Phiếm luận về nỗi buồn

oyos_ggm_120.jpg


Tiểu sử và cuộc đời của Gabriel García Márquez


Ông được biết tới khắp Châu Mỹ La Tinh 1 cách yêu mến với cái tên gọi "Gabo". Những người dân đất nước Colombia, Nam Mỹ và quê nhà thứ 2 của ông Mê-hi-cô giành cho ông tình yêu và sự tôn kính. Tất cả họ đều tự cho ông là của riêng mình. Với tư cách là người đoạt giải thưởng Nobel, ông đã có những ảnh hưởng tới rất nhiều các nhà văn cũng như đọc giả khắp nơi trên thế giới. Ở tuổi đời 77, ông vẫn tiếp tục là một nhà báo, một cố vấn cho các nhà báo, một nhà viết kịch bản phim và truyền hình, một nhà phê bình điện ảnh và một nhà hoạt động chính trị nhiệt tình. Ông nói lên những suy nghĩ cuả mình và từ chối viết hoặc nói bằng bất kì thứ ngôn ngữ nào trừ tiếng Tây Ban Nha.

Gabriel, nickname "Gabito" ("Gabriel nhỏ", lấy tên cha ông) sinh vào tháng Ba năm 1927 tại một thị trấn nhỏ bé đầy chuối của Aracata. Vào thời điểm ông sinh ra cũng là khi mùa chuối nở rộ. Năm kế đó, ngành kinh tế chuối bắt đầu có những sự đổi mới và gây ra một vết nứt trong lòng thị trấn mà không bao giờ có thể làm liền lại. Do cha mẹ phải lo chật vật kiếm ăn, ông được ông bà ngoại đón về và nuôi nấng như một phần của gia đình. Ông bà của ông là người da màu; ông ngoại là một cựu đại tá có cấp bậc và được tôn kính bởi những người dân trong làng và bà ngoại - bán "candy animails" để nuôi sống cả nhà, có thể kể những câu chuyện lạ thường và mê tín nhất 1 cách hoàn toàn thuyết phục. Cả hai đều là những người kể chuyện tuyệt vời và ngôi nhà nơi họ nuôi lớn "Gabo" bị ma ám. Đây chính là những hành trang của cuộc đời - và nghệ thuật của Gabriel García Márquez.

Ở tuổi 19, mặc dù có niềm đam mê trở thành nhà văn, García Márquez đã theo học khoa luật tại Universidad Nacional, Bogota, vì tôn trọng ý kiến của cha mẹ muốn ông làm gì đó "thiết thực". Thèm thuồng có được một điều gì đó để thu hút ông, Gabriel bắt đầu lang thang xung quanh Bogota đọc thơ thay vì chuẩn bị cho các lớp luật của mình. Ông tìm thấy sự tuyệt diệu trong các tác phẩm của Franz Kafka, William Faulkner (nhà văn Mỹ được dịch đọc nhiều nhất thế hệ của ông), Ernest Hemingway, James Joyce và Virginia Woolf. Ông bắt đầu viết. Tiểu thuyết đầu tay của ông, Leaf Storm (Lá trong gió lốc), bị phản đối cho công bố năm 1952, sau đó gặp phải hãng chịu trách nhiệm xuất bản lừa đảo, người CEO của hãng đã biến mất không lâu sau đó.

Trước khi rời quê nhà đi học đại học ở tuổi 18, García Márquez gặp Mercedes Barcha Pardo khi đó 13 tuổi và tuyên bố cô bé là người con gái thú vị nhất mà ông từng gặp. García Márquez cầu hôn người con gái một cách nồng nàn. Ở tuổi mười ba, cô gái biết là cô muốn hoàn thành nốt sự học; cô hoãn lại việc đính hôn. Mặc dù không lấy nhau cho tới tận khi mười bốn năm sau đó, tình yêu của họ tồn tại vĩnh cửu và cuộc hôn nhân của họ là một lực đẩy lái García Márquez. Trong khi García Márquez chu du khắp chốn và bỏ dở trường luật, ở Colombia cô kiên nhẫn đợi chờ cho tới khi ông trở về bên cô khi cô đã 27 tuổi.

García Márquez chuyển hướng sang báo chí sau khi rời trường học. Ông viết một bài báo gây xúc động mạnh nhưng đồng thời mang nhiều tính tranh cãi về một thủy thủy chết trong vụ đắm tàu ở Colombia. Lo ông có khả năng bị chính quyền gây khó dễ về việc viết bài báo mang tính sì căng đan, người phụ trách biên tập báo của ông gửi ông tới Italy. Ở Châu Âu, các bạn và các biên tập báo của García Márquez giúp ông liên tục di cư để tránh cho ông khỏi gặp phải các rắc rối chính trị. Trong vòng 5 năm ấy, ông viết bài về các câu chuyện ở Rome, Geneva, Poland, Hungary, Paris, Venezuela, Havana và thành phố New York.

Ông tiếp tục xuất bản những câu chuyện mà ông tin vào, nhưng đã bị trục xuất khỏi quê mẹ Colombia của mình cũng như ở những nơi khác. Do bản chất tự nhiên của những bài viết chính trị mang tính tranh cãi của mình, ông đã không được chào đón ở chính quê hương mình năm 1980. Với một visa bị giới hạn cao, ông cũng đã bị từ chối vào U.S.A từ 1962-1996_ hơn ba thập kỉ. Ông bị rất nhiều người cho rằng mình là kẻ phản bội và nổi loạn - và ông chưa từng bao giờ xin lỗi.

Sau suốt ba năm bị treo bút cho tới tận đầu 1965, cuốn tiểu thuyết cá nhân mà ông hằng luôn luôn hi vọng được viết tuôn trào ra từ trong lòng García Márquez. Trong vòng một tuần sau khi One Hundred Years of Solitude (Trăm năm cô đơn) được xuất bản năm 1967, tất cả 8000 bản copy từ bản in gốc đã được bán.

Nó đã được dịch sang ba-tá ngôn ngữ và giành giải thưởng Chianchiano ở Italy, the Best Foreign Book (Sách nước ngoài hay nhất) ở Pháp, giải thưởng Rómulo Gallegos và cuối cùng là giải thưởng Nobel Văn học.

Xuyên suốt sự thành công của mình, Gabo vẫn viết và hút thuốc. Ông xài hết đôi khi sáu bao thuốc một ngày vào điểm cao trào trong quá trình sáng tác One hundred years of Solitude Các tiểu thuyết của ông do đó mà, cả magic lẫn cổ tích, đã giúp ông trụ lại ở hàng đầu của văn học từ năm 1970: The Autumn of the Partriarch, Chronicle of a Death Foretold, Love in the Time of Cholera, the General in His Labyrith and Of Love and Other Demons.

Ông vẫn tiếp tục viết những câu chuyện tàn ác với sức hấp dẫn lớn. Một điều mà chúng tôi có thể đảm bảo về những cuốn sách của García Márquez: bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán. Năm nay, ông vừa thu về được sự ca ngợi vô cùng to lớn cho cuốn tự truyện của mình vừa xuất bản cùng với tựa đề rất hợp với nó: Living to Tell the Tale. Cũng như tiểu thuyết của ông, nó đã chinh phục được trái tim của đọc giả ở khắp mọi nơi.


