Pháp Luật Việt Nam Trên Đường Đổi Mới. - Pham Quang Minh

Phạm Quang Minh
(Minh172)

New Member
Pháp Luật Việt Nam Trên Đường Đổi Mới.

Pháp Luật Việt Nam Trên Đường Đổi Mới.
Phạm Quang Minh
Chủ đề: Pháp luật.

Đất nước ta với hơn 4000 năm lịch sử (theo SGK), trải qua nhiều thời kì, nhiều triều đại khác nhau. Vì thế mà lịch sử pháp luật Việtnam cũng dài và biến thiên theo theo từng giai đoạn lịch sử. Từ những qui định thô sơ tồn tại trong các bộ lạc người Việt cổ, đến những bộ luật nghiêm chỉnh trong các triều đại phong kiến. Có những giai đoạn luật pháp phát triển rực rỡ, mà đỉnh cao và tiêu biểu là sự ra đời bộ luật Hồng Đức, được coi là bộ luật đầu tiên, nghiêm chỉnh và đầy đủ trong lịch sử Việt Nam.Tuy nhiên luật pháp trong thời kì này không tránh khỏi nhưng khiếm khuyết. Chịu ảnh hưởng nạng nề của nho giáo, còn tư tưởng trọng nam khinh nữ...

Bài viết này không nhằm mục đích đi sâu phân tích về lịch sử pháp luật Việt Nam. Nhưng qua những điều ở trên để chúng ta thấy rằng pháp luật là cần thiềt cho một đất nước ở mọi thời kì. Pháp luật không chỉ đơn thuần qui định các qui tắc ứng xử trong xã hội, mà nó còn ảnh hưởng đến sự hưng thịnh, tồn vong và phát triển của một quốc gia.

Từ năm 1986, nước ta chuyển từ hệ thống kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong hơn 10 năm đổi mới, Việt Nam luôn là một trong những nước có tốc độ phát triển KT đứng đầu Châu A'. Vậy quá trình và tốc độ phát triển luật pháp ở nước ta ra sao trong thời kì này?. Bài viết này muốn đề cập đến những cái được và chưa được và một số cái cần làm để luật pháp Việt Nam phát triển đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Những điểm tích cực:

Hơn 10 năm đổi mới pháp luật Việt Nam đã thay đổi về cơ bản. Hệ thống pháp luật được sửa đổi để phù hợp với nên kinh tế thị trường và công cuộc phát triển đất nước. Mở đầu là việc sửa đổi Hiến Pháp, cho ra đời những luật mới ( Luật bản quyền và sở hữu trí tuệ, Luật Bảo Hiểm....) Sửa đổi bổ sung Luật Lao Động, Luật tổ chức và bầu cử quốc hội, luật Doanh Nghiệp....

- Hệ thống của hai nghành lập pháp và hành pháp được phân cấp rõ ràng cụ thể hơn trước. Cách làm việc thay đổi và dân chủ hiệu quả hơn. Ví dụ: Trong những kì họp gần đây, Quốc Hội đã đưa vào chương trình làm việc phần chất vấn các bộ trưởng và các thành viên chính phủ. Hiến pháp và luật tổ chức Quốc Hội sửa đổi cũng qui định về việc bỏ phiếu tín nhiệm các đại biểu quốc hội.

- Các cơ quan hành pháp va giám sát ( Công An, Viện Kiểm Sát, Uỷ ban thường vụ quốc hội, chính phủ ..) đã tổ chức các bộ phận tiếp dân, các đoàn thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo.

- Về đối ngoại, các hội luật gia Việt Nam cũng tích cựu tham gia vào các tổ chức, tham dự các hội nghị về luật trên thế giới. Quốc hội Việt Nam cũng mở rộng trao đổi hợp tác với nghị viện của các nước, tham gia vào hiệp hội các nghị viện Asean.

- Về đội ngũ kế cận, nhiều luật gia trẻ được đào tạo trong nước và cử đi học ở nước ngoài.

Những điểm tiêu cực và nguyên nhân:

Tuy có nhiều thay đổi, nhưng pháp luật nước ta vẫn chưa theo kịp với tốc độ phát triển đất nước.

Về Lập Pháp.

- Việc làm luật rất chậm và còn nhiều bất cập. Luat, và văn bản pháp luật ban hành chậm và chưa theo kịp với nhịp độ phát triển. Nhieu chủ trương đúng đán của Đảng, nguyện vọng chính đáng của nhân dân chậm chuyển thành luật và đi vào đời sống. Nguyên nhân chủ yếu là nước ta chưa có đội ngũ làm luật chuyên nghiệp. Quốc hội họp 3 lần một năm là quá ít. Bên cạnh đó do hạn chế về trình độ, thời gian họp quá ngắn nên chất lượng làm luật chưa cao. Có rất nhiều đại biểu quốc hội chưa đạt yêu cầu, không đưa ra được những đóng góp có giá trị, phần lớn thời gian dùng để sửa câu chữ, ngữ pháp.

- Việc đa số đại biểu quốc hội kiêm nhiệm làm ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ và tính khách quan của các bộ luật. Đại biểu nào cũng muốn bộ luật có lợi cho ngành , cơ quan, đơn vị mình đang công tác... nên đôi khi cản trở và đòi thay đổi một số điều trong bộ luật. Việc kiêm nhiệm cũng làm các đại biểu không tập chung tối đa vào công việc. Những buổi thảo luận ở hội trường rất vắng, nhưng đến khi tham gia biểu quyết lại rất đông. Thử hỏi là các đại biểu không tham gia thảo luận, nhưng tham gia bỏ phiếu biểu quyết thì chất lượng có đảm bảo hay chỉ bỏ phiếu để cho xong.

- Việc kiêm nhiệm làm các đại biểu quốc hội quá bận bịu công việc mà chưa làm tròn nhiệm vụ giám sát.

Em xin lấy một ví dụ:

Hè năm ngoái quốc hội có ban hành luật đội mũ bảo hiểm mà cho đến bây giờ việc thực hiện bằng không. Có một vài câu hỏi: Khi làm luật và thông qua, những người làm luật và đại biểu quốc hội có xem xét kĩ tình trạng va hệ thống giao thông, điều kiện khí hậu o các đô thị ở VietNam. Thực tế với hệ thống giao thông không đồng bộ, các con phố rất nhỏ, khí hậu nóng ẩm nhiệt đới cận xích đạo vào mùa hè, là không phù hợp với việc đội mũ bảo hiểm. Rõ ràng việc làm luật chưa chặt chẽ và còn nhiều hạn chế.

Về Hành Pháp và Giám Sát:


Vấn đề nổi cộm là việc chậm đưa các văn bản luật vào thực hiện. Đặc biệt là việc thực thi pháp luật không nghiêm.

Như luật bản quyền đã đưa vào thực thi từ rất lâu, nhưng băng đĩa lậu vẫn nhan nhản ở các hàng cho thuê băng, "chợ đen" Hàng Bài. Luật giao thông đường bộ có từ lâu nhưng tình trạng đi xe không bằng lái, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đua xe rất phổ biến. Tình trạng khai man thuế, trốn thuế, buôn lậu, ngày càng nhiều, ngày càng lớn ..... Không thể đổ lỗi, nói ràng nguyên nhân là do thói quen lách luật của người VietNam, hay nhân dân chưa có thói quen tuân theo luật pháp. Nguyên nhân chủ yếu là ở các cơ quan làm luật và bảo vệ pháp luật.

Không những chưa làm tốt chức năng bảo vệ và giám sát việc thực thi pháp luật, những công chức của các cơ quan hành pháp còn trực tiếp vi phạm pháp luật.

Thỉnh thoảng ngay tại Hà Nội cũng bắt gặp CSGT vượt đèn đỏ, mặc đồng phục không đúng qui định, vừa làm việc vừa hút thuốc, nhận tiền của hối lộ của những người đi phạm luật.

Hải quan thì trực tiếp tham gia buôn lậu, đưa và nhận hối lộ, điển hình như vụ Tân Trường Sanh, Mai Văn Huy....

Vụ Năm Cam là ví dụ cụ thể nhất về việc tại sao pháp luật ở Việt Nam không nghiêm. Hiến pháp và luật pháp Việt Nam nghiêm cấm mọi hình thức đánh bạc và tổ chức đánh bạc, vậy mà tệ nạn cờ bạc lan tràn khắp nơi. Đề đóm, cá độ bóng đá ... phố nào cũng có, phường nào cũng có..... Nhìn vào vụ Năm Cam thì mới hiểu tại sao những cái bị cấm mà vẫn tồn tại lâu thế, và ngày càng lớn. Nhiều chiến sĩ công an TPHCM nhận tiền, bảo kê cho các sòng bạc ngang nhiên hoạt động giữa lòng thành phố, làm sai lệch hồ sơ vụ án. Một số cán bộ kiểm sát, nhà báo cũng nhận tiêm mà làm ngơ. Cấm đánh bạc nhưng người mang quốc tịch Việt Nam vẫn vô tư ra vào Casino Đồ Sơn.

World Cup đến nạn cá độ bóng đá lại mọc lên như nấm sau mưa. Thiết nghĩ việc cá độ, đánh bạc cũng giống như mưa sổ xố, cần được tổ chức và đưa vào thành luật, khi đó tất cả mọi người đều có thể tham gia, và đó là một hoạt động xã hội lành mạnh. Nếu Việt Nam có một nhà cái William thì có lẽ những sòng bạc của Năm Cam khó có đất làm ăn. Một lần nữa chúng ta thấy việc làm luật chưa theo kịp với nhịp độ phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Về giáo dục và đào tạo:


- Luật pháp Việt Nam chưa được đưa vào giới thiệu dạy ở các trường học để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các công dân tương lai. Vì thế mà hiểu biết về pháp luật ở Việt nam rất hạn chế, kể cả lớp trẻ. Thử hỏi xem có bao nhiêu em biết về luật "Bảo vệ và chăm sóc trẻ em" nó ra làm sao?

- Đào tạo các cử nhân luật cũng còn nhiều bất cập. Một thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến chất lượng. Không quan tâm đến đầu ra cho sinh vien sau khi tốt nghiệp. Làm đa số các sinh viên luật sau khi ra trường đổi nghề. Sinh viên giỏi không muốn vào trường luật vì không có đầu ra. Các cử nhân luật ra trường không được trọng dụng, có về các toà án địa phương cũng chỉ làm công tác văn thư. Vì thế mà đào tạo thì nhiều mà vẫn thiếu luật sư và thẩm phán giỏi.
 
(tiếp theo -Phần 2 của bài viết )

(Minh bé post thiếu nên tự dưng đọc thấy bị dừng giữa chừng! Chị post lại cho đủ!)



Một số giải pháp:

- Cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của pháp luật và việc tôn trọng pháp luật từ những người tham gia làm luật, bảo vệ pháp luật, đến từng người dân.

- Tang số lượng đại biểu quốc hội chuyên trách, trao thêm quyền lực cho Quốc Hội. Lấy chất lượng làm tiêu chí hàng đầu để chọn và bầu đại biểu quốc hội. Cần có biện pháp kiểm tra, giám sát đại biểu quốc hội.

- Phân cấp rõ ràng nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành lập pháp, hành pháp, kiểm sát.

- Tổ chức đội ngũ làm luật chuyên nghiệp, giúp quốc hội soạn thảo và sửa đổi luật. Phải tổ chức một đội ngũ nghiên cứu xã hội, kinh tế .... để nghiên cứu tính khả thi khi làm luật.

- Sử phạt thật nghiêm, kiên quyết những trường hợp vi phạm pháp luật bất kể người đó ở cương vị nào.

- Quan tâm, đổi mới cải tiến phương pháp giáo dục luật ở Việt Nam. Đưa môn luật vào nhà trường. Tạo điều kiện cho những cử nhân luật ra trường, tạo cơ hội cho họ chứng tỏ va rèn luyện bản thân. Manh dạn đưa những thẩm phán trẻ, giỏi, đảm nhiệm những vụ án khó.

- Cải cách chế độ, tiền lương, thưởng đối với những người làm luật, bảo vệ và giám sát việc thi hành luật.


Quay trở lại vụ Năm Cam, nếu luật pháp nước mình chặt chẽ và thống nhất thì đã không có vụ đó xảy ra. Nhưng muộn còn hơn không, trong những tháng vừa qua các cơ quan bảo vệ pháp luật mà đi đầu là Bộ Công An, đã làm rất tốt. Làm được điều đó bởi có sự thống nhất từ trên xuống duới, từ Bộ Chính Trị, Nhà Nươc, Chính Phủ, Quốc Hội, các cơ quan báo chí trong nước và sự ủng hộ của nhân dân. Nói thì rất dễ, nhưng chỉ cần có sự thiếu "nhất chí" ở đâu đó như nam 95 thì Năm Cam đã không bị bắt.

Hơn 10 năm đổi mới, luật pháp Việt Nam đã tiến một bước dài. Nhưng còn nhiều việc chưa làm được, nhiều thử thách và khó khăn ở phía trước hi vọng luật pháp Việt Nam sẽ đổi mới và theo kịp với đà phát triển đất nước.

" Quốc có quốc pháp, gia có gia qui "

Một nước có hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ, trong sáng và nghiêm minh, thì nhất định nước đấy cường thịnh và phồn vinh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lưu Công Thành viết:
Minh ơi,
Sao không viết cho hết đi? Hay là đã hết rồi?
Cái này anh thích tranh luận với em hơn là nhận xét, ;D ;D ;D

Phạm Quang Minh gửi: Sat Jul 06, 2002 11:06 am
--------------------------------------------------------------------------------
Hi bros,

Em chua viet xong dau, em rat muon moi nguoi nhay vao day tranh luan, co tranh luan moi nay sinh duoc nhung van de moi ma viet chu.

Moi tat ca cac ban nhao vo tranh luan ve chu de nay. Sau do minh se tong ket va viet mot bai hoan chinh. Minhbe co nhung van de sau rat muon tranh luan voi moi nguoi:
+ Ve Lich Su Phap Luat Viet Nam.
+ Nhung van de cua phap luat VN hien nay.
+ Lam the nao de cung co va phat trien phap luat Vietnam?

Phan Trường Sơn gửi: Sun Jul 07, 2002 10:52 am
--------------------------------------------------------------------------------

Anh Minh ơi, em nghĩ vấn đề mấu chốt là VN rất thiếu kiên quyết và cứng rắn. Ngay như mấy vụ nhỏ nhặt như lấn chiếm lòng lề đường, xây nhà trái phép, thậm chí vượt đèn đỏ mà còn không xử lý nổi thì còn làm được trò gì

Phạm Quang Minh gửi: Sun Jul 07, 2002 11:14 am
--------------------------------------------------------------------------------

Son oi, em thu phan tich ro hon, theo em thi thieu cuong quyet o day la o khau Lap Phap ? ( lam luat khong chat che ) hay o khau Hanh Phap? ( Thuc thi phap luat khong nghiem ) Va neu o khau hanh phap thi tai sao? Tai thoi quen van hoa cua nguoi VietNam? Quan he lang nhang, day mo de ma? Hay tai dong luong cho nhung nguoi thuc thi phap luat con thap chua du song?

Nhieu van de em a, nhung muon giai quyet thi truoc tien phai hieu xem nguyen nhan cua no o dau da. Chu con bao la khong nghiem thi van chua noi len duoc dieu gi.


