Nguyễn Hữu Cầu
(cau)
New Member
Tặng những người đã, đang, và sẽ buồn
Phiếm luận về nỗi buồn
(trích)
Con người ta sinh ra đều muốn được sống hạnh phúc, luôn có niềm vui, và không ai muốn vướng phải bất kì nỗi buồn nào. Nhưng đã là cuộc sống thì có cả hạnh phúc và bất hạnh, có cả thành công và thất bại, có cả thuận lợi và khó khăn, có cả may mắn và rủi ro, và tất nhiên có cả niềm vui và nỗi buồn.
Khi nào thì người ta buồn?
Khi gặp bất hạnh, rủi ro, khi thất bại trong công việc người ta buồn, nhưng đấy chỉ là nỗi buồn đơn giản nhất và dễ hiểu nhất. Nỗi buồn ấy quá tầm thường, không đáng để chúng ta bàn luận.
Euro-96 kết thúc, trái ngược với không khí náo nức, nhộn nhịp của những ngày đầu giải, toàn bộ chúng ta im lặng, ban tổ chức cá cược và nhà cái, không tổng kết, không công bố kết quả, người tham gia chơi không thèm hỏi và không quan tâm đến kết quả... đấy là nỗi buồn của cả một tập thể? Chúng ta buồn vì cái gì? Chúng ta không gặp bất hạnh, rủi ro, chúng ta không thất bại vì Euro-96, thậm trí có những người đã trúng độ khi dự đoán đội Đức vô địch, vậy thì chúng ta buồn vì cái gì? Bóng đá có còn là bóng đá nữa không? Euro có còn là Euro nữa không?
Nỗi buồn nhức nhối chúng ta?
Chúng ta đã từng biết, từng nghe nói hoa hậu này lấy một doanh nghiệp ấn Độ, người đẹp kia lấy chồng Đài Loan, người mẫu nọ lấy một chàng mắt xanh, mũi lõ, và hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng vạn cô gái trẻ trung xinh đẹp khác đang mơ ước lấy chồng nước ngoài (chí ít thì cũng là chồng Việt Kiều). Trước hết tôi thành thật xin lỗi các hoa hậu, người đẹp, người mẫu và các cô gái đã lấy chồng hoặc đang yêu người nước ngoài, bạn không có lỗi và không có gì đáng trách. Điều đáng nói ở đây là xu thế của cả một thế hệ người đẹp Việt Nam dâng hiến vẻ đẹp của nàng Kiều, trí tuệ của Hồ Xuân Hương, khí phách của Bà Trưng, Bà Triệu cho người ngoại quốc. Phải chăng các chàng trai Việt Nam xấu xí, kém tài và nghèo khó? Tôi không tin như vậy, các chàng trai Việt Nam đã giành giải nhất, giải nhì trong các kỳ thi toán, tin học quốc tế, các chàng trai Việt Nam đã có nhiều người trở thành triệu phú (đô la) chỉ sau có 4-5 năm mở cửa. Nỗi buồn cứ nhức nhối tim người viết bài này khi chính những người Việt Nam lại cho rằng các chàng trai Việt Nam kém giá trị hơn các chàng trai ngoại quốc.
Chúng ta đã từng mất ăn mất ngủ vì lo giữ cán bộ, chuyên gia giỏi khỏi bị các hãng nước ngoài lôi kéo mất. Vậy tại sao các chàng trai, cô gái Việt Nam lại thích làm việc cho các hãng nước ngoài, thậm chí họ còn tự hào là nhân viên của hãng Mỹ này hãng Nhật kia, nhiều người còn cho rằng đấy là thước đo giá trị của họ. Phải chăng các hãng nước ngoài trả lương cao hơn? Phải chăng các hãng nước ngoài có điều kiện làm việc tốt hơn? Phải chăng các hãng nước ngoài có điều kiện phát triển bản thân hơn? Phải chăng các hãng Việt Nam không có điều kiện phát triển bản thân? Phải chăng các hãng Việt Nam không thể đãi ngộ những người có tài bằng các hãng nước ngoài? Dù vì bất kỳ lý do gì thì hiện tượng trên cũng làm chúng ta nhức nhối. Nếu các chàng trai, cô gái Việt Nam không ước vọng Việt Nam có thể ngang bằng các dân tộc văn minh khác thì đáng buồn thay, đau đớn thay.