Oprah.com
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bản dịch tiếng Việt của Trăm Năm Cô Đơn là 1 kiệt tác lớn của nền văn học dịch VN. Để hiểu bản dịch em cần 20 năm nữa, để hiểu TNCD chắc phải chờ đến khi em đối diện với cái chết. Bác Cầu bảo truyện buồn nhưng mà là buồn ngủ, thật chán bác. Em ghét tất cả những ai chưa hiểu/chưa đọc/đọc chưa kĩ mà dám chê TNCD. Em căm thù cả em vì em k0 thể nào nắm bắt được truyện đó. Đọc truyện đó em mới hiểu nỗi buồn của loài người khi nhận ra sự bất vĩnh cửu của vũ trụ (chà nghe to tát quá) và nỗi buồn của những người (như em) nhận ra sự giới hạn của trí tuệ của chính mình khi k0 thể nào thấu hiểu được sự vĩ đại của một tác phẩm nghệ thuật.

Còn một điều nữa, có ai nhận thấy mình giống như 1 nhân vật trong truyện k0? Dường như Marquez đã xây dựng các nhân vật của mình thành những "kiểu" (ôi buồn quá khi k0 thể diễn đạt được ngay cả bằng tiếng mẹ đẻ) người và tương lai của họ dựa vào dạng tính cách. Cuốn sách dường như tiên tri về cuộc đời người đọc vậy. Vì thế em mới nói trên kia là trước khi chết em mới kiểm nghiệm được sự vĩ đại của tác phẩm đó. Thật k0 thể tin được một con người cũng chỉ một bộ não như chúng ta có thể tạo nên một kì quan như vậy. À có lẽ có thể tin được vì chúng ta có Kinh Thánh, Kinh Phật, Kinh Dịch vân vân cũng có tính như vậy. :)

Chỉ có một nỗi buồn duy nhất đó là khi nhận ra rằng sự giới hạn và sự vô giới hạn cùng tồn tại của nhận thức/tri thức :((. Ví dụ: ở nhiều thế kỉ trước người ta k0 thể nghĩ đến những thành tựu khoa học như bay lên mặt trăng có thể thực hiện được, hay chúng ta hiện nay k0 biết được 50 năm nữa loài người có thể đạt được những gì. Xin lưu ý là con người chỉ nghĩ đến chuyện bay lên mặt trăng chứ k0 nghĩ lđược đến à điều đó có thể thực hiện được. Đó là sự giới hạn của tri thức và sự vô giới hạn của sự phát triển của tri thức. Có người ví nhận thức như hình nón cứ mở rộng dần cùng với sự phát triển của loài người. Em lại thích nghĩ nhận thức là đường thẳng với những bức tường giới hạn, người ta khi đứng trước bức tường đó tưởng đó là giới hạn, nhưng khi vượt qua nó rồi lại thấy một quãng đường mở rộng, nhưng chỉ mở đến giới hạn tiếp theo thôi. Người ta k0 nhận biết được sự giới hạn ở đằng sau cái giới hạn trước mặt họ. Vì sự tồn tại của giới hạn mà em k0 thể nào diễn tả được cái vô giới hạn :D--> nên em buồn vì sự tồn tại của cả 2 điều đó. Mọi người k0 thể hiểu được đoạn văn trên bởi sự giới hạn trong khả năng trình bày của em cũng có thể bởi sự vô giới hạn củaếuy nghĩ. Khi em vừa viết vừa suy nghĩ về những gì em đang viết, em nhận ra những suy luận sâu hơn, tức là em đang tiến dần về phía bức tường giới hạn trước mắt em. Đến khi nào em nhận ra những suy luận của mình đến ngõ cụt, tức là em đã đến chân tường. Em ngừng viết để suy nghĩ thêm là lúc em cố vượt qua bức tường giới hạn đó. Việc này có thể kéo dài rất lâu, đến một lúc nào đó em vươt qua rồi thì quá trình lại lặp lại.

Tính ưu việt của mô hình tri thức đường thẳng ở chỗ đó: người ta chỉ nhận ra sự giới hạn trước mắt mình, người ta sẽ bị chặn lại bởi giới hạn đó, giới hạn đó ngăn cản việc nhìn thấy sự vô hạn của các giới hạn. Mô hình tri thức hình nón: tri thức cứ mở rộng mãi k0 hề vấp váp, không hề có sự giới hạn trước mắt và sự vô hạn của những giới hạn, và quá trình vượt qua giới hạn.

Vậy em chỉ có thể viết đến đây, muốn vượt qua giới hạn của những suy nghĩ đã viết ra em cần học tiếp (đó là cách vượt qua sự giới hạn trước mắt nhờ những người đi trước đã tiên xa hơn (nhưng đọc sách mệt lắm) nên em xin ý kiến của các bác, vì nhiều bác đã vượt qua bức tường mà em đang ì ạch leo. Nếu các bác giúp đỡ em sẽ vượt qua nhanh hơn.

Có thể lấy khái niệm trên để giải thích cho những bài viết kém chất lượng ở HAO. Đó là người viết k0 cố gắng vượt qua những giới hạn hoặc tự hài lòng trong suy nghĩ của mình. Coi việc suy luận đến một đoạn cực ngắn trên con đường nhận thức đã là quá dài, nên vội viết những suy nghĩ của mình lên. Muốn k0 như thế cần một là trau dồi kiến thức, có thể mới tăng quãng đường đi dần đến vô cực của tri thức, hai là nghiêm khắc với bản thân, cố gắng vượt qua giới hạn trong suy nghĩ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chà chà, viết đã ghê ha =D> =D> =D> =D> =D> =D> =D>
Anh muốn khen nhiều hơn nhưng ko tìm được từ nào diễn tả nỗi, lại buồn cho "tri thức giới hạn" của mình b-)
 
Này, cái mô hình tri thức của Linh hay nhỉ, nhưng nếu suy nghĩ chỉ dừng lại ở đó thì khó có thể tìm ra tính ưu việt của cái nào hơn cái nào. Cho nên tớ thấy là nên kết hợp cả 2 cái thì sẽ tạo ra 1 tầm nhìn cũng như 1 phương pháp thiết thực và hiệu quả giúp chúng ta vô giới hạn cái giới hạn và ngược lại: tớ lấy ở mô hình nón tính "optimist" gắn vào cái mô hình trục đường thẳng mang tính "practical" ===> tri thức là vô giới hạn, vì thế hãy nhìn mỗi giới hạn như là một cơ hội để giúp ta thu ngắn cái khoảng cách của sự giới hạn tri thức bản thân. Nào, thế cái vô giới hạn đó là gì? có bao giờ chúng ta tìm đến được cái bờ vô giới hạn đó? bằng cách nào và có khi nào chúng ta thậm chí biết được mình đã về tới cái đích vô giới hạn đó hay chưa? <=== nên thiết nghĩ con người ta hãy lại một lần nữa lạc quan lên và đừng khe khắt quá với chính bản thân mình: chuyển quan niệm "đúng" thành quan niệm "tốt"; và định nghĩa thế nào là "tốt" đây? "tốt vừa đủ" thì chính là "tốt" rồi; và cái "tốt vừa đủ" đó là hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm được hình thành riêng của mỗi cá nhân mà thôi. Đấy, tớ thì tớ nghĩ đơn giản như vậy thôi.