Phan Trường Sơn
gửi: Sun Jul 07, 2002 12:36 pm
--------------------------------------------------------------------------------

*Truoc het la y thuc cua nguoi dan, ro rang la dai bo phan dan VN co y thuc ve nhung van de cong cong rat kem, theo kieu "cha chung 0 ai khoc". VD : vuot den do, lan chiem long le duong. Tai hai hon la chi nghi den minh ma 0 them nghi den nguoi khac, kieu nhu rai dinh tren quoc lo hay la rau vua phun thuoc tru sau da ban. Dieu nay la do suy doi ve dao duc va cung 1 phan do chung ta chua nhac nho, xu li nghiem ngay khi bat dau=> coi thuong phap luat.
*Ve mat lap phap, hinh phat cua chung ta con qua nhe. Co nhieu toi theo em rat dang phat nang nhung muc phat chi vai tram ngan dong (em chua nho ra may cai nay, khi nao nho ra em se dua ra cu the cho anh).
*Ve mat hanh phap, day la mot mat rat quan trong vi luat phap se chi la mo giay vun neu khong duoc thuc thi.
Cac co quan, nganh khi hoat dong thuong dun day trach nhiem cho nhau hoac vu viec phai chuyen qua nhieu noi gay mat thoi gian. VD: co nhung vu xay nha trai phep bi lap bien ban tu khi moi den tang 1 nhung co khi xay xong 2,3 nam ma van khong lam sao. Hay co khi CSGT thay xe vuot den do cu dung nhin.
Day la may y kien cua em, cung khong chac la dung hoan toan.




Hà Chi
gửi: Thu Jul 25, 2002 12:16 am
--------------------------------------------------------------------------------
Hoan hô anh Minh post bài này lên:D, rất có ích cho những người học luật ở nước ngoài nhưng chả biết gì về PL VN như em:D Em mới học năm nhất, chưa có nhiều kiến thức lắm, cả thực tế lẫn lý thuyết. Tuy nhiên cũng thấy tâm đắc với việc nâng cao hệ thống PL ở nhà mình, nên rất muốn học hỏi. Bài viết của anh vẫn còn ở dạng đơn giản và chung chung, nhưng những suggestions are great.


Em nghĩ rằng PL nhà mình rõ ràng nhất là sự bất cập trong thực thi PL (hành pháp). Chúng ta có thể \"đổ tội\" cho nền VH làng xã VN trước nay đã gây ra thói quen đấy, nhưng vấn đề quan trọng hơn la thay đôi thói quen đó. Hành động:


- Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng như anh đã nói. Nhưng chúng ta không thể nào chỉ đưa vào nhưng bài giảng chán ngắt lê thê về trách nhiệm và nghĩa vụ để hy vọng mọi người se thấm nhuần. Cần phải co cách GD sống động hơn, ngay từ bậc tiểu học, cần phải nâng cao nhận thức của học sinh về trật tự của luât pháp, vd như thể chúng ta phải xếp hàng, không chen lấn như thế nao.... (có rất nhiều bài trên vnexpress.net cãi nhau về điều này, khá thú vị)


-Vai tro cua tuyen truyen, rat quan trong nhat la khi chi co mot phan nho trong dan so chung ta dang ngoi tren ghe nha truong thoi . Nhung bai bao pho bien chính sach cua nha nuoc--> hay nhung khong hap dan nguoi doc. Nhung bai viet ve nguoi that viec that co ve hap dan hon thi phai:D. VD nhu mot bai phong su bao cho chung ta biet co bao nhieu nguoi vi pham luat nay luat no, va bi phat ra sao, se lam cho nguoi khac thay chun buoc hon mot chut khi vi pham phap luat. Dong thoi nhung quang cao tren TV, radio cung co anh huong rat lon va an tuong manh cho moi nguoi.


-Trung phat nghiem khac nhung nguoi sai pham luat, ro rang, cong minh chu khong phai danh bai lan con do con den. Doi ngu cong an, canh sat can duoc thanh loc va can phai trung phat khat khe hon neu ho vi pham luat de giu lay ky cuong. Ma khong phai la trung phat noi bo dau nhe, kieu nhu nhe nhang \"nhac nho\" nhau thi cha co ich gi:D Vai tro cua bao chi \"neu guong xau\" cho moi nguoi deu biet rat hay ho day, nhu vu Năm Cam ý, không can noi lam gi nua nhi:D


Voi ca, viec dong luong cua nhung nguoi thuc thi luat thap, khong du song, thi chung ta cung cam thay ai ngai, nhung khong the dung tung duoc viec vi pham PL vi nhung nguyen nhan do. Van can phai trung phat nang ne bang money thi nguoi ta moi so, va nghiem tuc lam viec. Buoc phai hy sinh thoi, co le mot so nguoi se khong theo duoc cai nghe it tien day, nhung mot so nguoi se theo duoc, biet can nhac giua viec bi phat rat nang va viec vi pham PL, de ma nghiem tuc hon. Roi dan dan, den khi co ky cuong hon mot chut roi, moi thu se kha hon thoi, ke ca luong lau cung vay.


Mot chut y tuong, khong biet co bao gio thuc thi duoc khong:d nhung van mong duoc chia se va gop y. Thanks nhieu moi nguoi:D



Nguyễn Phương Mai đã viết:
Wow, thật sự thì em rất bất ngờ vì bài dự thi của anh Minh lại bao quát hầu hết luật Việt Nam. Em cứ nghĩ là phần luật Việt Nam, ai giỏi lắm thì đưa ra phân tích và giải quyết một vấn đề chi tiết thôi.
Chính vì thế mà có em có thắc mắc một số điểm.

Minh172 đã viết:
Hệ thống của hai nghành lập pháp và hành pháp được phân cấp rõ ràng cụ thể hơn trước. Cách làm việc thay đổi và dân chủ hiệu quả hơn. Ví dụ: Trong những kì họp gần đây, Quốc Hội đã đưa vào chương trình làm việc phần chất vấn các bộ trưởng và các thành viên chính phủ.
Ngành lập pháp và hành pháp được tách biệt rõ ràng, ngành này có quyền giám sát ngành kia và ngược lại. Vậy trong việc các đại biểu quốc hội chất vấn các bộ trưởng thì đâu là đại diện cho ngành lập pháp và đâu là đại diện cho ngành hành pháp? Hay cả 2 bên được coi là ngành lập pháp. Vì quốc hội làm luật và các bộ trưởng cũng nằm trong quốc hội, đúng không ạ? Chỗ này lập pháp và hành pháp em không hiểu. Anh giải thích thêm một chút được không ạ.

Minh172 đã viết:
Về Lập Pháp.
- Quốc hội họp 3 lần một năm là quá ít. Bên cạnh đó do hạn chế về trình độ, thời gian họp quá ngắn nên chất lượng làm luật chưa cao. Có rất nhiều đại biểu quốc hội chưa đạt yêu cầu, không đưa ra được những đóng góp có giá trị, phần lớn thời gian dùng để sửa câu chữ, ngữ pháp.
Em đồng ý với điểm này, tức là đại biểu quốc hội phần đông dành thời gian vào việc sửa ngữ pháp. Với chất lượng họp như vậy, liệu họp quốc hội 3 lần một năm liệu có nên coi là quá ít không? 3 lần một năm dành cho việc sửa câu chữ trong luật thì em nghĩ cũng chẳng phải quá ít. Hơn nữa như vậy là đúng theo sự phát triển kinh tế ở nước ta, chi phí cho việc họp quốc hội là rất lớn trong khi hiệu quả không cao.

Minh172 đã viết:
- Việc đa số đại biểu quốc hội kiêm nhiệm làm ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ và tính khách quan của các bộ luật.
Ở đây anh nói "kiêm nhiệm" có phải nghĩa là họ phải vừa đi làm vừa làm đại biểu quốc hội không ạ. Các đại biểu đều đang công tác ở một đơn vị nào đấy thì đương nhiên là vừa là đại biểu quốc hội vừa là một thành viên ở đơn vị mình công tác rồi.

