởi một điểm mạnh nơi khác..
 
họ sẽ đòi hỏi thấp hơn so với học sinh thường (white, american, middleclass, prepschool male stereotypes).

làm sao bạn biết cái này là đúng ? tôi không biết bạn có sống ở Mỹ hay không, nhưng một người không phải là Mỹ trắng như bạn mà nói lên một câu như thế rồi không một chút do dự thì quả là hết biết

tôi không quan tâm bạn có tin/ và nghĩ sự đời nó có nên như thế khi đưa ra tiêu chuẩn thấp cho cái bạn gọi là học sinh khác "học sinh thường"

cái mà tôi thấy lo ngại là khi bạn đưa ra lời nhận xét/ lời khuyên như thế đối với những ai muốn thi vào trường Harvard, bạn lập tức tạo cho người nộp đơn cảm giác thấp kém, và có thể kèm theo là cảm giác tự ti (mình không bằng "học sinh thường" nên không được xét theo tiêu chuẩn "cao")

cho nên, tôi khuyên bạn, nếu có đưa ra nhận xét như thế thì phải kèm theo chú thích rằng : đây chỉ là ý kiến cá nhân, không thể xem đây là lời khuyên nghiêm túc, tin cậy được, bạn nói cứ như đinh đóng cột ấy

Mà tôi nói thật, những bạn nào muốn vào trường giỏi mà cứ nghĩ rằng mình sẽ được ưu đãi vì "là một vài người đến thẳng từ VN" thì nên quên đi. Chẳng đáng gì đâu

BBB
 
Anh Bình à,em nghĩ khái niệm học sinh thường ấy chị Nhung dùng để chỉ đa số HS được nhận vào.Em thực sự chưa sống ở mỹ bao giờ,cũng chưa tìm hiểu nhiều nhưng em nghĩ thế này:
Không phải người VN thấp kém hay thế nào.Mà những người được gọi là HS thường ấy đa số được GD bởi nền GD bởi chính trường ấy công nhận.
Cứ giả thử như ở VN có cộng điểm cho 1 số đối tượng(so sánh hơi khập khiễng),thì là do đối tượng đó ko nhận được những sự đầy đủ mà người khác có,đó là việc để cho công bằng.
Inte'l Stu đến Mỹ học là chấp nhận thiệt thòi để được tiến lên.Chúng em ko xác định là mình được ưu tiên hơn ai khác,chỉ biết vậy để mà biết thôi.
Cảm ơn chị Nhung nhiều,sẽ còn hỏi tiếp...
 
Anh Bình ah, mỗi người có 1 nhận định khác nhau.. Có thể anh cũng đang ở US nhưng mỗi nơi lại có 1 kiểu khác nhau nên em kô thể hiểu tại sao anh lại criticize chị Nhung về cái chuyện đó chứ...

Ah chị Nhung ơi, em hỏi này, chị đang học ngành gì bên đó thế ạ? Ah, ngoài ra em muốn hỏi thêm là chẳng hạn có những người có A level ở Sing thì cái đó có đuợc coi là AP kô hay là vẫn phải học cả 4 năm? Như anh Tiến Anh ý?
 
Anh Bình thân mến: Những gì là ý kiến cá nhân, tôi đã chú thích rất cẩn thận. Nếu như anh đọc kĩ bài viết của tôi, anh cũng thấy tôi đánh giá học lực là một điểm mạnh của học sinh Việt Nam.

Còn việc các trường có tiêu chuẩn khác nhau cho những nhóm học sinh khác nhau là một sự thực khách quan, hoàn toàn có thể chứng minh bằng các con số thống kê điểm đầu vào của các học sinh chia theo nhóm. Tôi ko biết anh có cố í hiểu nhầm những gì tôi nói ko, nhưng mà tôi cũng có thể giải thích thêm. Vì sao lại có những white, american, middleclass, prepschool male stereotypes? Bởi vì phần lớn học sinh đăng kí vào các trường xếp hạng cao đến từ nhóm học sinh này. Ko chỉ có white males là có statistical disadvantage, mà cả Chinese Americans cũng phải cạnh tranh nhiều hơn. Điều này xảy ra khi có quá nhiều người qualified từ những nhóm này đăng kí so với sức chứa của trường. Nếu ko có những tiêu chuẩn nhất định trước khi tuyển sinh, có lẽ sẽ xảy ra trường hợp người Châu Á và Do Thái chiếm 3/4 lớp học, còn học sinh từ các nhóm khác chia nhau 1/4 các suất học còn lại. Còn một nhóm học sinh nữa có lợi thế so với những học sinh thường mà tôi chưa nhắc đến, đó là số học sinh đã có bố mẹ, anh chị đang hoặc từng học trong trường - nhóm legacy. Ưu tiên những học sinh này là một chính sách đa số các trường xếp hạng cao sử dụng để giữ quan hệ tốt với cựu học sinh của họ. Việc có lợi thế ko đồng nghĩa với việc legacies dốt hơn; ngược lại, nếu như thống kê, sẽ thấy họ thường có học lực cao hơn vì họ trưởng thành trong những gia đình có truyền thống học.

Nhận ra lợi thế của mình, và sử dụng nó ko có gì đáng trách cả. Tôi ko muốn nhắc lại những gì đã viết nhưng xem chừng cần phải giải thích lại một cách khoa học hơn cho anh Bình: Tôi nói học sinh Việt Nam có lợi thế vì
(1) chúng ta có nền văn hóa rất khác với nền văn hóa của họ: điều này với họ quan trọng vì chúng ta góp phần tạo nên cái diversity trong trường. Có thể xem chúng ta đem nhiều lợi ích đến cho trường hơn là ngược lại.
(2) nước của chúng ta nghèo, và chúng ta thiếu những phương tiện để phát huy mọi khả năng của mình. (Tôi xin bó tay nếu như anh Bình phủ nhận điều này.) Để vượt qua những khó khăn này, chúng ta phải có nghị lực lớn; và đây là một đức tính quí, quan trọng cho việc thành đạt sau này.
Việc có lợi thế (1) và (2) cho phép chúng ta có những phần hồ sơ khác yếu hơn mặt bằng các học sinh đăng kí.

Thế nào nghĩa là “đòi hỏi của các trường với các nhóm học sinh ko thường thấp hơn"? Ko có nghĩa là bạn có thể được nhận ngay cả khi bạn dốt hơn. Các điểm thi SATs chỉ có thể đánh giá khả năng hiện tại của học sinh, ko nói gì về khả năng trong tương lai của họ. Thêm nữa, các bài thi này ko công bằng với các học sinh nước ngoài vì những lí do đã nêu. Nhiệm vụ đánh giá tiềm năng của học sinh dựa trên việc xét hồ sơ một cách mềm dẻo thuộc về ban tuyển sinh. Các trường nhận học sinh dựa trên tiềm năng của họ thay vì những kết quả trên giấy - đó là một điều đáng mừng.

Ở trường, một điều tôi tâm đắc nhất là được học cùng với những bạn có hoàn cảnh rất khác nhau và rất khác tôi. Nếu anh coi thường việc các trường đặt ra chỉ tiêu tạo một môi trường học tập đa dạng, và lên án phương pháp họ sử dụng để đạt mục tiêu này (đặt quota cho từng nhóm), thì tôi nghĩ các trường tôi nói đến ko dành cho anh.

Phù.., em Tùng thân mến: Chị học Government với cả East Asian Studies. Ở trường chị người ta chỉ chấp nhận Aps (5), các trường khác thì ko biết thế nào. Có một số điểm bất lợi nếu như muốn học dồn: em sẽ thiếu thời gian học kĩ các môn (học cao lên nữa), enjoy college life, study abroad, nghiên cứu ... Có lời khuyên chung cho những ai viết senior thesis là nên học đủ 4 năm để đạt được độ chín chắn trong nghiên cứu và viết bài.
 
Chị Nhung ơi nếu năm nay em chưa nộp đơn được vì chưa học xong mấy thứ đó thì năm sau nộp có được không ? Lỡ lúc đó trượt thi ĐH ở Vn thì có cơ hội nào không ?
 
Em xin hỏi một chút ah: các trường top thì nó thường coi trọng Math iic hơn đúng không ah? nếu giả sử như là thi math ic được 800, và thi iic được có 720, thì nên thi cái nào ah?
Tiện thể chị Nhung trả lời luôn hộ em , điểm Math iic và chemistry hồi ấy của chị bao nhiêu thế ah?
 
Em Thanh Hằng thân mến: Em có thể nghỉ một năm trước khi vào đại học, ko có vấn đề gì cả. Nhưng cần nhớ là các trường đều expect em sử dụng thời gian của mình sao cho bổ ích, ví dụ như để học tiếng, đi du lịch, làm việc, hoạt động xã hội gì đó chẳng hạn. Việc học đại học ở đây với cả việc đăng kí học đại học bên Mỹ nói chung ko liên quan gì cả, miễn là em đỗ tốt nghiệp ở nhà :)

Còn em Thái Hằng cũng thân mến: Math IIC kiểm tra kiến thức rộng hơn Math IC một chút, nên được coi trọng hơn. Nhưng mà với học sinh Việt Nam thì có lẽ cả hai đều là a piece of cake ;), thậm chí Math IIC còn dễ hơn vì nó cho phép mình vài lỗi cẩu thả vẫn được điểm tối đa. Ok, nếu chọn giữa 800 IC và 720 IIC thì chị nghĩ các trường sẽ thích 800 IC hơn vì điểm tối đa thì lúc nào cũng tạo ấn tượng mà. Còn thì điểm IIC của chị là 800, Chem được 710 thôi :p
 
Chị Nhung ah, nếu mình đã đỗ vào một trường đại học ở VN rồi, thì có nên tiếp tục apply các trường college voi univ bên ấy nữa ko?(ý em là sv năm thứ nhất ý), hay là cố học thêm 2, 3 năm nữa ma appy học cao hơn ah
 
Với lại cho em hỏi các web về essay với, hầu hết các web đều đòi tiền để được xem các essay tốt, phải làm thế nào ah
Lên IIE thì chẳng mấy có tác dụng , không biết mọi người thế nào chứ em thấy mấy bà trên đấy chảnh phát khiếp
 
Trang à, có ko ít người học một năm đại học ở Việt Nam rồi mới sang Mỹ học. Các trường bên đó sẽ coi như em nghỉ một năm giữa chừng (giống như trường hợp của Thanh Hằng hay là Minh Hieu Dam ở trên), và em cũng phải sẵn sàng báo cáo cho họ về những việc làm của em trong thời gian này. Có nên apply ko thì em phải tự quyết định dựa trên sở thích và đánh giá cơ hội của bản thân. Chị thì nghĩ việc học đại học ở nước ngoài có cái hay của nó :p, mà đầu tư thời gian vào quá trình đăng kí cũng ko phải là risk lớn một khi em ko còn phải lo thi đại học nữa.

English club có chỗ để trao đổi về các bài luận mà chị cho là rất hữu ích, nhưng tiếc là cái thread đấy dạo này hơi bị xẹp :) Mùa hè các anh chị lại rỗi rãi hơn, các em có thể lợi dụng thời gian này để revive cái thread đó + tiếp tục hỏi han, trao đổi. Ngoài ra có thể vận động những người apply đợt trước, những người đã được nhận vào các trường đóng góp các bài luận của họ...

Chị cũng ko thích IIE lắm, nhưng mà nếu em chịu khó tìm thì trên đó cũng có vài quyển nói về essay writing với những sample essays. Em thử hỏi các chị nhân viên ở đấy xem năm nay có tổ chức essay workshop nữa ko :-/

Trên mạng thì có vô số các trang web nói về viết luận. Chị nhớ ko nhầm thì essay edge có cái tutorial (essay 101 gì đó) khá hay. Mà cũng ko cần dành quá nhiều thời gian để tham khảo các bài viết của người khác, nên dành thời gian đó nghĩ về bài viết của mình thì hơn. Đọc các bài trong english board với cả các tips của essay edge cũng đủ để em hình dung được đòi hỏi về một essay tốt ntn. Chúc em thành công.
 
Back
Bên trên