Nói về việc đọc sách nhé. Trái với nhiều người hay nhìn nhà văn dưới góc độ nhà đạo diễn đơn thuần và trước tiên, tớ lại thấy nhà văn chỉ là một diễn viên không hơn không kém: sàn diễn là cuốn sách, khán giả là người đọc, và họ biểu diễn dưới hình thức kịch câm mà phương tiện truyền tải và truyền đạt những thông điệp, suy nghĩ, nhắn nhủ qua chữ viết; và tớ nhận ra cái điểm khác biệt khiến nhà văn là một diễn viên tài tình hơn bất kể loại hình diễn viên nào khác chính là ở chỗ họ là chính họ, nhưng đồng thời là rất nhiều người khác, họ 1 mình nhưng đồng thời đóng rất nhiều vai nhân vật, họ độc diễn mà đồng thời đa diễn; và sự thành công của vở diễn hoàn toàn phụ thuộc vào việc họ phải khóa mình ở trong để ở trung thực với chính bản thân mình, đồng thời phải bước ra khỏi chính mình để có thể đối diện với bản thân, cũng như phải hoàn toàn quên đi mình là ai để có thể bước vào thế giới của những người khác và hóa thân, nhập mình vào họ. Vậy thử hỏi có nhà văn nào mà lại không có một trái tim sắt nhạy cảm, tính tự tin, lòng can đảm, trí sáng tạo, tài năng, và tinh thần thép?!?

Là một nhà văn khó đến vậy, và đáng được khâm phục đến vậy song vẫn chẳng thể bì được với việc là một người đọc. Tại sao? Trái với nhiều người nhìn vào lầm tưởng rằng việc đọc là chỉ đơn thuần là một hành động hoàn toàn mang tính thụ động như khán giả ngồi xem một bộ phim, hay như thính giả ngồi nghe một bài diễn thuyết: hoàn toàn không! Tất cả những vị trí này đều đòi hỏi những chủ nhân hành động của nó phải rất tập trung và giành thế chủ động nếu chúng ta không muốn mình bị bỏ lại đằng sau, hay bị hiểu nhầm thông điệp được truyền đạt, hay bị trở thành nô lệ của những lời thôi miên. Khi chúng ta đọc một quyển sách có nghĩa là khi đó chúng ta đã tự động sắm và khoác lên mình trách nhiệm của một người diễn viên lên sân khấu, và công việc của chúng ta một lần nữa tương tự như của tác giả cuốn sách. Để hoàn thành vai diễn một cách thành công - là để lĩnh hội và cảm thụ được thông điệp của tác phẩm, hòa mình vào trở thành các nhân vật, và nhìn thấu các mối quan hệ, mắt xích giữa họ - chúng ta phải hiểu họ là ai đã chứ! Và điều này chính là cái khó của người đọc - chúng ta cũng là người diễn viên như tác giả song lại là một diễn viên hoàn toàn bị động bởi chúng ta đang cố hiểu người thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7 v...v và v...v qua 1 người thứ 2 - tác giả_ người mà chúng ta chẳng có bất kể một khái niệm hay mối liên hệ nào cả, hoàn toàn xa lạ. Vậy làm sao chúng ta có thể có khả năng hiểu được cái người thứ 2 ấy đây, và cuối cùng là những người đọc chúng ta có khi nào đã có thể hiểu được chính mình đây, như các tác giả có thể chẻ sắc bén và ngọn nghẽ từng ý nghĩ, cảm xúc, tư duy của họ?

Vậy trong ván cờ này có bao giờ chúng ta có cơ may chiếm vụn vặt vài % chiến thắng đây? Và đó có phải bởi chúng ta ngờ nghệch, ngốc nghếch? Hoàn toàn không! Làm sao chúng ta lại có thể phán xét, thấy hổ thẹn, và qui tội bản thân khi mà chúng ta sẽ mãi luôn bị phải ở thế bại trận ngay từ khi ván cờ thậm chí chưa bắt đầu?!? :) Đọc một cuốn sách mà không thấm thía đựơc ý nghĩa, thông điệp của tác giả gửi gắm có phải bởi chúng ta quá giới hạn, còn tác giả quá vô giới hạn chăng? Hoàn toàn không! Những người bất bình thường thì hoặc là người điên - hoặc là người tài. Nếu suy nghĩ như Linh thì thử tưởng tượng xem 1 cuốn sách viết bởi 1 thằng điên sẽ rất dễ bị ngộ nhận với 1 cuốn sách của 1 nhà văn giỏi. Điểm giới hạn duy nhất của nhân loại đó là: mỗi người trải qua những kinh nghiệm sống khác nhau và không ai một mình là lại có được tất cả các kinh nghiệm của tất cả những người khác gộp lại, chính vì thế việc đọc giả rút được ra bao nhiêu % thông điệp của tác phẩm không đánh giá tri thức/nhận thức của người đọc giới hạn nhiều hay ít mà chỉ phản ảnh việc người đọc đó có được bao nhiêu những kinh nghiệm sống tương tự để có thể cảm thấy đồng cảm, và liên hệ với số đó của tác giả mà thôi. Tương tự như vậy, với những tác phẩm kinh điển song vẫn có những bạn đọc không thấy thích, không có nghĩa rằng nhận thức/tri thức của họ bị giới hạn tới mức độ quá đáng, mà điều này chỉ giải thích việc những người này không có bất kể một kinh nghiệm nào đã trải qua mà có thể liên hệ với của tác giả tác phẩm.

Và 1 điểm cuối cùng là tất cả trong số chúng ta đây, bất kể bạn là ai, bạn vị thế ra sao trong xã hội, bạn làm gì thì mọi người đều là đồng nghiệp bởi chúng ta đều là các diễn viên và không hơn không kém trong từng giây, từng phút, từng giờ, và với không xuể bao nhiêu vai diễn mà sàn diễn thì chính là nơi cuộc sống này đây... 0:) Nói đến đây lại nhớ hôm xem Oprah phỏng vấn Hilary Clinton, bà ý phán cho câu nghe chí lí phết nhớ, đại khái là: "You'll either be an actor of your life or a reaction to being drawn into everybody else's drama." Cool, hah :>
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Quên, có câu nói này trích từ cuốn Discover the Power within You của Eric Butterworth mà tớ rất thích, tặng cả nhà nhá:

"...But the greatest mistake is in believing that we are 'only human...' We are human in expression but diving in creation and litmitless in potentiality."