Minh172 đã viết:
Đại biểu nào cũng muốn bộ luật có lợi cho ngành , cơ quan, đơn vị mình đang công tác... nên đôi khi cản trở và đòi thay đổi một số điều trong bộ luật.
Việc làm phong phú hoá đội ngũ đại biểu quốc hội, đại biểu đến từ nhiều ngành, nhiều địa phương trên cả nước là nhằm mục đích làm cho quốc hội nắm rõ tình hình của các nơi, các ngành. Cải cách từng ngành và tiến tới cải cách quốc gia. Vậy đương nhiên nhiệm vụ của các đại biểu là đưa ra những bộ luật có lợi cho ngành, địa phương của mình mà qua đó làm cho đất nước mình có lợi. Nếu ý kiến, cải cách của họ được quốc hội tán thành thì sẽ được đưa vào luật và ứng dụng.

Minh172 đã viết:
Việc kiêm nhiệm cũng làm các đại biểu không tập chung tối đa vào công việc.
Tuy nhiên trong thời gian họp quốc hội, các đại biểu đều được miễn trách công tác. Như vậy thì không thể nói họ bị xao nhãng bởi công việc được.

Minh172 đã viết:
Như luật bản quyền đã đưa vào thực thi từ rất lâu, nhưng băng đĩa lậu vẫn nhan nhản ở các hàng cho thuê băng, "chợ đen" Hàng Bài.
Thực ra khi chúng ta mở cửa thị trường với Hoa Kỳ, chúng ta buộc phải kí luật bản quyền. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam thực sự chưa phát triển đến mức bản quyền có thể thực thi hữu hiệu. Chính vì thế mà các cơ quan hành pháp đã không chú trọng việc này. Thu nhập trung bình của người Việt Nam là 400,000 VND/tháng, vậy thật khó có thể bỏ tiền ra mua toàn những đĩa nhạc xịn được. Hơn nữa, băng đĩa lậu ở một khía cạnh nào đó đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí, các ca sĩ được biết đến nhiều hơn và người hâm mộ sẵn sàng bỏ tiền ra mua vé xem show ca nhạc. Người chịu thiệt nhiều nhất trong vấn đề bản quyền này là các nhạc sĩ không được trả nhuận bút đầy đủ tuy nhiên điều này không liên quan nhiều đến băng đĩa lậu mà thực ra là liên quan đến quan hệ giữa nhạc sĩ và ca sĩ.

Minh172 đã viết:
Luật giao thông đường bộ có từ lâu nhưng tình trạng đi xe không bằng lái, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đua xe rất phổ biến.
Việc đua xe khó giải quyết thực chất lại do bộ phận làm luật cồng kềnh, khả năng thực thi thấp. Chắc mọi người còn nhớ việc đua xe có một hồi có lắng xuống. Đó là khi các cơ quan công an đang phát hành chiến dịch vây bắt các băng đua xe, và những người đua xe này bị qui tội "đua xe làm mất trật tự trị an". Tuy nhiên khi luật cấm đua xe được ban hành, việc đua xe trở nên phổ biến hơn vì nếu bị kết tội đua xe, phải có đủ bằng chứng rằng người này tăng tốc độ nhanh, tụ tập gồm nhiều người, tổ chức sử dụng mô tô với tốc độ lớn...", và đương nhiên là thật khó chứng minh ngần ấy thứ, dân đua xe trở nên nhờn.

Minh172 đã viết:
Cấm đánh bạc nhưng người mang quốc tịch Việt Nam vẫn vô tư ra vào Casino Đồ Sơn.
Chỗ này em không hiểu, việc hoạt động của Casino Đồ Sơn là hợp pháp đúng không ạ? Vậy sao lại phân biệt người nước ngoài hay người VN mới được vào. Nếu việc bài bạc là phạm pháp triểu theo bộ luật Việt Nam thì tại sao lại cho phép người nước ngoài được phạm pháp?

Minh172 đã viết:
Nếu Việt Nam có một nhà cái William thì có lẽ những sòng bạc của Năm Cam khó có đất làm ăn. Một lần nữa chúng ta thấy việc làm luật chưa theo kịp với nhịp độ phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Em nghĩ việc VN có hay không khả năng thành lập những nhà cái là thuộc về kinh tế, do nhà nước quyết định chứ ngành làm luật không quyết định được.

Minh172 đã viết:
- Luật pháp Việt Nam chưa được đưa vào giới thiệu dạy ở các trường học để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các công dân tương lai. Vì thế mà hiểu biết về pháp luật ở Việt nam rất hạn chế, kể cả lớp trẻ. Thử hỏi xem có bao nhiêu em biết về luật "Bảo vệ và chăm sóc trẻ em" nó ra làm sao?
Anh ơi, môn Giáo dục công dân có giới thiệu về luật và cơ cấu nhà nước cho học sinh mà. Đương nhiên là không thể đi sâu được nhưng mà mới cấp 2, cấp 3 đã phân ngành học đâu, với lại chi tiết quá bọn em cũng khó tiêu hoá được. Ngoài ra, bọn em cũng được cập nhật thêm về các bộ luật về trẻ em như "Bảo vệ và chăm sóc trẻ em", "Quyền trẻ em", hồi trước em phải viết (đúng hơn là chép) mỏi dừ tay về mấy cái luật này.

Minh172 đã viết:
Một thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến chất lượng. Không quan tâm đến đầu ra cho sinh vien sau khi tốt nghiệp.
Đây là vấn đề lớn cho tất cả các ngành chứ không riêng gì luật. Việc sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp nhiều không phải do hệ thống luật pháp làm việc không tốt mà do bộ giáo dục không nắm vững tình hình, các trường đưa ra chỉ tiêu cao, đào tạo quá nhiều sinh viên so với thực trạng ngành nghề đó, xã hội không cần nhiều đến thế.


Minh172 đã viết:
:) :wink:

Anh đang è cổ ra làm 3 cái exám nhưng thấy em chỉ mặt gọi tên tác giả nên anh phải vào đây.

Xem nao :)


Wow, thật sự thì em rất bất ngờ vì bài dự thi của anh Minh lại bao quát hầu hết luật Việt Nam. Em cứ nghĩ là phần luật Việt Nam, ai giỏi lắm thì đưa ra phân tích và giải quyết một vấn đề chi tiết thôi.
Chính vì thế mà có em có thắc mắc một số điểm.

Cái bài này anh viết cũng vội, lại chưa hoàn thiện nữa, nên nếu có người trao đổi thì có thể bài viết sẽ hay hơn. Giải nhất 400 000 đ. Nếu được giải anh sẽ mời những ai thảo luận đi ăn chè nhé. :)


Minh172 đã viết:
Hệ thống của hai nghành lập pháp và hành pháp được phân cấp rõ ràng cụ thể hơn trước. Cách làm việc thay đổi và dân chủ hiệu quả hơn. Ví dụ: Trong những kì họp gần đây, Quốc Hội đã đưa vào chương trình làm việc phần chất vấn các bộ trưởng và các thành viên chính phủ.

Ngành lập pháp và hành pháp được tách biệt rõ ràng, ngành này có quyền giám sát ngành kia và ngược lại. Vậy trong việc các đại biểu quốc hội chất vấn các bộ trưởng thì đâu là đại diện cho ngành lập pháp và đâu là đại diện cho ngành hành pháp? Hay cả 2 bên được coi là ngành lập pháp. Vì quốc hội làm luật và các bộ trưởng cũng nằm trong quốc hội, đúng không ạ? Chỗ này lập pháp và hành pháp em không hiểu. Anh giải thích thêm một chút được không ạ.

Đây chính là mấu chốt của vấn đề em ạ. Anh thấy một số điểm em chưa nắm rõ. Ở nước ta,

Quốc hội và các đại biểu quốc hội có quyền và nhiệm vụ giám sát ( chỉ giám sát thôi nhé, chứ không có quyền kiểm sát đâu ), giám sát xong thì QH có quyền kiến nghị chính phủ ( nghành hành pháp ) sử lí và giám sát việc sử lí của chính phủ.

Khi một bộ trưởng trả lời chất vấn trước QH là trả lời với tư cách một thành viên của chính phủ ( ngành hành pháp ) chứ không phải với tư cách một đại biểu QG ( ngành lập pháp ). Chính phủ cử các bộ trưởng đại diện cho ngành hành pháp trả lời chất vấn của QH về các hoạt động của chính phủ.

( Ở các nước khác thì QH có quyền gọi các bộ trưởng ra trả lời chất vấn bất cứ lúc nào. Ví dụ vụ Năm Cam: QH có thể chất vấn bộ trưởng BCA ngay khi xảy ra sự việc. )

Ngoài ra có thêm một điều nữa nên phân biệt rõ, là tòa án và Viện Kiểm Sát ( 2 ngành này cũng không thuộc ngành lập pháp hay hành pháp ) vì vậy nên em thấy là Thủ Tướng không có quyền đề cử người nắm giữ chức vụ Chánh Án Tòa Án Tối Cao và Viện Trưởng Viện Kiểm Sát. Nếu muốn biết kĩ thêm thì em tham khảo Hiếp Pháp Việt Nam nhé.

Minh172 đã viết:
Về Lập Pháp.
- Quốc hội họp 3 lần một năm là quá ít. Bên cạnh đó do hạn chế về trình độ, thời gian họp quá ngắn nên chất lượng làm luật chưa cao. Có rất nhiều đại biểu quốc hội chưa đạt yêu cầu, không đưa ra được những đóng góp có giá trị, phần lớn thời gian dùng để sửa câu chữ, ngữ pháp.

Em đồng ý với điểm này, tức là đại biểu quốc hội phần đông dành thời gian vào việc sửa ngữ pháp. Với chất lượng họp như vậy, liệu họp quốc hội 3 lần một năm liệu có nên coi là quá ít không? 3 lần một năm dành cho việc sửa câu chữ trong luật thì em nghĩ cũng chẳng phải quá ít. Hơn nữa như vậy là đúng theo sự phát triển kinh tế ở nước ta, chi phí cho việc họp quốc hội là rất lớn trong khi hiệu quả không cao.

3 lần một năm là quá ít em ạ. Nếu họp quanh năm và chuyên nghiệp như anh nói ở trên nếu có việc gì đột xuất ảnh hưởng đến tình hình đất nước thì QH có thể giải quyết được ngay. Hiện giờ nếu có vấn đề gì trong nền KT cần tháo gỡ thì lại phải đợi ít nhất 4 tháng cho đến kì họp lần sau. Mà đến lần sau chưa chắc đã được bàn tới vì chương trình kín rồi. Mà việc thông qua một bộ luật không thể ngày một ngày hai. Nên có những lúc dẫn đến việc bỏ phiếu cho xong, chất lượng làm luật chưa cao.

Minh172 đã viết:
- Việc đa số đại biểu quốc hội kiêm nhiệm làm ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ và tính khách quan của các bộ luật.

Ở đây anh nói "kiêm nhiệm" có phải nghĩa là họ phải vừa đi làm vừa làm đại biểu quốc hội không ạ. Các đại biểu đều đang công tác ở một đơn vị nào đấy thì đương nhiên là vừa là đại biểu quốc hội vừa là một thành viên ở đơn vị mình công tác rồi.

Nếu mà là chuyên nghiệp thì khi được bầu làm ĐBQH họ phải từ chức.

Minh172 đã viết:
Đại biểu nào cũng muốn bộ luật có lợi cho ngành , cơ quan, đơn vị mình đang công tác... nên đôi khi cản trở và đòi thay đổi một số điều trong bộ luật.

Việc làm phong phú hoá đội ngũ đại biểu quốc hội, đại biểu đến từ nhiều ngành, nhiều địa phương trên cả nước là nhằm mục đích làm cho quốc hội nắm rõ tình hình của các nơi, các ngành. Cải cách từng ngành và tiến tới cải cách quốc gia. Vậy đương nhiên nhiệm vụ của các đại biểu là đưa ra những bộ luật có lợi cho ngành, địa phương của mình mà qua đó làm cho đất nước mình có lợi. Nếu ý kiến, cải cách của họ được quốc hội tán thành thì sẽ được đưa vào luật và ứng dụng.

Đại diện cho địa phương thì cái này đúng cho toàn thế giới rồi. QH của nước nào cũng làm như thế. Đại diện cho ngành thì chỉ có ở VN có thôi em ạ, vì như thế là chưa chuyên nghiệp. QH cần tập chung những người có tài năng nhất để xây dựng đất nước. Có thể đại diện cho ngành nhưng nhất định không được kiêm nhiệm. Sau khi chúng cử ĐBQH cần phải thôi giữ chức vụ hiện tại để tập chung làm việc tại QH.

Ví dụ thế này: Giả sử như Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ nằm trong Nghị Viện, thê thì lúc nào bàn đến chuyện đánh IraQ là đồng chí ấy dơ tay. Lúc nào duyệt ngân sách thì cũng muốn Quốc Phòng nhận được nhiều tiền nhất với hàng loại lí do, hiện đại hoá quân đội, chống khủng bố.... Để được gì ư? Để lấy lòng các tướng lĩnh quân đội, sau đấy đang là tướng 3 sao thi được đề cử thành 4 sao..... Em cứ thử nghĩ xem nhé.

Anh đồng ý là QHVN chưa thể chuyên nghiệp được ngay, nhưng phải cố gắng từng bước, nếu không sẽ không theo kịp tốc độ phát triển KT, và tình hình xã hội.



Minh172 đã viết:
Việc kiêm nhiệm cũng làm các đại biểu không tập chung tối đa vào công việc.

Tuy nhiên trong thời gian họp quốc hội, các đại biểu đều được miễn trách công tác. Như vậy thì không thể nói họ bị xao nhãng bởi công việc được.

Miễn trách là QH miễn trách, họ đâu có sợ QH. Em quên mất là họ kiêm nhiệm à, họ sợ là sợ mất cái chức bên ngành hành pháp cơ. Kể cả ngồi họp trong hội trường Ba Đình mà đầu thì phải nghĩ đến những thứ mà chính phủ giao cho. Nếu không đi họp QH, hay là phát biểu không hay trước QH, bỏ phiếu bừa... thì có bị làm sao đâu.
Nhưng không hoàn thành nhiệm vụ của thủ tướng giao..là phiền rồi.
Thế nếu là em, em giữ cái ghế nào trước :wink:

Minh172 đã viết:
Như luật bản quyền đã đưa vào thực thi từ rất lâu, nhưng băng đĩa lậu vẫn nhan nhản ở các hàng cho thuê băng, "chợ đen" Hàng Bài.

Thực ra khi chúng ta mở cửa thị trường với Hoa Kỳ, chúng ta buộc phải kí luật bản quyền. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam thực sự chưa phát triển đến mức bản quyền có thể thực thi hữu hiệu. Chính vì thế mà các cơ quan hành pháp đã không chú trọng việc này. Thu nhập trung bình của người Việt Nam là 400,000 VND/tháng, vậy thật khó có thể bỏ tiền ra mua toàn những đĩa nhạc xịn được. Hơn nữa, băng đĩa lậu ở một khía cạnh nào đó đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí, các ca sĩ được biết đến nhiều hơn và người hâm mộ sẵn sàng bỏ tiền ra mua vé xem show ca nhạc. Người chịu thiệt nhiều nhất trong vấn đề bản quyền này là các nhạc sĩ không được trả nhuận bút đầy đủ tuy nhiên điều này không liên quan nhiều đến băng đĩa lậu mà thực ra là liên quan đến quan hệ giữa nhạc sĩ và ca sĩ.

Hi`, vấn đề này mà giải thích cặn kẽ thì cả một bài nghiên cứu đây. Anh chỉ nói nôm na thế này thôi: Ví dụ Mai là người bán hàng, có một người đến mua, nhưng em biết là người đấy không có khả năng tài chính để mua hàng... Em có bán không? Hay như ai đó vay tiền ngân hàng, mà không có khả năng trả nợ, thì ngân hàng có cho vay tiền không?

Trở lại vấn đề, nếu thàng Mỹ nó biết là Việt Nam mình chưa có khả năng thực hiện được thì nó có kí không ? :wink: Em có thể tìm hiểu quá trình kí hiệp định thương mại Mỹ Việt. Không phải vèo một cái kí ngay đâu. Giống như là mình đang đàm phán ra nhập WTO ấy. Luật bản quyền là mình đã nghiên cứu rất kĩ với sự hợp tác rất chặt chẽ của cục bản quyền Bộ Văn Hoá Thông Tin, Bộ thương mại, cục trống hàng giả ( V bao nhiêu của bộ Công An, anh không nhớ ).... mình phải tốn rất nhiều thời gian để giải trình cho phía Mỹ là mình hoàn toàn làm được, ngoài ra phía My thuê một công ty điều tra độc lập để kiểm tra lại tính khả thi của việc này. Cuối cùng khi kí, kèm theo bản hiệp định BTA còn có một văn bản hướng dẫn các bước tiến hành và cam kết của cả hai phía. Nên bảo mình chưa có khả năng làm được là không đúng.

Em bảo băng đĩa lậu ở khía cạnh nào đó thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp giải trí là chưa chính xác. Cái lợi mà nó đem lại so với cái hại là 1/1000 nếu không thì mình đã không cấm. Không những nó không thúc đẩy sự phát triển mà nó còn bóp chết ngành giải trí trong nước. Bởi các sản phẩm trong nước với giá thành sản xuất cao hơn không bán được, công ty phá sản, người lao động mất việc làm, tệ nạn xã hội gia tăng.... cái hại của hàng lậu là vô bờ bến đối với nền KT VN.

Minh172 đã viết:
Cấm đánh bạc nhưng người mang quốc tịch Việt Nam vẫn vô tư ra vào Casino Đồ Sơn.

Chỗ này em không hiểu, việc hoạt động của Casino Đồ Sơn là hợp pháp đúng không ạ? Vậy sao lại phân biệt người nước ngoài hay người VN mới được vào. Nếu việc bài bạc là phạm pháp triểu theo bộ luật Việt Nam thì tại sao lại cho phép người nước ngoài được phạm pháp?

Casino DS la hoạt động hợp pháp vì nó chỉ dành cho những ai mang hộ chiếu nước ngoài. Hiến pháp Việt Nam nghiêm cấm công dân Việt Nam đánh bạc dưới mọi hình thức. Nhưng không có ghi nghiêm cấm công dân nước ngoài đánh bạc trên lãnh thổ VN. Nên Casino DS là hợp phaps.


Minh172 đã viết:
Nếu Việt Nam có một nhà cái William thì có lẽ những sòng bạc của Năm Cam khó có đất làm ăn. Một lần nữa chúng ta thấy việc làm luật chưa theo kịp với nhịp độ phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Em nghĩ việc VN có hay không khả năng thành lập những nhà cái là thuộc về kinh tế, do nhà nước quyết định chứ ngành làm luật không quyết định được.

Liên đoàn bóng đá VN đã có ý định thành lập một trường cá độ bóng đá từ lâu, và nên KT của mình dư sức làm việc này. Nhưng như anh nói ở trên, hiến pháp đã ghi như thế thì chịu, thủ tướng cũng không quyết định được. Nên cái này phụ thuộc vào ngành lập pháp.

Minh172 đã viết:
- Luật pháp Việt Nam chưa được đưa vào giới thiệu dạy ở các trường học để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các công dân tương lai. Vì thế mà hiểu biết về pháp luật ở Việt nam rất hạn chế, kể cả lớp trẻ. Thử hỏi xem có bao nhiêu em biết về luật "Bảo vệ và chăm sóc trẻ em" nó ra làm sao?

Anh ơi, môn Giáo dục công dân có giới thiệu về luật và cơ cấu nhà nước cho học sinh mà. Đương nhiên là không thể đi sâu được nhưng mà mới cấp 2, cấp 3 đã phân ngành học đâu, với lại chi tiết quá bọn em cũng khó tiêu hoá được. Ngoài ra, bọn em cũng được cập nhật thêm về các bộ luật về trẻ em như "Bảo vệ và chăm sóc trẻ em", "Quyền trẻ em", hồi trước em phải viết (đúng hơn là chép) mỏi dừ tay về mấy cái luật này.

Anh muốn nói là đưa pháp luật vào trường ĐH ấy. Các bạn ở tuổi này đủ năng lực để nhận biết các vấn để này. Phải hiểu rõ là các luật do Quốc Hội ban hành chỉ cụ thể hoá những cái được ghi trong Hiến Pháp và phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại. Nhưng quan trọng là anh thấy việc học ở nước mình không nghiêm túc, nên chất lượng chưa cao.

Minh172 đã viết:
Một thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến chất lượng. Không quan tâm đến đầu ra cho sinh vien sau khi tốt nghiệp.

Đây là vấn đề lớn cho tất cả các ngành chứ không riêng gì luật. Việc sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp nhiều không phải do hệ thống luật pháp làm việc không tốt mà do bộ giáo dục không nắm vững tình hình, các trường đưa ra chỉ tiêu cao, đào tạo quá nhiều sinh viên so với thực trạng ngành nghề đó, xã hội không cần nhiều đến thế.

Cái này anh chỉ nói riêng cho sinh viên luật. Mà trường ĐH Luật là thuộc Bộ TƯ PHÁP chứ không thuộc bộ giáo dục em ạ.

Thôi anh mỏi tay quá rồi, anh chuồn đã.

Cám ơn em đã quan tâm đến chủ đề này.

ybctt.

Nguyễn Phương Mai đã viết:
:( Chết thật, em xin lỗi anh, nếu em biết anh đang bận thi thì cũng chẳng dám nói gì.
Cám ơn anh đã trả lời phần thắc mắc của em, tuy em còn một số điểm bất đồng nhưng phần lớn đã được giải đáp rồi.
Có gì khi nào anh thi xong giải đáp cho em cũng được, tại bây giờ em đang rỗi việc nên mới chăm chỉ lên diễn đàn này thôi.
Phần anh nói là chuyên nghiệp hoá đại biểu quốc hội, bắt họ từ chức khi làm đại biểu quốc hội. Thứ nhất theo em, nếu bắt họ từ chức thì chẳng còn ai muốn làm đại biểu quốc hội hết. Thứ hai là sau khi nhiệm kì của một đại biểu quốc hội kết thúc, vấn đề việc làm cho họ sẽ giải quyết như thế nào đây. Nếu kì sau họ không trúng cử làm đại biểu quốc hội nữa trong khi chức vụ cũ thì đã từ chức và có người thay thế, thế thì đại biểu quốc hội này trở thành thất nghiệp ạ?

dieulinhle đã viết:
:(
Về đại ý mình lại đồng ý với chị Hải Thanh. Khi đã dấn thân vào con đưồng chính trị thì chính khách không nên mong đợi nó là con đường trải thảm. Ngược lại, họ cần phải chấp nhận rủi ro khi sự nghiệp không thành, mặt khác vẫn hết lòng cống hiến, đó mới là cái nationalism đích thực mà một politician nên embrace. ( Take Dang Xiao Ping for example). Chính sự khắc nghiệt của cái " nghiệp" này sẽ hạn chế số lượng những benefit-oriented politicians ( những người đi theo chính trị vì lợi ích chứ không phải nationalism). Vì vậy không nên quá care về việc làm sau nhiệm kì của politicians, vì khi bắt đầu theo nghiệp này, họ ắt đã nghĩ đến điều đó.
Vả lại, nêu politician không đủ tài năng để tìm kiếm việc làm sau nhiệm kì thì thiết nghĩ họ cũng không nên đi theo con đường đó làm gì. :(

Nguyen Phuong Mai đã viết:
Có 70-80% đại biểu quốc hội nhiệm kỳ trước trúng cử nhiệm kỳ tới đi. Thì cũng có đến 20-30% không làm đại biểu quốc hội nữa. Nếu khi làm đại biểu quốc hội họ phải từ bỏ vị trí hiện có (tức là họp chuyên nghiệp theo ý kiến của anh Minh) và khi bãi nhiệm đại biểu quốc hội họ lại không có việc làm như anh Thanh và chị Linh nói, thì theo cá nhân anh chị, anh chị có làm đại biểu quốc hội không?
Theo đuổi sự nghiệp chính trị ư? Muốn làm thủ tướng, chủ tịch nước ư? Liệu có bao nhiêu phần trăm các đại biểu quốc hội sẽ lên làm thủ tướng đây? Hơn nữa, thiết nghĩ, các đại biểu quốc hội đại diện cho một đơn vị hành chính, thay họ mà nói lên suy nghĩ chung, nguyện vọng chung của nhân dân địa phương đó, nếu ai khi làm đại biểu quốc hội cũng nghĩ đến việc mình phải leo cao trèo cao trong chính trị thì sẽ thật thiếu những đại biểu quốc hội tận tâm gần dân.
Tóm lại, theo em không thể có chuyện khi làm đại biểu quốc hội thì phải từ chức, từ bỏ nghề nghiệp của mình được. Họ chỉ nên miễn nhiệm trong khi làm đại biểu quốc hội thôi. Còn theo em, như anh Minh nói, từ bỏ chức vụ để họ không một mực làm lợi cho ngành mình, vậy đại diện của một địa phương cũng có thể luôn luôn đưa ra những ý kiến có lợi cho địa phương mình chứ sao?

Minh172 đã viết:
Có 70-80% đại biểu quốc hội nhiệm kỳ trước trúng cử nhiệm kỳ tới đi. Thì cũng có đến 20-30% không làm đại biểu quốc hội nữa. Nếu khi làm đại biểu quốc hội họ phải từ bỏ vị trí hiện có (tức là họp chuyên nghiệp theo ý kiến của anh Minh) và khi bãi nhiệm đại biểu quốc hội họ lại không có việc làm như anh Thanh và chị Linh nói, thì theo cá nhân anh chị, anh chị có làm đại biểu quốc hội không?

Hình như em Mai nghĩ là đại biểu QH chẳng có lợi lắm, nên nếu mà phải từ chức để làm ĐBQH thì sẽ không ai làm :wink:. Để anh nói qua cho em những lợi ích của việc làm ĐBQH nhé. Lợi ích lớn nhất của một ĐBQH là quyền bất khả xâm phạm, ví dụ một đại biểu QH giết người, hay phạm bất cứ tội gì thì ngành hành pháp cũng không có quyền bắt. Bên hành pháp chỉ có thể truy tố, bắt giam, xét sử nếu QH họp, biểu quyết thông qua bãi bỏ quyền bất khả xâm phạm của vị đại biểu đó.

Ví dụ: vụ Năm Cam vừa rồi nếu có đầy đủ bằng chứng là ông Mai Hạnh giúp Năm Cam chạy tội thì kể cả thủ tướng cũng không có quyền ra lệnh bắt giam, đơn giản vì ông ấy là đại biểu QH. Quyền này thì chỉ có đại biểu quốc hội mới có.

Còn rất nhiều quyền mà chỉ có các đại biểu QH mới có. Em có thể tham khảo đầy đủ trong luật tổ chức và bầu cử QH sửa đổi.

Thử nhìn vào nghị viện của Mỹ, chỉ đếm được trên đầu ngón tay những người không có bằng Doctor về luật. Làm luật mà không có bằng về luật thì làm kiểu gì, như thế là rất không chuyên nghiệp. Còn nếu đã có bằng Doctor luật rồi thì không lo gì không có việc em ạ. Em đếm được bao nhiêu đại biểu QH Việt Nam có bằng Doctor, chứ chưa nói đến Doctor về luật.

Khi đã chuyên nghiệp thì mọi thứ sẽ tuân theo quy luật tự nhiên, quy luật đào thải, tiến hoá của Đác Uyn. Cứ ví dụ nôm na là một dân tộc như một bầy sư tử, như vậy thì chỉ có những con khỏe nhất, giỏi nhất mới trở thành đầu đàn. Mà những con đầu đàn cũng không kiếm ăn được nữa thì cả đàn chết đói thôi em :)


Theo đuổi sự nghiệp chính trị ư? Muốn làm thủ tướng, chủ tịch nước ư? Liệu có bao nhiêu phần trăm các đại biểu quốc hội sẽ lên làm thủ tướng đây?

Em nhầm lẫn giữa việc theo đuổi sự nghiệp chính trị và theo đuổi quyền lực. Hai cái này khác nhau hoàn toàn. Ví dụ một người đảng viên là một người tin theo chủ nghĩa Mác- Lênin, tin vào chủ nghĩa xã hội. Họ theo đuổi sự nghiệp chính trị, phấn đấu vào đảng, phục vụ đảng phục vụ nhân dân. Suốt đời tin tưởng và đi theo con đường chính trị đó. Còn cái em nói muốn làm thủ tướng là theo đuổi quyền lực. Em đọc chủ nghĩa Mác và tư tưởng HCM nhiều hơn sẽ rõ hơn về điều này.

Hơn nữa, thiết nghĩ, các đại biểu quốc hội đại diện cho một đơn vị hành chính, thay họ mà nói lên suy nghĩ chung, nguyện vọng chung của nhân dân địa phương đó, nếu ai khi làm đại biểu quốc hội cũng nghĩ đến việc mình phải leo cao trèo cao trong chính trị thì sẽ thật thiếu những đại biểu quốc hội tận tâm gần dân.

Cái này rất đúng, nhưng lại chưa chuyên nghiệp ở VN. Có rất nhiều bộ trưởng, thứ trưởng, ĐBQH là đại biểu của các tỉnh thành trong cả nước. Em có thể thấy là rất ít bộ trưởng, thứ trưởng là ĐBQH của Hà nội, nhưng mà tất cả các bộ trưởng thứ trưởng đều ở Hà nội cùng con cái với gia đình. Thế thì thử hỏi là đại diện cho địa phương kiểu gì, nói lên nguyện vọng của nhân dân địa phương đó kiểu gì. Họ sống ở Hà nội, hàng ngày đi làm bằng ô tô, không nuôi cá, không trồng rau, nhưng lại đại diên cho những người nông dân ở địa phương đó trong quốc hội, thảo luận thuế nông nghiệp, về vật nuôi, cây trồng..... Anh thấy cực kì phi lí và không chuyên nghiệp.

Ví dụ như QH các nước qui định rất rõ ràng không có chuyện kiêm nhiệm, là đại biểu của địa phương nào thì hộ khẩu phải ở đấy và phải sống ở địa phương, khi chuyển đi thì không còn là đại biểu QH cho địa phương đó nữa và địa phương sẽ tổ chức bầu người thay thế.

Người ta vẫn thường gọi việc kiêm nhiệm là vừa đá bóng vừa thổi còi. Hôm nay đá cho đội Thể Công, ngài mai lại làm trọng tài ra sân bắt trận đấu của địch thủ CAHN. Như thế phỏng có công bằng??

ybctt.

P/s: Anh co gui em cai msg hoi may thu o Indiana nhung chua thay em tra loi.



Nguyễn Phương Mai đã viết:
Minh172 đã viết:
Hình như em Mai nghĩ là đại biểu QH chẳng có lợi lắm
Đúng là em nghĩ như vậy thật
Minh172 đã viết:
Để anh nói qua cho em những lợi ích của việc làm ĐBQH nhé. Lợi ích lớn nhất của một ĐBQH là quyền bất khả xâm phạm, ví dụ một đại biểu QH giết người, hay phạm bất cứ tội gì thì ngành hành pháp cũng không có quyền bắt. Bên hành pháp chỉ có thể truy tố, bắt giam, xét sử nếu QH họp, biểu quyết thông qua bãi bỏ quyền bất khả xâm phạm của vị đại biểu đó.
Vậy theo anh, làm đại biểu quốc hội là để chuẩn bị cho việc vi phạm pháp luật, buôn lậu, trốn thuế... à?

Minh172 đã viết:
Thử nhìn vào nghị viện của Mỹ, chỉ đếm được trên đầu ngón tay những người không có bằng Doctor về luật. Làm luật mà không có bằng về luật thì làm kiểu gì, như thế là rất không chuyên nghiệp. Còn nếu đã có bằng Doctor luật rồi thì không lo gì không có việc em ạ. Em đếm được bao nhiêu đại biểu QH Việt Nam có bằng Doctor, chứ chưa nói đến Doctor về luật.
Tuy vậy, chính sách lập ra phải tùy hoàn cảnh và khả năng thực thi của mỗi nước. Theo anh, nếu đại biểu quốc hội Việt Nam có yêu cầu phải có bằng Doctor về luật thì liệu có đủ 10 người trong quốc hội không đây.
Nước ta cũng đang nâng dần yêu cầu về các đại biểu quốc hội, gần 100% các đại biểu quốc có bằng cử nhân, cao đẳng, ngày càng có thêm các đại biểu có bằng cao học (thạc sĩ, tiến sĩ..).
Vì thực tế là nước ta không có điều kiện đào tạo nhiều thạc sĩ tiến sĩ nên thật khó đưa tiêu chuẩn tiến sĩ vào cho các đại biểu quốc hội.

Như anh nói về qui luât đào thải, phần lớn các đại biểu quốc hội Mỹ có bằng Luật, tức là trước khi làm nghị sĩ Mỹ, họ đã có một sự nghiệp riêng, một văn phòng riêng (không phụ thuộc vào nhà nước, để khi họ trở về làm luật sư, họ vẫn có văn phòng đó, sự nghiệp đó), nhưng như ở VN, gần 100% các đại biểu quốc hội làm cho nhà nước, vậy khi họ trở lại không làm đại biểu quốc hội nữa thì còn đâu vị trí cũ cho họ nữa hoặc lại phải đưa đơn bên này bên kia, xin việc làm ?? Thật sự nói về khả năng thực thi của việc này thật là khó.
Minh172 đã viết:
Em có thể thấy là rất ít bộ trưởng, thứ trưởng là ĐBQH của Hà nội, nhưng mà tất cả các bộ trưởng thứ trưởng đều ở Hà nội cùng con cái với gia đình.
<==Cái này em đồng ý

Em cũng nghĩ là cần phải có nhiều cải cách hơn nữa, chắc cũng phải làm dần dần mới được. Khó khăn nhất là đại biểu cho vùng sâu vùng xa, dân trí không cao nên Hà Nội toàn đưa người Hà Nội về thay thế, như vậy thì khó sát thực tế thật.
Minh172 đã viết:
P/s: Anh co gui em cai msg hoi may thu o Indiana nhung chua thay em tra loi.
<= Em có nhận được gì đâu, anh gưi cho em đến địa chỉ nào vậy? nhắn gì anh gửi đến [email protected] cho em dễ nhận. Cũng có thể em thấy tên lạ nên em xoá đi mất rồi. Sorry! Anh thi cử tốt đẹp chứ ạ?


Minh172 đã viết:
Tuy vậy, chính sách lập ra phải tùy hoàn cảnh và khả năng thực thi của mỗi nước. Theo anh, nếu đại biểu quốc hội Việt Nam có yêu cầu phải có bằng Doctor về luật thì liệu có đủ 10 người trong quốc hội không đây.

Nước ta cũng đang nâng dần yêu cầu về các đại biểu quốc hội, gần 100% các đại biểu quốc có bằng cử nhân, cao đẳng, ngày càng có thêm các đại biểu có bằng cao học (thạc sĩ, tiến sĩ..).

Vì thực tế là nước ta không có điều kiện đào tạo nhiều thạc sĩ tiến sĩ nên thật khó đưa tiêu chuẩn tiến sĩ vào cho các đại biểu quốc hội.

Như anh nói về qui luât đào thải, phần lớn các đại biểu quốc hội Mỹ có bằng Luật, tức là trước khi làm nghị sĩ Mỹ, họ đã có một sự nghiệp riêng, một văn phòng riêng (không phụ thuộc vào nhà nước, để khi họ trở về làm luật sư, họ vẫn có văn phòng đó, sự nghiệp đó), nhưng như ở VN, gần 100% các đại biểu quốc hội làm cho nhà nước, vậy khi họ trở lại không làm đại biểu quốc hội nữa thì còn đâu vị trí cũ cho họ nữa hoặc lại phải đưa đơn bên này bên kia, xin việc làm ?? Thật sự nói về khả năng thực thi của việc này thật là khó.

Em cũng nghĩ là cần phải có nhiều cải cách hơn nữa, chắc cũng phải làm dần dần mới được. Khó khăn nhất là đại biểu cho vùng sâu vùng xa, dân trí không cao nên Hà Nội toàn đưa người Hà Nội về thay thế, như vậy thì khó sát thực tế thật.

Ơ anh có bảo là VN phải làm ngay như thế đâu, anh chỉ nói là mình phải làm dần dần, nhưng phấn đấu chuyên nghiệp và không kiêm nhiệm sau này.

Khi đòi hỏi người ta làm việc một cách chuyên nghiệp thì tất nhiên mình cũng phải trả lương một cách chuyên nghiệp rồi.

Anh chỉ muốn nhấn mạnh là khi đã làm chuyên nghiệp thì không được phép kiêm nhiệm thôi.

Còn nói các địa phương không có người tài là không đúng.

Ví dụ: những năm qua anh thấy ở các tỉnh có rất nhiều người giỏi, họ thực sự đóng góp cho xã hội, cho đất nước. Những ông chủ của các CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, Gạch Đồng Tâm... những tỷ phú nuôi cá basa ở đồng bằng sông Cửu Long. Họ là những người có tài và có tâm. Họ đâu có sống ở Hà Nội, Vừa làm giàu cho gia đình, vừa giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương, tham gia công tác xã hội, chăm sóc gia đình có công, chính sắch. Với những người có tài có đức như thế thì không lo họ thất nghiệp đâu em.

Đất nước mình cần những người có tài như thế lãnh đạo, nhân dân cần những người có tài như thế làm đại diện.

Vậy theo em thì mình cần những người như thế làm Đại Biểu QH, hay cần những người chỉ ăn bám vào nhà nước, lo giữ cái ghế của mình vì sợ rằng mất nó thì đói ăn? Nên nếu đã thực sự có tài thì không lo chết đói.

Anh thì cho rằng chẳng thể thay đổi được ngày 1 ngày hai, nhưng nhất định là cần thay đổi. QHVN phải là nơi hội tụ của những con rồng đất Việt. :)

ybctt.

P/s: anh thi cung tot, cam on em da quan tam :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Minh bé đã viết:
(tiếp theo -Phần 2 của bài viết )


- Sử phạt thật nghiêm, kiên quyết những trường hợp vi phạm pháp luật bất kể người đó ở cương vị nào.

Hị hị, các bác đừng bảo em bới lông tìm vết, vạch tóc tìm chấy, chú Tùng không viết được bài dự thi nào nên nói lung tung. Cả bài pháp luật này em cũng không đọc hết vì em chẳng quan tâm mấy về một thứ rất lộn xộn và không bao giờ áp dụng nghiêm túc đầy đủ, nhưng mà em vừa mới liếc qua bài này một cái thì mắt mình thế nào dừng lại đúng lỗi chính tả này. Giống như kiểu đang ăn ngon thì nhai phải sạn, đến anh Minh bé học rộng tài cao thần tượng của em cũng viết sai chính tả thì nơi khởi đầu của những ước mơ của em là một ước mơ nho nhỏ: không phải đọc những lỗi viết sai chính tả nữa.
 
Back
Bên trên