Nhiều người nghĩ rằng cuộc sống chỉ cần niềm vui, không cần nỗi buồn và nỗi buồn không cần thiết cho cuộc sống của con người. Thật ra không phải thế, cuộc sống chỉ là cuộc sống, khi nó phong phú và đa dạng, nếu cuộc sống chỉ có niềm vui thì cuộc sống sẽ trở nên đơn điệu, nhàm chán, và chính đơn điệu và nhàm chán lại sinh ra nỗi buồn. Như vậy câu hỏi nỗi buồn có cần thiết không là vô nghĩa vì nỗi buồn chính là yếu tố cấu thành cuộc sống.
Hơn nữa chính nỗi buồn lại đem lại niềm vui! Điều này mới nghe qua tưởng mâu thuẫn và phi lý, nhưng thực ra nó không mâu thuẫn và phi lý chút nào. Các đại văn hào thường ra đời các tác phẩm bất hủ khi họ gặp bất hạnh và buồn chán, và chính tác phẩm bất hủ của họ lại mang lại niềm vui cho hàng triệu triệu người khác khi thưởng thức tác phẩm của họ.
Một điều quan trọng nữa là chính khi gặp bất hạnh và buồn đau, người ta mới làm được nhiều việc lớn và có giá trị hơn nhiều khi người ta đang hạnh phúc và sung sướng. Các bạn thử nghĩ xem các tác phẩm văn, thơ, nhạc thời tiền chiến và thời chống Mỹ chắc chắn là có nhiều tác phẩm hay và giá trị hơn nhiều lần các tác phẩm sáng tác mấy năm gần đây.
Nỗi buồn, sự khổ đau là không tốt cho chính người gặp nó, nhưng nó lại cần thiết cho chính họ khi muốn chia sẻ, cảm thông cho người khác, bởi vì người đã từng đau khổ, buồn đau là người có nhiều khả năng mang lại niềm vui cho người khác. Đúng vậy, người đã trải qua đau khổ và buồn chán là người có nhiều khả năng hiểu và cảm thông với bất hạnh và nỗi buồn của người khác, vì vậy họ mới có thể chia sẻ và giúp đỡ người khác khi họ bất hạnh và buồn đau.
Đỗ Cao Bảo, 1996
Phiếm luận về nỗi buồn
(trích)
Con người ta sinh ra đều muốn được sống hạnh phúc, luôn có niềm vui, và không ai muốn vướng phải bất kì nỗi buồn nào. Nhưng đã là cuộc sống thì có cả hạnh phúc và bất hạnh, có cả thành công và thất bại, có cả thuận lợi và khó khăn, có cả may mắn và rủi ro, và tất nhiên có cả niềm vui và nỗi buồn.
Khi nào thì người ta buồn?
Khi gặp bất hạnh, rủi ro, khi thất bại trong công việc người ta buồn, nhưng đấy chỉ là nỗi buồn đơn giản nhất và dễ hiểu nhất. Nỗi buồn ấy quá tầm thường, không đáng để chúng ta bàn luận.
Euro-96 kết thúc, trái ngược với không khí náo nức, nhộn nhịp của những ngày đầu giải, toàn bộ chúng ta im lặng, ban tổ chức cá cược và nhà cái, không tổng kết, không công bố kết quả, người tham gia chơi không thèm hỏi và không quan tâm đến kết quả... đấy là nỗi buồn của cả một tập thể? Chúng ta buồn vì cái gì? Chúng ta không gặp bất hạnh, rủi ro, chúng ta không thất bại vì Euro-96, thậm trí có những người đã trúng độ khi dự đoán đội Đức vô địch, vậy thì chúng ta buồn vì cái gì? Bóng đá có còn là bóng đá nữa không? Euro có còn là Euro nữa không?
Nỗi buồn nhức nhối chúng ta?
Chúng ta đã từng biết, từng nghe nói hoa hậu này lấy một doanh nghiệp ấn Độ, người đẹp kia lấy chồng Đài Loan, người mẫu nọ lấy một chàng mắt xanh, mũi lõ, và hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng vạn cô gái trẻ trung xinh đẹp khác đang mơ ước lấy chồng nước ngoài (chí ít thì cũng là chồng Việt Kiều). Trước hết tôi thành thật xin lỗi các hoa hậu, người đẹp, người mẫu và các cô gái đã lấy chồng hoặc đang yêu người nước ngoài, bạn không có lỗi và không có gì đáng trách. Điều đáng nói ở đây là xu thế của cả một thế hệ người đẹp Việt Nam dâng hiến vẻ đẹp của nàng Kiều, trí tuệ của Hồ Xuân Hương, khí phách của Bà Trưng, Bà Triệu cho người ngoại quốc. Phải chăng các chàng trai Việt Nam xấu xí, kém tài và nghèo khó? Tôi không tin như vậy, các chàng trai Việt Nam đã giành giải nhất, giải nhì trong các kỳ thi toán, tin học quốc tế, các chàng trai Việt Nam đã có nhiều người trở thành triệu phú (đô la) chỉ sau có 4-5 năm mở cửa. Nỗi buồn cứ nhức nhối tim người viết bài này khi chính những người Việt Nam lại cho rằng các chàng trai Việt Nam kém giá trị hơn các chàng trai ngoại quốc.
Chúng ta đã từng mất ăn mất ngủ vì lo giữ cán bộ, chuyên gia giỏi khỏi bị các hãng nước ngoài lôi kéo mất. Vậy tại sao các chàng trai, cô gái Việt Nam lại thích làm việc cho các hãng nước ngoài, thậm chí họ còn tự hào là nhân viên của hãng Mỹ này hãng Nhật kia, nhiều người còn cho rằng đấy là thước đo giá trị của họ. Phải chăng các hãng nước ngoài trả lương cao hơn? Phải chăng các hãng nước ngoài có điều kiện làm việc tốt hơn? Phải chăng các hãng nước ngoài có điều kiện phát triển bản thân hơn? Phải chăng các hãng Việt Nam không có điều kiện phát triển bản thân? Phải chăng các hãng Việt Nam không thể đãi ngộ những người có tài bằng các hãng nước ngoài? Dù vì bất kỳ lý do gì thì hiện tượng trên cũng làm chúng ta nhức nhối. Nếu các chàng trai, cô gái Việt Nam không ước vọng Việt Nam có thể ngang bằng các dân tộc văn minh khác thì đáng buồn thay, đau đớn thay.
Nhiều người nghĩ rằng cuộc sống chỉ cần niềm vui, không cần nỗi buồn và nỗi buồn không cần thiết cho cuộc sống của con người. Thật ra không phải thế, cuộc sống chỉ là cuộc sống, khi nó phong phú và đa dạng, nếu cuộc sống chỉ có niềm vui thì cuộc sống sẽ trở nên đơn điệu, nhàm chán, và chính đơn điệu và nhàm chán lại sinh ra nỗi buồn. Như vậy câu hỏi nỗi buồn có cần thiết không là vô nghĩa vì nỗi buồn chính là yếu tố cấu thành cuộc sống.
Hơn nữa chính nỗi buồn lại đem lại niềm vui! Điều này mới nghe qua tưởng mâu thuẫn và phi lý, nhưng thực ra nó không mâu thuẫn và phi lý chút nào. Các đại văn hào thường ra đời các tác phẩm bất hủ khi họ gặp bất hạnh và buồn chán, và chính tác phẩm bất hủ của họ lại mang lại niềm vui cho hàng triệu triệu người khác khi thưởng thức tác phẩm của họ.
Một điều quan trọng nữa là chính khi gặp bất hạnh và buồn đau, người ta mới làm được nhiều việc lớn và có giá trị hơn nhiều khi người ta đang hạnh phúc và sung sướng. Các bạn thử nghĩ xem các tác phẩm văn, thơ, nhạc thời tiền chiến và thời chống Mỹ chắc chắn là có nhiều tác phẩm hay và giá trị hơn nhiều lần các tác phẩm sáng tác mấy năm gần đây.
Nỗi buồn, sự khổ đau là không tốt cho chính người gặp nó, nhưng nó lại cần thiết cho chính họ khi muốn chia sẻ, cảm thông cho người khác, bởi vì người đã từng đau khổ, buồn đau là người có nhiều khả năng mang lại niềm vui cho người khác. Đúng vậy, người đã trải qua đau khổ và buồn chán là người có nhiều khả năng hiểu và cảm thông với bất hạnh và nỗi buồn của người khác, vì vậy họ mới có thể chia sẻ và giúp đỡ người khác khi họ bất hạnh và buồn đau.
Đỗ Cao Bảo, 1996
Chỉnh sửa lần cuối: