Quản Trị Kinh Doanh

Trang dạo này làm nghề bán sách à? :D hay đấy, tiếp tục post đi em
 
Đoàn Trang gửi tiếp đi nhé! dạo này Anh lười đọc lắm chỉ chờ người khác đọc rồi ngồi nghe họ tóm tắt lại, nhưng những bài của Trang gửi Anh đọc hết đó. Thứ bảy này ra Tràng Tiền tìm thử có còn quyển sách này không.

Thanks Ms.Trang!
 
Bí quyết của những phụ nữ thành đạt

3 - Những phẩm chất cần thiết cho một nhà doanh nghiệp trẻ trong tương lai

1. Bạn là người có khát vọng mãnh liệt để làm giàu và thăng tiến?

2. Bạn có là người sẵn sàng dành mọi thời gian cho công việc?

3. Bạn có luôn cố gắng là người giỏi nhất, luôn có sáng kiến?

4. Bạn là người dám dũng cảm dấn thân vào lĩnh vực mới?

5. Bạn có hay sắm sửa quần áo, trang trí các tiện nghi nhà cửa?

6. Bạn có hay chi cho nâng cao tay nghề và mở rộng kinh doanh?

7. Bạn có là người coi trọng tình cảm, dành thời gian kết thân với bạn đồng nghiệp, với người
làm công và cấp trên, với người nổi tiếng?

8. Bạn có quá nể bạn bè mà suốt ngày nói chuyện dông dài với họ không?

9. Bạn có hay nhậu nhẹt, có nghiện chè, rượu, thuốc, bia không?

10. Bạn có biết hút thuốc, biết uống bia, biết uống rượu khi cần thiết nhưng không nghiện?

11. Bạn có coi trọng những nhân viên có sáng kiến không?

12. Bạn có sẵn sàng nghe những ý kiến đối lập và cất nhắc họ nếu họ có tài?

13. Bạn có biết rút tiền bạc của người khác cho doanh nghiệp của bạn một cách chính đáng không?

14. Bạn có thời gian giữ chữ “tín” không?

15. Triết lý kinh doanh của bạn là coi trọng lợi nhuận?

16. Bạn vừa muốn coi trọng lợi nhuận, vừa muốn đem lại lợi ích cho khách?

17. Bạn là người có sức bật, không ngại gian khổ, không nản trước khó khăn và xác định công
cuộc kinh doanh là một cuộc chạy đua đường dài chứ không phải là giành thắng lợi trong phút chốc?

18. Bạn là người đã có hiểu biết về luật kinh tế, chính sách kinh tế của Chính phủ, kiến thức quản lý kinh doanh?

19. Bạn là người còn hiểu lơ mơ về luật kinh tế và những kiến thức ở câu (18) song bạn lại muốn vừa làm vừa học?

20. Bạn nhờ các cố vấn thạo về các lĩnh vực ở câu (18) để giúp mình thường xuyên?
 
21. Bạn chọn cộng sự và nhân viên là những người thân, giỏi chuyên môn?

22. Bạn chọn cộng sự và nhân viên là những người thân quen, nhưng ít am hiểu chuyên môn?

23. Bạn chọn cộng sự và nhân viên là những người chỉ đáp ứng yêu cầu giỏi chuyên môn?

24. Bạn có thói quen khen kịp thời người khác trước mặt cũng như sau lưng họ?

25. Bạn rất ít khen cấp dưới?

26. Bạn lập doanh nghiệp vì lợi nhuận?

27. Bạn lập doanh nghiệp vì giá trị tinh thần, danh dự...?

28. Bạn lập doanh nghiệp vì cả hai thứ trong câu (26 và 27)?

29. Bạn luôn theo dõi thị trường và bám sát lợi ích người tiêu dùng?

30. Bạn là người coi trọng công việc hơn gia đình?

31. Bạn là người coi trọng cả hai điều trong câu 30?

32. Bạn là người coi trọng học vấn và cả kiến thức thực hành?

33. Bạn là người chỉ coi trọng học vấn?

34. Bạn là người chỉ coi trọng thực hành?

35. Bạn là người luôn hướng về tương lai?

36. Bạn là người thích và thường xuyên đọc báo chí, nhất là các tờ báo kinh doanh?

37. Bạn là người coi trọng kinh nghiệm và coi thường báo chí?

38. Bạn là người thích đầu tư vào nhiều lĩnh vực trong kinh doanh?

39. Bạn là người chỉ thích đầu tư vào một lĩnh vực?

40. Bạn là người muốn cải tiến không ngừng các hàng hóa và cách phục vụ?

41. Bạn là người luôn kiểm tra các công việc của cấp dưới?

42. Bạn là người luôn quan sát những tấm gương danh nhân chính trị, kinh doanh, văn hóa?

43. Bạn là người có đầu óc “cởi mở”?
 
44. Bạn đã có người thân hoặc bạn bè sẵn sàng giúp đỡ về:

+ Tinh thần.

+ Vật chất.

+ Buôn bán.

+ Tiền bạc.

+ Kỹ thuật.

+ Quan hệ.

45. Bạn có quen biết các chủ doanh nghiệp, quan chức các cơ quan chức năng?

46. Chữ ký của bạn có rõ ràng, to tát không?

47. Chữ ký của bạn có gạch trên không?

48. Chữ ký của bạn có gạch dưới không?

49. Chữ ký của bạn có kéo dài không?

50. Bạn có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi khoa học không?

51. Bạn có chăm lo đến học hành và rèn luyện con cái không?

52. Bạn có chăm lo đào tạo nhân viên của mình không?

53. Bạn có muốn quảng cáo uy tín của doanh nghiệp mình không?

54. Bạn có thường xuyên giúp người nghèo, tài trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao không?

55. Bạn có tin vào lớp trẻ không?

56. Bạn có quý trọng thời gian không?

57. Khi bạn giàu, có tiêu sài nhiều cho sinh hoạt cá nhân không?

58. Bạn có luôn tái đầu tư không?

59. Bạn có đổi mới công nghệ không ngừng không?

60. Bạn có đề cao các quyết định nhanh không?

61. Bạn cân nhắc quá kỹ các quyết định?

62. Bạn có nhớ tên nhân viên, nhớ hoàn cảnh của họ không?

63. Bạn có khích lệ, thưởng cho nhân viên khi họ có sáng kiến không?
 
Bạn tự đánh giá 63 khía cạnh liên quan đến phẩm chất để làm nghiệp chủ, từ đó có cách tự rèn luyện bổ sung những đức tính cần thiết.

Nếu bạn trả lời “có” bạn hãy ghi điểm 10.

Nếu bạn trả lời “không” hãy ghi điểm 1.

Câu 1: Có - 10
Không - 1

Câu 2: Có - 10
Không - 1

Câu 3: Có - 10
Không - 1

Câu 4: Có - 10

Không - 1
Câu 5: Có - 1
Không: 10

Câu 6: Có - 10

Không: 1

Câu 7: Có - 10

Không - 1

Câu 8: Có - 1

Không - 10

Câu 9: Có - 1

Không - 10

Câu 10: Có - 10

Không - 1

Câu 11: Có - 10

Không - 1

Câu 12: Có - 10

Không - 1

Câu 13: Có - 10

Không - 1

Câu 14: Có - 10

Không - 1

Câu 15: Có - 10

Không - 1

Câu 16: Có - 10

Không - 1

Câu 17: Có - 10

Không - 1

Câu 18: Có - 10

Không - 1

Câu 19: Có - 10

Không - 1

Câu 20: Có - 10

Không - 1

Câu 21: Có - 10

Không - 1

Câu 22: Có - 1

Không - 10

Câu 23: Có - 10

Không - 1

Câu 24: Có - 10

Không - 1

Câu 25: Có - 1

Không - 10

Câu 26: Có - 10

Không - 1

Câu 27: Có - 1

Không - 10

Câu 28: Có - 10

Không - 1

Câu 29: Có - 10

Không - 1

Câu 30: Có - 10

Không - 1

Câu 31: Có - 10

Không - 1

Câu 32: Có - 10

Không - 1

Câu 33: Có - 10

Không: - 1

Câu 34: Có - 10

Không - 1

Câu 35: Có - 10

Không - 1

Câu 36: Có - 10

Không - 1

Câu 37: Có - 10

Không - 1

Câu 38: Có - 10

Không - 1

Câu 39: Có - 10

Không - 1

Câu 40: Có - 10

Không: 1

Câu 41: Có - 10

Không - 1

Câu 42: Có - 10

Không - 1

Câu 43: Có - 10

Không - 1

Câu 44: Có - 10

Không - 1

Câu 45: Có - 10

Không - 1

Câu 46: Có - 10

Không - 1

Câu 47: Có - 10

Không - 1

Câu 48: Có - 10

Không - 1

Câu 49: Có - 10

Không - 1

Câu 50: Có - 10

Không - 1

Câu 51: Có - 10

Không - 1

Câu 52: Có - 10

Không - 1

Câu 53: Có - 10

Không - 1

Câu 54: Có - 10

Không - 1

Câu 55: Có - 10

Không - 1

Câu 56: Có - 10

Không - 1

Câu 57: Có - 1

Không - 10

Câu 58: Có - 10

Không - 1

Câu 59: Có - 10

Không - 1

Câu 60: Có - 10

Không - 1

Câu 61: Có - 10

Không - 1

Câu 62: Có - 10

Không - 1

Câu 63: Có - 10

Không - 1

Từ đó có thể nhận thấy:

1) Nếu bạn cộng lại có số điểm từ 64 - 128 thì chỉ nên là: một công chức ăn lương.

2) Nếu bạn cộng lại có số điểm từ 128 - 192 thì nên là một chuyên gia tốt trong một lĩnh vực nào
đó.

3) Nếu bạn cộng lại có số điểm từ 192 - 448 có thể tin tưởng mình làm chủ doanh nghiệp trong
tương lai.

4) Nếu bạn cộng lại có số điểm từ 448 - 640 điểm, bạn hoàn toàn có thể tin rằng bạn có thể trở thành một chủ doanh nghiệp xuất chúng.
 
Cái quiz này là chị Trang tự nghĩ ra ah? Đáng lẽ chị nên cho thêm một câu gọi là câu phân loại:
Bạn có đủ kiên nhẫn để trả lời hết 63 câu hỏi trước mặt hay không? :>
Như thế em bị loại luôn từ vòng gửi xe rồi.:-s
 
Ô...thế ko có thang điểm nào dành cho những người : chân trong làm công chức ăn lương còn chân ngoài vẫn là một chuyên gia và chủ doanh nghiệp nhỉ! Trường hợp như vậy nhiều lắm.

chị cũng chỉ đủ kiên nhẫn đọc được 20 câu thôi...tình nguyện để xe ngoài cửa.

;)












-
 
Thu Hiền: Ô...thế ko có thang điểm nào dành cho những người : chân trong làm công chức ăn lương còn chân ngoài vẫn là một chuyên gia và chủ doanh nghiệp nhỉ! Trường hợp như vậy nhiều lắm.

* Cảm ơn Hoài về trang http://www.updatesofts.com.

* Công chức nhà nước Việt Nam cần thang điểm, mọi thang điểm đều vô nghĩa với công chức Việt Nam.

* Chính vì những đều Thu Hiền nói mà công chức Việt Nam rất cảm ơn cái cơ chế hành chính ẩm ờ, mơ hồ này mà mình được sướng.

Chuyện vui: (xin lỗi những công chức mẫn cán)

Anh chàng: Anh chàng đến bên cô gái và nói, trông em ngu ngu hình như em là công chức nhà nước?

Cô gái: Anh ngu thì có!

Anh chàng: Đúng rồi, Anh cũng là công chức nhà nước mà.

Cô gái: Ứ, ừ ư... bótay.com

Chào Thân ái!











-[/I][/COLOR][/SIZE][/FONT][/QUOTE]
 
@ Hưng: cái Quiz này không phải chị tự nghĩ ra đâu, mà là trong cuốn Bí quyết của những người phụ nữ thành đạt mà chị đang post dở từ trang 1. ;)
 
Biến hạn chế thành đổi mới - Marissa Mayer - GOOGLE

BIẾN HẠN CHẾ THÀNH ĐỔI MỚI

By Marissa Ann Mayer


http://www.businessweek.com/innovate/content/jan2006/id20060131_531820.htm



x1pRrV4BBopN2EFoGEIRzrDqroxssuINDwNfwOZMVOtgcEPs3idrbEpe1aMDNR9BGCMEtK3zBYRfewNbruAFAHtWr9DhwgMRHVS8UFYa8rM6mU



Khi được “kết hợp một cách hợp lý với việc bất chấp những điều không thể”, các ràng buộc có thể giúp định hình và tập trung vào các khó khăn, dẫn tới những giải pháp thực sự sáng tạo.


Là phó chủ tịch bộ phận các sản phẩm tìm kiếm và trải nghiệm khách hàng tại Google, tôi làm việc với một nhóm chịu trách nhiệm xác định những đặc tính, chức năng và hoạt động của các sản phẩm cốt lõi của công ty, bao gồm Web search, Google News, Google labs, Toolbar và các sản phẩm cốt lõi khác. Trong việc quản lý sản phẩm, công việc của chúng tôi là giải phóng sức mạnh sáng tạo của các kỹ sư tại Google và biến những sáng tạo đó thành các sản phẩm mà khách hàng có thể sử dụng được và đánh giá cao.

Người ta thường hiểu nhầm về sáng tạo. Mọi người thường nghĩ về nó như một công việc nghệ thuật- những nỗ lực không bị giới hạn, không theo khuôn mẫu nào, tạo nên những kết quả tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn, bạn sẽ thấy rẳng chính các dạng nghệ thuật truyền cảm nhất- thơ haikus, các bản sonata, các bức hoạ mang tính tôn giáo- đã phải vượt qua rất nhiều giới hạn. Chúng tuyệt đẹp bởi vì sự sáng tạo đã chiến thắng các luật lệ. Các giới hạn giúp định hình và tập trung vào vấn đề, và đưa ra những thử thách rõ ràng để vượt qua cũng như tạo nguồn cảm hứng. Trên thực tế, tính sáng tạo bùng cháy mạnh mẽ nhất khi đối mặt với những giới hạn.

Mặc dù vậy các giới hạn phải được kết hợp với sự bất chấp những thứ không thể một cách hợp lý. Bất chấp những giới hạn của những gì ta biết hay những gì ta chấp nhận sẽ dẫn tới sự phát triển của những ý tưởng không hiển nhiên, không thông thường, hay chỉ đơn giản là chưa được khai phá. Chính lòng đam mê đã nuôi dưỡng sự sáng tạo xuất hiện trong sựcân bằng giữa các giới hạn và bất chấp những điều không thể và đưa đến một thay đổi cách mạng.


GHI THỜI GIAN. Vài năm trước đây, tôi gặp Paul Beckett, một nhà thiết kế tài năng, người làm ra những chiếc đồng hồ chạm khắc. Khi tôi hỏi tại sao anh không khắc những thứ không phải đồng hồ, anh ta nói anh thích thách thức của việc tạo ra những thứ đẹp về nghệ thuật đồng thời vẫn hoạt động được như một chiếc đồng hồ. Đặt vấn đề trong một giới hạn theo cách đó thực sự đã giải phóng sức sáng tạo của anh.

Paul cũng nói rằng anh cũng thấy vẽ trên một tấm toan đã có vết dễ dàng hơn là bắt đầu với một tấm toan hoàn toàn sạch sẽ, trắng tinh. Tôi thật sự đồng tình với quan điểm này. Thông thường, bạn sẽ dễ dàng điều khiển năng lượng của mình khi bắt đầu với một thách thức bó buộc (một tác phẩm điêu khắc phải là một chiếc đồng hồ) hay các khả năng bị hạn chế (một tấm toan đã có vết). Những ràng buộc này nuôi dưỡng đam mê và trí tưởng tượng. Chúng tạo nên sức sáng tạo.

Trong phát triển sản phẩm, có nhiều dạng ràng buộc. Chúng có thể là những khó khăn cần giải quyết. Tại Google, những sản phẩm và dịch vụ mà chúng tôi cung cấp cần phải chạy tốt trong nhiều môi trường của người sử dụng khác nhau với những hạn chế nhất định.


ĐẶT RA CÁC GIỚI HẠN. Ví dụ, hãy xem xét sản phẩm mới được chúng tôi giới thiệu, Google Toolbar Beta. Khi chúng tôi phát triển một phiên bản thanh công cụ mới, chúng tôi không chỉ đơn giản là suy nghĩ xem cái gì hữu ích hay những đặc tính nào khách hàng đòi hỏi nhiều nhất. Chúng tôi cũng cần nghĩ xem làm thế nào tạo ra một thanh công cụ mà mọi người sử dụng đều có thể dùng được bất kể là cỡ màn hình của họ đủ cho 5 nút chiều ngang hay là 35 nút.

Chúng tôi cần đảm bảo rằng nó có thể download nhanh chóng ngay cả đối với kết nối dial-up. Thanh công cụ có nhiều tính năng mới, nhưng cũng chịu ràng buộc là kích cỡ download chỉ có 625K, và điều đó khiến những người sử dụng tuỳ chọn bao nhiêu và những nút nào cần được đưa vào.

Những ràng buộc có thể đưa lại cho bạn tốc độ và động lực. Trong việc định hình tiến trình thiết kế một sản phẩm, những ràng buộc có thể thực sự đẩy nhanh tốc độ phát triển. Ví dụ, chúng ta có thể nhanh chóng cảm nhận được hiệu quả của những ý tưởng mới nếu chúng ta làm mô hình thử nghiệm trong một ngày hay một tuần. Hoặc nếu chúng ta giữ quy mô nhóm chỉ ở mức 3 người hoặc ít hơn. Bằng cách giới hạn về thời gian làm việc hay số người làm việc, chúng ta giới hạn mức đầu tư của mình.


THẤT BẠI NHANH HƠN. Trong trường hợp Toolbar Beta, một số tính năng chủ chốt (những nút theo ý khách hàng, chia sẻ những phần đánh dấu) là những mô hình thử nghiệm chỉ trong ít hơn 1 tuần. Trên thực tế, trong suốt giai đoạn vạch ý tưởng, chúng tôi đã thử khoảng 5 lần bởi có quá nhiều những tính năng chủ chốt- mà rất nhiều trong số đó chúng tôi đã loại bỏ chỉ sau 1 tuần được lấy làm mô hình thử nghiệm. Bởi chỉ có 1 trong số 5 hoặc 10 ý tưởng là thực sự hiệu quả, chiến lược giới hạn thời gian chứng minh hiệu quả của một ý tưởng cho phép chúng tôi kiểm nghiệm nhiều ý tưởng hơn với tốc độ nhanh hơn, từ đó gia tăng cơ hội thành công.

Tốc độ cũng khiến bạn thất bại nhanh hơn. Bạn đã bao giờ phân vân rằng một sản phẩm nào đó quá què quặt mà được đưa ra thị trường, ví dụ như một bộ phim quá dở đã công chiếu, một chính sách công quá sai lầm nhưng đã được thông qua chưa?

Trong những trường hợp như vậy, những người làm nên sản phẩm đó đã đầu tư quá nhiều thời gian và tâm huyết đến mức việc bỏ sản phẩm đó đi là một nỗi đau quá lớn. Họ thường biết rằng dự án đó đã có định hướng sai, nhưng họ lại thấy những nỗ lực đó qua một kết cục thất bại đau đớn. Vì vậy, việc nhanh chóng nhận ra thất bại và nhanh chóng từ bỏ nó có một vai trò hết sức quan trọng. Giới hạn mức đầu tư sẽ khiến người ta dễ dàng hơn trong việc từ bỏ và chuyển sang một việc nào khác có cơ hội thành công cao hơn.


THAY ĐỔI THẾ GIỚI. Nhưng chỉ có các giới hạn thôi sẽ dập tắt và giết chết sức sáng tạo. Chúng có thể dẫn tới sự bi quan và tuyệt vọng. Vậy nên trong khi chúng ta cần các có các ràng buộc để nuôi dưỡng lòng đam mê và óc sáng suốt, chúng ta cũng cần có niềm hy vọng để giữ chúng ta kiên trì và không lay chuyển trong việc tìm kiếm một ý tưởng đúng. Chính từ sự tác động qua lại giữa các ràng buộc và sự bất chấp những điều không thể mà những ý tưởng sáng suốt, tài tình, và trí tưởng tượng đến không ngờ đã nẩy sinh.

Henry Ford đã từng nói: “Nếu tôi nghe lời khuyên của khách hàng, thì có lẽ tôi đã kiếm cho họ một chú ngựa chạy nhanh hơn.” Sự sáng tạo thực sự khiến điều không thể thành cái có thể. Nó có thể tạo ra một cuộc cách mạng cho một sản phẩm, một doanh nghiệp, nền kinh tế và hay cả thế giới quanh ta.

---------------
Dịch bởi VA/TanNg
 
Bộ óc mới của Microsoft - Ray Ozzie



BỘ ÓC MỚI CỦA MICROSOFT​
x1pRrV4BBopN2EFoGEIRzrDqhxtmXvDs09aY9V6r0c_domEaDVSdVmX1e_UpSu8Tom2t29a-ZkNoZSFw1P3a_16UIEDNDw_wIBZsjesSQ4PMXeSzRl1fBgAoJJUnYYmmhxs



Cạnh tranh khốc liệt. Giá cổ phiếu không biết đi về đâu. Microsoft hiện đang trong khủng hoảng, nên Bill Gates đã tung ra thiên tài phần mềm mới tuyển dụng, ông Ray Ozzie, để cải tổ công ty và chiếm lĩnh Web.


David Kirkpatrick, Biên tập viên cao cấp của tạp chí Fortune

http://money.cnn.com/magazines/fortune/fortune_archive/2006/05/01/8375454/index.htm




Phần 1


(Tạp chí Fortune) Vào tháng sáu vừa qua, Giám đốc điều hành Microsoft, ngài Steve Ballmer đã triệu tập 15 vị lãnh đạo hàng đầu của công ty tới Robinswood, một ngôi nhà thôn quê được xây từ thế kỷ 19, cách trụ sở chính của Microsoft tại Redmond, Wash. một vài dặm.


Cuộc họp này bàn về vấn đề thực sự cấp bách: Google, Yahoo, và những công ty trẻ hơn khác đã thu hút được khách hàng, doanh thu và sự chú ý của các nhà đầu tư không phải bằng cách bán phần mềm, như Microsoft đã làm trong nhiều thập kỷ, mà bằng cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ bởi quảng cáo này qua Internet như dịch vụ tìm kiếm và chia sẻ ảnh. Ngay cả bộ Microsoft Office cũng bắt đầu cảm thấy áp lực của những sản phẩm thay thế dựa trên công nghệ Web.


Nhóm phải giải quyết các câu hỏi quan trọng: Liệu có phải công ty đang ở trong tình trạng nguy hiểm không? Nếu đúng thì công ty nên làm gì? Liệu quảng cáo- hiện đã là nguồn thu chính cho dịch vụ MSN của Microsoft- có nên trở thành một nguồn tạo doanh thu cho mọi đơn vị của công ty hay không?


Đó là một môi trường khắc khổ để đưa ra những quyết định khó khăn. Không khí trong phòng lạnh lẽo, và một vài người than phiền về đồ ăn. Mọi người ngồi sát cạnh nhau quanh chiếc bàn hình chữ U được nhồi nhét vào một căn phòng nhỏ. Trong 14 tiếng đồng hồ họ đã tranh luận về mô hình doanh thu, xu hướng của người tiêu dùng, tương lai của Internet, quy mô của cơ hội quảng cáo, và Microsoft nên thay đổi như thế nào. Từng bước một, các vị lãnh đạo đã đạt được sự nhất trí: Microsoft cần có sự thay đổi toàn diện.


Một thành viên của cuộc họp nhớ lại: “Cuối cùng, Steve đã thực sự thông suốt. Ông đi vòng quanh phòng và nói ‘Nếu bất kỳ ai còn có gì lo lắng thì nên nói ra điều đó ngay bây giờ.’”


Vậy ai là người chịu trách nhiệm ở cái nơi ẩn dật này? Không phải là Ballmer. Và dù bạn tin hay không, người đồng sáng lập và cũng là Chủ tịch tập đoàn –Bill Gates- thậm chí còn không có mặt. Người điều khiển buổi họp này là Ray Ozzie, một người mới được tuyển vào Microsoft chưa đầy 2 tháng.


Nhưng ngài Chủ tịch và ngài Tổng giám đốc đều đã rất tin tưởng vào Ozzie- một nhà lập trình lừng danh, người đã tạo ra Lotus Notes, một trong những thành tựu lớn nhất trong ngành phần mềm- đến mức ông đại diện cho Gates trong cuộc họp này. Kể từ sau buổi họp tại nơi ẩn dật nói trên, trách nhiệm của Ozzie còn mở rộng hơn. Con người 50 tuổi với mái tóc bạch kim và giọng nói nhẹ nhàng này đang lãnh đạo cuộc chuyển đổi trên toàn công ty theo quyết định tại cuộc họp ở Robinswood.


Gates nói: “Tôi không thể tìm được từ nào để diễn tả tầm quan trọng của những gì Ozzie đã làm ở đây”.


Microsoft quay sang Ozzie trong khi đang gặp khủng hoảng. Công ty đang trong tình trạng lúng túng, thể hiện rõ ràng nhất trong việc đình hoãn phát hành bản nâng cấp các sản phẩm chính của Microsoft là Windows và Office, vốn đã được chờ đợi từ lâu, đến tận năm 2007.


Điều đáng thất vọng nhất đối với công ty là giá cổ phiếu hầu như không có thay đổi gì kể từ năm 2002. Phố Wall đơn giản là không còn nhìn nhận Micorsoft như một doanh nghiệp đang tăng trưởng nữa. Công ty này vẫn còn có lợi nhuận rất lớn và ngày càng tăng: lợi nhuận đã tăng trung bình 33% hàng năm trong 3 năm vừa qua, và trong năm 2005 công ty đã lãi 12,3 tỷ $, lợi nhuận trong là 33%. Nhưng doanh thu năm ngoái chỉ tăng 8%, lên mức 39,8 tỷ $.


Những nhà đầu tư bị Google lôi cuốn hơn. Công ty này đã tăng trưởng 92%, lên 6,1 tỉ $. Và Google là công ty xuất sắc nhất trong thế hệ các doanh nghiệp mới kinh doanh trên mạng, hiện đang có những bước tiến mạnh mẽ trên cả thị trường sản phẩm và thị trường chứng khoán.


Ngoài ra còn nhiều khó khăn rất lớn về chiến lược, ví dụ như chỉ ra làm thế nào để chống lại những phần mềm mã nguồn mở miễn phí hiện đang tiếp tục phát huy những lợi thế lớn của mình trên toàn cầu. Hay -điều này được chú trọng trong lịch làm việc tại Robinswood- tiếp tục ngăn cản những lợi thế mà những công ty dựa trên Internet như Google và Yahoo đang có trong việc cải thiện những sản phẩm của mình vào bất cứ lúc nào họ muốn.

Những khách hàng sử dụng phần mềm được cung cấp qua Internet luôn được sử dụng những tính năng tiên tiến nhất, nhờ vào việc chúng được quản lý tập trung và cập nhật liên tục. Trong khi đó, Microsoft phải phân phối mã tới hàng trăm triệu máy tính cá nhân có cài phần mềm của Công ty mỗi khi có bất kỳ thay đổi nào. Trong lúc đó Công ty không thường xuyên đưa được ra sản phẩm mới (Vista, phiên bản tiếp theo của Windows, là đợt nâng cấp lớn đầu tiên kể từ sau khi Windows XP ra đời vào năm 2001).


Dick Lampman, giám đốc phòng nghiên cứu của Hewlett-Packard, người đã từng làm việc với Microsoft trong hàng chục năm đã nói: “Tôi chưa bao giờ đánh giá thấp đội ngũ này. Nhưng ngay chính thời điểm này tốc độ thay đổi đang chống lại họ.”


Gates và Ballmer rất ghét phải nghe mọi người nói những điều tương tự như vậy. Họ muốn đưa Microsoft trở lại vị trí hàng đầu của ngành, vốn là vị trí mà công ty đã chiếm giữa trong hầu hết lịch sử tồn tại của mình. Gates nói ông đã phát ớn với việc Google được coi như “người dẫn đầu về ý tưởng” của kỷ nguyên Internet.

Ballmer nói “Chúng tôi sinh ra để dẫn đầu trên thị trường. Chúng tôi nắm nhiều công nghệ hơn. Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm hơn.” Nói một cách đơn giản, Ozzie có nhiệm vụ phải Web hóa mọi thứ. Để kết hợp toàn bộ dòng sản phẩm của Microsoft- phần mềm dành cho người tiêu dùng, phần mềm dành cho doanh nghiệp, Xbox *, và tất cả bọn chúng- với sức mạnh khổng lồ và ngày càng lớn mạnh của mạng. Ozzie nói: “Tất cả những gì chúng tôi làm sẽ đều có hiện diện trên Web.”


Dù hiện tại phần mềm dành cho máy tính cá nhân chạy trên ổ cứng máy tính của bạn, phần mềm thế hệ mới này sẽ dựa nhiều trên “đám mây”- là từ vẫn được mọi người ở Microsoft dùng để chỉ Net. Công ty đã có kế hoạch về các bộ ứng dụng chạy trên nền tảng lai mới này, tương tự như Office và những phần mềm khác đã từng chạy trên các PC cài Windows.


Microsoft đã có bước đi đáng kể đầu tiên theo hướng này vào tháng 11 vừa qua khi công ty khai trương Windows Live, một trang Web có những dịch vụ tìm kiếm mới của công ty như tin tức và e-mail. Trong khi Microsoft vẫn tiếp tục bán được rất nhiều phần mềm, Ozzie nghĩ rằng sự chuyển đổi sang Web cũng sẽ tạo nên một cơ hội kinh doanh lớn về quảng cáo. Bạn sẽ thấy các quảng cáo xuất hiện mỗi khi bạn sử dụng những dịch vụ nhất định của Microsoft Internet; các quảng cáo hiện đã xuất hiện trong sản phẩm tìm kiếm trang Web của Microsoft.


Làm được điều này sẽ khó khăn hơn so với so với mức bạn có thể tưởng tượng được. Thứ nhất, là nó cần chi phí cực lớn. Phần mềm đã từng là một ngành công nghiệp cần ít vốn, nhưng điều đó không còn đúng nữa: để cung cấp một dòng sản phẩm dựa trên Web, Microsoft phải thiết lập một mạng lưới các cụm máy chủ trên toàn cầu, và điều này sẽ ngốn một lượng tiền lớn kinh khủng, như Ozzie nói.


Sự thay đổi này cuối cùng có thể sẽ đưa lại cho Microsoft cơ hội sử dụng lượng tiền mặt khổng lồ mà công ty đã có trong tay trong nhiều năm (35 tỉ $, theo như báo cáo của quý gần nhất). Và kế hoạch này cũng đại diện cho một sự chuyển dịch đột ngột, mang tính chiến lược nhưng có rủi ro cao cho một công ty mà trong lịch sử 31 năm tồn tại đã từng mạo hiểm không ít hơn 3 lần.
 
Bộ óc mới của Microsoft - Ray Ozzie - Tiếp theo

Phần 2


Steve Ballmer không phải lúc nào cũng là một Ngài Vui vẻ, nhưng vào lúc đã chắc chắn là Ozzie sẽ gia nhập Microsoft, trong 1 hoặc 2 ngày ông đã tỏ ra hoan hỉ đến mức không kiềm chế được. Ông đột ngột lao vào văn phòng của các đồng nghiệp theo cách mà rất hiếm khi ông làm, nói một cách sôi nổi về ngài Ozzie vĩ đại và rằng ông ta đã điều khiển mọi việc trôi chảy đến mức đáng ngạc nhiên như thế nào. Ballmer nói rằng ông luôn biết Ozzie sẽ phù hợp đến thế nào với vị trí ấy, và rằng trong suốt 23 năm qua lúc nào ông cũng muốn tuyển dụng được ông ta.

Gate phụ hoạ: “trong mười mấy năm chúng tôi đã nói nếu chúng tôi có được một lời ước sẽ tuyển dụng được ai đó… thì chúng tôi sẽ nói là muốn tuyển được Ray.”

Từ ngày vào công ty, Ozzie khiến mọi người kính trọng vô điều kiện trong các vấn đề kỹ thuật, điều chưa từng xảy ra trong văn hoá cạnh tranh của Microsoft.

Một nhà lãnh đạo đã nói: “Dường như Ray luôn là một phần trong chúng tôi”. Điều này xảy ra từ thập niên 1980, khi Ozzie bắt đầu với Notes, một công cụ liên lạc và cộng tác mang tính đột phá cho mạng nội bộ của doanh nghiệp, đẩy Windows đến các giới hạn cuối cùng. Trên thực tế, Gates đã nói không ai có thể đưa lại những phản hồi về Windows cho công ty này tốt hơn là Ozzie.

Một thời gian ngắn sau khi IBM mua Lotus vào năm 1995, Ozzie thôi việc và lập nên Groove Networks, với sản phẩm có cách tiếp cận cộng tác dựa trên Net, dành cho người lao động khi ở trong và cả ở ngoài văn phòng làm việc. Microsoft đã một vài lần cố gắng mua lại Groove và cuối cùng, vào tháng 3 vừa qua, đã thành công, khi Ozzie đồng ý bán với một mức giá chưa được tiết lộ. (phần mềm Groove đã được kết hợp vào một phiên bản cao cấp của Office).

Ngay cả trước khi trở thành một nhân viên của Microsoft, Ozzie đã tham dự cuộc họp riêng rẽ của tầm 110 nhà lãnh đạo hàng đầu của Microsoft vào tháng 3 hàng năm, tại khu nghỉ mát Semiah danh tiếng trên bờ biển Washington gần Canada. Ozzie nói, tất cả những gì ông làm lúc này là cố gắng hiểu rõ hơn về văn hoá doanh nghiệp của Microsoft.

Có rất nhiều điều để quan sát. Đầu tiên trong chương trình 2 ngày này là một bài tập tình huống làm theo nhóm, trong đó các vị lãnh đạo được chia thành các nhóm 6 hoặc 7 người. Mỗi nhóm được phát một túi gồm các linh kiện của một chiếc xe thám hiểm sao Hoả chạy bằng pin. Mục tiêu là nhanh chóng lắp ráp xong chiếc xe với ít linh kiện nhất. Đội của Gate đã giành chiến thắng.

Ngày tiếp theo, Ballmer phân các vị lãnh đạo thành các nhóm để có những phiên phân tích những chủ đề như làm thế nào để Microsoft trở nên linh hoạt hơn hay làm thế nào để hoàn thiện chiến lược khách hàng của công ty. Gates, Ozzie và một vài nhà kỹ thuật hàng đầu khác được đưa vào một nhóm có nhiệm vụ xác định được “cốt lõi”- tập hợp những điều mà Microsoft đã thực thi tốt một cách đặc biệt và có thể sử dụng trong toàn bộ các dòng sản phẩm của Microsoft. Không phải ai cũng thích ý tưởng này- liệu nó có gây chia rẽ và làm giảm giá trị những người không làm việc cho một dự án có liên kết với “cốt lõi” này hay không?

Ozzie đã nghe như nuốt từng lời. “Đây là lần đầu tiên tôi có một cơ hội như một người trong cuộc để xem mọi người trong công ty quan hệ với Bill như thế nào”- Ozzie nhớ lại về buổi phân tích đó.

Khi nhóm bước vào phòng hội thảo được của mình, “họ dường như đồng ý với Bill một cách tự nhiên và những người còn lại cũng nghiêng về ý kiến đó. Xét về một mặt nào đó, họ tôn trọng ông ta, nhưng xét theo khía cạnh khác, ông ta chỉ là một thành viên trong một cuộc thảo luận thực sự sống động giữa những người ngang hàng.”

Ngay cả trong Microsoft, Bill Gates vẫn là Bill Gates, Người Giàu nhất Thế giới. Khi ông bước vào một tòa nhà, mọi người dừng lại và trố mắt nhìn.

Dan’l Lewin, một phó chủ tịch đã sát cánh với công ty trong 5 năm nói: “Khi bạn có một người lãnh đạo thực sự giỏi giang, ngay cả những người thông minh nhất cũng có thể trở nên phụ thuộc và không còn hành động một cách thông minh nữa”.

Ozzie có thể làm những điều mà Gates không còn có thể làm được nữa- không chỉ vạch ra các chiến lược mà còn giúp đỡ thực thi chúng bằng cách làm việc với đội ngũ nhân viên. Mọi người kể rằng Ozzie- người mà ai cũng có thể tiếp cận- đã có những cuộc đối thoại dài với những nhà lập trình cấp thấp ngay cạnh máy bán cà phê tự động về các chiến lược bảo mật hay những bí quyết khác.

Blake Irving, trưởng nhóm các sản phẩm liên lạc Internet tại MSN nói: "Ray đưa mọi người xích lại gần nhau theo cách không ai có. Ông là một người vĩ đại có thể kết nối mọi người trên toàn công ty."

Một kết luận trong cuộc họp riêng rẽ tại Semiahmoo là cần nắm lấy ý tưởng về cốt lõi. Nhưng, như thường xảy ra tại những công ty lớn đang cố gắng chuyển đổi, đề xuất này đã bị sa lầy. Ballmer đã chỉ định một vài vị lãnh đạo để sắp xếp một sự kiện lớn hơn cho những nhân viên nghiên cứu và phát triển cao cấp của công ty thảo luận cặn kẽ về khái niệm này, nhưng ông chỉ khám phá ra rằng trong một cuộc họp nhân viên thường lệ, những người này đã từ chối tổ chức sự kiện đó. Họ đã kết luận rằng tổ chức lại công ty theo những cốt lõi đó là việc mang cả công ty ra đánh cược và cần suy nghĩ thận trọng hơn trước khi tiết lộ bất kỳ điều gì cho một cộng đồng nhân viên đông đảo hơn. Cả căn phòng lặng ngắt. Không ai dám chắc nên tiếp tục mọi việc như thế nào.

Và ngài Tổng Giám đốc đã có một ý tưởng.

"Có vẻ như mọi người ai cũng bận rộn cả," Ballmer nói, "và ông ta đây- chính là ngài Ozzie! Ông ấy hiểu những vấn đề này." Và Ballmer chỉ định Ozzie chịu trách nhiệm vạch ra không chỉ những công nghệ nào là cốt lõi của công ty, mà còn cả "bản chất và cái hồn", như Ballmer vẫn nói, mà công ty phải dựa vào đó."

Không lâu sau đó, ông đề nghị Ozzie làm chủ tọa cuộc họp tại Robinswood vào tháng 6. Và người nhân viên mới gia nhập Microsoft này thú nhận rằng khi nhận sự chỉ định này ông đã "có chút lo lắng, bởi tôi chưa từng làm việc với những người này bao giờ."

Nhưng nhiều nhà lãnh đạo của công ty, trong đó có Gates, đã rất ấn tượng với cách Ozzie nhìn nhận những thách thức về mặt kỹ thuật.
Nhà quản lý Windows và MSN Kevin Johnson nói: "Ray thực sự xuất phát từ khách hàng. Ông nhìn mọi việc "từ bên ngoài vào", chứ không phải từ công nghệ ra.

Nhiều nhà quản lý thừa nhận rằng Microsoft có xu hướng tiếp cận theo cách ngược lại - tập trung vào các khả năng công nghệ trước và chỉ sau đó mới để ý xem khách hàng thật sự cần gì.
 
Bộ óc mới của Microsoft - Ray Ozzie - Tiếp theo

Phần 3


Một nhà quản lý nói về điều này "khách hàng mua sản phẩm của chúng ta một cách tích hợp, nhưng chúng ta phát triển chúng theo các gói riêng rẽ."

Ozzie đã dành vài tuần để suy nghĩ về những khó khăn của công ty, đàm luận với Gates và viết ra những gì ông nghĩ. Bản ghi nhớ dài 51 trang ông viết phục vụ cho cuộc họp tại Robinswood đề cập tới việc Microsoft phải mang tới cho khách hàng cảm giác liền mạch, suôn sẻ khi sử dụng dịch vụ. "Những gì được đưa ra ở đây không phải là một chương trình hành động, mà nó là lực tạo ra sự hợp nhất, liên kết và xúc tác cho tất cả các chương trình hành động sẽ xảy ra trong công ty."

Trước buổi họp Gates, Ballmer, Ozzie và một hai người khác họp với nhau để tìm ra cách làm hợp lý. Khiến cho mọi người hết lòng cống hiến là là việc cần thiết. Thế nên Ballmer đã đề nghị Gates không tham dự buổi họp đó bởi ông lo rằng sự có mặt của người sáng lập công ty có thể sẽ khiến mọi người không thể tự do bày tỏ nghi vấn về kế hoạch này.

Ozzie bắt đầy buổi họp bằng việc nói về sự tăng trưởng của Internet và sự thực rằng người sử dụng giờ thường có nhiều thiết bị và nhiều cách khác nhau để sử dụng công nghệ. Ông nói về sự tăng trưởng của băng thông rộng, sự phát triển nhanh chóng của quảng cáo trên web, và những thách thức mà Google và những công ty khác đã đặt ra.

Thái độ của ông, như thường lệ, vẫn ôn hoà và hợp tác- nhưng để mọi người thoải mái nói về những sai lầm trong quá khứ của Microsoft. Với sự vắng mặt của Gates, Ozzie nói, cả nhóm đã trải qua “một buổi trút hết tâm sự về mọi thứ không hay” về chiến lược kỹ thuật cũng như tổ chức của công ty trong những năm gần đây. “Hết câu chuyện này lại đến câu chuyện khác.”

Các ý kiến về việc chuyển hướng sang dịch vụ rất khác nhau. Một số người cảm thấy đây không phải là thời gian thích hợp cho một sự chuyển đổi chiến lược quan trọng, bởi hàng ngàn người trong toàn công ty vẫn đang làm việc vào mọi thời điểm để hoàn tất những phiên bản mới của Windows và Office. Những người khác lại sôi nổi nói về việc kết hợp các khả năng của Internet vào các sản phẩm của Microsoft có thể hâm nóng lại tốc độ tăng trưởng sản phẩm như thế nào. Sau nhiều giờ bàn tới bàn lui, sự đồng thuận vốn được chờ đợi đã xuất hiện.

Kevi Johnson nói: “Cuối cùng, bạn nhìn vào mắt của những người khác và nói: ‘Tôi đã sẵn sàng bắt tay vào việc.’”

Ngay sau cuộc họp tại Robinswood, Ballmer khởi động một chuỗi các cuộc họp nửa ngày diễn ra hàng tuần dành cho những nhà lãnh đạo đã tham dự cuộc họp không rộng rãi vừa qua. Những người trợ lý cuống cuồng sắp xếp lịch họp, Ozzie thiết lập nội dung làm việc và chủ toạ các cuộc họp.

Mỗi tuần trong vòng 8 tuần sau đó họ tranh luận về các khía cạnh cụ thể của chiến lược mới trong một phòng hội thảo lặng lẽ ngay sát văn phòng của Ballmer: Giao diện người sử dụng sẽ như thế nào? Kiến trúc công nghệ sẽ ra sao?

Ozzie nhớ lại “những bất đồng kinh khủng” giữa các ý kiến về mô hình kinh doanh dựa trên doanh thu quảng cáo và các mô hình dựa trên phí giao dịch hay bản quyền truyền thống.

Ozzie nói: “Rõ ràng là trong lĩnh vực khách hàng tiêu dùng, quảng cáo trực tuyến chính là động cơ kinh tế mới. Nhưng làm thế nào để áp dụng động cơ đó vào thị trường dành cho doanh nghiệp lại không rõ ràng.”

Tuy vậy, toàn công ty đã rất phấn khích trước tiềm năng rõ ràng của quảng cáo trên mạng. Blake Irving, thuộc MSN, đã tính rằng lượng tiền chi cho quảng cáo trên thế giới hàng năm lên tới khoảng 500 tỉ USD, so với con số 120 tỉ USD- tổng doanh thu của toàn ngành công nghiệp phần mềm.

Ông thích thú nói: “Chỉ có 3,6% của 500 tỉ USD này được chi cho quảng cáo trực tuyến, mặc dù 20% độc giả của tất cả các phương tiện thông tin đại chúng- bao gồm cả tin nhắn nhanh, v.v..- là độc giả trên mạng. Vậy chỉ cần giả định rằng 3,6% đó sẽ phải tăng lên để tương xứng với cơ hội của phương tiện thông tin đại chúng này. Chúng ta sẽ muốn chiếm phần nhiều nhất có thể của con số 20% đó.”

Vào giữa tháng 9, Ballmer thông báo về một loạt thay đổi chủ chốt về tổ chức của công ty và các người lãnh đạo mới. Ozzie chính thức lãnh chức Giám đốc công nghệ. Quan trọng hơn, Windows và MSN được sát nhập vào thành một nhóm Platform Sản phẩm và Dịch vụ mới, do Johnson phụ trách. Sự kết hợp MSN với sản phẩm vô cùng quan trọng Windows là một sự thay đổi đáng kể: đây là tín hiệu đầu tiên đối với bên ngoài rằng cuối cùng mọi thứ tại Microsoft đang chuyển sang Net.

Ozzie và nhân viên đã chuyển sang một khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của lãnh đạo, nơi Gates và Ballmer làm việc, trên tầng cao nhất của một trong rất nhiều toà nhà văn phòng giống hệt nhau trong khu vực rộng 226 arce của Microsoft. Các phòng văn thư được chuyển thành văn phòng dành cho những người mới chuyển đến. Anh trai và cũng là người bạn thân thiết của Ozzie, Jack, cũng là một lập trình viên hàng đầu, chuyển từ hội sở chính của Groove tại Beverly, Massachuset để tham gia nhóm này.

(Ozzie vẫn còn có một ngôi nhà tại Massachuset. Trong những tháng đầu tiên, ông bay về nhà hàng tuần vào những ngày cuối tuần trên một chiếc phi cơ phản lực của công ty. Còn giờ thì vợ ông thường xuyên bay đến thăm ông tại một căn hộ cao tầng nhìn ra toàn cảnh cảng Seatles mà ông đã mua).

Ballmer yêu cầu Johnson hợp tác chặt chẽ với Ozzie và giúp ông trong việc quan hệ với tổ chức. Trước khi nhận công việc mới về nền tảng này, Johnson đã điều hành việc bán hàng của Microsoft trong 2 năm rưỡi, ở đó ông tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng hàng ngày. Ông chia sẻ với Ozzie quan niệm đặt khách hàng lên trước tiên hơn bất kỳ nhà lãnh đạo hàng đầu nào khác, và cả hai lập tức gắn bó với nhau.

“Mối quan hệ đó không giống như hôn phối giữa Bill và Steve, khi người này hiểu người kia đến mức có thể kết thúc nốt câu nói còn dang dở của người kia, nhưng nó thực sự là một mối quan hệ hợp tác rất tốt”, Một nhà quản lý thường đã làm việc với tất cả bọn họ nói.

Vào tháng 9, Ballmer có một động thái quan trọng khác là thuê Kevin Turner từ Wal-Mart vào vị trí giám đốc điều hành mới (kể từ năm 2002 công ty đã khuyết vị trí Giám đốc điều hành). Việc suy nghĩ về chiến lược mới đã khiến Ballmer nhận thấy mình cần phải rút khỏi công việc quản lý hàng ngày, nên ông cần một chuyên gia về điều hành hoạt động thường nhật. Turner là Tổng giám đốc của Sam’s Club tại Wal-Mart, và trước đó là giám đốc phụ trách về đầu tư của Wal-Mart.

Vào 1/11, Gates và Ozzie xuất hiện trước giới truyền thông tại Sans Francisco để thông báo về một số sản phẩm và dịch vụ mà Ozzie và công ty đã bí mật chuẩn bị. Sau 6 tháng, cốt lõi đã được hình thành rõ nét - nó là "Windows Live".

Hai ngày sau tiết lộ này, Ozzie và Gates đã gửi 2 bản ghi nhớ cho 100 nhà lãnh đạo và nhà kỹ thuật hàng đầu của Microsoft. Vào cuối tuần đó, Gates vừa sang tuổi 50, và vào thời điểm thay đổi đó ông đã để một người khác làm việc mà trước đây chỉ có ông làm - giới thiệu chiến lược tổng thể.

Xét về cơ bản, bản ghi nhớ dài 2 trang của Gates là lời nói đầu cho bản tham luận 7 trang đầy nhiệt huyết của Ray Ozzie về "Sự xáo trộn bởi Internet service"

Gates viết, “Chúng ta đang đứng trước những thay đổi rất lớn.” Ông cũng viết rằng ông hy vọng bản ghi nhớ của Ozzie cuối cùng sẽ được coi là quan trọng ngang với bản ghi nhớ nổi tiếng nhất mà ông đã đưa ra vào năm 1995, có tên “Cơn sóng Internet”, đã tái định hướng cho công ty chống lại Netscape, Google của thời kỳ đó. Sau bản ghi nhớ đó, Microsoft đã đưa ra trình duyệt Internet Explorer trở thành chuẩn mực hiển nhiên trên Internet.

Ozzie viết bản ghi nhớ này- với chút lo lắng. Ông kể: “Lần đầu tiên tôi đưa nó cho Bill, tôi không biết liệu ông ấy có nói ‘Này, ông có điên không đấy? Ông mới vào công ty thôi mà!’ hay không. Nhưng ông đã nói ‘Bản báo cáo này thực sự rất tốt, và tôi nghĩ chúng ta nên nhấn mạnh hơn vào chỗ này, và chỗ này nữa...’”

Bản ghi nhớ không tránh khỏi bị rò rỉ. Nhưng thế giới nói chung là thích những gì họ thấy trong bản ghi nhớ này. Trong blog với tầm ảnh hưởng lớn của mình, Dave Winner- nhà tư tưởng nổi tiếng trong lập trình phần mềm, nhưng cũng khét tiếng ương ngạnh - đã viết, “một nét xuyên suốt trong văn hoá của MS là tinh thần sẵn sàng thay đổi để quyết giành được chiến thắng. Điều đó tốt cho họ”. Vào những ngày sau khi bản ghi nhớ được đăng trên mạng, Ozzie đã ngập trong những phản hồi tích cực từ những nhân viên của Microsoft.
 
Bộ óc mới của Microsoft - Ray Ozzie - Hết

Phần 4


Bây giờ là lúc vất vả để tiếp thêm sinh lực cho doanh nghiệp 70.000 nhân viên này. Rất nhiều trong số những dịch vụ mới mà công ty chuẩn bị cung cấp sẽ có liên quan tới nhiều bộ phận trong tổ chức và đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ hơn mức thông thường trước đây. Điều này sẽ tạo ra tình trạng căng thẳng.

Trong công ty vẫn có nhiều băn khoăn về quyền lực ngày càng tăng của nhóm MSN trong thời đại dịch vụ. Trong một thời gian dài nó được coi như một dạng chỉ để phòng xa.

Một nhân viên kinh doanh kể lại câu đùa trong nội bộ công ty: “Sự khác biệt giữa MSN và Tổ chức hướng đạo sinh là gì? Tổ chức hướng đạo sinh cần có sự giám sát của người lớn.”

Nhưng, những chàng trai MNS không bị ràng buộc đã xông lên phía trước. Irving, MSN nói “Nhân viên của chúng tôi cảm thấy giá trị của mình được nhìn nhận, và chúng tôi đang đi đúng hướng.”

Mỗi khi có vị trí làm việc mới, MSN lập tức bị tràn ngập bởi những đơn xin thuyên chuyển nội bộ. Irving nói hiện nay các nhóm tại MSN đang phát triển 20 sản phẩm mới, và sẽ tung ra trong năm nay. “Trong buổi xem xét kế hoạch kinh doanh của chúng tôi, Steve và Bill đã nhìn vào biểu đồ của chúng tôi và nói đó là kế hoạch tham vọng nhất mà họ từng thấy.”, ông nói thêm với đầy vẻ tự hào.

Một dịch vụ mới mà Microsoft đã bắt đầu triển khai là e-mail trực tuyến cho các tổ chức lớn. Ý tưởng ở đây là sử dụng những cụm máy chủ của Windows Live để làm máy chủ cho e-mail nên các công ty sẽ không còn phải vận hành và duy trì máy chủ của riêng mình, như trước đây họ vẫn cần khi sử dụng Microsoft Outlook.

Ozzie nói “Chúng tôi có thể thực hiện dịch vụ này một cách cực kỳ kinh tế, khi bạn nhìn vào chi phí cận biên để làm máy chủ cho những hòm thư khác trong cơ sở hạ tầng khổng lồ của chúng tôi.”

Với cơ sở hạ tầng khổng lồ như hiện nay, Ozzie nói rằng nó vẫn không đáng gì so với mức cần thiết khi mọi người sử dụng Internet để xem video có độ phân giải cao hay cho các dịch vụ cần nhiều dữ liệu khác. Ông nói trên bàn ông hiện có bản in dày 300 trang về vị trí địa lý của các tài sản viễn thông và năng lượng trên toàn cầu, trong các quốc gia.

Ông nói: “Chỉ cần nghĩ đến những cối xay gió, đập nước và những nguồn năng lượng tự nhiên đang ở đâu trên toàn cầu, đó chính là những nơi bạn sẽ thấy các cụm máy chủ.”

Tuy không đưa ra con số rõ ràng, Ozzie nói thêm ông rất ngạc nhiên trước quy mô chi tiêu của Microsoft, và chi phí thiết lập những cơ sở hạ tầng hữu hình cho dịch vụ web là một trở ngại chủ yếu sẽ hạn chế số người tham gia việc kinh doanh này.

Ông nói: “Những người có thể thiết lập được một cơ sở hạ tầng hữu hình dành cho dịch vụ với quy mô như vậy là những công ty có đủ cả năng lực lẫn mong muốn đầu tư một khỏan tiền lớn khủng khiếp như vậy.” Hãy nghĩ đến con số hàng tỉ, nhiều tỉ USD.

Ông tiếp tục: “Ai sẵn lòng và có khả năng? Exxon có khả năng, nhưng liệu họ sẽ dùng hạ tầng này vào việc gì?” Theo Ozzie, vì Microsoft có rất nhiều ứng dụng có thể sử dụng hạ tầng này, nên việc đầu tư này hoàn toàn hơp lý.

Microsoft phải có bước đi trước khi Google và ngay cả Yahoo đưa ra dịch vụ có quy mô lớn trên web dành cho các doanh nghiệp. Cho đến giờ những công ty này vẫn đang tập trung vào khách hàng tiêu dùng, nhưng cả thung lũng Silicon đều tin rằng chí ít là Google sẽ sớm khai trương dịch vụ e-mail cho doanh nghiệp để khai thác cơ sở hạ tầng đã được thiết lập cho Gmail.

(Người ta đồn rằng Google có một triệu máy chủ trên toàn cầu, và theo một nguồn tin đáng tin cậy, công ty này đã là người sử dụng điện năng hàng đầu trên ít nhất là 1 bang lớn của Mỹ. Google không có lời bình luận nào về thông tin này.)

Microsoft đang vạch kế hoạch sử dụng những cụm máy chủ để mang tới cho mọi ngưiời dịch vụ lưu trữ dữ liệu số dung lượng lớn. Thậm chí công ty đã đặt tên cho dịch vụ tương lai này: Live Drive (Ổ cứng trực tuyến - ND). Với Live Drive, mọi thông tin của bạn- phim ảnh, âm nhạc, thông tin về thuế, một băng video có độ phân giải cao ghi lại cuộc trò chuyện giữa bạn và bà nội, bất cứ thứ gì- có thể truy cập từ bất cứ đâu, từ bất cứ thiết bị nào.

Rõ ràng là Google cũng có những kế hoạch tương tự. Một bản ghi nhớ trong nội bộ tình cờ được đăng trên mạng vào tháng 3 nói về những nỗ lực của công ty để “lưu trữ 100% dữ liệu của người sử dụng” và đề cập về một hệ thống lưu trữ trên mạng chưa công bố, có tên là GDrive.

Ozzie đã đúng khi nói rằng hiện còn quá sớm để đánh giá được kết quả của những nỗ lực ông bỏ ra tại Microsoft. Phiên bản mới của Windows và Office đã được thiết kế trước khi công ty chuyển hướng khá lâu; khi được tung ra, chúng sẽ tăng đáng kể công suất của chiếc máy tính so với những phiên bản cũ.Và khi hiệu ứng Ozzie trở nên rõ ràng, không có gì đảm bảo là chúng sẽ mang lại kết quả tốt. Kinh nghiệm của ông trước khi vào Microsoft hoàn toàn chỉ là một người phát triển phần mềm cho doanh nghiệp- không phải cho khách hàng cá nhân, những người đóng góp một phần lớn trong doanh thu của Microsoft. Và ông cũng không có kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo. Nhưng nếu kế hoạch của ông thành công, công việc của ông sẽ ngày càng giống công việc Gates đã từng làm: lập chiến lược và hàng ngày làm việc để giúp mọi người thực thi chiến lược đó.

Có Ozzie bên cạnh, Gates được rảnh rỗi để tham gia những việc khác. Ông dành nhiều thời gian để hoạt động như một đại sứ của công ty, ghé thăm những tổng giám đốc và những nhà lãnh đạo chính phủ. Ông không nói ra điều đó, nhưng một số người biết rõ ông đã nói rằng ông có vẻ tham gia vào các việc về sức khỏe toàn cầu của quỹ Bill and Melinda Gates nhiều hơn là làm việc cho Microsoft.

Liệu có phải vai trò của Ozzie tại Microsoft tăng lên đồng nghĩa với vai trò của Gates đã giảm đi? Khi được hỏi câu này, Gates ngập ngừng. Ông bắt đầu bằng câu: “Chiến lược tổng quát của Microsoft không phải là công việc của một người.”

Sau đó ông giải thích rằng ông cho là có 5 người sẽ có trách nhiệm với việc này, bắt đầu là chính ông, sau đó là Ozzie (những người còn lại là David Vaskevitch và Craig Mundie, cả hai đều là Giám đốc Công nghệ, và Rick Rashid, giám đốc Microsoft Research.)

Tuy vậy Gate cũng nói rằng sự chuyển dịch chiến lược sang hướng dịch vụ này “sẽ không xảy ra nếu không có Ray ở đó để ghép nối tất cả.” Ông nói việc của riêng ông là đưa ra viễn cảnh rộng có khả năng xảy ra nhất đối với công ty và đưa ra những quyết định dài hạn lớn nhất, như việc liệu có nên tiếp tục đầu tư vào máy tính bảng, hay chuyển sang điện thoại Internet.

Mỗi khi không phải xúc tiến cho Vista và phiên bản Office mới- mà, xét cho cùng, là những sản phẩm tạo ra hầu hết lợi nhuận ngắn hạn cho Microsoft- thì Ballmer đóng vai trò chỉ huy việc kinh doanh quảng cáo. Gần đây, ông đã dành một ngày ở L.A để họp với những người làm marketing từ những công ty như Nestle và Toyota, bàn về quảng cáo trên mạng. Microsoft đang trở thành một công ty thông tin đại chúng.

Bởi Ozzie cần thúc đẩy việc tái tạo Microsoft, ông biết rõ rằng mọi thứ công ty này làm điều được xem xét cẩn thận dưới kính hiển vi. Ông thường nhớ lại điều mà một người bạn tại một công ty công nghệ khác đã bảo ông trước khi ông bắt đầu công việc mới.

Ozzie nói: “Ông ấy đã cho tôi một lời khuyên. Đó là ‘Hãy thực tế. Tôi không muốn thấy anh làm cò mồi cho [Microsoft] Exchange và xử tệ với Notes.’”

Ozzie muốn thay đổi Microsoft mà không phải hy sinh uy tín của mình. Sẽ không cần quá nhiều thời gian để thấy liệu ông có làm được việc đó hay không.


Dịch bởi VA, TanNg
-- HẾT --
 
9 nguyên lý đổi mới của Google - Marissa Mayer

Được mệnh danh là "nhà máy ý tưởng" của Google hay Bà hoàng của đổi mới, nhiệm vụ của Marissa Mayer là đưa các dự án mới ra trình bày trước lãnh đạo công ty. Ở tuổi 30 là phó chủ tịch phụ trách phát triển sản phẩm của Google, đồng thời cũng là giảng viên của Stamford, Marissa đã có một buổi giảng 45 phút với sinh viên của trường này về 9 nguyên lý giúp Google đổi mới, bao gồm

1. Ý tưởng đến từ khắp nơi

2. Chia sẻ mọi thứ bạn có thể: Ý tưởng, dự án, thông tin, v.v..

3. Bạn thật tài giỏi, còn chúng tôi tuyển dụng

4. Giấy phép cho việc theo đuổi ước mơ. Bao gồm cả quyền, nguồn lực và điều kiện để thực hiện. Nhân viên Google có 1 ngày trong tuần để theo đuổi dự án do mình tự lựa chọn.

5. Đổi mới, chứ không phải hoàn hảo ngay lập tức

6. Số liệu không bao giờ định kiến

7. Sáng tạo luôn yêu quý các ràng buộc. Đọc bài viết dưới để hiểu rõ ý tưởng này

8. Người sử dụng trước, tiền sẽ đến sau.

9. Đừng từ bỏ một dự án mà hãy biến đổi chúng cho phù hợp với mục tiêu của bạn


Xem Marissa giảng ở đây (dài khoảng 45 phút)
 
lâu không thấy em Đoàn Trang gửi bài tiếp ở cái topic này nhỉ?

thấy chị Tố Giao lập ra club Quản lý để nâng cao trình độ quản lý về kinh tế và chính trị cho các học viên khác, anh cũng chạy đua quyết lập ra một hội nghiên cứu về quản lý kinh doanh để cạnh tranh với chị Giao :D mong em Đoàn Trang và các bạn ủng hộ :D
 
ô lâu lắm không vào topic này nên hông đọc được comment của anh Hoài, sorry và thank anh thân yêu! em sẽ cố gắng hết mình để ủng hộ và góp sức cùng anh vì sự nghiệp đạp đổ Ngô chủ tịch.:D:p;)

tiện thể mình vừa nhặt được mấy cuốn ebooks về chủ đề networking trong kinh doanh bằng tiếng Anh đọc thấy hay hay lấy từ nguồn của anh Tanng. mọi người ai quan tâm, yêu thích vấn đề này xin mời tham khảo và đọc cùng cho vui nhé.:)

http://tanng.spaces.live.com/tanng/

(quyển đầu thì không down được, không hiểu sao :D)
 
Back
Bên trên