Hì, tự nhiên hôm nay đọc bài bạn Linh thấy gây cảm hứng dồi dào, ngồi nặn ra 1 đống viết liền tù tì, hẹn để hôm khác đàm đạo về Trăm năm cô đơn vậy, mệt rùi! 8-}
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tiếp

Bạn đặt người đọc trước, còn tôi lại lấy nhà văn đứng trước người đọc. Bạn đề cập đến vai trò nhận thức của người đọc nhưng tôi lại cho rằng nhà văn quan trọng hơn bởi họ đẩy cái giới hạn của nhận thức của nhân loại xa hơn về phía vô cực. Từ những ý kiến của bạn về đọc sách nói trên đặc biệt là đoạn văn thứ tư, tôi muốn nói thêm về tính cá thể (individual) của đường thẳng tri thức. Đường thẳng đó có thể hình dung ra là riêng biệt cho từng cá thể, cá thể ở đây có thể hiểu là từng con người, từng ngành học, từng ý niệm... Xin chú ý đường thẳng là khái niêm hết sức trừu tượng trong toán học, nó k0 có độ dài độ rộng vì thế đừng hình dung ra "những" đường thẳng tri thức xanh đỏ của từng người, từng ý niệm đặt song song với nhau tạo thành dải. (Toán học đúng là muôn năm). Vậy, có thể nói mỗi người trên con đường đến vô cực của sự nhận thức gặp những giới hạn, giới hạn này vừa có tính khách quan (được xác định/đánh mốc bằng một sản phẩm, sản phẩm ở đây có thể là công trình nghiên cứu, tác phẩm văn học…) vừa có tính chủ quan (khả năng nhận thức và chấp nhận giới hạn đó). Tôi thích Marquez và trường phái hiện thực ảo bởi nó giúp tôi xác định được mốc giới hạn của tự thân nhận thức. Có người k0 thích Marquez bởi ông ta k0 giúp họ vượt qua mức giới hạn trong nhận thức, họ có thể tìm nhà văn khác, tác phẩm khác, thậm chí chọn lãnh vực khác. Cho nên có thể nói tác phẩm TNCD đánh dấu sự giới hạn nhận thức cho tôi, nhưng với bác Cầu, bác í k0 thừa nhận sự giới hạn đó của tôi, bác ta chạy đi tìm sự giới hạn ở thuyết tương đối của Anhxtanh chẳng hạn. Nhưng 2 cái mốc giới hạn của chúng tôi k0 có sự xa gần trên đường thẳng.



Bạn lo ngại người ta có thể nhầm một kiệt tác với những nhảm nhí? Chuyện đó sẽ k0 xảy ra bởi khi một người đặt ra giới hạn cho mình thì giới hạn đó k0 phải là bất biến, họ có thể bỏ đi thay bằng một giới hạn khác. Nếu một người đặt tác phẩm của một kẻ điên làm sự giới hạn thì có 2 khả năng, người đó có thể sớm nhận ra đó là sự nhảm nhỉ hoặc người đó cho rằng mình k0 thể hiểu được mà thay đổi sự giới hạn. Muốn chọn sự giới hạn đúng đắn, người ta thường theo những cái gì gọi là kinh điển. Ví dụ như một tác phẩm được giải Nô bel như TNCD.



Còn nếu lo lắng rằng có người có thể đi về phía ngược lại của tri thức thì chúng ta hãy đặt ra một tiên đề tạm thời rằng đường thẳng tri thức là một tia đi ;) và con người bị đặt ở điểm mút (Tôi :x Toán). Tiên đề đó trở thành giới hạn đến khi nào ta chứng minh được tri thức là đúng là một tia hay là 1 đường cong chẳng hạn thì ta đã vượt qua nó.
 
Hai bạn làm tớ băn khoăn, ko biết rút cục tri thức có hình gì :p Tớ có cảm giác mô hình tri thức theo đường thẳng hay tia với những mốc giới hạn của Linh vô tình bó chặt sự linh hoạt về hướng suy nghĩ. Nhiều khi ta phát hiện những bất ổn trong quan điểm của mình, phải lần lại một quãng, và rẽ sang hướng mới. Như vậy con đường tri thức (nếu ví nhận thức là một hành trình) sẽ chi chít những lối rẽ, cắm đầy những biển đường đánh lạc hướng, và có destination là mặt trăng :D Tuy nhiên, cũng có thể đưa đường thẳng của Linh ra khỏi hình học phẳng hoặc không gian ba chiều, và khi đó nó có những đặc tính gì thì dốt toán như tớ chẳng dám múa rìu qua mắt các thợ :”>

Tớ muốn ví tri thức với cái gì đó gần gũi hơn .. như việc thay đổi kiểu tóc chẳng hạn. Nhìn lại có thể thấy những biến chuyển theo thời trang (ngày càng hiện đại, tiến bộ, hợp thời hơn) và theo bản chất mỗi người (ngày càng nữ tính, năng động, tiện ích hơn chẳng hạn). Có thể kiểu tóc mới chỉ là một version x.xx của một kiểu tóc cũ, cũng có thể đó là một sự thay đổi hoàn toàn mới trong phong cách. Để quyết định thay đổi kiểu tóc, phải có sự thay đổi trong suy nghĩ của bạn, và kiểu tóc sẽ phản ánh cách nhìn mới đó.. :p :p :p

Vậy, tóc có liên quan gì đến Marquez và nỗi buồn của ông. Nỗi buồn muôn hình muôn dạng và thay đổi khi chúng ta thay đổi, còn Marquez phải chăng là một nhà tạo mẫu hay chí ít cũng là cô bạn với mái tóc đẹp mà chúng ta muốn bắt chước. Quan niệm thẩm mỹ khác nhau có thể lí giải vì sao có một số người thích Marquez, một số thì ko :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vũ Đàm Linh đã viết:
Từ những ý kiến của bạn về đọc sách nói trên đặc biệt là đoạn văn thứ tư, tôi muốn nói thêm về tính cá thể (individual) của đường thẳng tri thức. Đường thẳng đó có thể hình dung ra là riêng biệt cho từng cá thể, cá thể ở đây có thể hiểu là từng con người, từng ngành học, từng ý niệm... Xin chú ý đường thẳng là khái niêm hết sức trừu tượng trong toán học, nó k0 có độ dài độ rộng vì thế đừng hình dung ra "những" đường thẳng tri thức xanh đỏ của từng người, từng ý niệm đặt song song với nhau tạo thành dải. (Toán học đúng là muôn năm).
Chỗ này Linh tự mâu thuẫn với chính mình hay sao ý: Linh thừa nhận tính cá thể của đường thẳng tri thức song đồng thời lại phủ nhận nó. Theo lý luận của Linh thì đáng nhẽ ra tớ thấy nên hình dung tri thức của nhân loại là 1 dải với vô số "những" đường thẳng tri thức xanh đỏ của từng người, mà ở đó có những đường thẳng có thể gặp nhau ở những điểm giao, và đồng thời có những đường thẳng chẳng bao giờ gặp vì chúng song song, phải không? Còn hiển nhiên ai cũng nhìn thấy 1 điều rằng những đường thẳng tri thức của các cá thể hoàn toàn không song song với nhau rồi. Chẳng thế mà Enghels mới nói là lịch sự nhân loại là lịch sử "conflict of ideas" mà, nếu song song thì trái đất này chẳng bao giờ có chiến tranh rùi ;)

Vả lại từ đầu tới giờ, lý luận của tớ và Linh không ở trên cùng "field" lắm. Linh thiên về xây dựng cấu trúc "mô hình tri thức", còn tớ thì tập trung phân tích về bản chất của "khả năng nhận thức" được hình thành như thế nào để chứng minh rằng cái giới hạn của 1 người đọc không liên quan gì tới trình độ và khả năng nhận thức của cá nhân ấy, mà nó bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố họ có được ít hay nhiều vốn những "experiences" - mà thu thập được qua việc sở hữu nhiều hay ít những "sensations" từ môi trường sống, hay cuộc sống - là những dụng cụ và phương pháp để giúp nhân loại thu thập, ghi vào bộ nhớ, phân tích, và tổng hợp chúng để hình thành nên các quan niệm, ý niệm, kiến thức về thế giới này.



Vũ Đàm Linh đã viết:
Bạn lo ngại người ta có thể nhầm một kiệt tác với những nhảm nhí? Chuyện đó sẽ k0 xảy ra bởi khi một người đặt ra giới hạn cho mình thì giới hạn đó k0 phải là bất biến, họ có thể bỏ đi thay bằng một giới hạn khác. Nếu một người đặt tác phẩm của một kẻ điên làm sự giới hạn thì có 2 khả năng, người đó có thể sớm nhận ra đó là sự nhảm nhỉ hoặc người đó cho rằng mình k0 thể hiểu được mà thay đổi sự giới hạn. Muốn chọn sự giới hạn đúng đắn, người ta thường theo những cái gì gọi là kinh điển. Ví dụ như một tác phẩm được giải Nô bel như TNCD.
Đấy thì tớ đang nói về việc làm thế nào nào để phân biệt 1 tác phẩm kinh điển của 1 nhà văn vĩ đại với của 1 thằng khùng, nếu chỉ lấy độ giới hạn của người đọc làm thước đo, cơ sở chuẩn mực để nhận đinh, đánh giá :)



Vũ Đàm Linh đã viết:
Còn nếu lo lắng rằng có người có thể đi về phía ngược lại của tri thức thì chúng ta hãy đặt ra một tiên đề tạm thời rằng đường thẳng tri thức là một tia đi ;) và con người bị đặt ở điểm mút (Tôi :x Toán). Tiên đề đó trở thành giới hạn đến khi nào ta chứng minh được tri thức là đúng là một tia hay là 1 đường cong chẳng hạn thì ta đã vượt qua nó.
See, tại sao cứ phải nghĩ tri thức nhân loại là 1 đường thẳng hả Linh? Tại sao không nghĩ nó là 1 đoạn thẳng mà đầu mút thứ 2 hoàn toàn phụ thuộc vào lựa chọn và quyết định của mỗi cá thể? The question is that: is it reality, or is it conception? Và nếu ấy hỏi Mác, thì Mác sẽ tuyên bố hùng hồn rằng: There is no reality, just only conception. Và bằng chứng là tớ chẳng biết bao nhiêu phần của thế giới này trước khi cần cẩn thận kiểm nghiệm lại độ "reality" của học thuyết Mác đã nhanh chóng tin vào nó, thậm chí còn bóp méo và đưa nó vào thực hành. Rất mừng là bạn Linh đã sáng suốt nhận ra giới hạn của bản thân không để nó đi quá xa và quá đà =D> :)>-

Thankx for the great discussion :x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đấy thì tớ đang nói về việc làm thế nào nào để phân biệt 1 tác phẩm kinh điển của 1 nhà văn vĩ đại với của 1 thằng khùng, nếu chỉ lấy độ giới hạn của người đọc làm thước đo, cơ sở chuẩn mực để nhận đinh, đánh giá

Nếu tiếp tục lấy ví dụ đường thẳng với những mốc giới hạn như của Linh, thì các tác phẩm vĩ đại chính là những tác phẩm giúp cho ta vượt qua được giới hạn trước mắt. Sẽ có lúc khi nhìn vào một tác phẩm, ta thấy nó thật là vô ích, ko giúp cho ta vượt qua cái ngưỡng khổng lồ lù lù phía trước. Như vậy ko có nghĩa đó là sản phẩm của sự điên khùng, mà rất có thể nó là công cụ giúp ta vượt qua những mốc phía xa hơn, beyond tầm nhìn hiện tại của mình. Đánh giá một tác phẩm vĩ đại hay ko như vậy phụ thuộc nhiều vào từng người và vị trí của họ trên hành trình của mình :) Còn thì tớ chưa từng thấy ai đó nói đến tiêu chuẩn chung để nói một tác phẩm này vĩ đại, tác phẩm kia ko vĩ đại. Chỉ thấy nhiều í kiến cá nhân gộp lại thành cái nhìn chung thôi :rolleyes: Có sự trùng hợp trong đánh giá phải chăng do hành trình của chúng ta ít nhiều giống nhau, có cái đích đâu đấy trên mặt trăng :-/

Nếu quay trở lại với ví dụ đầu tóc của tớ thì các tác phẩm vĩ đại này giúp cho ta mở rộng khái niệm thẩm mĩ của bản thân. Một khi ta đã có cái nhìn mới, chúng ko trở thành lỗi thời, thuộc về quá khứ mà là những kiểu dáng kinh điển luôn luôn hợp mốt và ảnh hưởng đến những sáng tạo sau này :p Để xác định một tác phẩm vĩ đại hay điên khùng cần phải căn cứ vào giá trị hiện tại, tính hợp thời của nó, ko phải là giá trị của nó ở một thì tương lai nào đó [-(
 
Hai bạn tranh luận có vẻ lệch pha nhau, nhưng tớ lại thấy chung discussion về mối quan hệ giữa kinh nghiệm và khả năng cảm thụ tác phẩm. Khác nhau chỉ ở chỗ Đoàn Trang cho rằng kinh nghiệm mỗi người mỗi khác, còn theo tớ hiểu Linh thì kinh nghiệm tích lũy theo bề dày (độ dài) và kinh nghiệm của người này rút cục cũng là kinh nghiệm của người khác ở thời điểm trước hoặc sau đó /:)
 
Hồng Nhung đã viết:
Hai bạn tranh luận có vẻ lệch pha nhau, nhưng tớ lại thấy chung discussion về mối quan hệ giữa kinh nghiệm và khả năng cảm thụ tác phẩm. Khác nhau chỉ ở chỗ Đoàn Trang cho rằng kinh nghiệm mỗi người mỗi khác, còn theo tớ hiểu Linh thì kinh nghiệm tích lũy theo bề dày (độ dài) và kinh nghiệm của người này rút cục cũng là kinh nghiệm của người khác ở thời điểm trước hoặc sau đó /:)

Hì, không hẳn là lệch pha, mà là tớ chỉ cố gắng để cụ thể hóa và phát triển ý Linh thôi. :)

Bọn tớ bất đồng quan điểm ở chỗ: không như Linh, tớ cho rằng nhân loại thì khả năng nhận thức là equal như nhau (trừ những trường hợp ngoại lệ như bị các tổn thương, bệnh bẩm sinh về tâm thần, ect.), vì vậy người đọc khi không thích hoặc không hiểu hết được các thông điệp gửi gắm bởi tác giả thì điều đó chỉ đơn thuần phản ánh hiện thực là người đọc đó không sở hữu, trải qua những "experiences" mà đựơc hình thành từ các "sensations" from the enviroment như của tác giả, nên họ không có được cái mối liên hệ làm phương tiện và cầu nối để có thể hiểu tác giả được.

Và tớ cho rằng việc xây dựng "mô hình tri thức" như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào quan niệm của mỗi người, thậm chí có những người cũng chẳng thèm và chẳng cần quan tâm đến họ có cho mình hay không 1 "mô hình tri thức". Tại sao? Vì những quan niệm đại loại như thế này là vô thưởng vô phạt, bởi nó mang tính cá nhân nhiều hơn, và không ảnh hưởng gì tới môi trường sống cũng như những người xung quanh, cho nên anh muốn làm gì với nó cũng được, miễn là nó khiến anh cảm thấy hạnh phúc, thoải mái. Chính cái biện pháp "tâm lý hóa" này được Mác áp dụng vào "Khoa học chính trị" thì mới gọi là tai hại và nguy hiểm đến độ nào nếu không cẩn thận.

Kiểu như ấy nhìn vào trong gương: mắt 1 mí, mồm vẩu, mũi cà chua <== ấy tự nói với bản thân ấy rằng: Mình xấu thật! Và đấy thật sự đúng là sự thật. Vậy tại sao lại phải tin đó là "sự thật" khi mà nó khiến ấy buồn bã, tự ti, chán ghét bản thân trong khi ấy lại hoàn toàn có khả năng tạo ra 1 "sự thật" hoàn toàn khác cho bản thân ấy để ấy có thể thấy yêu, quí trọng và tự tin hơn với bản thân mình? Thế là mỗi sáng ấy thức dậy đứng trước gương, nhìn vào trong gương, vẫn gương mặt ấy: cái mắt 1 mí đấy, cái mồm vẩu đấy, cái mũi cà chua đấy, nhưng ấy cười thật tươi và nói: Mình xinh thật! Chìa khóa ở đấy chính là ấy phải thật sự tin đấy là "sự thật". Trong khi thực tế phũ phàng thì ấy có khác trước thật đấy, ấy không chỉ còn là một con-bé-xấu-xí trước kia nữa, mà là: một con-bé-xấu-xí-tự-tin trong mắt những người khác. Và thật sự ấy có cần phải care không? Hoàn toàn không, vì cái "sự thật" mà ấy mới dựng nên làm thay đổi cả cuộc đời ấy trong khi nó lại chẳng đụng chạm hay tổn hại đến ai khác cả :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hồng Nhung đã viết:
Đấy thì tớ đang nói về việc làm thế nào nào để phân biệt 1 tác phẩm kinh điển của 1 nhà văn vĩ đại với của 1 thằng khùng, nếu chỉ lấy độ giới hạn của người đọc làm thước đo, cơ sở chuẩn mực để nhận đinh, đánh giá

Nếu tiếp tục lấy ví dụ đường thẳng với những mốc giới hạn như của Linh, thì các tác phẩm vĩ đại chính là những tác phẩm giúp cho ta vượt qua được giới hạn trước mắt. Sẽ có lúc khi nhìn vào một tác phẩm, ta thấy nó thật là vô ích, ko giúp cho ta vượt qua cái ngưỡng khổng lồ lù lù phía trước. Như vậy ko có nghĩa đó là sản phẩm của sự điên khùng, mà rất có thể nó là công cụ giúp ta vượt qua những mốc phía xa hơn, beyond tầm nhìn hiện tại của mình. Đánh giá một tác phẩm vĩ đại hay ko như vậy phụ thuộc nhiều vào từng người và vị trí của họ trên hành trình của mình :) Còn thì tớ chưa từng thấy ai đó nói đến tiêu chuẩn chung để nói một tác phẩm này vĩ đại, tác phẩm kia ko vĩ đại. Chỉ thấy nhiều í kiến cá nhân gộp lại thành cái nhìn chung thôi :rolleyes: Có sự trùng hợp trong đánh giá phải chăng do hành trình của chúng ta ít nhiều giống nhau, có cái đích đâu đấy trên mặt trăng :-/

Tớ nghĩ ý của Linh lại là 1 tác phẩm văn học vĩ đại chính là 1 giới hạn mà ta gần như không bao giờ có thể vượt qua được (như bạn ý bảo là trước khi chết cơ), phải không Linh?

Hế hế, bạn Nhung bị tớ với bạn Linh chơi trò tung hỏa mù che mắt đối phương nên bị lẫn thẫn rùi hay sao ý, lại chữ thầy giả thầy hết rồi à ;;)
Ý tớ ở đây là cái tiêu chuẩn để phân biệt 1 tác phẩm là kinh điển của 1 nhà văn vĩ đại khác với của 1 thằng khùng thì chính là ở những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của tác phẩm, chứ không phải như Linh chỉ dựa vào đơn thuần sự giới hạn của người đọc làm thước đo, khì. ;) Ấy hiểu ý tớ không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hôm đó sau khi mua sách về rồi, khác với những cuốn sách khác, của những tác giả khác, lần này tôi cẩn thận đặt one hundred years of solitude của Marquez lên chồng sách nằm bên phải góc bàn học và cứ để nguyên quyển sách như vậy, mỗi ngày qua đi lại thỉnh thoảng chộp nhanh lấy một ngớp không khí vào trong lòng ngực, quay ra trộm liếc thật nhanh cái gáy sách rồi vội vã ngoảnh mặt đi ngay. Cứ thế cho tới ba tuần sau đó tôi mới có can đảm bảo mình cầm quyển sách lên, nghe ngón tay rờ mịn lên nền bìa, lòng bàn tay chạm vào cái ram ráp lật những trang sách còn mới tinh, thấy lòng không khỏi rạo rực xen lẫn cảm giác hồi hộp và sờ sợ. Vâng, mãi cho tới tận sau đó ba tuần tôi mới dám giở và nhìn những trang sách đầu tiên của one hundred years of solitude vì tôi sợ! Sợ rằng mình sẽ phải thử thách bản thân; sợ rằng mình có khi nào sẽ không thực với chính mình khi tung hê tác phẩm chỉ bởi áp lực và ảnh hưởng của dư luận; sợ rằng có khi nào sẽ phải đối diện với chính mình: non nớt, và tầm thường quá, trước cái bề dày, chiều sâu, và tính hùng vĩ của một tiểu thuyết mà đã làm nức nở bao lòng người. Như những đứa trẻ ngấu nghiến những quyển truyện tranh khi chưa biết đọc, tôi ngấu nghiến one hundred years of solitude: tôi đọc nó bằng tiếng anh - thậm chí còn không phải bằng tiếng mẹ đẻ của mình - với cái vốn tiếng ít ỏi của tôi: như những đứa trẻ kia gián mắt vào những mẩu tranh để dò đường đi theo câu chuyện - tôi lần lối đi cho mình bằng cách cảm nhận những ý nghĩa đằng sau các con chữ, và thế là tôi đọc one hundred years of solitude như vậy đó: đọc với trọn cả tâm hồn và trái tim tôi.

Vẫn còn ấn tượng trong tôi cái dáng ông chắc nhỏ khi xem cuộc phỏng vấn ông trên tv, và nhất là câu nói ấy của Marquez, với một giọng đục, ấm, và nhẹ tênh kể về tình yêu của ông cho văn chương, ông nói: ở tại thời điểm đó, tôi không biết nó [viết văn] có nuôi sống được tôi hay không, nhưng tôi biết chắc chắn rằng tôi có thể chết cho nó._ Ông nói vậy, giạn dĩ thôi mà chạm lòng tôi đến sâu sắc và mạnh mẽ.

Và mãi cho tới tận bây giờ - bốn, năm tháng sau khi đã đọc xong cuốn tiểu thuyết, tôi mới hiểu được tại sao khi ấy Oprah lại reo lên thán phục như vậy cái dòng đầu tiên - ngay đầu tiên ấy của one hundred years of solitude: "Many years later, as he faced the firing squad, Colonel Aureliano Buendia was to remember that distant afternoon when his father took him to discover ice." Chỉ riêng một câu văn ấy thôi đã nâng bổng cả one hundred years of solitude và Marquez lên tầm cao tới như thế nào! Và chỉ đến tận cái giây phút này đây, buổi chiều này đây, ngồi gõ những dòng chữ này đây, tôi mới thật sự hiểu được ý nghĩa và giá trị của những con chữ ấy!

Nói tới one hundred years of solitude là người ta lập tức nói tới nghệ thuật mang tên gọi magical realism của ông. Và tôi tìm thấy giá trị sâu sắc của nghệ thuật này được phản ánh một cách ấn tượng và độc đáo trong cách xây dựng các hình tượng nhân vật hết sức đặc sắc và tinh túy của Marquez: người đọc khi mới được làm quen và tiếp xúc với những con người: đàn ông và đàn bà trong lòng những trang sách ấy có cảm giác họ đã được tác giả lí tưởng hóa lên tới một độ cao chót vót nhưng càng về sau và chỉ sau khi được chứng kiến tác giả lột từ từ và sống sượng những mảnh tâm hồn ấy chúng ta không thể không thở phào và yêu mến họ bởi họ sao quá đỗi gần cũng như không thể không cảm thấy mình như đang đứng chôn chân ngước nhìn lên nể phục họ ở trên tầng cao! Và ở cao hơn tất cả lại là cái con đường mà Marquez dẫn người đọc tới lần đầu tiên nhìn vào tận trong sâu thẳm cái "mặt kia" của cuộc sống, của con người, của sự vật, của sự việc, của hiện tượng. Khi đọc tới đây, tôi bật khóc, những giọt nước mắt vui sướng cho tôi, và biết ơn, thán phục cho Marquez; vai rung lên nghẹn ngào khi Ursula - sau bao nhiêu năm trời ẵm nuôi và ở bên những đứa con do mình dứt ruột sinh ra để rồi cuối cùng chỉ cho tới khi Ursula già nua và mù lòa - mới chính là khi bà có thể nhìn thấy rõ nhất tới cốt lõi tâm hồn của họ - và tôi tìm được chính mình qua đôi con mắt mờ đục của Ursula! Và lần này thì chắc chắn đó là tôi_ là chính-tôi_ chứ không phải một-ai-kia, một ai đó gần-như-tôi! Tôi thấy lòng mình và tâm hồn mình sau bao nhiêu năm nặng chĩu đeo gông gỗ và trong ngục tối giờ ấm đẫm dưới ánh bình minh rực rỡ và được chắp cánh thả tự do! Và tôi ngẩn ngơ...Nhờ có ông mà tôi đã nhận ra rằng, để nhìn người, hãy nhắm mắt lại và nhìn bằng tim.

Đọc one hundred years of solitude, làm sao người ta có thể không cảm thấy mình lạc lối, nhỏ bé, mu muội, và bất lực trước một mê cung thăm thẳm, mênh mông, hoang vắng, tưởng chừng như vô hạn ấy, như lần mò, dò dẫm để tìm lối ra giữa chi chít, ngoằn nghèo những ngóc ngách, hẻm rẽ trong lòng của những con nghĩ; như phải ngup lặn, và bị cuốn phăng đi dưới những thác cảm xúc tàn dội xối?!? Đồng thời sau khi gấp lại những trang sách, người ta cũng lại cảm thấy mình như vừa mới được gột rửa, thậm chí được lột xác, thấy mình thật mới, và trong veo.

Một con người vĩ đại như thế, một trái tim bao la như thế, khiến cho người ta không khỏi không giục giã bản thân hãy sống thật đi, sống cháy bỏng đi, và sống theo đúng nghĩa của nó! Có lẽ chẳng bao giờ hai chữ "nhân loại" lại đựơc định nghĩa đến thực và sống động như thế nếu không phải bởi những con người như ông.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đây là bản chỉnh sửa của bản dịch đầu tiên do bạn Đàm Linh (Anh[SUB]1[/SUB] 00-03) biên tập:

oyos_ggm_120.jpg


Tiểu sử và cuộc đời của Gabriel García Márquez


Ông được biết tới khắp Châu Mỹ La Tinh 1 cách yêu mến với cái tên gọi "Gabo". Những người dân đất nước Colombia, Nam Mỹ và quê nhà thứ 2 của ông Mê-hi-cô giành cho ông tình yêu và sự tôn kính. Tất cả họ đều tự cho ông là của riêng mình. Với tư cách là người đoạt giải thưởng Nobel, ông đã có những ảnh hưởng tới rất nhiều các nhà văn cũng như đọc giả khắp nơi trên thế giới. Ở tuổi đời 77, ông vẫn tiếp tục là một nhà báo, một cố vấn cho các nhà báo, một nhà viết kịch bản phim và truyền hình, một nhà phê bình điện ảnh và một nhà hoạt động chính trị nhiệt tình. Ông nói lên những suy nghĩ cuả mình và từ chối viết hoặc nói bằng bất kì thứ ngôn ngữ nào trừ tiếng Tây Ban Nha.

Gabriel, nickname "Gabito" ("Gabriel nhỏ", lấy theo tên cha ông) sinh vào tháng Ba năm 1927 tại một làng trồng chuối ở Aracata. Vào thời điểm ông sinh ra cũng là khi ngành trồng chuối rất phát triển và cũng là khi Hoa Kì bắt đầu khai thác Nam Mĩ qua các đồn điền trống chuối. Năm kế đó, ngành kinh tế chuối bắt đầu có những sự đổi mới và gây ra một vết nứt trong lòng thị trấn mà không bao giờ có thể làm liền lại. Do cha mẹ phải lo chật vật kiếm ăn, ông được ông bà ngoại đón về và nuôi nấng như một phần của gia đình. Ông bà của ông là những con người rất thú vị; ông ngoại là một cựu đại tá có cấp bậc và được tôn kính bởi những người dân trong làng và bà ngoại - bán kẹo hình động vật để nuôi sống cả nhà, có thể kể những câu chuyện lạ thường và mê tín nhất 1 cách hoàn toàn thuyết phục. Cả hai đều là những người kể chuyện tuyệt vời và ngôi nhà nơi họ nuôi lớn "Gabo" bị ma ám. Đây chính là những hành trang của cuộc đời - và tư liệu nghệ thuật cho Gabriel García Márquez.

Ở tuổi 19, mặc dù có niềm đam mê trở thành nhà văn, García Márquez đã theo học khoa luật tại Universidad Nacional, Bogota, vì tôn trọng ý kiến của cha mẹ muốn ông làm gì đó "thiết thực". Thèm thuồng có được một điều gì đó để thu hút ông, Gabriel bắt đầu lang thang xung quanh Bogota đọc thơ thay vì chuẩn bị cho các lớp luật của mình. Ông tìm thấy sự tuyệt diệu trong các tác phẩm của Franz Kafka, William Faulkner (nhà văn Mỹ được dịch đọc nhiều nhất thế hệ của ông), Ernest Hemingway, James Joyce và Virginia Woolf. Ông bắt đầu viết. Tiểu thuyết đầu tay của ông, Leaf Storm (Lá trong Gió Lốc), bị từ chối xuất bản năm 1952, sau đó lại gặp phải hãng chịu trách nhiệm xuất bản lừa đảo, người CEO của hãng đã biến mất không lâu sau đó.

Trước khi rời quê nhà đi học đại học ở tuổi 18, García Márquez gặp Mercedes Barcha Pardo khi đó 13 tuổi và tuyên bố cô bé là người con gái thú vị nhất mà ông từng gặp. García Márquez cầu hôn người con gái một cách nồng nàn. Ở tuổi mười ba, cô gái biết là cô muốn hoàn thành nốt sự học; cô hoãn lại việc đính hôn. Mặc dù không lấy nhau cho tới tận khi mười bốn năm sau đó, tình yêu của họ tồn tại vĩnh cửu và cuộc hôn nhân của họ là một động lực cho García Márquez. Cô ấy trở thành nàng thơ, thành ý tưởng sáng tác của ông. Cô tin tưởng ở ông cũng (nhiều) như ông tin tưởng nơi cô. Trong khi García Márquez chu du khắp chốn và bỏ dở trường luật, ở Colombia cô kiên nhẫn đợi chờ cho tới khi ông trở về bên cô khi cô đã 27 tuổi.

García Márquez chuyển hướng sang báo chí sau khi đã tìm thấy được bản thân (nhận ra mình là 1 nghệ sĩ 1 nhà văn chứ k0 phải luật sư) và bỏ học ở trường Luật. Ông viết một bài báo gây xúc động mạnh nhưng đồng thời mang nhiều tính tranh cãi về một thủy thủy đau khổ sau khi bị đắm tàu ở Colombia. Lo ông có khả năng bị chính quyền gây khó dễ về việc viết bài báo mang tính sì căng đan, người phụ trách biên tập báo của ông gửi ông tới Italy. Ở Châu Âu, các bạn và các biên tập báo của García Márquez giúp ông liên tục di cư để tránh cho ông khỏi gặp phải các rắc rối chính trị. Trong vòng 5 năm ấy, ông viết bài về các câu chuyện ở Rome, Geneva, Poland, Hungary, Paris, Venezuela, Havana và thành phố New York.

Ông tiếp tục viết những câu chuyện mà ông tin vào, nhưng họ khiến ông thành 1 kẻ lưu vong ngay trên mảnh đất Columbia quê hương ông và cả những nơi khác. Do bản chất tự nhiên của những bài viết chính trị mang tính tranh cãi của mình, ông đã không được chào đón ở chính quê hương mình năm 1980. Với một visa bị giới hạn cao, ông cũng đã bị từ chối vào U.S.A từ 1962-1996_ hơn ba thập kỉ. Ông bị rất nhiều người cho rằng mình là kẻ phản bội và nổi loạn - và ông chưa từng bao giờ xin lỗi.

Sau suốt ba năm cạn kiệt nguồn cảm hứng cho tới tận đầu 1965, cuốn tiểu thuyết cá nhân mà ông hằng luôn luôn hi vọng được viết tuôn trào ra từ trong lòng García Márquez. Trong vòng một tuần sau khi One Hundred Years of Solitude (Trăm năm cô đơn) được xuất bản năm 1967, tất cả 8000 bản copy từ bản in gốc đã được bán.

Nó đã được dịch sang ba mươi sáu thứ tiếng và giành giải thưởng Chianchiano ở Italy, the Best Foreign Book (Sách nước ngoài hay nhất) ở Pháp, giải thưởng Rómulo Gallegos và cuối cùng là giải thưởng Nobel Văn học.

Xuyên suốt sự thành công của mình, Gabo vẫn viết và hút thuốc. Ông xài hết đôi khi sáu bao thuốc một ngày vào điểm cao trào trong quá trình sáng tác One hundred years of Solitude Các tiểu thuyết của ông do đó mà, cả bí ẩn lẫn huyền thoại, đã giúp ông trụ lại ở hàng đầu của văn học từ năm 1970: The Autumn of the Partriarch (Mùa thu của Ngài Tộc Trưởng); Chronicle of a Death Foretold; Love in the Time of Cholera (Tình yêu Mùa Dịch Tả); the General in His Labyrith and Of Love and Other Demons (vị Tướng trong Mê cung, Về Tình yêu và Những Quái Vật Khác); No one writes to the Colonel (Ngài Đại Tá chờ thư) .

Ông vẫn tiếp tục viết những câu chuyện dữ dội với sức hấp dẫn lớn. Một điều mà chúng tôi có thể đảm bảo về những cuốn sách của García Márquez: bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán. Năm nay, ông vừa thu về được sự ca ngợi vô cùng to lớn cho cuốn tự truyện mới xuất bản của mình với tựa đề rất hợp với nó: Living to Tell the Tale. Cũng như tiểu thuyết của ông, nó đã chinh phục được trái tim của đọc giả ở khắp mọi nơi.

http://www.oprah.com/obc_classic/featbook/oyos/author/oyos_author_main.jhtml
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cho em hỏi là em có thể mua được One hundred years of solitude bản English ở đâu ạ, hoạc có thể down ebook ở trang nào? Em cũng nghe tiếng nhiều rồi nhưng chưa được đọc.
 
topic này vui ghê :))
đọc từ đầu mà không chán:p
xin chốt hạ bằng bài thơ của Ikkyu

Từ lối đi của Dục
đến con đường Vô dục
một thoáng nghỉ ngơi
mưa có rơi thì rơi
và gió lên mặc gió
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên